Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Tuyết Trinh

DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH- 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Tuyết Trinh

DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Văn
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


2


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Đinh
Phan Cẩm Vân- người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
làm luận văn. Cô đã hướng dẫn tôi rất tận tình với những góp ý cụ thể,
sâu sắc, giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Phòng Sau đại học và quý thầy cô
khoa Ngữ Văn- trường ĐHSP TP. HCM. Những tri thức quý báu mà
thầy cô đã truyền đạt trong suốt bốn năm đại học và hai năm cao học
đã giúp tôi có đủ kiến thức và tự tin để thực hiện đề tài khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Học viên
Lê Thị Tuyết Trinh


3

MỤC LỤC
Lời cám ơn .................................................................................................................. 2
Mục lục ........................................................................................................................ 3
Danh mục bảng ........................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1.

Lý do chọn đề tài: ................................................................................................ 6

2.

Mục đích nghiên cứu: .......................................................................................... 6


3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ................................................................................. 8

4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 11

5.

Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................. 12

6.

Đóng góp mới của luận văn: ............................................................................. 12

7.

Kết cấu của luận văn: ........................................................................................ 13

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƯỜNG14 THEO HƯỚNG TÍCH
CỰC
1.1. Vài nét về thơ Đường ....................................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm, phân loại: ...................................................................................... 14
1.1.2. Các quy tắc sáng tác thơ: ................................................................................ 14
1.2. Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường: ....... 24
1.2.1. Tính tích cực trong dạy học: ........................................................................... 24
1.2.2. Tính tích cực trong dạy học thơ Đường: ........................................................ 28

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
2.1. Đọc sáng tạo văn bản: ..................................................................................... 32
2.1.1. Vấn đề đọc sáng tạo trong dạy học Văn: ........................................................ 32
2.1.2. Biện pháp đọc sáng tạo các tác phẩm thơ Đường: ......................................... 34
2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch: ..................................................... 37
2.2.1. Nghệ thuật dịch thơ Đường: ........................................................................... 37


4

2.2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch: ....................................................... 38
2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở: ............................................................... 71
2.3.1. Câu hỏi gợi mở trong dạy học Văn: ............................................................... 71
2.3.2. Câu hỏi gợi mở khi dạy các tác phẩm thơ Đường: ......................................... 73
2.3.2.1. Gợi mở, khám phá thi đề: ........................................................................... 73
2.3.2.2. Gợi mở, khám phá thi tứ: ........................................................................... 78
2.3.2.3. Gợi mở, khám phá thi ý: ............................................................................ 85
Chương 3: THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
3.1. Việc dạy và học thơ Đường ở trường Phổ thông hiện nay: ......................... 89
3.1.1. Về chương trình sách giáo khoa: .................................................................... 89
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy và học thơ Đường: ..................... 92
3.2. Thực nghiệm giảng dạy thơ Đường ở trường Phổ thông: ........................... 95
3.2.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung thực nghiệm: ................................................ 95
3.2.1.1. Mục đích:.................................................................................................... 95
3.2.1.2. Yêu cầu:...................................................................................................... 95
3.2.1.3. Nội dung: .................................................................................................... 96
3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm: ..................................................................... 96
3.2.2.1. Chương trình ngữ văn Trung học cơ sở: .................................................... 96

3.2.2.2. Chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông: ......................................... 116
3.2.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm: .................................................................. 138
3.2.3.1. Địa điểm và thời gian thực nghiệm: ......................................................... 138
3.2.3.2. Kết quả thực nghiệm: ............................................................................... 138
3.2.3.3. Nhận xét, đánh giá:................................................................................... 139
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 144
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 149


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới
Bảng 2.2: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa (Học sinh Trung học cơ sở)
Bảng 2.3: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa (Học sinh Trung học phổ thông)
Bảng 2.4: Đề tài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông
Bảng 3.5: Các tác phẩm, tác giả trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở
Bảng 3.6: Các tác phẩm, tác giả trong chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông
Bảng 3.7: Thời lượng giảng dạy các tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ
Văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
Bảng 3.8: So sánh thời lượng giảng dạy các tác phẩm thơ Đường với Văn học nước
ngoài và Văn học Việt Nam


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Thời nhà Đường đã đi qua hơn 1000 năm, lịch sử nhân loại đã có những
bước phát triển nhưng có một điều không thay đổi trong tâm thức những ai đã từng
biết về đất nước Trung Quốc, đó là sự ngưỡng mộ về một thời đã sản sinh ra nền thi
ca vĩ đại trường tồn cùng năm tháng trong lòng người- Thơ Đường.
Thật vậy, Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của thơ ca”. Trong lịch
sử phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc, thơ Đường chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng. Kéo dài ròng rã gần ba trăm năm (618-907), từ khi Đường Cao Tổ Lý
Uyên dựng triều đại cho đến khi nhà Đường mất, thi phẩm toàn bộ thơ Đường có tới
hơn 48000 bài của khoảng 2300 thi sĩ với những đỉnh cao: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi
Hiệu, Vương Duy, Bạch Cư Dị, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh…
Với những vần thơ ngắn gọn súc tích nhưng nội dung tư tưởng sâu sắc, thâm
trầm “ý tại ngôn ngoại”, thơ Đường là một di sản quý giá của nền văn hoá- văn học
nhân loại. Thưởng thức và cảm nhận thơ Đường là thưởng thức một vườn hoa đa
hương sắc, một “mảnh đất quen mà lạ” (Nguyễn Khắc Phi). Là một tài sản vô giá,
thơ Đường mang trong mình nhiều giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Chúng ta
đến với thơ Đường là tìm về thế giới tâm thức của người Trung Hoa thâm trầm, ý
vị. Qua thế giới nghệ thuật ấy, người đọc tìm thấy một thế giới với những nỗi niềm
tâm sự riêng tư, những quan niệm của cá nhân về hoàn cảnh, số phận cuộc
đời…nhưng nó lại là lời muốn nói trong sâu thẳm cõi lòng của biết bao nhiêu người
trong cõi nhân thế. Chính vì thế, thơ Đường được nhiều người yêu thích, nhiều nhà
thơ, dịch giả Việt Nam tham gia dịch thơ Đường và một số bản dịch tiêu biểu đã
được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở và Trung học
phổ thông.
Tuy nhiên, thực tế dạy và học hiện nay, số lượng học sinh say mê học văn
không nhiều, thậm chí còn có nhiều học sinh chán học văn, năng lực học văn yếu
kém, khả năng cảm thụ, phân tích văn học còn hạn chế. Trong khi đó, do bị chi phối


7


bởi đặc điểm, những quy phạm nghiêm ngặt của thơ luật Đường, ta càng khó tìm
hiểu được hết giá trị của thơ Đường nếu không hiểu sâu sắc về nó. Vì thế, các tiết
học thơ Đường lại càng khó khăn hơn đối với các em. Việc dạy và học những bài
thơ Đường trong nhà trường phổ thông gặp không ít những trở ngại do vốn từ Hán
Việt của học sinh hết sức ít ỏi, năng lực cảm thụ và khả năng phân tích thơ Đường
của người học (kể cả người dạy) còn nhiều hạn chế. Do vậy, đọc- hiểu thơ Đường
là một việc tưởng chừng như vựơt quá sức của lứa tuổi từ 13 đến 16 tuổi.
Trong thời điểm giáo dục đang đổi mới và có nhiều chuyển biến mạnh mẽ
nhằm nâng cao chất lượng dạy học như hiện nay thì phương pháp dạy học là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Phương pháp là khâu có ý nghĩa quan
trọng đối với chất lượng đào tạo. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu
cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta. Trong quá trình
nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, các nhà lý luận dạy học trên thế giới đã
khẳng định vai trò to lớn và ý nghĩa quan trọng của xu hướng dạy học theo hướng
tích cực hóa hoạt động học tập của người học đối với quá trình nhận thức và giáo
dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Do đó, xu hướng dạy học theo hướng tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh đang trở thành phương châm hành động của hầu hết
giáo viên và được quan tâm chú trọng hơn bao giờ hết.
Qua thực tế giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông chúng tôi nhận thấy:
Thơ Đường là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác phẩm thơ Đường
được ra đời từ rất lâu (khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X), cách chúng ta hơn mười
thế kỉ, đến với thế hệ học sinh phổ thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách về thời gian.
Vì thế, giáo viên gặp khó khăn trong quá trình soạn giáo án, học sinh ít hứng thú,
khó tiếp cận, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là
phải có những biện pháp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, góp phần đổi mới
phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học thơ Đường, để
những thi phẩm đời Đường sẽ chảy mãi, đọng mãi trong lòng người học, người đọc.


8


2. Mục đích nghiên cứu:
Như chúng ta đều biết, dạy Văn nói chung và dạy thơ Đường nói riêng là
một công việc đầy gian nan, thử thách. Những bài thơ Đường được đưa vào chương
trình Ngữ văn lớp 7 Trung học cơ sở và Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông là
những tác phẩm đặc sắc của thơ cổ Trung Quốc, của văn học nhân loại. Làm sao để
học sinh chủ động lĩnh hội cái hay, cái đẹp của một bài thơ Đường thông qua việc
chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học
đã được ghi trong Luật Giáo Dục- 2005, điều 24.2: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh” Đây là một câu hỏi khó giải đáp, đòi hỏi người thầy
phải nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, kết hợp với niềm say mê văn chương
và lòng yêu nghề mới có thể từng bước nâng cao hiệu quả trong giảng dạy thơ
Đường.
Thơ Đường thể hiện những tình cảm có tính tiêu biểu, tượng trưng hơn là cái
cá thể, cá biệt. Nhà thơ thường không nói hết, không nói trực tiếp hết ý của mình
mà để cho người đọc suy nghĩ, cảm thụ. Ngôn ngữ thơ Đường tinh luyện, hàm súc
mà lại có dư ba, lời ít ý nhiều, ý ở ngoài lời. Bởi vậy, giảng dạy thơ Đường cho học
sinh lớp 7 Trung học cơ sở và học sinh lớp 10 Trung học phổ thông quả là một công
việc đầy thử thách. Cái khó lớn nhất là phải vượt qua hàng rào ngôn ngữ để hiểu và
cảm cái hay, cái đẹp, sự thâm thuý của những bài thơ cổ nổi tiếng của các nhà thơ
Trung Quốc. Do đó, chọn đề tài “Dạy học thơ Đường ở trường Phổ thông theo
hướng tích cực”, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu, cụ thể hóa vấn đề lí luận
phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thơ Đường ở
trường Phổ thông thông qua việc tìm tòi, khám phá những biện pháp để phát huy
tính tích cực học tập, giúp học sinh chủ động tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thơ
Đường, tạo hứng thú cho các em khi tiếp xúc với tinh hoa văn hoá của nhân loại.



9

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là tinh hoa văn hoá của nhân loại
nên hơn 1000 năm qua, thơ Đường đã có bề dày nghiên cứu, phê bình của nhiều tác
giả thuộc nhiều thế hệ. Họ nghiên cứu thơ Đường dưới nhiều góc độ khác nhau: nội
dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội của thơ Đường; hình thức thơ Đường dưới góc nhìn
của thi pháp học, thể loại và ngôn ngữ,…với một số công trình nghiên cứu nổi bật:
Quyển Thơ Đường của giáo sư Lê Đức Niệm trình bày khái quát về văn học
đời Đường và tập trung đi sâu vào con người và thơ của ba tác giả tiêu biểu: Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Quyển Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc của viện sĩ LX. Lixevích do Trần
Đình Sử dịch, viện sĩ đã đề cập đến tư tưởng chung của thơ Đường (Đạo giáo, Nho
giáo, Phật giáo)
Quyển Thi pháp thơ Đường – một số phương diện chủ yếu của Nguyễn Thị
Bích Hải, Luận án PTSKH Ngữ văn (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Đại
học Sư phạm Hà Nội), 1996.
Quyển Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải, Nxb Thuận Hóa,1997
Với công trình nghiên cứu về “Thi pháp thơ Đường”, Nguyễn Thị Bích Hải
nói khá rõ về ba lĩnh vực thi pháp: con người, không gian và thời gian. Tác giả cho
rằng: con người gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên, ở giữa thiên nhiên, mọi hành
động, suy tư của con người đều được thiên nhiên cảm ứng. Con người đó xuất hiện
trong tư thế vũ trụ, đứng giữa đất trời, đầu đội trời, chân đạp đất- nối đất với trời. Ta
ít khi thấy nhà thơ xuất hiện với tư cách là một cái tôi- cá nhân, bởi con người đó là
con người siêu cá thể. Tiếng nói của họ hoà âm với nhịp điệu của vũ trụ. Không
gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Đường cũng đa phần là không gian, thời gian vũ
trụ. Bầu trời, thiên nhiên là cái nền của thơ Đường, thời gian thì được quan niệm
như dòng chảy liên tục, tuần hoàn không nghỉ và con người cũng liên tục bị cuốn
theo dòng tuần hoàn đó.

Quyển Về thi pháp thơ Đường của Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đà
Nẵng, 1997.


10

Ở công trình nghiên cứu này, Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử đề cập đến
những vấn đề cơ bản về không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Đường. Các
tác giả cho rằng: không gian trong thơ Đường là không gian của vũ trụ, không gian
to lớn, vĩ mô của những đất trời, nhật nguyệt, nam bắc, đông tây…. Về thời gian thì
xuất hiện năm phạm trù: thời gian siêu mệnh cá thể, thời gian vũ trụ, tự nhiên, thời
gian siêu nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian lịch sử.
Ngoài ra, nghiên cứu thơ Đường trong lịch trình phát triển thì có quyển
“Lịch sử văn học Trung Quốc, tập hai”, nghiên cứu về tác giả có “Lý Bạch tứ tuyệt”
của Phạm Hải Anh; “Thơ Đỗ Phủ” của Trần Xuân Đề….Nghiên cứu về thể loại lại
có “Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường” của Nguyễn Sĩ Đại,
“Đến với Đường thi tuyệt cú” của PGS. TS Hồ Sĩ Hiệp…
Thơ Đường đã được đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở từ năm 1989,
song đến nay những công trình nghiên cứu về nó vẫn chưa thật sự phong phú, phần
lớn các nhà nghiên cứu tiếp nhận thơ Đường bằng con đường khám phá, tìm hiểu
nội dung, bút pháp nghệ thuật và bàn về những vấn đề lịch sử văn học, nội dung,
nghệ thuật, thể loại,… của thơ Đường. Đặc biệt, khía cạnh về phương pháp dạy học
những bài thơ Đường rất ít được đề cập đến. Do điều kiện khảo sát còn hạn chế,
dưới đây, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu nổi bật có liên quan
đến đề tài nghiên cứu:
Quyển Thơ Đường trong nhà trường do Trần Ngọc Hưởng biên soạn, tác giả
tuyển chọn một số bài thơ Đường và một số bài phân tích, bình giảng về các bài thơ
đó, nhằm giúp học sinh hiểu và nắm bắt chính xác những bài thơ Đường có trong
chương trình phổ thông.
Quyển Thơ Đường ở trường phổ thông do PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp tuyển chọn và

biên soạn, Nxb Văn nghệ, TP.HCM, 1995
Quyển Giúp học tốt Văn học Trung Quốc trong nhà trường của PGS.TS Hồ
Sĩ Hiệp, Nxb Đồng Nai, 1998
Quyển Văn học Trung Quốc với nhà trường (tiểu luận) của PGS.TS Hồ Sĩ
Hiệp, Nxb ĐHQG TP. HCM, 2006


11

Quyển Giảng văn văn học châu Á trong trường Phổ thông, Nguyễn Thị Bích
Hải, Bộ Giáo dục và đào tạo, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, NXB Thuận
Hóa, Huế, 2002
Quyển Bình giảng thơ Đường: Theo sách giáo khoa Ngữ văn mới, Nguyễn
Thị Bích Hải, NXB Giáo dục, HN, 2005
Quyển Thơ Đường bình giải của Nguyễn Quốc Siêu, Nxb Giáo dục, tái bản
lần thứ 5 năm 2005
Tuy nhiên, những cuốn sách, những công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu
chỉ đề cập đến thơ Đường ở khía cạnh thi pháp; phân tích, bình giảng nội dung,
nghệ thuật chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy thơ Đường
theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, ở luận văn này,
chúng tôi sẽ thực hiện công việc đó với hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc
đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả dạy và học thơ Đường trong
chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Giới hạn nghiên cứu của luận văn gồm các bài thơ Đường trong chương trình
Ngữ Văn phổ thông:
1) Vọng Lư sơn bộc bố- Lí Bạch (Ngữ Văn lớp 7, tập 1)
2) Tĩnh dạ tứ- Lý Bạch (Ngữ văn lớp 7, tập 1)
3) Hồi hương ngẫu thư- Hạ Tri Chương (Ngữ văn lớp 7, tập 1)
4) Mao ốc vị thu phong sở phá ca- Đỗ Phủ (Ngữ văn lớp 7, tập 1)

5) Phong Kiều dạ bạc- Trương Kế (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 7, tập 1)
6) Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng- Lý Bạch
(Ngữ văn lớp 10, tập 1)
7) Thu hứng- Đỗ Phủ (Ngữ văn lớp 10, tập 1)
8) Hoàng Hạc lâu- Thôi Hiệu (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 10, tập 1)
9) Khuê oán- Vương Xương Linh (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 10, tập 1)
10) Điểu minh giản- Vương Duy (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 10, tập 1)


12

Ngoài các bản dịch thơ trong Sách giáo khoa, ở một số bài thơ, chúng tôi còn
sưu tầm, khảo sát thêm một số bản dịch thơ của các dịch giả khác có liên quan đến
đề tài nghiên cứu để đối chiếu và bổ sung. Từ đó, giúp chúng tôi làm sáng tỏ hơn
biện pháp dạy học tích cực cần trình bày.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Với việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sẽ sử
dụng các phương pháp chính sau:
 Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu các bản dịch theo hai
hướng: so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm, dịch nghĩa và so sánh giữa
các bản dịch thơ của các dịch giả với nhau.
 Phương pháp phân tích: Phân tích thơ, phân tích từ ngữ trong các bản
dịch để thấy được chỗ đạt, chưa đạt của các bản dịch.
 Phương pháp vận dụng lý luận thi pháp học thơ Đường để tiếp cận các tác
phẩm về đặc điểm nội dung, đặc trưng thể loại và hình thức nghệ thuật.
 Phuơng pháp điều tra, thăm dò, thống kê, phân tích: điều tra, thăm dò ý
kiến của các giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để rút ra
những thụân lợi, khó khăn của việc dạy và học thơ Đuờng; thống kê,
phân tích để đánh giá thực trạng dạy và học thơ Đuờng ở trường phổ
thông hiện nay.

 Phương pháp thực nghiệm qua việc thiết kế giáo án và giảng dạy ở
trường Trung học phổ thông.
6. Đóng góp mới của luận văn:
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học thơ Đường thông qua
việc tiếp cận sâu văn bản, giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh so sánh, đối
chiếu bản dịch thơ với phiên âm, dịch nghĩa mà còn hướng dẫn học sinh khảo sát,
sưu tầm và so sánh một số bản dịch thơ tiêu biểu của các dịch giả khác nhau. Bên
cạnh đó, việc khám phá chất Đường thi ở các bình diện thi đề, thi ý và thi tứ qua hệ
thống câu hỏi gợi mở liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, kết hợp với những bài tập


13

trong hoạt động thảo luận nhóm, sẽ xóa bỏ phần nào những khó khăn khi học sinh
tiếp cận với thơ Đường, giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực
học tập; tạo hứng thú cho các em khám phá cái hay, cái đẹp của thơ Đường- một
trong những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo” và “Phụ lục”, kết
cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận dạy và học thơ Đường theo hướng tích cực
1.1. Vài nét về thơ Đường
1.2. Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường
Chương 2: Những biện pháp dạy và học thơ Đường theo hướng tích cực
2.1. Đọc sáng tạo văn bản
2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch
2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở
Chương 3: Thực nghiệm giảng dạy thơ Đường ở trường Phổ thông
3.1. Việc dạy và học thơ Đường ở trường Phổ thông hiện nay
3.1.1. Về chương trình Sách giáo khoa

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy và học thơ Đường
3.2. Thực nghiệm giảng dạy thơ Đường ở trường Phổ thông
3.2.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung thực nghiệm
3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
3.2.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm


14

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƯỜNG
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
1.1. Vài nét về thơ Đường:
1.1.1. Khái niệm, phân loại:
Thơ Đường hay Đường thi là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm
dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ.
Trong số đó có một số bài được làm theo thể thơ Đuờng lụât, số còn lại làm theo
các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.
Thơ Đuờng lụât chia làm 2 loại: thơ thất ngôn mỗi câu có 7 chữ, thơ ngũ
ngôn mỗi câu có 5 chữ. Bài thơ nào có 8 câu thì gọi là bát cú, có 4 câu thì là tứ
tuyệt, còn gọi là tuyệt cú.
Như vậy có các loại thơ Đuờng luật sau đây:
- Thất ngôn bát cú
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Ngũ ngôn bát cú
- Ngũ ngôn tứ tuyệt
Trong các thể loại này, thơ Đuờng luật thất ngôn bát cú là thể loại phổ biến
nhất.
Về hình thức, thơ tứ tuyệt được xem như thơ bát cú đem giấu đi hai cặp câu và thơ
ngũ ngôn được coi là thơ thất ngôn cắt bỏ hai chữ đầu mỗi câu. Vì vậy, chỉ cần biết

luật thơ Đuờng luật thất ngôn bát cú thì có thể làm các loại thơ Đuờng luật khác.
1.1.2. Các quy tắc sáng tác thơ:
1.1.2.1. Luật bằng trắc: gồm có thanh, luật, niêm, vận.
- Thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng và thanh trắc cho mỗi chữ trong
một câu thơ theo luật lệ nhất định. Hệ thống thanh truyền thống có bình- thượng-


15

khứ- nhập. Bình thanh có trầm bình và phù bình. Trong phép làm thơ, thanh luật
chia ra bằng/ trắc. Có hai thanh bằng gồm có trầm bình (dấu huyền) và phù bình
(không dấu). Có bốn thanh trắc gồm phù thượng thanh (dấu ngã), trầm thượng
thanh (dấu hỏi), phù khứ thanh (dấu sắc), trầm khứ thanh (dấu nặng). Ngoài ra còn
có phù nhập thanh (dấu sắc), trầm nhập thanh (dấu nặng) dành riêng cho các tiếng
đằng sau có phụ âm c, ch, p, t.
- Luật của bài thơ thất ngôn bát cú căn cứ vào chữ thứ hai của câu thơ đầu.
Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: Luật bằng và luật trắc. Bài thơ
thất ngôn bát cú làm theo luật bằng nếu chữ thứ hai ở câu đầu thuộc thanh bằng và
luật trắc nếu chữ thứ hai ở câu đầu thuộc thanh trắc. Căn cứ vào thanh của chữ cuối
câu đầu, bài thơ còn thuộc vần bằng hay vần trắc. Từ hai luật và hai vần, ta có bốn
dạng thơ thất ngôn bát cú: thơ luật bằng vần bằng, luật trắc vần bằng, luật bằng vần
trắc và luật trắc vần trắc. Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức
là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.
Sau đây là bảng luật thơ:
(Ghi chú: Kí hiệu B: thanh bằng phân minh, T: thanh trắc phân minh sẽ được
nói đến ở luật “nhị tứ lục phân minh” ở phần tiếp theo)
Luật bằng vần bằng:
Hận biệt
Đỗ Phủ
1) B B T T T B B (vần)


1. Lạc thành nhất biệt tứ thiên lý 1

2) T T B B T T B (vần)

2. Hồ kỵ trường khu ngũ lục niên

3) T T B B B T T (đối câu 4)

3. Thảo mộc biến suy hành kiếm

4) B B T T T B B (vần) (đối câu 3)

4. Binh qua trở tuyệt lão giang biên

5) B B T T B B T (đối câu 6)

5. Tư gia bộ nguyệt thanh tiêu lập

6) T T B B T T B (vần) (đối câu 5)

6. Ức đệ khán vân bạch nhật miên

ngoại

1

Theo luật bằng vần bằng, từ “lý” trong câu thơ thứ nhất phải vần với các từ niên- biên- miên- Yên

và phải là vần bằng.



16

7) T T B B B T T

7. Văn đạo Hà Dương cận thặng

8) B B T T T B B (vần)

8. Tư đồ cấp vị phá u Yên

thắng
Hận biệt ly
Đỗ Phủ
Bốn nghìn dặm bỏ rơi thành Lạc
Sáu bảy năm tràn mãi giặc Hồ
Bến lạ chết già: đường lối nghẽn
Ải ngoài chạy mệt cỏ cây thu
Em xa mây bạc ngày nằm ngắm
Nhà nhớ, trăng thanh tối đứng xo
Nghe nói Hà Dương quân mới thắng
Phá ngay Yên kế, cậy Tư Đồ.
(Nhượng Tống dịch)
Luật trắc vần bằng:
Xuy địch
Đỗ Phủ
T T B B T T B (vần)

1. Xuy địch thu san phong nguyệt thanh


B B T T T B B (vần)

2. Thùy gia xảo tác đoạn trường thanh

B B T T B B T (đối câu 4)

3. Phong phiêu luật lữ tương hòa thiết

T T B B T T B (vần) (đối câu 3)

4. Nguyệt bạng quan san kỷ xứ minh

T T B B B T T (đối câu 6)

5. Hồ kỵ trung tiêu kham bắc tẩu

B B T T T B B (vần) (đối câu 5)

6. Vũ Lăng nhất khúc tưởng nam chinh

BBTTBBT

7. Cố viên dương liễu kim dao lạc

T T B B T T B (vần)

8. Hà đắc sầu trung khúc tận sinh
Thổi sáo
Đỗ Phủ


Non thu sáo thổi gió trăng trong
Khéo lựa nhà ai tiếng mủi lòng


17

Gió lọt cung thương hòa xát nhịp
Trăng soi ải núi sáng bao vùng
Ngựa Hồ về Bắc đêm tan vỡ
Khê Vũ sang Nam khúc não nùng
Vườn cũ liễu giờ xơ xác hết
Trời buồn chưa dễ nảy chồi đông.
(Nhượng Tống dịch)
Đối với thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt (theo thể luật), quy tắc
bằng trắc cũng có bốn dạng (luật bằng vần bằng, luật trắc vần bằng, luật bằng vần
trắc và luật trắc vần trắc) tương tự như thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sau đây là
một số ví dụ:
Luật bằng vần bằng: (thể thất ngôn tứ tuyệt)
Lương Châu từ
Vương Hàn
B B T T T B B (vần)

1. Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,

T T B B T T B (vần)

2. Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.

T T B B B T T


3. Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,

B B T T T B B (vần)

4. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

Lương Châu từ
Vương Hàn
Rượu bồ đào chén dạ quang
Muốn say đàn đã rền vang giục rồi
Sa trường say ngủ ai cười
Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu.
(Trần Trọng San dịch)
Luật trắc vần bằng: (thể thất ngôn tứ tuyệt)
Phong Kiều dạ bạc
Trương Kế
T T B B T T B (vần)

1. Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên


18

B B T T T B B (vần)

2. Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

B B T T B B T


3. Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

T T B B T T B (vần)

4. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Đêm đậu thuyền ở Phong Kiều
Trương Kế
Trăng tà, chiếc quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
(Tản Đà dịch)
Luật bằng vần bằng: ( thể ngũ ngôn tứ tuyệt)
Phần thượng kinh thu
Tô Đĩnh
B B T T B (vần)

1. Bắc phong xuy bạch vân

T T T B B (vần)

2. Vạn lý độ hà Phần

T T B B T

3. Tâm tự phùng dao lạc

B B T T B (vần)

4. Thu thanh bất khả văn


Ngại đến sông Phần
Tô Đĩnh
Mây bay gió núi thổi vi vu
Sông Phần xa khuất, trời thu bẽ bàng
Tơ lòng bao mối ngổn ngang
Có ai nghe tiếng thu vàng xa xa?
(Hải Đà dịch)
Luật trắc vần bằng: (thể ngũ ngôn tứ tuyệt)
Tảo khởi
Lý Thương Ẩn
T T T B B (vần)

1. Phong lộ đạm thanh thần

B B T T B (vần)

2. Liêm gian độc khởi nhân

B B B T T

3. Oanh đề hoa hựu tiếu


19

T T T B B (vần)

4. Tất cánh thị thùy nhân
Dậy sớm

Lý Thương Ẩn

Gió êm sương nhạt sớm mai,
Một mình thức dậy khoan thai trước mành.
Hoa cười oanh nói trên cành,
Gẫm xem xuân sắc trời dành cho ai
(Trần Trọng Kim dịch)
Luật thơ Đường rất khó, ngoại trừ những đại thi gia, còn phần nhiều các thi
sĩ đôi khi còn bị thất niêm luật. Chính vì sự phức tạp của niêm luật nên vào thời
Mạc Đường, các thi nhân đã nhiều lần tranh cãi và đã nêu ra lệ bất luận để giảm bớt
tính cứng nhắc trong thơ Đường. Trong thơ thất ngôn, chữ thứ nhất, chữ thứ ba và
chữ thứ năm không cần phải đúng luật «nhất, tam, ngũ bất luận».
Trong Đường thi, tuyệt cú thể cổ là một thể thơ được ưa chuộng vì các câu
thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng, trắc,… trong khi thể luật thì quá
khuôn phép, gò bó. Thi nhân đời Đường làm thơ theo thể tuyệt cú theo thể cổ để có
thể bày biện được chỗ khoáng đạt trong lòng mà vẫn giữ được vẻ cổ kính, phiêu
nhiên, cao nhã- những nét đặc trưng của thời đại thi ca này.
- Niêm trong thơ Đường Luật được định nghĩa xem như là sự dính liền âm
luật với nhau giữa hai câu thơ. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi chữ thứ
hai và chữ thứ sáu của chúng cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là
trắc. Như thế bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong bài thơ thất ngôn bát
cú, câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5 và câu 6 niêm
với câu 7. Trong thơ tuyệt cú thể luật, câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3.
Trường hợp xem là thất niêm (mất sự dính liền) là khi các câu trong bài thơ đặt để
sai không theo luật đã định.
Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú Đường
luật, có câu 1 niêm với câu 8 (lộ- đế và thụ- mộ), câu 2 niêm với câu 3 (sơn- gian
và tiêu- thiên), câu 4 niêm với câu 5 (thượng- cúc và địa- nhật), câu 6 niêm với



20

câu 7 (chu- y và viên- đao). Cặp câu 1 và câu 8, câu 4 và câu 5 là trắc niêm với trắc,
hai cặp còn lại là bằng niêm với bằng:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Bài «Giang bạn độc bộ tầm hoa» của Đỗ Phủ là thơ tuyệt cú thể luật, có
“tứ”(câu 1) niêm với “tại” (câu 4) và “mãn” (câu 1) niêm với “kháp” (câu 4);
“hoa” (câu 2) niêm với “liên” (câu 3) và “chi” (câu 2) niêm với “thời” (câu 3).
Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê,
Thiên hoa vạn đóa áp chi đê.
Lưu liên hí điệp thời thời vũ,
Tự tại kiều oanh kháp kháp đề”.
- Vận hay vần của bài thơ là vần của những chữ cuối câu. Đó là những tiếng
thanh âm hòa hiệp đặt vào hai hay nhiều câu thơ để hưởng ứng nhau, có tác dụng
tạo ra nhạc tính cho câu thơ. Ví dụ: cương và sương.
Các thi nhân sáng tác thơ Đường Luật thường làm theo vần bằng. Đối với
thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ được làm theo vần bằng khi các chữ cuối
câu 1, câu 2, câu 4, câu 6 và câu 8 phải là thanh bằng và cùng vần. Cả một bài thơ
chỉ hiệp theo một vần gọi là gieo vần theo lối độc vận. Các chữ gieo vần tránh trùng
nhau và phải hiệp vận cho đúng, nếu gieo sai gọi là lạc vận hay vận rụng, gieo vần
gượng gạo ép chế không được hiệp cho lắm gọi là cưỡng vận hay gượng vận. Và
như vậy theo vận luật thì không thể chấp nhận được.
Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ làm theo luật trắc vần bằng, có 5 vần bằng

được gieo ở câu đầu và các câu chẵn: lâm- sâm- âm- tâm- châm:


21

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Hai thể loại chủ yếu của thơ tuyệt cú là thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ
tuyệt được làm theo lối thơ luật hay thơ cổ phong. Nhân dựa vào lối thơ luật mà bài
thơ tuyệt cú ngắt ra bốn câu (có từ hai đến ba vần bằng) thì gọi là tuyệt cú thể luật,
còn nếu làm theo vần trắc không theo niêm luật thì gọi là tuyệt cú thể cổ. Do đó,
luật sáng tác thơ tuyệt cú thể cổ có vẻ “rộng rãi” hơn, các câu thơ không cần đối,
không phụ thuộc luật bằng, trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời hay, ý đẹp và giàu âm
điệu…
Bài “Giang bạn độc bộ tầm hoa” của Đỗ Phủ được sáng tác theo thể luật, có
ba vần bằng gieo ở câu đầu và hai câu chẵn thứ hai và thứ tư:
Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê,
Thiên hoa vạn đóa áp chi đê.
Lưu liên hí điệp thời thời vũ,
Tự tại kiều oanh kháp kháp đề
Bài “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên sáng tác theo thể cổ, vận vần trắc
không theo niêm luật:
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.

Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu?
1.1.2.2. Quy tắc đối:


22

Đối là đặt hai câu đi song đôi với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân
xứng. Đối ý là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu song nhau, có tác
dụng nhấn mạnh, làm rõ hai ý đối nhau. Đối chữ tức là đối thanh nghĩa: bằng đối
trắc, trắc đối bằng hay đối từ loại: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ,… Đối
thanh có tác dụng tạo nên tính nhạc trong thơ, tạo cho câu thơ có âm điệu êm đềm,
thánh thót hay trầm bổng. Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hai câu thực và
hai câu luận phải đối với nhau (cả về ý và từ ngữ). Hai câu đề cũng như hai câu kết
không phải đối nhau về ý và từ ngữ nhưng phải đối nhau về bằng trắc.
Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ, hai câu đề có bằng đối trắc:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
T

T

B

B

B

T

B


Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.
B

B

B

T

T

B

B

Về đối từ loại, hai câu thơ luận: «Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng/ Tái
thượng phong vân tiếp địa âm» có danh từ đối danh từ: giang/ tái, ba lãng/ phong
vân, thiên/ địa. Hai câu thơ này cũng đối nhau về ý, có tác dụng nhấn mạnh hai ý
đối nhau: «Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời/ Trên cửa ải, mây sà xuống
giáp mặt đất âm u»
1.1.2.3. Cấu trúc: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có 4 phần. Phần mạo là
mào đầu (vào bài) còn gọi là phần Đề, gồm phá đề (câu 1) dùng để mở bài và thừa
đề ( câu 2) dùng để chuyển tiếp vào bài. Phần thực hay trạng (Gồm hai câu 3 và 4)
dùng để giải thích, triển khai tựa đề cho rõ ràng. Phần luận (Gồm hai câu 5 và 6)
dùng để bàn luận ý nghĩa của bài. Và phần kết (Gồm hai câu 7 và 8) dùng để tóm tắt
ý nghĩa cả bài, bày tỏ tình cảm, thái độ. Ví dụ bài «Đăng cao» của Đỗ Phủ:
Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai,

Phần đề


Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi.
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.

Phần thực


23

Vạn lý bi thu thường tác khách,

Phần luận

Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Gian nan khổ hận phồn sương mấn,

Phần kết

Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi.
Kết cấu của thơ tuyệt cú về cơ bản không khác luật thi bát cú, nghĩa là vẫn
tuân theo trình tự: Đề( câu 1), Thực ( câu 2), Luận (câu 3) và Kết (câu 4). Với thủ
pháp “khai môn kiến sơn” (mở cửa thấy núi) nên ngay từ câu thứ nhất (câu mở đề
còn gọi là câu Khởi (Phá), tác giả thơ tuyệt cú phải vào đề ngay. Nghĩa là phần mở
đề của bài thơ chỉ gói gọn trong một câu (trong luật thi thì hai câu). Đặc điểm của
câu Khởi trong thơ tuyệt cú thường là giới thiệu không gian, thời gian, con người và
sự việc trong năm chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt) hay bảy chữ (thất ngôn tứ tuyệt). Ba câu
sau là Thừa, Chuyển, Hạp. Ngôn ngữ uyển chuyển, biến hóa ở câu thơ thứ ba, nếu
chỗ chuyển này mềm mại sẽ giữ được huyết mạch của toàn bài và làm cho câu cuối
cùng hoặc vút lên cao ngất hoặc trôi đi như thuyền thuận nước…

Chẳng hạn như bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng” của Lý Bạch:
Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Bạn từ lầu Hạc lên đường.
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
(Ngô Tất Tố dịch)
Ở hai câu thơ đầu, Lý Bạch đã tái hiện lại khung cảnh của buổi chia tay: có
không gian đưa tiễn (Hoàng Hạc lâu), thời gian đưa tiễn (yên hoa tam nguyệt), con
người và sự việc (Lý Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng). Đến câu thơ thứ


24

ba “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”, với hình ảnh “cô phàm” và “bích không
tận”, ông đã chuyển từ khung cảnh chia tay sang bày tỏ một cách kín đáo tâm tình
của người đưa tiễn nhưng vẫn giữ được huyết mạch của toàn bài và làm cho câu
cuối cùng vút lên cao ngất với hình ảnh “duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”. Đó
là một hình ảnh thơ kỳ vĩ nhưng ẩn chứa một nỗi niềm của tác giả. Ở đây người đọc
đã cảm nhận được hai dòng sông: một dòng sông Trường Giang bao la đang chảy
vào cõi trời và một dòng sông của nỗi nhớ bạn đang chảy trong tâm tư nhà thơ.
Thơ tuyệt cú và thất ngôn bát cú Đường luật là một bộ phận quan trọng của
thơ Đường. Nó có vị trí xứng đáng trong thi đàn thơ ca cổ điển Trung Quốc. Có thể
nói, thơ tuyệt cú và thất ngôn bát cú Đường luật là một sự sáng tạo rất lớn của các
nhà thơ đời Đường. Hai thể thơ này là kết quả của tư duy sáng tạo và nền học vấn
thi cử với chủ trương “dĩ thi thủ sĩ” (lấy thơ để chọn nhân tài). Thơ Đường luật làm

hay thật khó nhưng cũng có nhiều bài thơ tuyệt cú và thất ngôn bát cú đã vượt qua
được thử thách để lưu truyền hàng nghìn năm với những vần thơ tuyệt đẹp, ngắn
gọn, súc tích nhưng mang nội dung tư tưởng thật sâu sắc. Do đó, thơ Đường luật
đẹp như một bông hoa trên cành thắm và mãi mãi là những viên ngọc sáng giá trên
thi đàn Trung Quốc.
1.2.

Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường:

1.2.1. Tính tích cực trong dạy học:
1.2.1.1.

Khái niệm:

Khi nói về phương pháp day học, người ta thường sử dụng những thuật ngữ
khác nhau: Phương pháp dạy học mới; phương pháp dạy học lấy người học làm
trung tâm; phương pháp dạy học hiện đại; phương pháp day học tích cực... Mặc dù
sắc thái của các thuật ngữ có khác nhau, nhưng theo chúng tôi, tất cả đều có chung
một bản chất.
Có thể quan niệm, phương pháp dạy học tích cực là:


×