Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Luận văn Khảo sát và phân tích khả năng thu hút khách tại khu du lịch Dốc Lết pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.46 KB, 48 trang )

Luận văn
Khảo sát và phân tích khả năng
thu hút khách tại khu du lịch
Dốc Lết
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH CỦA KHU DU LỊCH DỐC LẾT 22
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần du lịch Dốc Lết 25
Bảng 1: Công suất buồng phòng tại khu du lịch Dốc Lết từ năm 2009 đến năm 2011 26
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 32
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH CỦA KHU DU LỊCH DỐC LẾT 22
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần du lịch Dốc Lết 25
Bảng 1: Công suất buồng phòng tại khu du lịch Dốc Lết từ năm 2009 đến năm 2011 26
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 32
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, trên phạm vi toàn cầu, du lịch phát triển mạnh,
tạo điều kiện cho các khu điểm du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan
trọng của nhiều quốc gia nói chung và đất nước Việt Nam chúng ta nói riêng. Do
vậy, trong hoạt động kinh doanh và quảng bá thu hút khách như kinh doanh lưu trú


và lữ hành, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt giữa các đơn vị, tổ chức trong và
ngoài nước. Trong môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp dường như không biết
mệt mỏi trong những nỗ lực khai thác và tìm kiếm khách hàng, cố gắng tìm hiểu về
họ, nắm bắt các thông tin từ đối thủ cạnh tranh và biết tận tường về doanh nghiệp
mình để có thể hoạch định một chiến lược kinh doanh đầy tính sáng tạo và hiệu quả,
nhằm thoả mãn tốt nhất mong muốn của du khách, thậm chí hơn cả những gì mà du
khách mong đợi. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác thu
hút khách du lịch trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch biển, dịch vụ lưu
trú và ăn uống. Cùng với nguyên do thực tế, từ ngày thành lập đến nay công ty đã
chưa thực hiện một cách có hiệu quả công tác nảy và chưa thực sự được đầu tư,
quan tâm đúng mức nên hiệu quả tác động chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây
dựng các chương trình thu hút khách sẽ là nhu cầu cần thiết đối với công ty cổ phần
du lịch Dốc Lết với hy vọng sẽ góp phần phát triển và đẩy mạnh hiệu quả kinh
doanh của công ty cổ phần du lịch Dốc Lết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát và phân tích khả năng thu hút
khách tại khu du lịch Dốc Lết, từ đó gợi ý những giải pháp nhằm cải thiện tình hình
hoạt động kinh và thu hút khách của công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:
Phương pháp quan sát
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp tổng hợp phân tích, đối chiếu, so sánh và hệ thống tư liệu.
Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế.
4. Đối tượng nghiên cứu
2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: những yếu tố tác động đến khả năng thu
hút khách của khu du lịch Dốc Lết.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết thúc thì có 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận
Trong chương này đi vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tài nguyên du
lịch và du lịch biển, từ đó hiểu rõ hơn những vấn đề về đến khai thác các hoạt động
du lịch biển.
Chương 2. Phân tích khả năng thu hút khách tại khu du lịch dốc Lết
Trong chương 2 chủ yếu đề cập và phân tích đến các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng thu hút khách (tài nguyên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, dịch vụ du lịch, đa
dạng sản phẩm, hoạt động marketing).
Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị
Trên cơ sở về những phân tích khả năng thu hút khách ở chương 2, cùng với
thực tế tại doanh nghiệp đề ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình kinh doanh
hoạt động, thu hút khách cho doanh nghiệp, có các kiến nghị chung đến các ban
ngành.
Tuy nhiên, chỉ được thực tập trong thời gian ngắn cộng với khả năng và vốn
kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên định hướng chuyên
nghành không tránh khởi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong sự đóng góp ý kiến
của thầy, cô giáo cùng ban lãnh đạo nhân viên khách sạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch biển
1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
 Vị trí địa lí
Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực Bắc và Đông
bán cầu. Trong khu vực châu Á, Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông
Dương (một phần của bán đảo Trung Ấn) và nằm gần trung tâm của khu vực Đông
3
Nam Á. Ngoài ra trong không gian rộng hơn, Việt Nam còn nằm trong khu vực
Châu Á _ Thái Bình Dương
Lãnh thổ Việt Nam gồm có ba bộ phận chính: vùng trời, vùng biển, vùng
trời. Vùng đất liền và đảo có diện tích vào khoảng 331 211,6km

2
.
Phía Bắc giáp CHND Trung Hoa.
Phía Tây giáp CHDCND Lào.
Phía Tây Nam giáp Vương quốc Campuchia.
Phía Đông giáp Biển Đông.
Phía Nam giáp vịnh Thái Lan.
Vùng biển có tổng chiều dài đường bờ biển khoảng 3260km
2
, diện tích
khoảng 1 triệu km
2
. Trong vùng biển có khoảng 3000 đảo và có 2 quần đảo lớn nhất
là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa)
Với đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, Viêt Nam có những thế
mạnh và cơ hội phát triển du lịch. Thứ nhất là do nằm ở ngã ba đường hàng hải và
hàng không và cũng là cửa ngõ ra biển đông thuận lợi cho việc giao thoa buôn bán
giữa các khu vực, du lịch quốc tế. Thứ hai là Việt Nam có những nét tương đồng
trong văn hóa xã hội thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán và sống hòa bình với
các nước láng giềng. Thứ ba là do Việt Nam nằm trong khu vực có hoạt động du
lịch phát triển, nên có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về phát triển du
lịch đồng thời tạo sợi dây kết nối các tuyến du lịch trong nước và quốc tế, tăng
cường liên kết quảng bá và phát triển thị trường du lịch.
 Địa hình
Trong toàn bộ diện tích lãnh thổ Việt Nam thì có đến ¾ diện tích là đồi núi
và cao nguyên, với đỉnh cao nhất là Fansipan có độ là 3143m – được ví như là nóc
nhà Đông Dương.
Khu vực địa hình miền núi và cao nguyên với phong cảnh thiên nhiên hùng
vĩ, có hệ thống các hang động và thác nước, điều kiện khí hậu mát mẻ, các khu rừng
nguyên sinh và địa bàn cư trú của các dân tộc ít người. Do vậy là điều kiện cho phát

triển các loại hình du lịch miền núi, như du lịch nghỉ mát, du lịch sinh thái, du lịch
mạo hiểm, du lịch văn hóa .
4
Khu vực đồng bằng với hệ thống sông, hồ, ruộng đồng, vườn cây, kiến trúc
làng mạc, làng nghề, lễ hội truyền thống là cơ sơ để phát triển loại hình du lịch nông
thôn ( nghỉ cuối tuần, sinh thái, du lịch vườn, du lịch sông nước).
Khu vực địa hình ven biển là vùng duyên hải với các bãi biển, phong cảnh
biển, các đảo và điều kiện khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho việc phát triển các loại
hình du lịch biển như nghỉ mát, tham quan, sinh thái, thể thao trên biển, giải trí, …
 Khí hậu
Khí hậu nước ta mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có các
đặc trưng riêng như nhiệt độ trung bình năm cao từ 22
0
c đến 27
0
c, lượng mưa trung
bình hàng năm cao dao động từ 1500 đến 2000mm và có độ ẩm trung bình vào
khoảng 80%. Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa và theo độ cao. Miền bắc
chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền nam có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
Sự ảnh hưởng từ khí hậu và địa hình nước ta tạo thế mạnh cho nước ta phát
triển các loại hình du lịch như là nghỉ mát, chữa bệnh, thể thao, vui chơi giải trí.
Song tuy vậy, điều kiện khí hậu nước ta cũng gây ra những khó khăn đến sự phát
triển du lịch, như du lịch mang tính thời vụ, ảnh hưởng của thiên tai hạn hán, lũ lụt,
bão…
 Tài nguyên nước, sinh vật
Do ảnh hưởng của địa hình và khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên nước ta có hệ
thống tương đối dày đặc. Chỉ tính các con sông có chiều dài trên 10km và có dòng
chảy thường xuyên chảy qua thì đã có hơn 2360 con sông và dọc bờ biển cứ cách
khoảng 20km thì có một cửa sông chạy suốt chiều dài 3260km
Tài nguyên nước ngầm rất phong phú vào khoảng 6-7 tỉ m

3
/ năm. Chủ yếu đã
được khai thác vào việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng
phát triển các điểm du lịch chữa bệnh. Điều kiện tài nguyên nước là thế mạnh để
phát triển các loại hình du lịch đặc trưng, như nghỉ mát, chữa bệnh, thể thao, vui
chơi giải trí …
Rừng nước ta chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, gồm nhiều tầng có
nhiều giống cây và động vật hoang dã phát triển mạnh và nhanh. Nhờ có khí hậu
nhiệt đới gió mùa và vị trí trung gian giữa các quần thể thực vật nhiệt đới và ôn đới
của châu Á đã tạo cho nước ta một thế giới thực vật, động vật trong rừng phong phú
về chủng loại. Sự thành lập với hơn 20 khu vườn quốc gia và hàng chục khu bảo tồn
5
thiên nhiên là thế mạnh để phát triển các tuyến điểm du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn
phát triển các loại hình du lịch khác như tham quan, du lịch cắm trại, du lịch nghiên
cứu học hỏi, du lịch mạo hiểm
1.1.2. Tài nguyên biển và việc khai thác du lịch
1.1.2.1. Tài nguyên biển
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi và nguồn tài nguyên phong phú cho
phát triển du lịch biển như: có đường bờ biển dài 3260km, diện tích biển trên một
triệu km
2
, có nhiều đảo và quần đảo với gần 4000 đảo lớn nhỏ có phong cảnh đẹp,
hệ động thực vật phong phú, có thềm lục địa nông và rộng, dòng biển ấm và nhiệt
độ nước biển từ 20 – 25
0
c, có độ mặn trung bình từ 3 – 3,5% ,độ trong suốt cao đặc
biệt là ở vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ. Biển của nước ta chiếm tới hơn 1/2
số lượng các loài san hô của vịnh Bắc Bộ, diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước
lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá trong đó có rất nhiều
loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038

loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển
2500 loài động vật thân mềm, 90 loài tôm Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh
dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực Có những loài thân mềm ngon và quý như
hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc
1.1.2.2. Khai thác du lịch biển
Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch
nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng
thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn thu ngân sách trung ương và địa
phương.
Trong cuộc hội thảo về quản lý và phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam, các
chuyên gia du lịch nhận định rằng du lịch biển và kinh tế đảo là một trong 5 đột phá
về kinh tế biển, ven biển.
Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những
bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợi cho
du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của Việt Nam được du
khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang hay bãi biển Đà Nẵng
được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… đều
nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước. Dọc bờ
6
biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên
30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng
lớn đã đầu tư phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng -
Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo;
Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né.
1.2. Các loại hình du lịch biển
1.2.1. Du lịch nghỉ mát ven biển
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống xã hội và đã phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Đặc biệt, du lịch nghỉ
dưỡng là loại hình giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau
thời gian làm việc mệt mỏi, xua tan những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong

cuộc sống. Do đó du lịch nghỉ dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Với thế
mạnh là một nước có tiềm năng về tài nguyên du lịch do thiên nhiên đã ban tặng, rất
thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Việt Nam có thể dễ dàng xây dựng
những khu nghỉ mát tại các vùng biển ven bờ như Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết,
Vũng Tàu….
Kết hợp những dịch vụ sẵn có tại địa phương cùng với khả năng đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước tại các bãi biển đẹp trên khắp
mọi miền đất nước đã xây dựng nhiều khu nghỉ mát dành cho du khách. Đặt mình
vào vị trí là người thưởng thức các sản phẩm mà mình kinh doanh, các nhà đầu tư
đã chọn lựa những sản phẩm tốt nhất đến với du khách. Tìm hiểu những cảm xúc
mà du khách mong muốn được thoả mãn như vui chơi, học hỏi, giải trí, có cảm giác
mới nhất…đó là các tiêu chí được đánh giá rất cao bởi du khách và cả người kinh
doanh.
Đến thăm các khu nghỉ mát ven biển, không chỉ bởi cái mới mẻ và khác lạ,
bạn có thể có những giây phút thật vui vẻ bên bạn bè và người thân. Ví dụ như ở
những khu resort ven biển bạn có thể ngắm cảnh bình minh lúc sáng sớm và chạy
bộ thể dục trên làn nước mát trong với vị mặn của biển hít thở không khí trong lành
mà nơi ồn ào và tấp nập của thành phố không có được. Đến trưa bạn sẽ thoả mái
thưởng thức các món ăn mang đậm nét của biển từ các nhà hàng khác nhau. Chiều
về ngắm hoàng hôn trên biển từng giây từng phút dường như cuộc sống là muôn
vàng điều tốt đẹp, không gì có thể bằng sau một ngày dạo chơi và thăm quan theo
7
dọc bãi biển, bạn và gia đình trở về trong những căn phòng đầy đủ tiện nghi để thư
giản không còn phải lo lắng về bất cứ điều gì yên tâm tận hưởng với thời gian nghỉ
dưỡng của mình. Có thể nói, du lịch nghỉ dưỡng là tận dụng khí trời, ánh nắng, ánh
trăng, gió, mưa, biển, hương đất, hương hoa, hương cỏ giúp du khách thư giãn và
hòa nhập vào thiên nhiên.
1.2.2. Du lịch biển đảo, lặn biển
Du lịch biển đảo, lặn biển đang là loại hình kinh doanh mới và có triển vọng
tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, hiện đang là sản phẩm độc đáo của du lịch Việt

Nam và các tỉnh có biển, không chỉ hấp dẫn bởi cát trắng, biển xanh, những tổ yến
hoang sơ cheo leo trên vách đá…Du lịch biển đảo còn được biết đến với sự khám
phá những điều mới lạ từ đại dương mênh mông ngắm nhìn những đàn cá đầy màu
sắc hay các rạn san hô muôn hình sẽ làm bạn có cảm giác không thể nào quên.
Trong các năm gần đây, hoạt động lặn biển ngắm san hô là một trong những hoạt
động thu hút khách du lịch nhất ở những khu du lịch này.
Là địa điểm đi tiên phong và dẫn đầu về hoạt động khai thác loại hình du lịch
lặn biển, Nha Trang đang hướng đến sự đánh thức một loại hình du lịch mới- Du
lịch lặn biển.
Hòn Mun được biết đến là một trong những hòn đảo thơ mộng nhất trong hệ
thống đảo của Nha Trang. Hòn Mun cách cảng Cầu Đá 10 km với dáng tròn cong
và vách đá đen nổi bật trông rất ấn tượng. Đây là nơi có khu bảo tồn biển đầu tiên
của nước ta với những rạn san hô và sinh vật biển kì thú được chuyên viên lặn biển
đánh giá rất cao. Do địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo
đưa tới nên thích hợp với điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển
nhiệt đới cũng về đây quần tụ, vùng đáy biển Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh
vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các
nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và du khách muốn tìm hiểu về biển.
Hòn Mun là nơi nổi tiếng vì ở đây du khách có thể lặn xuống chiêm ngưỡng vẻ đẹp
của hơn 300 loài san hô và cả hàng ngàn loài cá đang sinh sống. Nếu không thích
lặn, du khách cũng có thể ngắm san hô bằng tàu đáy kính. Tuy nhiên, cảm giác ngồi
trên tàu ngắm đại dương không “đã” bằng trực tiếp lặn sâu xuống biển, có thể tận
tay chạm vào cá biển, chạm vào san hô với cảm giác vô cùng thú vị.
8
Đi lặn biển lần đầu, bạn không cần phải biết bơi vì sẽ có người hướng dẫn
viên kèm bên bạn. Tại bãi lặn, du khách có thể nằm nghỉ ngơi dưới một tán cây cổ
thụ rợp bóng, đợi tới phiên mình thám hiểm đại dương. Hướng dẫn viên sẽ hướng
dẫn bạn mặc bộ đồ lặn, kèm theo là một xâu chì nặng khoảng 7 - 8 kg và một bình
hơi, có cả kính lặn và chân vịt. Nếu bạn không biết lặn, hướng dẫn viên sẽ có bài
học về lặn trong vòng 5 phút cho cuộc hành trình diễn ra 30 phút ngắm nhìn đáy đại

dương. Nước biển tại đây trong và xanh biếc bạn có thể bơi thỏa thích và ngắm cá
khu vực quanh tàu. Họ cũng sẽ được các hướng dẫn viên kèm đi đến xem các rạn
san hô đầy màu sắc. Đó là những trải nghiệm thật thú vị trong loại hình du lịch biển
đảo và bạn là người trực tiếp tham gia.
1.2.3. Du lịch mạo hiểm
Theo xu thế chung, ngày càng có nhiều khách du lịch muốn tham gia các tour
hành trình khám phá, mạo hiểm. Với những thế mạnh sẵn có về biển đảo, đây sẽ là
cơ hội tốt để khu du lịch biển phát triển loại hình du lịch thể thao trên biển.
Môn thể thao môtô nước rất thích hợp với những du khách thích mạo hiểm, và
muốn tìm cảm giác mạnh. Khi điều khiển môtô nước bạn sẽ có cảm giác như đang
điều khiển xe ga vậy.Với trò chơi này bạn sẽ có cơ hội chinh phục được những con
sóng bạc của đại dương bao la với tốc độ 70 – 80 km/giờ thật hấp dẫn cho những du
khách đam mê tốc độ…
Dù lượn trên không hay cưỡi phao chuối: khi tham gia vào các trò chơi này,
quý khách sẽ có cảm giác như mình mọc thêm đôi cánh. Bay trên bầu trời, cảm
nhận mọi vật đang trở nên nhỏ dần, nhỏ dần…và hít thở khí trời thanh khiết, bao
quát mọi cái nhìn về con người và cảnh vật xung quanh từ trên cao. Thấy cuộc sống
thật sinh động và gần gũi với những phút giây diệu kỳ. Đây là trò chơi không những
mang lại cảm giác mạnh cho người chơi, mà thông qua đó các đội chơi còn thể hiện
được tinh thần đồng đội trong mỗi lần chơi.
Thuyền buồm Kataraman là dạng tàu hiện đang dần trỏ thành thịnh hành và
được ưa chuộng, nhất là những du thuyền, tàu tuần tra nhỏ với nhiều ưu điểm như
hình dáng đẹp, tính năng tốt là sự chọn lựa tuyệt vời cho những chuyến tham quan,
khám phá vùng biển quanh các đảo nhỏ.
Kayak được sử dụng trong một số tour du lịch mạo hiểm rất hấp dẫn du khách,
đã được phát triển thành một môn thể thao, cùng với sóng biển là những con gió
9
thổi mạnh tạo nên niềm đam mê cho những người ham thích thể thao trên biển. Đây
là trò chơi lợi dụng vào sức gió, thể hiện sự khéo léo của người chơi với những giây
phút thật sản khoái.

Hấp dẫn, độc đáo và đầy lôi cuốn, các tour du lịch mạo hiểm đang dần trở
thành một loại hình du lịch được yêu thích. Hình thức này ngày càng được các bạn
trẻ ưa chuộng. Thiên nhiên quanh các đảo đa dạng, phong phú, có nhiều núi cao,
vực sâu và hang động, khai thác lợi thế này các khu du lịch đã xây dựng và thục
hiện các tour du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên cho du khách. Bởi có những
điểm khác biệt và là ưu thế so với các loại hình du lịch khác, du lịch mạo hiểm
mang tính độc lập cao, khám phá, trải nghiệm và đầy phưu lưu mạo hiểm.
1.2.4. Du lịch giải trí
Trong những ngày cuối tuần trốn tránh cái nóng oi bức của mùa hè đến với
biển, người ta không chỉ cần cái khoảng lặng của gió ngàn, của sóng nước, của
những bãi cát im lìm, hay vài tiếng động nhẹ của bóng dương, bóng dừa, mà còn
muốn tận hưởng những dịch vụ giải trí lôi cuốn, trẻ trung nhưng cũng đầy lãng mạn
và hiện đại, xứng tầm trong một góc biển ồn ào vừa đủ để lôi kéo một ai đó. Thoả
mãn với các trò chơi trên biển, du khách có thể trải nghiệm với những cảm giác
chưa từng có và một trong các loại hình được du khách hưởng ứng, tham gia nhiều
nhất là câu cá, câu mực trên biển, lặn biển ngắm san hô…được các resort tổ chức
thường xuyên và không ngừng làm mới. Tại đây, du khách được tham gia vào các
trò chơi khá hấp dẫn trong loại hình du lịch biển dân dã như mò cua bắt ốc, thi chèo
thuyền, thúng chai vào các mùa lễ hội biển. Những hải sản mà du khách thu lượm
được sẽ trở thành những bữa tiệc nhỏ cùng bạn bè nhắm nháp hấp dẫn ngay trên
biển cả vắng lặng. Du khách cũng có thể tham gia các buổi sinh hoạt ngoài trời với
nhiều trò chơi dân gian vùng biển. Buổi chiều, du khách có thể đi dạo, ngắm cảnh
hoàng hôn dần xuống lòng biển tham dự những đêm lửa trại sôi nổi vào mỗi buổi
tối. Đưa du khách tìm đến những cảm giác mới lạ, thoả mãn nhu cầu tham quan,
học hỏi, nghỉ ngơi của du khách.
1.3. Những yếu tố tác động đến khả năng thu hút khách của một khu du lịch
biển
1.3.1. Nguồn tài nguyên
10
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi để thực hiện các loại hình và hoạt động du

lịch quanh năm, cả nội địa và xuyên quốc gia, do có sự đa dạng về điều kiện địa
hình, khí hậu và thủy văn tự nhiên và lịch sử phát triển văn hoá-xã hội, đặc biệt là
hàng nghìn di tích và các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, trong đó
nhiều di sản có lịch sử lâu năm, nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng và được
xếp hạng quốc gia và cả quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản
phẩm và các trung tâm, khu du lịch và loại hình du lịch có tính đặc sản và độc đáo
cao, đồng thời hết sức đa dạng, đa sở hữu, có quy mô lớn, tầm vóc quốc gia và khu
vực, để thông qua du lịch mang Việt Nam và các sản phẩm du lịch Việt Nam đến
với thế giới, cũng như mang tinh hoa thế giới đến với Việt Nam.
Điều kiện phát triển trong thời gian tới cần có sự quy hoạch, sàng lọc, nghiên
cứu và đầu tư, xây dựng và quảng bá thương hiệu bài bản nhằm tạo ra những sản
phẩm du lịch đa dạng, có quy mô và tính chất đặc trưng, độc đáo, làm sao để có sản
phẩm du lịch cấp quốc gia và cấp địa phương, có tính liên kết cao hướng đến mọi
loại nhu cầu và đối tượng thụ hưởng, trong đó tập trung vào những sản phẩm phát
huy được các thế mạnh, bản sắc địa phương, vùng và cả nước và có tính hấp dẫn
cao. Có thể kể đến các loại hình như Du lịch lịch sử-lễ hội-tâm linh-văn hoá-thể
thao; Du lịch kỳ quan, thắng cảnh thiên nhiên, nhất là hang động, rừng; Du lịch biển
và tắm khoáng, điều dưỡng, chữa bệnh và ẩm thực; Du lịch làng quê, vườn, leo núi
và sông nước; Du lịch hội thảo khoa học, hội nghị và kết hợp học tập; Du lịch hội
chợ-làng nghề-kinh doanh; Du lịch khám phá và mạo hiểm; Du lịch quốc tế…Du
lịch biển, du lịch lễ hội, văn hoá-sinh thái và điều dưỡng sẽ ngày càng có triển vọng,
nhất là hướng đến thị trường những người có thu nhập cao, về hưu, như ở Nhật và
một số nước khác có điều kiện tự nhiên hạn chế và khí hậu khắc nghiệt muốn sang
Việt Nam du lịch kết hợp điều dưỡng thời gian dài.
Đồng thời, nên quan tâm phát triển loại hình du lịch đồng quê, bình dân, trong
đó du khách có thể cùng ăn ngủ và giao lưu chan hoà trong gia đình và cộng đồng
người dân bản địa để cảm nhận và hiểu biết sâu hơn đời sống văn hoá –xã hội địa
phương (homestay), nhất là các sinh viên và tầng lớp dân cư giữa các miền, vùng
trong nước và quốc tế…Bên cạnh các sản phẩm-tour du lịch đó, cần phát triển các
sản phẩm, hiện vật lưu niệm cụ thể ngày càng đa dạng, đặc sắc, tạo nhu cầu chi tiêu

cho khách du lịch, nhất là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, những đặc sản làng
11
quê và những kỷ vật có tính độc đáo và giá trị nhân văn, lịch sử…Đặc biệt, cần
mạnh dạn đầu tư để mở các cuộc thi định kỳ và không định kỳ quy mô cấp tỉnh và
cấp quốc gia thiết kế sản phẩm du lịch.
Bên cạnh đó, cần chú ý thổi hồn vào các sản phẩm du lịch trên cơ sở những
bài thuyết minh, những sự tích và lai lịch thắng cảnh, di tích lịch sử và di sản văn
hoá vật thể và phi vật thể để tạo sự lôi cuốn và hấp dẫn du khách khi đến du lịch tại
những khu điểm du lịch đó. Cần quan tâm và chuyên nghiệp hoá công tác chuẩn bị
hồ sơ, tài liệu du lịch và mở rộng tuyên truyền về các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thể dục thể thao, các địa danh, đường phố, các công trình kỷ niệm.
1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỉ thuật
1.3.2.1. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng
hàng đầu. Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều
này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn
đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận
tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành
một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo
điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền
nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất nhanh,
rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền. Giao thông đường thuỷ tuy chậm nhưng có
thể kết hợp với việc tham quan giải trí…dọc theo các con sông hoặc ven biển
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, hiện nay đã có một số
phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch như xe
ô tô điện. Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trong nước không ngừng được
hoàn thiện. Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.
Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch. Nó là điều kiện cần để đảm bảo sự giao lưu cho khách du lịch trong nước và

quốc tế. Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao
thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện
việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện
mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế
12
Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu
được các phương tiện thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện, nước. Khách
du lịch khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu
cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho
quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là
một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của
khách
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế,
trong đó có du lịch
1.3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm
năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát
triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở
vật chất kỹ thuật.
Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá
nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch
gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch đòi hỏi
phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt…
Tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong thu hút khách du
lịch. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ
thống các công trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và
thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp vào trong quá trình phục vụ nhu
cầu của du khách.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du
lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ
du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du
lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất,
thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả
năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công trình
phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở
13
này.
Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong
nhiều năm. Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ
thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các
trung tâm du lịch. Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch
không chỉ diễn ra theo một chiều, mà về phía mình các công trình, cơ sở phục vụ du
lịch cũng có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc gìn
giữ bảo vệ chúng
1.3.3. Dịch vụ du lịch
1.3.3.1. Dịch vụ lưu trú
Cơ sở vật chất trong lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong
việc phân chia các thứ hạng khác nhau trong khách sạn từ đó thu hút khách du lịch.
Cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, sang trọng sẽ tạo cho khách hàng cảm thấy mình
được tôn trọng ngược lại với trang thiết bị cũ kỹ, kém chất lượng thì không thể nào
nâng cao được chất lượng dịch vụ. Trang thiết bị tốt không chỉ mang lại chất lượng
dịch vụ tốt mà còn tăng tính cạnh tranh của khách sạn trên thị trường. Các trang
thiết bị tốt phải đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, bền, hình thức đẹp và phù hợp
với từng loại và hạng khách sạn, khu điểm du lịch.
Chính vì vậy mỗi khách sạn muốn nâng cao được chất lượng dich vụ lưu trú
nói chung và chất lượng phục vụ khách hàng nói riêng thì cần phải có sự đầu tư
thích đáng và hợp lý đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và các loại hình

dịch vụ sao cho đồng bộ và tiện nghi…bên cạnh đó các khách sạn cũng phải đầu tư
thêm các loại hình dịch vụ nhất là các loại hình dịch vụ bổ sung sao cho đáp ứng
được tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngày nay khách hàng có nhu cầu rất đa dạng
không chỉ những nhu cầu cơ bản mà khách sạn phải đáp ứng mà khách sạn còn phải
có những dịch vụ bổ sung đi kèm. Chính những dịch vụ bổ sung sẽ thu hút được
khách hơn và đem lại doanh thu lớn cho khách sạn.
1.3.3.2. Dịch vụ ăn uống
Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Từ xưa con
người đã có ý thức về điều này và có sự ghi nhân qua câu nói: “Có thực mới vực
được đạo”. Đúng như trong tháp nhu cầu của Maslow, ban đầu để tồn tại con người
14
cần phải đáp ứng nhu cầu cần thiết là ăn, mặc, ở. Qua thời gian, cùng với sự phát
triển của xã hội thì nhu cầu ăn uống của con người cũng ngày càng đa dạng và đòi
hỏi cao về chất lượng thức ăn cũng như là các dịch vụ cung ứng kèm theo.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống được xem là một trong những ngành dịch vụ có
lợi nhất mọi thời đại. Hiện nay, cùng với nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, thì dịch vụ ăn
uống là một trong những dịch vụ thiết thực của đời sống, mà còn là một trong
những dịch vụ không thể thiếu trong các chuyến du lịch trọn gói. Ăn uống, ẩm thực
là dịch vụ luôn có sự phát triển không ngừng cùng với sự gia tăng thu nhập của
nhân dân, sự phát triển chung của nền kinh tế. Và như vậy trong giai đoạn tới, dịch
vụ ăn uống dự báo sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao và ổn định. Cùng với nhu
cầu ăn uống của du khách tại khu, điểm du lịch, với sự phát triển của dịch vụ du lịch
lưu trú, sẽ có một số lượng khách du lịch lớn đến các khu, điểm du lịch, điều này sẽ
làm tăng nhu cầu phục vụ ăn uống. Mặt khác, các khu điểm du lịch còn là nơi nằm
trên trục đường giao thông huyết mạch nối liền các tuyến điểm du lịch với nhau sẽ
là điều kiện tốt để các khu du lịch có khả năng phát triển mạnh, hình thành các nhà
hàng lớn, phục vụ các món ăn đặc sản trong từng khu du lịch này.
Sự phát triển của dịch vụ ăn uống, ngoài sự đóng góp trực tiếp vào sự phát
triển kinh tế trên địa bàn còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển; thể
hiện nếp sống văn minh thân thiện để giới thiệu với bàn bè quốc tế.

1.3.3.3. Dịch vụ lữ hành
Dịch vụ lữ hành có tác dụng tăng cường sự hợp tác cả về kinh tế, chính trị và
ngoại giao giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, là cầu nối quan hệ giữa
các nước. Trên góc độ quốc gia, du lịch lữ hành là kênh thu hút ngoại tệ từ bên
ngoài, đem lại nguồn thu lớn cho Nhà nước và Chính phủ để tái đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, phát triển đất nước.
Ngành du lịch nói chung và lữ hành nói riêng là một ngành dịch vụ tổng hợp,
tức là nó đ̣òi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành dịch vụ khác trong quá tŕnh tạo ra sản
phẩm hoàn chỉnh, chính vì vậy, sự phát triển du lịch lữ hành sẽ kéo theo nó là sự
phát triển của các ngành có liên quan, tạo nên sự phát triển đồng bộ giữa các ngành
với nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển kinh tế. Sự thành lập các đại lý du
lịch lữ hành thông qua các dịch vụ trung gian của các công ty, trung tâm lữ hành
giải quyết nhanh một số công việc trong quá trình kinh doanh lữ hành như bán vé
15
máy bay, đăng kí đặt chỗ, làm hộ chiếu, xin visa… giúp khách du lịch có thêm niềm
tin tưởng vào chuyến hành trình du lịch, giúp tiết kiệm thời gian tăng thời gian đi du
lịch cho du khách.
Các chương trình du lịch trọn gói: là sản phẩm chính của các công ty lữ
hành, trong đó các công ty lữ hành liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ trong và
ngoài nước để xây dựng, thiết kế 1 tour du lịch hoàn chỉnh đem bán cho khách du
lịch. Các kênh cung cấp dịch vụ cho công ty, doanh nghiệp lữ hành thường ngắn
nhằm tránh chi phí trung gian dẫn tới làm tăng giá thành tour gây khó khăn trong
việc tiếp cận với khách du lịch. Vì thế đảm bảo giá bán, chất lượng của các chương
trình tour, ít đại lý trung gian sẽ giúp công ty lữ hành tìm được nhiều khách đến với
tour mình hơn.
Nghiên cứu thị trường là hoạt động được tiến hành thường xuyên và có vai
trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Nó là khâu
đầu tiên của quá tŕnh kinh doanh nhưng nó lại có ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình
kinh doanh của Doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu thị trường thường tập trung
vào phân tích nhu cầu tiêu dùng dịch vụ du lịch của khách du lịch trong và ngoài

nước, cũng như xu hướng thay đổi nhu cầu. Về cơ bản tiến hành theo trình tự từ
nghiên cứu khái quát thị trường => nghiên cứu chi tiết thị trường. Khi nghiên cứu
thị trường khách du lịch, các công ty kinh doanh lữ hành cần xác định rõ:
• Đối tượng khách hàng là ai?
• Nhu cầu thế nào?
• Tiêu dùng dịch vụ với mục đích gì?
• Yêu cầu về chất lượng dịch vụ như thế nào?
• Khi nào và cách thức thỏa măn ra sao?
Qua đó lên kế hoạch và xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn thu hút
khác du lịch. Sau khi đã xây dựng được chương trình du lịch cũng như giá bán,
công ty tiến hành hoạt động quảng bá xúc nhằm thúc đẩy quá trình mua bán các sản
phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Hoạt động này có thể tiến hành thông qua nhiều
phương tiện, hình thức như: qua Tivi, báo, đài, qua các brochure…để giới thiệu và
kích thích khơi dậy nhu cầu cũng như thỏa mãn các nhu cầu của khách. Thông qua
các bộ phận bán hàng, qua các đại lý, các trung tâm lữ hành khác, công ty tiến hành
bán sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng có nhu cầu và thực hiện
các tour đã bán cho khách du lịch như chương trình đã lên kế hoạch từ trước. Sau
16
khi kết thúc các tour, công ty tiến hành thu thập ý kiến cảm nhận của khách hàng
làm cơ sở để tiếp tục thực hiện các tour du lịch tiếp sau, nhằm thực hiện mục tiêu
thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch.
1.3.4. Chất lượng và phong cách phục vụ
1.3.4.1. Nhân viên phục vụ
Nhân viên phục vụ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cho nên họ có
vai trò tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ khách sạn. Ngoài ra nhân viên phục
vụ còn là một trong những thước đo để phân hạng khách sạn. Nó đóng vai trò quyết
định về chất lượng dịch vụ lưu trú và hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Chất
lượng được nâng lên hay giảm đi là do hình ảnh của người nhân viên ảnh hưởng
đến khách hàng trên nhiều khía cạnh.
Thứ nhất, họ là người đại diện cho khách sạn trong quá trình thực hiện dịch

vụ đối với khách hàng.
Thứ hai, nhân viên cũng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng dịch vụ. Đặc điểm
đó bao gồm: Hình thức, khả năng thực hiện công việc, hành vi. Chính những yếu tố
này sẽ tạo ra ấn tượng ban đầu của khách hàng đối với khách sạn. Qua đó khách
hàng sẽ nhớ mãi và đó là yếu tố giữ chân khách hàng lâu dài. Những cảm nhận ban
đầu sẽ tác động đến cảm nhận của khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ và ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ, vì chất lượng dịch vụ được quyết định bởi mức độ thỏa mãn
khách hàng.
Thứ ba, tiêu chuẩn để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ khu du lịch có
tốt hay không chính là nhân viên phục vụ. Mặt khác, nhân viên phục vụ là yếu tố
chính của cách thức trao dịch vụ từ nhà cung cấp đến với khách hàng.
1.3.4.2. Quy trình phục vụ
Chính là cách thức làm việc giúp khu, điểm du lịch tiêu dùng dịch vụ. Người
nhân viên phục vụ khi đón khách phải luôn tươi cười, nhã nhặn, lịch sự với khách
ngay cả khi họ bực tức cũng vậy. Đây là một việc rất khó đối với nhân viên nếu như
họ không muốn làm khách mất lòng. Giữa nhân viên phải có sự phối hợp hài hòa
với nhau. Phải có sự thống nhất trong quy trình thực hiện công việc. Do đó khách
sạn phải đề ra những quy định chung để đảm bảo tính thống nhất, không làm ảnh
hưởng tới chất lượng dịch vụ.
1.3.4.3. Chất lượng dịch vụ
17
Chất lượng dịch vụ là do khách hàng xác định. Tâm lý của khách rất phức
tạp do đó khi cung cấp dịch vụ cho khách phải tìm hiểu nhu cầu của từng loại khách
và nắm vững tâm lý của họ để cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu của họ.
Nhưng thường thì các khu, điểm, áp dụng các chính sách dịch vụ chưa thật phù hợp.
Để duy trì được dịch vụ tốt thì nhất thiết các khu, điểm, phải biết được khách hàng
muốn gì. Ví dụ: Khách công vụ đi công tác họ thường mang theo máy tính cá nhân
nếu như trong các phòng của khu du lịch không có wifi thì sẽ không đáp ứng được
hết nhu cầu làm việc của họ. Sự thỏa mãn của khách du lịch là kết quả đánh giá tốt
nhất mỗi khi khách tiêu dùng dịch vụ. Đây là một trạng thái tâm lý. Do đó các khu,

điểm, cần phải nghiên cứu kĩ cả về sản phẩm và chất lượng cũng như phong cách
phục vụ…để đưa ra một sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho du khách khi họ tiêu
dùng dịch vụ.
1.3.4.4. Hình ảnh của khu, điểm du lịch
Là một ấn tượng toàn diện mà khách du lịch có về khu, điểm. Mỗi khu, điểm,
có một hình ảnh khác nhau và hình ảnh này có thể thay đổi theo sự nhận thức của
khách du lịch. Do vậy chúng ta cần phải xây dựng lợi thế của khu, điểm, phù hợp
với khách du lịch của mình. Chúng ta đã biết chất lượng mang tính chất vô hình. Nó
được đánh giá một cách chủ quan và tương đối qua sự cảm nhận của khách hàng. Vì
vây chúng ta không thể liệt kê một cách chính xác các yếu tố tác động đến chất
lượng dịch vụ, mà chúng ta chỉ có thể liệt kê một cách tương đối về chúng. Do vậy
còn rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác tác động đến chất lượng dịch vụ
thông qua nhiều con đường ( trực tiếp hoặc gián tiếp ).
1.3.5. Sự liên kết các dịch vụ du lịch
1.3.5.1. Dịch vụ mua sắm
Đi du lịch ở một địa điểm nào đó, mua một món quà lưu niệm về để cất giữ
hoặc tặng cho người thân trở thành một thói quen của rất nhiều du khách. Thế
nhưng, thực tế ở nhiều điểm du lịch tại Việt Nam hiện nay còn quá ít những mặt
hàng đặc trưng của vùng miền. Đồ lưu niệm từ miền núi tới miền biển là cùng
chung một đặc điểm: có xuất xứ từ vùng biên giới gần đó, cùng một kiểu mẫu mã,
giá rất rẻ, số lượng nhiều. Có một điều dễ nhìn thấy nhất ở rất nhiều khu du lịch tại
Việt Nam là mặt hàng quà lưu niệm vừa không mang nét đặc trưng, vừa ít và không
đặc trưng. Hơn thế, nhiều mặt hàng lại có xuất xứ ngoại lai.
18
Cũng có rất nhiều sản phẩm do chính tay người Việt sản xuất một cách kỳ
công, tinh xảo, nhưng đem bán tại các điểm du lịch lại bị chính khách hàng Việt
Nam từ chối vì quá giống của Trung Quốc chưa có những đặc điểm riêng mang
tính đặc trưng của vùng. Nhiều khách du lịch mua sắm ở khu điểm du lịch nghĩ
rằng đây là đồ nhập từ bên Trung Quốc sang.
Hà Nội nổi tiếng với hơn 1.000 làng nghề thủ công truyền thống nhưng tại

các điểm đến của Hà Nội đâu đâu cũng thấy bày bán bưu ảnh, đồ gốm sứ, mây tre
đan, vải lụa, áo phông, thậm chí là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc, rất hiếm thấy
sản phẩm chế tác, mô phỏng những điểm đến. Tại khu du lịch Đồ Sơn, Cát Bà (Hải
Phòng), hàng lưu niệm bằng vỏ ốc, vỏ sò được bày bán đa dạng nhưng theo khảo
sát của Hội Nghệ nhân Hải Phòng, 90% hàng lưu niệm phục vụ du khách đến thành
phố Cảng hiện nay được nhập từ các địa phương bạn và Trung Quốc. Trên thực tế,
từ năm 2009, Tổng cục Du lịch đã khuyến khích các địa phương trọng điểm về du
lịch chọn biểu tượng về quà, đồ lưu niệm. Sản phẩm này phản ánh nét đặc trưng
hoặc mang dấu ấn địa phương, như Hà Nội với Hoàng thành Thăng Long, Hồ
Gươm, Văn Miếu, chùa Một Cột; Huế với kinh thành Huế, đền đài lăng tẩm, sông
Hương, cầu Trường Tiền; Quảng Nam với phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn hay TP
Hồ Chí Minh với chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, nhà thờ quận I, dinh Độc Lập…
Nhìn sang các nước bạn sẽ thấy, việc xây dựng biểu tượng về quà, đồ lưu niệm
phục vụ du lịch tưởng như đơn giản nhưng đó chính là miếng "mồi" để "câu" khách.
Trong chuyến khảo sát du lịch Việt Nam, Tập đoàn Interface Tourism (Pháp) đưa ra
kết luận, 85% khách Pháp đến Việt Nam một lần sẽ không trở lại, trong khi đó 70%
trong tổng số khách Pháp đến Thái Lan là lần hai, lần ba, lần bốn. Điều này cho
thấy, việc xây dựng, củng cố sản phẩm du lịch để tạo dựng hình ảnh du lịch Việt
Nam là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch và các điểm du lịch của Việt Nam.
1.3.5.2. Dịch vụ vận chuyển và cho thuê phương tiện vận chuyển
Các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch ở ở nước ta cần đa dạng hóa các
phương tiện vận chuyển khách du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhưng
cần chú ý đến đặc điểm địa hình của Việt Nam để lựa chọn đầu tư phương tiện vận
chuyển khách du lịch cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với khu vực nội thành Hà Nội, do đường phố nội thành Hà Nội
chật hẹp, không gian bị hạn chế bởi hệ thống dây điện chằng chịt nên các doanh
19
nghiệp vận chuyển khách du lịch nên đầu tư các loại phương tiện vận chuyển phù
hợp với địa hình của phố cổ Hà Nội và thân thiện với môi trường, đó là các loại xe
ô tô “sạch” như: ô tô chạy bằng ắc quy, ô tô đa động lực, ô tô chạy bằng pin nhiên

liệu, ô tô chạy bằng khí thiên nhiên, tramway (xe ô tô điện bánh sắt) phục vụ nhu
cầu tham quan của khách du lịch.
Đối với khu vực ngoại thành Hà Nội, nên sử dụng hệ thống ô tô du lịch chất
lượng cao công suất lớn vận chuyển khách du lịch đến các vùng phụ cận. Đồng thời
phát triển tàu thủy du lịch cao cấp đưa khách đi tham quan các làng nghề, danh
thắng ở các khu điểm du lịch Ngoài ra, Du lịch Việt Nam cần nghiên cứu phát
triển loại hình du lịch bằng máy bay trực thăng cho khách du lịch cao cấp. Đây là
phương tiện vận chuyển cao cấp, độc đáo và mới lạ rất hấp dẫn khách du lịch quốc
tế.
Đối với lái xe và phụ xe phục vụ khách du lịch ngoài yêu cầu chung, họ cần
phải có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ du lịch và nếu phục vụ các đoàn khách quốc
tế thì cần phải biết ngoại ngữ có thể giao tiếp với khách du lịch. Để thực hiện được
vấn đề này có hiệu quả cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp
và sự cố gắng của chính đội ngũ lái xe và phụ xe.
Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 không chỉ đem lại
lợi ích đối với doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích cho cả khách du lịch và những
lợi ích khác. Chính vì vậy cần nhanh chóng triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn chất
lượng ISO 9000 trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du
lịch bao gồm các giai đoạn: nâng cao nhận thức của tập thể lãnh đạo và người lao
động trong doanh nghiệp về sự cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn hệ thống chất
lượng ISO 9000, hiểu rõ lợi ích của việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000; xây
dựng quy trình áp dụng ISO 9000 gồm các nội dung như: lựa chọn đơn vị tư vấn;
xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng; thành lập ban chỉ đạo thực hiện dự án; thiết
kế và áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000; đánh giá nội bộ; duy trì hệ thống
chất lượng sau chứng nhận.
Xúc tiến thành lập Hiệp hội doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch, Hiệp
hội doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch được thành lập trên cơ sở tự nguyện của
tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và góp phần
thúc đẩy sự phát triển của các thành viên. Hiệp hội doanh nghiệp vận chuyển khách
20

du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch;
tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch. Tổ
chức và hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch được thực
hiện theo quy định của pháp luật về hiệp hội.
Để tăng tính thực thi những vấn đề nêu trên Việt Nam cần chú trọng công
tác quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận chuyển khách
du lịch trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch,cũng như tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra
1.3.5.3. Dịch vụ khác
Bên cạnh một số dịch vụ chính như dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành, … thì
việc đa dạng trong các loại hình dịch vụ bổ sung như đặt vé máy bay, cung cấp
hướng dẫn viên, dịch vụ tư vấn về tuyến điểm tham quan…cũng rất quan trọng để
thu hút khách du lịch đến với khu du lịch của mình góp phần tăng lợi nhận cho công
ty và đưa hình ảnh du lịch Việt Nam sánh vai với bạn bè quốc tế.
1.3.6. Hoạt động marketing
Theo đánh giá của các tổ chức làm du lịch quốc tế, Việt Nam, hiện đang
được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm
năng về du lịch. Nhưng liệu những yếu tố đó có đủ để đưa con tàu du lịch Việt Nam
đi lên? Câu trả lời có thể khẳng định là chưa đủ! Vậy chúng ta cần phải làm gì, nhất
là khi quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” chỉ có giá trị phần nào, bù vào là hoạt
động Marketing. Để quảng cáo, tiếp thị du lịch trở thành hoạt động chuyên nghiệp,
tập trung, đúng tầm và đặc biệt hạn chế được sự nghèo nàn, bên cạnh việc xây dựng
một chiến lược Marketing cụ thể thì ngành du lịch Việt Nam phải có sự ủng hộ và
góp tay của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế sự hưởng ứng của các doanh nghiệp không thể chỉ
được thực hiện khi có sự kiện du lịch mà phải do ý thức chủ động của họ ở mọi lúc,
mọi nơi mới có thể giúp ngành du lịch Việt Nam không bỏ lỡ thời cơ, theo kịp tiến
trình hội nhập quốc tế. Trích ý khiến Xây dựng chiến lược quảng bá điểm đến Việt
Nam từ TS. Phạm Từ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch “Từ chỗ đứng vào

nhóm các nước kém phát triển nhất, Việt Nam đã vươn lên hàng trung bình trong
khu vực, vượt Philippines, chỉ còn sau 4 nước du lịch phát triển hàng đầu là Thái
21
Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia”. Du khách đến Việt Nam từ hơn 60 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút nhiều hơn
nữa du khách đến Việt Nam, ngành du lịch đã chú trọng công tác xúc tiến du lịch,
mang tính chuyên nghiệp. Từ năm 2010, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sự
kiện Năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dậy và phát huy tiềm
năng du lịch của từng vùng miền để thu hút khách.
Ngày nay việc quảng bá Việt Nam là điểm đến cho du khách hiện đang ở
thời điểm rất thuận lợi. Thương hiệu Việt Nam đang được khẳng định và ngày càng
được đánh bóng, đề cao. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn, an toàn
thân thiện trong khu vực. Biểu tượng hoa sen nở tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý
của con người Việt Nam, tâm hồn và non nước Việt. Bông sen được cách điệu với 5
cánh mang 5 sắc tượng trưng cho du lịch Việt Nam đầy sức quyến rũ và đang tỏa
hương sắc. Mỗi cánh sen tượng trưng cho mỗi sản phẩm du lịch đặc trưng: xanh
nước biển là màu chủ đạo, tượng trưng cho du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch chính
của Việt Nam; màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, màu vàng cam
tượng trưng cho du lịch văn hóa, lịch sử và màu tím là của du lịch khám phá, mạo
hiểm, màu hồng tượng trưng cho sự năng động, lòng hiếu khách của người Việt
Nam. Khẩu hiệu "Việt Nam - Timeless charm" có ý nghĩa là vẻ đẹp vĩnh cửu, xuyên
thời gian của các sản phẩm du lịch Việt Nam. Tiêu đề và biểu tượng mới “Việt
Nam-Vẻ đẹp bất tận” đang được quảng bá rộng rãi và được áp dụng trong toàn
ngành, thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của công luận của các nhà chuyên
nghiệp.
Như vậy vị thế Việt Nam đã được nâng lên, sân chơi đã rộng mở, luật chơi
đã rõ. Vấn đề còn lại là cách đặt vấn đề của các cơ quan quản lý du lịch tỉnh, thành
với chính quyền địa phương, để ra được các chủ trương, kế hoạch, tiền của, lực
lượng nhằm xúc tiến quảng bá điểm đến từng vùng, miền, từng địa phương; sự liên
kết phối hợp liên ngành, liên vùng và khả năng nghề nghiệp của các chuyên gia xúc

tiến du lịch trong toàn ngành cũng là những yếu tố quan trọng để đẩy mạnh hoạt
động quảng bá xúc tiến du lịch.
Các doanh nghiệp sẽ quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm đặc thù của mình
trong môi trường quảng bá điểm đến đã thuận lợi. Vấn đề là đưa ra những sản phẩm
có chất lượng đúng với thương hiệu và những gì đã quảng bá. Các hãng thông tấn
22
báo chí trong và ngoài nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quảng bá điểm
đến Việt Nam. Như vậy để hoạt động marketing mang tính hiệu quả cao, du lịch
Việt Nam cần thực hiện đồng bộ 4 giải pháp cơ bản.
Thứ nhất là quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới bằng các phương thức
quảng bá và cung cấp thông tin thông qua cấp lãnh đạo và các cơ quan chuyên
trách, thuê công ty PR chuyên nghiệp của nước ngoài quảng bá về du lịch Việt
Nam.
Trước mắt, việc thuê một công ty quảng cáo du lịch chuyên nghiệp của nước ngoài
“rao hàng” giúp chúng ta sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bởi mình quảng cáo sản
phẩm cho người nước ngoài thì cũng cần được nhìn qua con mắt của người nước
ngoài, hơn nữa họ cũng chuyên nghiệp và giỏi hơn ta nhiều trong lĩnh vực này. Việt
Nam cần hoàn thiện khâu cung cấp thông tin du lịch.Theo đó, một chiến lược quảng
bá tổng thể, dài hơi tại các thị trường khách trọng điểm, thông tin phải được đưa
đến cho du khách một cách đầy đủ, thường xuyên và mọi lúc mọi nơi.
Thứ hai là nhóm giải pháp quảng bá qua các công cụ chính. Quảng bá qua
Website, E-mail nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những
cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng,
hấp dẫn của Việt Nam; kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh
nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng
truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang Web nổi tiếng như
Google, MSN, inoseek,… để du khách nước ngoài dễ tìm kiếm.
Thứ ba là giải pháp quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam qua các lễ hội, sự
kiện có chọn lọc trong và ngoài nước (các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế
giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, APEC…

Thứ tư là việc xây dựng thương hiệu Việt Nam qua đó tạo điều kiện quảng
bá du lịch. Cần phải nhận thức đúng đắn và nắm bắt cơ hội để xây dựng hình ảnh về
đất nước Việt Nam”.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH
CỦA KHU DU LỊCH DỐC LẾT
2.1. Giới thiệu về khu du lịch Dốc Lết
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

×