Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

suy thoái hệ sinh thái rừng tỉnh bình phước giải pháp bảo tồn và định hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.29 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÊN ĐỀ TÀI:

SUY THOÁI HỆ SINH THÁI RỪNG TỈNH
BÌNH PHƯỚC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Mã số: CS.2011.19.
Chủ nhiệm đề tài: Th S. TRẦN ĐỨC MINH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1. Thạc sĩ Trần Đức Minh: Khoa Địa Lý trường ĐHSP Tp HCM
2. Đơn vị phối hợp chính:
-

Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh

-

Tỉnh Ủy tỉnh Bình Phước

-

UBND Tỉnh Bình Phước


-

Chi cục kiểm lâm tỉnh – Sở Nông nghiệp &PTNT Bình Phước

-

Cục Thống kê tỉnh

-

Sở Tài Nguyên và Môi trường Bình Phước

-

Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

1


MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH ......................................................................... 1
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 8
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 9
DANH MỤC BẢN ĐỒ - BIỂU ĐỒ .............................................................. 10
PHẦN I : TỔNG QUAN ............................................................................... 11
1. Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và giới hạn đề tài: .................................11
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................12

3. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu ..........................................13
4. Các bước tiến hành ..........................................................................................16

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................ 17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 17
1.1. Một số khái niệm...........................................................................................17
1.2. Phân loại rừng: .............................................................................................18
1.3. Vai trò của rừng. ...........................................................................................19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SUY THOÁI HỆ SINH THÁI RỪNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC.................................................................................... 21
2.1. Khái quát tỉnh Bình Phước ..........................................................................21
2.1.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................21
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................21
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................29
2.2. Hiện trạng các hệ sinh thái rừng Bình Phước............................................33
2.2.1. Hệ sinh thái rừng tỉnh Bình Phước ..........................................................33
2.2.2. Các loại rừng và độ che phủ rừng ...........................................................34
2.2.3. Rừng phân theo chức năng (3 loại rừng) và mức độ xung yếu ...............36
2.2.4. Các tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh rừng trên địa bàn tỉnh. .....38
2.3. Thực trạng suy thoái hệ sinh thái rừng tỉnh Bình Phước .........................39
2.3.1. Diễn biến suy giảm diện tích rừng và độ che phủ rừng ..........................39
2.3.2. Tình hình xâm hại rừng và cháy rừng .....................................................41
2.4. Nguyên nhân phá rừng - lấn chiếm đất rừng .............................................47
2.5. Những tồn tại hiện nay về công tác bảo vệ rừng........................................48
2


2.6. Hậu quả của sự suy thoái hệ sinh thái rừng ở Bình Phước ......................49
2.6.1. Suy thoái tài nguyên đất ..........................................................................49

2.6.2. Suy thoái tài nguyên nước .......................................................................51
2.6.3. Thiệt hại do hạn hán ................................................................................52
2.6.4. Suy thoái đa dạng sinh học ......................................................................52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ SINH
THÁI RỪNG BỀN VỮNG ........................................................................... 54
3.1. Giải pháp .......................................................................................................54
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu............................................................................54
3.1.2. Những giải pháp bảo vệ rừng .................................................................54
3.2. Định hướng phát triển hệ sinh thái rừng tỉnh Bình Phước theo hướng
bền vững ...............................................................................................................57
3.2.1. Cơ sở định hướng ....................................................................................57
3.2.2. Kết quả đánh giá định hướng ..................................................................58
3.2.3. Dự báo phát triển hệ sinh thái rừng tỉnh Bình Phước đến năm 2020 ......61
3.3. Định hướng phát triển hệ sinh thái rừng tỉnh Bình Phước đến năm 2020
...............................................................................................................................63
3.3.1. Định hướng trong bảo tồn .......................................................................63
3.3.2. Định hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.......................................64

PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................. 66

3


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI:
SUY THOÁI HỆ SINH THÁI RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Mã số: CS.2011.19.

Chủ nhiệm đề tài: Th S. TRẦN ĐỨC MINH

ĐT: 098371160

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại Học Sư Phạm Tp HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
-

Trường Đại Học Sư Phạm Tp HCM

-

UBND Tỉnh Bình Phước

-

Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Phước (Sở NN & PTNT Bình Phước).

-

Cục Thống Kê tỉnh Bình Phước

-

Sở Tài nguyên – Môi trường Bình Phước

-

Ban Quản lý Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập


-

Thạc sĩ Trần Đức Minh– Khoa Địa Lý trường Đại Học Sư Phạm Tp
HCM

Thời gian thực hiện: Từ tháng 4-2011 đến tháng 5- 2012
1- Mục tiêu:
+ Nghiên cứu tình hình suy thoái hệ sinh thái rừng ở Bình phước trong thời
gian vừa qua.
+ Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp duy trì, bảo tồn hệ sinh thái rừng
Bình Phước và đưa ra định hướng phát triển rừng trong những năm tới.
+ Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy bộ môn đa dạng sinh học
Việt Nam.
2- Nội dung chính:
-

Khái quát về tỉnh Bình Phước

-

Hiện trạng suy thoái hệ sinh thái rừng tỉnh Bình Phước trong những
năm qua.

-

Giải pháp bảo tồn hệ sinh thái rừng tỉnh Bình Phước.
4


-


Định hướng phát triển hệ sinh thái rừng tỉnh Bình Phước trong thời gian
tới.

3- Kết quả chính đạt được:
-

Đưa ra những giải pháp cho địa phương khắc phục tình trạng suy thoái
rừng hiện nay và thực hiện biện pháp bảo tồn hệ sinh thái rừng trong
thời gian tới.

-

Căn cứ vào luận chứng khoa học để đưa ra định hướng cho hệ sinh thái
rừng tỉnh Bình Phước được ổn định, cân bằng sinh thái và phát triển bền
vững 3 loại rừng trong vùng.

-

Cung cấp tài liệu tham khảo và kiến thức thực tế cho việc giảng dạy các
bộ môn Đa dạng sinh học, Sinh quyển, Địa lý tự nhiên Việt Nam trong
các khoa Địa lý ở các trường đại học trong cả nước.

5


SUMMARY OF THE RESULT FOR RESEARCH OF SCIENTIFIC TOPIC
AND TECHNOLOGY OF UNIVERSITY GRADE
Title:
FOREST ECOSYSTEM DEGRADATION Binh Phuoc province

RESOLUTION OF CONSERVATION AND DEVELOPMENT

Code: CS.2011.19.
Project manager:
Agency subject:

TRAN DUC MINH

Tel: 098371160

HCM City University of Pedagogy

Agencies and individuals to coordinate implementation:
- HCM City University of Pedagogy
- People's Committee of Binh Phuoc Province.
- Forest Protection Dept of Binh Phuoc Province.
- Bureau of Statistics of Binh Phuoc Province
- Department of Natural Resources - Environment Binh Phuoc.
- Management Bu Gia Map National Park.
- Master Tran Duc Minh, Major of Geography, HCM City University of
Pedagogy
Implementation period: From April. 2011 to May. 2012
1 - Objectives:
+ Research downturn forest ecosystems in Binh Phuoc province in recent
times.
+ On this basis a number of measures proposed to maintain, conserve forest
ecosystems Binh Phuoc and provides direction for forest development in the next
years.
+ Provides reference material for the teaching of Vietnam's biodiversity.
2 - Contents:

- Overview of Binh Phuoc province
- The degradation of forest ecosystems in Binh Phuoc province in recent
years.
- Solutions to conserve forest ecosystems province.
- The development of forest ecosystems in Binh Phuoc province in the near
6


future.

3 - Main results achieved:
- Provide local solutions to overcome the current degradation and implement
measures to conserve forest ecosystems in the future.
-Based on scientific arguments to provide the direction for forest ecosystems
in Binh Phuoc province is stable, ecological balance and sustainable development in
the region of 3 forest types.
- Provide reference materials and practical knowledge for the teaching of
subjects Biodiversity, Biosphere, Physical Geography of Vietnam for Geography
departments in universities.

7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HST

: Hệ sinh thái

ĐDSH


: Đa dạng sinh học

Bộ NN & PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

VQG

: Vườn quốc gia

Tp

: Thành phố

TX

: Thị xã

ĐNB

: Đông Nam Bộ

DTR

: Diện tích rừng

DS

: Dân số


QG

: Quốc gia

TC

: Toàn cầu

EF

: Ecological Footprint – Dấu chân sinh thái

BC

: Biocapacity – Sức tải sinh học

HSSL

: Hệ số sản lượng

HSCB

: Hệ số cân bằng

LTT.

: Lượng tiêu thụ

8



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh, theo ngành hoạt động

Bảng 2.2.

Diện tích và độ che phủ rừng theo cấp huyện và thị xã.

Bảng 2.3.

Diện tích rừng bị phá.

Bảng 2.4.

Thống kê phương tiện, tang vật khai thác gỗ bị tịch thu.

Bảng 3.1.

Diễn biến tình hình rừng ở Bình Phước và chỉ số QG – TG

Bảng 3.2.

Bảng so sánh EF và BC.

9


DANH MỤC BẢN ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Bản đồ 1

: Bản đồ hành chính. (tỷ lệ: 1/150.000) – chương II

Bản đồ 2

: Bản đồ địa chất – khoáng sản (tỷ lệ:1/150.000) – chương II

Bản đồ 3

: Bản đồ đất, thực vật và động vật (tỷ lệ: 1/150.000) – chương II

Bản đồ 4

: Bản đồ Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp – Phụ lục

Bản đồ 6

: Bản đồ phân bố phát triển 3 loại rừng – Phụ lục

Biểu đồ 2.1.

: Phân chia 3 loại rừng.

Biểu đồ 2.2.

: Diễn biến diện tích rừng giai đoạn 1999 – 2009.

Biểu đồ 2.3.


: Diễn biến độ che phủ rừng giai đoạn 2002 – 2009.

Biểu đồ 3.1.

: Diễn biến BC và EF năm 2006 – 2010.

10


PHẦN I : TỔNG QUAN

1. Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và giới hạn đề tài:
Rừng được xem là nhân tố tự nhiên quan trọng góp phần bảo vệ và cải thiện
môi trường sống, là một loại đệm đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện khí
hậu như một nhân tố hình thành quan trọng, mà còn có vai trò như một nhân tố
điều hoà khí hậu, duy trì và phục hồi những điều kiện khí tượng thuỷ văn thuận lợi
cho sự tồn tại của sinh giới. Những chức năng sinh thái quan trọng nhất của rừng là
điều hoà khí hậu, giữ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất,... Việc phá rừng trong
những thập kỉ gần đây đã gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trên phạm vi
toàn cầu, mà sự biểu hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng của nhiệt độ trái đất, hoạt động
của lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh v.v… Bên cạnh đó diện tích rừng ngày càng thu hẹp
dẫn đến đa dạng sinh học (ĐDSH) rừng ngày càng bị suy giảm, các giống loài động,
thực vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra, cùng với quá trình phát triển
rừng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng dân cư. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay
là bảo vệ và phát triển rừng, khai thác một cách hợp lý, vừa nâng cao năng suất kinh
tế vừa phát huy tối đa các chức năng sinh thái của rừng, ngăn chặn những quá trình
biến đổi không thuận nghịch của môi trường sinh thái do phá rừng gây nên.
Trong những năm qua, tình trạng chặt phá rừng lấy gỗ, mở rộng diện tích với
nhiều mục đích và khai thác ồ ạt các nguồn động - thực vật quý hiếm để phục vụ

cho nhu cầu phát triển kinh tế diễn ra ở Bình Phước. Đặc biệt đối với vườn quốc gia
và các khu rừng phòng hộ đầu nguồn gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tình trạng
hoang hóa, sạt lỡ, cạn kiệt nguồn nước làm cho hệ sinh thái rừng bị suy giảm về
diện tích cũng như chất lượng của rừng. Nhận thức tầm quan trọng và những thách
thức của vấn đề trên. Đánh giá thực trạng suy giảm hệ sinh thái rừng ở Bình Phước
trở thành vấn đề thời sự và cấp thiết nhằm làm cơ sở đưa ra những giải pháp và định
hướng phát triển một cách hợp lý, đảm bảo tính hài hòa giữa lợi ích kinh tế và ổn
định phát triển bền vững đó cũng là mục đích của đề tài muốn đạt được.
- Mục tiêu của đề tài:

11


+ Nghiên cứu tình hình suy thoái hệ sinh thái rừng ở Bình phước trong thời
gian vừa qua.
+ Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp duy trì, bảo tồn hệ sinh thái rừng
Bình Phước và đưa ra định hướng phát triển rừng trong những năm tới.
+ Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy bộ môn đa dạng sinh học
Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu chỉ khai thác những vấn đề liên quan đến khía cạnh “
suy thoái hệ sinh thái rừng” và ảnh hưởng cùa nó đến các vấn đề về tự nhiên, kinh
tế - xã hội. Không nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng sinh học ở khía cạnh sinh học
và các khía cạnh khác.
- Giới hạn.
-

Không gian : Phạm vi nghiên cứu trong tỉnh Bình Phước. Trong quá
trình thực hiện đề tài cũng có vài hạn chế do ranh giới phân chia hành
chính của tỉnh trong những năm gần đây có sự thay đổi. Do đó, trong đề
tài nghiên cứu đôi khi có những số liệu chưa thuần giữa các huyện trong

tỉnh.

-

Thời Gian : từ năm 2004 cho đến nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về sự suy thoái hệ sinh thái rừng ở tỉnh Bình Phước trong những
năm gần đây thì chưa có công trình nào, chủ yếu là các báo cáo trong các cuộc hội
thảo khoa học hoặc các báo cáo trong các đợt khảo sát phục vụ cho một số mục tiêu
nào đó.
Những nguồn tài liệu này thường tập trung ở một số khu vực như vườn quốc
gia Bù Gia Mập, Lâm trường Nghĩa Trung… và một số khu vực rải rác khác. Ít có
các công trình tập trung vấn đề tổng hợp cho toàn tỉnh.
Có thể kể đến các tài liệu sau:
– Báo cáo chuyên đề: Điều tra đặc điểm của khu hệ động vật rừng có xương
sống trên cạn và xây dựng bản đồ phân bố một số loài động vật quí hiếm, có giá trị
ở vườn quốc gia Bù Gia Mập. Cơ quan xây dựng chuyên đề: Phân viện điều tra qui
hoạch rừng II – Bộ NN và PTNT. Tháng 5 năm 2004. Sở NN&PTNT tỉnh Bình
Phước, VQG Bù Gia Mập.

12




Khảo sát điều tra các hệ sinh thái cơ bản phục vụ công tác bảo vệ môi

trường và phát triển kinh tế Bình Phước do Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi
trường (CENTAMA) - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bình Phước thực

hiện năm 1999.


Báo cáo khoa học: Điều tra đánh giá về sinh thái, tài nguyên và môi trướng

khu bảo tồn tự nhiên Bù Gia Mập huyện Phước Long tỉnh Bình Phước (năm 1997)
do Viện sinh học nhiệt đới, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bình Phước
thực hiện.
– Báo cáo qui hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Phước do Phân viện điều tra qui
hoạch rừng Nam Bộ kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước thực
hiện năm 2005.
– Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Phước các năm (2004, 2006) do Sở
Tài nguyên và Môi trường tình Bình Phước thực hiện.
– Váo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bình Phước (2005 – 2009) do Ủy
Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Phước thực hiện.
– Báo cáo khảo sát tính đa dạng sinh học vườn quốc gia Bù Gia Mập tháng
7/2007 (Thuộc dự án: Nâng cao năng lực bảo tồn đa dạng sinh học VQG Bù Gia
Mập giai đoạn 2006-2008) do Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển (CBD)
thuộc Viện Sinh học nhiệt đới và VQG Bù Gia Mập phối hợp thực hiện dưới sự tài
trợ của Quĩ bảo tồn Việt Nam.
– Đánh giá đa dạng sinh học và kinh tế – xã hội của lâm trường Nghĩa Trung,
tỉnh Bình Phước. Dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên.
– Báo cáo về diễn biến rừng hàng năm của chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Phước.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác mà chúng tôi chưa có điều
kiện tìm hiểu.

3. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
+ Hệ quan điểm
- Quan điểm hệ thống:

Hệ sinh thái rừng là một lĩnh vực trong hệ thống của khoa học tự nhiên, nó
tồn tại trong mối tương quan giữa sinh vật và môi trường. Do vậy, khi nghiên cứu
hiện trạng suy thoái về hệ sinh thái rừng thì không thể nào không đụng chạm đến
13


các thành phần trong mối quan hệ đó, mà nó còn tương tác đến điều kiện kinh tế xã hội nơi mà nó tồn tại. Vì vậy, khi nghiên cứu về lĩnh vực hệ sinh thái rừng trong
bất kỳ lãnh thổ nào cần phải đứng trên quan điểm hệ thống để xem xét trong các
mối quan hệ giữa địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ đó. Dựa trên cơ
sở đó để đưa ra những nhận định, đánh giá và kết luận một cách chính xác và khoa
học.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Trong nghiên cứu địa lý tỉnh Bình Phước, quan điểm tổng hợp lãnh thổ được
vận dụng để phát hiện các cấu trúc bên trong cũng như động lực của nó ảnh hưởng
đến các hình thái kinh tế xã hội trong một tổng hợp thể lãnh thổ. Giữa Bình phước
và các vùng phụ cận có sự khác biệt về ngoại diện cũng như nội hàm nhưng chúng
có mối quan hệ gắn bó với nhau trong chừng mực nhất định. Đặc biệt, khi xem xét
vấn đề suy thoái hệ sinh thái rừng ở Bình Phước thì chúng ta không thể nào dựa trên
những nguyên nhân tác động trong tỉnh, mà còn nhiều nguyên nhân khác liên quan
đến các vùng bao quanh.
- Quan điểm sinh thái – bền vững
Đây là quan điểm mấu chốt, đặc biệt quan trọng khi thực hiện đề tài này vì
nội dung chính của đề tài đặt ra cũng xoay quanh vấn đề môi trường và phát triển
bền vững.
Dựa trên quan điểm sinh thái – bền vững mới có thể đánh giá tốt mức độ tác
động của các hoạt động kinh tế xã hội, các chính sách, chủ trương phát triển kinh tế
đối vối môi trường tự nhiên nói chung và hiện trạng suy thoái hệ sinh thái rừng nói
riêng.
Trên quan điểm này, có cái nhìn đúng đắn, nhận định chính xác và những
đánh giá hợp lý, khoa học hơn về nhiều vấn đề khác. Qua đó, giúp chúng tôi đề ra

phương hướng giải quyết phù hợp nhất và có những kiến nghị tối ưu để cải thiện
hiện trạng suy thoái hệ sinh thái rừng ở Bình Phước.
- Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Suy thoái là kết quả của một quá trình tác động lâu dài. Do đó, chúng tôi đã
dựa trên quan điểm lịch sử viễn cảcnh để xem xét các nguyên nhân, hệ quả, các mối
tương quan giữa các đối tượng. Nếu chỉ nghiên cứu hiện tại, đề tài chỉ thể hiện được
nội dung hiện trạng hệ sinh thái rừng chứ không thể phản ánh được quá trình suy
14


thoái của hệ sinh thái rừng. Quan điểm này vừa giúp chúng tôi xác định được chính
xác hơn nguyên nhân, vừa có thể giúp chúng tôi phán đoán được hệ quả của những
hoạt động trong tương lai. Từ đó, có những cái nhìn đúng đắn hơn và nhận định rõ
mức độ quan trọng của vấn đề để đưa ra các kiến nghị, phương hướng giải quyết và
định hướng phát triển ổn định trong thời gian tới.
+ Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp chủ yếu khi thực hiện đề tài này.
Do tài liệu phân tán cả về nội dung lẫn các nguồn cung cấp nên việc sưu tầm,
tổng hợp gặp rất nhiều khó khăn, tốn không ít thời gian, công sức.
Các nguồn tài liệu nói về suy thoái rừng chung cho cả nước thì rất phong phú
nhưng các nguồn tài liệu về suy thoái rừng trong nội bộ tỉnh Bình Phước thì không
nhiều lắm. Chủ yếu là các báo cáo của các cơ quan trong tỉnh (Sở Tài nguyên và
Môi trường, Chi cục kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa
học và Công nghệ…) hoặc các cơ quan chuyên trách khác như: Viện Sinh học Nhiệt
đới, Phân viện Điều tra Qui hoạch rừng Nam bộ, các báo cáo của ban giám đốc các
Vườn quốc gia, các ban quản lý rừng phòng hộ… và không có nhiều sách báo nói
về lĩnh vực này.
Việc thu thập và nghiên cứu các tài liệu phải trải qua một thời gian dài và sắp
xếp chúng theo một trình tự hợp lý là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài.

Ngoài việc tìm kiếm tài liệu, trong quá trình nghiên cứu còn tham khảo thêm ý kiến
của các nhà khảo cứu.
- Toán học – xử lý, phân tích số liệu thống kê
Do đặc trưng của đề tài nên chủ yếu nguồn tài liệu thu được là các số liệu
thống kê. Qua đó, phân tích, đánh giá, so sánh các số liệu thu thập được để đưa ra
những nhận định và kết luận, tìm ra những nguyên nhân hợp lý. Phương pháp này
sử dụng nhiều trong cả phần đánh giá diễn biến rừng lẫn so sánh sự thay đổi về diện
tích. Đây là phương pháp không kém phần quan trọng so với phương pháp sưu tầm,
tổng hợp tài liệu.
- Bản đồ.
Là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lý.

15


Trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đây là phương pháp nghiên cứu sử dụng
xuyên suốt trong khi thực hiện đề tài. Ngoài một số bản đồ riêng của các đơn vị như
nông lâm trường Bù Đốp, Nông lâm trường Cao su Bình Phước, Cao su Phước
Long, Hạt kiểm lâm thị xã Phước Long,…còn sử dụng bản đồ tổng thể Lâm – nông
nghiệp của tỉnh. Ngoài ra còn sử dụng các tranh ảnh có liên quan để xem xét hiện
trạng suy thoái rừng trong thời gian vừa qua.
- Thực địa
Phương pháp thực địa được sử dụng hạn chế đo điều kiện kinh phí và
phương tiện, chỉ khảo sát ở một số vùng và không có điều kiện để đi hết tỉnh, chủ
yếu để kiểm tra lại một số kết quả đã nghiên cứu.

4. Các bước tiến hành
- Chọn đề tài và đăng ký với khoa, trường
- Thuyết minh đề tài
- Viết đề cương

- Sưu tầm tài liệu
- Khảo sát thực địa
- Viết báo cáo, vẽ bản đồ
- Nghiệm thu đề tài

16


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Một số khái niệm
Hệ sinh thái: Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường
vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi
trường để tạo nên chu trình vật chất (chu trình sinh-địa-hoá) và sự chuyển hóa của
năng lượng.
Rừng: (Theo XB.Belov -1976) dựa trên quan điểm hệ thống đưa ra định nghĩa
“Rừng là một hệ thống sinh học tự điều chỉnh, bao gồm thảm cây gỗ, cây bụi, thảm
cỏ, động vật, vi sinh vật, đất và chế độ thủy văn, không khí và các sinh vật sống
trong đất”.
Như vậy, rừng phải là một tập hợp vô số cây thân gỗ, cây bụi, thảm cỏ và các
sinh vật khác định cư trên một khoảng đất nhất định, và giữa chúng có mối quan hệ
qua lại chặt chẽ với nhau, tán lá và hệ rễ của chúng phải giao nhau.
Rừng chứa hai nhóm vật sống:
+ Xây dựng và tích lũy vật chất hữu cơ (sinh vật sản xuất).
+ Thực hiện sự biến đổi và phân giải chất hữu cơ thành vật chất khoáng.
Cả hai nhóm này đều có ý nghĩa rất lớn đến sự sống của rừng.
Rừng được đặc trưng bởi 3 đặc điểm:
a. Các loài cây gỗ và nửa cây gỗ với các loài cây khác (bụi, cỏ, rêu…) có
ảnh hưởng qua lại với nhau: có lợi cho cây gỗ hay có hại (chèn ép, cạnh tranh lẫn

nhau).
b. Các thành phần của rừng không chỉ phụ thuộc vào môi trường, mà bản
thân chúng cũng tác động lại môi trường: vi khí hậu, đặc trưng của đất.
c. Tự phục hồi, đảm bảo sự thay thế các thế hệ (khả năng này có được khi
rừng không bị tác động xấu từ bên ngoài).
Như vậy, rừng là một hệ sinh thái, không phải là một quần xã cây gỗ hoặc
quần xã sinh vật. Rừng là một hệ thống rất phức tạp và có sự biến đổi liên tục về
cấu trúc, về sự sắp xếp của các loài và năng suất theo thời gian và không gian.

17


Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần
nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động
vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất,..). Nội dung
nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái,
về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh
vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này
với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng (E.P. Odum 1986, G. Stephan
1980).
- Rừng khộp Là loại rừng thưa và thoáng, thường phân bố ở những vùng có
khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt. Ở rừng khộp, cây rừng phát triển mạnh vào mùa
mứa và rụng lá vào mùa khô. Vì cây lá rụng nhiều, ở mặt đất lại thường là các loại
cỏ, le và cây con mọc dày đặc nên loại rừng này cực kỳ dễ cháy vào mùa khô. Tuy
nhiên, chính lửa lại là yếu tố tích cực làm quả cây có đủ điều kiện để nảy mầm và
tạo nên sức tái sinh mãnh liệt của rừng khộp. Vào mùa khô, rừng trơ trụi lá, đất đai
khô cằn, các dòng suối trong rừng hầu hết đều cạn kiệt, nhìn như những khu rừng
chết, nhưng chỉ cần có một cơn mưa thoáng qua là cả khu rừng lập tức bừng màu
xanh trở lại.


1.2. Phân loại rừng:
Có nhiều cách phân loại rừng, ở đây đề cập đến 2 cách phân loại:
• Phân loại theo nguồn gốc hình thành.
- Rừng tự nhiên: là rừng có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các loại rừng
nguyên thủy, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên sinh bị tác động), rừng thứ
sinh được làm giàu bằng tái sinh tự nhiên hay nhân tạo.
- Rừng trồng: là rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất
chưa có rừng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng.
• Phân loại theo nguồn gốc sử dụng.
+ Rừng sản xuất: được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho
mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản
rừng) và kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sinh thái.
+ Rừng phòng hộ: được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng
cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống cát
bay, sóng biển, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái và
18


an ninh môi trường. Hệ thống rừng phòng hộ được chia ra: rừng phòng hộ đầu
nguồn, rừng chống cát bay, rừng kiểm soát sóng biển và xói lở bờ biển và rừng bảo
vệ môi trường.
+ Rừng đặc dụng: được xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, các
hệ sinh thái rừng và nguồn gen động-thực vật rừng, tiến hành nghiên cứu khoa học,
bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh và vì mục đích giải trí
và du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên
và các khu di tích văn hóa và nghiên cứu.

1.3. Vai trò của rừng.
Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, rừng còn
là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, có vai trò cực kỳ quan

trọng trong việc tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất
đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội
mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường. Hiện nay rừng được đánh giá
theo các vai trò chính như sau:
- Là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt
đới. Năng suất trung bình của rừng trên thế giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm, đáp
ứng 2 - 3% nhu cầu lương thực phẩm cho con người.
- Rừng có vai trò to lớn về môi trường và phát triển, là nguồn cung cấp
nguyên vật liệu cần thiết cho con người.
- Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, dược liệu, du lịch, giải trí...
- Rừng là "lá phổi xanh" hấp thụ CO2, tái sinh oxy, điều hòa khí hậu
cho khu vực. Về tác dụng cân bằng sinh thái, rừng có vai trò vô
cùng quan trọng:
- Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần
khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu. Rừng là vật cản trên đường di
chuyển của gió và có ảnh hưởng đến tốc độ cũng như thay đổi hướng gió. Rừng
không chỉ chắn gió mà còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng đến vòng tuần
hoàn trong tự nhiên. Bên cạnh đó, rừng cũng góp phần làm giảm tiếng ồn. Rừng
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển.
19


Rừng còn tạo ra một hoàn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khoẻ con
người. Rừng làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí.
- Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật
có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất
và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Tán rừng có khả năng giảm sức công
phá của nước mưa đối với lớp đất bề mặt. Rừng còn làm tăng khả năng thấm và
giữ nước của đất, hạn chế dòng chảy trên mặt. Chính vì vậy, đã làm giảm đáng kể

lượng đất bị xói mòn.
- Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh
hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp chất
dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loại côn trùng và động vật đất. Hệ rễ cây có ảnh
hưởng lớn đến tính chất lý hoá của đất. Rễ cây ăn sâu trong đất làm cho nó trở
nên tơi xốp, tăng khả năng thấm nước và giữ đất, chống lại quá trình xói mòn.
- Là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật và vi sinh vật, rừng được xem
là ngân hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quí.
Mất rừng sẽ làm mất dần nguồn tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến sự tuyệt
chủng của nhiều loài sinh vật. Phá rừng làm mất nơi cư trú và ảnh hưởng đến tổ
sinh thái của các sinh vật, dẫn đến làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể trong
loài cũng như giữa các loài với nhau. Rừng là một hệ sinh thái đã được thiết lập ở
trạng thái cân bằng, trong đó mỗi loài đều có vai trò không thể thiếu để duy trì
hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái. Do vậy khi 1 loài bị suy giảm hoặc bị biến
mất sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài khác, và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến
hệ sinh thái của cả rừng.

20


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SUY THOÁI HỆ SINH THÁI
RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1. Khái quát tỉnh Bình Phước
2.1.1. Lịch sử hình thành
Tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập cuối năm 1972, sau khi Trung
ương cục miền Nam quyết định giải thể phân khu Bình Phước (được thành lập ngày
30/01/1971). Đến ngày 02/07/1976, Tỉnh Sông Bé được thành lập bao gồm 2 tỉnh:
Bình Phước, Thủ Dầu Một và 3 xã thuộc huyện Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh). Tỉnh
Sông Bé lúc bấy giờ được chia thành 7 huyện thị: Bình Long, Phước Long, Đồng
Phú, Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một. Tháng 02/1978 huyện

Lộc Ninh được thành lập trên cơ sở tách một số xã của huyện Bình Long và Phước
Long. Năm 1988, huyện Phước Long được chia thành 2 huyện: Phước Long và Bù
Đăng. Ngày 01/01/1997, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Nghị quyết Quốc hội
khóa IX kỳ họp thứ 10, tỉnh Bình Phước được tái lập bao gồm 5 huyện cuả tỉnh
Sông Bé đó là: Đồng Phú, Phước Long, Bù Đăng, Bình Long và Lộc Ninh, tỉnh lỵ
đặt tại Đồng Xoài (huyện Đồng Phú). Ngày 01/09/1999 Chính phủ ban hành Nghị
định 90/1999/NĐ – CP về thành lập thị xã Đồng Xoài. Ngày 01/01/2000 thị xã
Đồng Xoài chính thức đi vào hoạt động.
Qua nhiều lần phân chia lại ranh giới hành chính thì hiện nay (2008) Bình
Phước bao gồm 8 huyện thị: thị xã Đồng Xoài, huyện Đồng Phú, Phước Long, Bù
Đăng, Bình Long, Chơn Thành, Lộc Ninh và Bù Đốp. Bình Phước hiện có 94 xã,
phường, thị trấn (4 phường, 8 thị trấn, 82 xã).
Trong tương lai có thể Bình Phước sẽ tiếp tục có sự phân bố, điều chỉnh lại
ranh giới hành chính cho phù hợp với tình hình thực tế và để việc quản lý và thực
hiện các chính sách dân sinh, kinh tế, môi trường, khai thác và bảo vệ tài nguyên
hiệu quả hơn.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam
Bộ. Có diện tích tự nhiên là 6.874,41 km2 (chiếm khoảng 2,07% diện tích cả nước
21


và bằng khoảng 30% diện tích vùng ĐNB), được giới hạn trong tọa độ địa lý từ
11017’ đến 12019’ vĩ độ Bắc và 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông. Tỉnh được
phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã bao gồm: thị xã Đồng
Xoài, Bình Long, Phước Long các huyện Đồng Phú, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp,
Hơn Quảng, Bù Gia Mập và huyện Chơn Thành.
Ranh giới hành chính được xác định bởi:
- Phía Bắc giáp với Campuchia.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia.
- Phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai.
- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Bình Phước được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng
bằng, là tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài 240 km nên có vị trí chiến lược
rất quan trọng đối với an ninh Quốc gia.
2.1.2.2. Địa chất
Phần lớn tỉnh Bình Phước có nền địa chất là phun trào bazan thuộc các thời
kỳ khác nhau, phần còn lại là nền trầm tích cổ sa phiến thạch kỷ Jura và trầm tích
kỷ Đệ Tứ, trầm tích hiện đại. Trên nền địa chất này, cùng với yếu tố khí hậu nóng
ẩm lớp vỏ phong hóa phát triển khá dày và hình thành các lớp đất phát triển trên
bazan có độ dày tầng đất trên 100 cm. Phần còn lại là đất phát triển kém, có độ dày
tầng đất dưới 50 m trên nền trầm tích của sa phiến thạch, một phần trên phù sa cổ và
các vùng có đá xâm nhập xuất hiện. Theo tài liệu địa chất khoáng sản Đông Nam
Bộ cho thấy trong vùng nghiên cứu có các đá mẹ và các mẫu chất sau:
- Đá bazan: đá bazan bao phủ phần lớn diện tích lãnh thổ (khoảng 58% bề mặt lãnh
thổ). Phân bố ở hầu hết các huyện, tập trung nhiều nhất ở các thị xã Phước Long,
Bù Đăng, Bình Long, Lộc Ninh. Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt
sắt cao 10 - 11%, oxyt magie từ 7 - 10%, oxyt canxi 8 - 10%, oxyt photpho 0,5 0,8%, hàm lượng Natri cao hơn Kali một chút. Vì vậy, các đá bazan thường có màu
đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hóa rất dày
trung bình từ 20 - 30 m và có màu nâu đỏ rực rỡ. Từ đá này đã hình thành ra các
loại đất đỏ bazan màu mỡ rất thích hợp với các cây trồng có giá trị kinh tế cao như
cao su, tiêu, điều, cây ăn quả … Ngoài ra, đá bazan còn là một nguồn vật liệu xây
dựng rất quan trọng của khu vực.
22


- Đá Granit: đây là đá cổ hơn hết, lộ ra ở núi Bà Rá ở phía Bắc tỉnh nhưng chỉ
chiếm một diện tích rất nhỏ khoảng 0,15% bề mặt lãnh thổ. Nhóm đá granit với các
biến đổi sang xu hướng granodiorit và diorit. Thành phần hóa học với hàm lượng

SiO2 tương đối cao (60 - 70%), Fe2O3 thấp (0,2 - 1,4%), chứa nhiều K2O. Đá bị
phong hóa theo cơ chế bóc vỏ, tạo nên sườn tích rất thô, gồm có cát silic với mảnh
đá vụn trôi thành lớp, nằm theo triền và vây quanh chân núi. Đất hình thành trên đá
granit có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước nhanh, pha ít sét màu nâu vàng đến
vàng nhạt. Tầng đất thường mỏng đến rất mỏng, nhiều nơi lộ hoàn toàn đá gốc và
đá lộ đầu thành cụm. Đá granit hình thành ra nhóm đất xám (Acrisols) và nhóm đất
tầng mỏng (Leptosols) với đặc tính rửa trôi, hoạt tính thấp và thành phần cơ giới
nhẹ.
- Đá phiến sét: đá phiến sét bao trùm khoảng 12% bề mặt lãnh thổ, phân bố chủ yếu
ở các huyện Đồng Phú, Bù Đăng và một ít ở Lộc Ninh và Phước Long. Đá rất cổ
(tuổi Mezozoi), là nền móng của lãnh thổ nhưng một phần lớn diện tích bị Aluvi
Neogen và Bazan phủ lấp lên. Đá có màu thay đổi, mức độ phong hóa cao, thường
thấy đá mục nát ở đáy vỏ phong hóa. Đất trên đá phiến sét thường có màu vàng hay
vàng nhạt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, các chất dinh dưỡng khá. Tuy
nhiên, do phong hóa mạnh cùng với quá trình xói mòn rửa trôi mạnh nên đất thường
có tầng mỏng, nhiều nơi đất hoàn toàn trơ đá hoặc đá non mục nát trơ trên mặt đất.
- Mẫu chất phù sa cổ: mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pleistocene, bao phủ khoảng 12%
bề mặt lãnh thổ. Tầng dày của phù sa cổ từ 2 - 3 đến 5 - 7 m, vật liệu của nó màu
nâu vàng, lên sát tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô, tạo cho đất
có cấp hạt cát là chủ yếu (cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình). Các loại đất hình
thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ. Thêm vào đó, điều kiện
nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng
chất và có hoạt tính thấp. Do đó, phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm
đất đỏ vàng và nhóm đất xám (Acrisols).
2.1.2.3. Địa hình
Tỉnh Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, trong tỉnh vừa có địa
hình đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu
trũng. Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam,

23



bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông, suối khá dày dạng cành cây;
dựa vào hình thái có thể phân chia thành các dạng địa hình chính sau:
- Địa hình núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 300 - 600 m, tạo thành chủ yếu từ những núi
lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ
xuống. Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú và
một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh.
- Địa hình đồi và đồi núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 100 – 300 m, có bề mặt lượn
sóng nhẹ, kết nối với các dãy Bazan đá phiến thuộc huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bắc
Đồng Xoài. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải (3 - 50). Đây là kiểu địa hình
bóc mòn - tích tụ.
- Địa hình bằng trũng: địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi trũng, các
vùng bằng phẳng giữa đồi núi ở độ cao < 100 m và nơi đây vật liệu hình thành đất
thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, do quá trình canh tác đất ngày một
thuần thục hơn.
- Về độ dốc địa hình: thống kê diện tích đất theo độ dốc địa hình cho thấy, địa hình
có độ dốc < 150 (cấp I, II, III), thuận lợi cho sử dụng đất và sản suất nông nghiệp
chiếm 70% diện tích lãnh thổ, trong đó địa hình rất thuận lợi 50,9%; thuận lợi
19,01%. Địa hình không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ có khoảng 16,4%
diện tích lãnh thổ (cấp IV, V).
2.1.2.4. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Bình Phước thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu
nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc
điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:
- Chế độ mưa: lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325 mm.
Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90% lượng mưa cả năm.
Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8 và
tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường ít có mưa. Mưa gây lũ thường xảy ra vào các tháng

8, 9, 10.
- Nhiệt độ không khí: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo
nên Bình Phước có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 26,20C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 220C. Nhiệt độ bình quân cao nhất
24


×