Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh hoạt tại huyện thoại sơn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

ÂU MINH PHỤNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC
SINH HOẠT TẠI HUYỆN THOẠI SƠN
TỈNH AN GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Long Xuyên, tháng 06, năm 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

ÂU MINH PHỤNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC
SINH HOẠT TẠI HUYỆN THOẠI SƠN
TỈNH AN GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. TRẦN MINH TÂM
GVPB: Ths. BÙI THỊ MAI PHỤNG
Ths. TRẦN NGỌC CHÂU

Long Xuyên, tháng 06, năm 2011



Phân tích tình hình HĐV và cho vay tại
NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Long xuyên, ngày …., tháng …., năm……
Giáo viên hướng dẫn


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp: DH8MT 

LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập tại trường Đại học An Giang, cùng với sự giảng dạy
tận tình của các giảng viên Khoa Kỹ Thuật – Công Nghệ - Môi Trường, đã
giúp em tiếp thu nhiều kiến thức, phương pháp nghiên cứu mới trong cách
học, cũng như cách thức làm việc sau này. Cùng với sự tiếp xúc thực tế thông
qua thời gian làm khóa luận, giúp em tích lũy được một số kiến thức, cùng với
kỹ năng làm việc sau này.
Em xin gởi lời cảm ơn đến thầy Trần Minh Tâm đã hướng dẫn nhiệt tình
giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, sự
giúp đỡ của thầy Trần Minh Tâm, còn có sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh, chị
tại ban CTCC huyện Thoại Sơn đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế và
cung cấp những thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô khoa KT – CN – Môi Trường và
thầy Trần Minh Tâm gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy.

Xin chân thành cám ơn!

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang i


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp: DH8MT 

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................... 2
2.1. Tổng quan về huyện Thoại Sơn .................................................................... 2
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 2
a. Vị trí địa lí............................................................................................... 2
b. Đặc điểm khí hậu, thủy văn.................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................4
2.2. Khái niệm về rác sinh hoạt............................................................................ 4
2.3. Sự hình thành chất thải sinh hoạt .................................................................. 5

2.4. Những ảnh hưởng của rác sinh hoạt đến sức khỏe của con người và môi
trường sinh thái ........................................................................................... 5
2.5. Hệ thống quản lý rác sinh hoạt...................................................................... 6
2.6. Cơ sở tính toán để xác định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn.................................................................................................... 6
2.6.1. Thu phí chất thải rắn sinh hoạt .......................................................... 6
2.6.2. Thu phí chất thải rắn nguy hại ........................................................... 8
2.7. Các chính sách và pháp luật liên quan trong quản lý chất thải sinh hoạt ..... 8
2.8. Một số giải pháp quản lý rác sinh hoạt ......................................................... 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 10
3.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 10
3.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 10
GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang ii


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp: DH8MT 

3.4. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 10
3.5. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 10
3.6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
3.6.1. Số liệu thứ cấp ................................................................................. 10
3.6.2. Số liệu sơ cấp ................................................................................... 11
3.7. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu .................................................... 12

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 13
4.1. Hiện trạng các nguồn phát sinh rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn............ 13
4.1.1. Ước tính lượng rác sinh hoạt phát sinh tại huyện Thoại Sơn........ 13
4.1.2. Thành phần rác sinh hoạt..................................................................... 15
4.1.3. Lưu giữ rác sinh hoạt ........................................................................... 17
4.1.4. Quản lý rác sinh hoạt tại hộ dân .......................................................... 19
4.1.5. Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn......................................................... 22
4.2. Hiện trạng quản lý thu gom rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn.................. 24
4.2.1. Thu gom rác sinh hoạt ......................................................................... 25
4.2.2. Trung chuyển và vận chuyển rác sinh hoạt ......................................... 32
4.2.3. Hiện trạng các điểm trung chuyển rác ................................................. 34
4.2.4. Hiện trạng tuyến đường thu gom rác sinh hoạt ................................... 38
4.2.5. Hiện trạng bãi rác huyện Thoại Sơn .................................................... 40
4.3. Đánh giá hiện trạng quản lý rác sinh hoạt và đề ra giải pháp nâng cao
hiệu quả, năng lực quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt
tại huyện Thoại Sơn ................................................................................... 42
4.3.1. Giải pháp quản lý rác sinh hoạt hộ dân tại khu vực thị trấn ................ 42
4.3.2. Giải pháp quản lý thu gom rác sinh hoạt hộ dân tại các xã, ấp thuộc
khu vực nông thôn .............................................................................. 43
4.3.3. Giải pháp quản lý rác sinh hoạt tại các trường học và công sở ........... 44
4.3.4. Giải pháp quản lý rác sinh hoạt tại các chợ ......................................... 45
4.3.5. Giải pháp quản lý thu gom rác trên đường .......................................... 46

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang iii


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh

hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp: DH8MT 

4.3.6. Giải pháp nâng cao hệ thống thu gom rác sinh hoạt............................ 47
4.3.7. Giải pháp về điểm tập kết rác sinh hoạt............................................... 48
4.3.8. Giải pháp về trung chuyển và vận chuyển rác sinh hoạt ..................... 49
4.3.9. Phương tiện thu gom rác sinh hoạt ...................................................... 51
4.3.10. Giải pháp nâng cấp mở rộng tuyến thu gom rác sinh hoạt ................ 52
4.3.11. Giải pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý thu gom rác sinh
hoạt .................................................................................................... 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 54
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang iv


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp: DH8MT 

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Thoại Sơn năm 2010................................................................. 3
Bảng 4.1. Hiện trạng quản lý rác sinh hoạt tại 3 thị trấn ................................... 33
Bảng 4.2. Thống kê các điểm trung chuyển rác sinh hoạt tại thị trấn Núi Sập. 35
Bảng 4.3. Thống kê các điểm trung chuyển rác sinh hoạt tại thị trấn Óc Eo..... 36
Bảng 4.4. Thống kê các điểm trung chuyển rác sinh hoạt tại thị trấn
Phú Hòa ............................................................................................. 36
Bảng 4.5. Thống kê các điểm trung chuyển rác sinh hoạt tại các chợ của
các xã ................................................................................................. 37

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang v


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp: DH8MT 

DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Thoại Sơn ..................................................2
Hình 2.2. Sự hình thành chất thải rắn..................................................................5
Hình 4.1. Biểu đồ thống kê khối lượng rác sinh hoạt hộ dân phát sinh của
các xã, thị trấn trong ngày ................................................................14
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích thành phần của rác sinh hoạt
tại thị trấn Núi Sập............................................................................16

Hình 4.3. Dụng cụ chứa rác sinh hoạt của hộ dân tại TT Núi Sập....................17
Hình 4.4. Thùng chứa rác công cộng ở các công viên ở TT Núi Sập...............18
Hình 4.5. Rác sinh hoạt không được thu gom tại các hẻm núi của thị trấn
Núi sập..............................................................................................19
Hình 4.6. Biểu đồ thống kê dụng cụ chứa rác sinh hoạt tại TT Núi Sập ..........20
Hình 4.7. Điểm tập trung rác sinh hoạt tại đường Nguyễn Trãi của
TT Núi Sập.........................................................................................20
Hình 4.8. Biểu đồ thống kê số lượng hộ dân đồng ý rác sinh hoạt (%) phát
sinh nhiều nhất vào các khoảng thời gian trong ngày ......................21
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện cách xử lý các loại chai lọ thủy tinh, sách
báo, giấy carton của người dân.........................................................22
Hình 4.10. Những người dân đang nhặt rác tại bãi rác huyện Thoại Sơn.........23
Hình 4.11. Sơ đồ hành chính trong quản lý rác sinh hoạt tại các xã, thị trấn ...25
Hình 4.12. Quy trình thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn huyện Thoại Sơn .....26
Hình 4.13. Sơ đồ tuyến thu gom rác ở huyện Thoại Sơn..................................28
Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện khối lượng rác sinh hoạt do xã, thị trấn tổ chức
thu gom và ban CTCC huyện Thoại Sơn thu gom ...........................29
Hình 4.15. Biểu đồ thể hiện độ hợp lý về thời gian thu gom rác của công
nhân vệ sinh ...................................................................................31
Hình 4.16. Xe thu gom rác của ban CTCC huyện Thoại Sơn...........................32
Hình 4.17. Hiện trạng bãi rác huyện Thoại Sơn ...............................................41
Hình 4.18. Hồ sinh học của bãi rác huyện Thoại Sơn.......................................42

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang vi


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh

hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp: DH8MT 

Hình 4.19. Thùng rác công cộng loại 240 lít ....................................................47
Hình 4.20. Xe kéo tay tập trung tại các điểm tập kết rác không che phủ bạt ...49
Hình 4.21. Xe đẩy tay composite loại 660 lít....................................................50
Hình 4.22. Xe ép rác tải trọng 10 tấn loại cặp thùng ........................................51

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang vii


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp: DH8MT 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTCC:

Công trình Công cộng

UBND:

Ủy ban nhân dân

TT:


Thị trấn

CHC:

Chất hữu cơ

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang viii


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ một hoạt động sống nào của con người đều tạo ra rác thải,
chất thải như: hoạt động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt… đều phát sinh ra
một lượng rác thải đáng kể. Vì vậy rác thải là một phần tất yếu phải có của cuộc
sống. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng dẫn đến lượng rác thải
sinh ra ngày càng nhiều. Nếu không có biện pháp giải quyết một cách hợp lý,
không bao lâu rác thải sẽ trở thành mối đe dọa thật sự đối với môi trường sinh
thái, cảnh quan thiên nhiên và chất lượng của cuộc sống. Cuộc sống của chúng
ta sẽ ngập tràn trong rác thải nếu con người không sớm tìm ra những biện pháp
giải quyết thật sự hiệu quả, nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ rác thải sẽ nảy sinh như: ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm về không khí, phát sinh nhiều mầm bệnh... sẽ tác

động trực tiếp đến cuộc sống của con người.
Chính vì những tác hại của rác thải mà từ lâu, tại các nước phát triển, họ
đặc biệt chú trọng đến vấn đề rác thải, nhiều nước đã đầu tư không nhỏ cho các
chương trình xử lý rác thải, phế thải, họ đã sớm đề ra những quy định về rác
thải, phương pháp xử lý, những quy chế, phương pháp thu gom, phân loại rác tại
nơi công cộng và từng hộ gia đình.
Nhưng thực tế tại nước ta hiện nay vấn đề khó khăn trong các đô thị lớn,
nhỏ và kể cả các vùng nông thôn là việc quản lý rác sinh hoạt. Thực trạng chung
là việc quản lý rác sinh hoạt chưa mang lại hiệu quả, chưa được đầu tư thỏa
đáng và rác vẫn còn tồn đọng lại tại các nguồn thải sau khi đã thực hiện thu
gom. Nguyên nhân người dân chưa có ý thức cao dẫn đến công tác quản lý rác
và công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt chưa mang lại hiệu quả.
Chúng ta đã biết rác thải vừa gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng,
sinh thái và vừa ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và vẻ mỹ quan xung
quanh, nếu công tác quản lý rác sinh hoạt không triệt để sẽ dẫn đến nhiều tác
động xấu. Do đó việc quản lý rác sinh hoạt đòi hỏi phải được thực hiện một
cách khoa học, hợp lý, khả thi và hiệu quả cao. Bên cạnh đó cũng cần phải tăng
cường đầu tư, hoạch định công tác quản lý rác sinh hoạt đúng mức nhằm mục
tiêu đảm bảo vệ sinh môi trường và phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã
hội bền vững. Với những lý do cần thiết, đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản
lý rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” được thực hiện. Nhằm
đề ra các giải pháp thích hợp và góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý rác sinh hoạt.

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 1



Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về huyện Thoại Sơn:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lí:

Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Thoại Sơn.
Thoại Sơn có diện tích là 468,85 km2 và dân số 180.951 người, là huyện
nằm phía Nam của tỉnh An Giang; Bắc giáp huyện Châu Thành; Nam giáp
huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp của tỉnh Kiên Giang và huyện Thốt Nốt của
thành phố Cần Thơ; Tây giáp huyện Tri Tôn; Đông giáp thành phố Long Xuyên.
Huyện bao gồm 3 thị trấn là: Núi Sập, Phú Hòa, Óc Eo và 14 xã: An Bình, Tây
Phú, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Mỹ Phú Đông, Định Mỹ, Vĩnh Chánh, Vọng Thê,
Vọng Đông, Bình Thành, Thoại Giang, Định Thành, Vĩnh Khánh, Phú Thuận.
Nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, Thoại Sơn là một huyện đặc thù về
địa hình, có đồng bằng, sông nước và núi non.

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 2


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang


Lớp DH8MT

Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Thoại Sơn năm 2010.
STT

Xã, thị trấn

Dân số

Diện tích

(người)

(km2)

Mật độ
(người/km2)

1

Xã An Bình

7.423

27,98

265


2

Xã Tây Phú

7.228

35,02

206

3

Xã Vĩnh Phú

11.688

36,69

319

4

Xã Vĩnh Trạch

16.279

20,78

783


5

Xã Mỹ Phú Đông

4.012

30,87

130

6

Xã Định Mỹ

10.192

37,09

275

7

Xã Vĩnh Chánh

9.761

38,24

255


8

Xã Vĩnh Khánh

10.655

32,70

326

9

Xã Vọng Thê

5.228

27,14

193

10

Xã Vọng Đông

12.284

29,68

414


11

Xã Bình Thành

8.912

27,67

322

12

Xã Thoại Giang

10.933

29,36

372

13

Xã Phú Thuận

10.516

31,19

337


14

Xã Định Thành

12.691

35,41

358

15

TT Phú Hòa

12.125

7,41

1.636

16

TT Núi Sập

17.811

9,49

1.877


17

TT Óc Eo

13.213

12,13

1.007

180.951

468,85

386

Tổng cộng

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang, 2010).

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 3


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT


b. Đặc điểm khí hậu, thủy văn:
Huyện Thoại Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích
đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí hậu có sự phân
hóa theo mùa rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện khá cao khoảng 27,30C, ổn
định theo không gian và thời gian. Nhìn chung, không có sự khác biệt lớn so với
các nơi khác trong tỉnh và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tháng 04 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,60C, tháng 02 có nhiệt độ
trung bình thấp nhất 25,90C.
Trung bình mỗi năm tỉnh có 182,9 giờ nắng, số giờ nắng cao nhất vào
tháng 03 (221 giờ), thấp nhất vào tháng 09 (143,2 giờ).
Ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
- Gió mùa Tây – Nam: từ tháng 05 – 10, thổi từ vịnh Thái Lan và
mang theo hơi nước và gây mưa.
- Gió mùa Đông – Bắc: từ tháng 11 – 04 năm sau, thổi từ lục địa nên
khô và hạn.
Chế độ thủy văn của huyện được chia làm hai mùa :
- Mùa khô: từ tháng 01 – 04 hàng năm. Vào mùa Khô hệ thống kênh
rạch trên địa bàn phụ thuộc vào yếu tố thủy triều.
- Mùa lũ: từ tháng 07 – 11 hàng năm. Lũ được hình thành do mưa tại
chổ lớn, kết hợp với lũ từ thượng nguồn sông Mêkông chảy tràn vào nội đồng
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2008).

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Văn hoá - Xã hội:
Hiện trạng dân số và đời sống dân cư: ước tính năm 2010, dân số trung
bình huyện Thoại Sơn là 180.951 người (Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang,
2010).


Y tế: huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 phòng khám khu vực, có 17 trạm
y tế xã, thị trấn (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2008).
2.2. Khái niệm về rác sinh hoạt:
Trong vô số các hoạt động hàng ngày của con người như: buôn bán, vui
chơi giải trí, trong sinh hoạt gia đình, công sở, trường học, nhà hàng, khách sạn,

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 4


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

công viên…đều có phát sinh một lượng rác đáng kể và thành phần của chúng
cũng rất đa dạng từ hữu cơ cho đến vô cơ: giấy, nylon, chai, nhựa, rau, cải, kim
loại, thủy tinh…Người ta có thể gọi chung đó là rác thải sinh hoạt.
2.3. Sự hình thành rác thải sinh hoạt:
Các nguồn chủ yếu phát sinh rác sinh hoạt bao gồm: từ các khu dân cư, từ
các trung tâm thương mại, từ các viện nghiên cứu, cơ quan trường học, các công
trình công cộng, từ các dịch vụ đô thị, nhà hàng, khách sạn, sân bay, từ các khu
công nghiệp.

Nguyên vật liệu

Chất thải


Chất thải

Chế biến

Chế biến lần 2

Thu hồi về tái chế

Tiêu thụ

Thải bỏ

Hình 2.2: Sự hình thành chất thải rắn.
Nguyên vật liệu, sản phẩm và các thành phần thu hồi và tái sử dụng.
Chất thải.
(Nguồn: Nguyễn Trung Việt, 2006).
2.4. Những ảnh hưởng của rác sinh hoạt đến sức khỏe của con người và
môi trường sinh thái:
Trong hoạt động sống và sản xuất hằng ngày, con người dù muốn hay
không cũng phải thải ra một lượng rác thải rất lớn, tác hại của rác thải thì
không nhỏ. Nếu không được thu gom và xử lý một cách hiệu quả thì đây là một
mối đe dọa đối với cuộc sống và môi trường sinh thái:

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 5


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh

hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

+ Rác thải tồn đọng tại nguồn dễ gây hôi thối phát sinh nhiều mầm
bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Rác thải tại các bãi chôn lấp dễ sinh nước rỉ rác gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm và nguồn nước mặt xung quanh.
+ Rác thải từ các hộ gia đình ven sông thải bỏ mà không được xử lý
gây ô nhiễm nguồn nước.
2.5. Hệ thống quản lý rác sinh hoạt:
Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý rác sinh
hoạt ở một số đô thị lớn ở Việt Nam:
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đề ra chiến lược cải thiện
môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc đề xuất chính
sách quản lý môi trường quốc gia.
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo cho Ủy ban Nhân dân các quận,
huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và
pháp luật chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng
các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý.
Công ty môi trường và đô thị (hay Ban công trình đô thị) là cơ quan trực
tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý rác sinh hoạt (Nguồn: Nguyễn Trung Việt, 2006).
2.6. Cơ sở tính toán để xác định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn:
Ngày 28/8/2008 UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số
29/2008/QĐ - UBND, về việc quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Quyết định của UBND tỉnh
An Giang ban hành là để thực hiện Nghị định định số 174/2007/NĐ – CP ngày
29/11/2007 của Chính phủ về quy định phí bảo vệ môi trường đối với chất thải

rắn. Theo quyết định trên, thì các đối tượng phát sinh chất thải sinh hoạt và chất
thải độc hại (chất thải y tế, công nghiệp…) ngoài việc đóng phí vệ sinh (còn gọi
là phí thu gom rác) còn phải đóng thêm phí xử lý rác thải (gọi là phí bảo vệ môi
trường). Cơ sở tính toán thu phí xử lý chất thải rắn và đề xuất thu phí, bao gồm
như sau:
2.6.1. Thu phí chất thải rắn sinh hoạt:
¾ Đối với chất thải rắn thông thường:
+ Cơ quan hành chính: 330 đồng/người/tháng.
GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 6


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

+ Trường học: 130 đồng/học sinh/tháng.
+ Cơ sở lưu trú: 1.360 đồng/phòng/tháng.
+ Các bệnh viện, trạm y tế, trung tâm y tế (không tính rác thải y tế):
1.460 đồng/giường/tháng.
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh: 810 đồng/người/tháng.
+ Cơ sở dịch vụ ăn uống: 2.700 đồng/bàn/tháng.
¾ Bến xe, bến tàu, bến phà:
+ Bến nhỏ (ở xã, ấp): 33.000 đồng/bến/tháng.
+ Bến trung (thị trấn, thị tứ): 66.000 đồng/bến/tháng.
+ Bến lớn (phường, huyện, thị xã, thành phố): 130.000 đồng/bến/tháng.
¾ Vựa cá, trái cây:

+ Loại nhỏ (ở xã, ấp): 45.000 đồng/vựa/tháng.
+ Loại trung (thị trấn, thị tứ, phường, huyện): 90.000 đồng/vựa/tháng.
+ Loại lớn (chợ đầu mối trung tâm thị xã, thành phố): 180.000
đồng/vựa/tháng.
¾ Sạp buôn bán tại các chợ:
+ Loại nhỏ (ở xã, ấp): 10.000 đồng/sạp/tháng.
+ Loại trung (thị trấn, thị tứ): 20.000 đồng/sạp/tháng.
+ Loại lớn (phường, huyện, thị xã, thành phố): 40.000 đồng/sạp/tháng.
¾ Các đối tượng khác (ngoài các đối tượng đã nêu trên): thu theo lượng
rác phát sinh thực tế là 40.000 đồng/tấn.
¾ Đối với chất thải rắn y tế, chất thải nguy hại công nghiệp: mức thu
6.000.000 đồng/tấn.
¾ Ngoài các đối tượng này, các đối tượng khác thu theo lượng rác phát
sinh theo thực tế là 40.000 đồng/tấn.
¾ Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí:
+ Đơn vị trực tiếp thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được
trích để lại 20% trên tổng số tiền phí thực thu được để chi phí cho việc thu phí.
+ Số tiền được trích để lại, đơn vị sử dụng để chi phí cho việc thu phí
theo nội dung cụ thể sau:

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 7


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT


Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như in hoặc mua mẫu, biểu, sổ
sách.
Chi văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, công tác phí theo tiêu chuẩn,
định mức hiện hành.
Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện công
việc thu phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa
không quá 3 tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và
tối đa bằng 2 tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng
năm trước, sau khi đảm bảo các chi phí theo quy định trên.
+ Tổng số tiền phí thu được sau khi trừ đi số trích để lại theo quy định
tại khoản 1 Điều này, số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại,
khoản tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
+ Thủ tục thu, nộp và thời gian nộp ngân sách thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số
45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 63/2002/TTBTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí (Nguồn: Đoàn Văn
Nhã, 2008.)

2.6.2. Thu phí chất thải rắn nguy hại:
Đề xuất đối tượng có chất thải nằm trong danh mục chất thải nguy hại
được ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mức thu không quá 6.000.000 đồng/tấn, thu
theo thực tế (Nguồn: Đoàn Văn Nhã, 2008).
2.7. Các chính sách và pháp luật liên quan trong quản lý chất thải sinh
hoạt:
- Ngày 03/4/1997 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị 199/CP về
những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải sinh hoạt tại các đô

thị và khu công nghiệp.
- Chỉ thị 26/CT.UBT ngày 15/8/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
về việc tăng cường công tác quản lý chất thải sinh hoạt cho khu đô thị cũng như
nông thôn.
- Thông tư liên tịch số 1950/1997/TTLT – BKHCN – BXD ngày
17/10/1997 của Bộ Khoa học công nghệ & Môi trường, Bộ Xây dựng về việc

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 8


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

hướng dẫn quản lý chất thải sinh hoạt tại khu đô thị và khu công nghiệp, kết hợp
với tình hình thực tế của địa phương tiến hành quy hoạch cải tạo, xây dựng
phương án xử lý phù hợp với các bãi rác tại địa phương, đảm bảo vệ sinh môi
trường, vẽ đẹp mỹ quan đô thị và nông thôn.
- Quyết định số 152/1999/QĐ – TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/6/2005 về
đẩy mạnh công tác quản lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị định số 59/2007/NĐ – CP của Chính phủ ngày 09/4/2007 về quản
lý chất thải sinh hoạt.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 31/12/2007 Về

việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007
của Chính phủ về quản lý chất thải sinh hoạt
2.8. Một số giải pháp quản lý rác:
Quản lý rác thải sinh hoạt là vấn đề đã được chú trọng từ rất lâu và được
rất nhiều người quan tâm, sau đây là một số giải pháp về quản lý rác thải sinh
hoạt:
- Tăng cường chuyên mục tuyên truyền và phổ biến kiến thức về gìn giữ
vệ sinh môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, …
cho người dân biết.
- Mở rộng phạm vi thu gom rác xuống các địa bàn dân cư bằng các loại xe
thô sơ như xe đẩy tay,…
- Đối với các hộ sống trên các nhà nổi, ghe tàu,… bắt buộc phải trang bị
các thùng chứa rác (nghiêm cấm vứt rác xuống sông, kênh rạch,…) và cầu tiêu
bằng composite.
- Đối với các hộ sống ven kênh rạch, sông,…cũng nên trang bị cho nhà
mình các dụng cụ chứa rác phù hợp để chứa rác, tránh bỏ rác xuống lòng kênh
rạch nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước góp phần bảo vệ môi trường khu vực vì
nguồn nước nơi đây cũng chính là nguồn nước sinh hoạt của bà con.
- Hỗ trợ kinh phí để tổ chức thu gom (Nguồn: Phan Văn Phú, 2008).

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 9


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
3.2. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/12/2010 đến tháng 12/05/2011, trên địa
bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
3.3. Địa điểm nghiên cứu:
Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Tập trung lấy phiếu điều tra và mẫu rác
tại thị trấn Núi Sập.
3.4. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác
sinh hoạt nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, thu gom hợp lý, nâng cao ý thức
cộng đồng, trách nhiệm của cơ quan quản lý rác sinh hoạt.
3.5. Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang.
+ Phỏng vấn 50 hộ dân sống ở TT Núi Sập về quản lý rác sinh hoạt.
+ Khảo sát khối lượng rác sinh hoạt phát sinh từ 50 hộ dân được phỏng
vấn.
+ Phân tích thành phần rác sinh hoạt tại các trạm trung chuyển.
+ Khảo sát thực tế tuyến thu gom rác.
3.6. Phương pháp thu thập số liệu:
3.6.1. Số liệu thứ cấp:
Các tài liệu, dữ liệu có nội dung về việc quản lý rác, về kinh tế xã hội,
phát triển cộng đồng,… của UBND huyện, các thị trấn, xã, phòng Tài nguyên và
môi trường huyện Thoại Sơn, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang.
Các qui định, chính sách về quản lý rác sinh hoạt từ UBND huyện,
UBND tỉnh An Giang, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thoại Sơn, Sở

Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 10


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

3.6.2. Số liệu sơ cấp:
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bảng câu
hỏi và dùng phương pháp khảo sát trực tiếp làm phương pháp chính trong
nghiên cứu để thu thập, tiếp cận thông tin có liên quan đến đề tài.
- Cách chọn mẫu nghiên cứu.
Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, nên đề tài chọn mẫu ngẫu
nhiên và tiêu biểu từ các hộ dân, cơ sở sản xuất – kinh doanh, cán bộ công nhân
viên chức,… tại Thị Trấn Núi Sập. Mẫu câu hỏi được thiết kế sẵn và tổng số
phiếu phỏng vấn là 50 phiếu, mỗi phiếu cho một hộ, đơn vị, cơ quan,…
- Phương pháp thống kê
Nội dung của phương pháp thống kê là từ những kết quả khảo sát,
phỏng vấn, từ các số liệu đã thu thập, xử lý, phân loại làm cơ sở để xây dựng
các biểu đồ phù hợp với các đối tượng được nghiên cứu trong chuyên đề.
- Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp:
Để đánh giá một cách khách quan cần phải phân tích các dữ liệu, số liệu
đã thu thập được so sánh với các khía cạnh khác có liên quan, sau đó tổng hợp
lại để có cái nhìn tổng thể.

- Phương pháp phân tích theo tuyến thu gom rác
Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom rác hiện hành như là: số người thu
gom, loại xe thu gom, tuyến đường thu gom, thời gian thu gom, cự ly vận hành.
Kết hợp với phân tích, khảo sát và phỏng vấn để tìm ra vấn đề gây ô nhiễm môi
trường trong việc quản lý thu gom rác sinh hoạt.
- Phương pháp khảo sát thực tế khối lượng rác sinh hoạt của các hộ dân tại
TT Núi Sập.
Sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn để phỏng vấn các hộ dân, từ đó có thể xác
định được tổng lượng rác phát sinh ra trong ngày của 50 hộ, và khối lượng rác
phát sinh của từng người trong ngày.
- Phương pháp ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại huyện Thoại
Sơn.
Dựa vào dân số của huyện thoại Sơn và khối lượng rác phát sinh của từng
người để từ đó có thể ước tính được khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh.
- Phương pháp xác định thành phần của rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn.

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 11


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

Sử dụng phương pháp kiểm tra trực tiếp rác tại các bãi trung chuyển để
xác định thành phần của rác.
Mẫu rác được nghiên cứu là loại rác sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân tại

TT Núi Sập, huyện Thoại Sơn.
Sau khi công nhân vệ sinh thu gom rác từ các hộ dân đem về bãi trung
chuyển tại chợ Thoại Sơn, tiến hành phân tích mẫu rác: quan sát công nhân vệ
sinh phân loại rác, kiểm tra xác định thành phần của rác và ghi nhận kết quả.
3.7. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu:
- Các tài liệu liên quan đến quản lý rác sinh hoạt.
- Dùng xe để khảo sát trên tất cả các tuyến đường trên địa bàn nghiên
cứu.
- Sử dụng máy ảnh để chụp hình về hiện trạng rác, dụng cụ chứa rác
sinh hoạt từ các nguồn phát sinh rác (hộ dân, trường học, bệnh viện,
chợ,...).

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 12


Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Hiện trạng các nguồn phát sinh rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn:
Rác sinh hoạt phát sinh do các hoạt động của con người chủ yếu là từ các
hộ dân, khu dân cư ngoài ra còn có nhiều nguồn khác.
y Rác sinh hoạt phát sinh từ các công trình công cộng: nạo vét cống rảnh,
chặt mé cây cảnh, từ đường giao thông.

y Rác sinh hoạt phát sinh từ công sở, trường học, bệnh viện: vệ sinh, quét
dọn; thực vật trong cơ quan trường học; các sinh hoạt của học sinh và công
nhân viên.
y Nguồn phát sinh rác tại hộ dân: tắm rửa, giặt giũ; nấu ăn, ăn uống; vệ
sinh nhà cửa; nhà vệ sinh cá nhân gia đình; động vật nuôi trong nhà; thực
vật trong khuôn viên nhà.
y Rác sinh hoạt thải ra từ các dịch vụ vui chơi giải trí: rác từ các cơ sở
dịch vụ ăn uống, buôn bán hàng rong; sinh hoạt cá nhân của người mua,
người bán.
y Nguồn phát sinh rác tại các chợ: hoạt động ăn uống người mua và bán
hàng; Hoạt động vệ sinh của người bán hàng và người mua.
4.1.1. Ước tính lượng rác sinh hoạt phát sinh tại huyện Thoại Sơn:
Để xác định được tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn huyện Thoại Sơn
thải ra trong ngày, đề tài đã thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến ở một số hộ dân tại
TT Núi Sập. Để từ đó có thể xác định sơ bộ khối lượng rác sinh hoạt, sinh ra
hàng ngày của huyện Thoại Sơn bằng cách tính theo đầu người.
Khi tính được lượng rác phát sinh ra hàng ngày từ các nguồn thải tại huyện
Thoại Sơn, thì có thể đánh giá được hiệu quả thu gom rác sinh hoạt của ban
CTCC huyện Thoại Sơn và lượng rác còn tồn đọng hàng ngày trên địa bàn huyện
Thoại Sơn.
Theo thống kê dân số huyện Thoại Sơn từ Cục thống kê tỉnh An Giang
năm 2010, thì huyện Thoại Sơn có 180.951 người (Nguồn: Cục thống kê tỉnh An
Giang, 2010).

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 13



Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh
hoạt tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Lớp DH8MT

Kết quả nghiên cứu từ 50 hộ dân tại thị trấn Núi Sập cho thấy bình quân
mỗi cá nhân tạo ra một khối lượng rác là: 0,71 kg/người (xem phụ lục 1). Từ đó
có thể dựa vào dân số để tính khối lượng rác phát ra trong ngày của từng xã và
từng thị trấn.

Hình 4.1: Biểu đồ thống kê khối lượng rác sinh hoạt hộ dân phát sinh của các
xã, thị trấn trong ngày.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn 03/2011).

Theo kết quả nghiên cứu thực tế điều tra về việc phát sinh rác sinh hoạt tại
50 hộ dân của thị trấn Núi Sập với 246 nhân khẩu. Tổng lượng rác phát sinh
trong ngày của 50 hộ dân là 174,5 kg (xem phụ lục 1). Lượng rác phát sinh
trung bình của một người tại TT Núi Sập trong một ngày là: 0,71 (kg/người).
Lượng rác phát sinh trung bình của hộ dân trong 50 hộ của thị trấn Núi Sập
là: 3,5 kg/hộ/ngày.
Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh tổng cộng trong một ngày từ các hộ dân
trên địa bàn huyện Thoại Sơn là : 128.475 (kg/ngày).
Khối lượng rác phát sinh tổng cộng trong ngày từ các hộ dân thuộc 7 xã và
3 thị trấn (Xã Vĩnh Chánh, Xã Vọng Thê, Xã Vọng Đông, Xã Thoại Giang, Xã
Định Thành, Xã Vĩnh Trạch, Xã Vĩnh Khánh, TT Phú Hòa, TT Óc Eo, TT Núi

GVHD: Trần Minh Tâm
SVTH: Âu Minh Phụng

Trang 14



×