Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

hoạt động bảo vệ biên giới, biển đảo việt nam thời vương triều nguyễn (1802 – 1883)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.86 KB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thúy Ái

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BIÊN GIỚI, BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM THỜI VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
(1802 – 1883)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thúy Ái

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BIÊN GIỚI, BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM THỜI VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
(1802 – 1883)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số

: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ HUỲNH HOA



Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
từng công bố ở các công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Thúy Ái


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI QUÁT CÁC VÙNG BIÊN GIỚI, BIỂN ĐẢO VIỆT NAM ...... 12
1.1. Vị trí địa lí các vùng biên giới, biển đảo Việt Nam ............................................... 12
1.1.1. Các vùng biên giới ....................................................................................... 12
1.1.2. Các vùng biển đảo ........................................................................................ 19
1.2. Tầm quan trọng của vùng biên giới, biển đảo Việt Nam....................................... 24
1.2.1. Tầm quan trọng của khu vực biên giới quốc gia .......................................... 24
1.2.2.Tầm quan trọng của các vùng biển đảo Việt Nam ........................................ 25
1.3. Tầm nhìn của triều Nguyễn về vấn đề biên giới, biển đảo Việt Nam .................. 30
1.3.1. Vấn đề biên giới trong nhận thức của triều Nguyễn .................................... 30
1.3.2. Tầm nhìn của triều Nguyễn về vấn đề biển đảo ........................................... 32

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 35
Chương 2. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BIÊN GIỚI VIỆT NAM CỦA TRIỀU
NGUYỄN (1802-1883) ............................................................................. 36
2.1. Xây dựng cơ sở chuẩn bị cho việc phòng thủ, bảo vệ biên giới thời vương
triều Nguyễn (1802-1883). ........................................................................................ 36
2.1.1. Xây dựng lực lượng quân đội ...................................................................... 36
2.1.2. Xây dựng các đồn, bảo ở biên giới .............................................................. 40
2.2. Hoạt động bảo vệ biên giới Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802-1883) .............. 44
2.2.1. Chính sách “phủ dụ, vỗ yên”đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới ... 44
2.2.2. Kiên quyết đấu tranh chống thổ phỉ, giữ gìn cương giới quốc gia .............. 55
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 76
Chương 3. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BIỂN ĐẢO CỦA TRIỀU NGUYỄN
(1802-1883) ............................................................................................. 78
3.1. Triều Nguyễn tiếp tục xác lập và thực thi chủ quyền đối với các vùng biển
đảo Việt Nam .............................................................................................................. 78


3.1.1. Vùng biển miền Trung (chủ yếu là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) ........... 78
3.1.2. Vùng biển Tây Nam ................................................................................................ 79
3.2. Thực hiện phòng thủ, bảo vệ các vùng biển đảo Việt Nam .................................. 81
3.2.1. Xây dựng lực lượng thủy quân .................................................................... 81
3.2.2. Đầu tư đóng thuyền và phát triển hệ thống tàu thuyền ................................ 89
3.2.3. Hoạt động phòng thủ ở các cửa biển ............................................................ 95
3.2.3.1. Xây dựng hệ thống đồn bảo, pháo đài ở các cửa biển trọng yếu .............. 95
3.3. Hoạt động đảm bảo an ninh các vùng biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn
(1802-1883) ............................................................................................................... 102
3.3.1. Tuần tra, giám sát các vùng biển đảo ......................................................... 102
3.3.1.1. Hoạt động tuần tra các vùng biển đảo ..................................................... 102
3.3.2. Hoạt động tiễu trừ giặc biển ....................................................................... 116
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 128

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 132


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một quốc gia được tạo nên từ bốn thành tố: Lãnh thổ, Nhà nước, thị trường và Dân
cư. Trong đó, lãnh thổ chính là phần đất đai thuộc chủ quyền của một nước. Lãnh thổ
giữa các nước với nhau được phân biệt bởi đường biên giới. Biên giới quốc gia là nơi
phân chia chủ quyền lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác hoặc với các vùng
biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. Nước Việt Nam ta có
chung đường biên giới trên đất liền với ba nước là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,
Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia với tổng cộng chiều dài
khoảng 4.610 km (trong đó với Trung Quốc là 1.406 km, với Lào là 2.067 km, với
Campuchia là 1.137 km) [115, tr.3]. Là quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu
đời, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng giềng cũng trải qua
nhiều biến cố thăng trầm.
Song song đó, biển đảo - một phần lãnh thổ quốc gia Việt Nam có vị trí chiến lược
quan trọng, đóng vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, bảo vệ an
ninh Tổ quốc. Trong lịch sử, các triều đại phong kiến nước ta đã rất quan tâm thực thi
chủ quyền, khai thác các nguồn lợi từ biển đảo để góp phần phát triển kinh tế: Thời
Lý, năm 1149, vua Lý Anh Tông đã xây dựng trang Vân Đồn; thời Lê, năm 1426, đặt
Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, đảo… để quản lý, thu thuế các tàu thuyền nước
ngoài qua lại nước ta. Sang thời chúa Nguyễn, các chúa đã thành lập các đội Hoàng
Sa, Bắc Hải để khai thác đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đối với mọi quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ là điều rất thiêng liêng. Do đó, quá trình
đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta gắn liền với cuộc đấu tranh giữ gìn
biên cương, biển đảo của Tổ Quốc. Ý thức bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc

gia trong lịch sử nước ta được ghi lại bởi những trận chiến oanh liệt: Chống giặc
Quỳnh Châu ở biên giới phía Bắc; diệt Hồ Tôn từ phía Nam (thời Hùng Vương); quân
thủy của nữ tướng Lê Chân làm khiếp đảm quân thủy của địch ở vùng biển Hải Phòng
ngày nay (thời Hai Bà Trưng); chặn đánh Trần Bá Tiên ở sông Tô Lịch, hồ Điển Triệt,
đầm Dạ Trạch (thời Lý Nam Đế); trận Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 của Ngô
Quyền; trận chiến ở biên giới Đông Bắc thời Lê Hoàn; trận Bạch Đằng lần thứ hai năm


2

981; náo động châu Khâm, châu Liêm năm 1075; chặn đứng quân địch ở ngoài vùng
biển năm 1077 (thời Lý). Trong kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ 3
năm 1288, quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn đã tạo nên chiến công
vang dội trên sông Bạch Đằng lịch sử, tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy 6 vạn tên…
Bước sang thế kỉ XVI, XVII và những năm đầu thế kỉ XVIII, thủy quân Việt Nam đã
chiến thắng hạm đội của thực dân Hà Lan năm 1642-1643, đánh thắng hạm đội thực
dân Anh năm 1702…
Thế kỉ XIX, triều Nguyễn được thành lập, cai quản lãnh thổ đất nước từ Bắc đến
Nam. Các vị vua triều Nguyễn đều nhận thức được tầm quan trọng của biên giới, biển
đảo đối với sự tồn vong, an ninh của quốc gia, vận mệnh dân tộc. Do vậy, cùng với
việc quản lí đất nước, phát triển kinh tế, các vị vua triều Nguyễn cũng ra sức bảo vệ
vững chắc vùng biên giới, biển đảo – phần máu thịt thiêng liêng của Tổ Quốc. Vậy,
triều Nguyễn đã có những hoạt động quân sự cụ thể nào để bảo vệ các vùng biên giới,
biển đảo của Tổ Quốc?
Là một giáo viên THPT, đang công tác và giảng dạy tại một tỉnh vùng sâu, tôi hi
vọng với việc tìm hiểu, tổng hợp lại về những hoạt động quân sự của triều Nguyễn
nhằm bảo vệ vùng biên giới, biển đảo Việt Nam sẽ góp một phần nhỏ trong việc đánh
giá khách quan về triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta. Đồng thời, đây cũng sẽ là
nguồn tư liệu hữu ích, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên, học
sinh và sinh viên sau này.

Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hoạt động bảo vệ biên giới, biển
đảo Việt Nam thời vương triều Nguyễn (1802-1883)” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố:
Trước tiên phải nhắc đến những sách và những công trình nghiên cứu về triều
Nguyễn, trong đó có đề cập ở những mức độ khác nhau về những hoạt động bảo vệ
biên giới, biển đảo Việt Nam của triều Nguyễn.
- Bộ sách “Đại Nam Thực Lục”do Quốc Sử Quán triều Nguyễn thừa lệnh triều đình
biên soạn theo lối biên niên, tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch – Nhà xuất bản
Giáo Dục ấn hành, gồm hai phần: Công trình Đại Nam Thực Lục tiền biên do các sử


3

thần trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn viết xong năm 1844. Đây là bộ sử viết về toàn
bộ mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và ngoại giao thời các chúa Nguyễn từ năm
1558-1778. Trong công trình này, các tác giả có viết về Vạn Lý Hoàng Sa, về hải đội
Hoàng Sa (số lượng người, nhiệm vụ, thời gian thực thi công tác…). Công trình Đại
Nam Thực Lục chính biên viết về mọi lĩnh vực thời các vua Nguyễn. Phần viết về các
đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị được soạn xong năm 1848. Trong công trình
này, các tác giả ghi chép về sự kiện các vua triều Nguyễn chiếm hữu các đảo thuộc
quần đảo Hoàng Sa, thực thi và bảo vệ chủ quyền các vùng biên giới, biển đảo của
Việt Nam. Đây là bộ sách lớn viết về lịch sử triều Nguyễn, có giá trị pháp lý cao, nội
dung đầy đủ, chân thực và sinh động về toàn cảnh xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự và ngoại giao; trong đó đề cập rất nhiều về những
hoạt động của triều Nguyễn trong việc bảo vệ biên giới, biển đảo Việt Nam.
- Sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”là bộ sách do các đại thần triều Nguyễn
theo lệnh vua ghi chép những công tác của triều đình thuộc Lục bộ, về pháp luật, điển
chương, chính trị, văn hóa…Trong đó, tập V của bộ sách đã dành rất nhiều trang viết
về hoạt động huấn luyện thủy quân, công tác diễn tập thuyền bè, trang bị của lực lượng

quân đội, phòng ngừa, bảo vệ vùng biên giới, biển đảo Tổ Quốc, hoạt động tuần biển,
công tác khen thưởng ban cấp cho lực lượng thủy quân, trang bị ở các đồn đài vùng
biên giới, cửa biển, về Hoàng Sa, Trường Sa… Cách viết là tập hợp những ghi chép
chi tiết của các đại thần đứng đầu Lục bộ rồi chuyển cho một vị đại thần có trách
nhiệm do triều đình chỉ định trước, viết thành sách. Sách này được viết từ năm Thiệu
Trị thứ ba (1843) đến năm Tự Đức thứ tư (1851) thì hoàn tất. Sách gồm 97 quyển,
chép từ thời Gia Long năm thứ nhất (1802) đến Tự Đức năm thứ tư (1851). Sau đó
được tiếp tục với tên “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên”(1852-1945).
- Bộ sách “Khâm định tiễu bình lưỡng kì nghịch phỉ phương lược chính biên”do Cơ
Mật Viện, Bộ Binh và Nội các triều Nguyễn tuân theo chỉ dụ của vua Minh Mạng biên
soạn, gồm 153 quyển, bao gồm:
Phần 1: Quyển đầu gồm Tổng mục, các bài tấu, biểu xin biên soạn và báo cáo sách
đã hoàn thành xin được khắc in dâng lên vua Minh Mạng, tiếp theo là 2 quyển Thiên
chương Ngự chế thi - tập hợp 72 bài thơ với lời chú cụ thể từng bài của vua Minh


4

Mệnh về tâm trạng lo lắng cũng như vui mừng trước diễn biến của quá trình trấn áp
những cuộc nổi dậy ở các vùng trong cả nước.
Phần 2: Khâm định tiễu bình Bắc Kì nghịch phỉ phương lược chính biên (gồm 80
quyển)
Phần 3: Khâm định tiễu bình Nam Kì nghịch phỉ phương lược chính biên (gồm 47
quyển).
Phần 4: Khâm định tiễu bình Xiêm khấu phương lược chính biên (gồm 15 quyển).
Phần 5: Khâm định tiễu bình Thuận tỉnh man phỉ phương lược phụ biên (gồm 8
quyển).
Nội dung của bộ sách tập hợp toàn bộ công văn, chỉ dụ của nhà vua, các bản tấu,
biểu của các viên đại thần, tướng lĩnh cầm quân đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy và xâm
lược trên cả miền Bắc, miền Nam trong thời gian 3 năm, từ năm Minh Mệnh thứ 14

(1833) đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1835). Bộ sách được biên soạn theo phương pháp
thực lục, tức là các sự kiện được chép liên quan theo thứ tự ngày, tháng, năm.
- Bộ sách “Minh Mệnh chính yếu” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, viết về
những phương cách cai trị đất nước thời Minh Mạng, được chia ra làm 3 tập, đáng chú
ý là tập 3, quyển 23, 24, 25 đề cập đến các vấn đề phòng thủ vùng biên giới, biển đảo
và chính sách cụ thể đối với những nơi này…
- Mục lục châu bản triều Nguyễn, châu bản triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,
Tự Đức là tư liệu tiếng Hán được lưu lại cho đến ngày nay. Đến năm 1963, các châu
bản này lần lượt được học giả Trần Kinh Hòa dịch ra tiếng Việt, nội dung chính là tập
hợp các chiếu chỉ, sắc dụ của nhà vua về công việc của đất nước, trong đó có nhiều sắc
lệnh về việc bảo vệ biên cương, biển đảo Tổ Quốc.
- Bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”- do Phan Huy Chú biên soạn từ năm
1821 đến 1833, sau đó được khắc in ở Huế và Chợ Lớn. Đây là tác phẩm bách khoa
lớn, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần, trong đó, riêng phần Địa dư chí, sau được khắc
in thành bộ sách riêng có nhan đề là “Hoàng Việt địa dư chí”. Sách đã chép đủ các địa
danh dù đương thời các địa danh này còn hay thay đổi. Trong quyển 5, nghiên cứu về
đạo Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa; phần lớn đều viết về Hoàng Sa, Trường Sa, việc thực
thi và bảo vệ chủ quyền của đội Hoàng Sa, Bắc Hải.


5

- Sách “Phủ Biên tạp lục”– Lê Quý Đôn, đây là bộ sách được tác giả viết vào thời
gian trấn nhậm tại hai đạo Thuận Hóa và Quảng Nam nay thuộc Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Sách có giá trị lớn về văn
học, lịch sử, địa lí. Sách được viết vào năm 1776. Tên “Phủ biên tạp lục”có nghĩa là
ghi lại những việc đang xảy ra và cách giải quyết các vấn đề phủ dụ, trấn an vùng biên
thùy phía nam. Sách gồm 6 quyển, trong đó đáng chú ý là quyển II, và quyển IV.
Quyển thứ II có 2 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, về việc tổ chức hải đội
Hoàng Sa và Bắc Hải nhằm thực thi và bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đảo Việt Nam

thời Nguyễn. Đây là một sử liệu đầy đủ và chính xác về chủ quyền Việt Nam trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quyển IV viết về vấn đề ở vùng thượng du và biên
phòng trên vùng đất phía Nam. Sách được dịch sang tiếng Việt vào năm 1964.
Ngoài những công trình mang tính chính thống trên, gần đây, có nhiều tác phẩm
cũng đề cập đến việc bảo vệ biên giới, biển đảo dưới triều Nguyễn, tiêu biểu như:
- Sách “Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”- Nguyễn Thái Anh chủ biên, nhà
xuất bản Thời Đại ấn hành, chia làm 3 phần:
Phần 1: Những cứ liệu lịch sử quan trọng - cung cấp những tài liệu, cứ liệu mang
tính pháp lý về chủ quyền biển đảo Việt Nam như: Công ước quốc tế về Luật biển năm
1982, một số nội dung văn bản từ các triều đại phong kiến Việt Nam khẳng định chủ
quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…
Phần 2: Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam- gồm những bài viết đặc sắc, những
tuyên bố khẳng định quyền bất khả xâm phạm về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Những biện pháp đấu tranh khôn khéo không khoan nhượng để bảo vệ toàn vẹn lãnh
thổ, lãnh hải Việt Nam. Những bài viết thế hiện sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với
Việt Nam, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cơ quan, ban
ngành, đoàn thể trong công cuộc gìn giữ bảo vệ Tổ Quốc.
Phần 3: Biển đảo Việt Nam trong văn chương, thơ ca, âm nhạc.
- Sách “Người Việt với biển”do Nguyễn Văn Kim chủ biên. Dưới góc độ nghiên cứu
lịch sử, tác phẩm này có ba nội dung cơ bản, đáng chú ý là nội dung thứ 3 - chủ quyền
và hoạt động bảo vệ an ninh biển đảo: Chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa và nhiều vùng đảo khác được đề cập thông qua tài liệu ghi chép trong


6

chính sử Trung Quốc và qua sự quan sát của các thương nhân. Trong phần này, tác giả
cũng đề cập đến “Thủy quân Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX qua
nguồn sử liệu phương Tây”. Từ đó cho ta thấy rằng, các chúa Nguyễn cũng như vua
Nguyễn đã có ý thức cao trong việc bảo vệ biển đảo Việt Nam.

- Kỷ yếu hội thảo khoa học có tiêu đề “Biển Đông và hải đảo Việt Nam”- của nhiều
tác giả. Nội dung chính của sách là cung cấp sử liệu của nhà Nguyễn về chủ quyền
Hoàng Sa, Trường Sa; những hoạch định của triều Nguyễn trong việc thực thi chủ
quyền đối với hai quần đảo này và quy chế pháp lý của biển đảo Việt Nam… Qua đó,
góp phần khẳng định chủ quyền và việc thực thi chủ quyền cũng như những hoạt động
bảo vệ biển đảo Việt Nam qua các thời kì, trong đó có triều Nguyễn.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Châu bản triều Nguyễn tiềm năng di sản tư liệu”do Hội
Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức
tại Hà Nội. Kỷ yếu tập hợp nhiều báo cáo của các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ hàng
đầu trong cả nước nghiên cứu về Châu bản triều Nguyễn. Hội thảo này không giới
thiệu tất cả các bài viết mà tập trung vào những báo cáo trực tiếp khảo cứu các văn bản
và đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình chính trị, quân sự, ngoại giao, các chủ trương
chính sách đối nội, đối ngoại, các mặt hoạt động của triều Nguyễn cùng những vấn đề
của đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa…Trong đó, chủ quyền biển đảo thực sự được
nhiều tác giả quan tâm, nổi bật nhất là các bài:
“Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa qua
các châu bản triều Nguyễn thế kỉ 19”- TS. Nguyễn Nhã, Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam. Bài viết tập hợp lại nội dung các châu bản ghi những nhiệm vụ cụ thể của công
tác Hoàng Sa; nói rõ việc đi cắm mốc chủ quyền đã thành lệ hàng năm, cách tổ chức
thủy quân thi hành nhiệm vụ và bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa.
“Châu bản triều Nguyễn- những giá trị đặc trưng của di sản văn hóa và văn bản
pháp lý nhà nước quân chủ Việt Nam”- PGS. TS. Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học
Lịch sử Thừa Thiên Huế, khẳng định triều Nguyễn là nhà nước duy nhất vào thế kỉ 19
có văn bản của triều đình được Hoàng Đế phê duyệt đề cập đến nhiệm vụ của các đơn
vị, quan chức quản lý Hoàng Sa, là bằng chứng khẳng định chủ quyền nước Việt Nam
đối với Hoàng Sa- Trường Sa.


7


“Tư duy hướng biển trong Châu bản triều Nguyễn” - TS. Lê Huỳnh Hoa, Khoa Lịch
sử, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, khẳng định Việt Nam là nước có truyền
thống hướng biển. Truyền thống và tư duy hướng biển của dân tộc Việt Nam được thể
hiện rất rõ trong lịch sử dân tộc và Châu bản triều Nguyễn, qua hoạt động đóng tàu,
thuyền, phân loại và quản lí tàu thuyền; giữ gìn an ninh vùng biển và chống thủy phỉ;
hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên biển; tổ chức, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại
Hoàng Sa và Trường Sa.
- “Châu bản triều Nguyễn - cơ sở lịch sử về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và
Trường Sa”- bài viết của TS. Lê Huỳnh Hoa, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm
Tp. Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử; trong đó tác giả khẳng định
Châu bản là nguồn tài liệu gốc phản ánh lịch sử một cách khách quan nhất, chính xác
nhất và cụ thể nhất, đồng thời đưa ra 14 Châu bản triều Nguyễn có nội dung nói đến
việc cứu hộ, cứu nạn các tàu gặp nạn ở Hoàng Sa, ban thưởng, hay xử phạt những
người thực thi công vụ ở Hoàng Sa, thời gian thực thi nhiệm vụ của những người lính
trong đội Hoàng Sa…Qua đó, cho thấy hoạt động chiếm hữu và khai thác của nhà
nước phong kiến Nguyễn không gặp phải bất cứ sự phản đối của quốc gia nào khác
trong khu vực (kể cả Trung Quốc), chứng tỏ từ lâu Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc lãnh
thổ Việt Nam.
- “Chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc Việt
Nam (1802-1840)”– Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Hữu Hạnh, Đại học Thái Nguyên,
2011, tác giả đã trình bày về vị trí địa lý, tầm quan trọng của vùng biển Đông Bắc Việt
Nam, cùng chính sách kinh tế đối với vùng biển này. Đồng thời, tác giả cũng trình bày
khá chi tiết về chính sách bảo vệ của vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng biển
Đông Bắc: xây dựng thủy quân, tàu thuyền, hoạt động tuần tra, phòng chống cướp
biển…
Bên cạnh đó, rải rác trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Xưa và Nay,
nghiên cứu Đông Nam Á, lịch sử Quân sự…cũng có những bài viết đề cập đến những
khía cạnh khác nhau trong việc bảo vệ biên giới, biển đảo Tổ quốc.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau của vấn đề bảo vệ biên giới, biển đảo triều Nguyễn, nhưng chưa có công trình



8

nào thể hiện chủ đề này một cách hệ thống, tập trung. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài
“Hoạt động bảo vệ biên giới, biển đảo Việt Nam thời vương triều Nguyễn (18021883)” để làm luận văn Thạc sĩ của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động bảo vệ biên giới, biển đảo của Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802-1883).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Biên giới Việt Nam dưới triều Nguyễn (Biên giới phía Bắc, biên
giới phía Nam, vùng Tây Nguyên); các vùng biển đảo Việt Nam.
- Về thời gian: từ năm 1802, khi Nguyễn Ánh chính thức lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia
Long, triều Nguyễn thành lập đến năm 1883, khi vua Tự Đức qua đời, Việt Nam trở
thành thuộc địa của thực dân Pháp. Khi đó, triều Nguyễn không còn chủ quyền đối với
đất nước, đồng thời những hoạt động bảo vệ biên giới, biển đảo thời kì này phần lớn
do thực dân Pháp chi phối.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Luận văn tập trung làm rõ về những hoạt động quân sự nhằm bảo vệ ở các vùng biên
giới và các vùng biển đảo Việt Nam của triều Nguyễn, thời 4 vị vua đầu tiên: Gia
Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các nguồn tư liệu sau:
- Những bộ biên niên sử được biên soạn dưới triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu, Phủ Biên Tạp Lục, Gia Định
Thành Thông chí, Lịch triều hiến chương loại chí, Châu bản triều Nguyễn, Khâm định
tiễu bình lưỡng kì nghịch phỉ phương lược chính biên… Những bộ sách này đều đã
được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt, vì vậy giúp cho các nhà nghiên cứu và những
người quan tâm đến lịch sử Việt Nam triều Nguyễn có thể tham khảo một cách dễ

dàng và thuận lợi hơn. Đây được xem là những tài liệu gốc, tài liệu quan trọng nhất
phục vụ cho luận văn.


9

- Các bộ sách thông sử và giáo trình của các trường đại học cũng là nguồn tham khảo
chính cho luận văn.
- Các tác phẩm và công trình nghiên cứu về vùng biên giới, các vùng biển đảo Việt
Nam có liên quan đến luận văn.
- Các bài viết đăng trên các tạp chí liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp như Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Xưa và Nay, tạp chí Lịch sử quân sự…đã đăng các bài viết
có nội dung phong phú, làm tài liệu tham khảo, để nhận thức sâu hơn về triều Nguyễn.
- Các tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học có nội dung liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bằng hai phương pháp quan trọng nhất là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, còn vận dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp.
5. Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, luận văn sẽ góp phần làm rõ hoạt động bảo vệ biên giới, biển
đảo Việt Nam của triều Nguyễn - đây cũng là một mảng kiến thức quan trọng nhưng
chưa được tổng hợp và đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông. Ngoài ra, đề tài này sẽ góp
phần nhỏ hưởng ứng chủ trương của nhà nước trong việc thay đổi cách nhìn nhận,
đánh giá về triều Nguyễn- triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên
cứu lịch sử. Qua đó, giáo dục học sinh về tầm quan trọng của các vùng biên giới, các
vùng biển đảo quê hương, hưởng ứng tích cực phong trào tuyên truyền về biển đảo quê
hương của Ban Tuyên Giáo trung ương dành cho tuổi trẻ Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia thành 3

chương, được bố cục như sau:
Chương 1: KHÁI QUÁT CÁC VÙNG BIÊN GIỚI, BIỂN ĐẢO DƯỚI TRIỀU
NGUYỄN (1802-1883)
1.1.Vị trí địa lí các vùng biên giới, biển đảo Việt Nam
1.1.1. Các vùng biên giới
1.1.1.1. Biên giới Việt Nam - Trung Quốc.


10

1.1.1.2. Biên giới Việt Nam - Lào
1.1.1.3. Biên giới Việt Nam – Cao Miên
1.1.2. Các vùng biển đảo.
1.2. Tầm quan trọng của vùng biên giới, biển đảo Việt Nam
1.2.1. Tầm quan trọng của khu vực biên giới quốc gia
1.2.2. Tầm quan trọng của các vùng biển đảo Việt Nam
1.2.1.1. Đối với lịch sử - an ninh Tổ Quốc.
1.2.1.2. Vai trò kinh tế
1.3. Tầm nhìn của triều Nguyễn về vấn đề biên giới, biển đảo Việt Nam.
1.3.1. Vấn đề biên giới trong nhận thức của triều Nguyễn
1.3.2. Tầm nhìn của triều Nguyễn về vấn đề biển đảo.
Tiểu kết chương 1.
Chương 2: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BIÊN GIỚI VIỆT NAM CỦA TRIỀU
NGUYỄN (1802-1883).
2.1. Xây dựng cơ sở chuẩn bị cho việc phòng thủ, bảo vệ biên giới thời vương
triều Nguyễn (1802-1883).
2.1.1. Xây dựng lực lượng quân đội
2.1.2. Xây dựng các đồn, bảo ở biên giới.
2.2. Hoạt động bảo vệ biên giới Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802-1883).
2.2.1. Chính sách “phủ dụ, vỗ yên”đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới.

2.2.1.1. Chính sách đối với dân tộc thiểu số ở biên giới phía Nam.
2.2.1.2. Chính sách đối với dân tộc thiểu số ở miền Trung, Tây Nguyên.
2.2.1.3. Chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở biên giới phía Bắc.
2.2.2. Kiên quyết đấu tranh chống thổ phỉ, giữ gìn cương giới quốc gia.
2.2.2.1. Ở vùng biên giới phía Bắc.
2.2.2.2. Ở vùng biên giới phía Nam.
Tiểu kết chương 2.


11

Chương 3: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BIỂN ĐẢO CỦA TRIỀU NGUYỄN (18021883).
3.1. Triều Nguyễn tiếp tục xác lập và thực thi chủ quyền đối với các vùng biển
đảo Việt Nam.
3.2. Thực hiện phòng thủ, bảo vệ ở các vùng biển đảo Việt Nam.
3.2.1. Xây dựng lực lượng thủy quân.
3.2.2. Đầu tư đóng thuyền và phát triển hệ thống tàu thuyền.
3.2.3. Hệ thống phòng thủ ở các cửa biển.
3.3. Hoạt động đảm bảo an ninh các vùng biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn
(1802-1883).
3.3.1. Tuần tra, giám sát vùng biển đảo.
3.3.2. Hoạt động tiễu trừ giặc biển.
Tiểu kết chương 3.


12

Chương 1. KHÁI QUÁT CÁC VÙNG BIÊN GIỚI, BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM
1.1. Vị trí địa lí các vùng biên giới, biển đảo Việt Nam

1.1.1. Các vùng biên giới
1.1.1.1. Biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Lịch sử đã đặt nước Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc, một nước mà toàn bộ lịch sử
mấy ngàn năm là một quá trình chinh phục, xâm chiếm các vùng lãnh thổ láng giềng.
Nước Việt Nam luôn luôn là đối tượng dòm ngó của các triều đại thống trị phương
Bắc. Suốt gần 20 thế kỷ qua, tất cả các triều đại phong kiến phương Bắc từ Tần, Hán,
Ngô, Tấn, Lương, Tùy, Đường, Nam Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh... đều đã sử
dụng quân đội để xâm lược và lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Mưu đồ thôn tính, đồng
hoá của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thật là dai dẳng. Họ
không chỉ sử dụng lực lượng quân sự đông đảo để xâm lược mà còn thường xuyên lấn
chiếm, lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới.
Từ thế kỷ thứ X, phong kiến phương Bắc đã dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm lãnh
thổ Việt Nam như dụ dỗ, cưỡng ép, mua chuộc các tù trưởng để họ mang đất nộp cho
thiên triều; lợi dụng những khi nội triều Việt Nam không ổn định, việc phòng bị ở biên
giới lơi lỏng để tiến hành xâm lấn; nuôi dưỡng, xúi giục các lực lượng chống đối cũng
như gây áp lực với các tập đoàn cai trị khi họ vừa giành được chính quyền để dâng nộp
đất đai. Để giữ gìn sự ổn định về cơ bản ranh giới truyền thống giữa hai nước, dân tộc
Việt Nam đã phải chịu nhiều hy sinh sức người, sức của mới bảo vệ được cương vực
lãnh thổ cho đến khi bị thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và các nước Đông Dương.
Đường biên giới truyền thống đó đã là cơ sở lịch sử - pháp lý để Pháp và triều
Thanh xác định một đường biên giới chính thức giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi hai
Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Lịch sử hình thành đường biên giới trên
đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có từ rất lâu đời. Thời kỳ nước Văn Lang ra
đời, sử sách chỉ ghi chép cương vực một cách chung chung, không rõ ràng cụ thể.
Sách sử Trung Hoa đời nhà Đường (618-907) chép rõ tên nước ta thời Hùng Vương
là “Văn Lang”; sách Thông Điển của Đỗ Hựu đời Đường cũng chép “Phong Châu là


13


nước Văn Lang xưa”. Sách xưa của Trung Quốc thường nói đến cương giới Việt Nam
và Trung Quốc ở núi Phân Mao. Tương truyền Mã Viện sau khi dẹp xong Giao Chỉ đã
dựng một cột đồng ở núi Phân Mao ở vùng Đông Cổ Sâm. Song song với quá trình
hình thành, xây dựng nhà nước đầu tiên của người Việt cổ biên giới chung giữa Việt
Nam và Trung Quốc từ xa xưa cũng từng bước được định hình, trên cơ sở sự tồn tại
của những vùng lãnh thổ nước Việt Nam từ thời cổ đại.
Thời kỳ sơ khai, biên giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ dừng lại ở khái
niệm “vùng biên giới”, trên địa bàn cư trú và sinh sống của cư dân Lạc Việt và Âu
Lạc. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, lãnh thổ Việt Nam bị các triều đại phong kiến
phương Bắc đô hộ, ranh giới giữa hai nước không được phân định rõ ràng. Đến năm
938, khi Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán trên
sông Bạch Đằng, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, vấn đề lãnh thổ và chủ quyền
quốc gia mới được phân định rõ nét trong mối quan hệ giữa nước Việt với đế chế
phong kiến phương Bắc. Vấn đề này luôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các
triều đại phong kiến Việt Nam.
Theo Tống sử, Tống Cảo là sứ giả nhà Tống được phái sang nước Việt năm 990 đã
báo cáo lên vua Tống rằng khi họ đến “hải giới” Giao Chỉ thì vua Lê Đại Hành đã cho
9 thuyền và 300 quân lên đón ở Thái Bình Tưởng (Trân Châu) và dẫn đoàn sứ thần
đến địa điểm quy định. Như vậy, ngay trong nghi thức tiếp đón sứ thần khi đó đã đề
cập đến cương vực "hải giới” và chủ quyền lãnh thổ. Năm 1078, vua Lý Nhân Tông
gửi thư cho vua Tống đòi lại vùng Quảng Nguyên (Quảng Hoà và Thạch An thuộc tỉnh
Cao Bằng ngày nay) và vùng Tô Mậu (Đình Lập và An Châu thuộc tỉnh lạng Sơn ngày
nay) mà nhà Tống đã chiếm trên đường rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược thất
bại năm 1076, nhưng phải đến sáu lần vua Lý đi đòi đất vẫn không thành. Năm 1127,
trong di chiếu vua Lý Nhân Tông đã điểm lại việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cương
vực lãnh thổ và hài lòng nhận thấy "bốn biển yên lành, biên thuỳ ít biến". Năm 1171,
1172, vua Lý Anh Tông đích thân đi xem xét biên cương, vùng biển phía Nam, phía
Bắc, biên soạn ra cuốn sách "Nam Bắc phân giới địa đồ”ghi chép về hình thế núi sông,
cương vực đất nước.



14

Đến thế kỷ 12, vua Trần giao nhiệm vụ bảo vệ các hướng biên giới cho các trọng
thần. Trần Hưng Đạo phụ trách hướng Lạng Sơn; Trần Nhật Duật phụ trách hướng
Tuyên Quang; Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, bảo vệ hướng biển Đông Bắc. Năm
1349, triều Trần nâng vị trí trang Vân Đồn thời Lý lên thành một trấn trực thuộc triều
đình với nhiệm vụ tổ chức bảo vệ vùng biển Đông Bắc và quản lý việc thông thương
với nước ngoài. Năm 1432, vua Lê Thái Tổ cho khắc vào vách núi ở Hoà Bình “Biên
phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an”. Năm 1446, vua Lê Thánh
Tông đã phản kháng nhà Minh cho quân cướp bóc vùng Thông Nông, bảo Lạc (Cao
Bằng ngày nay) và đòi họ phải bồi thường, mặt khác ra lệnh đày hai viên quan cai
quản Cao Bằng đi xa vì tội phòng giữ biên cương không cẩn mật.
Chính nhờ cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và khôn khéo của các thế hệ người
Việt Nam nối tiếp nhau qua các triều đại, dù so sánh lực lượng chênh lệch nhưng biên
cương phía Bắc nước ta vẫn được bảo tồn và cơ bản ổn định. Từ sau kỷ nguyên độc
lập và suốt trong thời kỳ phong kiến, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và
Trung Quốc đã được hình thành mà đặc điểm chính của sự hình thành này là sự đan
xen giữa biên giới tập quán và biên giới được xác định. Trên toàn tuyến là biên giới
tập quán được sự thừa nhận của hai bên dựa trên ranh giới các đơn vị hành chính, các
khu dân cư thuộc quyền quản lý của mỗi bên và sự phân biệt đó thường được dựa vào
địa hình tự nhiên như sông, suối, núi, đồi... lâu dần hình thành đường biên giới tập
quán cùng được hai bên tôn trọng. Tại những nơi có đường giao thông đi qua biên giới
(cắt đường biên giới), hai bên đặt đồn ải để quản lý việc qua lại, duy trì an ninh cho
dân cư của các vùng biên giới. Song, cá biệt cũng có những đoạn biên giới được nhà
nước phong kiến hai bên cùng xác định. Đó là đoạn biên giới phía Bắc Cao Bằng ngày
nay đã được ấn định từ năm 1084 và đoạn sông Đỗ Chú phía Tây Bắc huyện Vị Xuyên
được dựng bia làm dấu năm 1732. Tuy nhiên, toàn bộ đường biên giới cũng có sự khác
biệt giữa đoạn biên giới phía Đông và đoạn biên giới phía Tây. Đoạn biên giới phía
Đông từ biển đến đỉnh cao Đồng Văn nói chung ổn định, hai bên có hệ thống đồn ải

hình thành trong quá trình lịch sử. Ngược lại, ở phía Tây từ đỉnh cao Đồng Văn đến
Điện Biên, do dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp nên đường biên giới không rõ ràng.
Từ thời chúa Nguyễn cho đến cuối thế kỉ XIX, một đường biên giới trên đất liền giữa


15

Việt Nam và Trung Quốc đã hình thành, tồn tại khá ổn định, được hai bên tôn trọng.
Biên giới đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc còn gọi là biên giới phía Bắc, dài 1406
km. Việt Nam có 7 tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc là Quảng Ninh, Lào Cai, Lai Châu,
Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, và Điện Biên. Các địa phương của Trung Quốc tiếp
giáp với đường biên giới này là tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng
Tây.
1.1.1.2. Biên giới Việt Nam- Lào
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có lịch sử phát triển lâu đời, có mối quan hệ
và lợi ích kinh tế - xã hội gắn bó, có chung số phận là thường phải chiến đấu chống
ngoại xâm. Cách đây hàng trăm năm, trong thời kỳ phong kiến, hai nước Việt Nam và
Lào đã có mối quan hệ láng giềng thân thiện, bang giao kinh tế và hỗ trợ nhau chống
xâm lược.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều đại Tây Sơn, lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long,
đổi tên nước là Việt Nam. Năm 1804, Gia Long cắt đất các xứ Sầm Châu thuộc trấn
Thanh Hoá (tỉnh Hủa-phăn), các phủ Trấn Ninh, Ngọc Ma, Lâm An xứ Lục Hoàn
thuộc trấn Nghệ An (tỉnh Xiêng-khoảng và tỉnh Khăm-muộn) cho Quốc vương Lạn
Xang vì có công giúp Gia Long đánh quân Tây Sơn.
Năm 1829, Minh Mạng cho cắt đất Sầm Châu đặt ra phủ Trấn Nam thuộc tỉnh Thanh
Hoá và phủ Trấn Biên thuộc tỉnh Nghệ An, phục hồi phủ Trấn Ninh, lấy đất Ngọc Ma
cũ đổi thành phủ Trấn Định, lấy đất Lâm An cũ đổi thành phủ Trấn Tịnh, lấy xứ Lục
Hoàn đổi thành phủ Lục Biên và đều thuộc tỉnh Nghệ An. Như vậy, các vùng đất này
sau 24 năm bị cắt cho Lạn Xang nay lại thuộc lãnh thổ Việt Nam. Dưới triều Minh
Mạng, lãnh thổ phía Tây của Việt Nam đã bao gồm các vùng đất rộng lớn gồm các

trấn, phủ ở phía tả ngạn sông Mê Công là: Trấn Man Phủ thuộc tỉnh Thanh Hoá (vị trí
tỉnh Hủa-phăn của Lào ngày nay); trấn Ninh Phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tỉnh
Xiêng-khoảng của Lào ngày nay); trấn Định Phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tỉnh
Khăm-muộn của Lào ngày nay); trấn Tịnh Phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tính Khămmuộn và tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt của Lào ngày nay); Lạc Biên phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị
trí tỉnh Khăm-muộn của Lào và một phần đất ở phía Tây sông Mê Công của Thái Lan


16

ngày nay); chín châu thuộc phủ Cam Lộ - Cam Lộ cửu châu thuộc tỉnh Quảng Trị (vị
trí tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt của Lào ngày nay).
Năm 1827, Lạn Xang bị Xiêm La xâm chiếm lần thứ hai. Tháng 10 năm 1829, sau
khi Chậu A Nụ bị giết chết, quân Xiêm chiếm hết phần đất còn lại gồm 8 mường xung
quanh Viêng Chăn. Nước Lạn Xang bị Xiêm La xâm chiếm toàn bộ đất đai. Năm 1831
bị đặt thành một tỉnh của Vương quốc Xiêm. Vương quốc Nam Chưởng lại thần phục
nhà Nguyễn, các tù trưởng và bộ lạc ở các xứ Sầm Châu, Trấn Ninh, Ngọc Ma, Lâm
An, Lục Hoàn kéo về Nghệ An xin phụ thuộc vào Việt Nam.
Đến cuối thế kỷ XIX (1858 - 1884), nhân lúc triều Nguyễn bận đối phó với thực dân
Pháp, Xiêm La được thực dân Anh ủng hộ đem quân xâm lược các nước láng giềng ở
Đông Dương: Năm 1865 đánh chiếm các tỉnh Bát Tam Boong, Xiêm Rệp và Trung
Trong của Chân Lạp; năm 1880, đánh chiếm Vương quốc Nam Chưởng; năm 1884
đánh chiếm một số vùng đất của Việt Nam ở phía Tây Trường Sơn (các phủ Lục Biên,
Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tịnh thuộc tỉnh Nghệ An và 9 châu Cam lộ của tỉnh
Quảng Trị). Như vậy, khi Pháp đặt xong ách thống trị ở Việt Nam và Cao Miên thì
Vương quốc Nam Chưởng và toàn bộ đất đai nước Lạng Xang của vua Phạ Ngừm xây
dựng từ đầu thế kỷ XIV đã hoàn toàn bị Xiêm thôn tính. Đến khi thực dân Pháp hoàn
tất việc chiếm đóng Đông Dương thì không còn tồn tại nước Ai-lao trên thực tế.
Tuy nhiên, như ở trên đã nói, trong lịch sử lâu đời của hai nước Việt Nam và Lào,
giữa các dân tộc sống ở hai bên đường biên giới đã có những mối quan hệ mật thiết
qua lại về nhiều mặt; ở nhiều nơi, từ xa xưa đã có những nhóm tộc người sinh sống

phân tán, rải rác trên những triền núi cao với lối sống du canh, du cư, quan hệ giao tiếp
rất hạn chế, nên họ không quan tâm đâu là đường biên giới, đâu là lãnh thổ của bên
này hay bên kia. Các tập đoàn phong kiến cầm quyền các cấp ở địa phương hai bên
đường biên giới thì tuỳ theo lợi ích của mình đã quy thuận triều đình phong kiến bên
này, rồi lại quy phục bên kia. Tuy vậy, do đặc điểm địa lý của một đường ranh giới
thiên nhiên chạy dọc theo các triền núi cao ngăn cách giữa hai nước, đến khi thực dân
Pháp đánh chiếm Đông Dương, thực tế đã có một đường biên giới Việt Nam - Lào
hình thành từ lâu đời.


17

Hai nước có chung đường biên giới với tổng chiều dài khoảng 2.067 km, đi qua 10
tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10
tỉnh biên giới của Lào là Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bôly-khăm-xay, Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Xê-kông và Ắt-tạ-pư. Điểm
khởi đầu của đường biên giới ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc
(tỉnh Điện Biên), kết thúc ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào – Chân Lạp (tỉnh
Kon Tum).
1.1.1.3. Biên giới Việt Nam- Chân Lạp
Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Chân Lạp khởi đầu từ ngã ba biên
giới Việt Nam- Lào- Chân Lạp, trên ranh giới hai tỉnh Ratanakiri và Kon Tum, kéo dài
tới sát mép biển Hà Tiên, Kiên Giang, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam (Kon Tum, Gia
Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và
Kiên Giang); tiếp giáp với 9 tỉnh của Chân Lạp (là Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié,
Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takéo và Kampot), với tổng chiều
dài khoảng 1.137 km [115, tr. 25]. Đường biên giới đi qua các tỉnh biên giới của Việt
Nam cụ thể như sau:
-


Tỉnh Kon Tum tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri, với chiều dài đường biên giới
khoảng 95 km, có 2 huyện, 3 xã biên giới.

-

Tỉnh Gia Lai tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri, với chiều dài đường biên giới khoảng
90 km, 3 huyện 6 xã biên giới.

-

Tỉnh Đăk Lak tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, với chiều dài đường biên giới
khoảng 73 km, có 2 huyện và 4 xã biên giới.

-

Tỉnh Đăk Nông tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, với chiều dài đường biên giới
khoảng 120km, có 3 huyện và 6 xã biên giới.

-

Tỉnh Bình Phước tiếp giáp với 3 tỉnh là Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, với
chiều dài đường biên giới khoảng 210 km, có 2 huyện, 12 xã biên giới.

-

Tỉnh Tây Ninh tiếp giáp với ba tỉnh là Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng,
với chiều dài đường biên giới khoảng 220 km, gồm 5 huyện, 20 xã biên giới.


18


-

Tỉnh Long An tiếp giáp với tỉnh Svay Rieng, với chiều dài đường biên giới
khoảng 136 km, gồm 5 huyện và 19 xã biên giới.

-

Tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh Prey Veng, với chiều dài đường biên giới
khoảng 49km, gồm 2 huyện, 8 xã biên giới.

-

Tỉnh An Giang tiếp giáp với tỉnh Kandal, Takéo với chiều dài đường biên giới
khoảng 96 km, gồm 5 huyện, 17 xã biên giới.

-

Tỉnh Kiên Giang tiếp giáp với tỉnh Kam pot, với chiều dài đường biên giới là 48
km, gồm 2 huyện, 5 xã biên giới.

Địa hình dọc đường biên giới được chia làm 3 đoạn như sau:
- Đoạn 1: từ ngã ba biên giới đến hết biên giới tỉnh Bình Phước dài khoảng 585km, đi
qua vùng địa hình có nhiều rừng rậm, núi cao, hiểm trở.
- Đoạn 2: từ điểm tiếp giáp biên giới giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh đến sông
Vàm Cỏ Đông dài khoảng 143km đi qua nhiều vùng địa hình rừng rậm nhưng bằng
phẳng.
- Đoạn 3: từ Nam Tây Ninh đến giáp mép biển Xà Xía (Kiên Giang) dài khoảng
409km, đi qua địa hình phần lớn kênh rạch, sình lầy.
Biên giới Việt Nam – Chân Lạp được hình thành từ thế kỉ XVII cùng với quá trình

Nam tiến mở rộng lãnh thổ của người Việt. Điều kiện hình thành nên biên giới Việt
Nam – Cao Miên gồm hai yếu tố: Thứ nhất là sự phát triển của Đại Việt như đế quốc ở
khu vực Đông Nam Á (thôn tính Chiêm Thành trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là giai đoạn
các thế kỷ XV- XVII ); thứ hai là sự suy yếu của Đế quốc Khmer, thể hiện trong việc
nội trị (để hoang hóa vùng Thủy Chân Lạp, tranh chấp nội bộ giữa các thế lực trong
hoàng tộc, và ngoại giao (bị các vương quốc Thái Lan cổ Ayutthaya, Xiêm La) xâm
lược. Hai điều kiện này đảm bảo cho người Việt khai mở và xâm lấn vùng đất Thủy
Chân Lạp thuộc Đế quốc Khmer.
Khác với tuyến biên giới Việt- Lào và Việt- Trung, địa hình tuyến biên giới Việt
Nam – Chân Lạp tương đối bằng phẳng, ít núi non hiểm trở. Chính vì vậy, hệ thống
giao thông liên kết giữa hai nước bằng đường bộ, đường sông phát triển thuận lợi, hình
thành các tuyến đường bộ như đường liên quốc gia, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sông và
nhiều đường mòn; đặc biệt là hình thành tuyến đường sắt, đường bộ xuyên Á kết nối


19

với các trung tâm thương mại lớn của khu vực góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy
giao lưu, hiểu biết lẫn nhau cũng như mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế và
thương mại cho cư dân hai bên vùng biên giới.
Việt Nam dưới triều Nguyễn có đường biên giới trên đất liền chung với Trung
Quốc, Lào và Chân Lạp. Cư dân sinh sống ở hai bên đường biên giới đa số là những
dân tộc thiểu số. Họ có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, là phên dậu che chở cho đất
nước trước sự đe dọa của các thế lực bên ngoài.
1.1.2. Các vùng biển đảo
Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á lục địa, thuộc bờ cực đông của bán đảo
Đông Dương, với lãnh thổ hẹp ngang và đường bờ biển chạy dài. Việt Nam có vị trí
chiến lược thuận lợi về biển mà không phải bất kì quốc gia nào cũng có thể có được và
đây chính là cơ sở để Việt Nam trở thành quốc gia ven biển tầm cỡ ở khu vực Đông
Nam Á.

Việt Nam giáp biển ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần của
Biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới Kiên
Giang ở phía tây nam. Vùng biển rộng trên 1 triệu km2, có trên 30 cảng biển, 112 cửa
sông, 47 vũng vịnh và khoảng 4000 đảo lớn nhỏ gần và xa bờ chạy suốt từ vịnh Bắc
Bộ đến vịnh Thái Lan [8, tr.18]. Tính trung bình tỉ lệ diện tích theo số km bờ biển thì
cứ 100 km2 có 1km bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền trên
1km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa
với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp ba lần diện tích đất liền: 1 triệu km2/330.000km2).
Vùng biển nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Indonesia,
Brunay, Singapor, Thái Lan và Campuchia [8, tr.18].
Biển đảo Việt Nam có thể phân thành 4 khu vực: vùng biển Đông Bắc (một phần
Vịnh Bắc Bộ)- nằm ở phía Đông bắc Việt Nam và tiếp giáp với đảo Hải Nam (Trung
Quốc), vùng biển Bắc Trung Bộ (một phần biển Đông) ở phía đông Việt Nam, vùng
biển Nam Trung Bộ (một phần Biển Đông) nằm ở phía Đông nam và vùng biển Tây
Nam (một phần Vịnh Thái Lan) nằm ở phía Tây nam của Việt Nam tiếp giáp với Cao
Miên và Xiêm. Nơi gần biển nhất ở nước ta là tỉnh Quảng Bình, chỉ cách biển khoảng
50 km, nơi xa nhất là Điện Biên, cách biển khoảng 500 km. Trong khu vực biển Việt


20

Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ tạo thành một phòng tuyến
bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển và hải đảo.
Chế độ khí hậu vùng biển Việt Nam khác nhau ở ba miền khí hậu chủ yếu: miền khí
hậu phía bắc từ đèo Hải Vân trở ra có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh; miền khí hậu phía nam từ Đà Nẵng vào tới các tỉnh ven biển đồng bằng sông
Cửu Long, có chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo với hai mùa mưa và khô
rõ rệt, nhiệt độ luôn cao; miền khí hậu Biển Đông có chế độ khí hậu mang tính chất
gió mùa nhiệt đới biển. Vùng Biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng
là khu vực chịu nhiều thiên tai, bão tố, biến đổi khí hậu và có nguy cơ sóng thần.

Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão đổ bộ vào vùng biển và nội địa Việt Nam
và dự báo sóng thần có thể sẽ xuất phát từ các hẻm vực sâu ven bờ tây Philippin và chỉ
sau 2 giờ sẽ tiếp cận đến bờ biển Nha Trang.
Chế độ thủy văn ven bờ cũng biến tính rõ. Chế độ dòng chảy bề mặt và sóng biến đổi
theo mùa gió trong năm, cả về hướng chảy và cường độ. Các đặc trưng khí hậu, hải
văn nói trên góp phần hình thành các vùng địa lí- sinh thái khác nhau, kéo theo thế
mạnh tài nguyên sinh vật và tiềm năng phát triển khác nhau.
Trong Biển Đông, ảnh hưởng tới Việt Nam có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh
Thái Lan.
Vịnh Bắc Bộ là một trong những vịnh lớn của thế giới, có diện tích khoảng 126.250
km2 (36.000 hải lí vuông). Chiều ngang nơi rộng nhất là 310 km và nơi hẹp nhất
khoảng 220 km (119 hải lí) [8, tr.26]. Bờ vịnh Bắc Bộ thuộc 10 tỉnh, thành phố của
Việt Nam với tổng chiều dài khoảng 763 km và bờ biển thuộc hai tỉnh Quảng Tây và
Hải Nam của Trung Quốc với tổng chiều dài khoảng 695 km. Vịnh thông ra Biển
Đông qua cửa phía nam, nằm giữa tây nam của đảo Hải Nam và bán đảo Sơn Trà (Đà
Nẵng) và qua eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và phía Bắc đảo Hải
Nam [8, tr.26]. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, độ sâu trung bình khoảng từ 40-50 m,
nơi sâu nhất khoảng 100m; đáy biển tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ. Thềm lục địa
thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam ra biển khá rộng, độ dốc thoải và có
lóng máng khá sâu trên 70 m gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bờ vịnh khúc khuỷu
và ven bờ có nhiều đảo. Theo Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ kí kết giữa Việt Nam


×