Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 138 trang )

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ HẰNG







TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐẾN NĂM 2020





LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC











THÁI NGUYÊN - 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ HẰNG






TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐẾN NĂM 2020

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 95




LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIỆT TIẾN






THÁI NGUYÊN - 2010


3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Tiến sĩ
Nguyễn Việt Tiến, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt qúa
trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở Công thương, Sở Kế hoạch và
đầu tư đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp nguồn tư liệu hết sức cần thiết và quý
giá trong quá trình hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học và các thầy -

cô giáo trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Khoa Công nghệ
thông tin cùng bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.


Thái Nguyên, tháng 09 năm 2010

Tác giả


Nguyễn Thị Hằng









4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các
số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và đảm
bảo tính khoa học.

Thái nguyên, tháng 9 năm 2010

Tác giả





















5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt
Viết tắt

Viết đầy đủ
1
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
2
CCN
Cụm công nghiệp
3
CNH
Công nghiệp hóa
4
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
5
DN
Doanh nghiệp
6
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
7
GTSXCN
Giá trị sản xuất công nghiệp
8
KCN
Khu công nghiệp
9
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
10
FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
11
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
12
TNG
Công ty cổ phầ n may xuấ t khẩ u Thá i Nguyên
13
TDMNPB
Trung du, miền núi phía Bắc
14
UNIDO
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc
15
UBND
Ủy ban nhân dân
16
VLXD
Vật liệu xây dựng
17
SXCN
Sản xuất công nghiệp
18
SXVLXD
Sản xuất vật liệu xây dựng






6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Stt
Số hiệu
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009
51
2
Bảng 2.2
Đóng góp của công nghiệp trong tổng GDP Thái Nguyên giai đoạn
2000 – 2008
53
3
Bảng 2.3
Các sản phẩm chủ yếu của ngành cơ khí Thái Nguyên năm 2008
63
4
Bảng 2.4
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
65
5
Bảng 2.5
Sản lượng các sản phẩm chính của ngành sản xuất VLXD năm 2008

69
6
Bảng 2.6
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo địa bàn giai đoạn 2000 - 2008
80
7
Bảng 3.1
Danh mục các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã được quy hoạch
106
8
Bảng 3.2
Quy hoạch các cụm công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2020
107
9
Bảng 3.3
Quy hoạch các điểm công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2020
108









7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC CÁC HÌNH

Stt
Số hiệu
Tên hình
Trang
1
Hình 2.1
Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2009
31
2
Hình 2.2
Bản đồ phân bố khoáng sản Thái Nguyên năm 2009
35
3
Hình 2.3
GTSXCN Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009
52
4
Hình 2.2
GTSXCN Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 –
2008
53
5
Hình 2.5
Bản đồ hiện trạng phát triển công nghiệp Thái Nguyên năm 2009
54
6
Hình 2.6

Cơ cấu kinh tế Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009
55
7
Hình 2.7
Cơ cấu lao động theo nhóm ngành công nghiệp năm 2008
56
8
Hình 2.8
GTSX ngành công nghiệp luyện kim giai đoạn 1997 - 2009
58
9
Hình 2.9
GTSX ngành công nghiệp cơ khí giai đoạn 1997 - 2008
61
10
Hình 2.10
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành khai thác khoáng sản Thái Nguyên
66
11
Hình 2.11
GTSX ngành vật liệu xây dựng giai đoạn 1997 - 2008
68
12
Hình 2.12
GTSX ngành CB nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống giai đoạn 1997 - 2008
71
13
Hình 2.13
GTSXCN ngành dệt may, da giày giai đoạn 1997 - 2008
75

14
Hình 2.14
Giá trị ngành sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt giai đoạn 1997 - 2010
76
15
Hình 2.15
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hóa chất giai đoạn 1997 - 2008
79
16
Hình 2.16
Cơ cấu GTSXCN Thái Nguyên theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2009
85
17
Hình 3
Bản đồ định hướng phát triển công nghiệp Thái Nguyên
109
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đất nước ta là phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để hoàn thành mục tiêu đó, cần sự

đóng góp nỗ lực không ngừng của tất cả các tỉnh thành trong phát triển kinh tế,
trước hết là công nghiệp.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có lợi
thế về tài nguyên để phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là công nghiệp.
Trong những năm qua, nhất là từ khi tái lập tỉnh Thái Nguyên (năm 1997), lãnh đạo
Tỉnh đã nắm bắt kịp thời cơ, đề ra chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
phát triển công nghiệp đúng đắn nên đã đạt được một số kết qủa trong phát triển kinh
tế. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng
dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong tổng sản phẩm GDP. Trong cơ cấu kinh tế
chung, công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc làm
thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, ngành công nghiệp phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng, Thái Nguyên vẫn là một trong những tỉnh nghèo, một
số chỉ tiêu kinh tế - xã hội còn thấp hơn mức bình quân của cả nước.
Trong thực tiễn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, phát
triển công nghiệp và dịch vụ sẽ làm giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
nông thôn, thúc đẩy chế biến nông - lâm sản, làm cho kinh tế nông thôn phát triển,
hướng tới xây dựng nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng,
Thái Nguyên phải nỗ lực hơn nữa nhằm phát huy tối đa những lợi thế, khắc phục khó
khăn về chủ quan cũng như khách quan hiện nay để đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH.
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh là việc làm cần thiết,
nhằm có được những định hướng và giải pháp đúng đắn cho việc phát triển công
nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: đẩy mạnh nền công nghiệp của tỉnh
phát triển tương xứng với tiềm năng để đến năm 2020, Thái Nguyên cơ bản trở

thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Xuất phát từ đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tiềm năng, hiện trạng và định
hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020".
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp để đánh giá
tiềm năng, phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp Thái Nguyên. Trên cơ
sở đó, nêu định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hơn
nữa ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ngành công nghiệp.
- Đánh giá các tiềm năng, phân tích thực trạng phát triển công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên.
- Nêu định hướng và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp
tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển công nghiệp tỉnh Thái
nguyên giai đoạn 2000 - 2009 và định hướng phát triển đến năm 2020.
- Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng và giải
pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp Thái Nguyên.

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
* Trên thế giới:
Nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp không còn là vấn đề mới mẻ trên

thế giới. Vai trò, vị trí quan trọng của ngành công nghiệp đối với phát triển kinh tế
cũng đã được khẳng định qua thực tiễn. Vấn đề phát triển công nghiệp được nghiên
cứu từ rất sớm trong nhiều tài liệu khác nhau:
- A. Weber (1900), Bàn về vai trò của lý luận phân bố công nghiệp. Lý thuyết của A.
Weber đã đưa ra mô hình không gian phân bố công nghiệp trên cơ sở nguyên tắc cực
tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi nhuận.
- N.N. Kôlôxôpxki (1947) đưa ra lý thuyết về chu trình sản xuất năng lượng dựa trên
nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, trong đó có chu trình của các kim loại đen
dựa trên việc khai thác và sử dụng quặng sắt, mangan, crôm, kẽm…
- E.B. Alaev (1987), Những vấn đề về tổ hợp sản xuất - lãnh thổ ở Liên Xô.
- Junichi Mori - thành viên của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc
(UNIDO) “Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization:
Increasing Positive Vertical Externalities Through Collaboratve Training” (Phát triển
ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp hóa của Việt Nam).
- Kriengkrai Techakanont and Thamvit Terdudomtham(2004) “Historical
Development of Supporting Industries: A Perspective from Thailand” (Lịch sử phát
triển ngành công nghiệp: Một nhận thức từ Thái Lan).
* Trong nước:
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, phát triển công
nghiệp là nhiệm vụ quan trọng. Do vậy, nghiên cứu về ngành công nghiệp đã trở
thành mối quan tâm chung của Nhà nước, của các địa phương, của nhiều nhà Kinh
tế học, nhà Địa lý học,… Vì thế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình hình
công nghiệp Việt Nam, nhất là trong thời kỳ CNH - HĐH như:
- Võ Đại Lược (1998), Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới, NXB Khoa học - xã hội.
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

- Nguyễn Đình Phan (2000), Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
- Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Bộ Công nghiệp (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp
Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, Viện nghiên cứu chiến lược, chính
sách công nghiệp, Hà Nội.
- Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2001), Chính sách công nghiệp và các
công cụ chính sách công nghiệp: kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học rút ra cho
công nghiệp hóa Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
- Trần Đình Thiên (2002), CNH, HĐH ở Việt Nam, phác thảo lộ trình, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt
Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
- Bộ Công nghiệp (2006), Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Viện nghiên
cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Hà Nội.
* Thái Nguyên: Đối với Thái Nguyên , việc nghiên cứu về ngà nh công nghiệp
cũng đã được đề cập trong mộ t số tà i liệu:
- Trịnh Trúc Lâm (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Sở Giáo dục và đào tạo Thái Nguyên.
- Sở Công thương Thái Nguyên (2008), Quy hoạch phát triển công nghiệp Thái
Nguyên giai đoạn 2010 - 2020.
Các công trình nghiên cứu trên cho thấy, công nghiệp là ngành có vai trò vô
cùng quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu về ngành là công việc cần thiết giúp mỗi quốc
gia, mỗi địa phương thấy được tầm quan trọng cũng như việc đề ra các biện pháp,
các chiến lược phát triển công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

công trình nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi về cơ sở lý luận, góp phần định hướng
trong việc xây dựng và thực hiện đề tài.

5. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm tổng hợp
Ngành công nghiệp phát triển được là dựa vào các nguồn lực. Vì vậy, khi
nghiên cứu thực trạng phát triển ngành công nghiệp, cần phải xem xét các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của ngành trong
mối quan hệ chung với toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.
Quan điểm hệ thống
Ngành công nghiệp Thái Nguyên là một hệ thống, thuộc hệ thống nền công
nghiệp chung của cả nước. Do đó, vận dụng quan điểm này để nghiên cứu và rút ra
kết luận tổng thể về đối tượng nghiên cứu.
Quan điểm lịch sử
Để phân tích sự phát triển công nghiệp của Thái Nguyên, phải có sự nhìn
nhận toàn diện, từ qúa khứ đến thời điểm hiện tại, trên cơ sở đó, dự báo được sự
phát triển của ngành trong tương lai.
Quan điểm thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở để kiểm chứng các lý luận. Dựa trên quan điểm này, khi
nghiên cứu hiện trạng phát triển của ngành công nghiệp, phải thường xuyên gắn liền
với thực tiễn để thấy được sự thay đổi của nó. Những sự kiện có tính cập nhật sẽ
góp phần làm mới nguồn tài liệu đã có, làm cho đề tài có tính thuyết phục hơn.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã tiến hành thu thập,
phân tích tài liệu đã công bố từ nhiều nguồn khác nhau như trong các sách báo, tạp chí,
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã được công bố, các công trình nghiên
cứu khoa học, đặc biệt là các số liệu từ Sở Công thương Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành thu thập các số liệu mới. Đó là các số
liệu chưa được công bố, tính toán chính thức. Nó phản ánh kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các vấn đề khác có liên quan; thu thập từ các
doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các cá nhân, chuyên gia
trong lĩnh vực công nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu thực địa
Để hoàn thiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực địa
nhằm bổ sung tài liệu và kiểm chứng các kết quả nghiên cứu. Việc khảo sát thực địa
còn nhằm đối chiếu số liệu thu thập được và thực tế để rút ra những nhận xét, đánh giá
về tiềm năng và hiện trạng phát triển của ngành công nghiệp Thái Nguyên. Các
điểm thực địa bao gồm một số khu, cụm công nghiệp tại Thái Nguyên.
Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lí, kiểm tra, đánh giá
quy mô, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp.
Phương pháp so sánh
Sử dụng để so sánh điều kiện và hiện trạng phát triển của ngành công nghiệp
Thái Nguyên với công nghiệp cả nước và một số tỉnh trong vùng Trung du, miền
núi phía Bắc; đối chiếu các số liệu của ngành công nghiệp Thái Nguyên qua các giai
đoạn khác nhau để thấy được sự phát triển của nó.
Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Dựa trên quan điểm hệ thống, phương pháp bản đồ được sử dụng trong việc
xử lý các thông tin để chọn chỉ tiêu, thử nghiệm xây dựng các bản đồ chuyên đề về
hiện trạng và dự báo sự phát triển của các địa điểm công nghiệp trong khu vực
nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài đã chuyển hóa nguồn số liệu thành các biểu đồ để trực
quan hóa kết quả nghiên cứu.
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Tổng quan có chọn lọc các nghiên cứu lí luận liên quan tới phát triển công nghiệp.
Đánh giá các tiềm năng phục vụ cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
Phân tích hiện trạng về phát triển công nghiệp và những đóng góp của ngành
đối sự với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Khái quát các định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh
phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
Luận văn có thể được sử dụng làm tư liệu để tham khảo trong dạy học địa lý,
đặc biệt là địa lý địa phương.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển công nghiệp tỉnh Thái
Nguyên.
Chƣơng 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 3: Định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020.



8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm về công nghiệp và công nghiệp hóa

1.1.1.1. Khái niệm về công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, được định nghĩa theo
nhiều trường phái, quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau.
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc: “công nghiệp là một tập hợp các hoạt
động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để
tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp gồm cả 3 loại hình: công nghiệp khai thác
tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo nó (dịch vụ sửa chữa,
dịch vụ quảng cáo, dịch vụ thông tin).”
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Công nghiệp là một bộ phận của nền
kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế
biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là
hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các
tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.”
Theo PGS - TS Nguyễn Đình Phan: “Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc
lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã
hội’’ [13, Tr.5].
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp, nhưng cách hiểu
phổ biến và thông dụng hơn cả là theo quan niệm của Liên Hợp Quốc. Khái niệm
đó cho thấy, công nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, bao
gồm 3 loại hình có quan hệ chặt chẽ với nhau: công nghiệp khai thác, công nghiệp
chế biến và các dịch vụ sản xuất đi cùng. Trong đó:
9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Công nghiệp khai thác: gồm khai khoáng, khai thác nhiên liệu, khai thác tài
nguyên nước, khai thác rừng, khai thác các sinh vật tự nhiên,…
Công nghiệp chế biến: chế biến các vật chất tự nhiên thành dạng vật chất có
tính năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của đời sống con người, biến vật chất thành của
cải và tư liệu sản xuất cho các ngành khác.

Dịch vụ sản xuất đi cùng: gồm các dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu,
thiết kế mẫu mã, tư vấn phát triển và tiêu thụ, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp…
1.1.1.2. Khái niệm về công nghiệp hóa
Có nhiều khái niệm khác nhau về CNH:
Theo Mazlish: “CNH là một quá trình được đánh dấu bằng một sự chuyển động
từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế được gọi là công nghiệp”.
Ladriere cho rằng: “CNH là một quá trình mà các xã hội ngày nay chuyển từ
một kiểu kinh tế dựa trên nông nghiệp với đặc điểm năng suất thấp và tăng trưởng cực
kỳ thấp hay bằng không sang một kiểu kinh tế về cơ bản dựa trên công nghiệp với các
đặc điểm năng suất cao và tăng trưởng tương đối cao”.
Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO): “CNH
là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng
các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều
ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm cơ cấu kinh tế này có một bộ
phận luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả
năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới
sự tiến bộ về kinh tế - xã hội”.
Như vậy, khái niệm của UNIDO đưa ra mang tính sâu sắc hơn vì đã chú
trọng tới nội dung cơ bản của quá trình CNH là quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Từ khái niệm đó cho thấy:
- Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa: đảm bảo nền kinh tế phát triển với
nhịp độ cao, đạt được tiến bộ cả về mặt kinh tế và xã hội.
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

- Nội dung của công nghiệp hóa: bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh
tế, xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành. Vấn đề nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng
công nghệ hiện đại là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa.
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Việt Nam, công nghiệp hóa (theo nghĩa hẹp)

được hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế
công nghiệp là chủ đạo. Theo nghĩa rộng, công nghiệp hóa là quá trình chuyển từ xã
hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh
công nghiệp. Như vậy, công nghiệp hóa là một quá trình biến đổi về chất của nền
kinh tế, xã hội và nền văn minh. Đó là quá trình tất yếu khách quan đối với tất cả
các quốc gia để chuyển từ nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển sang xã hội phát
triển, văn minh.
1.1.2. Vai trò của ngành công nghiệp
Từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới cho thấy:
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và không thể thiếu được đối với bất kì
quốc gia nào. Trình độ phát triển công nghiệp nói lên trình độ phát triển kinh tế của
quốc gia đó. Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của tất cả các
ngành kinh tế và góp phần nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
Theo E.F.SCHUMACHER: “Một lần nữa, về công nghiệp và chắc chắn công
nghiệp là nhân tố quyết định bước đi của cuộc sống hiện đại” [8, Tr.29].
* Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế
Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự
tăng trưởng kinh tế, sản xuất ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Công
nghiệp sản xuất ra máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế mà
không ngành nào có thể thay thế được, góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng
chung của cả nền kinh tế. Theo Mác - Ăng ghen: “Sự phân công lao động, việc sử
dụng sức nước, nhất là sức của hơi nước, và việc ứng dụng máy móc, đó là ba đòn
bẩy lớn nhờ đó nền công nghiệp từ giữa thế kỷ 18 đã làm lay chuyển nền tảng của
thế giới” [6, Tr.346].
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


* Công nghiệp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, dịch vụ

Công nghiệp có vai trò không thể thiếu đối với phát triển nông nghiệp bởi nó
cung cấp cho sản xuất nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như: phân bón,
thuốc trừ sâu, máy móc để cơ giới hóa, nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất,
nhờ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Công nghiệp còn có vai trò
quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp cũng như xây
dựng nông thôn mới, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên sản
xuất hàng hóa.
* Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống nhân dân
Sản xuất nông nghiệp cung cấp cho con người những sản phẩm tiêu dùng
thiết yếu, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, còn công nghiệp cung cấp
cho chúng ta hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
và phong phú, như cung cấp các sản phẩm dùng trong sinh hoạt phục vụ cho ăn uống,
đi lại, tiêu khiển và giải trí,
Ngoài ra, công nghiệp phát triển còn nảy sinh chức năng hướng dẫn tiêu
dùng cho con người. Bởi vì, công nghiệp ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm mới, nảy
sinh nhu cầu tiêu dùng và xuất hiện những trào lưu mới trong tiêu dùng. Đây là hệ quả tích
cực mà công nghiệp mang lại cho văn minh nhân loại.
* Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Theo “mô hình hai khu vực” trong “Tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á
gió mùa” của nhà kinh tế người Nhật Bản Harry T.Oshima, “nhờ sự đầu tư các máy
móc, thiết bị và áp dụng công nghệ sinh học mà nông nghiệp phát triển theo chiều
sâu. Vì vậy, một bộ phận lao động nhàn rỗi đã chuyển sang hoạt động công nghiệp
nhưng vẫn không làm giảm sản lượng nông nghiệp” [11, Tr.106]. Như vậy, công
nghiệp làm tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lao động của người nông dân nhờ
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

nâng cao năng suất lao động. Điều đó đã làm nông dân có nhiều thời gian nhàn rỗi

hơn, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế khác để nâng cao thu nhập.
Theo Mác - Ăng ghen: “Công nghiệp, nhờ có những phát minh về sau mỗi
năm một hoàn thiện ấy, lao động bằng máy móc đã thắng lao động bằng chân tay
trong các ngành công nghiệp” [6, Tr.331]. Điều đó cho thấy, không chỉ thu hút lao
động trong nông nghiệp mà công nghiệp còn có vai trò quan trọng, giải quyết những
vấn đề có tính chiến lược của nền kinh tế, xã hội như: tăng thu nhập dân cư và ổn
định xã hội, giải quyết việc làm, xóa bỏ sự cách biệt giữa miền xuôi với miền núi.
* Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản xuất
Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, quản
lý sản xuất của xã hội, vì công nghiệp không chỉ sử dụng trang thiết bị hiện đại mà
còn cần có phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao, giá thành hạ thông qua sản xuất dây chuyền. Từ đó, bản thân người
lao động sẽ được rèn luyện tác phong công nghiệp, tính tổ chức kỷ luật trong lao
động. Do đó, công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh của
nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình hội nhập và cạnh tranh của nền kinh tế toàn
cầu hiện nay, công nghiệp hóa là con đường tất yếu mà tất cả các quốc gia đều phải
trải qua nếu muốn hướng tới sự phát triển. Đặc biệt, đối với quốc gia đang phát triển
như Việt Nam, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường ngắn nhất để
đẩy lùi đói nghèo, giảm sự chênh lệch so với các nước phát triển trên thế giới.
1.1.3. Phân loại công nghiệp
Hiện nay, trong nền kinh tế quốc dân, người ta chia phát triển kinh tế thành 3
ngành khác nhau: ngành công nghiệp (bao gồm cả xây dựng); ngành nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản và ngành dịch vụ. Đối với công nghiệp, dựa trên các tiêu chí khác
nhau mà có các cách phân chia khác nhau.
1.1.3.1. Phân loại công nghiệp dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Đây là cách phân loại quan trọng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới trước

đây, nói lên tác dụng của sản phẩm công nghiệp trong sản xuất và tiêu dùng cũng
như mối quan hệ giữa chúng trong qúa trình tái sản xuất mở rộng. Dựa vào công
dụng kinh tế của sản phẩm, người ta chia công nghiệp thành các ngành sản xuất tư
liệu sản xuất (nhóm A - công nghiệp nặng) và các ngành sản xuất vật phẩm tiêu
dùng (nhóm B - công nghiệp nhẹ). Ngành công nghiệp nặng gồm tổng hợp của các
đơn vị sản xuất kinh doanh sản xuất ra các sản phẩm làm tư liệu sản xuất là chủ yếu,
đặc biệt là tư liệu lao động, còn ngành công nghiệp nhẹ gồm tổng hợp các đơn vị
sản xuất kinh doanh sản xuất ra các sản phẩm làm tư liệu tiêu dùng trong sinh hoạt là
chủ yếu. Căn cứ của sự phân loại này dựa vào phương hướng sản xuất, kinh doanh
chủ yếu và tỉ trọng sản phẩm được sản xuất là tư liệu sản xuất hay tư liệu tiêu dùng.
Phương pháp phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong việc vận dụng quy luật
tái sản xuất mở rộng để xây dựng mô hình cơ cấu công nghiệp phù hợp cho mỗi
nước, trong mỗi thời kì phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay, cách
phân loại này ít được sử dụng bởi nó khá đơn giản vì chỉ quan tâm đến công dụng
kinh tế của sản phẩm mà không xem xét cách thức để tạo ra sản phẩm đó.
1.1.3.2. Theo tính chất tác động đến đối tượng lao động
Đây là cách phân loại khá phổ biến hiện nay, là cơ sở để đánh giá trình độ
phát triển nền công nghiệp của một quốc gia. Theo cách phân loại này, công nghiệp
được phân ra làm 3 bộ phận:
- Công nghiệp khai thác: bao gồm: Khai thác các nguồn năng lượng như dầu
mỏ, khí đốt, than; khai thác các quặng kim loại; khai thác các quặng phi kim loại
(chủ yếu là vật liệu xây dựng); khai thác các quặng đặc biệt (uran, thori ); khai
thác vật liệu xây dựng. Trong đó, con người tác động trực tiếp vào tự nhiên để tạo ra
nguyên, nhiên liệu.
- Công nghiệp chế biến: Sản xuất và chế biến các sản phẩm phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của con người. Theo nguyên tắc phân ngành kinh tế quốc dân, công
nghiệp chế biến bao gồm ba ngành công nghiệp chủ yếu:
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


+ Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất: bao gồm ngành cơ khí, chế tạo máy,
các ngành kỹ thuật và điện tử, cung cấp toàn bộ tư liệu sản xuất cho nền kinh tế.
+ Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động như công nghiệp hóa chất, công
nghiệp luyện kim, hóa dầu, sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp yếu tố đầu vào cho
các ngành khác.
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm và các vật phẩm phục vụ tiêu dùng hàng
ngày như công nghiệp sản xuất gỗ, giấy, sành sứ, thủy tinh, may mặc và da giầy,
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của con người.
- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, gas: vừa sản xuất, vừa phân
phối điện, nước, gas cho hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt.
1.1.3.3. Theo tiêu chí mức độ tiến bộ trong quy trình sản xuất, trình độ trang thiết bị
kỹ thuật cũng như giá trị sản phẩm làm ra cuối cùng
Nhóm ngành công nghiệp thuộc “thế hệ thứ nhất”: là những ngành sử dụng
chủ yếu là lao động và tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu vốn nhỏ, tính sáng tạo và giá
trị gia tăng thấp. Thuộc nhóm này chủ yếu là các sản phẩm thô hoặc các sản phẩm sơ
chế phụ thuộc vào lao động thủ công, khai thác tài nguyên, gia công, lắp ráp theo
công nghệ ngoại nhập. Do đó, nhóm này bao gồm các ngành: công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt may, da giày, Những ngành này hiện
đang rất phổ biến ở Việt Nam.
Nhóm ngành công nghiệp thuộc “thế hệ thứ hai”: là những ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, công nghiệp điện tử và công nghệ thông
tin. Đây là ngành đòi hỏi cao hơn về công nghệ, xây dựng trên cơ sở những ngành
công nghiệp thuộc “thế hệ thứ nhất”, có tác dụng lan tỏa và nâng cao năng suất lao
động của nhiều ngành công nghiệp.
Nhóm ngành công nghiệp thuộc “thế hệ thứ ba”: bao gồm công nghiệp hóa
dầu, hóa dược, cơ khí chế tạo chính xác Đây là những ngành chứa nhiều chất xám,
có giá trị cao, tạo ra bước đột phá mang tính dẫn đầu trong một số ngành công nghiệp.
15


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1.1.3.4. Theo tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường và vai trò quan
trọng của từng ngành công nghiệp trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế (ở
các nước phát triển)
Theo cách phân loại này, người ta chia công nghiệp ra 3 nhóm ngành:
Nhóm ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh: gồm công nghiệp sản
xuất hàng dệt may, da giày, công nghiệp nhựa, tiểu thủ công nghiệp, đồ gỗ, công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm , phát triển trong thời kỳ đầu của quá trình
công nghiệp hóa do tận dụng được tiềm năng tự nhiên và đòi hỏi ít vốn, khoa học -
công nghệ không cao.
Nhóm ngành công nghiệp là cơ sở hạ tầng quan trọng: gồm công nghiệp thép,
công nghiệp khai thác, chế biến, công nghiệp hóa chất
Nhóm ngành công nghiệp tiềm năng: gồm công nghiệp cơ khí, chế tạo, công
nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin, công nghiệp có sản phẩm từ công nghệ
mới (nano, gen, bionic ) là những ngành công nghiệp hiện đại và có sức cạnh
tranh, đóng vai trò chủ đạo.
1.1.3.5. Theo các tiêu chí khác
Theo trình độ trang bị kỹ thuật: công nghiệp được chia thành công nghiệp
hiện đại và tiểu thủ công nghiệp.
Theo tính đồng nhất của công dụng sản phẩm hay theo tính chất chung của
nguyên liệu được sử dụng hoặc dựa vào các tính chất không giống nhau của công
nghệ chia ra: công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp gia công
kim loại, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công
nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm
Theo quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: gồm công nghiệp trong nước (công
nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài nhà nước), công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo cấp quản lý: gồm công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương.
16


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1.1.4. Đặc điểm của hoạt động sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp mang những đặc trưng riêng biệt khác với các ngành
kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp.
1.1.4.1. Sản xuất công nghiệp ít bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên
Do đối tượng của sản xuất công nghiệp là những vật vô sinh nên nó ít chịu
ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên. Các điều kiện tự nhiên không thuận lợi đối
với sản xuất công nghiệp có thể khắc phục bằng các biện pháp kỹ thuật.
1.1.4.2. Quá trình sản xuất công nghiệp thường chia làm 2 giai đoạn
Sản xuất công nghiệp chia làm hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối
tượng lao động để tạo ra nguyên liệu, giai đoạn chế biến nguyên liệu thành tư liệu
sản xuất. Mỗi giai đoạn này lại bao gồm nhiều công đoạn nhỏ hơn, phức tạp và có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo ra sản phẩm hoàn thiện và có giá trị sử dụng.
Tính chất hai giai đoạn của qúa trình sản xuất công nghiệp do đối tượng lao
động quy định, đó là các vật thể vô tri vô giác (như các khoáng sản), không phải sinh vật
sống như đối tượng của ngành nông nghiệp. Do đó, con người phải khai thác chúng
để tạo ra nguyên liệu rồi chế biến nguyên liệu đó để tạo thành sản phẩm. Song các
giai đoạn không nhất thiết phải tiến hành tuần tự, bắt buộc như sản xuất nông
nghiệp mà có thể tiến hành đồng thời, thậm chí cách xa nhau về mặt không gian và
có thể nhảy vọt vì các hoạt động công nghiệp là các hoạt động lí hóa, cơ học tác
động trực tiếp vào tự nhiên để lấy nguyên liệu và biến đổi chúng thành các sản
phẩm cụ thể.
1.1.4.3. Sản xuất công nghiệp mang tính tập trung cao độ
Tính tập trung của sản xuất công nghiệp (trừ khai khoáng, khai thác gỗ và
đánh cá) thể hiện ở việc tập trung tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, vốn), tập trung
nhân công (đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ) và tập trung sản phẩm. Trên một
diện tích không rộng có thể xây dựng nhiều nhà máy thuộc nhiều ngành công
nghiệp khác nhau với hàng vạn công nhân, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và năng
17


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

suất lao động cao hơn gấp nhiều lần so với nông nghiệp. Do đó, khi xây dựng xí
nghiệp công nghiệp, phải lựa chọn địa điểm phù hợp sao cho tiết kiệm được chi phí
sản xuất bằng cách tạo ra mối liên hệ về kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm với các xí
nghiệp khác, tận dụng tối đa chi phí cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.1.4.4. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều phân ngành phức tạp, nhưng có sự phân
công tỉ mỉ và phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng
Công nghiệp gồm tập hợp các phân ngành như khai khoáng, luyện kim, cơ
khí, hóa chất, Các phân ngành này không tách rời nhau mà có liên quan với nhau
để tạo ra sản phẩm. Quá trình sản xuất trong mỗi phân ngành có sự phân công rất tỉ
mỉ và chặt chẽ. Vì thế, chuyên môn hóa, hợp tác hóa và liên hợp hóa là những biện
pháp tổ chức hiệu quả trong sản xuất công nghiệp.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất công nghiệp
1.1.5.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế và vị trí chính trị. Trong đó, vị
trí kinh tế là một nhân tố cần được xem xét đầu tiên khi xác định cơ cấu công
nghiệp. Trong kinh doanh, vị trí đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là một yếu tố
không thể thiếu trong qúa trình xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường và mở rộng
các quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới.
1.1.5.2. Nhóm nhân tố tự nhiên
Đó là nhân tố tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản và nguồn nước Những
nhân tố này rất quan trọng vì nó chi phối trực tiếp tới cơ cấu sản xuất công nghiệp
của mỗi địa phương. Điều kiện tự nhiên cho ta thấy được những lợi thế tự nhiên của
một vùng, một lãnh thổ về nguồn nguyên, nhiên vật liệu, về giao thông vận tải,
Đó là những lợi thế sẵn có mà con người không thể tự tạo ra được. Điều kiện tự
nhiên thuận lợi mở ra cho vùng những khả năng sản xuất mới, tạo ra lợi thế khác
biệt so với các vùng khác, đơn giản như một địa phương khó có thể phát triển được
ngành công nghiệp đóng tàu nếu không có biển.

×