Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.07 KB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Mỹ Thơ

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Mỹ Thơ

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN

Chuyên ngành

: Lí luận văn học

Mã số

: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Người thực hiện

Võ Thị Mỹ Thơ


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học
với đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên, tôi
đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh, của quí thầy cô giảng dạy chuyên ngành Lí luận văn
học (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi vinh
dự nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình và nhiệt thành của Phó Giáo sư – Tiến
sĩ Phùng Quý Nhâm, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phùng Quý Nhâm,
Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quí thầy cô, các phòng ban của trường Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường) và gia đình,
bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện


Võ Thị Mỹ Thơ


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC .................. 10
1.1. Giá trị nhân văn ................................................................................................. 10
1.1.1. Cơ sở của giá trị nhân văn .......................................................................... 10
1.1.2.Vấn đề thuật ngữ của giá trị nhân văn ......................................................... 12
1.1.3. Bản chất của giá trị nhân văn ..................................................................... 14
1.2. Giá trị nhân văn hiện thực ................................................................................. 18
1.2.1. Cơ sở của giá trị nhân văn hiện thực .......................................................... 18
1.2.2. Bản chất của giá trị nhân văn hiện thực ..................................................... 21
1.2.3. Biểu hiện của giá trị nhân văn hiện thực .................................................... 22
1.2.4. Vai trò của giá trị nhân văn hiện thực ........................................................ 29
Chương 2. NỘI DUNG BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN .................................. 31
2.1. Thái độ đa chiều đối với chiến tranh ................................................................. 31
2.1.1. Đau xót, cảm thương nỗi đau chiến tranh .................................................. 31
2.1.2. Căm phẫn, tố cáo tội ác chiến tranh ........................................................... 35
2.1.3. Trân trọng, tôn vinh vẻ-đẹp-Người trong chiến tranh ................................ 38
2.1.4. Băn khoăn, suy tư về thực trạng sau chiến tranh ........................................ 42
2.2. Thái độ đa chiều đối với thực tại ....................................................................... 44
2.2.1. Tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn người đương thời ............................................... 44
2.2.2. Trăn trở trước tình trạng xã hội đương thời ............................................... 50
2.3. Khơi dậy vẻ-đẹp-Người từ những vấn đề quá khứ và tương lai ....................... 56

2.3.1. Nghĩ khác về quá khứ ................................................................................. 57
2.3.2. Dự đoán về tương lai .................................................................................. 64
2.4. Suy nghiệm vấn đề thuộc bản chất con người ................................................... 67


2.4.1. Suy nghiệm về cuộc đời ............................................................................. 68
2.4.2. Suy nghiệm về thời gian ............................................................................. 72
2.4.3. Suy nghiệm về cái chết ............................................................................... 76
2.5. Gửi gắm tâm sự cá nhân .................................................................................... 80
2.5.1. Tâm sự con người xã hội ............................................................................ 81
2.5.2. Tâm sự con người văn chương ................................................................... 84
Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN
THỰC TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN ..................... 90
3.1. Tu từ nghệ thuật ................................................................................................. 92
3.1.1. Tu từ đối lập ............................................................................................... 92
3.1.2. Tu từ so sánh ............................................................................................. 100
3.1.3. Tu từ ẩn dụ ................................................................................................ 108
3.1.4. Câu hỏi tu từ ............................................................................................. 110
3.1.5. Tu từ liệt kê ............................................................................................... 113
3.2. Biểu tượng nghệ thuật ..................................................................................... 118
3.2.1. Biểu tượng về cái đẹp ............................................................................... 120
3.2.2. Biểu tượng về nỗi đau .............................................................................. 124
3.2.3. Biểu tượng về thời gian ............................................................................ 125
3.2.4. Biểu tượng về cái chết .............................................................................. 127
3.3. Giọng điệu nghệ thuật ..................................................................................... 129
3.3.1. Giọng điệu trăn trở, suy tư ........................................................................ 130
3.3.2. Giọng điệu đối thoại, chất vấn .................................................................. 131
3.3.3. Giọng điệu trữ tình đằm thắm .................................................................. 133
3.3.4. Giọng điệu đời thường chân mộc ............................................................. 134
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 139


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chế Lan Viên là một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới
trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông cũng là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Trong khoảng năm mươi năm sáng tác, nhà thơ đã cống hiến cho nền
thơ ca dân tộc khối lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng: 14 tập thơ, 7 tập văn xuôi, 8 tập
tiểu luận, cùng hàng trăm trang di cảo thơ giá trị. Ngay từ buổi đầu vào nghề, nhà thơ
đã sớm định hình cá tính sáng tạo, để rồi, qua từng chặng đường sáng tác, phong cách
nghệ thuật Chế Lan Viên ngày càng đậm nét. Thậm chí, khi tác giả đã ra đi, với gia tài
văn chương giá trị, đồ sộ, phong cách duy biệt ấy vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến những thi
sĩ thế hệ sau. Với quan niệm nghệ thuật và ý thức sáng tạo nghiêm túc, quá trình lao
động của Chế Lan Viên bền bỉ, hiệu quả và để lại nhiều thành tựu giá trị. Bên cạnh đó,
con đường sáng tạo của ông còn song hành với các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Bởi
thế, việc nghiên cứu các sáng tác của Chế Lan Viên không dừng ở giá trị nội tại của
tác phẩm mà còn phần nào giúp hiểu hơn cả nền thơ và tâm hồn thời đại.
1.2. Sinh thời, bằng tư duy nghệ thuật không ngừng vận động, Chế Lan Viên đưa
người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với hàng loạt tập thơ ghi dấu sự chuyển
biến về nội dung tư tưởng cùng cách tân hình thức nghệ thuật. Đến khi nhà thơ qua
đời, những sáng tác chưa được công bố của ông một lần nữa khiến độc giả không khỏi
ngạc nhiên, trầm trồ, thán phục trước chiều kích mới của ngọn tháp nghệ thuật Chế
Lan Viên. Hàng trăm vần thơ di cảo được nhà văn Vũ Thị Thường, người bạn đời bạn văn của ông, dày công góp nhặt, tuyển chọn. Ba tập Di cảo thơ – tập 1 (1992), Di
cảo thơ – tập 2 (1993), Di cảo thơ – tập 3 (1996) do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành,
tập hợp những bài thơ của Chế Lan Viên chưa từng công bố hoặc có đăng báo nhưng
không tập hợp vào tập thơ nào. Chiếm số lượng chủ yếu trong ba tập thơ là các sáng
tác hoàn chỉnh hay chưa hoàn chỉnh nhà thơ viết vào những năm cuối đời. Vì vậy, có

thể xem những bài thơ này trước hết là trang nhật kí bằng thơ Chế Lan Viên viết cho
chính mình. Bởi thế, việc tìm hiểu Di cảo thơ giúp người tiếp nhận hiểu trọn vẹn, toàn
diện, chân xác hơn con người xã hội lẫn con người văn chương Chế Lan Viên. Đồng
thời, Di cảo thơ – tập 2 của Chế Lan Viên được trao giải thưởng Văn học của Hội Nhà


2

văn Việt Nam năm 1994. Điều đó chứng tỏ những sáng tác nhà thơ viết riêng cho mình
vào cuối đời, tưởng chỉ dừng ở ý nghĩa cá nhân, lại được công nhận vị trí quan trọng
trong sự nghiệp thơ ca Chế Lan Viên nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói
chung. Với ý nghĩa quan trọng và giá trị đặc sắc, Di cảo thơ của Chế Lan Viên cần
được nghiên cứu toàn diện, hệ thống, chuyên sâu và đa chiều hơn so với hiện trạng
nghiên cứu Di cảo thơ từ trước đến nay.
1.3. Giá trị nhân văn hiện thực là phẩm chất muôn thuở, toàn vẹn của văn
chương, là tiêu chí đánh giá chất lượng tác phẩm văn học. Nó có ý nghĩa hoàn thiện
hóa giá trị nhân văn. Với đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế
Lan Viên, chúng tôi mong muốn tiếp nối tiền nhân, đi sâu nghiên cứu về giá trị văn
học toàn năng này. Điều này còn có ý nghĩa đối với thời đại mà giá trị văn học đích
thực có nhiều biến động như hiện nay.
1.4. Xét tổng thể ba tập Di cảo thơ, chúng tôi nhận thấy giá trị nhân văn hiện thực
thể hiện tập trung và sâu sắc. Một mặt, Di cảo thơ mang những biểu hiện bản chất của
giá trị nhân văn hiện thực mẫu mực; mặt khác, vẻ đẹp nhân văn hiện thực lại được
khúc xạ qua lăng kính tâm hồn và tâm sự vào cuối đời, cùng dấu ấn phong cách độc
đáo, duy biệt của Chế Lan Viên. Nhờ vậy, việc nghiên cứu giá trị nhân văn hiện thực
trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên sẽ giúp ta hiểu sâu sắc, toàn vẹn hơn về hiện thực
xã hội và hiện thực tâm hồn, chất nhân văn đời sống và nhân văn hồn người. Không
chỉ vậy, qua đó, ta còn phát hiện được nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật cho phong cách
sáng tạo Chế Lan Viên ở giai đoạn cuối đời.
Như vậy, bởi vị trí đặc biệt của Chế Lan Viên trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại

và vị trí đặc biệt của Di cảo thơ trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, chúng tôi
mạnh dạn nghiên cứu đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế
Lan Viên. Hi vọng việc phát hiện vẻ đẹp giá trị nhân văn hiện thực ánh chiếu trong
nội dung và nghệ thuật của ba tập thơ sẽ giúp nhận cảm sâu sắc, xác đáng giá trị đích
thực của ba tập thơ đặc biệt và tầm vóc toàn diện của nhà thơ đặc biệt.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Với luận văn, chúng tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu ba tập Di cảo thơ của Chế
Lan Viên nhằm phát hiện, lí giải và phân tích giá trị nhân văn hiện thực thông qua biểu
hiện nội dung và thể hiện hình thức. Qua đó, chúng tôi có nguyện vọng liên hệ mở
rộng về sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ thuở Điêu tàn
đến thời Di cảo thơ. Từ đó, hi vọng có thể góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí đặc
biệt của ba tập Di cảo thơ trong hành trình nghệ thuật thơ Chế Lan Viên và phần nào
nhận diện toàn vẹn, chính xác hơn chân dung nghệ thuật của nhà thơ. Đồng thời, về
mặt lí luận, chúng tôi cố gắng khẳng định thêm vai trò sống còn của giá trị nhân văn
hiện thực đối với sinh mệnh văn chương nghệ thuật.
3. Lịch sử vấn đề
Sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên bắt đầu từ khá sớm (vào năm 1937, khi nhà
thơ chỉ mới 17 tuổi) với nhiều thành tựu đặc sắc và tiêu biểu. Từ khi tác phẩm Điêu
tàn ra đời (1937) cho đến lúc ba tập Di cảo thơ được công bố (1992, 1993, 1996), thơ
Chế Lan Viên luôn nhận được sự quan tâm của công chúng yêu thơ và các nhà nghiên
cứu. Các bài viết về thơ Chế Lan Viên nhìn chung khá phong phú và đa dạng gồm cả
phê bình, nghiên cứu, chân dung văn học được triển khai chủ yếu theo hai hướng:
nghiên cứu thơ Chế Lan Viên đặt trong thành tựu chung của thơ ca Việt Nam hiện đại
và tìm hiểu thơ Chế Lan Viên xét trong sự nghiệp thơ ca của chính nhà thơ. Số lượng
bài viết có đến vài trăm bài, chưa kể các công trình lí luận văn học, nghiên cứu lịch sử
văn học Việt Nam hiện đại có đề cập, diễn giải, liên hệ tác phẩm của ông.

Những người đầu tiên có công giới thiệu, bình giải thơ Chế Lan Viên phải kể đến
Hoài Thanh, Hàn Mặc Tử... Đến giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi thơ
Chế Lan Viên bắt mạch với nền văn học Cách mạng, tác giả cho ra đời hàng loạt tập
thơ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chung của dân tộc, hiện tượng nghiên cứu thơ Chế
Lan Viên ngày càng sâu rộng. Có thể kể đến bài viết của các tác giả như Xuân Diệu,
Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức...
Sau năm 1975, khi những tác phẩm của Chế Lan Viên được tôn vinh bằng các
giải thưởng, nhiều công trình nghiên cứu thơ Chế Lan Viên công phu và hệ thống ra
đời, tiêu biểu là công trình của hai tác giả Đoàn Trọng Huy, Hồ Thế Hà. Bên cạnh đó


4

còn nhiều bài nghiên cứu, cảm nhận như Hoa trên đá và Ánh Trăng (Văn nghệ, số 15,
12-04-1986) của Tế Hanh, Từ Điêu tàn đến Hoa trên đá (Văn nghệ, số 15, 12-041986) của Ngô Văn Phú, Đọc Hoa trên đá của Chế Lan Viên (Văn nghệ, số 13, 3003-1985) của Nguyễn Xuân Nam...
Đến năm 1994, khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng cho Di cảo thơ – tập
2 của Chế Lan Viên, xuất hiện thêm nhiều bài viết nghiên cứu về Di cảo thơ như của
các tác giả Nguyễn Bá Thành, Phong Lê, Trần Mạnh Hảo... Trong đó, Phong Lê với
bài Chế Lan Viên, trải nghiệm và kiếm tìm đã khẳng định: “Di cảo thơ tiếp tục
khuấy động, gây tranh luận, và có mặt làm mới suy nghĩ của tôi trong bối cảnh công
cuộc đổi mới hôm nay. Lại thấy ở Chế Lan Viên những suy tư về nghệ thuật trong gắn
bó thiết cốt, máu thịt với Cách mạng, với cuộc đời...” [35, tr.186].
Sang năm 1995, những bài viết đi sâu tìm hiểu giá trị của hai tập Di cảo thơ xuất
hiện ngày càng nhiều với nhiều quan điểm đa dạng. Nguyễn Thái Sơn trong Chế Lan
Viên và Di cảo thơ mạnh dạn khẳng định: “Chế Lan Viên ở những sáng tác trước Di
cảo thơ mới ở trên một mặt phẳng còn thơ chưa in và thơ in sau khi nhà thơ từ trần đã
tạo nên một diện mạo có chiều kích khác. Đó là phù điêu. Đó là tượng tròn. Đó là
tượng đài.” [1, tr.413]. Phạm Quang Trung trong Đọc Chế Lan Viên và Di cảo thơ đã
trao đổi với Nguyễn Thái Sơn về cách nhìn thỏa đáng và phù hợp đối với vị trí của Di
cảo thơ trong tổng thể sự nghiệp thơ Chế Lan Viên. Trong bài viết Di cảo thơ của Chế

Lan Viên, Võ Tấn Cường đưa ra nhận định thâu tóm tinh thần chung của tập thơ: “Di
cảo thơ là di chúc về cuộc đời và nghệ thuật [...] đã gây nên những dao động về cảm
xúc thẩm mỹ trong người đọc với những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sinh tồn của
nhân loại.” [1, tr.422].
Trong dịp tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ (1999), có nhiều bài viết về
sự nghệp thơ ca của ông nói chung và Di cảo thơ nói riêng. Riêng phần Di cảo thơ, có
các bài viết Di cảo thơ Chế Lan Viên, hành trình tìm lại chính mình của Nguyễn
Quốc Khánh, Chế Lan Viên trong Di cảo của Vũ Quần Phương... Thu thập những bài
viết trong dịp tưởng niệm này, cùng các nghiên cứu trước đây, nhiều công trình sưu
tầm, biên soạn công phu, dày dặn ra đời như Chế Lan Viên, về tác gia và tác phẩm


5

của Vũ Tuấn Anh, Chế Lan Viên giữa chúng ta của Lê Quang Trang, La Yên, Thơ
Chế Lan Viên và những lời bình của Mai Hương, Thanh Việt.
Vào những dịp tưởng niệm 15 năm (2004), 20 năm (2009) ngày mất và kỉ niệm
90 năm (2010) ngày sinh của nhà thơ, nhiều bài nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên cùng
Di cảo thơ ra đời tiếp tục góp phần khẳng định đóng góp quan trọng của sự nghiệp thơ
Chế Lan Viên nói chung và Di cảo thơ nói riêng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Nhìn chung, những bài nghiên cứu về Di cảo thơ đều tập trung khẳng định giá trị
của ba tập thơ, xem đây là đỉnh cao mới trong sự nghiệp thơ ca kì vĩ của Chế Lan
Viên. Đồng thời, các nhà nghiên cứu xem Di cảo thơ là mặt còn khuất bấy lâu nay của
tháp Bayon bốn mặt Chế Lan Viên. Nhờ diện mạo nghệ thuật mới này, chúng ta có thể
hiểu trọn vẹn và sâu sắc tháp ngà nghệ thuật và nhân sinh Chế Lan Viên. Bên cạnh đó,
cũng còn tồn tại một số ý kiến cho rằng Di cảo thơ là minh chứng cho sự mâu thuẫn
trong cuộc đời và nghệ thuật của Chế Lan Viên.
Về công trình nghiên cứu công phu thơ Chế Lan Viên, theo tìm hiểu của chúng
tôi, gồm năm luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công: Những nét đặc sắc cơ bản của
hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945 (Luận án phó tiến sĩ khoa học

của Đoàn Trọng Huy), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (Luận án tiến sĩ của
Hồ Thế Hà), Thi pháp thơ Chế Lan Viên (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Khánh),
Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Lâm Điền) và
Di cảo thơ của Chế Lan Viên trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam (Luận án
tiến sĩ của Nguyễn Diệu Linh). Năm luận án này chủ yếu tập trung nghiên cứu thế giới
nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Các nhà nghiên cứu có dành vài mục nhỏ để khai thác
Di cảo thơ. Riêng luận án Di cảo thơ của Chế Lan Viên trong tiến trình đổi mới
văn học Việt Nam của Nguyễn Diệu Linh có đối tượng nghiên cứu là ba tập Di cảo
thơ. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu Di cảo thơ như đối tượng trung tâm.
Luận án phó tiến sĩ của Đoàn Trọng Huy được bảo vệ vào tháng 1 năm 1994 khi
mới có hai tập Di cảo thơ tập 1 và 2 được xuất bản (1992, 1993). Do vậy, tác giả chỉ
vận dụng một số dẫn chứng trích từ hai tập thơ này để làm rõ cho những nét đặc sắc cơ
bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945.


6

Còn những luận án của Hồ Thế Hà, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Lâm Điền
được bảo vệ vào năm 1999 và 2001 khi cả ba tập đều đã xuất bản, nên Di cảo thơ được
tìm hiểu đầy đủ hơn.
Luận án tiến sĩ của Hồ Thế Hà có phần đi sâu tìm hiểu Di cảo thơ ở mục Những
lá thơm hái lúc về già gồm 11 trang. Tác giả nhận định chặng đường thơ sau 1975 của
Chế Lan Viên là chặng “chạy đua nước rút” với chính mình, với dòng thời gian nghiệt
ngã. Nhờ chặng đường ấy, “gương mặt thơ duy lý, sắc sảo của Chế Lan Viên được
hiện lên một cách trọn vẹn, chứng tỏ tài năng và bút lực của ông chưa bao giờ chịu hạ
cánh trước những thăng trầm của đời tư, thế sự và thi ca.” [14, tr.35]. Ở đây, tác giả
quan niệm có sự mâu thuẫn trong Di cảo thơ. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu, “sự mâu
thuẫn, phủ định giai đoạn trước 1975, nếu có, thì đó chính là sự phủ định biện chứng
để tìm hướng mới cho thơ trong hoàn cảnh mới mà thôi.” [14, tr.37].
Trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Khánh, ở mục Sự đổi mới quan niệm về

nhà thơ, tác giả tập trung viết về Di cảo thơ. Người nghiên cứu cho rằng có sự chuyển
biến trong tâm thế sáng tạo của Chế Lan Viên ở ba tập thơ này so với những tập trước.
Ở giai đoạn sáng tác trước, nhà thơ đứng trên đỉnh cao thời đại để ca ngợi đất nước,
nhân dân với điểm tựa tinh thần là lí tưởng Đảng. Còn ở Di cảo thơ, nhà thơ như
“người đơn độc đang trầm tư nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, nhìn thẳng vào chính
mình và thơ mình rồi đưa tất cả lên bàn cân mới và cân lại.” [30, tr.65].
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Lâm Điền đề cập, trích dẫn tương đối nhiều nhận
định về Di cảo thơ. Khi nghiên cứu hình ảnh ảo trong thơ Chế Lan Viên, tác giả phát
hiện loại hình ảnh này xuất hiện khá phổ biến trong ba tập thơ, đặc biệt ở những sáng
tác cuối đời của nhà thơ. Những hình ảnh ảo này “không phải là sự ám ảnh của cái
chết mà chính là biểu hiện sinh động, đúng đắn những nhận thức của ông về lẽ sống
chết.” [4, tr.83].
Như vậy, công trình nghiên cứu Di cảo thơ của Chế Lan Viên công phu, hệ thống
và toàn diện nhất từ trước đến nay là luận án Di cảo thơ của Chế Lan Viên trong tiến
trình đổi mới văn học Việt Nam của Nguyễn Diệu Linh. Công trình đi sâu khám phá
nét đặc sắc của Di cảo thơ cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong dòng chảy sự nghiệp
thơ ca Chế Lan Viên lẫn tiến trình đổi mới văn học Việt Nam. Tác giả luận án có ý


7

thức nghiên cứu toàn diện và hệ thống những chuyển biến nội dung và các đổi mới
hình thức, từ đó khẳng định vị tri đặc biệt quan trọng của Di cảo thơ trong tiến trình
đổi mới văn học Việt Nam. Kết thúc luận án, tác giả khẳng định “những trang thơ nói
chung và Di cảo thơ nói riêng mà ông để lại cho đời vẫn thể hiện được sức sống mãnh
liệt đối với những người yêu thơ. Thơ ông vẫn đang từng ngày, từng giờ thắp sáng và
bồi đắp cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.” [39, tr.189].
Bên cạnh đó, còn có một số luận văn thạc sĩ tập trung khai thác Di cảo thơ của
Chế Lan Viên ở nhiều khía cạnh như Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ của Chế Lan
Viên (Dương Thị Kim Dư), Quan niệm thơ, hình tượng và ngôn từ nghệ thuật qua

Di cảo thơ của Chế Lan Viên (Đào Thị Kim Ngân), Tín hiệu thẩm mỹ trong tập Di
cảo thơ (phần 3) của Chế Lan Viên (Đỗ Hà Quỳnh)...
Như vậy, nhìn tổng thể, ba tập Di cảo thơ của Chế Lan Viên đã nhận được sự
quan tâm đặc biệt từ giới phê bình cũng như bạn đọc yêu thơ. Có nhiều bài viết, luận
văn, luận án tập trung nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của ba tập thơ. Tuy
vậy, soi chiếu Di cảo thơ dưới góc độ giá trị nhân văn hiện thực toàn diện, hệ thống thì
vẫn chưa có công trình nào. Dẫu hướng đi của luận văn không thật mới mẻ, nhưng
chúng tôi hi vọng, nếu thành công, công trình sẽ góp một phần vào công cuộc nghiên
cứu thơ Chế Lan Viên. Đồng thời, với nguồn tư liệu phong phú, quí báu được kế thừa
từ người đi trước, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài Giá trị nhân văn hiện thực
trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên với mong muốn góp thêm một cách nhìn tuy
không mới nhưng cần thiết về nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam đậm đà giá trị
nhân văn hiện thực.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung khai thác giá trị nhân văn hiện thực trong ba tập Di cảo thơ
của Chế Lan Viên: Di cảo thơ – tập 1 (1992), Di cảo thơ – tập 2 (1993), Di cảo thơ –
tập 3 (1996) do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành.


8

b. Phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khai thác giá trị nhân văn hiện thực trong Di
cảo thơ, qua đó làm rõ sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của ba tập thơ so với
những giai đoạn sáng tác trước. Vì vậy, chúng tôi loại khỏi phạm vi nghiên cứu phần I
– Sau Điêu tàn (rút trong tập thơ Không tên, gồm những bài đã đăng rải rác trên các
báo từ 1937 đến 1947) trong hai tập Di cảo thơ – tập 1 và Di cảo thơ – tập 2 cùng hai
bài thơ Những mảnh trời xưa (1957 – 1959) và Hàng cây (1945 – 1947) trong Di cảo
thơ – Tập 3. Bởi vì, dẫu không thuộc các tập thơ giai đoạn trước nhưng những bài thơ

này ra đời trong cùng thời gian với các tập thơ trước, nên chắc chắn phải mang dấu ấn
phong cách của Chế Lan Viên những thời kì này. Như vậy, luận văn khai thác tổng
cộng 517 bài thơ trong ba tập Di cảo thơ thay vì 550 bài như đã in.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp phân tích – so sánh
- Phân tích nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật.
- So sánh các tác phẩm trong và ngoài Di cảo thơ, so sánh Chế Lan Viên với một
số nhà thơ khác về phong cách nghệ thuật, so sánh các khía cạnh biểu hiện nội dung và
hình thức.
b. Phương pháp phân loại
Phân loại tác phẩm dựa trên biểu hiện nội dung và phương diện nghệ thuật.
c. Phương pháp thống kê, miêu tả
- Thống kê giúp chia nhóm cùng kiểu loại và làm cơ sở khẳng định nội dung,
nghệ thuật biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên.
- Miêu tả biểu hiện của nội dung và nghệ thuật để làm rõ giá trị nhân văn hiện
thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên.
d. Phương pháp thi pháp học
Làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ theo đúng đặc điểm loại hình.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận văn được
triển khai thành ba chương với nhiệm vụ từng chương như sau:
Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC (22 trang)


9

Đây là chương tạo tiền đề lí luận về giá trị nhân văn hiện thực. Chúng tôi giới
thiệu lí thuyết giá trị nhân văn, từ đó đi sâu khai thác lí luận giá trị nhân văn hiện thực
về cơ sở, bản chất, biểu hiện và vai trò. Chương này có ý nghĩa tạo chỗ dựa lí luận cho
hai chương chính triển khai thuận lợi hơn.

Chương 2. NỘI DUNG BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN (61 trang)
Ở chương này, chúng tôi đi sâu khai thác những biểu hiện tiêu biểu, đặc trưng
nhất của giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ. Người nghiên cứu tập trung tìm
hiểu giá trị này ở một số biểu hiện nội dung tiêu biểu. Từ việc phân tích này, chúng tôi
mong muốn làm nổi bật dấu ấn cá nhân cùng sự sáng tạo của nhà thơ trong nội dung
biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực ở Di cảo thơ. Không chỉ vậy, qua đó, chúng tôi
còn muốn nhận diện phần nào gương mặt thời đại nhà thơ sống và thế giới nội tâm của
tác giả những năm cuối đời.
Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN (45 trang)
Chương này có nhiệm vụ khai thác những phương diện nghệ thuật góp phần thể
hiện giá trị nhân văn hiện thực trong ba tập thơ. Thực chất, có nhiều yếu tố nghệ thuật
đặc sắc trong Di cảo thơ, nhưng luận văn đi sâu tìm hiểu ba yếu tố tu từ nghệ thuật,
biểu tượng nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật. Bởi vì, dựa vào quá trình khảo sát và
phân tích, chúng tôi nhận thấy đây là ba yếu tố góp phần biểu hiện sâu sắc và đặc sắc
nhất giá trị nhân văn hiện thực. Đồng thời, ba yếu tố này cũng là những khía cạnh tiêu
biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên cũng như minh chứng cho sự
chuyển biến trong nghệ thuật biểu hiện của thơ Chế Lan Viên những năm cuối đời.
Như vậy, mỗi chương có một nhiệm vụ đặc thù. Chương 1 là chương nền tảng,
chương 2 làm rõ biểu hiện nội dung, chương 3 khám phá biểu hiện nghệ thuật. Sự
phân chia này nhằm giúp luận văn hệ thống, mạch lạc, chứ thực chất, trong quá trình
triển khai, chúng tôi vận dụng, kết hợp các vấn đề với nhau để đề tài Giá trị nhân văn
hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên được nghiên cứu hiệu quả và khả thi
nhất.


10

Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC

1.1. Giá trị nhân văn
1.1.1. Cơ sở của giá trị nhân văn
Chủ nghĩa nhân văn ra đời ở Ý vào thời Phục hưng (thế kỉ XIV – XV) rồi dần tỏa
ảnh hưởng sang các nước khác như Pháp, Đức, Anh... Thời Phục hưng manh nha hình
thành khi thời Trung cổ đang lụi tàn và xã hội tư bản dần định hình. Mối hòa hợp xã
hội rạn nứt, cái xấu ác lan tràn đẩy tình trạng bất ổn xã hội và tuột dốc nhân tính tăng
cao. Từ đây, các nhà nhân văn chủ nghĩa phản ánh và khái quát vào tác phẩm những
hiện tượng phức tạp của đời sống. Phản ánh đồng thời là đấu tranh, phản kháng với
thực tại đen tối đương thời.
Thực chất, văn học tiến bộ thời Trung cổ cũng đã phê phán nhà thờ, tầng lớp quí
tộc... nhưng sự lên án ấy không thâu tóm toàn diện tinh thần của bức tranh hiện thực
với những mâu thuẫn nội tại phức tạp. Khả năng phản ánh của văn học Trung cổ rất
hạn chế, vì xét cho cùng, những nhà văn thời này vẫn bị hệ tư tưởng nhà thờ trói buộc
năng-lực-Người bởi ranh giới đẳng cấp của nó.
Giai cấp tư sản ra đời với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc thù đã vấp
phải trở ngại lớn là chế độ phong kiến và Giáo hội La Mã. Đạo Thiên Chúa là hệ tư
tưởng thống trị cùng với cơ chế chuyên chính là chính quyền phong kiến, Giáo hội,
Tòa án tôn giáo, Thần học, chủ nghĩa ngu dân, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa khổ
hạnh... khẳng định rằng chỉ tồn tại niềm hạnh phúc thuần túy tinh thần ở thiên đường.
Muốn hạnh phúc, con người khi sống phải nhẫn nhục, cam chịu, sám hối, chuộc tội,
cầu nguyện... thì sau khi chết mới đạt tới cõi vĩnh hằng hoàn mĩ. Như vậy, Chúa Trời
và Kinh Thánh là ngọn nguồn của mọi tri thức. Chủ nghĩa nhân văn ra đời đóng vai trò
phản ứng, lên án hệ tư tưởng phản động đó. Có thể nói, đây là một trong những cuộc
đảo lộn tiến bộ nhất từ trước đến nay chưa từng thấy của nhân loại trong lĩnh vực tư
tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan. Những nhà nhân văn chủ nghĩa ý thức được rằng
chiến tranh phong kiến, chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo, chủ nghĩa cấm dục, chủ nghĩa
giáo điều, kinh viện, ngu dân, thói đàn áp tự do tư tưởng... là trái với tự nhiên, là
nguồn gốc của mọi bất hạnh, xấu xa, tội lỗi gây ra rối loạn xã hội.



11

Bên cạnh đó, hàng loạt phát kiến địa lí vĩ đại của Côlông, Váxcô đờ Gama... cùng
những phát minh trong lĩnh vực sản xuất và văn hóa (thuốc súng, phương pháp luyện
kim mới, máy in...) đã nảy sinh cách nhìn mới về thực tại. Thay đổi trong các lĩnh vực
đời sống xã hội mở ra bước ngoặt trong hệ tư tưởng. Giá trị nhân văn thời Phục hưng
vụt sáng với cơ sở lịch sử mới kết hợp cùng những quan niệm nền tảng của chủ nghĩa
nhân đạo đã có trước đây. Tiếp thu thành tựu khoa học tự nhiên và triết học thời đại,
các nhà nhân văn chủ nghĩa xem con người là một bộ phận của tự nhiên, sống và chết
theo qui luật tự nhiên, vì vậy, phải tôn trọng tự nhiên; cần trả con người về với tự
nhiên để nó phát triển đúng bản chất tự nhiên.
Biểu hiện cụ thể đầu tiên của chủ nghĩa nhân văn là phong trào khôi phục, nghiên
cứu, dịch thuật, truyền bá giá trị văn hóa cổ đại Hi Lạp, La Mã giàu tính nhân văn,
hiện thực và chiến đấu, một nền văn hóa chưa bị làm đầy tớ cho Thần học. Những nhà
trí thức thời đại là nạn nhân của nền giáo dục Thần học và ách chuyên chính tinh thần
của Giáo hội mạnh dạn đấu tranh cho quyền tự do tư tưởng, học tập, nghiên cứu và
truyền bá tri thức khoa học. Say sưa với gia tài văn hóa cổ đại, các nhà nhân văn chủ
nghĩa lấy câu nói của Têrăngxơ, nhà hài kịch La Mã rằng: Tôi là một con người,
không có cái gì có tính chất người lại xa lạ với tôi làm châm ngôn.
Như vậy, giá trị nhân văn có cơ sở thực tiễn vững vàng: ra đời trong thời đại đầy
biến động với xung đột dữ dội giữa cái cũ và cái mới. Nền tảng này tạo cho giá trị
nhân văn trong văn học cơ sở tồn tại vững chắc và mang tính xã hội, tính ứng dụng cao
vì nó được hình thành từ những mâu thuẫn xã hội và trở về góp phần giải quyết những
mâu thuẫn ấy dưới hình thức nghệ thuật.
Giá trị nhân văn trong văn học không tồn tại riêng biệt mà thuộc về cả trào lưu
văn hóa, tư tưởng thời Phục hưng. Nó như ngọn đuốc hòa vào vùng sáng văn hóa rực
rỡ của thời đại tiến bộ này. Đây chính là cơ sở lí luận thuận lợi tạo tiền đề cho sự phát
triển như vũ bão của giá trị nhân văn thời Phục hưng.
Do hai tiền đề thực tiễn và lí luận trên, giá trị nhân văn trong văn học thời Phục
hưng vừa mang bản chất vĩnh cửu của văn chương, vừa in đậm dấu ấn thời đại, xã hội.

Hai cơ sở thực tế và lí thuyết này như hai giá đỡ vững chắc cho giá trị nhân văn thời
Phục hưng hoàn thành vai trò nhất định đối với thời đại sản sinh ra nó; đồng thời, đóng


12

góp cho văn học một trào lưu mới và khái quát được đặc tính, bản chất, biểu hiện của
giá trị tư tưởng mang tính sống còn đối với văn học này.
1.1.2. Vấn đề thuật ngữ của giá trị nhân văn
Theo Từ điển tiếng Việt năm 1997, “Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng và
văn hóa thời Phục hưng ở châu Âu nhằm giải phóng cá nhân con người khỏi sự đè nén
tinh thần của chế độ phong kiến, chủ nghĩa kinh viện và giáo hội.” [62, tr.171]. Tác giả
từ điển đồng nhất chủ nghĩa nhân văn với chủ nghĩa nhân đạo.
Còn Nguyễn Văn Khỏa trong Từ điển Văn học định nghĩa chủ nghĩa nhân văn là
một hệ thống quan điểm triết học - đạo đức, chính trị - xã hội coi con người và đời
sống hiện thực, trần thế của nó, một đời sống văn minh, hạnh phúc, hữu ái, là mục đích
cao nhất.” [19, tr.290].
Lê Quý Đức trong Luận án Tiến sĩ Triết học Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh
với sự phát triển văn hóa nghệ thuật cho rằng “chủ nghĩa nhân văn” là khái niệm
rộng hơn, bao trùm khái niệm “chủ nghĩa nhân đạo”. Vì vậy, theo tác giả, chủ nghĩa
nhân văn đề cập đến con người toàn diện, gắn con người với văn hóa, thường trực
cùng vẻ đẹp văn hóa loài người từ thời cổ đại, qua thời Phục hưng và thời đại Ánh
sáng cho đến ngày nay [11].
Thực tế Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, tuy giá trị nhân văn tồn
tại rất sớm nhưng chưa phát triển thành trào lưu tư tưởng độc lập như phương Tây.
Đồng thời, việc nghiên cứu ở ta hay dùng những khái niệm “nhân đạo”, “nhân nghĩa”
để biểu đạt nội dung giá trị nhân văn thay vì dùng đúng nội hàm khái niệm này.
Giá trị nhân văn là khái niệm có nội hàm chỉ giá trị tinh thần chung của nhân loại,
là hệ thống quan điểm, lí luận về con người theo nghĩa rộng; xuất phát từ sự trân trọng
giá trị, phẩm chất con người; thương yêu, đặt niềm tin vào con người; chủ trương bảo

vệ quyền con người được phát triển tự do hạnh phúc; xem đó là tiêu chuẩn đánh giá
các quan hệ xã hội...
Nhân văn là giá trị phổ quát mang tính nhân loại nhưng chịu chi phối bởi điều
kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của từng dân tộc ở từng thời đại nhất định. Bên
cạnh đó, giá trị nhân văn có hạt nhân là vấn đề con người: về con người, vì con người.


13

Do con người là trung tâm của mọi thời đại, nên các giai cấp khác nhau sẽ giải quyết
vấn đề con người theo những cách khác nhau.
Thuật ngữ “giá trị nhân văn” dùng ở Việt Nam, một số chỗ còn mang nghĩa nhập
nhằng, chưa phân biệt rõ với các thuật ngữ “giá trị nhân đạo”, “giá trị nhân bản”. Nhìn
chung, hạt nhân của ba khái niệm này là vấn đề con người và đều bàn đến thái độ ứng
xử đối với con người. Tuy vậy, mỗi phạm trù lại luận bàn một khía cạnh chuyên sâu
đặc thù.
Giá trị nhân bản chủ trương quan niệm con người không phải thần thánh hoàn
hảo nhưng phi thực mà là một thực thể sinh vật với những nhu cầu đời sống nhất định
nên chịu sự chi phối của qui luật tự nhiên. Với quan niệm trên, giá trị nhân bản chủ
trương không nên tuyệt đối hóa, thần thánh hóa; cũng như không được tàn nhẫn, bất
công, phàm tục hóa con người, mà cảm thông, thấu hiểu bởi “thịt da ai cũng là người”
(Nguyễn Du). Quan niệm trên là thái độ khoa học đối với con người vì hiểu đúng bản
chất con người như một thực thể đời sống. Giá trị nhân bản là sự nhận thức cũng như
tiêu chuẩn hướng đến bản tính và phẩm chất “Chân” của con người.
Giá trị nhân đạo bàn đến lòng thương người, sự mẫn cảm trước nỗi khổ, bất hạnh
của đồng loại; từ đó có nguyện vọng mang đến cho con người những điều tốt đẹp. Như
vậy, giá trị nhân đạo biểu hiện thái độ đạo đức dành cho con người với tư cách đối
tượng của tình thương. Nếu giá trị nhân bản thiên về thấu hiểu, cảm thông phần thể
xác, bản năng của con người, thì giá trị nhân đạo quan tâm hơn đến phần đạo lí của nó.
Giá trị nhân đạo chân chính không chỉ thương xót, cảm thông mà còn đòi hỏi con

người được sống hạnh phúc đúng với nguyện vọng chính đáng của họ. Con người
không phải siêu phàm nhưng cần dần hoàn thiện, gột rửa phần con bản năng để vươn
lên phần Người, chữ “Người” đúng nghĩa viết hoa như M.Gorki đã tâm niệm. Như
vậy, nếu giá trị nhân bản xác lập cái “Chân” thì giá trị nhân đạo đề cao cái “Thiện”.
Đặt trong mối quan hệ bộ ba giá trị bất diệt của nhân loại “Chân – Thiện – Mĩ”,
nếu bản chất giá trị nhân bản là vươn đến cái “Chân”, giá trị nhân đạo đề cao cái
“Thiện” thì giá trị nhân văn hướng đến cái “Mĩ”, phẩm chất cuối cùng và cũng là giá
trị cao nhất mà muôn người, muôn đời hướng đến. Giá trị nhân văn đi sâu khai thác
bản chất vẻ đẹp trong hồn người. Tất nhiên, nền tảng cơ bản cho sự chinh phục cái


14

Đẹp trước hết vẫn là cái Chân và Thiện. Từ cơ sở của hai giá trị nhân bản và nhân đạo,
giá trị nhân văn đi sâu khai mở vẻ-đẹp-Người, nét đẹp phát lộ hay tiềm ẩn bên trong
mỗi con người. Những nhà nhân văn chủ nghĩa tin rằng vẻ đẹp Người tồn tại ở tất cả
mọi người với tư cách bản chất, bản tính và là nét đẹp đặc trưng của nhân loại. Biểu
hiện của vẻ-đẹp-Người vô cùng phong phú mà nhiệm vụ của người nghệ sĩ theo đuổi
giá trị nhân văn là phải kiên nhẫn, tận lòng khám phá để làm bật lên viên ngọc sáng
trong tâm hồn của mọi người và chính mình. Song song với quá trình bảo vệ sứ mệnh
thiêng liêng ấy, người nghệ sĩ tích cực lên án những thế lực tàn phá, hủy hoại vẻ-đẹpNgười. Như vậy, bản chất của giá trị nhân văn chính là cái Mĩ, phẩm chất cuối cùng
trong giá-trị-Người mà nhân loại muôn đời khát khao hướng đến.
1.1.3. Bản chất của giá trị nhân văn
Bản chất của giá trị nhân văn là vấn đề con người với tư cách hạt nhân của lịch sử
- xã hội. Giá trị nhân văn truy nguyên vẻ-đẹp-Người, phục vụ cho lí tưởng về con
người, vì con người. Hướng đến con người với tình yêu mãnh liệt và lòng tin sâu sắc,
các nhà nhân văn xem con người là kì quan của tự nhiên, chủ nhân của vũ trụ. Nhân
vật Hămlét trong tác phẩm cùng tên của Sếchxpia cất cao khúc hoan ca tôn vinh con
người với vị trí cao đẹp và vô song bằng những lời đầy tự hào có đại ý: Con người là
một tuyệt tác. Cao quí biết bao lí trí sáng suốt. Những khả năng của nó vô tận. Lớn lao

và tuyệt vời biết bao trong hình dáng và cử chỉ. Trong hành động thì như thiên thần, về
hiểu biết thì như bậc thánh. Con người là sắc đẹp của thế giới, tinh hoa của muôn loài.
Hàng loạt phát biểu của các nhà nhân văn chủ nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp
khẳng định vai trò trung tâm của con người với ý nghĩa trần thế nhất. Có thể kể trước
hết là quan niệm của Sếcxphia khi xem con người là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của
muôn loài. Sếcxphia hả hê cười nhạo tầng lớp quí tộc sẵn sàng từ bỏ cam kết “trung
thế kỉ” để chạy theo tiếng gọi của tình cảm thật, lẽ tự nhiên. Trong nhiều vở bi lẫn hài
kịch, ông hết lời ca ngợi vẻ-đẹp-Người ánh lên nơi tình yêu chân thành, tự do, mãnh
liệt, vượt qua mọi thành kiến cay nghiệt về sắc tộc, địa vị, tiền tài, dòng dõi, đẳng
cấp... Cũng dùng tiếng cười như vũ khí bảo vệ tính người, tình người, Bôccaxiô chế
giễu thói đạo đức giả của bọn tăng lữ khi chúng bỏ qua lời răn của Chúa, mải mê chạy
theo sức hấp dẫn của “tòa thiên nhiên”. Trong khi đó, Xecvantex chế nhạo sự meo


15

mốc giá trị của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời. Còn Rabơle và Môngtennhơ lại
thẳng thắn kết án toàn bộ nền giáo dục Trung cổ đã nhào nặn nên những con người
“vẹt” vô dụng. Mỗi người một phong cách, các nhà nhân văn chủ nghĩa giáng đòn chí
mạng vào chế độ phong kiến, Giáo hội và hệ tư tưởng tôn giáo, từ đó mở ra trang mới
cho công cuộc giải phóng con người để hướng đến tiến bộ xã hội.
Vì xem con người là trung tâm giá trị, những tác phẩm thuộc trào lưu nhân văn
chủ nghĩa thời Phục hưng chủ trương giải phóng con người khỏi quyền lực của các thế
lực thần thánh khắc nghiệt đã bóp chết quyền tự do của con người bấy lâu nay. Từ đó,
những nhà nhân văn quyết tâm giành lại quyền tự do mà họ cùng phần đông nhân loại
bị cướp mất. Bởi thế, các nhà văn nhân văn chủ nghĩa cho nhân vật được suy nghĩ, nói
năng, hành động tùy theo lí tính và ý chí tự do của mình. Nhân vật văn học thuộc trào
lưu này được và tự cởi trói khỏi tư tưởng giáo điều bấy lâu nay, họ có quyền tự do
hành xử với tư cách một cá nhân độc lập có tinh thần trách nhiệm trước mọi người.
Không chỉ vậy, các nhà văn còn ráo riết truy tìm nguyên nhân của hoàn cảnh bất hạnh

nơi con người ngay trong chính đời sống, chứ không phải trong quan hệ với thần thánh
như trước đây. Và biểu hiện phổ biến nhất vẫn là tiếng nói phê phán quyết liệt, thẳng
thắn, mạnh mẽ vào những điều xấu xa, tội lỗi của xã hội phong kiến. Họ lên án ách áp
bức của nhà thờ và phong kiến; chống lại mọi trói buộc đối với tự do cá nhân. Không
dừng lại ở nhận thức hướng ngoại, những nhà văn tiến bộ này còn lắng lòng suy tư,
chiêm nghiệm về tương lai, về cơ chế của tổ chức xã hội mong tìm được lối thoát khả
thi nhất cho chính mình và toàn nhân loại đau thương. Xuất phát của tất cả những nỗ
lực trên là tinh thần trách nhiệm đối với tương lai xã hội loài người mà mỗi nhà nhân
văn chủ nghĩa luôn tâm niệm.
Những biểu hiện trên minh chứng sâu sắc tinh thần trần thế và đặc tính xã hội của
chủ nghĩa nhân văn. Con người trong chủ nghĩa nhân văn không chỉ được bộc lộ ở
khía cạnh tư chất bẩm sinh, quan trọng hơn, là ở vẻ đẹp trong những ý tưởng – tình
cảm xã hội. Vẻ đẹp này không tự nhiên có và cũng chẳng tồn tại bất biến, nó cần được
rèn luyện bởi tự thân con người và được bảo vệ bởi những người tiến bộ hành động
không chỉ vì tự thân mình. Đây là vẻ đẹp tiến bộ và thực tế của chủ nghĩa nhân văn.


16

Xã hội càng phát triển, mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc, thì sáng tác của nhà văn
càng đậm tính xã hội. Đó là chân lí muôn đời của nghệ thuật nói chung và văn học nói
riêng. Chân lí này càng đúng đối với trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học thời
Phục hưng. Văn học thời này được đánh dấu bằng việc khẳng định quan điểm lịch sử
nhìn nhận cuộc sống. Các nhà nhân văn khẳng định xã hội có nguồn gốc hình thành,
phát triển mang tính trần thế chứ không phải từ thần thánh. Sự hình thành và phát triển
ấy vận động không ngừng. Từ quan điểm đó, chủ nghĩa nhân văn có xu hướng mô tả
đời sống trong tính cụ thể về mặt lịch sử xã hội qua sự tác động và quan hệ nội tại.
Những nhân vật nhân văn thường quan tâm sâu sắc đến vấn đề xã hội bởi họ vốn được
điển hình hóa từ những con người trong xã hội đương thời. Nếu so sánh nhân vật nhân
văn với nhân vật trong văn học thời cổ có thể nhận thấy nhân vật văn học Phục hưng

đã mất đi tính tĩnh tại vốn có của văn học cổ. Họ tích cực tác động đến hoàn cảnh xung
quanh. Luôn thường trực trong họ biến động nội tâm, đó là cuộc đấu tranh gay gắt
không kém sự tranh đấu với các thế lực bên ngoài. Nhờ vậy, sức biểu cảm của nhân
vật văn học nhân văn sinh động hơn, nên ở họ căng tràn sức sống nghệ thuật. Đồng
thời, nhờ đó, cách lí giải hiện thực trong các sáng tác thời Phục hưng thêm phong phú.
Bên cạnh những đặc trưng vượt trội so với giá trị cũ trong văn học trước đó, giá
trị nhân văn trong văn học Phục hưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Chủ nghĩa nhân
văn là trào lưu tư tưởng phức tạp, không thuần nhất và mang tính giới hạn ở tầng lớp
trí thức và quí tộc – trí thức, hầu như xa lạ với quần chúng nhân dân. Trong khi một số
nhà nhân văn tiền tiến bất chấp đàn áp đứng về phía toàn thể nhân loại thương đau để
lên án mọi hiện tượng phản nhân văn trong thời kì tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư
bản thì một số khác lại thỏa hiệp ôn hòa, bênh vực cho quyền lợi của giai cấp tư sản,
đối nghịch với nhân dân.
Chủ nghĩa nhân văn dù nhận ra hạn chế của xã hội cũ nhưng không thấy được căn
nguyên bất hạnh, áp bức và mọi thói xấu là do chế độ tư hữu nói chung và quyền sở
hữu nói riêng. Hạn chế về quan điểm này khiến không giải quyết triệt để vấn đề hạnh
phúc nhân loại. Xã hội Tây Âu thời tiền tư bản chủ nghĩa xuất hiện những cảnh bất
hạnh mới, dã man, tàn bạo chẳng khác thời Trung cổ, chẳng qua chúng mang một
gương mặt khác. Không giải quyết được căn nguyên tình hình, những nhà nhân văn


17

chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng lí tưởng sâu sắc và lối thoát tích cực duy nhất là tiếp
tục phê phán những hiện tượng phản nhân văn trong đời sống với tâm trạng bế tắc, ưu
tư và bi quan không lối thoát.
Hạn chế này không hẳn chỉ do bản thân chủ nghĩa nhân văn mà còn là hạn chế
của thời đại. Do cái nhìn nhiều phiến diện, chủ nghĩa nhân văn ảo tưởng chỉ cần cởi bỏ
xiềng xích, áp bức của chế độ phong kiến và Giáo hội; tôn trọng quyền tự do con
người; phát triển văn hóa và khoa học thì nhân loại hẳn được hạnh phúc.

Sự ảo tưởng của chủ nghĩa nhân văn thế kỉ XV – XVI tiếp tục tồn tại qua các thế
kỉ XVII – XVIII – XIX. Những nhà trí thức của phong trào Ánh sáng ở Pháp với niềm
tin vào lí trí, lương tri, bản tính tự nhiên, quyền tự nhiên của con người; vào chủ nghĩa
cá nhân lí tính, chủ nghĩa cá nhân vị kỉ hợp lí cũng không khắc phục được mâu thuẫn
đối kháng giữa lí tưởng nhân văn chủ nghĩa với hiện thực tư sản. Chủ nghĩa xã hội
không tưởng ra đời như sự cố gắng giải quyết mâu thuẫn đối kháng đó. Một số nhà
nhân văn chủ nghĩa tưởng tượng kiểu xã hội tổ chức theo nguyên lí xã hội chủ nghĩa:
không có quyền tư hữu tài sản, bình đẳng trong lao động và phân phối, không có đẳng
cấp được hưởng đặc quyền đặc lợi. Song thực tế chứng minh chừng nào sở hữu tư sản
vẫn còn tồn tại và phát triển thì những dự án cải tạo xã hội càng cụ thể bao nhiêu càng
không tưởng bấy nhiêu.
Đồng thời, tình trạng phát triển chưa mạnh mẽ, chưa đồng đều của ý thức xã hội
thời Phục hưng không cho phép các nhà văn suy nghĩ thấu đáo, triệt để về chủ nghĩa
nhân văn ở nội dung giai cấp, xã hội của nó. Do đó, các nhân vật văn học nhân văn chủ
nghĩa thời Phục hưng không được phân biệt về mặt giai cấp. Điều này hiện rõ trong
những vở kịch thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Sếcxphia, Vấn đề của Panuyêcgiơ
và Cuộc hành trình đi sang xứ sở của Thần Chai từ quyển III trong bộ tiểu thuyết
Gacgăngchuya và Păngtagruyen của Rabơle, tiếng cười đượm nước mắt trong Đôn
Kihôtê của Xecvantex…
Mặt khác, chủ nghĩa nhân văn đặt vấn đề giải phóng nhân loại sau giải phóng cá
nhân; coi quyền tự do cá nhân như mục đích cuối cùng mà không nhận ra trước hết
phải giành lại tự do cho toàn xã hội. Quan niệm lệch lạc do không thấy được mối quan
hệ hiện chứng giữa cá nhân và xã hội.


18

Một hạn chế khác của chủ nghĩa nhân văn là nhìn nhận nhầm lẫn con người tự
nhiên với con người xã hội khi áp dụng qui luật tự nhiên vào lĩnh vực xã hội. Do đó,
hệ thống quan điểm của chủ nghĩa nhân văn tồn tại mâu thuẫn từ bên trong và bộc lộ

rõ tính chất ảo tưởng, trừu tượng ra bên ngoài. Quá trình phát triển của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật, với sự phân công
lao động, ngày càng làm cho con người méo mó, phiến diện, lệ thuộc vào qui luật kinh
tế tàn nhẫn của chủ nghĩa tư bản. Thực trạng này càng đối chọi với lí tưởng của chủ
nghĩa nhân văn và chứng minh sự bất lực của lí tưởng đó, với tư cách là lí luận và
phương pháp đấu tranh giải phóng nhân loại.
Về nhân vật văn học, các nhân vật tích cực thời Phục hưng không có tính xác
định lịch sử - xã hội trong khi nhân vật tiêu cực thường cụ thể về mặt xã hội. Đặc điểm
này minh chứng cho lí tưởng cao đẹp nhưng phi thực tế và bất khả thi của chủ nghĩa
nhân văn.
Như vậy, với sự tiến bộ, cao đẹp lẫn mâu thuẫn, bất khả, chủ nghĩa nhân văn nói
chung và giá trị nhân văn trong văn học nói riêng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh thời
đại và đặt nền tảng quan trọng giúp hệ giá trị mới tiến bộ, toàn diện và hoàn thiện hơn
ra đời. Chủ nghĩa nhân văn không chỉ là sản phẩm thời đại mà còn là kết quả của sự
vận động tất yếu trong dòng chảy văn minh, tư tưởng nhân loại. Vì là con đẻ của thời
đại nhiều biến động, nên không thể khác, chủ nghĩa nhân văn phải mang trong mình
khiếm khuyết tất yếu. Vì là thành quả của cuộc chuyển động trong tư tưởng nhân loại
nên chủ nghĩa nhân văn vừa lấp khoảng trống hạn chế của hệ tư tưởng thời kì trước,
vừa để lại khoảng trống cho hệ tư tưởng giai đoạn sau hoàn thiện.
1.2. Giá trị nhân văn hiện thực
1.2.1. Cơ sở của giá trị nhân văn hiện thực
1.2.1.1.Cơ sở thực tiễn
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, con người mới, người lao động chân chính với tư
cách là chủ nhân của quá trình lịch sử, xuất hiện với nội lực to lớn và tiềm năng sáng
tạo kì vĩ. Đây là ngọn nguồn, cơ sở phát triển cá tính tự do.
Giai cấp vô sản cùng số đông quần chúng vươn lên giành quyền làm chủ xã hội.
Chế độ tư hữu bị xóa bỏ, quyền lợi cá nhân hợp nhất với quyền lợi tập thể, tự do cá


19


nhân đồng thuận cùng tự do tập thể. Thời đại mới nhiều hứa hẹn mở ra cho nhân loại.
Đây chính là cơ sở thực tiễn thuận lợi cho chủ nghĩa nhân văn hiện thực_ hệ tư tưởng
mới tiến bộ, hoàn thiện, vạn năng trong văn học_ ra đời.
1.2.1.2. Cơ sở lí luận
Xét mối quan hệ của văn học với đời sống xã hội, nếu xem chủ nghĩa hiện thực là
sự nhận thức cuộc sống thì chủ nghĩa nhân văn là thái độ đối với cuộc sống và con
người. Như vậy, đều bắt nguồn từ chính cuộc sống và tác động trở lại cuộc sống, chủ
nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn có mối liên hệ mật thiết. Chủ nghĩa hiện thực
qui định tính chân thực, khách quan, tỉnh táo trong quá trình quan sát, nhận thức và
phản ánh thực tại. Chủ nghĩa nhân văn bắt nguồn từ lập trường và mối quan hệ của
nghệ sĩ với đời sống, từ đó qui định quan điểm và thái độ người cầm bút. Mọi nền văn
học chân chính đều cần sự tổng hòa biện chứng của cả hai phương diện này, và đây
cũng chính là bản chất đích thực vĩnh cửu của văn học. Sự nhận thức xác thực, tỉnh táo
giúp khắc phục thành kiến, áp đặt chủ quan của người nghệ sĩ về thực tại đời sống.
Ngược lại, trong quá trình nghệ thuật hóa hiện thực, đặc biệt khi phản ánh hiện tượng
tiêu cực đời sống, quan niệm nhân văn tích cực đóng vai trò định hướng, tránh sa vào
quan niệm méo mó về con người dẫn đến chủ nghĩa hiện thực nhuộm màu suy đồi hay
chủ nghĩa tự nhiên. Như vậy, xét vị trí của tác phẩm văn học trong mối quan hệ với đời
sống, có thể xem sự dung hợp đặc tính của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn
là mô hình toàn thiện của đời sống thực tại xã hội và đời sống tâm hồn con người dựa
trên thang đo giá trị bất biến Chân – Thiện – Mĩ. Tất nhiên, vai trò mô hình tác phẩm
không phủ nhận tính sinh thể của nó mà cốt yếu nhấn mạnh vai trò phản ánh và sáng
tạo thực tại của văn chương.
Trên đây là cơ sở lí thuyết thuộc bản chất văn học dẫn đến sự ra đời tất yếu của
chủ nghĩa nhân văn hiện thực. Bên cạnh đó còn có cơ sở lí luận cụ thể, xác định là chủ
nghĩa nhân văn cộng sản của C.Mác. Theo quan niệm của C.Mác, chủ nghĩa cộng sản
là chủ nghĩa nhân đạo, hơn nữa, đó là chủ nghĩa nhân đạo hoàn tất. Lí tưởng nhân văn
hiện thực của chủ nghĩa cộng sản được bao hàm ngay trong định nghĩa của C.Mác về
chủ nghĩa cộng sản văn minh như là một xã hội trong đó sự phát triển tự do của mỗi

người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Đây chính là ham muốn tột


×