TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
--------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁC
GIẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hồng Quân
MSSV: 5062496
Lớp: Luật thương mại 2
Tháng 5/2010
LỜI CẢM ƠN
********
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp đúng thời hạn như
ngày hôm nay, tôi xin trân trọng gửi lời biết ơn đến:
Những người thân trong gia đình, những người luôn ủng hộ, động viên, tạo
mọi điều kiện tốt nhất về vật chất cũng như tinh thần cho tôi trong suốt bốn năm
đại học cũng như trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Các thầy cô khoa Luật đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báo và những bài học bổ ích trong công việc cũng như trong cuộc sống
sau này.
Tập thể lớp Luật K32 đã giúp đỡ, động viên và luôn chia sẽ kiến thức cùng
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình học tập.
Cần Thơ, ngày 21 tháng 4 năm 2010
Nguyễn Hồng Quân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự 1999- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội- 2007 sửa đổi, bổ sung một
số điều ngày 19 tháng 6 năm 2009
2. Bộ luật tố tụng hình sự 2004- Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004- NXB Chính tri quốc gia Hà Nội- 2007
4. Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005- NXB Chính trị quốc gia Hà nội- 2006
5. Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn
hóa thông tin
6. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 quy định xử phạt vi pham
hành chính về quyền tác giả, quyền lien quan
7. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung ngày 2 tháng 4
năm 2008
8. Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam- NXB Tƣ pháp Hà Nội năm
2005
9. Nguyễn Nhƣ Quỳnh- Khoa luật dân Sự trƣờng Đại học luật Hà Nội, Tƣ liệu hội
thảo hà Nội- 2009
10. Lê Xuân Thảo- Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở Hữu Trí Tuệ- NXB Tƣ pháp
Hà Nội năm 2005
11. Vụ công tác lập pháp- Những nội dung cơ bản của luật SHTT- NXB Tƣ pháp Hà
Nội năm 2006
12. Vũ Khắc Trai- Một số vấn đề chung về SHTT Việt Nam, tài liệu hội thảo, Hà Nội
năm 2007
13. Vũ Mạnh Chu, Quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số - TP.HCM 8/12/2005
14. />15. http//laws.dongnai.gov.vn/200505/lawdocumen- view
16. http//wto.nciec.gov.vn/lits/sup-inlellectual-vn
17. www.mot.vn/ven/VBdetail.áp.id=1774
18. Dddn.com.vn/33082cat1040quyen-shtt-tai-vn-va-hiep-dinh-trips.htm
19. chungta.com/destop.aspx
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích chọn đề tài .............................................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 1
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 1
5. Bố cục.................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ…………………………………………………………………….3
1.1. Khái quát chung về quyền tác giả và việc bảo hộ quyền tác giả ........................... 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển quyền tác giả .................................................. 3
1.1.1.1. Thế giới ......................................................................................................... 3
1.1.1.2. Việt Nam ....................................................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm quyền tác giả và việc bảo hộ quyền tác giả ..................................... 10
1.1.2.1. Quyền tác giả ............................................................................................... 11
1.1.2.2. Bảo hộ quyền tác giả .................................................................................... 12
1.1.3. Nội dung quyền tác giả .................................................................................... 16
1.1.4. Giới hạn quyền tác giả ..................................................................................... 18
1.1.5. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả .............................................................. 19
1.2. Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả.................................................................... 20
1.2.1. Biện pháp tự bảo vệ ......................................................................................... 20
1.2.2. Biện pháp dân sự ............................................................................................. 20
1.2.3. Biện pháp hành chính ...................................................................................... 21
1.2.4. Biện pháp hình sự............................................................................................ 21
1.3. Sự cần thiết của việc quy định các biện pháp bảo hộ quyền tác giả ..................... 21
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ
2.1. Biện pháp tự bảo vệ........................................................................................... 26
2.2. Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả................................................................... 27
2.2.1. Biện pháp dân sự ............................................................................................ 27
2.2.1.1. Các biện pháp dân sự................................................................................... 27
2.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đƣơng sự ............................................. 27
2.2.1.3. Nguyên tắc xác định thiệt hại ...................................................................... 28
2.2.1.4. Căn cứ xác định mức bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra ...... 28
2.2.1.5. Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ....................... 29
2.2.1.6. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời ................................................................. 29
2.2.1.7. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ....................................... 30
2.2.1.8. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời .......................... 30
2.2.1.9. Ngƣời có quyền khởi kiện dân sự ................................................................ 30
2.2.2. Biện pháp hành chính ..................................................................................... 31
2.2.2.1. các hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử phạt hành chính`........................ 31
2.2.2.2. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả ............. 32
2.2.2.3. Thời hiệu xử phạt hành chính, thời hạn đƣợc coi là chƣa bị xử phạt hành
chính ........................................................................................................................ 36
2.2.2.4. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính ........................... 37
2.2.2.5. Thẩm quyền xử phạt hành chính .................................................................. 38
2.2.2.6. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính .................................. 42
2.2.3. Biện pháp hình sự........................................................................................... 43
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, NGUYÊN NHÂN
VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ............................................................................ 45
3.1. Thực trạng các biện pháp bảo hộ quyền tác giả ................................................. 45
3.1.1. Thực tiễn ........................................................................................................ 45
3.1.2. Vƣớng mắc..................................................................................................... 47
3.2. Nguyên nhân và một số ý kiến đề xuất .............................................................. 51
3.2.1. Nguyên nhân .................................................................................................. 51
3.2.2. Ý kiến đề xuất ................................................................................................ 52
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………...….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
BLDS: Bộ luật dân sự
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
SHTT: Sở hữu trí tuệ
PLXLVPHC: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sở hữu trí tuệ, trong đó quyền tác giả ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống
kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập va toàn cầu hóa. Do đó,
việc xây dựng một hệ thống các biện pháp bảo hộ quyền tác giả là nhu cầu cấp thiết đối
với sự phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia và là yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập
và toàn cầu hóa. Đáp ứng nhu cầu đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã
không ngừng đề ra những chủ trương, chính sách mới nhằm từng bước hoàn thiện các
biện pháp bảo hộ quyền tác giả. Ngày nay, Nước ta đã xây dựng được hệ thống bảo hộ
quyền tác giả tương đối hoàn chỉnh với đầy đủ các biện pháp như: biện pháp tự bảo vệ,
biện pháp dân sự, biện pháp hành chính và hình sự. Đã góp phần hạn chế đến mức tối
đa các hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể xảy ra, xử lý công bằng, khách quan các
trường hợp vi phạm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Mặc dù vậy, trước tình hình hiện nay trong xu thế hội nhập khu vực tình trạng xâm
phạm quyền tác giả vẫn diễn ra khá phổ biến với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Một
đòi hỏi đặt ra là Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục có những chủ trương, chính sách kịp
thời để tiếp tục hoàn thiện các biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của cơ chế bảo
hộ.
2. Mục đích chọn đề tài
Nhằm để hiểu rõ hơn về tình trạng quyền tác giả hiện nay, cũng như các hành vi
xâm phạm quyền tác giả, các ưu điểm cũng như tìm ra những vướng mắc của các biện
pháp bảo hộ quyền tác giả ở nước ta hiện nay để đưa ra những đề xuất của bản thân
trong quá trình nghiên cứu đề tài để góp ý kiến hoàn thiện các biện pháp bảo hộ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nhìn chung, quyền tác giả ở nước ta là một lĩnh vực còn khá rộng. Trong phạm vi
nghiên cứu đề tài của mình, người viết chỉ nghiên cứu vấn đề “các biện pháp bảo hộ
quyền tác giả” dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn này dựa trên các phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp, đối chiếu với lý luận và thực tiển.
5. Bố cục của luận văn gồm: 3 chương
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về quyền tác giả và các biện pháp bảo hộ quyền tác
giả.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
1
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
Chương 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo hộ quyền tác giả.
Chương 3. Thực trạng các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, nguyên nhân và một số ý
kiến đề xuất.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
2
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ
1.1 Khái quát chung về quyền tác giả và việc bảo hộ quyền tác giả
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển quyền tác giả
1.1.1.1 Thế giới
* Trong thời kỳ cổ đại và thời kỳ Trung cổ, người ta chưa biết đến quyền cho một
tác phẩm trí tuệ. Các quy định pháp luật chỉ có cho những vật mang tác phẩm trí tuệ, đặc
biệt là về sở hữu. Thí dụ là như không được phép trộm cắp một quyển sách nhưng lại được
phép chép lại từ quyển sách đó. Việc nhiều nghệ sĩ và tác giả cùng làm chung một đề tài là
một trường hợp bình thường cũng như việc các nhạc sĩ khác lấy hay thay đổi các bài hát và
tác phẩm âm nhạc. Khi không muốn bài viết bị thay đổi tác giả chỉ còn có cách gắn một lời
không may trong sách của mình như Eike Von Repgov tác giả của Sachsenpiegel, một
quyển sách ghi chép lại các luật lệ đương thời, đã nguyền rủa những người giả mạo tác
phầm của ông sẽ bị bệnh.
Cùng với phát minh máy in ( khoảng năm 1440), các bản sao chép lại của một tác
phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng tác giả
vẫn chưa có được “quyền tác giả” ở bên cạnh và còn phải vui mừng là chẳng những tác
phầm được in hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiển cho bản viết tay. Thế rồi đi đến
trường hợp bản in đầu tiên bị các nhà in khác in lại. Việc này làm cho việc kinh doanh của
nhà in đầu tiên gặp khó khăn vì người đã đầu tư lao động nhiều hơn và có thể cũng trả tiền
cho tác giả, những người in lại tự nhiên là có thể mời chào sản phẩm của họ sẽ tiền hơn.
Tác giả cũng có thể không bằng lòng với bản in lại vì những bản in lại này thường được
sản xuất ít kỷ lưỡng hơn; có lỗi hay thậm chí bài viết còn bị cố ý sửa đổi .
Vì thế, để chống lại việc in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt từ phía chính
quyền, cấm in lại một tác phẩm ít nhất là trong một thời gian nhất định. Lợi ít của nhà in
trùng với lợi ích của nhà cầm quyền, vì những người này muốn có ảnh hưởng đến những
tác phẩm được phát hành trong lãnh địa của họ . Đặc biệt là nước Pháp do chế độ chuyên
chế sớm nên đã thực hiện được điều này, ít thành công hơn là ở nước Đức .Tại Đức một số
hầu tước còn cố tình không quan tâm đến các nhà xuất bản vi phạm các đặc quyền từ
hoàng đế nhằm để giúp đở các nhà xuất bản này về kinh tế và để giúp mang vào nước này
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
3
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
những tác phẩm văn học đang được ưa chuộng một cách rẻ tiền. Những ý tưởng của phong
trào khai sáng phần lớn là được truyền bá bằng các bản in lậu.
* Khi thời kỳ Phục hưng bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan trọng hơn và
quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm của họ.
Tại Đức thí dụ như là Albercht Durer(1511) đã được công nhận một đặc quyền như vậy.
Nhưng việc bảo vệ này chỉ dành cho người sáng tạo như một cá nhân (quyền cá nhân) và
chưa mang lại cho tác giả một thu nhập nào.
* Giữa thế kỷ 16 các đặc quyền lãnh thổ được đưa ra, cấm in lại trong một vùng
nhất định trong một thời gian nhất định.
Khi các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút cho tác giả thì họ tin rằng cùng với
việc này họ có được một độc quyền kinh doanh ( thuyết về sở hữu của nhà xuất bản) ngay
cả khi họ không có đặc quyền cho tác phẩm này. Vì thế mà việc in lại bị cấm khi các quyền
từ tác giả được mua lại.
* Mãi đến thế kỷ 18, lần đầu tiên mới có các lý thuyết về các quyền giống như sở
hữu cho các lao động trí óc (và hiện tượng của sở hữu phi vật chất). Trong một bộ luật của
nước Anh năm 1710,Statue of Anne, lần đầu tiên một đặc quyền sao chép của một tác giả
được công nhận. Tác giả sau đó nhượng quyền này lại cho nhà xuất bản. Sau một thời gian
được thõa thuận trước tất cả các quyền lợi thuộc về tác giả. Tác phẩm phải được ghi vào
trong danh mục của hiệp hội các nhà xuất bản và phải có them ghi chú Coppyright để được
bảo vệ. Phương pháp này được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào năm 1785(yêu cầu phải ghi
vao danh mục được bãi bỏ tại Anh vào năm 1956 và tại Hoa Kỳ vào năm 1978). Ý tưởng
về sở hữu trí tuệ phần lớn được giải thích bằng thuyết về quyền tự nhiên ( Tiếng Anh:
natural law). Tại một sở hữu văn học nghệ thuật đưa ra trong hai bộ luật vào năm 1781 và
1793. Tại nước Phổ một bảo vệ tương tự cũng được đưa ra vào năm 1837. Cũng vào năm
1837 Hội đồng liên bang của liên minh Đức quyết định thời hạn bảo vệ từ khi tác phẩm ra
đời là 10 năm, thời hạn này được kéo dài là 30 năm sau khi tác giả qua đời vào năm 1845.
Trong liên minh Bắc Đức việc bảo vệ quyền tác giả được đưa ra vào năm 1857 và được Đế
chế Đức thu thập và được mở rộng sau đó. Trong Đệ tam đế chế của tác giả chỉ là “người
được ủy thác trông nom tác phẩm” cho cộng đồng nhân dân. 1
Ý tưởng về bảo hộ quyền tác giả chỉ được bắt đầu khi sáng chế ra công nghệ in ấn
cho phép các tác phẩm văn học được nhân bản nhờ các tiến trình cơ khí thay cho việc sao
1
/>
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
4
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
chép bằng tay. Điều này dẫn đến sự ra đời nền thương mại của những thợ in ấn và những
người bán sách, mà người ta gọi là người bán văn hóa phẩm. Những người này đã đầu tư
khoản tiền đáng kể việc mua giấy, xây dựng nhà máy in và vào việc thuê lao động. Trong
trường hợp này do không có hình thức nào chống việc cạnh tranh mua bán các bản sao,
việc đầu tư in ấn và bán sách là một việc đầu tư mạo hiểm và nhiều người đã bị phá sản.
Những yêu cầu bức bách đã hình thành một dạng bảo hộ những đặc quyền do những cơ
quan quyền lực ban cho. Ở Anh và Pháp cơ quan quyền lực này là vua, còn ở Đức là các
Hoàng thân của các bang. Các đặc quyền này đem lại quyền được tái sản xuất và phân phối
trong một thời hạn nhất định cùng những hình thức phạt đối với việc vi phạm như phạt
tiền, bắt giữ tịch thu các văn bản vi phạm bản quyền.2
Trước khi nói tới luật quyền tác giả của các nước và Công ước quốc tế về quyền tác
giả, cần điểm qua một số nét về truyền thống Rome và Anglo- Sacson về quyền tác giả.
Qua nghiên cứu các tài liệu lịch sử được biết quyền tác giả chỉ thật sự ra đời cuối
thế kỷ XV, vì trước đó, khi con người phải dùng vỏ lá cây, da thú hoặc mảnh tre để viết
chữ lên đó, tiến thêm một bước là khắc chữ lên gỗ, nhưng số lượng in ra cũng không nhiều.
Chỉ từ khi có máy in các tác phẩm in ra một cách dễ dàng. Nhưng muốn in nhiều thì phải
có tiền, vì vậy các ông chủ nhà in đầu tư tiền bạc với hy vọng được bù đắp và có lãi. Để
làm được điều đó, việc trước tiên họ cần được đảm bảo là người độc quyền để các nhà in
khác không in tác phẩm đó. Chính vì thế đã nảy sinh việc bảo hộ đặc quyền cho các nhà in.
Vì thế chủ nhà in đã thu được lời trong việc in tác phẩm.
Tuy thế chẳng bao lâu người ta nhận ra rằng, nếu không có tác giả những người
sáng tạo ra tác phẩm, thì các ông chủ nhà in lấy tác phẩm ở đâu ra mà in, điều đó nói lên
mục đích của việc ban hành luật đầu tiên vế quyền tác giả. Luật này được gọi là đạo luật
của Nữ hoàng Anmo ra đời ngày 10/4/1710. Đây là đạo luật đầu tiên thừa nhận tác giả có
một số quyền như 21 năm đối với sách đã in trước ngày ban bố đạo luật và thêm 14 năm
nữa nếu tác giả còn sống thì hết hạn đầu tiên. Nhưng để được hưởng bản quyền đó, tác giả
phải đăng ký tác phẩm và tên tác giả, phải nộp lưu chiểu 9 bản tác phẩm cho các trường đại
học và thư viện.
Nhưng đạo luật này chỉ liên quan đến việc tái bản sách, vì thế người ta gọi là quyền
tác giả. Thuật ngữ này tồn tại cho đến ngày nay và “ Coppyright” đã được mở rộng phạm
vi bảo hộ đối với nhiều lĩnh vực khác không chỉ có sách.
2
Vũ Khắc Trai, Một số vấn đề chung về Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tài liệu Hội thảo, Hà Nội, 2007 trang 22
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
5
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
Sau đạo luật Anmo, phải nói đến Hiến pháo Hoa Kỳ năm 1787, trong mục 8, Điều 1
đã cho phép Quốc hội có quyền “đẩy mạnh tiến bộ khoa học nghệ thuật có ích, bằng cách
bảo đảm trong một thời gian hạn định cho các tác giả và người sáng chế độc quyền về
những bản viết và phát minh của họ”.
* Năm 1770, Đạo luật liên bang đầu tiên về quyền tác giả đã ra đời. Luật này cũng
yêu cầu tác giả phải thực hiện một số thủ tục như đăng ký, nộp lưu chiểu. Luật bảo hộ tác
phẩm viết như sách, bản đồ, đồ án với thời hạn là 14 năm và có thể gia hạn nếu tác giả còn
sống khi thời hạn lần thứ nhất đã hết.
* Còn ở Pháp, vào thời kỳ cách mạng, đã công bố văn bản vế quyền tác giả.Đó là
hai nghị định được ban hành năm 1791 và 1793, một nghị định quy định về thực hiện tác
giả và thời hạn suốt cuộc đời tác giả và 5 năm tiếp theo kể từ khi tác giả chết. Nghị định
thứ hai đã thiết lập quyền tái bản mà các tác giả được hưởng suốt đời, quyền nay kéo dài
10 năm tiếp theo kể từ sau khi tác giả chết.
Rõ ràng các Nghị định này đã cho tác giả được hưởng một sự bảo hộ lâu dài hơn các
nước theo truyề thống Anglon-Saason. Chẳng những thế, tác giả còn được thừa nhận là
người chủ tài sản trên tác phẩm của mình, đồng thời không phải thực hiện them bất cứ thủ
tục nào.
* Vào cuối thế kỉ XVIII, theo sáng kiến của các nhà triết học vĩ đại như Kant, họ
cho rằng, quyền tác giả không phải chỉ là một quyền về tài sản mà nó còn là quyền về nhân
cách. Tác phẩm không là một thứ hàng hóa, mà nó là nhân cách của tác giả và là sự kéo dài
chính bản thân con người tác giả.
Trào lưu tư tưởng trong đó có một ảnh hưởng lớn đến sự tiến triển trong các Bộ luật
về quyển tác giả ở Tây Âu sau này. Và đó cũng là nguồn gốc sản sinh ra quyền tinh thần
của tác giả.
Ở đây cũng còn vấn đền cần đề cập tới trong hai xu hướng Latinh và Anglo-Xacson,
đó là mối quan hệ giữa 3 nhân vật: tác giả- người truyền bá- công chúng. Theo quan niệm
của hệ thống pháp luật Anglo-Xacson, tuy cũng có một chút quan điểm như trên, nhưng lợi
ích của người truyền bá và công chúng được coi trọng nhiều hơn.
Chính vì thế đã nảy sinh một câu hỏi: vậy quyền tác giả bảo hộ ai, bảo hộ cái gì?
Đây là một vấn đề khó trả lời, vì như chúng ta đã biết, để đưa tác phẩm của mình tới công
chúng, tác giả cần phải dựa vào một lớp người trung gian. Nhà viết kịch không thể không
nhờ đến diễn viên để đưa vở kịch của mình ra sân khấu; nhà soạn nhạc phải dựa vào ca sĩ,
nhạc công để thể hiện tác phẩm của mình. Rồi việc ghi âm, phát thanh, truyền hình đã góp
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
6
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
phần mạnh mẽ trong việc đưa tác phẩm đến với công chúng, qua đó làm cho công chúng
biết đến tác giả. Và đã đến lúc những thủ tục đó cũng đòi hỏi cho mình được sự bảo hộ, họ
cho rằng tác phẩm không có họ, tác phẩm không thể đến với công chúng được.
* Ở những nước theo truyền thống Latinh, việc này được xác định như sau: tác giả
và chỉ riêng tác giả mới được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả cho sự sáng tạo của mình, còn
những trợ thủ có vai trò đưa tác phẩm ra công chúng cũng được bảo hộ nhưng không được
bảo hộ về quyền tác giả, mà đó là sự bảo hộ được gọi là quyền kề cận.
Còn ở các nước theo truyền thống Anglo-Xacson họ nghiêng về việc bảo hộ những
người truyền bá tác phẩm bằng tác giả. Ở Anh và Hoa Kỳ, nơi có nền công nghiệp đĩa hát
phát triển mạnh mẽ, họ coi bản ghi âm là tác phẩm và được bảo hộ như quyền tác giả. Còn
ở Pháp trong, trong luật quyền tác giả Công bố ngày 3/7/1985 bên cạnh quyền tác giả có
ghi quyền kề cận, quyền kề cận này bảo hộ các quyền cho những người sản xuất băng đĩa
nhạc, CD.
Về vấn đề quyền tác giả phát sinh từ khi nào, theo quan điểm truyền thống Latinh,
quyền tác giả ra đời khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm.Tác giả được nhà nước bảo hộ ngay từ
lúc đó, chứ không đợi lúc tác phẩm được công bố, phổ biến. Còn theo quan điểm của
truyền thống Anglo-Xacson, để khuyến khích tác giả công bố tác phẩm của mình, trước kia
người ta chỉ bảo hộ tác giả phải đăng ký và nộp lưu chiểu. Sau này, quan điểm nói trên đã
mất dần, người ta không thấy nó thể hiện trong đạo luật quyền tác giả của Mỹ ban hành
năm 1976, tuy không bỏ hết các thủ tục, nhưng cũng gạt bỏ di rất nhiều.
Một vấn đề nữa về người sáng tạo ra tác phẩm thực hiện theo khuôn khổ hợp đồng
(đặt hàng), viên chức nhà nước sáng tạo ra tác phẩm do cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ
thì theo truyền thống Latinh và Anglo-Xacson giải quyết như thế nào?
Các nước theo truyền thống Latinh có khuynh hướng khẳng định tuy quyền tác giả
nảy sinh từ người sáng tạo, nhưng có thể dễ dàng chấp nhận việc chuyển giao quyền vật
chất cho cá nhân, tổ chức đặt hang hoặc giao nhiệm vụ vì họ là những cá nhân, tổ chức có
quyền công bố, phổ biến tác phẩm.
* Ở các nước có truyền thống Anglo-Xacson, cách giải quyết vấn đề này khác hẳn,
người ta nhấn mạnh đến vai trò phổ biến tác phẩm của cá nhân, tổ chức đặt hang hoặc cơ
quan nhà nước, họ nhấn quan mạnh hệ pháp lý của người sáng tạo với cơ quan nhà nước
cho nên về quyền tác giả đối với những tác phẩm được sáng tác theo đơn đặt hàng hoặc
theo nhiệm vụ được giao, thì ngay từ nguồn gốc phải trao cho người phổ biến, chứ không
phải là của tác giả. Đối tác phẩm điện ảnh cũng vậy, nói chung người sản xuất không có
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
7
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
vai trò sáng tạo trong việc làm phim, nhưng họ có một vị thế hết sức trọng yếu vì nếu họ
không đầu tư tài chính, thì không khi nào phim được sản xuất. Người bỏ tiền ra làm phim
với hy vọng kiếm lời trong quá trình khai thác bộ phim sau này. Ở các nước theo truyền
thống La tinh người không tước đi sự bảo hộ tài sản văn học của tác giả, còn ở các nước
Anglo-Xacson, người ta không ngại trao quyền tác giả cho người sản xuất.
Tóm lại, mỗi nước có luật pháp riêng về quyền tác giả căn cứ vào tình hình kinh tế,
xã hội,văn hóa của nước mình. Nhưng vượt lên những khác biết ấy là sự thỏa thuận giữa
các nước ngày càng mở rộng và tác giả được hưởng một sự bảo hộ thỏa đáng ở bất cứ nước
nào khi người ta sử dụng. Luật quyền tác giả của một nước chỉ có hiệu lực ở nước đó. Việc
bảo hộ quyền tác giả chỉ bó hẹp trong phạm vi từng nước, trong khi đó tác phẩm văn học,
nghệ thuật. khoa học ngày càng được sáng tạo ra nhiều hơn và chúng đã vượt biên giới các
nước như một món hàng hóa, không một ai có thể cản.
Chính vì thế, các nước phải tiến hành ký kết hiệp định song phương, hiệp định khu
vực về quyền tác giả, để bảo hộ quyền tác giả cho nhau.
Nhưng các hiệp định song phương hoặc khu vực về quyền tác giả vẫn bị hạn hẹp về
mặt địa lý, nếu không có một hiệp ước quốc tế về vấn đề này, thì hiệu quả của việc bảo hộ
vẫn bị hạn chế.3
1.1.1.2 Việt Nam
Trong bối cảnh chung hiện nay, việc bảo vệ quyền tác giả là mối quan tâm của
nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Nhiều nước đã ban hành các đạo
luật về quyền tác giả từ vài chục năm nay, thậm chí từ một trăm năm nay hoặc lâu hơn nữa.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ và sự giao lưu thương mạu,
văn hóa giữa các nước ngày càng mở rộng, các đạo luật về quyền tác giả của nhiều nước
vẫn tiếp tục được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
Ở nước ta, lĩnh vực pháp luật về quyền tác giả đã được xây dựng trong những năm
80. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật. trong đó có quy định về việc bảo vệ
quyền tác giả như hiến pháp 1992 Luật báo chí, Luật xuất bản, Bộ luật hình sự ….Tuy vậy,
trên thực tế việc bảo vệ quyền tác giả được điều chỉnh chủ yếu trong nghị 142- Hội đồng
bộ trưởng. Qua một số năm thực hiện, Nghị định số 142-Hội đồng bộ trưởng đã tạo tiền đề
pháp lý nhằm đáp ứng yên cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, là căn cứ
để cơ quan bảo hộ quyền tác giả ( nay là cục bản quyền tác giả) thực hiện việc đăng ký
quyền tác giả và giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả.Tuy nhiên, trong quá trình thực
3
Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội - 2005
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
8
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện, Nghị định số 142- Hội đồng bộ trưởng đã bộc lộ một số hạn chế cả về mặt nội dung
lẫn hình thức. Những hạn chế về nội dung như một số đối tượng về quyền tác giả chưa
được quy định bảo hộ như trong chương trình máy tính, thời hạn bảo hộ quyền tác giả còn
quá ngắn ( 30 năm sau khi tác giả đã chết) , chưa có quy định về bảo hộ các quyền liên
quan ( quyền của người biểu diễn, của tổ chức sản xuất băng, đĩa ghi âm, ghi hình và của tổ
chức phát thanh, truyền hình ). Những hạnchế Nghị định 142- Hội đồng bộ trưởng là văn
bản dưới luật nên bị hạn chế về hiệu lực thi hành. Nghị định này chưa đáp ứng được các
yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở nước ta trong thời kỳ đầu của công
cuộc đổi mới nền kinh tế. Đối với nước ngoài, Nghị định chưa được coi là văn bản pháp lý
cao của Nhà nước ta tham gia các hiệp định song phương hoặc đa phương về quyền tác giả.
Để khắc phục các khuyết điểm trên của Nghị định 142- Hội đồng bộ trưởng, ngày
12/12/1994, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Với
bố cục gồm 7 chương và 47 điều, pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả đã quy định tương đối
đầy đủ và cụ thể những vấn đề về bảo hộ quyền tác giả. So với Nghị định 142-Hội đồng bộ
trưởng, Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả quy định đầy đủ hơn về các đối tượng bảo hộ
quyền tác giả, bao gồm cả phầm mềm máy tính, quy định cụ thể các quyền của tác giả. Về
thời hạn bảo vệ Pháp lệnh đã tăng thời hạn bảo vệ đối với quyền tác giả trong suốt cuộc đời
của tác giả và 50 năm tiếp theo năm của tác giả chết, ngoài ra Pháp lệnh còn quy định cụ
thể về mốc thời gian đối với tác phẩm đồng tác giả, tác phẩm di sản, quy định về các quyền
và nghĩa vụ của người biểu diễn, của tổ chức sản xuất băng, đĩa ghi âm, ghi hình và các tổ
chức phát thanh truyền hình.
Với sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995, quyền tác giả lần đầu tiên được quy định
trong chương I Phần thứ sáu Bộ luật dân sự -từ điều 745 đến điều 779 và một số điều khác
có liên quan của Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/1996, do
đó Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả hết hiệu lực.
Quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự đã kế thừa và phát triển các quy
định của pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Bộ luật dân sự đã
Kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả như: khái niệm tác
giả, thời điểm phát sinh quyền tác giả, các loại tác phẩm được bảo hộ, các tác phẩm không
được Nhà nước bảo hộ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả và hợp đồng sử dụng tác phầm. Bên
cạnh đó, trong Bộ luật dân sự cũng bổ sung một số quy định mới so với pháp lệnh bảo hộ
quyền tác giả như: quy định về chủ sở hữu tác phẩm, quy định liên quan đến nghĩa vụ cùa
người biều diễn, của tổ chức sản xuất băng, đĩa ghi âm, ghi hình và của tổ chức phát thanh
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
9
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
truyền hình. Điểm cần nhấn mạnh là Bộ luật dân sự chỉ đề cập đến quyền tác giả dưới góc
độ là một quyền dân sự. Các vấn đề khác liên quan đến việc quản lý nhà nước về quyền tác
giả như: thủ tục đang ký quyền tác giả, việc xử lý các tổ chức, cá nhân có hảnh vi xâm
phạm quyền tác giả… Cũng như việc giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả được quy
định trong các văn bản pháp luật khác như Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ văn
hóa- Thông tin, Thông tư liên tịch của Bộ văn hóa- thông tin và một số cơ quan có liên
quan.
Sau một thời gian thi hành Bộ luật dân sự, việc bảo hộ quyền tác giả ở nước ta đạt
được một số thành tựu sau: Bước đẩu xây dựng nền móng cho ý thức tôn trọng pháp luật
về quyền tác giả từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm; góp phần giáo
dục ý thức tôn trọng quyền tác giả trong nhân dân; tạo lập niềm tin cho đội ngũ những
người sáng tác vào sự bảo hộ của pháp luật đối với hoạt động sáng tác của họ.
Tổ chức việc đăng ký quyền tác giả cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ các quyền tác giả, giúp tòa án có căn cứ pháp lý cần
thiết để giải quyết vi phạm và tranh chấp về quyền tác giả.
Là cơ sở pháp lý để Việt Nam thiết lập và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
quyền tác giả. Việt Nam đã ký kết hai Hiệp định song phương về quyền tác giả với Hoa
Kỳ, Thụy Sĩ và ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó một phần của Hiệp
định này là quyền sở hữu trí tuệ. Ngày 26/7/2004 Việt Nam đã chính thức gia nhập công
ước Bern về bảo vệ quyền tác giả. Công ước Bern có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày
26/10/2004.
Các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về
quyền tác giả đã được ban hành, nhưng nhìn chung pháp luật về quyền tác giả hiện nay ở
nước ta còn có khiếm khuyết: Pháp luật về quyền tác giả là lĩnh vực mới được hình thành
và phát triển ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực khó và phức tạp, đòi hỏi phải hiểu biết, nắm
được lý luận khoa học và có nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, nhiều chế định pháp luật
chưa được xây dựng trên cơ sở khoa học pháp lý; Hệ thống văn bản pháp luật về quyền tác
giả của nước ta còn phức tạp, gồm nhiều văn bản do nhiều cấp ban hành, có những khoảng
trống, nhưng cũng có những quy định chồng chéo, thiếu tính thống nhất về nội dung và
chưa chặt chẽ trong diễn đạt. Nhiều khái niệm pháp luật trong lĩnh vực quyền tác giả chưa
được quy định rõ nên không được hiểu và áp dụng thống nhất.4
1.1.2 Khái niệm quyền tác giả và việc bảo hộ quyền tác giả
4
Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản tư pháp Hà Nội - 2005
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
10
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.1.2.1 Quyền tác giả
Theo Điều 4 Luật SHTT năm 2005 thì, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân
đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả được xác lập đối với những người sáng tạo ra các tác phẩm gốc về
văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật, khoa học và thường được gọi là bản quyền tác giả.
Bản quyền liên quan đến những sáng tạo nghệ thuật như các bài thơ, các tiểu thuyết,
bản nhạc, các bức hội họa, các tác phẩm điện ảnh… Trong ngôn ngữ của hầu hết các nước
Châu âu, trừ tiếng Anh, bản quyền được gọi là quyền tác giả. Đối với các sáng tạo văn học,
nghệ thuật, thuật ngữ “bản quyền” thể hiện quyền chủ yếu của tác giả, đó là quyền sao
chụp, nhân bản một tác phẩm văn học, nghệ thuật chỉ có thể được thực hiện bởi tác giả
hoặc bởi người khác được tác giả cho phép. Hành động sao chụp, nhân bản chính là việc
tạo ra các bản sao tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chẳng hạn như một quyển sách,
một bức tranh, một đồ thủ công mỹ nghệ, hay một cuốn phim.5
Quyền tác giả còn được dùng để đề cập đến chính tác giả, người đã sáng tạo ra các
tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học và được gọi là tác giả của tác phẩm. Vấn đề này,
luật pháp của các nước đều thừa nhận tác giả có những quyền đặc biệt nhất định đối với
những sáng tạo của mình như quyền ngăn cấm người khác sửa đổi, cải biên tác phẩm của
mình. Chỉ có tác giả của tác phẩm mới có quyền làm việc đó, còn việc sao chụp nhân bản (
tạo ra các bản sao ) có thể được thực hiện bởi người khác, thí dụ một nhà xuất bản, nếu
được tác giả ủy quyền hoặc đồng ý. Nói chung, đó là sự thể hiện ý tưởng của tác giả, sự thể
hiện đó được bảo hộ chứ không phải là bảo hộ chính ý tưởng đó. Thí dụ, một tác giả bộc lộ
ý tưởng của mình là làm thế nào để chế tạo một chiếc máy bay trong một bài báo đăng trên
một tạp chí, thì tác giả được hưởng “ bản quyền” đối với bài báo đó và như vậy không ai
được phép sao chụp bài báo nếu không được sự đồng ý của tác giả, nhưng tác giả lại không
có quyền ngăn cản được người khác sử dụng ý tưởng của mình để tạo ra một chiếc máy
bay như mô tả trong bài báo của tác giả
Như vậy quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực
văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Quyền này bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản ( lợi ích kinh tế ) của tác giả
trong mối liên quan với tác phẩm của mình. 6
5
6
http//laws.dongnai.gov.vn/200505/lawdocumen-view
Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội – 2005, trang 16
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
11
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một
hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện,
ngôn ngữ, đã công bố, chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 7
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là căn cứ chứng minh trong trường hợp có tranh chấp phát
sinh lại phụ thuộc rất nhiều vào căn cứ pháp lý và điều quan trọng là trách nhiệm chứng
minh lại thuộc về người yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giảiquyết. Thí dụ thực tế như
trong vụ tranh chấp bản quyền bài hát “Tình thôi xót xa” giữa nhạc sĩ Bảo Chấn và nữ nhạc
sĩ Keiko Matsui ( Nhật bản ), Bảo Chấn có thể được xem là tác giả nhưng không ai có thể
tin điều đó khi ông không có Giấy chứng nhận bản quyền như của Keiko. Trong trường
hợp này Keiko nắm chắc phần thắng Giấy chứng nhận bản quyền trở thành chứng cứ đắt
giá nhất tại Tòa. Đó là lý do tại sao tác giả được khuyến khích đăng ký bản quyền cho tác
phẩm của mình ngay từ khi tác phẩm được hoàn thành. Với một tác phẩm có đăng ký bản
quyền tác giả luôn có sự chắc chắn vì: Tác phẩm của mình được bảo hộ, tính pháp lý được
nâng cao giá trị hơn những tác phẩm cùng loại, đang hòa nhập cùng nguyên tắc và chuẩn
mực của thế giới, thời hạn bảo hộ kéo dài lên 75 năm sau khi tác giả qua đời, phạm vi bảo
hộ lên tới 163 quốc gia trên thế giới.
1.1.2.2 Bảo hộ quyền tác giả
Bảo hộ quyền tác giả là việc Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật – xác lập
quyền của chủ thể ( có thể là tổ chức hoặc cá nhân) đối với đối tượng quyền tác giả tương
ứng và bảo vện quyền đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba.
Nói chung ở hầu hết các nước, luật quyền tác giả đều tuyên bố tác giả của một tác
phẩm gốc có quyền cấm người khác sao chép tác phẩm của mình khi không được phép.
Việc bảo vệ quyền tác giả góp phần thúc đẩy sự sáng tạo của con người. 8
Tác giả, với tư cách là chủ thể sáng tạo ra tác phẩm có quyền được hưởng thành quả
lao động sáng tạo của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Bảo hộ quyền tác giả sẽ
khuyến khích sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị phục vụ công chúng và xã hội. Chính vì
lẽ đó, Ts Kamil ldris, Tổng giám đốc Sở hữu trí tuệ thế giới ( WIPO ) đã phát đi thông điệp
nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26-4) năm 2007 với tựa đề “khuyến khích sáng tạokhích lệ các tài năng sáng tạo và đổi mới đang tạo dựng thế giới và tương lai của chúng ta
– đó là mục đích cuối cùng mà Sở hữu trí tuệ đang phụng sự”
7
8
Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội – 2005, trang 22
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
12
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
Bảo hộ quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu khuyến khích lao động sáng tạo và phổ
biến tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt
của đời sống văn hóa, xã hội và là động lực tăng trưởng kinh tế tại mỗi quốc gia.
a) Đặc điểm bảo hộ quyền tác giả
Việc bảo hộ quyền tác giả mang tính quốc gia, có nghĩa là bảo hộ quyền tác giả
trong phạm vi biên giới và theo pháp luật của từng quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh
hiện nay, khi sự giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục, sự trao đổi thông tin, sản phẩm.,
dịch vụ giữa các nước ngày càng tăng và tỷ trọng các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
ở mỗi sản phẩm, dịch vụ lưu thông trên thị trường ngày càng lớn, vượt trội về giá trị so với
đối tượng vật chất, một mặt đòi hỏi mối quan hệ “ bảo hộ - cạnh tranh” trong kinh tế và
thương mại quốc tế không chỉ được điều chỉnh bằng công cụ thuế quan, phi thuế quan hoặc
đầu tư, mà còn đặt dưới sự kiểm sát của hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung. Mặt khác các
quốc gia cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả.
Để có thể đáp ứng được những yêu cầu trên các quốc gia cần ký kết hoặc gia nhập các
Điều ước quốc tế song phương, đa phương về bảo hộ quyền tác giả. Việc bảo hộ quyền tài
sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được một giới hạn trong thời gian nhất định. Đối với
tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyển hình,video và tác phẩm di cảo, thì quyền tài sản đối
với những tác phẩm đó được bảo hộ trong thời gian 50 năm, kể từ ngày tác phẩm được
công bố lần đầu tiên. Đối tác phẩm không rõ tác giả thì quyền tài sản đối với tác phẩm
được bảo hộ trong thời hạn 50 năm, tính từ ngày xác định được tác giả.
Trong trường hợp quyền nhân thân của tác giả, của người biểu diễn, quyền tài sản
của tác giả, của chủ sở hữu bị xâm phạm, người có quyền bị xâm phạm, phải bồi thường
thiệt hại theo đúng các quy định của Bộ luật dân sự, người bị xâm phạm cũng có thể yêu
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính người có hành vi vi phạm. Người
xâm phạm cũng có thể bị xử phạt hình sự theo quy định tại điều 131 Bộ luật hình sự năm
1999. Người nắm giử quyền nhân thân hoặc quyền tài sản đối tác phẩm còn có thể yêu cầu
đối với cơ quan hải quan áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu, nếu thấy có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả của mình. 9
b) Đối tƣợng bảo hộ quyền tác giả
Đối tượng bảo hộ quyền tác giả là những sáng tạo trí tuệ hoặc sản phẩm trí tuệ trong
lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, bất kể tác phẩm được thể hiện dưới hình thức nào.
9
Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội-2005, trang 17
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
13
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác
giả bao gồm các loại hình tác phẩm sau:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm các loại tác phẩm: Tác
phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được thể hiện dưới
dạng ngôn ngữ nói và được định hình dưới dạng vật chất nhất định; Tác phẩm sân khấu
bao gồm thuộc loại hình biểu diễn như kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc,
múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm
được tạo ra theo phương pháp tương tự là tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình
ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được
thể hiện trên chất liệu nhất định có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết
bị kỹ thuật, công nghệ. Tác phẩm điện ảnh gồm các loại phim truyện, phim tài liệu, phim
khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác ; Tác phẩm báo chí gồm: phóng
sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ảnh, điều tra, bình luận, chuyên luận, ký báo
chí và các thể loại khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình báo, điện tử hoặc
các phương tiện khác; Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt
trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào
việc trình diễn hay không; Tác phẩm kiến trúc là bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo
về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm
kiến trúc bao gồm các bản vẽ, thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý
tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian,
kiến trúc cảnh quan một vùng, đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng, đô thị, khu dân cư;
Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục
như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện khác tồn tại
dưới dạng độc bản. Đối với loại hình đồ hoạ có thể thể hiện đến phiên bản thứ 50, có số thứ
tự và có chữ ký của tác giả; Mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét,
hình khối, màu sắc, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với đồ vật hữu ích, được
sản xuất hàng loạt, bằng tay hoặc bằng máy như biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ, hình
thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm; Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện
hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh
được tạo ra hay có thể tạo ra bằng bất cứ phương tiện kỹ thuật nào. Có thể là phương pháp
hoá học, điện tử, hoặc phương pháp khác; Bản hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
14
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
đến địa hình, các loại công trình khoa học; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; Tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo vệ theo quy định tại khoản 1 điều 14 Luật sở hữu trí
tuệ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm
phái sinh.
Tác phẩm được bảo vệ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ
phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác
phẩm của người khác.
Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 điều 14 Luật
sở hữu trí tuệ.
trường hợp ngay cả tác giả và người sử dụng cũng chưa dự kiến được mục đích sử dụng
của tác phẩm.
c) Các đối tƣợng không đƣợc bảo hộ quyền tác giả
Về nguyên tắc, Nhà nước bảo hộ các tác phẩm mà không phân biệt hình thức ngôn
ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Tuy nhiên Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả
đối với các tác phẩm có nội dung sau: Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn
kết toàn dân; Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và
nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các
hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; Tiết lộ bí mật
của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân
và các bí mật khác do pháp luật quy định; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách
mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tính của tổ chức, danh
dự và nhân phẩm của cá nhân.10
d) Nguyên tắc bảo hộ
Về nguyên tắc, Nhà nước bảo hộ các tác phẩm mà không có sự phân biệt về hình
thức, ngôn ngữ thể hiện của tác phẩm và cũng không có sự phân biệt về chất lượng, giá trị
và mục đích sử dụng của tác phẩm. Sự khẳng định này nhằm làm rõ tránh sự hiểu lầm giữa
đối tượng được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả với đối tượng được bảo hộ theo
pháp luật về sở hữu công nghiệp hoặc cá đối tượng khác. Giá trị hoặc ý nghĩa văn học và
nghệ thuật của tác phẩm được đánh giá theo cách chủ quan của mỗi cá nhân, có thể có sự
khác nhau giữa người đánh giá và ngay cả đối với một người, thì sự đánh giá đó cũng có sự
10
Bình luận về quyền tác giả theo Pháp Luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội-2005, trang 35
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
15
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh khách quan, trạng thái tâm lý…Vì không thể lấy giá trị,
ý nghĩa của tác phẩm làm tiêu chuẩn đánh giá để bảo hộ. Tương tự, mục đích sử dụng tác
phẩm là do cá nhân người sử dụng lựa chọn, một tác phẩm có thể sử dụng cho một hoặc
nhiều mục đích khác nhau tùy yêu cầu thực tế, trình độ công nghệ. Thậm chí, có trường
hợp ngay cả tác giả và người sử dụng cũng chưa dự kiến được mục đích sử dụng tác
phẩm11
1.1.3 Nội dung của quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm được quy định tại Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ 2005
bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
a) Quyền nhân thân
Quyền nhân thân của tác giả là tập hợp các quyền nhằm bảo vệ các lợi ích tinh thần
của tác giả, bao gồm các quyền như: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật
hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc búc danh khi tác phẩm được công bố,
sử dụng; Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Quyền
bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chửa, cắt xén hoặc xuyên tác
phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tính của tác giả; Quyền
công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; Quyền cho
hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,
cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác
phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác
phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội
dung của tác phẩm. Trên cơ sở pháp lý này, rõ ràng phổ lời tác phẩm là một hành vi xâm
phạm sự toàn vẹn của tác phẩm (thêm lời, tức gán cho tác phẩm cái nó không có) và vì thế
đã xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Cụ thể hơn, Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin (VH-TT) đã đưa hành vi thêm
vào tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả vào diện hành vi bị cấm.
Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm
gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của
mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo thuận khác; cho hoặc không cho
11
Bình luận về quyền tác giả theo Pháp Luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội-2005, trang 41
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
16
SVTH: Nguyễn Hồng Quân
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và
chủ sở hữu có thoả thuận khác.12
Thực chất ta thấy, quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến
tác phẩm của mình và quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình
không hoàn toàn là quyền nhân thân mà còn là quyền tài sản, bởi vì thông qua việc công
bố, phổ biến, cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình, tác giả đã thu được những
lợi ích kinh tế về cho mình. Vì vậy, Bộ luật dân sự quy định hai quyền này thuộc về tác
giả, nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, nếu tác giả không đồng thời là chủ sở
hữu tác phẩm (khoản 1 Điều 751(Điều 738) Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều 752 (đã bỏ) Bộ
luật dân sự). Và các quyền này chỉ được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau
khi tác giả chết. Các quyền này có thể được chuyển giao và có thể được thừa kế. Ngược lại,
quyền được nhận giải thưởng đối với tác phẩm của mình quy định tại điểm d khoản 2 Điều
751 (Điều 738) Bộ luật dân sự và điểm c khoản 2 Điều 752 (đã bỏ) Bộ luật dân sự không
chỉ mang ý nghĩa vật chất, mà yếu tố tinh thần của quyền này nổi trội hơn yếu tố vật chất.
Trong mọi trường hợp, các quyền nhân thân sau đây luôn thuộc về tác giả hoặc đồng tác
giả bao gồm các quyền: Quyền đặt tên cho tác phẩm, Quyền được nêu tên thật hoặc bút
danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác
phẩm. Các quyền này gắn liền với nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao cho
người khác, không được thừa kế và được bảo hộ vô thời hạn. Thậm chí, có hệ thống pháp
luật còn quy định những quyền này không thể khước từ được. Sau khi tác giả chết, việc bảo
vệ các quyền này được thực hiện thông qua Nhà nước hoặc cộng đồng nhân dân.13
b) Quyền tài sản
Quyền tài sản là một bộ phận của quyền tác giả.Quyền tài sản là tập hợp các quyền
nhằm bảo vệ lợi ích được khai thác và/hoặc tham gia vào quá trình sử dụng, khai thác các
giá trị kinh tế của tác phẩm.
Quyền tài sản của tác giả bao gồm các quyền sau: Quyền làm tác phẩm phái sinh;
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Quyền sao chép tác phẩm; Quyền phân phối,
nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng
bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ
thuật nào khác; Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình
máy tính ( Theo Điều 20 Luật SHTT năm 2005).
12
13
Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP
Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội-2005, trang 50
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
17
SVTH: Nguyễn Hồng Quân