Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải
pháp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết dân số là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội của một địa phương, một đất nước.Dân số vừa có tư cách như một chủ thể làm ra
của cải xã hội, vừa có tư cách như một đối tượng thụ hưởng của cải vật chất và dịch vụ
xã hội.Chỉ tiêu quy mô dân số ,cơ cấu dân số là những chỉ tiêu cơ bản làm nền tảng tính
toán xây dựng các phương án quy hoạch và kế hoạch kinh tế xã hội trung dài hạn.
Thực tiễn từ thành phố Hồ Chí Minh thấy sự phát triển của thành phố nhất là từ sau
khi có chính sách đổi mới có thể coi là một ví dụ điển hình về sự phát triển kinh tế xã
hội- đô thị lớn mạnh nhờ nguồn lực di dân.Và dễ hiểu rằng di dân là một việc tất yếu
của quá trình đô thị hóa.Hiện nay hai thách thức nổi bật của việc phát triển đô thị ở
thành phố Hồ Chí Minh là quy mô dân số quá lớn (khoảng 7,2 triệu người theo kết quả
điều tra năm 2009) và ngày càng có khả năng tăng nhanh do tình trạng nhập cư vào
thành phố ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.Tỷ lệ tăng có học vượt lên trên
tỷ lệ tăng tự nhiên.Nếu đối với cả nước mức sinh là vấn đề quan tâm hàng đầu trong
vấn đề phát triển dân số thì ở thành phố Hồ Chí Minh vấn đề nhập cư được đặt lên ưu
tiên.Chính vì vậy nhóm chúng tôi làm đề tài “Nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh –
Thực trạng và giải pháp” để tìm hiểu sâu và kỹ hơn hiện trạng nhập cư ,những ảnh
hưởng của nó đối với quá trình phát triển đô thị ở thành phố này.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Những người di cư đến hoạt động kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu quá trình di cư của các thành phố khác vào thành phố HCM ,tìm ra ảnh
hưởng của nó với vấn đề phát triển đô thị, chính sách quản lý của nhà nước với người
nhập cư từ đó có một số giải pháp thích hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp, thực chứng, thống kê số liệu.
1
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải
pháp
Chương I : Cơ sở lý luận về nhập cư tại Tp.HCM
1.1. Khái niệm nhập cư.
Nhập cư là hoạt động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay quốc gia mới. Dân
nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để định cư hoặc tạm
trú.
1.2. Mục đích nhập cư.
Mọi người khi quyết định làm bất cứ việc gì họ đều tính cho lợi ích của họ và
những người thân của họ. Và người nhập cư cũng vậy? Tại sao họ phải nhập cư vào
thành phố Hồ Chí Minh - thành phố đông dân nhất VN với gần 8 triệu người như hiện
nay?
Nếu như những năm trước nhập cư vì lý do phi kinh tế (đoàn tụ gia đình, cưới
hỏi,…) chiếm một tỷ lệ khá cao, gần như một nửa thì bây giờ động lực kinh tế chiếm vị
trí quan trọng áp đảo. Những người nhập cư về thành phố tìm việc làm không chỉ vì bản
thân mình mà đó còn là chiến lược quan trọng của các hộ gia đình ở quê quán.
Lý do di chuyển gồm có những nguyên nhân ở cả hai nơi đi và đến.
Đối với người nhập cư từ các địa phương khác đặc biệt là vùng nông thôn, ở nơi
đi, vấn đề thất nghiệp ở nông thôn hay có việc làm nhưng thu nhập thấp là nguyên nhân
chính thúc đẩy người di chuyển đến thành phố. Điều kiện sinh hoạt ở nơi xuất cư cho
thấy mức sống, vật chất lẫn tinh thần, ở vùng nông thôn quá thấp so với thành phố như
điều kiện học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông…. Ở nơi đến
thì động lực nhập cư vì lý do kinh tế này càng được củng cố và tăng mạnh vì họ tìm
được việc làm ở thành phố tương đối dể dàng. Hơn 80% đã có thể tìm việc làm trong
tháng đầu tiên khi đến thành phố. Họ chấp nhận những điều kiện làm việc khó khăn hơn
và thu nhập có thể ít hơn người dân tại chỗ. Những cuộc điều tra về di dân và việc làm
trong khu vực không chính thức do Viện Kinh tế TP.HCM thực hiện đều có thể chứng
minh điều đó. Vài con số dẫn từ các cuộc điều tra trong cho thấy có đến 44,4% lao động
hoạt động phương tiện 2-3 bánh công cộng, 43% người hoạt động trên vỉa hè và 55%
2
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải
pháp
người buôn bán lưu động là người nhập cư. Điều này cho thấy đây là loại ngành nghề
có yêu cầu về tay nghề và vốn thấp, dễ kiếm tiền nên dễ thu hút lao động nhập cư.
Tỷ lệ ngoại hối của đồng VN so với các đồng tiền khác trên thế giới như đồng
dollar, euro, hay bảng Anh… có khoảng cách khá xa, do đó, khi sống ở Việt Nam, với 1
mức lương như nhau hay có thể thấp hơn 1 ít so với các quốc gia phát triển trên thế
giới, Việt Nam sẽ thu hút người nhập cư từ ngước ngoài vào hơn do giá cả khá thấp,
môi trường sống khá tốt, mức thuế thu nhập không quá cao. Chỉ với 500 đô la, ở các
quốc gia phát triển, họ chỉ có thể ở những căn nhà nhỏ tạm bợ, nhưng khi đến Việt
Nam, họ có thể ăn uống, hưởng thụ cuộc sống xa hoa, thoải mái, Do đó, họ dễ dàng
chấp nhận bỏ cuộc sống hiện đại ở những quốc gia phát triển để ở lại VN sống cuộc
sống dư dả về vật chất lẫn tinh thần.
1.3. Phân loại nhập cư.
- Phân loại theo mục đích nhập cư : Nhập cư để học tập, nhập cư để làm việc và
nhập cư với mục đích khác.
- Phân loại theo khu vực : Nhập cư từ các địa phương trong nước và nhập cư từ
nước ngoài vào Việt Nam
3
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải
pháp
Chương 2 : Thực trạng nhập cư vào Tp.HCM hiện nay
2.1. Quy mô và cơ cấu dân nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số HCM ngày càng tăng, quy mô dân số lớn, nhất là dân nhập cư tạo sức ép không
nhỏ cho thành phố. Theo số liệu thống kê gần đây, tổng dân số của Tp. HCM tính đến
ngày 1/4/ 2009 là 7.123.340 người, tăng 2.086.185 người, tăng 41,4% so thời điểm này
năm 1999.Trong 10 năm, tốc độ tăng dân số bình quân của TP là 3,5%/năm.
Bảng 1 : Dân số Tp.HCM năm 1979 - 2009
Mức tăng dân số TP trong thời kỳ 1999 - 2009 bằng 2 lần mức tăng dân số thời kỳ 1989
- 1999 và bằng 3,7 lần mức tăng dân số thời kỳ 1979 - 1989. Bình quân một năm
TPHCM tăng 208.000 người, gần bằng dân số của 1 quận trung bình tại TPHCM( bảng
2 )
Bảng 2 : Tỷ lệ tăng dân số Tp.HCM qua các giai đoạn
1979 - 1989 1989 - 1999 1999 – 2009
Tỷ lệ tăng dân số chung ( % ) 1.63 2.36 3.5
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1.61 1.52 1.27
Tỷ lệ tăng cơ học (%) 0.02 0.84 2.23
Nếu như thời kỳ 1979 - 1989 và 1989 - 1999 dân số tăng chủ yếu do yếu tố tăng
tự nhiên (tỷ lệ tăng của 2 thời kỳ này lần lượt là 1,61% và 1,52%) thì giai đoạn 1999 -
2009 dân số Tp.HCM tăng chủ yếu do tăng cơ học, tỷ lệ di cư thuần bằng 2/3 tỷ lệ dân
số hàng năm của Tp.
Bảng 3 : Số lượng dân nhập cư từ các tỉnh vào Tp HCM năm 2009
Các
tỉnh
Số
người
Các
tỉnh
Số
người
Các
tỉnh
Số
người
Các
tỉnh
Số
người
Hà Nội
9458 Thái
Bình
6515 Bình
Phước
5569 Phú Thọ 2142
Hà
Giang
94 Hà Nam 3479 Tây
Ninh
10600 Vĩnh
Phúc
3079
Cao
Bằng
156 Nam
Định
9566 Bình
Dương
7055 Bắc
Ninh
4353
4
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải
pháp
Bắc Cạn
211 Ninh
Bình
4005 Đồng
Nai
22383 Hải
Dương
3591
Tuyên
Quang
493 Thanh
Hóa
4062 Bà Rịa –
Vũng
Tàu
9823 Hải
Phòng
2456
Lào Cai
26 Nghệ An 15062 Long An 21130 Hưng
Yên
2293
Điện
Biên
162 Hà Tĩnh 8064 Tiền
Giang
28379 Khánh
Hòa
7362
Lai
Châu
39 Quảng
Bình
4299 Bến Tre 25422 Ninh
Thuận
5695
Sơn La
360 Quảng
Trị
4328 Trà Vinh 16830 Bình
Thuận
10679
Yên Bái
479 Thừa
Thiên
Huế
10558 Vĩnh
Long
16804 KonTum 1048
Hòa
Bình
777 Đà Nẵng 4247 Đồng
Tháp
17524 Gia Lai 4302
Thái
Nguyên
1547 Quảng
Nam
11859 An
Giang
14938 Đắk Lắk 8875
Lạng
Sơn
470 Quảng
Ngãi
17830 Kiên
Giang
10190 Sóc
Trăng
13130
Quảng
Ninh
825 Bình
Định
18221 Cần Thơ 10444 Bạc Liêu 7540
Bắc
Giang
3404 Phú Yên 5923 Hậu
Giang
4869 Cà Mau 10129
Đắk
Nông
1201 Lâm
Đồng
10335 Tổng 483689
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: số lượng người nhập cư vào
thành phố HCM đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó nhiều
nhất là các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Bình Định và đặc biệt là các tỉnh
khu vực phía Nam xung quanh thành phố chiếm số lượng lớn như: Tiền
Giang (28379 dân nhập cư), Bến Tre (25422 dân nhập cư)….
2.2. Những mặt tích cực và tiêu cực từ quá trình nhập cư.
2.2.1. Tích cực.
Như đã nói ở trên di dân chính là điều tất yếu của quá trình phát triển đô thị
hóa.Quá trình di dân - nhập cư vào thành phố với tốc độ tăng trưởng nhanh không phải
hoàn toàn là tiêu cực. Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận dân nhập cư đã đóng góp cho
5
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải
pháp
TP khoảng 30% GDP mỗi năm. Điều này cho thấy họ cũng đóng góp không nhỏ vào sự
phát triển kinh tế của thành phố.
Quá trình di cư có thể góp phần giảm nghèo thông qua vòng tuần hoàn chu
chuyển giữa thành thị và nông thôn, giữa nơi đi và nơi đến. Di cư đã trở thành chiến
lược của nhiều hộ gia đình vì nó giúp họ thoát nghèo hoặc không bị lún sâu vào đói
nghèo. Mặt khác, di cư cũng làm gia tăng nhu cầu địa phương về dịch vụ, hàng hóa, tạo
việc làm và thu nhập cho người không di cư. Tuy chưa có thống kê chính xác bao nhiêu
gia đình ở nông thôn có nhà xây kiên cố và vật dụng đắt tiền được tạo ra từ những đồng
tiền của di dân lao động đến TP.HCM, song có một thực tế là dân nhập cư đóng góp rất
đặc biệt vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn Đây cũng là giải pháp góp
phần vào chính sách xóa đói, giảm nghèo của cả nước.
Cung cấp nguồn lao động cho thành phố phát triển kinh tế. Góp phần hình thành
thị trường lao động phù hợp đối với một số ngành nghề đặc thù.
Hàng năm, Tp.HCM đón nhận 1 lượng lớn người nhập cư, ngoài đi học, hầu như người
nhập cư đến Tp với mục đích là kiếm thêm thu nhập nuôi sống mình và gia đình. Họ là
nguồn cung cấp lực lượng lao động rất lớn cho thành phố.Bên cạnh đó, để thực hiện
mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ cao, thì một trong những chiến lược hàng đầu
mà thành phố phải theo đuổi là huy động nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các lĩnh
vực khoa học công nghệ mũi nhọn, có khả năng khai thác hiệu quả các tài nguyên cũng
như các ưu điểm do công nghệ thông tin đem lại. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở nguồn nhân
lực nội tại vốn có thì thành phố sẽ tự đánh mất cơ hội mở rộng phạm vi lựa chọn của
mình.Chính vì vậy nhập cư vào thành phố cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho
các ngành kinh tế - xã hội
Góp phần thúc đẩy sự trao đổi về kinh tế, văn hóa, kỹ thuật giữa vùng đô thị (nơi
đến) và nông thôn (nơi đi); góp phần thúc đẩy việc hình thành các khu đô thị mới…Quá
trình di dân –nhập cư tới nơi ở mới không chỉ đơn thuần là việc họ di chuyển người mà
họ còn mang theo cả phong tục,nếp sống,văn hóa nơi họ đi.Chính vì vậy nhập cư tạo ra
sự đa dạng về văn hóa trong quá trình hình thành đô thị.
2.2.2. Tiêu cực.
Hiện với dân số khoảng 8 triệu người, chẳng bao lâu nữa TP.HCM sẽ trở thành
một siêu đô thị (với số dân từ 10 triệu dân trở lên) kéo theo đó là hàng loạt vấn đề nảy
6
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải