BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Ngọc Thùy Văn
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Ngọc Thùy Văn
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phạm Ngọc Thùy Văn
1
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Thị Xuân Thọ đã tận
tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và hồn thiện đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
Tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh,
Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân các quận huyện của thành phố
đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Lời cuối cùng, tác giả được tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã bên cạnh động
viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu…
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9/ 2013
Tác giả luận văn
Phạm Ngọc Thùy Văn
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 5
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài ....................................................................7
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................8
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu..............................................................10
5. Đóng góp chủ yếu của đề tài ........................................................................................12
6. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG DÂN CƯ ......................................................................................................... 13
1.1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................................13
1.1.1. Các quan niệm về chất lượng cuộc sống .............................................................. 13
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư ..................................... 14
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư .............................................. 16
1.2. Thực tiễn chất lượng cuộc sống dân cư ở Việt Nam ...............................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................ 38
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh
.............................................................................................................................................38
2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi, điều kiện tự nhiên .............................................................. 38
2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế .................................................................................... 43
2.1.3. Đường lối chính sách ............................................................................................ 45
2.1.4. Đặc điểm dân cư ................................................................................................... 45
2.1.5. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 50
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Hồ Chí Minh..................................51
2.2.1. Thu nhập bình quân đầu người ............................................................................. 51
2.2.2. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng ........................................................................ 61
2.2.3. Về giáo dục ........................................................................................................... 62
2.2.4. Về y tế, chăm sóc sức khỏe ................................................................................... 68
2.2.5. Mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu ....................................................... 72
2.2.6. Mức độ hưởng thụ văn hóa ................................................................................... 76
3
2.2.7. Môi trường sống.................................................................................................... 76
2.2.8. Chỉ số HDI của thành phố Hồ Chí Minh .............................................................. 80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................... 82
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng ......................................................................................82
3.1.1. Tình hình thế giới và trong nước .......................................................................... 82
3.1.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chi Minh....................... 82
3.1.3. Nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời kỳ kinh tế hội nhập .............. 83
3.1.4. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh ............................ 83
3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh ..................................................84
3.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh ............................... 84
3.2.2. định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 86
3.3. Những nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020 ..........................................................................................................90
3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao thu nhập ...................................................................... 90
3.3.2. Nhóm giải pháp về chăm sóc sức khỏe và y tế ..................................................... 94
3.3.3. Giải pháp về giáo dục và đào tạo .......................................................................... 95
3.3.4. Nhóm giải pháp giảm nghèo, bảo trợ xã hội......................................................... 96
3.3.5. Nhóm giải pháp về điều kiện phúc lợi .................................................................. 98
3.3.6. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng ................................................ 98
3.3.7. Nhóm giải pháp về hưởng thụ văn hóa và an ninh xã hội .................................... 99
3.3.8. Nhóm giải pháp bình đẳng giới nâng cao vị thế của phụ nữ, chăm sóc trẻ em .... 99
3.3.9. Nhóm giải pháp đảm bảo cuộc sống cho dân nhập cư ....................................... 100
3.3.10. Nhóm giải pháp về mơi trường sống và ứng phó với biến đổi khí hậu ............ 100
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 105
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 107
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CLCS: Chất lượng cuộc sống
HDI: Chỉ số phát triển con người
HDR: Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GNI: Thu nhập quốc dân
KT - XH: Kinh tế - xã hội
KH - XH: Khoa học - xã hội
LHQ: Liên Hiệp Quốc
MDG: Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
NGTK: Niên giám Thống kê
NXB: Nhà xuất bản
PPP: Sức mua tương đương
QCVN: Quy chế Việt Nam
THCS: Trung học cơ sở
TCTK: Tổng cục Thống kê
TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
THPT: Trung học phổ thông
UBND: Ủy ban Nhân dân
UNDP: United Nations Development Programme (Chương trình phát triển LHQ)
UNDP VN: Báo cáo phát triển con người Việt Nam
VLHSS: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
WB: Ngân hàng thế giới
WHO: World Health Organization ( tổ chức y tế thế giới)
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của mọi hoạt động kinh tế - xã hội từ trước đến nay đều nhằm đến phục vụ
cuộc sống con người. Từ thuở sơ khai đến nay con người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng
và đời sống đã từng bước được thay đổi. Vì vậy, có thể nói rằng mục tiêu nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân là quan trọng nhất, là định hướng chung của mọi quốc gia
trên thế giới.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ
21 đã làm gia tăng sự phân cực giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển một cách
rõ rệt nhất. Song song với các quốc gia phát triển có chất lượng cuộc sống cao là các quốc
gia đang phát triển phải đối mặt với bênh tật và đói nghèo, chất lượng cuộc sống thấp.
Nhiệm vụ đặt ra với các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung là phải xóa đói, giảm
nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa hai nhóm nước, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho mọi tầng
lớp nhân dân.
Song song với thế giới, Việt Nam đã có những mục tiêu, chính sách xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa nền kinh tế từ nông nghiệp lạc
hậu lên công nghiệp tiên tiến. Các mục tiêu về kinh tế gắn liền với các mục tiêu về xã hội,
mọi mục tiêu, định hướng đều nhằm đến phát triển con người vì con người là nguồn lực quý
giá, là mục tiêu để chăm sóc và phát triển. Con người phát triển tồn diện thì kinh tế quốc
gia mới bền vững và phồn thịnh. Vì vậy, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời
kì 2011 – 2020 của Đảng ta đã khẳng định: “ Phát triển con người được coi là chiến lược
trung tâm của Việt Nam” . Để làm được điều này cần quan tâm đến chất lượng cuộc sống
người dân. Và thực tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát triển tồn diện
con người.
TP. Hồ Chí Minh là thành phố thuộc vùng Đơng Nam Bộ, có vị trí địa lý chính trị,
kinh tế chiến lược, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, TP. Hồ Chí Minh nhận được
nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài, là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp. TP. Hồ Chí
Minh chiếm 20,6% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án đầu
tư của nước ngoài, đứng đầu cả nước năm 2011. TP. Hồ Chí Minh có thu nhập bình qn
theo đầu người (GDP/ người) ở mức cao so với cả nước và có xu hướng tăng lên, năm 2004
là 2.200 USD/người tăng lên 4.834,1USD/người năm 2008 và đạt 6.191,7 USD/người
6
(2010) (theo PPP), trong khi mức trung bình cả nước 3.168 USD/người (2010). Mặc dù,
GDP/người cao và liên tục tăng qua các năm nhưng chỉ số này có sự chênh lệch giữa các
nhóm dân cư, giữa các quận, huyện nội thành và ngoại thành.
Hơn thế, GDP/người cao nhưng những nhu cầu thiết yếu về mặt tinh thần cho dân cư
chưa đảm bảo, đặc biệt là không gian sinh sống và mơi trường. Mặt khác, TP. Hồ Chí Minh
có một lượng lớn dân nhập cư đã tạo nên một sức ép về các vấn đề giải quyết việc làm, chỗ
ở cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống cho một bộ phận lớn dân cư này.
Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về mức sống và tìm ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống dân cư TP. Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống, tác giả chọn đề tài “ Chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh: Thực
trạng và giải pháp” .
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư để nghiên cứu và
đánh giá thực trạng CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
góp phần nâng cao CLCS cho thành phố đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS TP. Hồ Chí Minh
- So sánh, nhận xét, giải thích sự chênh lệch CLCS của thành phố này với một số
thành phố khác trong nước.
- Đánh giá thực trạng CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao CLCS của người cư dân thành phố đến năm 2020.
2.3. Giới hạn của đề tài
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản về CLCS như: chỉ số thu
nhập bình quân theo đầu người (GDP/người), chỉ số về giáo dục, chỉ số về y tế và chăm sóc
sức khỏe, chỉ số về dinh dưỡng và các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống (nhà ở, điện, nước
sinh hoạt, môi trường sống…).
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh từ năm 2001
đến năm 2011.
7
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh và CLCS dân
cư các quận, huyện.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề CLCS đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu:
Trên thế giới: có R.C.Sharma với tác phẩm: “ Dân số - tài nguyên – môi trường –
chất lượng cuộc sống” (1988). Trong tác phẩm này, tác giả nghiên cứu CLCS trong mối
quan hệ về phát triển dân số ở mỗi quốc gia và theo ông, CLCS thể hiện sự đáp ứng đầy đủ
về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân.
Tổ chức UNDP của Liên Hiệp Quốc (LHQ) (1990) đã đưa ra chỉ số phát triển con
người (HDI) dựa trên những chỉ tiêu về thu nhập, sức khỏe, tri thức và được coi là ba mặt cơ
bản phản ảnh CLCS. Hệ thống các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ
thống hơn, đã “ coi phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để
đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người.”
Những nghiên cứu này đã đề cập đến các khái niệm, chỉ tiêu và thực trạng các vấn đề
về dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển. Đây là những tiền đề lý luận và thực tiễn
của nhiều cơng trình nghiên cứu về CLCS dân cư ở nước ta.
Ở Việt Nam: từ nhừng năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến CLCS như: “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” của
Nguyễn Quán (1995), “ Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, 2001” của tập thể
các tác giả Đỗ Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Bùi Thái
Qun, Hồng Văn Kình, Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Phong. Các cơng trình này đã góp
phần phân tích các vấn đề có liên quan đến CLCS dân cư như thu nhập của người dân, trình
độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục….
Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mức sống đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội đất nước, Tổng cục Thống kê, Ủy ban Kế hoạch hóa Nhà nước, Ngân hàng thế giới
cùng sự hỗ trợ tài chính của UNDP đã tiến hành bốn cuộc điều tra về mức sống dân cư Việt
Nam năm 1992 – 1993, 1997 – 1998, 2001 – 2004, 2007 – 2008. Qua mỗi cuộc điều tra cho
ta một kết quả về sự thay đổi mức sống của dân cư nước ta theo thời gian và sự tiến bộ vượt
bậc của Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao CLCS. Tuy nhiên, các cuộc
điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức sống của dân cư Việt Nam bằng những số
liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống của một địa phương nào cụ thể.
8
Cơng trình nghiên cứu “ Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 – Đổi mới và
sự nghiệp phát triển con người” của tập thể gồm 30 nhà khoa học do Trung tâm Khoa học
xã hội và nhân văn Quốc gia ( nay là Viện Khoa học xã hội) thực hiện đã tổng quan sự phát
triển con người năm 2001, trong đó lưu tâm tới HDI theo vùng và tỉnh, thành phố.
Cuốn “Con người và phát triển con người” (NXB Giáo dục 2007) của PGS. TS Hồ
Sĩ Quý, Viện Thông tin KHXH- Viện KHXH Việt Nam với những nghiên cứu mang tính
triết học chuyên sâu đã cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới về con người, phát
triển con người, trong đó có CLCS của con người.
Đi theo hướng trên, cơng trình nghiên cứu “ Con người và phát triển con người ở
Hịa Bình: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2007) do Viện Thông tin KHXH và Sở VN
– CN tỉnh Hịa Bình thực hiện đã tổng hợp một số quan điểm về phát triển con người và
CLCS, tính tốn, đánh giá, phân tích thực trạng vấn đề này thông qua các chỉ số HDI, HPI.
Một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến CLCS dân cư trong mối quan hệ dân số phát triển bền vững như: “ Giáo trình dân số và phát triển” ( 2001) do GS. Tống Văn
Đường chủ biên, “Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội” của PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ,
“Dân số và sự phát triển bền vững ở Việt Nam”(2004) do TS. Nguyễn Thiện Trưởng chủ
biên…
Hiện nay, một số nghiên cứu đã bắt đầu có sự quan tâm đến mức sống của một địa
phương cụ thể như “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa
đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn TP. Hồ
Chí Minh” của nhóm tác giả thuộc Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Thị
Cành làm chủ biên. Bài nghiên cứu này đi sâu phân tích chi tiết về việc làm, thu nhập và chỉ
tiêu của dân cư TP. Hồ Chí Minh, từ đó chứng minh sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ ở
đô thị phát triển vào bậc nhất Việt Nam. Hay “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh
Duyên hải Nam Trung Bộ - Trường hợp tỉnh Bình Thuận’’ của nhóm tác giả do TS. Phạm
Xuân Thọ làm chủ biên đã đi sâu làm rõ sự chênh lệch mức sống dân cư trong một tỉnh của
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đến CLCS dân cư tỉnh Bình
Thuận.
Một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu CLCS dân cư như đề tài :
“Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hải Phòng” - luận án tiến sĩ Địa lí
(2004) của Nguyễn Thị Kim Thoa, một số đề tài thạc sĩ như: “ Nghiên cứu chất lượng cuộc
sống dân cư tỉnh Lạng Sơn” của Nông Thị Sự (1999), “Phân tích chất lượng cuộc sống dân
9
cư tỉnh Hịa Bình” của Nguyễn An Tơn (2002), “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình
Thuận – thực trạng và giải pháp” của Bùi Vũ Thanh Nhật ( 2006), “Nghiên cứu chất lượng
cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang” của Giáp Văn Lượng (2009), “Giải pháp nâng cao chất
lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” của Phan Thị Xuân Hằng
(2009)…
Như vậy, qua trên ta thấy rằng vấn đề CLCS của dân cư đã rất được quan tâm trong
những năm vừa qua và nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Việc nghiên cứu CLCS
của một tỉnh để tìm giải pháp nâng cao CLCS rất phổ biến. Từ những năm 90, các giải pháp
nâng cao CLCS đã được một số tác giả nghiên cứu. Sau đó, từ năm 2001 – 2010 các giải
pháp nâng cao CLCS của TP. Hồ Chí Minh chỉ nằm ở những báo cáo chuyên đề, chưa có
một bài nghiên cứu nào cụ thể. Từ thực tế đó, đề tài “Chất lượng cuộc sống dân cư thành
phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp ” của tác giả kế thừa những thành quả của các
cơng trình đi trước, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu ích để nâng cao CLCS của đơ thị
có số lượng dân nhập cư vào bậc nhất này.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm được quán triệt rộng rãi trong quá trình nghiên cứu CLCS. Sự phát
triển KTXH và nâng cao CLCS dân cư một tỉnh, thành phố phải được đặt trong mối quan hệ
cụ thể và toàn bộ của hệ thống quốc gia. Đây là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và
phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy, khi phân tích các vấn đề liên quan đến
CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh cần được xem xét trong mối liên hệ giữa các tỉnh, thành phố
khác trong cả nước.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp – lãnh thỗ
CLCS bao gồm cả hai mặt chính: vật chất và tinh thần, ngồi ra cịn các yếu tố khác
như dân trí, văn hóa, giáo dục…Vì vậy, khi nghiên cứu CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh cần
có quan điểm tổng hợp.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
10
CLCS mang tính lịch sử, thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi phân tích vấn đề này cần
đặt vào bối cảnh lịch sử của Việt Nam, của TP. Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn phát triển
cụ thể để giải thích các nguyên nhân biến động ở hiện tại và dự bào cho tương lai.
4.1.4. Quan điểm phát triển biền vững
Khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề nào cần xem xét nó trong mối quan hệ phát triển
bền vững. Tiếp cận quan điểm này, các yếu tố về dân số, kinh tế, mơi trường… có liên quan
chặt chẽ tới CLCS. Nâng cao CLCS đồng nghĩa với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Để hoàn thành luận văn này tác giả đã phải thu thập tài liệu thực tế từ cấp quận
huyện cho đến thành phố và cấp trung ương thông qua Niên giám Thống kê của thành phố
và Cục Thống kê quốc gia. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các tài liệu từ các bài báo cáo, các
tạp chí, các văn bản thống kê CLCS trong và ngoài nước… Đây là những nguồn tài liệu quý
giá để tác giả thực hiện luận văn.
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Trên cơ sở tài liệu thu thập được, trong quá trình nghiên cứu phải tiến hành so sánh,
phân tích, tổng hợp nhằm làm nổi bật đối tượng cần nghiên cứu và đưa ra những đánh giá
chính xác. CLCS là một vấn đề phức tạp, cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì
vậy, phải phân tích để tìm được bản chất, so sánh các kết quả tổng hợp để rút ra những kết
luận chính xác nhất về CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp có tầm quan trọng trong nghiên cứu Địa lý học. Ngoài những tài
liệu thu thập được, tác giả cần có những khảo sát thực tế tại một địa bàn cụ thể. Đây cũng là
công việc bắt buộc để tác giả lưu trữ lại những thơng tin một cách khoa học và chính xác, là
cơ sở để chứng minh cho các lập luận sau này.
4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và GIS
Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa lý kinh tế - xã hội, là kênh
hình quan trọng phản ảnh những kết quả nghiên cứu được vì nó trực quan, cụ thể và toàn
11
diện hơn. Qua phương pháp này tác giả dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu
tố cấu thành CLCS giữa các quận, huyện trong thành phố.
4.2.5. Phương pháp thống kê, toán học.
Từ những số liệu thu thập được, tác giả tiến hành tính tốn để có thể đưa ra những
nhận định, dự báo hợp lý cho vấn đề nghiên cứu như tính HDI, tính GDP/người…
5. Đóng góp chủ yếu của đề tài
- Kế thừa, bổ sung và vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS vào nghiên cứu
một địa bàn cụ thể.
- Làm rõ được các nhân tố chủ yếu tác động đến CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh.
- Phân tích thực trạng CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh.
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao CLCS của cư dân TP. Hồ
Chí Minh.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư
Chương 2: Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư TP. Hồ Chí Minh
đến năm 2020.
12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƯ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các quan niệm về chất lượng cuộc sống
Chất lượng
Mục tiêu nâng cao CLCS không phải là mục tiêu của một hoặc một vài quốc gia mà
tồn bộ thế giới. Có thể hiểu chất lượng ở đây có thể là một sản phẩm tốt, một mơ hình hay
một dịch vụ phục vụ được những điều mong muốn của con người hoặc cũng có thể là những
giá trị tinh thần thỏa mãn được nhu cầu của con người.
Chất lượng cuộc sống
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CLCS tùy thuộc vào trình độ phát triển, nhận
thức về văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.
Theo C. Mác và một số tác giả khác như A. Smith, D. Ricardo… thì nâng cao CLCS
là mục đích nhằm tạo thuận lợi, giúp con người có cuộc sống vật chất và tinh thần phong
phú. Đây là những lý luận cơ bản còn sơ khai, tiềm ẩn trong các khái niệm kinh tế chính trị.
Theo William Bell thi CLCS được mở rộng hơn. Theo ông, CLCS được thể hiện qua
12 đặc trưng sau: “ An toàn thể chất cá nhân; Sung túc về kinh tế; Công bằng trong khuôn
khổ pháp luật; An ninh quốc gia; Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; Hạnh phúc tinh thần; Sự
tham gia vào đời sống xã hội; Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; Chất lượng đời sống
văn hóa; Quyền tự do công dân; Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông vận tải, nhà ở,
thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế); Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô
nhiễm”. Qua khái niệm trên, ta thấy rằng ông đã mở rộng nhiều vấn đề trong CLCS, đặc biệt
là nhấn mạnh về môi trường sống của con người.
Như vậy, có thể thấy rằng CLCS thể hiện sự đáp ứng những nhu cầu của xã hội từ
vật chất đến tinh thần. Mức độ đáp ứng các nhu cầu càng cao thì CLCS càng cao. Như vậy,
nâng cao CLCS là nâng cao sự đáp ứng về các nhu cầu cơ bản của con người như lương
thực, thực phẩm; giáo dục; y tế; nhà ở; sự vui chơi; nghỉ ngơi; giải trí… chính điều này làm
cho con người có cuộc sống đầy đủ, phong phú, hạnh phúc và khỏe mạnh.
Ngoài ra, CLCS cịn là được sống trong mơi trường tự nhiên trong lành và môi
trường xã hội lành mạnh. Một môi trường sống không bị ô nhiễm, bền vững là nơi cư trú tốt
cho người và là không gian làm việc hiệu quả. Ngoài ra, sống trong trong một xã hội an toàn
13
về chính trị, quốc phịng, an ninh được đảm bảo, tệ nạn được đẩy lùi sẽ giúp đời sống con
người được ổn định.
Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng đưa ra chỉ số phát triển con người- Human
Development Index (HDI) để đánh giá CLCS của mỗi quốc gia. Theo chỉ tiêu này, CLCS
được phản ánh qua ba tiêu chí: thu nhập bình quân đầu người, chỉ số giáo dục và chỉ số y tế.
Quốc gia nào có chỉ số HDI lớn thì là quốc gia giàu, mạnh có đời sống cao và ngược lại. Chỉ
số này của LHQ đánh giá CLCS còn hạn hẹp.
Như vậy, CLCS là sự đáp ứng những nhu cầu tối thiểu, cơ bản về vật chất, sự đáp
ứng càng cao thì CLCS càng cao. Ngồi ra, CLCS cịn thể hiện qua môi trường sống trong
sạch và cuộc sống được đảm bảo an ninh, bình đẳng.
Tóm lại, CLCS khơng phải là một khái niệm hữu hình, chúng ta khơng thể đưa ra
một cách chính xác các tiêu chí để đánh giá mà chỉ ở mức tương đối. Và từ các phân tích
trên, theo quan niệm của tác giả về CLCS như sau: “ Chất lượng cuộc sống là sự đáp ứng
nhu cầu của con người cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày
càng cao của con người”
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư
1.1.2.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng
có ảnh hưởng đến mức sống và thu nhập của người dân. Nếu tổng thu nhập quốc dân cao thì
bình quân thu nhập theo đầu người cao. Khi con người có mức sống cao thì sẽ hướng tới các
giá trị tinh thần như vấn đề chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giải trí.
1.1.2.2. Dân cư và thành phần dân tộc
Dân cư.
+ Quy mô dân số: Quy mô dân số có tác động trực tiếp đến việc đáp ứng và nâng cao
CLCS. Một quốc gia có dân số quá đơng sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng các nhu cầu về
vật chất và tinh thần cũng thu nhập bình quân đầu người sẽ thấp, các vấn đề về việc làm, an
ninh lương thực cũng không được đảm bảo. Ngược lại, quốc gia có quy mơ dân số thấp
nguồn lao động cho hiện tại và nguồn lao động dự trữ không được đảm bảo cho phục vụ
phát triển kinh tế.
+ Tỷ lệ gia tăng dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số hiện nay đã giảm đi rất nhiều nhưng vẫn
có sự khác nhau giữa các quốc gia. Tỷ lệ gia tăng dân số quá cao không tỷ lệ thuận với tốc
14
độ phát triển kinh tế sẽ là sức ép lên CLCS, ngược lại tỷ lệ gia tăng dân số thấp, không gia
tăng hoặc tỷ lệ âm cũng ảnh hưởng lớn đến CLCS như thiếu nguồn lao động dự trự, tạo ra
của cải vật chất trong tương lai.
+ Cơ cấu dân số theo tuổi: Cơ cấu dân số cũng là một trong những nhân tố tác động đến
CLCS. Cơ cấu dân số trẻ tạo nguồn lao động dồi dào nhưng cũng chính là ngun nhân dẫn
đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp. Việc giải quyết vấn đề này sẽ làm giảm CLCS.
Tuy nhiên, cơ cấu dân số già cũng gây sức ép lên CLCS.
Thành phần dân tộc:
Sự đa dạng về thành phần dân tộc sẽ tạo nên sự đa dạng về văn hóa, đời sống tinh
thần phong phú. Nhưng điều này cũng gây khó khăn khi tập quán sinh sống và hoạt động
sản xuất có sự khác nhau dẫn đến đời sống kinh kế của mỗi dân tộc khác nhau. Hơn nữa,
các dân tộc thiểu số thường cư trú ở vùng sâu vùng xa, các điều kiện phục vụ đời sống khó
khăn hơn, CLCS có sự chênh lệch giữa các vùng. Vì thế, việc đảm bảo CLCS và giảm sự
chênh lệch về CLCS giữa các vùng trong cả nước gặp nhiều khó khăn.
1.1.2.3. Đường lối chính sách
Một quốc gia giàu mạnh hay không phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế và
chính sách chăm sóc nhân dân. Những chính sách đúng đắn này sẽ là động lực cho CLCS
được nâng lên và khơng có sự chênh lệch giữa các vùng miền trong phạm vi quốc gia.
Đường lối chính sách phải phù hợp với hồn cảnh đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ
thể. Hầu hết chính sách phát triển kinh tế đều nhằm mục tiêu nâng cao CLCS người dân,
xóa đói giảm nghèo.
1.1.2.4. Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Trong thế kỷ 21, sự tiếp nhận những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật mang lại đã làm cho năng suất lao động tăng lên, con người khơng cịn dùng sức
lực nhiều nữa, thay vào đó là trí lực, điều này CLCS được nâng lên, người dân được tiếp cận
với nền văn minh mới và được chăm sóc. Những tiến bộ trong y học đã nâng cao tuổi thọ,
phát hiện và chữa trị được những bệnh nan y, nguy hiểm. Trong giáo dục, các thiết bị điện
tử đã giúp cho việc dạy và học được nhẹ nhàng, chất lượng giáo dục được cải thiện.
1.1.2.5. Điều kiện tự nhiên
Có thể thấy vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có tác động rất lớn đến các hoạt động
kinh tế - xã hội và tác động gián tiếp đến CLCS. Vị trí địa lý thuận lợi thu hút sự quan tâm
15
của các nhà đầu tư, vận chuyển hàng hóa để xuất khẩu cũng như nhập khẩu thuận lợi hơn,
giảm bớt chi phí di chuyển. Quốc gia có nhiều tài ngun là tiền để cho các hoạt động sản
xuất, tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân, nâng cao CLCS. Tuy nhiên, đây
không phải là nhân tố quyết định đến nâng cao CLCS.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư
1.1.3.1. Tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống- HDI
Việc lựa chọn các tiêu chí để đánh giá CLCS người dân rất quan trọng. Trước năm
2010 khi đánh giá CLCS dựa vào GDP/người, tuổi thọ trung bình và giáo dục. Qua cách
tính tốn này, ta thấy rằng không phải bất kỳ quốc gia nào có thu nhập cao thì trình độ dân
trí cao và chú ý đến chăm sóc sức khỏe người dân. Một số quốc gia có thu nhập bình qn
thấp nhưng lại quan tâm đến giáo dục và y tế.
Từ năm 2010, HDR đã thay đổi một số nội dung trong việc tính tốn HDI.
Thứ nhất, HDI được tính theo cơng thức:
Trong đó:
I1: Chỉ số tuổi thọ
I2: Chỉ số giáo dục
I3: Chỉ số thu nhập bình quân đầu người
16
Hình 1.1. Chỉ số phát triển con người
Thứ hai, thu nhập sử dụng GDP bình quân đầu người, mà sử dụng GNI bình qn
đầu người theo cơng thức sau:
Trong đó:
I3: chỉ số thu nhập;
XGNImax: Mức tối đa của GNI bình quân đầu người;
XGNImin: Mức tối thiểu của GNI bình quân đầu người;
XGNIthực: Mức độ thực tế của GNI bình quân đầu người;
Ln: Phép tốn lơ – ga – rít cơ số tự nhiên.
Thứ ba, cơng thức tính Chỉ số giáo dục được tính như sau:
Trong đó:
Inăm học: Chỉ số năm học bình quân;
Inăm học hy vọng : Chỉ số năm học hy vọng bình quân;
Iđi họcmax: Chỉ số đi học các cấp giáo dục cực đại.
17
Thứ tư, chỉ số tuổi thọ được tính như sau:
Trong đó:
Xtuổithực : Tuổi thọ trung bình thực tế;
Xtuổimax : Tuổi thọ trung bình tối đa;
Xtuổimin: Tuổi thọ trung bình tối thiểu.
Bảng 1.1. Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI năm 2011
Chỉ tiêu
Max
Min
Tuổi thọ (Năm)
83,2
20
Chỉ số đi học các cấp giáo dục (%)
0,978
0
18
0
13,1
0
107.721
100
Năm đi học hy vọng bình quân (năm)
Chỉ số năm học bình quân (Năm)
GNI thực tế/người (PPP.USD)
Nguồn:Viện Khoa học Thống kê- TCTK
Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GNI/ người và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị
của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa trình độ phát triển và xếp hạng càng cao, các chỉ
số càng gần 0 có nghĩa trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp.
1.1.3.1. Chỉ số về kinh tế
a. Thu nhập bình quân theo đầu người
Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá CLCS, và theo mỗi quốc gia có thể lựa
chọn các chỉ tiêu như thu nhập quốc dân tính theo đầu người (GNP/người hay GNI/người)
hoặc tổng sản phẩm quốc nội tính bình qn theo đầu người (GDP/người).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) viết tắt là GDP: là tổng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia,
không phân biệt do người trong nước hay người nước ngồi làm ra ở một thời kì nhất định,
thường là một năm.
Bảng 1.2. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế và tốc độ tăng trưởng GDP
năm 2011
Nước
Dân số
Triệu
GDP
Tốc độ GDP
18
GDP
(USD)
theo Tốc độ GDP/người
người
Hoa Kì
Nhật Bản
Italia
Canada
Baraxin
Trung Quốc
Singapo
Việt Nam
Ethiopi
Nam Phi
Thái Lan
Hàn Quốc
318,01
126,36
60,61
34,41
199,73
1.358,04
5.07
90,48
88,02
49,99
70,18
49,78
tăng
dân số
( %)
0,59
-0,14
-0,22
0,28
0,98
0,67
0,45
1,03
2,23
-0,5
0,64
0,37
giá thực tế
tăng
theo
giá
(Triệu USD) GDP
thực tế
(%)
(USD)
14.586.870
3,0
45.869,21
5.458.836
4,0
43.200,66
2.060.965
1,54
34.003,71
1.577.040
3,21
45.830,86
2.087.889
7,49
10.453,56
5.926.612
10,4
4.364,09
318.512
14,47
62.822,88
101.615
6,78
1.123,06
29.717
10,9
337,62
363.910
2,85
7.279,66
701.000
7,81
9.988,60
1.018.843
6,16
2.0466,91
Nguồn: Niên giám Thống kê 2011-TCTK
GDP/ người: Chỉ tiêu này thể hiện sự phồn vinh hay tình trạng phát triển kinh tế của
một quốc gia.
Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Inome) viết tắt là GNI: là tổng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng được tạo ra của một quốc gia ở một thời điểm nhất
định, thường là một năm… Được sử dụng trong tính HDI từ sau năm 2010.
Tuy nhiên, GDP/người chưa phản ánh chính xác CLCS dân cư. Các nước đang phát
triển GDP/người thường lớn hơn GNI/ người. Vì các nước này nhận được vốn đầu tư của
nước ngoài nhiều, nên phần giá trị lớn của công ty đầu tư nước ngồi được tính gộp vào
GDP. Vì vậy, cần phải tính GNP/người hay GNI/người sẽ thấy rõ hơn sự chênh lệch chính
xác hơn CLCS dân cư giữa các vùng.
Ngồi GDP/người và GNI/người được tính theo tỷ giá hối đối tức USD, LHQ cịn
đưa ra phương pháp tính thu nhập của dân cư theo sức mua tương đương (PPP). Chỉ số này
được sử dụng nhằm tránh sự sai lệch về mức sống thực tế ở các vùng, các nước khác nhau.
Bảng 1.3. Xếp hạng các quốc gia về HDI năm 2011
Quốc gia
Na Uy
Úc- trai –li -a
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Cu ba
Xếp
hạng
HDI
1
2
4
12
59
Chỉ
HDI
0,943
0,929
0,910
0,901
0,776
số Tuổi
thọ Tỷ
lệ GNI bình quân
trung bình
người
đầu người
lớn biết
(PPP)
chữ (%) (USD/người)
81,1
81,2
78,5
83,4
79,1
19
99,8
99,8
100
100
99,8
57.231
38.160
47.153
33.733
21.214
Trung Quốc
Việt Nam
Ấn Độ
Băng –la - đét
Ê – ti – ô -pi
101
128
134
146
174
0,687
73,5
94,4
7.599
0,593
75,2
92,8
3.205
0,547
65,4
62,8
3.425
0,500
68,9
55,9
1.659
0,363
59,3
29,8
1.041
Nguồn: HDR 2011, Niên giám Thống kê năm 2011-TCTK
Qua bảng 1.2 ta thấy GDP/người có sự phân hóa khác nhau giữa các nhóm nước giàu
và nghèo, nước đang phát triển và chậm phát triển. CLCS được cải thiện khi tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao. Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP thấp và không
bằng các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, một số quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP
cao, thu nhập bình quân đầu người cao nhưng các vấn đề về y tế, giáo dục chưa được chú
trọng đúng mức. Cần phát triển kinh tế bền vững gắn liền với chăm sóc sức khỏe, giáo dục
và giảm đói nghèo.
LHQ đã dùng chỉ số phát triển con người (HDI) để đưa ra các chỉ tiêu tổng hợp nhất
phản ánh CLCS dân cư. Theo đó, ta thấy, tuổi thọ trung bình của thế giới đang được tăng
lên rõ rệt, đạt 69 tuổi (2009), tỷ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học cũng tăng lên đáng
kể. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có sự chênh lệch giữa các quốc gia. (Bảng 1.3).
Trong 187 quốc gia được xếp hạng HDI, thì có 47 quốc gia được xếp hạng rất cao, 47
quốc gia được xếp hạng cao, 47 quốc gia được xếp hạng trung bình và 46 quốc gia xếp hạng
thấp. Việt Nam đạt 0,593 (2011) được xếp hạng trung bình và đứng thứ 128 trong tổng số
187 quốc gia được điều tra, tuy chỉ số HDI thấp nhưng tuổi thọ trung bình, tỷ lệ người lớn
biết chữ của VIệt Nam khá cao và cao hơn mức trung bình chung của thế giới.
Tuy nhiên, có một số quốc gia tăng trưởng GDP cao nhưng CLCS không phát triển kỳ
vọng. Báo cáo HDR năm 2010 cho biết, nếu so sánh giữa Trung Quốc- nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua và Tunisia trong năm 1970 tuổi thọ của nữ giới
Tunisia là 55 tuổi, ở Trung Quốc là 63 tuổi. Kể từ đó, GDP theo đầu người của Trung Quốc
đã tăng ở mức rất cao là 8% mỗi năm trong khi Tunisia là 3%. Nhưng hiện nay, tuổi thọ
trung bình của nữ giới Tunisia là 76 tuổi, cịn Trung Quốc là 75 tuổi. Và trong khi 52% trẻ
em Tunisia được đến trường năm 1970 thì tổng tỷ lệ đi học của nước này là 78%, cao hơn
rất nhiều so với 68% của Trung Quốc [35].
Xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ số GDP thể hiện sự chênh lệch, phân hóa giàu
nghèo giữa các vùng. Chính điều này dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Trong
một nước sự chênh lệch này biểu hiện rõ nhất giữa nhóm dân cư thành thị và nhóm dân cư
nơng thơn.
20
Ở mỗi quốc gia và các vùng lãnh thổ chỉ số nghèo khổ có sự khác nhau tuy nhiên
theo Ngân hàng thế giới thì mức nghèo khổ được thể hiện qua thu nhập dưới 2 USD/ngày.
b. Chuẩn nghèo và tỷ lệ hộ nghèo
• Chuẩn nghèo: theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo
là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng làm tiêu chuẩn để xác định
người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân
đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.
• Tỷ lệ hộ nghèo: là phần trăm số hộ có mức thu nhập/chi tiêu bình quân đầu người
thấp hơn chuẩn nghèo.
Bất bình đẳng trong thu nhâp: là sự mất cân đối trong thu nhập của các nhóm dân cư.
Thường được đo lường bằng hệ số GINI (hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hoặc
đường Lorenz (Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy,
chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm
của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz thường được sử dụng
trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số
trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.)
1.1.3.2. Chỉ số về y tế
Chăm sóc sức khỏe là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia. CLCS tốt được thể hiện
các chỉ số về y tế. Sức khỏe là yếu tố cơ bản, là mục tiêu cơ bản của sự phát triển kinh tế.
Mức độ chăm sóc về y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình kinh tế,
thu nhập bình quân theo đầu người. Điều này dễ nhận thấy ở những quốc gia có kinh tế phát
triển thì sự chăm sóc về sức khỏe cao và ngược lại, ở những quốc gia chậm phát triển vấn đề
y tế chưa được đảm bảo.
Sức khỏe tốt thì năng suất lao động cao, tạo ra nhiều giá trị vật chất, tăng thu nhập sẽ
đảm bảo cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Các chỉ tiêu về y tế để đánh giá mức độ chăm sóc về sức khỏe như tuổi thọ trung
bình, tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ người chết, số giường bệnh, số y tá, bác sĩ trên một vạn
dân, mức độ hưởng bảo hiểm y tế…Vì vậy, để nâng cao chăm sóc sức khỏe cho dân cư cần
nâng số lượng y tá, bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân và cơ sở vật chất để người dân
được chăm sóc tốt hơn.
21
Tuổi thọ trung bình là số năm trung bình của một người có khả năng sống được
trong suốt cuộc đời. Căn cứ vào tuổi thọ trung bình có thể đánh giá được trình độ phát triển
kinh tế, điều kiện sống, mức thu nhập, điều kiện bảo vệ sức khỏe ở các nước khác nhau.
Tuổi thọ trung bình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình tử vong trẻ em. Tuổi thọ trung
bình được thống kê theo cả nước, từng vùng và từng tỉnh.
Các dịch vụ y tế: có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và CLCS. Các tiêu
chí phản ánh mức độ đáp ứng về dịch vụ y tế như: số bệnh viện, trạm xá, số giường bệnh, số
cán bộ y tế/1 vạn dân…
Bảng 1.4. Tuổi thọ trung bình của một số quốc gia trên thế giới năm 2011
Quốc gia
Na Uy
Úc
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Cuba
Trung Quốc
Việt Nam
Ấn Độ
Bangladesh
Ethiopia
Tổng số
81
82
79
83
78
74
75
65
70
60
Nữ
83
84
81
86
80
75
77
67
70
62
Nam
79
80
76
79
76
72
73
65
69
60
Nguồn: WHO 2011
Các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao thì mức độ đầu
tư cho y tế cao và chăm sóc sức khỏe tốt. Số lượng bác sĩ nhiều, trình độ cao, trang thiết bị
hiện đại, có khả năng chữa được các bệnh hiểm nghèo. Ngược lại, ở các nước đang phát
triển thu nhập bình quân theo đầu người thấp hơn rất nhiều, dân số phát triển nhanh nên việc
đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe khơng tốt. Hơn nữa các dịch vụ y tế ở các nước đang
phát triển tập trung chủ yếu ở thành thị và ít ở nơng thơn, dẫn đến tuổi thọ bình qn ở các
nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. Tuổi thọ trung bình của nữ giới ln cao
hơn tuổi thọ trung bình của nam giới ở tất cả các quốc gia.( bảng 1.4)
Trong khi thu nhập ở các nước đang phát triển tập trung chủ yếu cho ăn uống, cịn
các khoản chi cho y tế rất thấp. Vì vậy, mặc dù tuổi thọ ở các quốc gia trên thế giới đều
tăng, nhưng ở các quốc gia này đặc biệt là một số quốc gia thuộc Châu Phi, Châu Á như Ê –
ti - ô - pi, Băng- la- đét, Công - gô… tuổi thọ lại giảm mạnh không chỉ do thu nhập thấp mà
còn do các bệnh gây tử vong như: bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp, bệnh do ký sinh trùng.
Bảng 1.5 cho thấy các cơ sở y tế đặc biệt thiếu ở các quốc gia thuộc châu Phi và Châu
Á, thêm vào đó số bác sĩ và y tá cũng thiếu một cách trầm trọng. Về số giường bệnh trên 1
22
vạn dân ở các nước đang phát triển và kém phát triển thấp hơn các nước phát triển 119 lần,
về số y tá và bác sĩ trên 1 vạn dân cũng có sự chênh lệch lớn (về số bác sĩ thấp hơn 167 lần,
ý tá 329 lần).
Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu y tế của các quốc gia trên thế giới năm 2011
10 quốc gia có các chỉ tiêu về y tế thấp nhất 10 quốc gia có các chỉ
nhất
Quốc gia
Số
Số
Số y Quốc gia
Số
giườn bác
tá/1
giường
g
sĩ/ 1
vạn
bệnh/1
bệnh/ vạn
dân
vạn
1 vạn dân
dân
dân
Ni-ger
N/A
0,2
1,4 Nhật Bản
137
Ma-li
1
0,8
4,3 Mông - gô
67
Bê-nin
5
0,6
7,7 Bê- la- rut
111
Ăng- gô-la
N/A
1,7
16,6 LB Nga
97
Ê- ti ô- pi – a
63
0,3
2,5 CHLB Đức
82
Băng-la-đet
6
3,6
2,2 Sin-ga-po
27
Áp – ga – nit - tan
4
1,9
N/A Uk-rai- na
87
Sê- nê- gan
N/A
0,6
4,2 Hoa Kỳ
30
Tô –gô
7
0,5
2,7 Hun-ga-ry
72
Sô- ma- li
N/A
0,4
1,1 Pháp
66
tiêu về y tế cao
Số
bác
sĩ/ 1
vạn
dân
Số y
tá/1 vạn
dân
21,4
27,6
37,6
43,1
36,9
19,2
35,2
24,2
34,1
33,8
1,4
35,0
105,3
852
113,8
63,9
64,1
98,2
64,2
93,0
Nguồn: WHO
1.1.3.3. Lương thực và dinh dưỡng
Lương thực và dinh dưỡng là nhu cầu chính đáng của con người cả về số lượng và
chất lượng. Lương thực và dinh dưỡng thay đổi theo thời gian, theo từng độ tuổi nhất định,
và theo tính chất lao động…Lương thực, thực phẩm là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá CLCS
dân cư. Lương thực, thực phẩm cùng chế độ ăn, uống, cơ cấu bữa ăn cần đầy đủ các chất
đạm, béo, đường, khoáng chất, vitamin để đảm bảo dinh dưỡng và là chỉ số quan trọng đo
lường mức sống.
Sự khác biệt về nền kinh tế, mức độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
ở các quốc gia dẫn đến sự khá nhau về khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm. Ở
các quốc gia đang phát triển, lương thực, thực phẩm thường thiếu trầm trọng, và chủ yếu
dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, béo trong bữa ăn thường hạn chế, dẫn đến suy dinh
dưỡng, còi xương ở trẻ em. Trong khi đó các quốc gia phát triển thì thừa dinh dưỡng dẫn
đến nguy cơ béo phì cao… ( bảng 1.6)
Bảng 1.6. Lượng caloria trung bình một người/1 ngày của một số quốc gia năm 2011
Đơn vị: Calori
23