Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

đặc điểm văn xuôi nghệ thuật nguyễn quang lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.16 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________

Phạm Ngọc Ánh Tuyết

ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGHỆ
THUẬT NGUYỄN QUANG LẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________

Phạm Ngọc Ánh Tuyết

ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGHỆ
THUẬT NGUYỄN QUANG LẬP
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI


Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến nhà văn Nguyễn Quang Lập, người
đã tạo ra những đứa con tinh thần, khơi gợi cảm hứng và sự yêu thích, thôi thúc tôi thực
hiện đề tài luận văn này. Đồng thời cũng xin cám ơn những ý kiến chia sẻ chân thành của
nhà văn đã giúp tôi có thêm tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thành Thi, người thầy đã tận
tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn từ những bước
đầu tiên cho đến khi hoàn thành.
Ngoài ra, sự động viên, ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng là nguồn cổ vũ
tinh thần lớn lao cho tôi vượt qua những khó khăn, cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện cho
tôi được thực hiện và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.

TP.HCM, ngày 30 tháng 9 năm 2013
Học viên

Phạm Ngọc Ánh Tuyết

1


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. 1
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................9

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................10
6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................11

CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN QUANG LẬP ........................................................................................... 13
1.1. Văn xuôi nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới của văn học Việt Nam giai đoạn sau
1975 ....................................................................................................................................13
1.1.1. Văn xuôi nghệ thuật ..............................................................................................13
1.1.2. Văn xuôi nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 ....14
1.2. Nhà văn Nguyễn Quang Lập và vị trí văn xuôi trong sự nghiệp sáng tác của ông
.............................................................................................................................................21
1.2.1. Nhà văn Nguyễn Quang Lập và quá trình sáng tác ...............................................21
1.2.2. Văn xuôi nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Quang Lập ................................26

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN QUANG LẬP – NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, CẢM HỨNG .......................................................... 32
2.1. Hiện thực chiến tranh và số phận con người ..........................................................32
2.1.1. Một góc nhìn về hiện thực chiến tranh ..................................................................32
2.1.2. Số phận con người trong suy cảm của nhà văn .....................................................39
2.2. Sự ngộ nhận về lý tưởng và những bi kịch cá nhân ...............................................44
2.2.1. Bi kịch ngộ nhận về lý tưởng của con người và thời đại ......................................44
2.2.2. Bi kịch cá nhân: con người bị sai lệch nhân cách .................................................46
2.3. Chuyện “hàng ngày” viết lại từ ký ức ......................................................................53
2.3.1. Chân dung con người – “những mảnh đời đen trắng” ..........................................54
2.3.2. Chân dung bạn văn ................................................................................................57
2.3.3. Chân dung tự họa ..................................................................................................63

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN QUANG LẬP – NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI, NGÔN TỪ .............................................................. 66

2


3.1. Một lối tự sự đa giọng điệu .......................................................................................66
3.1.1. Giọng trữ tình tha thiết ..........................................................................................66
3.1.2. Giọng xót xa, thương cảm .....................................................................................68
3.1.3. Giọng hài hước, hóm hỉnh .....................................................................................71
3.2. Cách xây dựng đoạn kết gợi nhiều suy cảm ............................................................74
3.2.1. Các kiểu đoạn kết ..................................................................................................75
3.2.2. Tính chất “khoảng lặng” của đoạn kết ..................................................................79
3.3. Cách tạo lập diễn ngôn trần thuật mang đậm cá tính sáng tạo.............................81
3.3.1. Diễn ngôn trần thuật và diễn ngôn trần thuật trong văn xuôi hiện đại ..................81
3.3.2. Sự vận dụng và điều phối linh hoạt các thành phần diễn ngôn trần thuật trong
sáng tác của Nguyễn Quang Lập .....................................................................................82
3.3.3. Tạo diễn ngôn trần thuật đậm chất “khẩu văn” – một hiện tượng độc đáo trong
sáng tác của Nguyễn Quang Lập .....................................................................................89

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 104
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 111

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam sau 1975 có sự nở rộ và phát triển mạnh mẽ ở loại hình văn xuôi
nghệ thuật. Có thể nói, đây là “thời kì vàng” của văn xuôi Việt Nam. Xu hướng dân chủ hóa
trong văn học đã mở ra cho các nhà văn những chân trời khám phá và những thể nghiệm
mới về hiện thực cuộc sống. Hàng loạt các tác phẩm văn xuôi với những cách tân vượt trội

cùng với sự xuất hiện của một lực lượng đông đảo các nhà văn trẻ đã làm nên diện mạo đặc
biệt cho văn học giai đoạn này.
Thực tế đời sống văn học cho thấy, văn học Việt Nam từ 1975 đến nay, nhất là sau
1986, từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu lịch sử khá đặc biệt, bởi đã có hàng trăm
công trình nghiên cứu. Người ta gọi văn học Việt Nam sau 1986 là giai đoạn “văn học đổi
mới”, “văn học trong thời kì đổi mới”. Và để làm nổi bật sự đổi mới đó, bên cạnh việc
nghiên cứu tổng quát về những đặc điểm văn học, thành tựu văn học, thiết nghĩ, cần điểm
lại chân dung của từng nhà văn với những thành công, những sáng tạo nghệ thuật của họ đã
ít nhiều góp phần tạo nên bộ mặt cho văn học giai đoạn này.
Nguyễn Quang Lập là một chân dung mới của văn học Việt Nam hiện đại thuộc giai
đoạn này, thành công ở nhiều loại hình nghệ thuật như văn xuôi, kịch, sân khấu điện ảnh.
Riêng về mảng văn xuôi, ông sáng tác không nhiều, nhưng ở mỗi thể loại, ông đều tạo được
những dấu ấn riêng cả về nội dung lẫn phương thức thể hiện. Nguyễn Quang Lập là nhà văn
đã xuất hiện và nổi tiếng từ những năm 80 của thế kỉ trước, nhưng điều đáng nói là sau 20
năm vắng bóng, nhà văn đã trở lại với văn đàn với sức viết dồi dào và làm nên một diện
mạo mới, đặc biệt là chất “khẩu văn”. Nhà văn đã tạo lập cho mình một thế giới nghệ thuật
riêng, mang giọng điệu hài hước, hóm hỉnh nhưng chất chứa trong đó là những chuyện đời,
chuyện người vẫn còn lắm nỗi.
Chọn đề tài Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Quang Lập, người thực hiện
luận văn muốn tìm hiểu một cách hệ thống toàn bộ các sáng tác văn học, khái quát nên
những đặc điểm cơ bản văn xuôi nghệ thuật của nhà văn này cả về phương diện nội dung
lẫn hình thức nghệ thuật. Qua đó, góp phần khẳng định sự đa dạng, phong phú của văn học
Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử vấn đề
4


Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Lập từ khi ra đời đã tạo được nhiều ấn
tượng, dư vang trong lòng bạn đọc nói chung và nhận được nhiều sự quan tâm của giới

nghiên cứu, phê bình nói riêng. Tuy nhiên, phần lớn là các bài viết ngắn, thiên về cảm nhận,
nhận xét và đánh giá. Những bài viết có tính chất nghiên cứu vẫn còn rất hạn chế, thường
chỉ quan tâm đến một tác phẩm nào đó, chưa có những bài nghiên cứu mang tính tổng hợp.
Hầu hết các bài viết được đăng rải rác trên các trang báo, tạp chí, từ nguồn internet, hoặc từ
trang cá nhân của một số bạn bè văn chương của nhà văn Nguyễn Quang Lập, và nhất là
được tập hợp khá đầy đủ trong trang cá nhân của ông.
Qua khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi chia các bài nghiên cứu ra hai nhóm bài viết
chính:
(1) Nhóm các bài viết nhận xét, đánh giá về phương diện nội dung tác phẩm Nguyễn
Quang Lập
(2) Nhóm các bài viết có nghiên cứu về nghệ thuật trong tác phẩm Nguyễn Quang
Lập
Theo đó, tác giả luận văn cố gắng điểm qua một số ý kiến nhận xét, đánh giá tiêu
biểu cho từng nhóm bài viết.
(1)

Trước hết, cần nói đến các bài viết, ý kiến về tác phẩm Những mảnh đời đen

trắng (cuốn tiểu thuyết duy nhất của Nguyễn Quang Lập tính đến hiện nay). Vừa ra đời, tác
phẩm đã nhận được nhiều ý kiến phê bình, nhận xét bởi tính vấn đề được đặt ra.
Thụy Khuê, trong bài viết Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập đã
khái quát tính bi thảm của cốt truyện trong cuốn tiểu thuyết này. Theo tác giả, “Những
mảnh đời đen trắng là một tác phẩm mạnh và dứt khoát. Là cuộc xung đột giữa hai tầng
lớp xã hội, hai quan niệm sống khác nhau. Giữa hai thế hệ trẻ và già, giữa lớp người có quá
khứ oai hùng và lớp người không được quyền có quá khứ. Giữa lớp bần cố nông làm chủ
tập thể, làm chủ tình thế và lớp trí thức tiểu tư sản “đầu thai nhầm thế kỷ, bị quê hương
ruồng bỏ giống nòi khinh” (Thơ Vũ Hoàng Chương). Cả hai giai tầng đều đáng thương mà
không đáng trách. Một bên có khả năng nhận thức mà không được sử dụng. Một bên không
có khả năng mà phải gánh vác những công việc quá sức mình. Sự xung đột trải dài trên hai
thế hệ”[37].


5


Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài viết giới thiệu cho cuốn tiểu thuyết
này đã khẳng định một cách cảm nhận riêng, một cái nhìn rất mới mẻ của Nguyễn Quang
Lập khi viết về đề tài chiến tranh. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là cái nhìn sâu vào
những thương tật chiến tranh đã để lại trong tâm hồn con người. Và “để phát hiện ra những
nhân vật của mình, Lập đã không nhìn lên bầu trời mà cúi xuống lòng mình, đào bới ở đó
những điều thấy cần nói với mọi người” [46;5]. Đặc biệt, ông còn nhấn mạnh, tác phẩm có
giá trị và ý nghĩa sâu sắc không phải ở nội dung của nó, mà chính ở cái tâm, cái tình của tác
giả – một người muốn nhìn thẳng vào sự thật, “đó là nỗi căm ghét cái ác, sự đòi hỏi về nhân
phẩm và lòng khao khát hòa bình và hạnh phúc cuộc sống. Cách viết của Nguyễn Quang
Lập là như vậy, là làm thương tổn lương tâm trong ý đồ làm cho lương tâm trở nên hoàn
thiện hơn” [47;7].
Nếu bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ dừng lại ở những lời nhận xét chung,
đánh giá một cách khái quát, thì bài viết Những mảnh đời đen trắng, hai mươi năm có lẻ
của Phạm Xuân Nguyên lại đi sâu vào việc mổ xẻ, phân tích nội dung tác phẩm ở nhiều góc
cạnh. Ông khẳng định một cách chắc chắn, mạnh mẽ, rằng:
“Cuốn tiểu thuyết này là một bức thông điệp nghệ thuật cho hôm nay và mai sau biết
về một quá khứ của đất nước thân yêu và tội nghiệp. Có một thời đại lầm lỗi như thế
đấy: người ta hào hứng nhiệt tình xây dựng Chủ nghĩa Xã hội mà không hiểu Chủ nghĩa
Xã hội là gì, người ta nhân danh những lý tưởng cao đẹp của Chủ nghĩa Xã hội để làm
những việc gây ô danh cho lý tưởng đó, và điều tệ hại và nguy hiểm nhất là người ta nói
đến Chủ nghĩa Xã hội mà quên mất con người, xem nhẹ con người với tư cách là một cá
nhân riêng tư và độc đáo. Thực chất đó là sự ngộ nhận về Chủ nghĩa Xã hội, đưa đến
xuyên tạc bản chất chân chính của nó, từ đó gây nên hậu quả khủng khiếp, đau lòng”
[47;294].
Quả thật, nhà phê bình này đã đưa ra những nhận xét khá sâu sắc về nội dung và tính
vấn đề mà tác phẩm đặt ra. Tuy nhiên, cách nhận xét như vậy của tác giả dễ khiến người đọc

hiểu lầm một cách cực đoan rằng ý đồ của nhà văn trong tác phẩm Những mảnh đời đen
trắng dường như là muốn phủ định hoàn toàn một thời đại Xã hội Chủ nghĩa, nghĩa là chẳng
có gì là tốt đẹp trong lòng xã hội đó cả. Trong khi đó, những “người ta” mà nhà phê bình
này gọi là “hào hứng nhiệt tình xây dựng Chủ nghĩa Xã hội mà không hiểu Chủ nghĩa Xã
hội là gì…” thực chất chỉ là một bộ phận của xã hội, của thời đại, như vậy, không nên đánh
6


đồng để hiểu một cách chung chung về cả thời đại ấy. Nhà văn Nguyễn Quang Lập chỉ cố ý
dựng lại những vấn đề còn tồn tại của một thời đại xã hội với cái nhìn thương hại, tội nghiệp
cho một bộ phận người đang nắm quyền về sự “hiểu biết” nhưng thực chất lại là những kẻ
“kém hiểu biết” về thời đại mình, để từ đó đặt ra một vấn đề cấp thiết của sự nhận thức lại
lịch sử, đánh giá lại một thực tế còn tồn tại trong quá trình đổi mới xã hội, đất nước. Chứ
nhà văn không hề có ý muốn đánh đổ toàn bộ những giá trị đẹp đẽ về một thời đại mà con
người từng tự hào và ca ngợi.
Trong bài viết của mình, tác giả Phạm Xuân Nguyên còn đưa ra những lời nhận xét,
phân tích khá kĩ lưỡng về các nhân vật chính trong tác phẩm. Ông đặc biệt chú ý đến số
phận bi kịch của từng cá nhân. “Những cơn bi kịch này giăng mắc, ràng buộc, đan chéo vào
nhau tạo thành tấn bi kịch của một cộng đồng ở vào thời kỳ lịch sử nhất định”. Lý giải cho
những bi kịch đen trắng trong tác phẩm, nhà phê bình nhận định “Bi kịch này là lầm lỗi của
một thời do con người gây ra và con người phải tự trả giá cho chính nó”. “Cá nhân và lịch
sử ở đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau” [47;296].
Không chỉ phân tích tác phẩm để làm toát lên nội dung tư tưởng mà tác giả Phạm
Xuân Nguyên còn nêu lên một số “chỗ yếu”, hạn chế của tác phẩm. Thứ nhất là nhân vật bị
nhiễm “từ trường” của tác giả, ít còn được tự do là mình. Theo bài viết của Phạm Xuân
Nguyên: “Một số người sau khi đọc Những mảnh đời đen trắng nhận xét: truyện viết mạnh
bạo, đạt được nhiều vấn đề suy nghĩ, nhưng nhân vật bị cương cứng quá, có phần bị cường
điệu, không đời thật…”. Và chỗ yếu thứ hai là nhân vật bị nằm ở thế tĩnh quan “tính cách
của chúng được tác giả quy định ngay từ đầu, nhất thành bất biến suốt cả truyện, tác giả
lần lượt bố trí các sự kiện, hành động để chứng tỏ tính cách của chúng như thế mà thôi”

[47;299].
Đối với thể loại tản văn của Nguyễn Quang Lập, trong ba cuốn tản văn thì tác phẩm
Kí ức vụn nhận được nhiều sự chú ý hơn cả. Bài viết Thân phận, tình người trong từng
mảnh “Ký ức vụn” của Nguyễn Đình Xuân đã thâu tóm một cách ngắn gọn và khái quát về
những nội dung trong cuốn tản văn này. Tác phẩm là bức tranh về những con người mà
“Trong họ có những đức tính tốt, xấu, có những mâu thuẫn trái ngược nhau. Người hám
danh hám lợi; người hiền lành, thật thà; người quỷ quyệt, xảo trá… Nhưng những con
người đó làm nên một đời sống xã hội đa dạng, đa chiều, toát lên vẻ đẹp hồn quê và cũng
làm sống lại một thời kí ức chiến tranh trên vùng đất lửa Quảng Bình” [100].
7


Tuy nhiên, theo sự nhận định của tác giả, điều đáng nói hơn là nhà văn Nguyễn
Quang Lập đã đề cao cái tình trong từng mảnh kí ức đó. Viết về những con người đời
thường, “Nguyễn Quang Lập khéo gợi cái tình cả trong những con người khùng khùng, điên
điên; gạn trong họ chất NGƯỜI để mà sống, mà chiêm nghiệm, để lòng ta trong sáng hơn”.
Còn viết về giới văn nghệ sĩ, “Nguyễn Quang Lập không đánh giá, không khái quát sự
nghiệp văn chương, không đi sâu vào tác phẩm; anh chỉ nói về cái tình, vẽ chân dung qua
một vài tính cách của họ”, “Mỗi người một tính cách, một “tật” riêng, nhưng trùm lên các
trang viết ấy là cái tình, tính nhân bản” [100]. Đây là một sự nhận định khá sâu sắc, có ý
nghĩa khẳng định và làm nổi bật giá trị nội dung tản văn Nguyễn Quang Lập.
(2)

Về phương diện nghệ thuật, các nhà nghiên cứu, phê bình đặc biệt chú ý đến

cá tính sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Lập ở thể loại tản văn. Hầu hết đều thể hiện sự
quan tâm và đánh giá cao “chất khẩu văn”, đã làm nên dấu ấn riêng trong sáng tác của
Nguyễn Quang Lập.
Đáng kể nhất là bài viết Ngôn từ qua khẩu văn Nguyễn Quang Lập của tác giả
Nguyễn Hoài Nguyên, đây là bài viết có tính chất nghiên cứu hơn cả. Theo ông “Khẩu văn

Nguyễn Quang Lập có sự pha trộn của lối nói dân gian tự nhiên, sinh động với thể văn hồi
kí phóng túng, đầy cảm hứng. Khẩu văn Nguyễn Quang Lập là viết theo lối nói, như tác giả
đang nói/trò chuyện trực tiếp với người đọc” [67]. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích
khá cặn kẽ những đặc điểm ngôn từ mang tính chất “khẩu văn” được thể hiện qua cách sử
dụng từ ngữ và cách tổ chức câu văn: Về từ ngữ, đó là những từ địa phương, khẩu ngữ, từ
thông tục; về cách tổ chức câu văn, “chiêu thức nổi trội nhất về cách tổ chức câu văn là:
câu mà lời thoại diễn ra liền mạch, không có dấu hiệu phân cách giữa lời dẫn thoại, lời
thoại, người kể, người thoại”[67].
Xoay quanh chất “khẩu văn” trong sáng tác của Nguyễn Quang Lập, có nhiều tác giả
gọi bằng những cách khác nhau. Với Đỗ Cao Sang, đó là “dòng văn bạch thoại” (trong bài
viết Ký ức vụn – và dòng văn bạch thoại), còn với Nguyễn Lâm Cúc thì đó là “dòng văn
bụi” (trong bài viết Nguyễn Quang lập với dòng văn bụi). Các bài viết này đều chung nhau
ở việc chỉ ra tính dân dã, bỗ bã là đặc điểm nổi bật của ngôn từ trong các bài tản văn
Nguyễn Quang Lập.
Lối dùng “khẩu văn” trong sáng tác của Nguyễn Quang Lập còn được tác giả Lê
Ngọc coi đó như là một “âm mưu phá vỡ vùng cấm văn chương” để đi đến “khát vọng dân
8


chủ hóa trong sáng tạo” (trong bài viết “Ký ức vụn” – Từ “âm mưu” phá vỡ “vùng cấm”
văn chương đến khát vọng dân chủ trong sáng tạo). Theo tác giả, Nguyễn Quang Lập đã
cố tình làm “thô tục hóa ngôn ngữ” để làm cho đời sống bình dân trở nên hiện thực hơn, gần
gũi hơn. Cách viết ngông, hành văn dân dã, đời thường của nhà văn chính là “bước đột phá
về cách hành ngôn nhắm thẳng tới mục đích phá vỡ tính thi pháp bó buộc của văn tự văn
học, nhằm gây cười cho độc giả. “Vùng cấm” ngôn ngữ của văn chương bắt buộc phải mở
lối cho ngôn ngữ đời thường dung tục đi vào” [64]. Tác giả còn đặc biệt đánh giá cao tính
sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Lập trong việc tạo dựng thứ văn chương suồng sã, bình
dân, hướng đến đối tượng tiếp nhận là những người bình dân. Do đó, tác giả khẳng định “Từ
âm mưu phá vỡ “vùng cấm” văn chương theo cách nhà văn thể hiện đã hợp thức hóa mối
liên quan giữa tác giả và các hình tượng, chân dung văn học, giữa tác giả và độc giả,

đương nhiên sau đó là các hình tượng, chân dung văn học công chúng. Đó cũng là cách thể
hiện đầy đủ nhất tinh thần và khát vọng dân chủ tự do trong sáng tạo của Nguyễn Quang
Lập” [64].
Tác giả Nguyễn Anh Thế trong bài viết “Ký ức vụn” và chất cười đa giọng điệu đã
khẳng định nét đặc sắc trong các bài tản văn của Nguyễn Quang Lập là ở sự đa dạng, phong
phú của tiếng cười, tạo nên nhiều sắc thái thẩm mĩ khác nhau. “Cái cười ấy nhiều khi tự
nhiên như thể chất gây cười không cần phải nằm trong ý nghĩa câu chuyện mà nằm chính
trong lớp vỏ chữ”. Và điều đáng nói là “cười đa giọng của Nguyễn Quang Lập không phải
chỉ là cái cười mua vui, không phải là cái cười thuần túy mà nhiều khí chính tiếng cười ấy
là là tiếng khóc cho một thân phận không tên giữa cuộc đời”[79].
Ngoài ra, tác giả Lê Mai trong bài viết “Chất trữ tình” Nguyễn Quang Lập đã tìm
thấy cái hay, cái đẹp và độ lắng trong các bài tản văn của Nguyễn Quang Lập là ở cách cảm
nhận của nhà văn về thiên nhiên, cuộc sống và con người mang đậm yếu tố trữ tình.
Nhìn chung, các bài viết về Nguyễn Quang Lập và các sáng tác của ông vẫn còn khá
khiêm tốn về nội dung cũng như số lượng và chỉ được đăng tải rời rạc trên một số trang báo,
tạp chí, hoặc qua những lời nhận xét, đánh giá trong các bài phỏng vấn được ghi lại. Trong
giới hạn khảo sát và tìm hiểu, cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một công trình
nghiên cứu hoàn chỉnh nào về nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng như các sáng tác của ông.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
9


- Đối tượng: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Quang Lập
- Phạm vi: Để nghiên cứu về đặc điểm văn xuôi Nguyễn Quang Lập, người viết tìm
hiểu và khảo sát các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn với các tác phẩm: Tiếng gọi
phía mặt trời lặn (1987), Những mảnh đời đen trắng (1989), Kí ức vụn (2009), Bạn văn
(2011), Chuyện đời vớ vẩn (2011), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Lập (2010),
Chuyện nhà quê (2013), và một số tác phẩm được tham khảo từ trang cá nhân của chính nhà
văn.


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống giúp xác định vị trí văn xuôi Nguyễn Quang Lập trong sự
nghiệp sáng tác của nhà văn nói chung.
- Phương pháp loại hình được sử dụng nhằm khảo sát, phân loại và xác định đặc
điểm các thể loại văn xuôi trong sáng tác của Nguyễn Quang Lập.
- Phương pháp lịch sử được vận dụng để miêu tả, phân tích những đặc điểm văn xuôi
của một nhà văn được đặt trong sự vận động chung của một giai đoạn văn học (cụ thể là giai
đoạn văn học hiện đại Việt Nam sau 1975).
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nghiên cứu văn hóa học và xã hội học trong
việc tìm hiểu văn hóa vùng miền, đặc biệt là hiện tượng sử dụng khẩu ngữ; nghiên cứu ngôn
ngữ học trong việc khai thác và phân tích chất “khẩu văn”.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thao tác nghiên cứu hỗ trợ như thống kê, phân
tích, tổng hợp, giảng bình… để lý giải một số vấn đề, hiện tượng được đặt ra trong tác
phẩm.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trước hết, đây là đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về đặc điểm văn
xuôi Nguyễn Quang Lập trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua đó,
đề tài có ý nghĩa tích cực trong việc khẳng định vị trí của văn xuôi Nguyễn Quang Lập nói
riêng và vị trí của nhà văn nói chung, góp phần làm nên diện mạo đa dạng về tác giả, tác
phẩm cũng như phong cách nhà văn ở thời kì văn học hiện đại giai đoạn sau 1975.
Nghiên cứu về đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Quang Lập còn có ý nghĩa thực
tiễn trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Đặc biệt trong xu
10


hướng đổi mới chương trình, nhiều tác phẩm được viết sau 1975 đã được tuyển chọn giảng
dạy trong nhà trường phổ thông. Bên cạnh một số nhà văn hiện đại quen thuộc, có phong
cách như Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu… nay chúng tôi có dịp

giới thiệu thêm một gương mặt nhà văn mới. Nguyễn Quang Lập và những sáng tác của ông
có thể không mới đối với bạn đọc cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học, nhưng hoàn
toàn xa lạ với môi trường phổ thông. Do đó, với việc giới thiệu thêm một gương mặt mới
trong bối cảnh văn học đương đại, nội dung giảng dạy trong chương trình Ngữ văn phổ
thông sẽ thêm phong phú, rộng mở.

6. Cấu trúc của luận văn
Một tác phẩm nghệ thuật, theo Bakhtin bao gồm hai lớp hình thức: “Hình thức tổ
chức về mặt giá trị hướng tới nội dung” và hình thức tổ chức tác phẩm, còn gọi là kĩ thuật
của hình thức. Cả hai lớp này đều phải được nghiên cứu trong một tương quan hợp lý. Và
với luận văn này, việc nghiên cứu Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Quang Lập, cụ
thể là tìm hiểu và khái quát những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm
văn xuôi của Nguyễn Quang Lập, do đó, sẽ chú trọng đến hai vấn đề được trình bày ở
chương 2 và chương 3.
Cấu trúc luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, phần
trọng tâm là Nội dung chính gồm ba chương.
Chương 1. Văn xuôi nghệ thuật và quá trình sáng tác của Nguyễn Quang Lập
Trong chương này, người viết trước hết sẽ làm rõ một số khái niệm thể loại về văn
xuôi nghệ thuật có liên quan đến những sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Lập được
nghiên cứu như tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn. Tiếp theo là phần khái quát về bối cảnh
đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam giai đoạn sau 1975, từ đó, xác định vị trí của nhà
văn Nguyễn Quang Lập, cùng với việc khái quát, tổng hợp các sáng tác của ông, đặc biệt
chú ý đến vị trí các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà
văn nói chung.
Chương 2. Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Quang Lập – nhìn từ phương diện nội dung,
cảm hứng
Đây là phần tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật của
Nguyễn Quang Lập trên từng thể loại. Nhìn từ phương diện nội dung, cảm hứng, có thể tìm
11



thấy nhiều đề tài khác nhau trong các sáng tác của Nguyễn Quang Lập sẽ được làm rõ như:
hiện thực về chiến tranh và số phận con người, sự ngộ nhận về lý tưởng của một thời đại và
những bi kịch cá nhân, hay là những chuyện hàng ngày được viết lại từ kí ức. Trong chương
này, nội dung cụ thể của mỗi tác phẩm sẽ được tìm hiểu, phân tích, nhằm làm nổi bật chủ đề
tác phẩm, cũng như tư tưởng, quan niệm của nhà văn về cuộc đời và thân phận con người.
Chương 3. Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Quang Lập – nhìn từ phương diện thể loại,
ngôn từ
Nhiệm vụ của chương là khảo sát một số đặc điểm về thể loại và hình thức ngôn từ
trong sáng tác của Nguyễn Quang Lập có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt ý nghĩa
nội dung. Chúng tôi đi sâu khai thác các yếu tố chính: Lối tự sự đa giọng điệu; Cách xây
dựng đoạn kết gợi nhiều suy cảm; và đặc biệt là Nghệ thuật tạo lập diễn ngôn mang cá tính
sáng tạo, trong đó đáng chú ý là cách sử dụng ngôn từ và diễn ngôn để tạo nên chất “khẩu
văn” độc đáo.

12


CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA NGUYỄN QUANG LẬP
1.1. Văn xuôi nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới của văn học Việt Nam giai đoạn
sau 1975
1.1.1. Văn xuôi nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập
với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm một
phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu phẩm chính luận” [19;293].
Trước thời cận đại, ở hầu khắp các nền văn học dân tộc, văn xuôi phát triển ở ngoại
vi của nghệ thuật ngôn từ, tạo nên những hiện tượng ngôn từ pha trộn, nửa nghệ thuật (biên
niên lịch sử, độc thoại triết học, hồi ký, thuyết pháp, tác phẩm tôn giáo…). Sau này, thuật
ngữ “văn xuôi” đã được dùng để chỉ hình thức văn xuôi hoàn toàn sử dụng ngôn từ làm chất

liệu, nói cách khác, “văn xuôi” là một hình thức của nghệ thuật ngôn từ. Do đó, hoàn
toàn có thể đồng nhất thuật ngữ “văn xuôi” với “văn xuôi nghệ thuật”. Và trong phạm vi
luận văn này, chúng tôi thống nhất dùng thuật ngữ “văn xuôi” với ý nghĩa chỉ “văn xuôi
nghệ thuật”.
Văn xuôi bao gồm nhiều thể loại, theo Từ điển thuật ngữ văn học thì văn xuôi
trong nghĩa hẹp bao gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, kí. Như vậy, khi
nghiên cứu Văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Quang Lập, chúng tôi đã tiếp cận khái niệm “văn
xuôi” theo nghĩa hẹp, với các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn.
Tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống ở
mọi giới hạn không gian và thời gian” [19;328]. Với dung lượng lớn và khả năng phản ánh
sâu rộng về hiện thực cuộc sống, nhiều cuộc đời, nhiều số phận, nhiều tính cách, “tiểu
thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời bao gồm cái
cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ”
[19;330].
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung bao trùm hầu hết các phương diện
của đời sống. Tuy nhiên, với dung lượng ngắn, “truyện ngắn thường hướng tới khắc họa
một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn
13


con người” [19;370]. Nói cách khác, truyện ngắn không có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống
một cách sâu rộng như tiểu thuyết, mà ngược lại, nhà văn chỉ chọn lấy một lát cắt của cuộc
sống để phân tích, lý giải, qua đó thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình.
Ngoài ra, còn có tản văn, chiếm một phần rất lớn trong văn xuôi nghệ thuật của
Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi tiếp cận và khảo sát. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
“Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả
phong cảnh, khắc họa nhân vật” [19;293]. Điều cốt yếu ở tản văn là khả năng “bộc lộ trực
tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả” [19;293]. Một bài tản văn có
dung lượng tương đối khiêm tốn, cấu trúc tương đối phóng túng, ghi lại những rung cảm
nhỏ nhoi nhất của tác giả. Đây là thể loại không kén độc giả, vì nó không đòi hỏi ở người

tiếp nhận khả năng lý giải tình tiết như đọc truyện ngắn hay tiểu thuyết. Trong văn học hiện
đại, tản văn gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân
dung văn học,…
Với các tác phẩm Kí ức vụn, Chuyện đời vớ vẩn và Bạn văn của Nguyễn Quang
Lập, có người gọi là tản văn, có người gọi là tạp văn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tạp
văn “Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng,
phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội” [19;294]. Như vậy, nếu dựa vào nội
dung khái niệm này thì khó có thể đóng khung các tập tác phẩm Kí ức vụn, Chuyện đời vớ
vẩn và Bạn văn của Nguyễn Quang Lập vào thể tạp văn. Mặc dù hiện nay, tạp văn có thể
được hiểu theo nghĩa rộng hơn, như một thể văn khá phóng túng, tự do về nội dung, phạm vi
đề tài, kết cấu, ngôn ngữ,… chỉ cốt làm sao có thể bộc lộ, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc
của tác giả.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi thống nhất chọn cách gọi các tác phẩm Kí ức
vụn, Chuyện đời vớ vẩn và Bạn văn của Nguyễn Quang Lập là tản văn.
1.1.2. Văn xuôi nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đưa lịch sử dân tộc bước sang một trang mới, đồng
thời đánh dấu một giai đoạn đổi mới toàn diện của văn học Việt Nam. Đi qua thời chiến,
cuộc sống trở lại với những quy luật bình thường, con người cũng trở về với muôn mặt đời
thường, phải đối diện với những vấn đề về thế sự, nhân sinh và cả những chuyện rất riêng

14


tư. Hiện thực đất nước đổi mới đã mở ra một bước ngoặt phát triển cho văn nghệ, văn học vì
thế tất yếu cũng phải đổi mới theo tinh thần thời đại.
Quá trình phát triển của văn học Việt Nam sau 1975 có thể chia ra làm hai chặng
đường tiếp nối nhau: từ 1975 đến 1985 là chặng đường có tính chất chuyển tiếp từ văn học
sử thi thời chiến sang văn học thời hậu chiến; và từ 1986 trở đi, văn học chính thức bước
vào giai đoạn đổi mới một cách toàn diện. So với thơ ca, văn xuôi có nhiều khởi sắc đáng
kể hơn. Đây là giai đoạn bừng nở và phát triển mạnh mẽ của văn xuôi.

Ở chặng đường thứ nhất, ý thức đổi mới ở các nhà văn được bộc lộ thông qua việc
thay đổi cách viết, cách tiếp cận hiện thực đời sống. Một loạt các sáng tác của Nguyễn Khải
(Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người), Ma Văn Kháng (Mùa lá rụng trong vườn),
Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê), Nguyễn Mạnh Tuấn
(Đứng trước biển)… đã khơi dòng cho một hướng tiếp cận mới trong văn học, đặc biệt là sự
mở ra các vấn đề thế sự, đời tư.
Tuy nhiên, phải đến chặng đường thứ hai mới thấy hết được bối cảnh và không khí
đổi mới toàn diện của văn học sau 1975. Nghị quyết 5 về văn hóa văn nghệ (1987) của Bộ
chính trị đã khẳng định: Tiếng nói của văn nghệ hiện thực Xã hội chủ nghĩa phải là tiếng nói
đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của lương tri, của sự thật. Nhờ sự cổ vũ bởi làn
gió dân chủ và cởi mở của Đảng, văn học cũng phát triển mạnh với xu hướng dân chủ hóa
trong đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần của con người. Nhiều văn nghệ sĩ đã chân
thành bày tỏ suy nghĩ và tâm huyết về văn nghệ. Do đó, văn học trở thành phương tiện cũng
như mảnh đất màu mỡ để các nhà văn phát biểu tư tưởng, quan niệm, chính kiến của mình
về xã hội, cuộc sống và con người. Họ say sưa với hành trình khám phá cuộc sống và tìm
kiếm một lối đi riêng cho mình. Nhiều cây bút đã lựa chọn các thể loại văn xuôi như một
phương tiện đắc dụng trong việc thể nghiệm và khám phá hiện thực sâu rộng của cuộc sống.
Có thể coi đây là “thời kì vàng” của văn xuôi Việt Nam. Vì ít có bao giờ văn học Việt Nam
lại có một đội ngũ nhà văn đông đảo và số lượng tác phẩm đồ sộ, đạt chất lượng như ở giai
đoạn này. Bên cạnh những nhà văn đã trưởng thành từ giai đoạn trước đang say mê với
những thể nghiệm mới ở những năm đầu sau 1975 như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng,… là sự xuất hiện của một loạt cây bút mới như
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ Duy Anh,

15


Phạm Thị Hoài,… với những sắc thái khác nhau và những đổi mới mà họ đem đến đã làm
thay đổi toàn bộ diện mạo của văn xuôi Việt Nam.
Văn xuôi nghệ thuật sau 1975 thuộc về “cái đương đại chưa hoàn thành”

(M.Bakhatin), quá trình đổi mới diễn ra phong phú, đa dạng, nhiều chiều nhưng rất phức
tạp. Đặc biệt vào thời điểm những năm 80 trở đi, đã có những bước chuyển mình rõ rệt với
những thay đổi về tư duy nghệ thuật, cảm hứng và cách viết. Nếu như trước 1975, văn xuôi
chủ yếu mang khuynh hướng sử thi với cảm hứng ca ngợi, phù hợp với đối tượng cũng như
hiện thực mà nó phản ánh, thì đến sau 1975, hiện thực cuộc sống mở ra một trang khác, nó
đòi hỏi một cách cấp thiết về sự đổi mới tư duy nghệ thuật. Trong lời kêu gọi “Hãy đọc lời
ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Nguyễn Minh Châu không cố ý phủ nhận
những thành tựu văn học trong quá khứ ở giai đoạn trước mà đó là lời cảnh tỉnh, đòi hỏi văn
học phải được trở về chính mình, đúng với bản chất của nó là sự phản ánh chân thực về con
người và cuộc sống.
Tư duy sử thi ở giai đoạn trước đã được thay thế bằng tư duy tiểu thuyết để phù hợp
với nội dung phản ánh là tính đa chiều của cuộc sống. Không chỉ có thể loại tiểu thuyết mà
cả với truyện vừa, truyện ngắn, tư duy tiểu thuyết cũng được sử dụng tối đa và ngày càng
chiếm ưu thế ở giai đoạn này. Cùng với sự thay đổi tư duy nghệ thuật là sự thay đổi tất yếu
các yếu tố cơ bản trong cơ cấu một tác phẩm văn xuôi cả về nội dung như đề tài, chủ đề, cốt
truyện, nhân vật lẫn hình thức nghệ thuật như ngôn từ, lời văn, giọng điệu,… Trong sự thức
nhận về con người và hiện thực trên bình diện chiều rộng và cả chiều sâu đã tạo nên những
hiện tượng văn học mới lạ.
Với xu hướng dân chủ hóa đời sống văn hóa văn nghệ, văn học Việt Nam giai đoạn
đổi mới đã tìm thấy sự đổi mới qua nhiều khuynh hướng sáng tác. Khuynh hướng nhận thức
lại xuất hiện và phát triển khá sôi nổi vào những năm đầu thời kì đổi mới đòi hỏi sự nhận
thức lại hiện thực với những mặt trái còn bị che khuất, phê phán những cái xấu cái ác đằng
sau những gì được tôn thờ, ca ngợi. Khơi dòng cho khuynh hướng này là tiểu thuyết Thời xa
vắng của Lê Lựu. Tiếp sau đó là hàng loạt các tác phẩm xuất hiện vào những năm cuối thập
kỉ 80 đến 90 như Bến không chồng của Dương Hướng, Đám cưới không có giấy giá thú của
Ma Văn Kháng, Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Bước qua lời nguyền của
Tạ Duy Anh,… Bên cạnh đó, khuynh hướng triết luận cũng phát triển khá mạnh mẽ thể hiện
sự chiêm nghiệm, triết lý về cuộc đời và con người. Khuynh hướng này không chỉ có ở
16



những nhà văn nhiều từng trải như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải mà còn khơi gợi sự
hứng thú, say mê đối với nhiều cây bút thuộc thế hệ sau như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Quang Lập, Phạm Thị Hoài, Hòa Vang,… Gần đây lại xuất hiện loại văn xuôi kì ảo như một
sự thể nghiệm và khám phá mới trong sáng tạo nghệ thuật, có thể kể đến các tác phẩm của
Nguyễn Khắc Trường, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương,… Dù là sáng tác
theo khuynh hướng nào thì đặc điểm chung của văn xuôi sau 1975 đều hướng đến mục đích
khám phá đời sống muôn màu muôn vẻ trong cái hằng ngày, trong các quan hệ thế sự và đời
tư. Có thể nói, sau 1975, văn học đã từng bước mở ra những chiều kích nhằm khám phá, lý
giải đời sống và con người, góp phần xây dựng con người xã hội. Tinh thần đổi mới tư duy,
“nhìn thẳng vào sự thật” tạo cơ sở cho người cầm bút có điều kiện nhìn lại văn học, cũng
như tìm tòi những hướng đi mới. Nguyễn Đăng Mạnh xem đó là cuộc “tìm đường” của văn
học. Cuộc tìm đường này nhằm đưa văn học vào vị trí xứng đáng với cuộc sống văn hóa và
xã hội, trả nó về với bản chất của nó.
Một trong những đổi mới của văn xuôi giai đoạn này là sự đổi mới quan hệ giữa nhà
văn và hiện thực với nhu cầu được “nói thật”. Do đó, những mặt tiêu cực của hiện thực, cái
xấu cái ác trong cuộc sống, những điểm đen của con người, đều bị đem ra mổ xẻ, phanh
phui đến tận cùng. “Trước năm 1975, văn chương rưng rưng một cảm hứng trước cái cao
cả hào hùng. Sau năm 1975, như để trả lại sự cân bằng, cái méo mó nghịch dị, cái phàm tục
dơ dáng từng làm dậy hứng cho không biết bao nhiêu sáng tác văn chương” [65]. Hiện ra
trong các trang văn xuôi là một hiện thực trần trụi với tính đa sự, đa đoan, cùng những mối
quan hệ phức tạp và chằng chịt của nó. Tuy nhiên, cách nhìn và lối viết của văn xuôi hiện
đại đã thật sự đổi mới, việc phản ánh hiện thực bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu để nhường
chỗ cho việc cắt nghĩa và lý giải thiện thực, và do đó, nhà văn không còn đơn thuần là người
kể chuyện, người ghi chép mà còn tham gia vào tác phẩm để cùng đối thoại với nhân vật,
hoặc là những nhà tư tưởng, là người phát ngôn,…
Sự đổi mới quan niệm về hiện thực tất yếu kéo theo sự đổi mới quan niệm nghệ thuật
về con người. Ý thức cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ và đòi hỏi cần được giải phóng đã làm thay
đổi sâu sắc quan niệm về con người trong quá trình sáng tạo của hầu hết các nhà văn ở giai
đoạn này. “Con người trong văn học hôm nay được nhìn từ nhiều vị thế và trong tính đa

chiều của mọi mối quan hệ: con người với xã hội, con người với lịch sử, con người của gia
đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính
17


mình” [52;16]. Con người không chỉ được soi xét trên phương diện xã hội mà còn được mở
rộng, “đào bới” ở bình diện đời tư cá nhân, những bình diện tồn tại riêng lẻ của những mảnh
đời, số phận. Trong khả năng ấy, quan niệm nghệ thuật về con người chẳng những được sâu
sắc, đa dạng và phong phú hơn mà còn khẳng định được thành tựu từng bước trong quá
trình phát triển của nó. Các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn
Khải, Xuân Thiều, Ma Văn Kháng, Chu Lai, Lê Lựu, Thái Bá Lợi,… đã không ngừng nỗ
lực mở rộng những chiều kích về tâm hồn, đạo đức, lối sống, đào sâu con người ở bản thể
nhà văn trên cơ sở sở trường của mình, để từ đó có sự nhìn nhận, lý giải riêng về con người
hôm nay.
Văn xuôi sau 1975 đặc biệt quan tâm đến con người cá nhân, xây dựng được khá
nhiều kiểu loại nhân vật, vốn chưa từng có hoặc ít thấy trong giai đoạn trước như: nhân vật
cô đơn, con người bi kịch, con người lạc thời, nhân vật tư tưởng, nhân vật kì ảo,… Các nhân
vật tồn tại như một nhân cách, một tính cách riêng biệt chứ không còn là một ý niệm. Và nó
đã trở thành đối tượng thẩm mỹ quan trọng của văn xuôi Việt Nam đương đại. Do đó, người
ta không còn tìm thấy trong văn xuôi hiện đại những kiểu nhân vật điển hình hay nhân vật
phiến diện, một chiều mà thay vào đó là sự đa dạng hoặc xung đột về tính cách của con
người trong hầu hết các tác phẩm văn xuôi hiện đại. Con người hôm nay được khám phá,
soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc, nên “sẵn sàng” bộc lộ hết các mặt tối và sáng,
tốt và xấu, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thấp hèn, không chỉ có đời sống tình cảm mà
còn có đời sống tự nhiên, bản năng, vừa là con người trong tính nhân loại phổ quát, vừa là
con người cụ thể, cá biệt. Có thể tìm thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là con
người sám hối, con người thức tỉnh, con người nhận đường và đầy suy tư dằn vặt. Truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại thể hiện sự quan tâm đến con người cô đơn đầy cay đắng.
Trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập là con người vừa anh hùng vừa hèn hạ, con người
mất mát trong chiến tranh, con người bị tổn thương về tâm hồn. Và với tiểu thuyết của Ma

Văn Kháng, ta có thể tìm thấy những con người vừa đáng ghét vừa đáng thương,… Đặc
biệt, các nhà văn sau 1975 có xu hướng nhấn mạnh phần “bản thể tự nhiên” của con người
trên tinh thần nhân bản, đề cao đời sống tự nhiên, tình cảm tự nhiên của con người với nhu
cầu: con người cần được sống đến tận cùng cá tính. Trên tinh thần đó, các nhà văn ngày
càng quan tâm đến đời sống nội tâm của con người, họ ý thức sâu sắc hơn về nhiệm vụ của
người cầm bút: “Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể ở chiều sâu tâm
18


hồn chứ đâu phải là lấy đi cái váng bọt nổi trên bề mặt của ngoại vật” (dẫn theo Lã
Nguyên) [66].
Cùng với sự đổi mới về đề tài, chủ đề, là sự cách tân vượt bậc về nghệ thuật. Chúng
tôi ghi nhận một số xu hướng nghệ thuật nổi bật trong văn xuôi sau 1975 là sự đa dạng hóa
về thi pháp thể loại, điểm nhìn trần thuật, phương thức tiếp cận, ngôn ngữ, giọng điệu,…
Với sự thay đổi điểm nhìn trần thuật theo từng kiểu loại nhân vật, từng vị trí khác nhau,
hoặc nhà văn có thể là người kể chuyện hoặc hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm, mà nhờ
đó văn xuôi mang tính thông tin cao, phản ánh và lý giải được các chiều sâu, rộng của cuộc
sống. Nghệ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức và nghệ thuật đồng hiện đã mở ra cho nhà
văn những hướng tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến các tác phẩm như Ăn mày dĩ vãng của
Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Phiên chợ Giát của
Nguyễn Minh Châu, Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban.
Đặc biệt là sự cách tân về giọng điệu và ngôn ngữ. Có thể tìm thấy những giọng điệu chủ
âm trong văn học giai đoạn này là: giọng hài hước, hóm hỉnh; giọng mỉa mai, giễu nhại;
giọng suy tư, chiêm nghiệm; giọng hoài nghi, chất vất; giọng triết lý điềm tĩnh hay giọng trữ
tình tha thiết;… Thứ ngôn ngữ trang trọng, chuẩn mực dường như đã bị chối bỏ, dần trở nên
mờ nhạt, nhường chỗ cho thứ ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, thông tục. Các sáng
tác của thế hệ nhà văn mới trưởng thành từ sau 1975 như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị
Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập,… là sự nỗ lực không ngừng đem đến cho
văn học một không khí đời sống thường nhật sinh động, chân thực thông qua lớp ngôn ngữ
bặm bụi đời thường.

Trong bối cảnh ấy, nhà văn Nguyễn Quang Lập là người đặt bút viết muộn hơn so
với những tên tuổi lớn vốn đã nhiều trải nghiệm từ giai đoạn trước đó. Ông thuộc thế hệ các
nhà văn mới xuất hiện và trưởng thành từ những năm 1980. Nhà văn cũng đã thể hiện sự
cảm nhận sâu sắc về hiện thực mà mình đang sống qua nhiều tác phẩm để lại dấu ấn đối với
bạn đọc cũng như thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Cũng như các nhà văn
cùng thời, Nguyễn Quang Lập tỏ ra khá nhạy cảm với các vấn đề thế sự, nhân sinh, đặc biệt
là sự quan tâm đến bi kịch và thân phận con người, nhưng nhà văn cũng đã khéo léo chọn
cho mình một chỗ đứng riêng, tránh sự trùng lặp, sáo mòn. Với tiểu thuyết Những mảnh
đời đen trắng và hàng loạt các truyện ngắn được viết từ những năm 1986 trở đi, Nguyễn
Quang Lập không chỉ hòa mình vào xu hướng đổi mới trong văn học với các nhà văn cùng
19


thời mà còn tự mình khẳng định được một phong cách viết đầy cá tính, sáng tạo trong cách
nhìn nhận và phản ánh hiện thực.
Riêng với tản văn, một thể loại vốn ít được chú ý trong văn học ở các giai đoạn
trước, đến giai đoạn hiện đại lại trở thành một thể nghiệm mới, một món ăn tinh thần mới,
có sức hấp dẫn đối với nhiều nhà văn trẻ trong giai đoạn này. Họ bắt đầu tìm thấy ý nghĩa và
sự cần thiết của thể loại này như một nhu cầu được lắng lòng giữa những bộn bề cuộc sống,
“trong những nhộn nhịp của đời sống hiện nay, trong lúc con người ta đang hối hả chuyện
miếng cơm manh áo, những trang tản văn là lúc lắng lòng lại để cùng nghĩ về từng giây
phút con người bỏ quên hạnh phúc của mình, và bỏ quên nhau, hay ít nhất nghĩ về cuộc đời
ở một tâm trạng thoải mái nhất” [62].
Và thực tế cho thấy thể loại này đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, làm nên
một vị trí riêng khá đặc biệt trong bối cảnh đổi mới văn học giai đoạn sau 1975. Đặc biệt là
trong vòng mươi, mười lăm năm trở lại đây, nhiều tác phẩm tản văn ra đời đã góp phần làm
nên sự thành danh cho nhiều nhà văn. Tuy lực lượng sáng tác không đông đảo, và cũng
không có những nhà văn viết riêng cho thể loại này, song đây vẫn là thể loại có sức hấp dẫn
đặc biệt đối với những cây viết thích tung tẩy, và không muốn trói mình vào một khuôn
định nào, thậm chí đôi khi còn là nơi thể hiện cái “ngông” của người viết. Một tác giả trẻ

cũng đã nói về niềm hứng khởi và say mê của mình khi lựa chọn tản văn làm nơi thể hiện cá
tính sáng tạo và suy tư về cuộc sống: “Lựa chọn tản văn để chuyển tải những tứ của đời
sống có cái hấp dẫn là cho phép tôi thoải mái mổ xẻ và đưa ra quan niệm của mình trong
vai trò một người đối thoại với người đọc - dĩ nhiên là những người đọc vô hình mà tôi phải
phân thân đặt mình vào vị trí của họ. Độ tương tác cao của tản văn với đời sống là một
thách thức cũng thú vị” [62].
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tự khẳng định một cây bút tài hoa, giàu vốn sống, vốn
văn hóa qua các tập nhàn đàm mà thực chất là tản văn như Nhàn đàm (1997), Người ham
chơi (1998), Miền gái đẹp (2001). Các tập tản văn của Đỗ Chu (Tản mạn trước đèn), Y
Phương (Tháng giêng, tháng giêng, một vòng dao quắm) nhận được giải thưởng văn học của
Hội nhà văn Việt Nam cũng đã cho thấy những sức sống mới của thể loại này trong văn
xuôi hiện đại và bắt đầu mở ra thời kỳ tạp bút, tản văn xuất bản ồ ạt.
Tiếp đó, nhất thiết phải kể đến những cây bút đặc biệt thành công ở thể loại này như
Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Phan Thị Vàng Anh, Phong Điệp, và nhất là sự nổi đình
20


nổi đám của Nguyễn Quang Lập,… Mỗi tác giả với một phong cách riêng đầy cá tính đã tạo
nên sự đa dạng về sắc thái cho mảnh đất tản văn, một vùng khám phá mới. Đọc Gáy người
thì lạnh, ta bắt gặp một Nguyễn Ngọc Tư đậm chất Nam Bộ, giản dị và hồn hậu. Với Trên
căn gác áp mái của Đỗ Bích Thúy, hay Bay trên mái nhà thành phố của Phong Điệp là nỗi
khoảnh khắc nhớ từ một vùng kí ức trở đi trở lại khi con người ta rời bỏ quê hương ra thành
phố lập nghiệp. Tạp văn Phan Thị Vàng Anh cũng chất chứa nhiều suy tư về cuộc đời và
con người từ những điều nhỏ nhất đến những chuyện quốc gia đại sự… Và với Nguyễn
Quang Lập, ông nói những Chuyện đời vớ vẩn, lần giở lại những Kí ức vụn nhưng thật sâu
sắc và thấm thía về chuyện đời, chuyện người bằng một phong cách khẩu văn đã thực sự
khẳng định và tô đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.
Với những nét phác họa, điểm qua một vài đặc điểm, tác giả, tác phẩm, chúng tôi
muốn hướng đến cái nhìn bao quát, toàn diện trong một chừng mực nhất định, về văn xuôi
Việt Nam giai đoạn sau 1975 với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn. Qua đó,

những nội dung nêu trên có ý nghĩa góp phần tìm hiểu một cách đầy đủ về nội dung cũng
như nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Quang Lập đặt trong bối cảnh đổi mới văn học nói
chung.

1.2. Nhà văn Nguyễn Quang Lập và vị trí văn xuôi trong sự nghiệp sáng tác của
ông
1.2.1. Nhà văn Nguyễn Quang Lập và quá trình sáng tác
Nguyễn Quang Lập (còn có bút danh khác là Hồng Nhật, Hồng Đức, Quang Quang)
sinh ngày 30 tháng 4 năm 1956, quê ở thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình. Ông không chỉ là nhà văn, mà còn là nhà viết kịch, nhà biên kịch tài năng. Ông vừa là
hội viên Hội nhà văn Việt Nam, vừa là hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội điện
ảnh Việt Nam và Hội nhà báo Việt Nam.
Từ khi còn là học sinh phổ thông, Nguyễn Quang Lập đã bộc lộ khả năng và niềm
yêu thích văn chương qua những bài thơ, là những sáng tác đầu tay của Nguyễn Quang Lập,
và đã giành được giải thưởng thơ của Hội văn nghệ Bình Trị Thiên.
Năm 1980, Nguyễn Quang Lập tốt nghiệp kĩ sư vô tuyến điện đại học Bách khoa Hà
Nội. Nhưng đó không phải là mục tiêu nghề nghiệp mà ông muốn hướng đến. Đối với ông,
đó là con đường sẽ đưa ông đến với cuộc đời, đến với văn chương bằng những trải nghiệm
21


thực tiễn. Nhà văn tâm sự: “Tôi chọn thi vào Đại học Bách Khoa Hà Nội vì nghĩ rằng phải
đi vào công nông trường, xí nghiệp, nhà máy mới hiểu biết cuộc sống một cách sâu sắc để
phục vụ công việc viết văn” [44;190]. Cho nên, ngay từ năm thứ hai Bách khoa, Nguyễn
Quang Lập đã tập tành viết truyện ngắn đầu tiên Tình hoàng hôn, tác phẩm tuy không nhận
được sự ủng hộ của giới bạn văn nhưng tình yêu và mộng ước theo đuổi nghiệp văn chương
vẫn không thôi được ấp ủ, nung nấu trong tâm hồn nhạy cảm của một con người luôn thích
được trải lòng mình với cuộc đời, ham muốn được trở thành một người viết văn thực thụ.
Tốt nghiệp đại học Bách khoa, Nguyễn Quang Lập tham gia quân đội, làm trợ lý kĩ
thuật điều khiển tên lửa sư đoàn 375, quân chủng Phòng không. Và có lẽ, chính sự trải

nghiệm này đã góp phần gợi cảm hứng và sự hiểu biết cho nhà văn ở nhiều tác phẩm viết về
đề tài chiến tranh sau này.
Suốt thời gian từ khi còn là sinh viên cho đến khi vào quân ngũ, Nguyễn Quang Lập
sáng tác thơ là chính, người ta biết nhiều đến Nguyễn Quang Lập chủ yếu về khả năng văn
chương thơ phú. Tập thơ duy nhất của Nguyễn Quang Lập là Kỉ niệm thời trai trẻ, in năm
1988. Tập thơ tuy đã có sự khẳng định về khả năng văn chương của Nguyễn Quang Lập
nhưng chưa làm nên dấu ấn cho nhà văn trong văn học nước nhà nói chung, đồng thời cũng
chưa tạo được tiếng vang nào đáng kể cho giới văn chương cũng như độc giả lúc bấy giờ.
Đến năm 1984, giải ngũ về công tác tại sở Văn hóa – Thông tin Bình Trị Thiên,
Nguyễn Quang Lập vẫn không thôi theo đuổi mộng văn chương, nhưng nghiệp văn của ông
vẫn chưa thể gọi là bắt đầu. Chỉ đến khi truyện ngắn Người lính hay nói trạng được đăng
trên Tạp chí Sông Hương năm 1984 và nhận được lời khen từ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm,
khi ấy được coi là “nhà thơ khét tiếng khắp ba miền”. Đó như một sự động viên, khích lệ
đối với Nguyễn Quang Lập, ông bỏ hẳn thơ, dành hết tâm huyết cho truyện ngắn và bắt đầu
nổi danh như cồn với hàng loạt truyện ngắn, để lại dấu ấn trong làng văn Việt Nam từ đó.
Nói về “nẻo vào văn học” của mình, nhà văn đã bộc bạch một cách chân thành: “Đến nay,
tôi cũng không biết truyện ngắn là gì, nhưng vẫn tiếp tục viết. Có lẽ truyện ngắn cũng giống
như tình yêu. Chẳng ai biết tình yêu là gì, nhưng cứ yêu rồi khắc biết” [44;193].
Với năm truyện ngắn đầu tay, trong đó, ba truyện Cây sến lửa, Tiếng lục lạc và Đò ơi
đều được trao giải thưởng, Nguyễn Quang Lập đã có thể khẳng định được vị trí của mình
trên văn đàn. Các tập truyện ngắn Một giờ trước lúc rạng sáng (1986), Tiếng gọi phía mặt
trời lặn (1989) của Nguyễn Quang Lập được đánh giá là “đã khiến cho người đọc phải
22


chùng lòng”. Sau này, các truyện ngắn đã được chọn in lại trong Mười tám truyện ngắn
Nguyễn Quang Lập (1997), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Lập (2010).
Từ truyện ngắn, nhà văn chuyển sang viết tiểu thuyết và kịch bản sân khấu. Cuốn
tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng (1989), tuy nhận được những ý kiến đánh giá trái
chiều, nhưng nó có ý nghĩa như tiếng nói thức tỉnh mọi người nhận thức lại một thời đại của

xã hội, của đất nước. Bên cạnh đó là các vở kịch Mùa hạ cay đắng và Trên mảnh đất
người đời. Đáng chú ý là vở kịch đầu tay của Nguyễn Quang Lập: Mùa hạ cay đắng, được
viết và dàn dựng vào năm 1987. Vở kịch dựng lại một thời điểm ác liệt của chiến tranh ở
vùng quê Quảng Bình vào mùa hạ 1972. Cô gái Thùy Linh mạnh mẽ, quyết liệt với sống và
yêu. Thùy Linh yêu Hoàng từ thuở nhỏ. Rồi chiến tranh, Hoàng nhập ngũ, lần đầu tiên, cô
biết thế nào là chia ly. Thùy Linh đã không đợi được Hoàng như ngày ước hẹn, cô sa vào
vòng tay của Trần Hới, một kẻ giả trá và cơ hội, rồi có con với hắn. Nhận ra sai lầm, cô
mang con trốn chạy đến xóm Cát và ở với ông già mù như cha con, đợi Hoàng trở về.
Hoàng trở về xóm Cát thì Trần Hới tìm đến, và những chuyện bi kịch đau lòng đã liên tiếp
xảy ra. Một phần nội dung của vở kịch cũng được tìm thấy trong cuốn tiểu thuyết Những
mảnh đời đen trắng, đó như một hồi ức còn sót lại trong tâm trí nhà văn về những ngày
tháng bom đạn, khói lửa của chiến tranh ở vùng quê Quảng Bình máu thịt, nơi mà nhà văn
đã gắn bó trọn một thời tuổi thơ, tuổi trẻ của mình. Ông đã viết về nó bằng tất cả tình
thương yêu và sự đau đớn.
Từ những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch của Nguyễn Quang Lập, người
ta thấy toát lên một cái nhìn khá mới mẻ và sâu sắc về chiến tranh. Khi ấy, nhà văn chỉ đang
ở độ tuổi 30, và ngoài 30. Chính cái tuổi cầm bút còn khá trẻ của Nguyễn Quang Lập, cùng
với Lê Lựu (Thời xa vắng), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Dương Hướng (Bến không
chồng) đã làm nên dấu ấn riêng cho cả một thế hệ nhà văn trẻ trưởng thành từ sau chiến
tranh. Nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: “họ bắt đầu cầm bút ở thời điểm bản lề
của lịch sử đất nước vừa chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, và trên tất cả những gì đổ
nát còn để lại, họ tìm cách kiểm nhận lại quá khứ, không phải dưới con mắt của người lính
đánh giặc, mà bằng cái nhìn thao thức của những người trẻ khao khát hòa bình, nhân phẩm
và hạnh phúc chân thật” [47;6]. Và với Nguyễn Quang Lập, không chỉ có hiện thực đất
nước là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của ông mà những trải nghiệm từ chính cuộc
đời mình cũng đã góp phần làm chân thực cho trang viết. Khi trao đổi với tác giả luận văn,
23



×