Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

hiện trạng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.86 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thúy Hằng

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thúy Hằng

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành

: Địa lí học

Mã số

: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của khoa Địa
lý trường Đại học sư phạm TP.HCM đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài.
Đặc biệt hơn, tác giả xin chân thành cám ơn sự tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ của Tiến sĩ Đàm Nguyễn Thùy Dương đã dành cho tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của
TP.HCM: UBNN thành phố, Tổng cục thống kê, Sở kế hoạch đầu tư, Sở lao
động thương binh – xã hội, Liên đoàn lao động, Sở công thương, Phòng công
nghiệp.v.v... đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, số liệu và những thông tin, tài liệu
có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài.
Lời cảm ơn tới các thành viên lớp cao học Địa lý K23, lòng biết ơn đến
với gia đình, người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn
TP.HCM, tháng 9 năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, được
thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tình hình thực tiễn và

xử lí số liệu dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến sĩ Đàm Nguyễn Thùy
Dương.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố dưới
bất kì hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ, công nhận bởi hội đồng đánh
giá luận văn thạc sĩ.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Tác giả.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ........................................................ 10
1.1. Cơ sở lý luận về lao động và sử dụng lao động trong ngành
công nghiệp. ............................................................................................ 10
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan................................................. 10
1.1.2. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế ...................................... 21
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng lực lượng lao động trong
ngành công nghiệp .......................................................................... 22
1.2. Cơ sở thực tiễn sử dụng lao động ở Việt Nam ......................................... 29
1.2.1. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh ........................................ 29

1.2.2. Chất lượng nguồn lao động đã được cải thiện .............................. 31
1.2.3. Tình hình sử dụng lao động ở nước ta .......................................... 34
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 36
Chương 2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH .................. 38
2.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh..................................................... 38


2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới lao động và sử dụng lao động trong
ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 39
2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ................................................... 39
2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................... 40
2.2.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội.......................................................... 51
2.3. Lao động trong ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.............. 67
2.3.1. Số lượng và sự gia tăng................................................................. 67
2.3.2. Phân bố lao động công nghiệp theo đơn vị hành chính................ 68
2.3.3. Cơ cấu lao động công nghiệp........................................................ 72
2.4. Sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở Thàn
h phố Hồ Chí Minh ...... 77
2.4.1. Khái quát chung ............................................................................ 77
2.4.2. Tình hình sử dụng lao động trong các ngành công nghiệp........... 78
2.4.3. Tình hình sử dụng lao động công nghiệp theo lãnh thổ ............... 82
2.4.4. Tình hình sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế............. 84
2.4.5. Theo từng ngành các ngành CN và theo thành phần KT.............. 88
2.5. Nhận xét chung ........................................................................................ 96
2.5.1. Tình trạng có việc làm .................................................................. 96
2.5.2. Tình trạng thiếu việc làm .............................................................. 99
2.5.3. Thất nghiệp.................................................................................... 99
2.5.4. Thu nhập của người lao động trong ngành công nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................. 100

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 102
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ
SỬ DỤNG HỢP LÝ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
................ 104
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp ........................................................................... 104
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020 .................................................................. 104


3.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020 .................................................................. 111
3.1.3. Dự báo phát triển nguồn lao động Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020 ............................................................................ 116
3.2. Các giải pháp phát triển kinh tế và sử dụng lao động hiệu quả
trong ngành công nghiệp. ...................................................................... 124
3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế......................................................... 124
3.2.2. Giải pháp về sử dụng lao động hiệu quả trong ngành công
nghiệp .......................................................................................... 128
KẾT LUẬN .................................................................................................. 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 135
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA

:


Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

BR-VT

:

Bà Rịa – Vũng Tàu

CHLB

:

Cộng hòa liên bang

CMKT

:

Chuyên môn kĩ thuật

CN

:

Công nghiệp

CNH – HĐH

:


Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐTNN

:

Đầu tư nước ngoài

ILO

:

Tổ chứ lao động Quốc tế

KCN, KCX

:

Khu công nghiệp, khu chế xuất

KT

:

Kinh tế



:


Lao động

TDMN

:

Trung du miền núi

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

:


Thành phố Hồ Chí Minh

UBNN

:

Ủy ban nhân dân

WTO

:

Tổ chức thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1.

Cơ cấu lực lượng lao động khu vực kinh tế ở một số khu
vực trên thế giới năm 2012 ......................................................... 15

Bảng 1.2.

Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi ( % ) .............. 30

Bảng 1.3.

Số lượng lao động và phân bố lực lượng lao động năm
2012............................................................................................. 31


Bảng 1.4.

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật (%) ............ 33

Bảng 1.5.

Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế thường xuyên phân theo
nhóm ngành theo vùng nước ta năm 2009 (%)........................... 35

Bảng 2.1.

Dự án FDI vào TP.HCM giai đoạn 2001 – 2012........................ 61

Bảng 2.2.

Một vài chỉ số phát triển công nghiệp của TP.HCM so với
cả nước giai đoạn 2000 - 2012.................................................... 62

Bảng 2.3.

Lực lượng lao động công nghiệp TP.HCM giai đoạn 2001 - 2012 ...... 67

Bảng 2.4.

Lao động trong ngành công nghiệp phân theo đơn vị hành
chính ở TP.HCM năm 2012 ........................................................ 70

Bảng 2.5.

Quy mô và tốc độ tăng lực lượng lao động công nghiệp

theo nhóm ngành giai đoạn 2001 – 2012(người)........................ 79

Bảng 2.6.

Cơ cấu lực lượng lao động công nghiệp phân theo nhóm
ngành giai đoạn 2001 - 2012(%) ................................................ 79

Bảng 2.7.

Quy mô lao động trong nhóm ngành sản xuất điện, nước
và khí đốt ở TP.HCM.................................................................. 82

Bảng 2.8.

Lao động công nghiệp ở các KCN - KCX ở TP.HCM ............... 83

Bảng 2.9.

LLLĐ công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai đoạn
2001 – 2012................................................................................. 84

Bảng 2.10. LLLĐ công nghiệp nhà nước giai đoạn 2001 -2012 .................. 86


Bảng 2.11. Phân bố lao động trong các ngành công nghiệp ở khu vực
nhà nước năm 2012 ..................................................................... 86
Bảng 2.12. Phân bố lao động trong các ngành công nghiệp ở khu vực
ngoài nhà nước năm 2012 ........................................................... 88
Bảng 2.13. Quy mô lao động trong nhóm ngành Sản xuất điện, nước
và khí đốt ở TP.HCM.................................................................. 95

Bảng 2.14. Số người được giới thiệu việc làm trong độ tuổi lao động ở
TP.HCM giai đoạn 2000 – 2011 ................................................. 96
Bảng 3.1.

Nhu cầu nhân lực 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu
TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020, xu hướng đến 2020 – 2025..... 117

Bảng 3.3.

Nhu cầu ngành nghề khác thu hút nhiều lao động TP.HCM
giai đoạn 2015 – 2020, xu hướng đến 2020 – 2025 ................. 117

Bảng 3.4.

Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo nhóm 8 nhóm
ngành TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020, xu hướng đến
2020 – 2025............................................................................... 118

Bảng 3.5.

Nhu cầu trình độ nghề TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020,
xu hướng đến 2020 – 2025 ....................................................... 118

Bảng 3.6.

Dự báo nhu cầu nhân lực phân theo khu vực kinh tế giai
đoạn 2015-2025 ........................................................................ 119

Bảng 3.7.


Dự báo lao động làm việc trong doanh nghiệp phân theo
loại hình doanh nghiệp .............................................................. 123


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.

Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế thời kì 2001 2012......................................................................................... 34
Biểu đồ1.2. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước
ta giai đoạn 2000 – 2012......................................................... 36
Biểu đồ 2.1. Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng tự nhiên
TP.HCM giai đoạn 2000 – 2012 (‰) ..................................... 52
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của TP.HCM giai
đoạn 2000 – 2012.................................................................... 63
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế TP.HCM giai
đoạn 2000 – 2012 (%)............................................................. 64
Biểu đồ 2.4. Lao động công nghiệp và tốc độ tăng trưởng lao
độngcông nghiệp ..................................................................... 68
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính trong các
nhóm ngành công nghiệp năm 2012 ....................................... 75
Biểu đồ 2.6. Chuyển dịch cơ cấu GDP của TP.HCM theo khu vực
kinh tế giai đoạn 2005 – 2012................................................. 77
Biểu đồ 2.7. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến
của TP.HCM qua các năm ...................................................... 81
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu LLLĐ công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2005 -2012 (%) ....................................................... 85
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu lực lượng lao động nhà nước phân theo ngành
công nghiệp năm 2012 ............................................................ 87
Biểu đồ 2.10. Quy mô lao động trong nhóm ngành sản xuất điện, nước
và khí đốt ở TP.HCM ............................................................. 95

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nhu cầu nhân lực phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2015 – 2025........................................................... 122
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nhu cầu nhân lực phân theo loại hình doanh
nghiệpgiai đoạn 2015 – 2025................................................ 123


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 37
Bản đồ dân số và cơ cấu dân số theo số dân Thành phố Hồ Chí Minh .......... 53
Bản đồ quy mô và cơ cấu trường học TP.HCM ............................................. 58
Bản đồ lao động và mật độ lao động công nghiệp TP.HCM ......................... 69


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI , nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc do tác động
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại . Vai trò to lớn
của nền kinh tế tri thức , xu thế toàn c ầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm
cho việc phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia chủ yếu trên nền tảng trí
tuệ của con người , khác với trước đây là dựa vào các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Việt Nam là một quốc gia có dân số đông , lực lượng lao động đồi dào .
Gần đây, tốc độ tăng lao động hàng nă m khoảng 1,1 triệu lao động/năm. Lực
lượng lao động đông về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả sản xuất.
Nhận thức xu hướng phát triển nền kinh tế – xã hội thế giới và dựa vào
tình hình thực tế của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước


,

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đưa ra quan điểm “lấy việc phát huy nguồn
lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững ”, trong
đó “nguồn lao động ý nghĩa quan trọng và quyết định trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta ”. Đó cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia
kinh tế nước ngoài tại Việt Nam: “Phát triển công nghiệp Việt Nam không nên
dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà nên dựa vào nhiều vào nguồn lực
con người”. Trong đó, lực lượng lao động là bộ phận quan trọng nhất đối với
nguồn lực , có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển
công nghiệp cũng như phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là
thành phố năng động nhất cả nước , với nhiều chuyển biến tích cực trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội . Hiện nay nền kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh phát triển đứng đầu cả nước . Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP là
9,2% , GDP bình quân đầu ng ười 3700 USD. Công nghiệp tăng nhanh , dẫn


2
đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất . Để đạt được thành tựu
đó không thể không nói đến vai trò to lớn của lực lượng lao động công nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh .Tuy nhiên, việc sử dụng lao động trong ngành
công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh còn bộc lộ nhiều bất cập .Xuất phát
từ những lý do trên , tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Hiện trạng sử dụng lao
động trong ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu cơ bản của đề tài là nghiên cứu sử dụng lao động trong ngành
công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh . Từ đó đưa ra các giải pháp cho
việc nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả lao động trong ngành công

nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về lao động và sử dụng lao động.
- Khái quát tình hình phát triển công nghiệp của thành phố

, chủ yếu

trong giai đoạn 2000 đến 2012.
- Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến

quy mô, chất lượng và

việc sử dụng lao động công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ
Địa lý kinh tế – xã hội.
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng

lao động trong ngành công nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả
lao động trong ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu:
- Làm rõ một số khái niệm : lao động, cơ cấu lao động , tình trạng việc
làm, thị trường lao động.


3
- Một số vấn đề về lý luận công nghiệp và sự phân chia công nghiệp, các
loại hình doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp . Những vấn đề

này được cụ thể trong ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quy mô, cơ cấu , phân bố lao động , sử dụng lao động công nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dự báo về lao động và sử dụng lao động công nghiệp ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Đề xuất một số ý kiến góp phần tổ chức , sử dụng lực lượng lao
động, thực hiện phân công lao động công nghiệp của Thành phố Hồ Chí
Minh.
 Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở mức độ khái quát chung toàn
ngành công nghiệp là chủ yếu . Sau đó đi sâu phân tích lao động và sử dụng
lao động của các phân ngành công nghiệp.
- Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu đến cấp quận, huyện.
- Do sự khác nhau về lý luận và thực tiễn phát triển , nên đề tài không đế
cập đến việc sử dụng lao động thuộc lĩnh vực “làng nghề”.
 Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến 2012.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trước sự đổi mới của nền kinh tế

– xã hội đất nước , những năm qua

Việ Nam đã có nhiều công trình nhgiên cứu về lao động , việc làm của các cơ
quan chức năng Nhà nước:
- Trung tâm nghiên cứu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội.
- Ban Dân cư lao động của Viện chiến lược phát triển , Bộ Kế hoạch Đầu
tư.
- Một số cơ quan thuộc Trung tâm Khoa học
gia.

- Xã hội Nhân văn quốc



4
Vấn đề lao động và sử dụng lực lượng lao động đã được đề cập đến
trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học

: GS.TS. Đặng Thu ,

GS.TS.Nguyễn Viết Thịnh , GS.TS. Lê Thông , PGS.TS.Nguyễn Minh Tuệ ,
GS.TS.Nguyễn Thị Minh Đức …
Trong hội thảo “ Dân số và phát triển nguồn nhân lực” của Trung tâm
Nghiên cứu dân số và nguồn lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội vào tháng 9 năm 1990, các tác giả đều bàn luận xoay quanh vấn đề dân số,
lao động, việc làm và một vài khía cạnh quan hệ của chúng trong giai đoạn
chuyển đổi của nền kinh tế.
Trong thông tin chuyên đề của Trung tâm thông tin thuộc Ủy ban kế
hoạch nhà nước, hai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Đinh Văn Bình đã đề cập
đến một vài khía cạnh lao động- việc làm qua bài viết “ Thị trường lao động
và vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam”; tác giả Trần Thị Tuyết Mai có bài
“ Một số phương hướng giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn lao động
xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1991-2005”; tác giả
Thế Ba có bài “ Lao động và việc làm ở nông thôn thời kỳ 1991- 1995”; tác
giả Lê Quang với bài “ Lao động và việc làm cho thanh niên”…Các bài viết
này mới chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của quan hệ dân số- lao độngviệc làm.
Nhiều tác giả đã phân tích khá sâu sắc lao động, việc làm và mối quan hệ
giữa dân số với lao động và việc làm , như bài viết của Lê Trung “ Lao động
và việc làm: điều băn khoăn chưa lời giải”. Nhiều tác giả còn đi sâu và
nghiên cứu nguồn lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và vấn đề tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế - xã hội, như: TS. Trần Thị Tuyết Mai với bài viết “Một số

vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược và quy hoạch phát triển
kinh tế- xã hội Việt Nam đến năm 2010”; Sở Lao động – Thương binh và Xã


5
hội Thành phố Hồ Chí Minh “Báo cáo vai trò khu vực kinh tế phi chính thức
trong tạo việc làm, thu nhập, các vấn đề xã hội”.
Ngoài ra , cũng phải kể đến một số đề tài được đề cập chuyên sâu về
nguồn lao động và sử dụng lao động : “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết
việc làm ở Việt Nam ” của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa , “Dân
cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng duyên
hải Nam Trung Bộ ” của tác giả Hoàng Văn Chức , “Nguồn lao động và sử
dụng lao động ở TPHCM” của tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương, …
Những đề tài nghiên cứu của các tác giả trên sẽ là tài liệu tham khảo vô
cùng quý báu cho chúng tôi thực hiện đề tài này . Tuy nhiên đến nay chưa có
công trình nào về hiện trạng sử dụng lao động công nghiệp ở Thành phố Hồ
Chí Minh dưới góc độ địa lý kinh tế – xã hội.
4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Hệ quan điểm
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Các đối tượng hiện tượng địa lý đều có sự tác động qua lại với nhau
trong một hệ thống nhất định khi một thành phần của hệ thống bị tác động
làm nó thay đổi, phát triển thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các thành
phần khác của hệ thống đồng thời kéo theo các thành phần khác thay đổi.
Lực lượng lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã
hội, sự phát triển về số lượng, chất lượng lao động cũng như việc sử dụng lao
động trong công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vào một cơ cấu
kinh tế và một thể chế xã hội nhất định. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá lực
lượng lao động và vấn đề sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở
TP.HCM phải dựa trên quan điểm hệ thống, coi mọi sự vật hiện tượng thông

suốt trong các hợp phần thì việc đánh giá phân tích mới chính xác.
Thành phố Hồ Chí Minh là một hệ thống kinh tế - xã hội, đồng thời
cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế Việt Nam. Trong quá trình phát


6
triển kinh tế - xã hội của thành phố, các hợp phần như: vị trí địa lí, tài nguyên
thiên nhiên, nguồn lao động, đường lối phát triển kinh tế- xã hội … có sự tác
động qua lại với nhau và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh ta cần phải đặt nó
trong mối liên hệ mật thiết với các hợp phần khác.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Lực lượng lao động của một vùng có quan hệ mật thiết với các yếu tố tự
nhiên và kinh tế - xã hội của vùng và các vùng lân cận, các yếu tố có thể thúc
đẩy hoặc ức chế sự phát triển của lực lượng lao động của vùng đó và ngược
lại.
Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về sử dụng lực lượng lao động trong
công nghiệp ở TP.HCM không thể tách rời vấn đề sử dụng lực lượng lao
động của các tỉnh, thành phố lân cận, của Đông Nam Bộ và cả nước. Do
nguồn lao động TP.HCM là một bộ phận của nguồn lao động của vùng và của
cả nước. Từ việc xem xét với các bộ phận lãnh thổ khác, sẽ xác định được
những đặc trưng riêng phải giải quyết trong điều kiện cụ thể của thành phố.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Sự phát triển dân số, kinh tế - xã hội trong quá khứ và hiện tại ảnh hưởng
rất lớn đến nguồn lao động và sử dụng lao động trong hiện tại cũng như trong
tương lai. Việc nghiên cứu vấn đề lao động trong mối liên hệ giữa quá khứ,
hiện tại và tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời
gian.
Lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở
TP. HCM không chỉ có phân hóa theo không gian mà còn có sự thay đổi phát
triển theo thời gian. Vì vậy để lí giải lực lượng lao động và thực trạng sử dụng

lực lượng lao động trong hiện tại và xác định kế hoạch phát triển sử dụng lao
động trong tương lai của thành phố chúng ta cần phải quán triệt quan điểm
lịch sử và viễn cảnh.


7
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại
và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn
trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ
thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực
vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm
và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các
nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu
và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ
quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần
thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với sử
dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp
hoài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống của con người.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê
Là phương pháp rất quan trọng đối với địa lí kinh tế - xã hội. Trên cơ sở
các số liệu thống kê người nghiên cứu có thể phân tích so sánh trong mối liên
hệ giữa các đối tượng địa lí kinh tế, so sánh với các địa phương khác, các
vùng khác. Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai
thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý trên
cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, thống kê

kinh tế - xã hội của thành phố, các tỉnh lân cận và cả nước.
Từ đó rút ra những kết luận có tính quy luật và tìm được những dấu hiệu
bản chất nhất của vấn đề nghiên cứu.


8
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Trên cơ sở số liệu từ nguồn của thành phố: Cục thống kê, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Phòng công nghiệp,
v.v… Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu, sắp xếp, kiểm tra mức độ chính xác,
phân tích và tổng hợp các dữ liệu, rút ra những kết luận cần thiết cho luận
văn.
4.2.3. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lý. Sử dụng bản đồ
trong nghiên cứu nhà địa lí dễ dàng tìm thấy mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng tự nhiên, dân cư môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Các loại bản đồ được sử dụng để nghiên cứu sự biến động về số lượng,
kết cấu của lực lượng lao động, sử dụng lực lượng lao động trong toàn ngành
công nghiệp của thành phố cũng như trong một số phân ngành chủ yếu nhất.
Cuối cùng công trình nghiên cứu được thể hiện kết luận bằng hệ thống
bản đồ, biểu đồ.
4.2.4. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề
địa lý kinh tế - xã hội. Là phương pháp truyền thống của địa lí học để tích lũy
tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ
được nghiên cứu.
Đây là phương pháp dùng để thu được lượng thông tin đáng tin cậy và
xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác (bản đồ, toán
học, cân đối,...)

Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp
này để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài liệu thu thập được
và có cơ sở thực tiễn đánh giá tình hình sử dụng lực lượng lao động trong
ngành công nghiệp của thành phố.


9
4.2.5. Ứng dụng phần mềm GIS
Hệ thống thông tin địa lí đang là một công cụ mạnh, đáng tin cậy không
những chỉ của các người làm công tác kĩ thuật, mà còn của cả các người quản
lí xã hội… và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, các lĩnh vực hoạt
động kinh tế, xã hội.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi ứng dụng phần mềm thông tin
địa lý (GIS) nhằm tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ. Nhờ đó quá trình
nghiên cứu đề tài mang tính định lượng hơn.
Các phương pháp trên được vận dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu
của luận văn với sự thống nhất và kết hợp giữa chúng.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận , nội dung của luận văn gồm ba chương
chính:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về lao động và sử dụng lao động trong ngành
công nghiệp
- Chương 2. Hiện trạng sử dụng lao động trong ngành công n

ghiệp ở

Thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lý lao
động trong ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh



10

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về lao động và sử dụng lao động trong ngành công
nghiệp.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan
1.1.1.1. Lao động
1.1.1.1.1. Quan niệm về lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của
cải vật chất và các giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã
hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát
triển xã hội. Các định nghĩa lao động tập trung đề cập hai khía cạnh chủ yếu:
Thứ nhất, xem lao động là hoạt động, phương thức tồn tại sống của con
người. Thứ hai, lao động quan niệm là chính bản thân con người, với tất cả
nỗ lực vật chất, tinh thần của nó thông qua hoạt động lao động của mình sử
dụng các công cụ lao động tác động đến đối tượng lao động để đạt được mục
đích nhất định [3].
1.1.1.1.2. Tuổi lao động
Tuổi lao động là khoảng thời gian con người có khả năng lao động để
thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật lao động quy định [35].
Độ tuổi lao động luôn được pháp luật quy định và có thể thay đổi trong
các thời kì khác nhau và có quan niệm khác nhau về độ tuổi lao động. Về giới
hạn dưới của tuổi lao động: Ai Cập quy định từ 6 tuổi, Braxin từ 10 tuổi,
Thụy Điển và Hoa Kì từ 16 tuổi … Về giới hạn trên của tuổi lao động: Đan
Mạch, Phần Lan quy định 74 tuổi; Malaixia, Hoa Kì, CHLB Đức quy định 65
tuổi. Nhiều nước khác không quy định tuổi tối đa.



11
Ở Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ luật Lao động, tuổi lao
động được quy định:
- Nam: từ đủ 15 tuổi trở lên đến 60 tuổi.
- Nữ: từ đủ 15 tuổi trở lên đến 55 tuổi.
Thực tế có những người không nằm trong độ tuổi lao động do pháp luật
quy định nhưng vẫn tham gia lao động. Đó là lao động trẻ em và lao động cao
tuổi:
- Lao động trẻ em là lao động dưới tuổi lao động (Dưới 15 tuổi đối với Việt
Nam).
- Lao động cao tuổi là lao động trên tuổi lao động (nam trên 60 tuổi, nữ
trên 55 tuổi) theo quy định của pháp luật nhưng vẫn còn khả năng lao động và
có nhu cầu làm việc, họ được miễn giảm các nghĩa vụ theo pháp luật lao động
quy định.
1.1.1.2. Lực lượng lao động
1.1.1.2.1.Quan niệm về lực lượng lao động
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Lực lượng lao
động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm
và những người thất nghiệp.
Ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau về lực lượng lao động.
Trong cuốn sách “Hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam” của Tổng
cục Thống kê quy định: Lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên
có việc làm và không có việc làm.
Theo quan điểm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Lực lượng
lao động gồm những người từ độ tuổi 15 trở lên đang tham gia hoạt động
kinh tế, không phân biệt là có việc làm hay thất nghiệp. Khái niệm này về cơ
bản thống nhất với quan điểm của ILO và quy định hiện hành của Tổng cục
Thống kê về lực lượng lao động: Lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số
hoạt động kinh tế.



12
Như vậy lực lượng lao động không bao gồm bộ phận dân số trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế
như đang đi học, đang làm nội trợ cho gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu
làm việc.
Trong độ tuổi lao động
Không Không Nội Đi
Thất
Đang
có khả có nhu trợ học
nghiệp làm
năn lao cầu
việc
việc
động
làm
Dân số không hoạt động kinh tế

Ngoài độ tuổi lao động
Trên độ Lao
Trên
Dưới
tuổi lao động
tuổi lao tuổi lao
động
trẻ em động
động
đang

không
không
làm
làm
làm
việc
việc
việc

Dân số hoạt động kinh tế

Nguồn lao động
Nguồn: Địa lí kinh tế - xã hội đại cương – Nguyễn Minh Tuệ ( chủ biên)

Sơ đồ. Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế
Ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn kĩ thuật, lực lượng lao động còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ
cấu, nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kỷ luật lao động, đạo đức nghề
nghiệp, sự hiểu biết về pháp luật, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường
có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khả năng hội
nhập với thị trường lao động trong nước và thế giới.
1.1.1.2.2.Cơ cấu lực lượng lao động
Theo quan điểm triết học, “cơ cấu” hay “kết cấu” là phạm trù phản ánh
cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản
tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên bộ phận đó trong một thời
gian nhất định. Theo PGS.TS Phạm Quý Thọ, trong cuốn “ Chuyển dịch cơ
cấu lao động theo xu hướng hội nhập quốc tế” NXB Lao động – Xã hội đã
đưa ra khái niệm về cơ cấu “ Cơ cấu biểu thị cấu trúc của hệ thống, gồm
nhiều bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; cơ cấu biểu hiện mối quan hệ



13
về tỉ trọng giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể hoặc là tỉ lệ giữa các
bộ phận với nhau, bộ phận này tăng thì bộ phận kia giảm và ngược lại” [36,
trang 16].
Với quan niệm trên, cơ cấu lực lượng lao động là thành phần khác nhau
và mối quan hệ tỉ lệ của các thành phần đó theo các tiêu thức cấu thành nên
một tổng thể lực lượng lao động. Cơ cấu đó thể hiện đặc trưng của lực lượng
lao động từng quốc gia hay địa phương và được hình thành do quá trình phân
phối sử dụng lực lượng lao động.
Ví dụ: Cơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo độ tuổi, cơ cấu theo trình độ
văn hóa, cơ cấu theo trình độ chuyên môn kĩ thuật…
Người ta thường nghiên cứu cơ cấu lực lượng lao động theo các tiêu thức
sau:
 Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính
Nghiên cứu lực lượng lao động theo tiêu thức này giúp ta xem xét cấu
thành lực lượng lao động nam, nữ tham gia hoạt động sản xuất; tỉ lệ lao động
trẻ, khỏe trong nền kinh tế quốc dân. Trong chừng mực nhất định nó chi phối
năng suất lao động và các hoạt động khác của lao động.
Để thể hiện cơ cấu lực lượng lao động theo giới, người ta thường dùng tỉ
số lực lượng lao động theo giới tính. Tỉ lệ này được tính bằng hai công thức:
- Tỉ lệ giới tính nam (hoặc nữ) bằng số lực lượng lao động nam (hoặc
nữ) trên tổng số lực lượng lao động. Đơn vị tính: %
Tỉ lệ giới tính nam (nữ) =

Số lực lượng lao động nam (nữ)
Tổng số lực lượng lao động

- Tỉ số giới tính là tổng số lực lượng lao động nam trên tổng số lực

lượng lao động nữ. Đơn vị tính: %
Tỉ số giới tính =

Tổng số lực lượng lao động nam
Tổng số lực lượng lao động nữ


×