Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các môn thực hành tiếng và văn học – đất nước cho sinh viên chính quy sư phạm theo tình hình thực tế của khoa anh , trường đhsp tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
***********************

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP CƠ SỞ

MÃ SỐ: CS.2010.19.75

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN THỰC HÀNH TIẾNG VÀ
VĂN HỌC – ĐẤT NƯỚC CHO SINH VIÊN CHÍNH QUY SƯ
PHẠM THEO TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA KHOA ANH ,
TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM

Chủ nhiệm đề tài: ThS NGUYỄN HỒ PHƯƠNG NGHI

TP. HỒ CHÍ MINH - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
***********************

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP CƠ SỞ

MÃ SỐ: CS.2010.19.75


ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN THỰC HÀNH TIẾNG VÀ
VĂN HỌC – ĐẤT NƯỚC CHO SINH VIÊN CHÍNH QUY SƯ
PHẠM THEO TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA KHOA ANH ,
TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM

Cơ quan quản lí:
Cơ quan thực hiện:
Chủ nhiệm đề tài:

Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
Khoa Anh
ThS Nguyễn Hồ Phương Nghi

TP. HỒ CHÍ MINH - 2011


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ........................................................... 2
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (TIẾNG VIỆT) ....................................... 3
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (TIẾNG ANH)........................................ 5
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 7
CHƢƠNG MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................... 8
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 8
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 9
1.3 Cấu trúc của báo cáo đề tài ............................................................................ 9
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 9

1.5 Tổ chức nghiên cứu ..................................................................................... 10
1.6 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 12
1.7 Phƣơng pháp phân tích kết quả .................................................................... 13
CHƢƠNG HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 14
2.1 Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ ............................ 14
2.2 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh trên quan điểm của các thuyết dạy
học

............................................................................................................... 15

2.2.1 Thuyết hành vi .......................................................................................... 15
2.2.2 Thuyết kiến tạo ......................................................................................... 16
2.2.3 Thuyết văn hóa-xã hội .............................................................................. 16
2.2.4 Thuyết nhận thức ...................................................................................... 17
CHƢƠNG BA: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 19
3.1 Nhóm câu hỏi về giảng viên ......................................................................... 19
3.2 Nhóm câu hỏi về thái độ của giảng viên đối với CNTT ................................ 21
3.3 Nhóm câu hỏi về cách sử dụng CNTT trong giảng dạy ................................ 24
CHƢƠNG BỐN: BÀN LUẬN ......................................................................... 28
CHƢƠNG NĂM: KẾT LUẬN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG NGHIÊN CỨU .......... 31
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 31
5.2 Phƣơng hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 33
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

1


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


PHỤ LỤC .......................................................................................................... 35

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Hình 1. Độ tuổi và kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên .......................... 19
Hình 2. Tỉ lệ giảng viên tự đánh giá mức độ thành thạo về CNTT ..................... 20
Hình 3. Điều kiện tài nguyên CNTT tại Khoa Anh ............................................ 23
Hình 4. Thói quen sử dụng công nghệ trong giảng dạy ...................................... 25
Bảng 1. Các ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ ................................. 26

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

2


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
Tên đề tài: Đề xuất giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy các môn
Thực hành tiếng và Văn học – Đất nƣớc cho sinh viên chính quy sƣ phạm theo tình
hình thực tế của Khoa Anh, trƣờng ĐHSP TP. HCM
Mã số: CS.2010.19.75
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hồ Phƣơng Chi
ĐT: +84 905 190 889
E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Anh, Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: ThS. Nguyễn Thanh Bình và Khoa Anh,
Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh

Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2011
1. Mục tiêu:
Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang góp phần quan trọng cho việc tạo ra những
nhân tố năng động mới cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông
tin. CNTT cũng ảnh hƣởng mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục. Xuất phát từ thực trạng
dạy và học các môn Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc ở khoa Anh, Đại học Sƣ phạm TP.
Hồ Chí Minh (ĐHSP TP. HCM), đề tài đặt ra mục tiêu tìm hiểu thái độ, nguyện vọng
của giảng viên đối với việc sử dụng CNTT trong giảng dạy trực tiếp trên lớp, qua đó
cho thấy ảnh hƣởng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy các môn Kỹ năng và Văn
học-Đất nƣớc cho sinh viên chính quy khoa Anh, ĐHSP TP. HCM và nêu lên những
kiến nghị nhằm giúp cho việc giảng dạy đƣợc diễn ra thuận lợi hơn nhờ có sự hỗ trợ
của công nghệ.
2. Nội dung chính:
Với thời gian thực hiện trong 12 tháng, trên cơ sở một số lý thuyết và khái niệm liên
quan đến việc ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ, đề tài tập trung giải quyết
ba câu hỏi nghiên cứu sau:
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

3


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(1) Thái độ của các giảng viên giảng dạy các môn Kỹ năng và Văn học-Đất
nƣớc ở Khoa tiếng Anh (ĐHSP TP. HCM) đối với việc ứng dụng CNTT
trong giảng dạy nhƣ thế nào?
(2) Các giảng viên giảng dạy các môn Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc ở Khoa
tiếng Anh (ĐHSP TP. HCM) đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhƣ thế
nào?

(3) Đâu là những cách thức hiệu quả để ứng dụng CNTT trong giảng dạy các
môn Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc?
3. Kết quả đạt đƣợc:
Bằng cách sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu là định lƣợng và định tính với công
cụ nghiên cứu là quan sát lớp học, bảng câu hỏi khảo sát (đối với 25 giảng viên ở
Khoa tiếng Anh, ĐHSP TP. HCM) và phỏng vấn riêng lẻ trực tiếp (10 trong số 25
giảng viên), đề tài đã thu đƣợc những kết quả sau: Trƣớc hết, các giảng viên ở Khoa
Tiếng Anh có thái độ tích cực đối với việc sử dụng CNTT phục vụ cho công việc công
việc giảng dạy. Thứ hai, việc ứng dụng CNTT có sự khác biệt ở các giảng viên giảng
dạy các môn Kỹ năng và các môn Văn học-Đất nƣớc về mức độ cũng nhƣ các chƣơng
trình sử dụng. Thứ ba, thông qua phỏng vấn, đề tài cũng nêu lên một số kiến nghị của
các giảng viên về những cách thức hiệu quả để ứng dụng CNTT trong giảng dạy các
môn Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc.
Các sản phẩm thu đƣợc trong quá trình hoàn thành đề tài:
 2 báo cáo hội nghị quốc tế về giảng dạy Tiếng Anh
“Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án cho phần Pre-Reading”. Kỷ yếu
hội thảo giảng dạy tiếng Anh quốc tế lần thứ 7. Viện giáo dục quốc gia.
PhnomPenh, tháng 2 năm 2011.
“Một bài giảng Văn học Anh thế kỷ 19.” Hội thảo Tiếng Anh và Văn học.
Trƣờng Đại học Chulalongkorn. Bangkok, tháng 10 năm 2011.
 10 giáo án có ứng dụng CNTT

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

4


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


SUMMARY
Project Title: The Application of Technology in Teaching English Skills and
Literature-Culture Subjects at the Department of English, HCMC University of
Education.
Code number: CS.2010.19.75
Coordinator: Nguyen Ho Phuong Chi (MA)
Tel: +84 905 190 889
E-mail:
Implementing Institution: English Department, HCMC University of Education
Cooperating Author and Institution(s): Nguyen Thanh Binh (MA) and the English
Department, HCMC University of Education
Duration: from October 2010 to October 2011

1. Objectives:
It is self-evident that technology should be brought into operation within the field of
language teaching, as the presence of technology is spreading at a dizzy pace in
almost all areas of our life, contributing to the development of a knowledge-based
economy. In the context of teaching and learning English skills and Literature-Culture
subjects at English Department (HCMC University of Education), the rerearch project
aims at identifying teachers’ attitudes and methods in applying technology in language
teaching. It is hoped that the research will also reveal the great influence and multiple
benefits of applying technology in teaching and learning English linguistic skills and
Literature-Culture subjects

2. Main contents:
With the project time of about 12 months, on the basis of some theories and
hypotheses related to the application of information technology to language teaching
and learning, the project deals with three research questions:
(1) What are the teachers’ attitudes towards applying technology to teaching
English skills and Culture-Literature subjects?

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

5


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(2) How do those teachers apply technology to their teaching?
(3) Which effective methods and strategies can be employed in technologyassissted lessons for the teaching of English skills and Culture-Literature
subjects?
3. Results:
By using a combination of both quantitative and qualitative paradigm with various
research methods such as classroom observations, questionnaires (for 25 teachers at
English Department, HCMC University of Education) and semi-structured interviews
(for 10 of the 25 teachers), the following results have been found: Firstly, teachers
showed very positive attitudes towards the application of information technology to
their teaching. Secondly, teachers specializing in English skills and those delivering
courses in Literature-Culture had different methods in applying technology to their
class. Thirdly, with interviews, it has also been found that several suggestions have
been made so that the application of technology to teaching English skills and
Literature-Culture subjects could become more effective.
The process of conducting this projects also gives rise to
 2 papers for international conference in TESOL
“The Use of Project-based Learning for Pre-reading Activities.” In English for
Mobility: Proceedings of 7th Annual CamTESOL Conference on English
Language Teaching. National Institute of Education. February 2011, Phnom
Penh
“A Lesson for English Literature in 19th century”. Expanding Horizons and
English Language and Literary Studies. Chulalongkorn University. October

2011, Bangkok.
 10 lesson plans with technology incorporated

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

6


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, trƣớc hết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất
cả các giảng viên và sinh viên Khoa Tiếng Anh, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, những ngƣời đã nhiệt tình tham gia vào các cuộc khảo sát, phỏng vấn
và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc
đẩy chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài sâu sắc hơn.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Ngọc Vũ đã cho chúng
tôi những lời khuyên thật quý báu trong quá trình thu thập số liệu và hoàn chỉnh đề tài.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa tiếng Anh và Phòng
Khoa học-Công nghệ của trƣờng ĐHSP TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn
thành đề tài cấp cơ sở này.
TP. HCM, ngày 28 tháng 11 năm 2011

ThS. Nguyễn Hồ Phƣơng Chi

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

7



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƢƠNG MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh
vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành giáo dục cũng đã từng bƣớc tiếp
cận với công nghệ hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học
và công tác quản lý đang là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trong thế kỷ 21- kỷ
nguyên của thông tin và tri thức. Trong việc dạy và học ngoại ngữ, CNTT đang phát
triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong việc nâng cao các kỹ năng
và kiến thức cho sinh viên, làm cho các bài giảng trở nên sinh động và cuốn hút, tạo
điều kiện cho sinh viên tham gia vào các hoạt động luyện tập ngôn ngữ. Tuy nhiên, để
phát huy đƣợc những ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao, ngƣời sử dụng cần phải đƣợc
trang bị một cơ sở lý thuyết vững chắc. Những phƣơng pháp dạy học theo các thuyết
nhƣ kiến tạo, dạy học theo dự án, giải quyết vấn đề, dạy theo nhóm,… đã có những
đổi mới nhờ ứng dụng CNTT mặc dù phƣơng pháp và cách thức sử dụng CNTT trong
giảng dạy ngoại ngữ vẫn còn là vấn đề đƣợc tranh cãi.
Khoa Anh trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh đƣợc trang bị một số phòng Lab
Multimedia kết nối Internet để tạo điều kiện cho các giáo viên giảng dạy có sử dụng
CNTT. Tuy nhiên, do điều kiện về kinh phí và số lƣợng sinh viên ngày càng đông, áp
dụng CNTT đối với các giảng viên phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng
PowerPoint để trình chiếu, hay MS.Word để soạn thảo đề thi, bài tập cho sinh viên. Vì
vậy, đề tài nghiên cứu Đề xuất giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin ở tổ Thực
hành tiếng và Tổ văn học- Đất nƣớc học trong việc giảng dạy sinh viên chính quy sƣ
phạm Khoa Anh có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lƣợng giảng
dạy và học tập các môn Kỹ năng thực hành tiếng và Văn học – Đất nƣớc học theo tình
hình thực tế tại Khoa Anh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là đề xuất cho nhà trƣờng áp dụng những cải tiến
CNTT mang tính ứng dụng cao vào thực tế giảng dạy tiếng Anh cho Tổ thực hành
tiếng và Tổ văn học – Đất nƣớc học tại Khoa Anh.
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

8


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Ứng dụng công nghệ thông tin vào biên soạn giáo trình điện tử



Ứng dụng công nghệ thông tin vào trình bày bài giảng

1.3 Cấu trúc của báo cáo đề tài
Đề tài đƣợc chia làm phần năm chƣơng. Chƣơng Một giới thiệu tính cấp thiết, mục
tiêu, cấu trúc bài báo cáo, đối tƣợng nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, và phƣơng pháp phân tích kết quả của đề tài. Chƣơng Hai là Cơ sở lý luận, giới
thiệu một số khái niệm đƣợc sử dụng xuyên suốt trong đề tài và một số nền tảng lý
luận về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh. Chƣơng Ba là Kết quả
nghiên cứu. Chƣơng Bốn là Bàn luận, tập trung bàn luận về kết quả nghiên cứu vừa
đƣợc trình bày ở chƣơng Ba. Cuối cùng, chƣơng Năm đƣa ra kết luận cho toàn bộ đề
tài nghiên cứu và đƣa ra phƣơng hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho tƣơng lai.
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là 25 giảng viên Khoa tiếng Anh (ĐHSP TP. HCM)

năm học 2010-2011, trong độ tuổi từ 22 đến 60. Trong số 25 giảng viên này có 13 nữ
và 12 nam. Những giảng viên này giảng dạy ở 2 tổ bộ môn là Kỹ năng và Văn họcĐất nƣớc. Kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên khác nhau phụ thuộc vào độ
tuổi. Việc nghiên cứu trên đối tƣợng là các giảng viên ở cả 2 tổ bộ môn và có sự khác
nhau về số năm, kinh nghiệm công tác giúp đề tài có cái nhìn tổng quan hơn về cách
nhìn nhận của các giảng viên đối với việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Hơn nữa,
các môn Kỹ năng là những môn thiết yếu căn bản cung cấp cho sinh viên kiến thức về
sử dụng và thƣc hành Tiếng Anh, còn các môn Văn học-Đất nƣớc đòi hòi các kiến
thức chuyên sâu về văn hóa. Đây là 2 tổ bộ môn chiếm số tiết cao trong cả chƣơng
trình đào tạo của Khoa Tiếng Anh.
1.5 Tổ chức nghiên cứu:
1.5.1 Công cụ nghiên cứu:
Trƣớc hết, tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu thông qua trao đổi chuyên môn với các
đồng nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, thông qua việc

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

9


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nghiên cứu các tài liệu, tạp chí khoa học trong và ngoài nƣớc đã đƣợc xuất bản và các
tài liệu từ Internet.
Đề tài sử dụng hai công cụ nghiên cứu: câu hỏi khảo sát (25 giảng viên) và phỏng vấn
trực tiếp bán cấu trúc (10 trong số 25 giảng viên), trong đó câu hỏi khảo sát đƣợc xem
là phƣơng pháp chủ yếu, còn phỏng vấn là phƣơng pháp hỗ trợ. Theo Burns (1999, tr.
129), câu hỏi khảo sát thích hợp cho việc nghiên cứu trên mẫu lớn và tiết kiệm thời
gian. Trong khi câu hỏi khảo sát chỉ có thể đề cập đến những vấn đề tƣơng đối khái
quát và với các lựa chọn đƣợc định sẵn rõ ràng thì câu hỏi phỏng vấn sẽ xem xét các

vấn đề cụ thể hơn, linh động hơn, và mang tính cá nhân hơn. Ngoài ra, đa số các câu
hỏi trong bảng khảo sát đều là câu hỏi đóng, trong khi với phỏng vấn, câu hỏi mở
đƣợc tác giả sử dụng nhiều hơn. Cả 2 nhóm câu hỏi đóng và mở đều nhằm mục đích
tăng thêm độ tin cậy cho câu trả lời. Đối với câu hỏi mở, ngƣời nghiên cứu muốn xoáy
sâu vào ý kiến cá nhân nhằm giúp các đối tƣợng nghiên cứu có cơ hội bày tỏ những
suy nghĩ mà họ không thể hiện đƣợc trong câu hỏi đóng. Phƣơng pháp phỏng vấn bán
cấu trúc, đƣợc Burns (1999, tr. 120) cho là linh hoạt hơn trong việc thu thập dữ liệu
theo phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng nhằm tăng tính giá trị của nghiên cứu. Về
câu hỏi khảo sát, xem Phụ lục A và Phụ lục B; về câu hỏi phỏng vấn, xem Phụ lục C
và Phụ lục D. Ngoài hai phƣơng pháp trên, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp quan
sát lớp học để xem phản ứng của các sinh viên và đánh giá hiệu quả của tiết dạy trong
giờ học có ứng dụng CNTT. Đặc biệt, tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy môn Đọc đã đƣợc thực hiện bằng việc so sánh kết quả làm bài của sinh viên
trong các kỳ kiểm tra sử dụng công cụ phân tích t-test. Bài nghiên cứu đã đƣợc trình
bày tại hội thảo quốc tế về giảng dạy Tiếng Anh tại Campuchia, tháng 2 năm 2011 và
nhận đƣợc nhiều đóng góp để bổ sung cho việc hoàn thiện đề tài cấp trƣờng này.
1.5.2 Tổ chức nghiên cứu
Trƣớc tiên, tác giả quan sát các lớp học ở 2 bộ môn Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc
trong học kỳ một của năm học 2010-1011 để có một số đánh giá về mức độ ứng dụng
CNTT trong giảng dạy và thái độ học tập của sinh viên trong các giờ học này nhằm
thiết kế câu hỏi phỏng vấn và bảng câu hỏi cho phù hợp. Tiếp đó, tác giả phỏng vấn

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

10


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


mẫu một giảng viên ở Tổ Văn học-Đất nƣớc. Mục đích của cuộc phỏng vấn mẫu này
là giúp tác giả có định hƣớng chung nhằm thiết kế câu hỏi khảo sát hiệu quả hơn.
Câu hỏi khảo sát đƣợc phát cho 25 giảng viên có tham gia giảng dạy tại Khoa Tiếng
Anh ở 2 bộ môn là Kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết) và Văn học-Đất nƣớc (Lịch sử
Văn học Anh, Văn học Anh, Văn học Mỹ, Giao tiếp xuyên văn hóa). Tác giả trực tiếp
phát câu hỏi khảo sát, nêu mục đích nghiên cứu, đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể về cách trả
lời, giải đáp thắc mắc của giảng viên, và sau đó trực tiếp thu lại kết quả khảo sát. Với
cách làm này, tác giả tin rằng câu trả lời của giảng viên sẽ mang tính tin cậy cao.
Sau khi thống kê, phân tích, và so sánh, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp riêng lẻ
10 trong số 25 giảng viên. Mục đích của bƣớc phỏng vấn này là giúp tác giả hiểu sâu
và cụ thể hơn những gì đƣợc nêu ra trong bảng khảo sát. Ví dụ, bảng khảo sát có câu
hỏi về thái độ của giảng viên đối với việc ứng dụng CNTT, nhƣng qua bảng khảo sát,
tác giả chỉ xác định đƣợc thái độ của giảng viên nói chung, trong khi tác giả muốn biết
thêm về mức độ nào là phù hợp cho việc sử dụng CNTT. Những thông tin này rất cần
thiết để ngƣời nghiên cứu phân tích kết quả theo phƣơng pháp định tính.
Quá trình phỏng vấn giảng viên đƣợc tiến hành một cách linh động. Tuy tác giả có
chuẩn bị sẵn một bảng câu hỏi phỏng vấn (xem Phụ lục C), nhƣng những câu hỏi này
có thể đƣợc thay đổi cho phù hợp với từng đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Đặc biệt, trƣớc
khi tiến hành phỏng vấn, tác giả đã đọc thật kỹ những dữ liệu do giảng viên cung cấp
thông qua bảng câu hỏi khảo sát, để từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng phỏng vấn tốt hơn.
1.6 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Đề tài đƣợc thiết kế để trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Thái độ của các giảng viên giảng dạy các môn Kỹ năng và Văn học-Đất
nƣớc ở Khoa tiếng Anh (ĐHSP TP. HCM) đối với việc ứng dụng CNTT
trong giảng dạy nhƣ thế nào?

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

11



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(2) Các giảng viên giảng dạy các môn Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc ở Khoa
tiếng Anh (ĐHSP TP. HCM) đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhƣ thế
nào?
(3) Đâu là những cách thức hiệu quả để ứng dụng CNTT trong giảng dạy các
môn Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc?
Câu (1) đƣợc đặt ra vì một số nhà nghiên cứu nhƣ Zhao, Tan và Mishra (2001) đƣa ra
bằng chứng rằng thái độ của giảng viên có ảnh hƣởng trực tiếp đối với việc ứng dụng
công nghệ hiệu quả trong lớp học. Nói cách khác, thành công trong bài giảng có tích
hợp công nghệ phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn sàng sử dụng CNTT của giảng viên.
Câu hỏi (1) muốn tìm hiểu xem giả thuyết này có đúng hay không, và nếu đúng thì
đúng đến mức độ nào.
Câu (2) đƣợc đặt ra trên nền tảng câu (1). Nếu các giảng viên có thái độ tích cực đối
với việc ứng dụng CNTT vào các tiết giảng của mình, liệu họ đã thật sự thiết kế bài
giảng và sử dụng CNTT có hiệu quả để nâng cao chất lƣợng giảng dạy chƣa. Với câu
hỏi nghiên cứu (2), đề tài rất muốn tìm ra đâu là những kỹ thuật và chiến lƣợc mà các
giảng viên đã dùng trong các tiết học về Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc, 2 tổ bộ môn
có số lƣợng tiết học cao trong toàn bộ chƣơng trình giảng dạy của Khoa Anh.
Câu (3) mang tính tổng kết và khái quát hoá. Thông qua câu hỏi khảo sát, tác giả có
thể tìm ra những khác biệt cơ bản trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của các
giảng viên. Thông qua những buổi phỏng vấn trực tiếp với giảng viên, tác giả tổng
hợp lại các ý kiến nhằm khái quát các đề xuất hiệu quả cho việc ứng dụng CNTT
trong giảng dạy ở 2 tổ bộ môn là Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc.
1.7 Phƣơng pháp phân tích kết quả
Phƣơng pháp phân tích kết quả đƣợc sử dụng trong đề tài này là phƣơng pháp phân
tích định lƣợng và phƣơng pháp phân tích định tính bởi theo Burns (1999, tr. 24) thì
hai phƣơng pháp này bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Trong khi phƣơng pháp phân tích

định lƣợng đƣợc dùng để đánh giá thái độ và các nhận định chung của giảng viên
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

12


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong việc ứng dụng CNTT qua bảng khảo sát thì phƣơng pháp định tính đƣợc dùng
để bổ sung những ý kiến khác thu đƣợc thông qua phỏng vấn cũng nhƣ đƣa ra những
kết luận mang tính khái quát hoá. Hai phƣơng pháp phân tích này sẽ không đƣợc trình
bày riêng biệt trong phần kết quả, mà đƣợc đan xen nhau một cách hợp lí.

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

13


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƢƠNG HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ
CNTT (Information Technology-IT): Nghị Quyết Chính phủ 49/CP kí ngày
04/08/1993 nêu rõ “Công nghệ thông tin là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các
phƣơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông
– nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất
phong phú và giàu tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xã hội.
Hiện nay, CNTT đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó

có giáo dục. Dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ (Technology Enhanced Learning) là
dùng công nghệ làm đòn bẩy để thúc đẩy việc dạy học với khóa học đƣợc thiết kế hợp
lý để cung cấp cho ngƣời học nhiều lựa chọn về thời gian, không gian, tốc độ, và chú
trọng đến các phong cách học khác nhau. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng
CNTT có khả năng thúc đẩy việc học tập của sinh viên nếu giáo viên sẵn sàng cho
việc sử dụng và thích ứng với sự phát triển của công nghệ. Đó là những nghiên cứu
của Holliday (1994), Warschauer (2003), Ahmad, Corbett, Rogers và Sussez (1987).
Việc dạy và học ngoại ngữ, trong đó có môn Tiếng Anh cũng chịu ảnh hƣởng sâu sắc
bởi những phát minh và ứng dụng mới liên quan đến CNTT.
Trƣớc hết, CNTT đang dần thay đổi cách dạy và học ngoại ngữ truyền thống với các
thiết bị nhƣ máy tính, máy chiếu, phần mềm học tập ngày càng trở nên phổ biến tại
các cơ sở đào tạo. Đối với nhiều giáo viên, CNTT có khả năng làm bài học trở nên
sinh động, hấp dẫn hơn. Nhiều môn học khó, khô cứng trở nên dễ dàng và thoải mái
nhờ có máy tính và e-learning (học trực tuyến). Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng
CNTT giúp cải thiện kết quả học tập khi đƣợc ứng dụng phù hợp với các tiêu chuẩn
chƣơng trình học (Cradller, McNabb, Freeman, 2002). Chenoweth (2001, tr. 48) nhận
xét CNTT có ảnh hƣởng mạnh khi đƣợc kết hợp vào chƣơng trình nhằm đạt đƣợc các
mục tiêu giáo dục rõ ràng có thể đo đƣợc. Warschauer và Healey (1998, tr. 57) cho
rằng việc sử dụng đa phƣơng tiện, Internet và các hoạt động làm nhóm trong khi học
ngoại ngữ chính là lợi ích thực tế cho sinh viên. Trên quan điểm giáo dục, nhiều
chuyên gia khẳng định CNTT nâng cao hay ít nhất cũng hỗ trợ cách học truyền thống,
giúp sinh viên có nhiều lựa chọn hơn và đáp ứng đƣợc nhiều cách học khác nhau cùng
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

14


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


một thời điểm, sinh viên cũng có nhiều cơ hội giao tiếp và tạo ra một môi trƣờng sử
dụng ngoại ngữ với bạn bè hơn là cách học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm.
Bên cạnh đó, có nhiều ứng dụng CNTT đã giữ vị trí quan trọng trong giảng dạy ngoại
ngữ bởi vì chúng cho phép ngƣời học “nghe” và “thấy” đƣợc ngôn ngữ trong bối cảnh
văn hóa cũng nhƣ “cảm nhận” đƣợc các tác động lên ngôn ngữ về thời gian, âm nhấn
và điệu bộ (Price 1987, tr. 155). Price cũng dẫn chứng nhiều ứng dụng CNTT nhƣ ghi
âm, máy chiếu, trình diễn trên máy tính đã khiến cho việc học ngoại ngữ không còn là
việc nói và in ra. Blake (1998, tr. 210) nêu thêm CNTT gồm cả các tài liệu dạng Web,
CD-ROM, CALL (computer-assisted language learning, sử dụng máy tính trong học
ngoại ngữ) và các giao tiếp qua mạng. Do đó, giáo viên cần biết cách khai thác các
tiềm năng công nghệ để làm giàu thêm cho bài giảng của mình.
Rất rõ ràng là việc ứng dụng CNTT hiệu quả đỏi hỏi khả năng thích ứng của giáo
viên. Nếu giáo viên chƣa sẵn sàng thì họ không thể trông chờ nhiều vào sự tiến bộ của
học viên dựa vào công nghệ. Nhiều giáo viên ngoại ngữ thiếu tự tin vào khả năng sử
dụng máy tính nên họ rất ngại phải dùng công nghệ. Hơn nữa, sử dụng công nghệ đòi
hỏi phải đầu tƣ thời gian, công sức để học nhiều thứ mới. Theo Butlet-Pascoe (1997),
việc huấn luyện giáo viên là một thử thách rất lớn mặc dù ai cũng thấy rõ nhiều lợi ích
từ việc dạy học ngoại ngữ có ứng dụng công nghệ. Do đó, giáo viên cần nhận đƣợc sự
hỗ trợ về mặt huấn luyện, khuyến khích, thậm chí là bắt buộc phải học các “kỹ năng
cơ bản” trong việc sử dụng CNTT nhằm tìm kiếm, đánh giá, sáng tạo và tích hợp
(Eastment, 1998). Giáo viên ở tất cả các nơi đều trải qua những kinh nghiệm tƣơng
đối giống nhau đối với việc giảng dạy có sử dụng công nghệ. Điểm khác biệt duy nhất
nằm ở chỗ khi nào quá trình này diễn ra.
Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy rõ vai trò không thể phủ nhận của công nghệ
đối với việc dạy và học ngoại ngữ. Vì vậy, đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu xem CNTT
đã đƣợc các giảng viên tổ Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc tại Khoa Anh, trƣờng Đại
học Sƣ phạm Tp.HCM đã ứng dụng nhƣ thế nào nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và
học trong bối cảnh hiện nay.

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi


15


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.2. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh trên quan điểm của các thuyết
dạy học
Việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh chịu ảnh hƣởng bởi các thuyết về học tập
(learning theories) và các phƣơng pháp giảng dạy (teaching methodologies hay
teaching approaches). Các hƣớng ứng dụng CNTT trong dạy học Tiếng Anh đƣợc xác
định dựa trên 4 thuyết học tập và giảng dạy chính: thuyết hành vi, thuyết tri nhận-xây
dựng, thuyết văn hóa-xã hội và thuyết nhận thức.
2.2.1 Thuyết hành vi (Behaviorism)
Đây là một trong những thuyết chính về dạy học. Thuyết hành vi cho rằng việc giảng
dạy ngôn ngữ phải đi song song với quá trình hình thành thói quen (Lightbown và
Spada, 2003). Dựa trên cơ sở là chủ nghĩa hành vi, quan điểm này xem ngƣời học nhƣ
là “một cái máy sản xuất ra ngôn ngữ”. Theo đó, khi nghe hoặc đọc những hình thức
hoặc mẫu câu từ một ngƣời hoặc nguồn nào đó bên ngoài, ngƣời học lập tức tự động
bắt chƣớc những hình thức và mẫu câu này.
Theo thuyết hành vi, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ngôn ngữ phải bảo đảm
cung cấp cho ngƣời học tài liệu học tập mà qua đó họ có thể lĩnh hội kiến thức. Theo
Hubbard (1987), việc kết hợp CNTT trong bài giảng theo hƣớng hành vi vẫn phải đảm
bảo có những yếu tố sau:
1. Trình bày từ vựng và ngôn ngữ thích hợp với trình độ ngƣời học.
2. Giữ đƣợc sự tập trung của ngƣời học vào bài tập.
3. Không chấp nhận những lỗi sai là câu trả lời đúng.
4. Yêu cầu ngƣời học nhập câu trả lời đúng trƣớc khi tiếp tục.
5. Cung cấp cho ngƣời học phản hồi tích cực cho những câu trả lời chính xác.

6. Cung cấp đầy đủ bài tập để ngƣời học ôn luyện.
7. Cung cấp những cấu trúc câu và từ vựng trong bài học.
8. Cung cấp những cấu trúc ngữ pháp để ngƣời học có thể tự rút ra đƣợc công thức.
2.2.2 Thuyết kiến tạo (Constructivism)
Thuyết kiến tạo đang là một trong những lý thuyết về dạy học vƣợt trội đƣợc sử dụng
trong giáo dục. Lý thuyết này khuyến khích ngƣời học tự xây dựng kiến thức cho
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

16


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trƣờng học
tập của mình. Mỗi cá nhân ngƣời học là trung tâm của tiến trình dạy học, còn giáo
viên đóng vai trò tổ chức điều khiển để giúp ngƣời học chiếm lĩnh tri thức tích cực
hơn, hƣớng dẫn họ học, ghi nhớ, suy nghĩ một cách phê phán. Tomei (2003) đã nêu rõ
“ngƣời học theo hƣớng kiến tạo tin rằng giáo viên sẽ dạy hiệu quả hơn nếu họ nhận
thức đƣợc sinh viên đã có sẵn những loại kiến thức nào và giáo viên biết cách xử lý
thông tin của mỗi sinh viên” (tr. 6). Đặc trƣng nổi bật của các bài giảng có tích hợp
CNTT trong giảng dạy theo nguyên tắc kiến tạo là đƣa ngƣời học vào quá trình khám
phá, tiếp nhận và xử lý thông tin (discovery learning, reception learning, informationprocessing). Vì vậy, trên quan điểm của thuyết kiến tạo, các phần mềm và các trang
Web học ngoại ngữ cho phép sinh viên tự khám phá các chủ đề trong cuộc sống hiện
thực. Các bài học tạo cho sinh viên khả năng tự lập dàn ý, ghi chú để xây dựng kiến
thức mới.
2.2.3 Thuyết văn hóa-xã hội (Sociocultural methodology)
Đƣờng hƣớng văn hóa-xã hội trong giảng dạy đƣợc phát triển và hệ thống hóa lần đầu
tiên bởi nhà khoa học L. S. Vygotsky và các cộng sự của ông vào những năm 19201930. Học thuyết này dựa trên cơ sở lý luận rằng các hoạt động của con ngƣời diễn ra
trong bối cảnh văn hóa, chịu tác động bởi ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu khác.

Hoven (1999) khẳng định rằng phƣơng pháp dạy học theo hƣớng văn hóa-xã hội là mô
hình phù hợp nhất cho việc ứng dụng CNTT hỗ trợ. Nguyên nhân là do lối dạy này
chú trọng đến khả năng tạo sự hiểu ý có đàm phán và trao đổi giữa ngƣời học với
nhau, giữa ngƣời học và giáo viên, giữa ngƣời học và công nghệ. Theo thuyết văn
hóa-xã hội, việc học còn diễn ra thông qua các phƣơng tiện nhƣ ngôn ngữ, ký hiệu,
hình ảnh, chữ viết và các thiết bị công nghệ. Thuyết này cũng chú trọng đến cộng
đồng thực hành ngôn ngữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tƣơng tác giữa ngƣời học
trong quá trình lĩnh hội ngôn ngữ và quá trình sáng tạo là vô cùng quan trọng. Chính
những chiến lƣợc học có sự tƣơng tác với ngôn ngữ và sự giao tiếp giúp ngƣỡi học
cảm nhận và sống đƣợc trong môi trƣờng văn hóa của ngôn ngữ đó. Khi vận dụng
thuyết văn hóa-xã hội để thiết kế bài giảng, giáo viên cần lƣu ý có các hoạt động tạo
điều kiện đánh giá, xem xét các lựa chọn của mình và khả năng tổ chức hoạt động
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

17


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

học. Giáo viên cũng cần cung cấp cho ngƣời học những lời nhận xét, đánh giá về năng
lực và hƣớng dẫn ngƣời học cách tiếp cận và sử dụng những công nghệ mới.
2.2.4 Thuyết nhận thức (Cognitivism)
Chủ nghĩa nhận thức xem ngƣời học là một thực thể có suy nghĩ và là ngƣời xử lý
thông tin năng động. Theo đó, việc học là một quá trình mà ngƣời học chủ động phân
tích các tình huống khi việc vận dụng các luật lệ thích hợp. Mặc dù đƣợc cung cấp
thông tin và tƣ liệu cho việc học, ngƣời học phải tự chịu trách nhiệm với việc học và
tìm hiểu những thông tin đã đƣợc cung cấp. Lang (2004) miêu tả thuyết nhận thức
trong học tập nhƣ một chuỗi liên kết trong đó mỗi bài tập là một điểm liên kết trên
chuỗi liên kết. Nhiệm vụ của ngƣời học là gắn kết những điểm đó lại với nhau. Việc

ứng dụng CNTT trong dạy học phải tạo một môi trƣờng học giống với thực tế cuộc
sống. Đồng thời sinh viên cần đƣợc hƣớng dẫn để mở rộng kiến thức khi sử dụng
những gì họ đang học. Bulter-Pascoe và Wiburg (2003) lƣu ý rằng đƣờng hƣớng nhận
thức cần cung cấp cho ngƣời học sự trợ giúp thỏa đáng nhằm giúp họ di chuyển qua
đƣợc tần số phát triển của mình.

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

18


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƢƠNG BA: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng khảo sát có 13 câu hỏi, đƣợc chia làm 3 nhóm:
1. Nhóm câu hỏi về giảng viên: câu 1 đến câu 4
2. Nhóm câu hỏi về thái độ của giảng viên đối với việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy: câu 5 đến câu 11
3. Nhóm câu hỏi về cách thức ứng dụng CNTT trong giảng dạy: câu 12 và 13
Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc phân tích theo từng nhóm câu hỏi.
3.1 Nhóm câu hỏi về giảng viên
Những thông tin cơ bản về các giảng viên tham gia vào cuộc khảo sát gồm: độ tuổi,
kinh nghiệm giảng dạy và tự nhận xét về mức độ sử dụng CNTT.

Hình 1: Độ tuổi và kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên
Trong số 25 giảng viên đƣợc khảo sát, có sự cân đối giữa số giảng viên nam (12
ngƣời) và nữ (13 ngƣời). Tuy nhiên, do độ tuổi khác nhau, kinh nghiệm giảng dạy có
ảnh hƣởng lớn đến sự sẵn sàng ứng dụng công nghệ vào bài giảng của các giảng viên.
Theo mục tiêu của nghiên cứu này, những giảng viên nào lựa chọn câu trả lời “không

quen” (unfamiliar) hoặc “mới làm quen” (newcomer) đƣợc xem nhƣ không có kinh
nghiệm làm việc với công nghệ hoặc rất nỗ lực sử dụng nhƣng vẫn cần có sự trợ giúp
thƣờng xuyên. “Ngƣời mới bắt đầu” (beginner) là các giảng viên có thể thực hiện các
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

19


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chức năng cơ bản của những ứng dụng công nghệ nhƣ Microsoft Word tuy có phần
hạn chế. Trong khi đó “nhóm trung bình” (average) chỉ những giảng viên có khả năng
sử dụng thông thạo một số ứng dụng công nghệ chung. Nhóm giảng viên đƣợc đánh
giá ở mức “nâng cao” (advanced) hoặc “chuyên gia” (expert) có khả năng sử dụng
thông thạo nhiều ứng dụng công nghệ rộng rãi hoặc cực kỳ thông thạo rất nhiều ứng
dụng công nghệ.
Bảng 2 cho thấy việc giảng viên đánh giá mức độ thông thạo của họ trong sử dụng
công nghệ. Đáng lƣu ý là có hơn một nữa số giảng viên (13 ngƣời) tự nhận mình ở
mức độ “trung bình”, chiếm tỉ lệ cao nhất trong bảng là 52%. 12 giảng viên khác tự
nhận ở mức “mới làm quen” (3 ngƣời, 12%), “mới bắt đầu” (5 ngƣời, 20%) và “nâng
cao” (16%, 4 ngƣời). Không giảng viên mô tả khả năng của mình là “không quen”
hoặc ở mức “chuyên gia”, 2 lựa chọn nằm về 2 cực khác nhau của câu hỏi. Nhƣ vậy,
có thể thấy tất cả các giảng viên ở Khoa Anh, tuy khác nhau về tuổi tác và kinh
nghiệm giảng dạy, ai cũng đã có cơ hội tiếp xúc và làm việc với CNTT. Kết quả ở
Hình 2 cũng chứng tỏ rằng khả năng sử dụng công nghệ của các giảng viên phần lớn ở
mức “trung bình”. Giảng viên nào cũng ít nhất đã có cơ hội làm quen, sử dụng CNTT.
Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến thái độ, cách thức ứng dụng công nghệ trong giảng
dạy vì không phải giảng viên nào cũng sẵn sàng tiếp thu và đón nhận những thay đổi
về phƣơng pháp và cách thức giảng dạy do công nghệ mang lại.


Hình 2: Tỉ lệ giảng viên tự đánh giá mức độ thành thạo về CNTT
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

20


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2 Nhóm câu hỏi về thái độ của giảng viên đối với việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy
Tất cả các giảng viên đều nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của việc ứng dụng công
nghệ trong giảng dạy khi 20 ngƣời chọn “rất quan trọng” (80%) và 5 ngƣời chọn
“quan trọng” (20%) cho câu hỏi số 5 (Xem phụ lục A).
Khi trả lời về lợi ích của các thiết bị công nghệ trong giảng dạy Tiếng Anh đối với
môn học mà mình đang giảng dạy (câu 7), các giảng viên ở cả 2 tổ bộ môn Kỹ năng
và Văn học-Đất nƣớc đều lạc quan nhấn mạnh rằng “CNTT hỗ trợ đắc lực cho giáo
viên khi trình bày, giải thích bài học và tạo ra đƣợc các hoạt động vô cùng hứng thú
trong lớp học. Bên cạnh đó, công nghệ cũng hỗ trợ giáo tiếp trong lớp học (Kỹ năng
Nói) và giảm áp lực công việc lên giảng viên (Môn Đọc), dành nhiều thời gian cho các
hoạt động bổ ích khác trong lớp (Môn Viết, khi giảng viết sửa lỗi sai cho sinh viên
bằng cách dùng máy chiếu sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian chép trên bảng, trình bày những
đoạn văn hoặc bài mẫu, tổ chức các hoạt động theo hƣớng giao tiếp nhƣ các trò chơi
làm cho bài học đỡ khô cứng). 12 giảng viên (48%) khẳng định CNTT làm cho việc
lĩnh hội kỹ năng và kiến thức về ngôn ngữ trở nên dễ dàng hơn, nó cũng là nguồn
động lực to lớn và nâng cao chất lƣợng bài giảng. Thực tế cũng cho thấy rằng CNTT
hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh trong các tình huống khi chúng ta muốn sinh viên có
cái nhìn trực quan về một vấn đề, hoặc khi chúng ta trình bày một mảng của cuộc sống
hiện thực.

Ở cả 2 tổ bộ môn Kỹ năng và Văn học-Đất nƣớc, khi các phƣơng pháp giảng dạy
đƣợc kết hợp linh hoạt nhiều đƣờng hƣớng nhƣ hành vi, kiến tạo, văn hóa-xã hội và
nhận thức thì việc ứng dụng CNTT cũng giúp ích cho giảng viên ở rất nhiều mặt.
Theo các giảng viên tham gia giảng dạy tổ Kỹ năng (chủ yếu là các môn Nghe, Nói,
Đọc, Viết) thì CNTT sử dụng nhiều vào việc thiết kế giáo án điện tử sử dụng
Powerpoint để cung cấp kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm có kết hợp với âm
thanh và hình ảnh làm cho bài học sống động hơn so với lối đọc chép và tra từ điển
truyền thống. Ở môn Nghe, các file âm thanh cho chất lƣợng tốt hơn, giúp giảng viên
tiết kiệm thời gian chuẩn bị và sinh viên làm bài đạt kết quả tốt. Đối với môn Nói,
CNTT chỉ đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hỗ trợ thêm khi cần thiết bàn về một chủ đề
mới lạ vì môn Nói đa số các sinh viên chú trọng vào giao tiếp với nhau dƣới sự chỉ
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

21


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

dẫn của giảng viên. Môn Đọc ứng dụng CNTT trong giai đoạn trƣớc khi vào đọc
chính (Warm-up hay Pre-Reading) dƣới hình thức các bài tập nhỏ có ứng dụng công
nghệ hoặc xem các video clip để sinh viên làm quen dần với các khái niệm mới xuất
hiện trong các bài đọc và câu hỏi theo sau. Trong môn Viết, ngoài các bài tập thực
hành giảng viên soạn sẵn hoặc thu thập từ các nguồn tài nguyên trên Internet cho sinh
viên làm trên lớp, máy chiếu giúp tiết kiệm thời gian trình chiếu, sửa bài và các
chƣơng trình kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả cũng hỗ trợ giảng viên trong việc chấm
điểm, đặc biệt là công cụ Track Changes của Microsoft Word. Các giảng viên tổ Văn
học-Đất nƣớc (gồm Văn học Anh-Mỹ, Giao tiếp xuyên văn hóa, Văn minh Mỹ) chủ
yếu ứng dụng CNTT làm cho bài học đỡ khô cứng, dễ nhớ hơn đối với sinh viên vì
đây là các môn khá trừu tƣợng và khó học. Trong khi ở các môn Văn học, giảng viên

trƣớc hết gửi nội dung câu chuyện và bảng các câu hỏi cho sinh viên qua email để tiết
kiệm thời gian đọc trên lớp và sinh viên có nhiều điều kiện tra cứu ở nhà, bên cạnh đó
giảng viên thƣờng chiếu các đoạn phim ngắn để minh họa về cuộc đời của tác giả hay
tác phẩm và sử dụng máy chiếu để trình bày các lời giải thích, đặc biệt trong đó có rất
nhiều từ vựng và cấu trúc phức tạp mà nếu chỉ nói qua thì sinh viên có thể không ghi
chép kịp; còn môn Giao tiếp xuyên văn hóa và Văn minh Mỹ chủ yếu dùng các trình
chiếu Powerponit để mô tả về phong tục, tập quán, con ngƣời qua ảnh và phim.
Tóm lại, các lợi ích từ CNTT trong giảng dạy tiếng Anh đƣợc các giảng viên nêu ra
rất đa dạng và giống với những gì các nhà nghiên cứu đã tổng kết là “tạo ra, chuyển
tải bài học, đánh giá sinh viên cũng nhƣ theo dõi quá trình tiến bộ của họ”
(Chenoweth 2001, tr. 48). Warchauer và Healey (1998), Chapelle (2000) và Stevens
(2003) cũng khẳng định nhƣ vậy.
Khi đƣợc phỏng vấn trực tiếp, một giảng viên giảng dạy tổ Kỹ năng nhận xét rằng
dùng laptop cực kỳ hiệu quả trong nhiều tình huống giảng dạy nhƣ trình bày các tài
liệu đa phƣơng tiện để thảo luận hoặc tổ chức việc kết hợp học tập các Kỹ năng (Đọc
1 bài sau đó Nghe 1 đoạn hội thoại để từ đó Viết hay Nói 1 chủ đề nhỏ). Một lợi ích
khác mà CNTT mang đến là cải thiện khả năng tự học của sinh viên cũng nhƣ sự quản
lý lớp học. Một giảng viên khác nhấn mạnh tầm quan trọng của CNTT trong kiểm tra
và đánh giá. Hiện ở tổ Kỹ năng, môn Ngữ pháp (Grammar) đã đƣợc tiến hành kiểm tra

------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

22


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG – MS: CS.2010.19.75
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trên máy tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và chi phí cho giảng viên cũng nhƣ mang
lại thuận lợi và tính khách quan cao cho bài kiểm tra.

Tuy nhiên, bên cạnh các lời khen ngợi là những mối lo ngại khi ứng dụng CNTT trong
giảng dạy, xét về bối cảnh hiện tại của Khoa Tiếng Anh và trƣờng Đại học Sƣ phạm.
Có 4 giảng viên (16%) bày tỏ sự hoài nghi về cái gọi là “công cụ công nghệ hoàn hảo”
mặc dù họ không phủ nhận các lợi ích của nó. Một trong số đó phát biểu “CNTT là
cần thiết trong một vài trƣờng hợp, nhƣng nó không phải là chìa khóa vạn năng”.
Trong buổi phỏng vấn, một giảng viên cụng bày tỏ rằng phần đông các giảng viên, đặc
biệt là những giảng viên lớn tuổi rất ngại khi sử dụng CNTT trong giảng dạy do họ lo
lắng về khả năng của mình. Điều này cũng dễ hiểu bởi Warschauer cũng từng nghiên
cứu và cho rằng đó là một trong các nhân tố ngăn cản sự nhiệt huyết của giảng viên
(2003, tr. 241-243). Vài nguyên nhân khác làm giảng viên hạn chế sử dụng CNTT
trong giảng dạy có thể liệt kê: chƣơng trình học quá căng thẳng, sự có sẵn các ứng
dụng công nghệ và các rủi ro mang tính kỹ thuật.
Hình 3 mô tả cách đánh giá của giảng viên về điều kiện tài nguyên CNTT tại Khoa
Anh

Hình 3: Điều kiện tài nguyên CNTT tại Khoa Anh
Có thể thấy rất rõ từ hình 3 rằng các giảng viên có đánh giá khác nhau về các thiết bị
công nghệ của Khoa. 7 giảng viên đánh giá ở mức độ “tệ” (poor) và 3 ngƣời thậm chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------CNĐT: ThS Nguyễn Hồ Phương Chi

23


×