Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

tư tưởng hồ chí minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.79 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHẬN THỨC
VÀ VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
MÃ SỐ: CS.2010. 19.81

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾP

TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2011


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................6
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 6
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...................................................................................... 8
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................................... 9
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 9
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 9

Chương 1: NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ........................11
1.1. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng
duy vật ............................................................................................................................................... 11
1.1.1. Những giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại .................. 11


1.1.2. Tiếp thu, kế thừa và phát triển phép biện chứng duy vật của C. Mác, Ph. Ăng ghen
và V.I. Lênin................................................................................................................................. 14
1.1.3. Phẩm chất và tài năng của Hồ Chí Minh...................................................................... 17
1.2. Đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy
vật....................................................................................................................................................... 19
1.2.1. Tính sáng tạo .................................................................................................................... 20
1.2.2. Tính thiết thực................................................................................................................... 25
1.2.3. Tính giản dị ....................................................................................................................... 29

Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHẬN THỨC VÀ VẬN
DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ...............................................................35
2.1. Tư tưởng về nhận thức và vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến ...................... 35
2.1.1. Về mối liên hệ phổ biến ................................................................................................... 35

2


2.1.2. Về bệnh cận thị ................................................................................................................. 39
2.2. Tư tưởng về nhận thức và vận dụng nguyên lý về sự phát triển .................................... 42
2.2.1. Về sự phát triển................................................................................................................. 42
2.2.2. Về bệnh bảo thủ và bệnh máy móc, giáo điều .............................................................. 44
2.3. Tư tưởng về nhận thức và vận dụng các quy luật cơ bản của phép biện chứng ......... 48
2.3.1. Vấn đề mâu thuẫn và phủ định biện chứng................................................................... 48
2.3.2. Về bệnh tả khuynh và hữu khuynh.................................................................................. 51
2.4. Tư tưởng về nhận thức và vận dụng mối quan hệ giữa cái khách quan và cái chủ
quan................................................................................................................................................... 52
2.4.1. Khách quan và chủ quan ................................................................................................. 52
2.4.2. Về bệnh chủ quan và bệnh thành tích ............................................................................ 52
2.5. Tư tưởng “dĩ bất biến ứng vạn biến” .................................................................................. 53


KẾT LUẬN .............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................57
HẦN PHỤ LỤC ......................................................................................................59

3


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật
Mã số: CS. 2010. 19. 81
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Chương Nhiếp

Tel: 0913692024

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài : Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện : Không
Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/ 2010 đến tháng 4/ 2011
1. Mục tiêu: Khảo sát và lý giải tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép
biện chứng duy vật
2. Nội dung chính:
-

Nguồn gốc và đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép
biên chứng duy vật.

-

Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy

vật.

-

Kinh điển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật
(phụ lục).

3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế-xã hội):
-

Báo cáo khoa học.

-

Đĩa CD về các tư liệu đã khảo sát.

- Bài báo khoa học

4


SUMMARY
Project Title:

Thoughts of Ho Chi Minh on the cognition and the application
materialist dialectic

Code number:

CS. 2010. 19. 81


Coordinator:
Implementing Institution : Faculty of Education, HCM city University of Pedagogy
Cooperating Institution(s)
Duration: from April 2010 to April 2011
1. Objectives:

2. Main contents:

3. Results obtained: Science reported: “Thoughts of Ho Chi Minh on the cognition
and the application materialist dialectic”

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phép biện chứng duy vật- bộ phận quan trọng cấu thành của triết học Mác- Lênin, là khoa
học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy,
là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, triệt để nhất và không phiến diện, là
phương pháp luận chung nhất của nhận thức và thực tiễn, là sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn, giữa khoa học và cách mạng, giữa tính đảng và tính sáng tạo. Cùng với lý luận duy vật
biện chứng thì phép biện chứng duy vật là sự kết tinh của tư duy nhân loại và là giá trị bất hủ,
trường tồn của triết học Mác- Lênin.
Nghiên cứu phép biện chứng duy vật nói riêng, triết học Mác- Lênin nói chung chính là
nhằm lĩnh hội khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự
nhiên, xã hội và tư duy, là nhằm tiếp thu, nắm lấy phương pháp luận chung nhất của nhận thức
và thực tiễn để tránh những va vấp, sai lầm, nâng cao hiệu quả của thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều
sinh viên, cán bộ, đảng viên trong khi tiếp xúc với di sản quý báu này, khi học tập, nghiên cứu
phép biện chứng duy vật, họ mới chỉ dừng lại ở câu chữ, theo kiểu học thuộc lòng mà không

nắm được tinh thần cơ bản, không hiểu được thực chất cách mạng và khoa học của phép biện
chứng duy vật, do vậy, trong nhận thức và hành động, không những không quán triệt đầy đủ
mà nhiều khi còn làm trái với tinh thần của phép biện chứng duy vật, vì thế đã mắc phải những
sai lầm đáng tiếc. Những căn bệnh trầm trọng hiện nay như bệnh thành tích, bệnh chủ quan,
duy ý chí, bệnh “cận thị”, bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều,… chính là biểu hiện của việc
không nắm vững, không nhận thức đúng đắn, không quán triệt đầy đủ tinh thần khoa học và
cách mạng của phép biện chứng duy vật.
Nhờ sớm đến với chủ nghĩa Mác- Lênin mà Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước
cho dân tộc ta, nhân dân ta, Hồ Chí Minh cũng là người sáng lập và lãnh đạo Đảng và nhà nước
ta. Sinh thời, Người không chỉ quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân mà còn hết sức chăm lo “sửa đổi lối làm việc”, Người đặc
biệt quan tâm và đề cao việc huấn luyện cho cán bộ, đảng viên phương pháp nhận thức và vận
dụng các nguyên lý của triết học Mác- Lênin, trong đó có phép biện chứng duy vật.

6


Không như các nhà triết học, cũng không giống như một chính khách, một nhà hùng biện
thường làm, Hồ Chí Minh có cách nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật hết sức độc
đáo, tài tình, giản dị mà sâu sắc; ngắn gọn, súc tích mà hết sức sinh động, dễ hiểu; bàn đến
những nguyên lý triết học trừu tượng mà vẫn rất cụ thể, rất gần gũi với cuộc sống, vẫn không
khoa trương, màu mè. Tính độc đáo, tài tình của Hồ Chí Minh trong việc nhận thức và vận
dụng phép biện chứng duy vật đã được Người thể hiện một cách cụ thể, sinh động trong các bài
viết, bài nói chuyện của Người tại các cuộc gặp gỡ với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân và chính trong suốt cuộc đời hoạt động, lãnh đạo cách mạng của Người. Chính sự độc đáo,
tài tình trong việc nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật đã giúp Hồ Chí Minh lèo lái
con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao ghềnh thác, bao thử thách có lúc tưởng chừng
như “ngàn cân treo sợi tóc” để cập bến bờ thắng lợi và trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,
người thầy của cách mạng Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới.
Đáng tiếc là một vấn đề lớn và vô cùng quan trọng như vậy của di sản tư tưởng Hồ Chí

Minh vẫn chưa được chúng ta quan tâm khai thác, chưa đầu tư nghiên cứu đúng mức để trước
hết, phục vụ cho việc dạy và học phép biện chứng duy vật của triết học Mác- Lênin, giúp nâng
cao chất lượng và hiệu quả của công tác này; mặt khác, giúp hướng dẫn cán bộ, đảng viên áp
dụng một cách đúng đắn và sáng tạo phép biện chứng duy vật vào thực tiễn xã hội Việt Nam,
trong khi đó, hiện nay việc nhận thức và vận dụng phép biện chứng vẫn còn nhiều hạn chế và
lệch lạc, việc dạy và học triết học Mác- Lênin trong các trường đại học vẫn còn nhiều yếu
kém, khuyết điểm. Đây là thiếu sót và cũng là trách nhiệm của những người làm công tác
nghiên cứu chúng ta. Trước tình hình đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 27 tháng 3 năm
2003 đã chỉ thị: “Bước sang thế kỷ XXI, đất nước ta có cơ hội lớn, nhưng đang đứng trước
những thách thức không nhỏ, tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường. Để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần
sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị,
trong đó việc tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư
tưởng của Đảng, cần được toàn Đảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng, hiệu quả”.

7


Để thực hiện những yêu cầu đó đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc
dạy và học triết học Mác- Lênin trong các trường đại học cũng như những lệch lạc, bất cập
trong việc vận dụng phép biện chứng duy vật hiện nay, việc nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật” là hết sức cần thiết. Nó không
chỉ có ý nghĩa thời sự trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà còn
góp phần thiết thực trong việc giảng dạy và học tập môn Triết học, giúp cho người dạy và
người học thấy được thiên tài Hồ Chí Minh, học được ở Người phương pháp nhận thức và vận
dụng phép biện chứng duy vật trong những điều kiện lịch sử- cụ thể nhằm hiểu sâu sắc hơn,
vận dụng có hiệu quả hơn những nguyên lý triết học Mác- Lênin vào cuộc sống cũng như vào
sự nghiệp đổi mới hiện nay.


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản đồ sộ, có nội dung hết sức phong phú và càng ngày
chúng ta càng thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của nó không chỉ đối với quá khứ mà cả với sự
nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người, nhiều công trình
quan tâm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy vậy, từ trước đến nay khi đề cập đến tư
tưởng Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu thường tập trung quan tâm đến tư tưởng đạo đức, tư
tưởng về dân tộc và Cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng về Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, tư tưởng về xây dựng Đảng, tư tưởng về liên minh công-nông, tư tưởng về đoàn kết
quốc tế, tư tưởng quân sự và chiến tranh nhân dân; tư tưởng Đại đoàn kết; tư tưởng văn hóanghệ thuật, tư tưởng về giáo dục, v.v… nhưng rất ít khi và ít công trình nói đến tư tưởng về
nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật.
Thực ra, cho đến nay đã có một số cuốn sách, một số bài viết của các học giả trong nước
viết về những khía cạnh khác nhau của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài
này. Trong số đó phải kể đến các cuốn: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh (NXB lý
luận chính trị, 2004) của tập thể tác giả do Đặng Xuân Kỳ chủ biên, cuốn Minh triết Hồ Chí
Minh (NXB Thanh niên, 2007) của Vũ Ngọc Khánh và các bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều”
của tác giả Trần Văn Phòng, bài “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh” của tác giả Song Thành và
8


bài viết của phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu “Vấn đề phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin và nâng lên tầm cao mới trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam của Hồ Chí Minh”… Nhìn
chung các công trình cũng như bài viết của những tác giả trên đây đã ít nhiều nêu lên và phân
tích được một số tư tưởng triết học Hồ Chí Minh như tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn, tư tưởng về giải quyết mâu thuẫn, tư tưởng về dĩ bất biến ứng vạn biến,…Tuy vậy, có
thể nói, từ trước đến nay chưa hề có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, tập trung
và có hệ thống tư tưởng về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật của Hồ Chí Minh.
Bởi thế, nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng
duy vật” là công trình hoàn toàn mới mẻ, không bị trùng lặp.


3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu:

Làm rõ quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhận thức và

vận dụng phép biện chứng duy vật.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
1.

Khảo sát, tập hợp tư liệu về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật của

Hồ Chí Minh.
2.

Phân tích, xử lý, hệ thống hóa tư liệu về nhận thức và vận dụng phép biện chứng

duy vật của Hồ Chí Minh.

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận triết học Mác- Lênin và phương pháp luận biện chứng duy vật, tác giả
đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp…

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản hết sức đồ sộ, phong phú, bao gồm nhiều mảng, nhiều
lĩnh vực khác nhau, do yêu cầu về mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, công trình chỉ tập trung

9


khai thác di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật qua

các bài nói, bài viết của Người được tập hợp, thể hiện trong Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 12 tập.

10


Chương 1: NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT

1.1. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng
duy vật
Cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận
dụng phép biện chứng duy vật, một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh xuất hiện từ
các nguồn gốc: tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa của nhân loại,
chủ nghĩa Mác- Lênin, những phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh.

1.1.1. Những giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
Cũng như bao nhiêu lĩnh vực khác, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép
biện chứng duy vật không phải là sản phẩm thuần túy tư biện được hình thành một cách ngẫu
nhiên. Sẽ không thể xác định đúng nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật nói riêng nếu không
nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc con người Hồ Chí Minh và những điều kiện, hoàn cảnh mà Hồ
Chí Minh từng sinh ra, lớn lên và chịu ảnh hưởng. Với cách đặt vấn đề như thế, tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật là kết quả tổng hợp từ một loạt
những yếu tố khách quan và chủ quan, trước hết là sự kế thừa những giá trị truyền thống dân
tộc Việt Nam và những tinh hoa văn hóa nhân loại ‘
Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống, trước hết là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất
khuất, tự lực tự cường được hun đúc qua hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước. Không như
các quốc gia dân tộc khác, dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm không phải chỉ từ sự
phân hóa giai cấp sâu sắc mà chủ yếu là do nhu cầu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và

yêu cầu chống chọi với thiên tai nghiệt ngã trong suốt chiều dài lịch sử. Trải qua hàng ngàn
năm bồi đắp, tôi luyện, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành giá trị tinh thần và là tinh hoa
văn hóa của dân tộc.

11


Cùng với chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất, tự lực tự cường thì tinh thần đoàn kết, ý
thức cộng đồng được hình thành và củng cố trong quá trình dựng nước và giữ nước cũng trở
thành giá trị truyền thống tốt đẹp. Bên cạnh đó, những phẩm chất dũng cảm, cần cù, thông
minh, sáng tạo trong lao động, sản xuất, chiến đấu luôn tiếp biến những giá trị văn minh của
nhân loại đề bảo tồn dân tộc và phát triển đất nước.
Chính chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức
cộng đồng, đức tính dũng cảm, thông minh, cần cù, sáng tạo - những tinh hoa văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc là cơ sở và cũng là bộ lọc để Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa MácLênin trong đó có phép biện chứng duy vật. Bởi thế, Hồ Chí Minh từng nói: “Lúc đầu chính
chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin và Quốc tế thứ
ba”.
Những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc mới chỉ là cơ sở, chứ chưa phải là động lực,
cái tạo nên động lực mạnh mẽ thôi thúc Hồ Chí Minh sớm rời bỏ quê hương, bôn ba nơi trời
Tây để tìm đường cứu nước, từ đó Người đến với chủ nghĩa Lênin, đến với phép biện chứng
duy vật chính là thực tiễn cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước vẫn là một quốc gia lạc hậu, trì
trệ. Chế độ phong kiến đã đến thời kỳ mục ruỗng, suy tàn, triều đình nhà Nguyễn ra tay áp bức,
bóc lột ngày một nặng nề. Song song với việc tăng cường áp bức, bóc lột, triều đình nhà
Nguyễn cũng thực thi một chính sách bảo thủ, cực đoan, cự tuyệt với mọi cải cách, đóng cửa
với bên ngoài. Chính chính sách bảo thủ, cực đoan của triều đình nhà Nguyễn đã làm cho đất
nước vốn đã lạc hậu, trì trệ lại càng trở nên lạc hậu, trì trệ hơn. Cự tuyệt đối với cải cách, với
mở cửa làm cho quốc gia càng thêm nghèo đói, thiếu tiềm lực vật chất để có thể đối phó với
địch họa, thiên tai vẫn thường xuyên rình rập. Tăng cường áp bức, bóc lột nhân dân làm cho
quần chúng nhân dân càng thêm bất bình, phẫn nộ, nên không tạo ra được sức mạnh đoàn kết

để đương đầu với hiểm họa ngoại xâm, trong khi đoàn kết vốn là một truyền thống cực kỳ quý
báu của dân tộc ta, nhờ đoàn kết mà chúng ta đã tạo nên sức mạnh thần kỳ, đưa quốc gia vượt
qua bao khó khăn, thử thách, đánh thắng kẻ thù, đuổi sạch quân xâm lược, giữ vững độc lập
dân tộc. Trước tình đó, triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, lúc đầu thì chống cự yếu ớt, sau đó là

12


từng bước nhân nhượng, cầu hòa và cuối cùng là chấp nhận đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ
của Pháp trên đất nước ta để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc.
Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, phong trào vũ trang chống Pháp phát triển và lan rộng
trong cả nước. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang do các sĩ phu, văn thân như Trương Định, Nguyễn
Trung Trực, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang
Bích,…nổ ra khắp nơi cho thấy tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sôi sục của nhân dân
ta. Tuy vậy những cuộc khởi nghĩa vũ trang ấy rốt cuộc đều thất bại. Sự thất bại của các cuộc
khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX cho thấy sự lỗi thời, bất lực của hệ tư
tưởng phong kiến trước yêu cầu của lịch sử.
Đầu thế kỷ XX, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt
Nam bắt đầu có sự chuyển biến và phân hóa, các tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai
cấp tư sản đã bắt đầu xuất hiện. Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của các tầng lớp
nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Một loạt phong trào yêu nước chống
Pháp của các nhà nho yêu nước như phong trào Đông Du (1904- 1908) do Phan Bội Châu khởi
xướng, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ( 1907) do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh
đạo, phong trào Duy Tân ( 1906- 1908) do Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp
lãnh đạo,.. liên tiếp xuất hiện nhưng cũng lần lượt thất bại. Vừa lớn lên, Nguyễn Tất Thành đã
phải xót xa chứng kiến nỗi thống khổ trong thân phận nô lệ của người dân mất nước cũng như
sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp của các nhà Nho đương thời. Trong bối
cảnh đó, Hồ Chí Minh sớm nhận ra rằng con đường cứu nước, giải phóng dân tộc sẽ rơi vào bế
tắc nếu tiếp tục tiến hành theo cách cũ. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì cần phải tìm
ra con đường mới, với phương pháp tiến hành cách mạng mới. Đó chính là động lực quan trọng

thôi thúc Hồ Chí Minh tìm đến nước Pháp và sau đó tìm đến với chủ nghĩa Lênin. Người nói:
“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo
Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận
Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế
giới khỏi ách nô lệ”. [10,128] Bởi vì Hồ Chí Minh nhận thấy: “Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là
phương pháp làm việc biện chứng”.

13


Chính yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã thôi
thúc Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước, từ đó Người đã đến với chủ nghĩa Lênin và đến
với phép biện chứng duy vật.

1.1.2. Tiếp thu, kế thừa và phát triển phép biện chứng duy vật của C. Mác, Ph. Ăng
ghen và V.I. Lênin
Khi Hồ Chí Minh rời bỏ quê hương ra đi tìm đường cứu nước thì ở châu Âu, chủ nghĩa
Mác- Lênin nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng đã định hình. Phép biện chứng duy
vật do Mác- Ăng ghen xây dựng từ nửa cuối thế kỷ XIX trên cơ sở kế thừa một cách có phê
phán phép biện chứng duy tâm của Hê ghen và được Lênin bổ sung, phát triển vào đầu thế kỷ
XX. Phép biện chứng duy vật là học thuyết về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và
tư duy, là phương pháp luận phổ biến của nhận thức và thực tiễn. Bởi thế, đến với phép biện
chứng duy vật, Người tìm thấy ở đó một “cẩm nang thần kỳ”, một “kim chỉ nam” cho hoạt
động cách mạng.
Đầu thế kỷ XX, khi mới lớn, chàng thanh niên đã được thừa hưởng vốn hiểu biết sâu rộng
từ bố, mẹ, từ gia đình khoa bảng, thừa hưởng nét văn hóa của vùng quê nổi tiếng “địa linh nhân
kiệt”, đặc biệt, Người đã tiếp thu được những tinh hoa văn hóa của một dân tộc giàu truyền
thống. Trong những tinh hoa văn hóa của vùng quê xứ Nghệ, của dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí
Minh kế thừa có những tư tưởng biện chứng tự phát. Chỉ đến khi sang châu Âu, tiếp xúc với

chủ nghĩa Mác- Lênin, làm quen với phép biện chứng duy vật thì Hồ Chí Minh mới bắt đầu
hình thành tư tưởng về phép biện chứng duy vật. Có thể nói không có phép biện chứng duy vật,
không tiếp xúc với chủ nghĩa Mác- Lênin thì cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận
thức và vận dụng phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp, giữa thế
giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật. Hệ thống các nguyên
lý, các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn
vạch ra những nguyên tắc định hướng cho con người trong việc nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
Phép biện chứng duy vật không chỉ là kết quả của sự kế thừa một cách có chọn lọc những
tinh hoa trong trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học nhân loại mà còn là sự đúc kết những
14


thành tựu khoa học cụ thể và sự khái quát thực tiễn cách mạng phong phú, sinh động của giai
cấp công nhân nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bao gồm hai nguyên lý cơ bản, các cặp
phạm trù và những quy luật cơ bản, phép biện chứng duy vật vừa là học thuyết duy vật biện
chứng vừa là lý luận nhận thức và logic học, nó trình bày một cách chân thực, đúng đắn và có
hệ thống tính chất biện chứng của thế giới khách quan. Trong khi vạch ra tính chất biện chứng
của thế giới khách quan, thông qua những nguyên lý, những phạm trù, những quy luật chung
nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật vạch
ra những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo con người trong việc hoạch định chủ
trương, chính sách, phương pháp cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin có nội dung hết sức phong phú, là một
hệ thống tương đối hoàn chỉnh, bao gồm hai nguyên lý có tính chất bao trùm. Đó là nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng và nguyên lý về sự phát triển. Nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng khẳng định rằng mọi sự vật, hiện tượng trong
thế giới không tồn tại một cách cô lập, tách rời, trái lại giữa chúng luôn có mối liên hệ, có sự
ràng buộc, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau. Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
không phải là sự gán ghép chủ quan nào đó của con người, mà là những mối liên hệ khách

quan, vốn có của sự vật, hiện tượng, bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới. Mối liên
hệ giữa các sự vật, hiện tượng chẳng những có tính khách quan mà còn có tính phổ biến và tính
đa dạng, phức tạp, nghĩa là mối liên hệ tồn tại khắp mọi lúc, mọi nơi, mọi sự vật, đồng thời mối
liên hệ cũng muôn hình, muôn vẻ, chúng khác nhau không chỉ ở vị trí, về đặc điểm, về bản
chất, chức năng… Chính vì mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến cho
nên quán triệt quan điểm toàn diện là nguyên tắc phương pháp luận chung nhất chỉ đạo hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người. Quan điểm toàn diện đối lập với cách nhìn thiển
cận, lối xem xét một chiều, phiến diện.
Khác với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển cho rằng mọi sự
vật, hiện tượng trong thế giới luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, trong quá trình đó,
phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy quán triệt quan điểm
phát triển là nguyên tắc phương pháp luận chung nhất của nhận thức và thực tiễn. Nguyên tắc
này đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn phải xem xét sự vật trong sự vận động, biến đổi và

15


phát triển của nó, phải nhận thức đúng cái mới và ủng hộ cái mới, đồng thời tư duy phải mềm
dẻo, linh hoạt, năng động.
Ngoài hai nguyên lý cơ bản, phép biện chứng duy vật còn bao gồm các quy luật cơ bản và
các quy luật không cơ bản. Trong đó, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (
còn gọi là quy luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng. V.I. Lênin viết: “Có thể định
nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là
nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và
sự phát triển thêm”. [13,240] Thông qua việc phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mâu
thuẫn ở bên trong sự vật, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vạch ra nguồn
gốc, động lực của sự phát triển. Chính vì vậy, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập đòi hỏi chúng ta phải nắm vững nguyên tắc mâu thuẫn trong nhận thức và thực tiễn mà yêu
cầu cơ bản của nguyên tắc này là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn đồng thời phải có
phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn một cách khoa học, đúng đắn, linh hoạt và sáng

tạo, gắn liền với những mâu thuẫn cụ thể trong một tình hình cụ thể.
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn tới những thay đổi về chất và ngược
lại (còn gọi là quy luật lượng đổi- chất đổi) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Thông qua việc phản ánh quá trình thay đổi dần dần về lượng khi vượt qua độ
và đạt tới điểm nút thì tạo ra bước nhảy làm thay đổi cơ bản về chất, quy luật lượng đổi- chất
đổi vạch ra cách thức của sự phát triển. Chính vì vậy, quy luật lượng đổi- chất đổi là cơ sở
phương pháp luận chung nhất cho quá trình thúc đẩy sự phát triển, tránh thái độ bảo thủ trì trệ
cũng như chủ quan, nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, đồng thời trong nhận thức cũng như
trong thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy để đẩy nhanh quá trình phát
triển.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát khuynh hướng phát triển đi lên theo hình thức
xoáy ốc, phản ánh tính kế thừa, tính chu kỳ và tính tiến lên của quá trình phát triển. Quy luật
phủ định của phủ định là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ đạo
mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn. Nguyên tắc phủ định biện chứng đòi hỏi chúng ta trong
nhận thức và thực tiễn, để bảo đảm sự phát triển cần phải biết kế thừa một cách có phê phán, có
chọn lọc, tránh thái độ tả khuynh- phủ định sạch trơn cũng như hữu khuynh- kế thừa tất cả.

16


Ngoài các nguyên lý và những quy luật cơ bản, phép biện chứng duy vật còn bao gồm các
cặp phạm trù hay còn gọi là các quy luật không cơ bản. Cũng như các quy luật cơ bản, các cặp
phạm trù là sự cụ thể hóa của hai nguyên lý. Nếu như hai nguyên lý của phép biện chứng duy
vật phản ánh một cách bao quát tính chất biện chứng chung nhất của thế giới thì các cặp phạm
trù và quy luật là lý luận nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển trong thế giới các
sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể. Chính vì vậy, các cặp phạm trù và các quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật là là sự cụ thể hóa quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan
điểm lịch sử- cụ thể trong các lĩnh vực hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật bắt
nguồn chủ yếu từ chủ nghĩa Mác - Lênin mà cụ thể là phép biện chứng duy vật của triết học

Mác- Lênin nhưng không hoàn toàn đồng nhất với phép biện chứng duy vật, mà là sự tổng hòa,
sự kết hợp giữa giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại với phép
biện chứng duy vật và những phẩm chất, tài năng của Hồ Chí Minh, trên nền tảng của phép
biện chứng duy vật.
Như trên đã phân tích, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng
duy vật là kết quả tất nhiên của lịch sử cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
đồng thời là sản phẩm của tài năng, của tư chất thông minh Hồ Chí Minh

1.1.3. Phẩm chất và tài năng của Hồ Chí Minh
Như trên đã nói, phép biện chứng duy vật được C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng từ giữa
thế kỷ XIX và trước Hồ Chí Minh đã có nhiều người ra đi tìm đường cứu nước, nhưng tại sao
chỉ có Hồ Chí Minh mới tiếp cận được với chủ nghĩa Mác- Lênin, mới nhận thức và vận dụng
phép biện chứng duy vật một cách có hệ thống? Có thể nói, ngoài những yếu tố, những điều
kiện khách quan như vừa trình bày ở trên (tinh hoa văn hóa dân tộc, hoàn cảnh Việt Nam đầu
thế kỷ XX, sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác- Lênin, của phép biện chứng duy vật), tư tưởng về
nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật còn là kết quả tất yếu của những phẩm chất cá
nhân, của tài năng Hồ Chí Minh. Không có những phẩm chất cá nhân đặc biệt, không có tài
năng vượt trội của Hồ Chí Minh thì cũng không thể có tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng
như tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật nói riêng.

17


Hồ Chí Minh ra đời trong một gia đình nhà Nho yêu nước, nơi một vùng quê nổi tiếng, có
truyền thống hiếu học. Thân phụ của ông là người người học rộng, đỗ đến phó bảng. Những
người đứng hàng phụ chấp của Hồ Chí Minh cũng đều là những chí sĩ uyên thâm về Nho học.
Bản thân Hồ Chí Minh hồi nhỏ được theo học chữ Hán, tuy không đỗ đạt cao nhưng cũng đạt
đến sự thuần thục nhất định. Người đến với Nho giáo nhưng không tự biến mình thành nhà
Nho, không phụ thuộc vào Nho giáo. Những cái gì hay của Nho giáo đã được lịch sử và thực
tiễn Việt Nam gạn lọc thì Hồ Chí Minh tiếp nhận và nâng cao, như tư tưởng dân là gốc nước

(“dân vi bang bản”), vấn đề chăm lo đời sống cho dân (“túc thực, túc binh, dân ái, dân tín, chí
hĩ”), vấn đề khắc kỷ, tu thân, vấn đề trung, hiếu…, còn những gì hạn chế của Nho giáo, như
vấn đề coi thường phụ nữ, vấn đề hạ thấp, coi khinh lao động chân tay, vấn đề phân biệt đẳng
cấp,… thì Người không nhắc đến hoặc phê phán rõ ràng. Không chỉ có Nho giáo, Hồ Chí Minh
cũng quan tâm đến Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất và
có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam, đặc biệt vào thời đầu xây dựng nhà nước độc lập của
nhà Lý- Trần. Phật giáo được coi như quốc giáo và đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, hình thành nên những nét văn hóa đặc sắc trong giai đoạn này. Những
tư tưởng từ bi, vị tha, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân,.. cũng đã được Hồ
Chí Minh gạn lọc, tiếp thu.
Khi trưởng thành, Người vẫn tiếp tục tìm hiểu văn hóa phương Đông, đặc biệt là những
trào lưu tư tưởng mới ở Ấn Độ và Trung Hoa mà điển hình là tư tưởng của M. Găng đi và chủ
nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Người tìm thấy ở chủ nghĩa tam dân “những điều thích hợp
với điều kiện nước ta” đó là tư tưởng về dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Từ đó cho thấy, ngay từ bé, Hồ Chí Minh đã thể hiện những phẩm chất và tài năng của
một vị lãnh tụ sau này, Người thật sự cầu thị, luôn chịu khó học hỏi nhưng vẫn có tư duy độc
lập khi đánh giá và tiếp thu các giá trị văn hóa dân tộc cũng như tinh hoa văn hóa nhân loại.
Người nói: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê-su
có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện
chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước
ta. Khổng Tử, Giê-su, C. Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ
đều muốn "mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội...".

18


Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy".
Sau này, khi bôn ba tìm đường cứu nước chính là thời gian Người được tiếp xúc với văn
hóa và khoa học phương Tây. Với sự nỗ lực rèn luyện và học tập, tham gia không biết mệt mỏi
vào phong trào công nhân, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp, Người đến nhiều nước, tiếp

xúc với nhiều nền văn minh, nói và viết thông thạo nhiều thứ ngôn ngữ. Nhờ vậy, Người chiếm
lĩnh được những tri thức tiên tiến của thời đại, những kinh nghiệm phong phú của nhân loại,
đặc biệt là những kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới. Chính điều đó đã hun đúc nên một Hồ Chí Minh có tư duy độc lập,
tự chủ, sáng tạo cùng với óc phê phán tinh tường làm cho Người trở nên hết sức sáng suốt khi
tiếp nhận tinh hoa văn hóa của bốn phương, nhân loại.
Cùng với tư duy độc lập, sáng tạo, óc phê phán tinh tường, ở Hồ Chí Minh còn có một trái
tim nhân hậu, một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu bao la, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu
con người.
Tất cả những điều đó đã làm nên một minh triết Hồ Chí Minh- cội nguồn của tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung trong đó có tư tưởng về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy
vật.
1.2. Đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy
vật
Điều quan trọng nhất ở Hồ Chí Minh, cái làm nên nhân cách vĩ đại, nên nét riêng ở con
người Hồ Chí Minh là lời nói đi đôi với việc làm, nhận thức và thực tiễn là gắn bó khăng khít,
tư tưởng và hành động là luôn thống nhất với nhau. Chính điều đó đòi hỏi chúng ta khi nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không được tách rời với cuộc sống và hoạt động của Người. Phép
biện chứng duy vật qua lăng kính của Người không chỉ được bộc lộ qua lời nói mà còn qua
hành động, không chỉ thể hiện ở các bài viết, bài huấn luyện mà cả ở trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, trong cuộc sống của Hồ Chí Minh. Với cách đặt vấn đề như vậy, tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật có các đặc điểm cơ bản: tính sáng tạo,
tính thiết thực và tính giản dị.

19


1.2.1. Tính sáng tạo
Biểu hiện rõ nhất, sinh động nhất của tính sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận
thức và vận dụng phép biện chứng duy vật nói riêng là chống giáo điều, chống rập khuôn, máy

móc từng câu, từng chữ của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin.
Trong di sản tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh nói rất nhiều, rất sâu sắc và đấu tranh
không khoan nhượng với bệnh máy móc, giáo điều. Là người lãnh đạo, Hồ Chí Minh nhận thấy
bệnh máy móc, giáo điều đã ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách làm, đến năng lực nhận thức và
hành động, đến sự tiến bộ của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Người nói: “Từ trước tới nay,
Đảng ta đã cố gắng liên hệ chặt chẽ chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tế cách mạng Việt Nam.
Cán bộ và đảng viên ta nói chung đều có phẩm chất cách mạng tốt đẹp. Nhưng chúng ta còn
nhiều khuyết điểm như: bệnh chủ quan, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm, tác
phong quan liêu, chủ nghĩa cá nhân…. Những khuyết điểm ấy ngăn trở sự tiến bộ của các đồng
chí chúng ta. Chúng ta phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác- Lênin… Chúng ta phải ra sức học
tập có sáng tạo kinh nghiệm của các đảng anh em”. [10,201]
Người không chấp nhận cách nghĩ, cách làm việc máy móc, giáo điều, thiếu sáng tạo.
Người coi cách nghĩ, cách làm việc máy móc, giáo điều là một thứ bệnh có hại cho công việc
cách mạng cần phải khắc phục, loại bỏ. Đáng tiếc rằng, không ít cán bộ ta, trong nhiều lĩnh vực
công tác thường mắc phải căn bệnh này. Chẳng hạn, trong công tác tuyên truyền, vận động
quần chúng nhiều cán bộ, đảng viên ta vẫn chưa thoát ra khỏi bệnh giáo điều sách vở. Bác chỉ
ra và nhắc nhở: “Cán bộ khu về tỉnh, cán bộ tỉnh về huyện, cán bộ huyện về làng thì khệnh
khạng như “ ông quan”. Lúc khai hội thì trăm lần như một: “ Tình hình thế giới, tình hình Đông
Dương, thảo luận, phê bình, giải tán”.
“Ông cán” làm cho một “tua” hai, ba giờ đồng hồ. Nói gì đâu đâu.. Còn công việc thiết
thực trong khu, trong tỉnh, trong huyện, trong xã đó thì không động đến”. [5,247]
Máy móc đến mức: “ Có cán bộ đem “ kinh tế học” huấn luyện cho chị em phụ nữ thôn
quê ở thượng du”. [5,248]
Bởi thế, trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, muốn làm cho quần chúng
hiểu được đường lối chủ trương của Đảng, từ đó mà làm theo thì cán bộ làm công tác tuyên

20


truyền không thể giáo điều, máy móc. Để tránh bệnh máy móc, giáo điều, cán bộ làm công tác

huấn luyện phải luôn luôn đi sâu, đi sát, tìm hiểu tâm tư, nguyên vọng, tìm hiểu tình hình thực
tế của địa phương, trình độ hiểu biết của nhân dân, từ đó suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo những hình
thức, những cách làm phù hợp, thiết thực. Tại hội nghị tuyên giáo miền núi, khi nói chuyện với
các cán bộ tuyên truyền, Bác tỏ ra rất am hiểu những thiếu sót của cán bộ, trong đó, thiếu sót
nặng nề nhất là bệnh giáo điều, không chịu suy nghĩ, thiếu sáng tạo. Vì vậy, Bác dặn: “ Công
tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực. Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên
truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào? Đó là những vấn đề các chú phải tự hỏi, tự trả
lời… Ví dụ: Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo, thì tuyên truyền huấn luyện đối với
đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp. Bởi vì đời sống,
trình độ đồng bào Mèo và Thái khác nhau cho nên tuyên truyền huấn luyện phải khác”.[11,128]
Người phê phán một số cán bộ đảng viên được học phép biện chứng duy vật, tiếp thu chủ
nghĩa Mác, nhân danh chủ nghĩa Mác nhưng khi tiếp thu kinh nghiệm của người khác, của
nước khác thì lại giáo điều, máy móc đến mù quáng: “ Thấy người ta làm thế nào mình cũng
một mực bắt chước làm theo thế ấy. Thí dụ: nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra
khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho
đúng”. Bác khuyên cán bộ, đảng viên “phải biết khéo léo lợi dụng kinh nghiệm”.[5,272]
“Có hợp tác xã thì học Đại Phong một cách máy móc như thấy Đại Phong nuôi vịt có lãi,
thì hợp tác xã mình dù không có điều kiện cũng muốn nuôi vịt…” .[10,343]
Người cũng nhắc nhở rằng “ học Đại Phong phải học một cách sáng tạo”.[10,343]

Ngày 26 tháng 1 năm 1965 nhân cuộc nói chuyện với các cán bộ tại Hội nghị bồi dưỡng
chỉnh huấn do Trung ương triệu tập, mừng kỷ niệm đảng ta 35 tuổi, khi nói về sự thắng lợi của
Đảng và nhân dân ta, Hồ Chủ tịch khẳng định: “ Có thắng lợi vĩ đại ấy là vì:… Đảng ta đã biết
vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh nước ta một cách sáng tạo để nêu ra đường lối
chính sách đúng đắn, bảo đảm cho cách mạng phát triển thắng lợi”. [11,372]

21


Biểu hiện tập trung của tính sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận

dụng phép biện chứng duy vật là Người đã vận dụng phép biện chứng một cách linh hoạt, phù
hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể của cách mạng Việt Nam, thực tiễn Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời vào thế kỷ XIX ở châu Âu, khi phương thức sản xuất
TBCN đã ra đời và phát triển, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất TBCN
được biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã trở nên
gay gắt. Bởi thế, theo chủ nghĩa Mác- Lênin, vô sản toàn thế giới liên hiệp lại, đứng lên làm
cách mạng vô sản là tất yếu nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản,
cho nên chủ nghĩa Mác- Lênin đề cao vấn đề giai cấp. Đối với Việt Nam, không giống như các
nước châu Âu, bước sang đầu thế kỷ XX, Việt Nam vẫn là quốc gia thuộc địa nửa phong kiến.
Xuất phát từ đặc điểm cơ bản đó, Hồ Chí Minh cho rằng, ở Việt Nam, vấn đề giai cấp gắn bó
mật thiết với vấn đề dân tộc, không có giai cấp chung chung đứng ngoài dân tộc, giai cấp và
dân tộc liên hệ với nhau một cách uyển chuyển và biện chứng. Trong hoàn cảnh mất nước thì
quyền lợi dân tộc được đặt lên trên quyền lợi giai cấp, vì có giải phóng dân tộc mới giải phóng
được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp, tạo tiền đề, điều
kiện thuận lợi để giải phóng giai cấp. Theo Hồ Chí Minh, nếu không giải quyết được vấn đề
giải phóng dân tộc, không đòi được tự do cho dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn
chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được. Chính vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng, không nên áp dụng chủ nghĩa Mác một cách máy
móc, thấy người ta làm thế nào mình cũng làm như thế, người ta nói giai cấp đấu tranh, mình
cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh: “Thấy người ta làm thế nào mình cũng một mực bắt
chước làm theo thế ấy. Thí dụ: nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu
giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”.[5, 272]
Với phương pháp tư duy sáng tạo đó, Người đã vạch ra Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn
tắt hết sức tài tình, cái mà Luận cương chính trị đã không nhận ra và nắm vững những đặc điểm
của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam. Thứ hai, do nhận thức giáo điều, máy móc về
vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, và lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh
hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó.
Không chỉ chống máy móc, Hồ Chí Minh là bậc thầy về việc vận dụng phép biện chứng
duy vật một cách hết sức nhuần nhuyễn trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng. Phép
22



biện chứng duy vật thông qua lăng kính Hồ Chí Minh không còn là những nguyên lý trừu
tượng mà đã được Người cụ thể hóa thành phương pháp luận, thành những nguyên tắc chỉ đạo
cách mạng. Đối với Hồ Chí Minh, phép biện chứng duy vật được thể hiện thành suy nghĩ,
thành hành động của người lãnh tụ, thành công việc lãnh đạo cách mạng hàng ngày của mình.
Chẳng hạn, sau Cách mạng tháng Tám, khi chính quyền Cách mạng còn hết sức non trẻ, chúng
ta đã phải đối phó với “thù trong giặc ngoài”, nền độc lập của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.
Trong tình hình đó, để đánh đuổi ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ,
Người vạch ra sách lược về ngoại giao hết sức đúng đắn nhưng lại vô cùng linh hoạt, mềm dẻo,
phù hợp với tình hình cụ thể, với từng thời điểm lịch sử, nhằm lợi dụng mâu thuẫn, phân hóa kẻ
thù, loại trừ từng bước các thế lực thù địch, tranh thủ thời gian, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ
của các tầng lớp nhân dân để củng cố và phát triển lực lượng. Người chấp nhận nhân nhượng
một phần yêu sách của quân Tưởng để tập trung đối phó với thực dân Pháp hiếu chiến, bằng
cách mở rộng thêm 70 ghế cho Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh
hội vào quốc hội, không thông qua bầu cử. Ngay sau đó, Người lại tỏ ra quyết đoán khi ký
Hiệp định sơ bộ với Pháp (6-3-1946), tạm thời nhân nhượng với chúng để tập trung lực lượng,
nhanh chóng tống cổ quân Tưởng về nước. Chính sách lược sáng suốt, mềm dẻo, linh hoạt,
quyết đoán, tài tình của Hồ Chí Minh đã góp phần đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thử thách
hiểm nguy trong thời điểm “nghìn cân treo sợi tóc” ấy. Những sách lược mềm dẻo, linh hoạt,
sáng suốt trên đây là biểu hiện cụ thể nhất, sinh động nhất của một bậc thầy về tính sáng tạo
trong việc nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật. Ở Hồ Chí Minh, hai nguyên lý
của phép biện chứng duy vật đã được thể hiện thành những nguyên tắc phương pháp luận, ở
quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử- cụ thể và được Người vận dụng một cách nhuần
nhuyễn, có hiệu quả trong thực tiễn cách mạng.
Người chống “bệnh cận thị”, đồng thời Người cũng chống biểu hiện tả khuynh và hữu
khuynh, Người yêu cầu phải toàn diện trong nhận thức và xử lý mọi công việc.
Người không coi mọi thứ là nhất thành bất biến, vì vậy Người luôn đấu tranh chống bệnh
bảo thủ, trì trệ, đồng thời luôn nhìn nhận và xử lý mọi việc theo quan điểm phát triển
Một biểu hiện quan trọng khác của tính sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận

thức và vận dụng phép biện chứng duy vật là Người không bao giờ coi chủ nghĩa Mác nói

23


chung, phép biện chứng duy vật nói riêng như một thứ giáo điều kiểu kinh thánh của tôn giáo
mà là một hệ thống mở.
Phép biện chứng duy vật là hệ thống lý luận và phương pháp luận phổ biến của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tuy nhiên đây không phải là một hệ thống đóng kín, hoàn chỉnh, xong xuôi và bất
khả xâm phạm. C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin đã nhiều lần cản báo: “Chúng ta không hề
coi lý luận của Mác như là một cái gì xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin
rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những nghười xã hội chủ nghĩa cần
phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống.”
[13, 232]
Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc tư tưởng đó của V.I. Lênin, Người phê phán một số cán
bộ, đảng viên do nhận thức thấp kém, coi chủ nghĩa Mác như những giáo điều chết cứng, chỉ
việc học thuộc: “Họ không hiểu rằng: chủ nghĩa Mác- Lênin là kim chỉ nam cho hành động,
chứ không phải là kinh thánh”.[6, 247]
Phê phán bệnh giáo điều khi học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin của một bộ phận
cán bộ, đảng viên, Người nhắc nhở:“Học tập chủ nghĩa Mác- Lênin là học tập cái tinh thần xử
trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến
của chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta.
Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn.
Nhưng có đồng chí học thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác- Lênin. Họ tự cho
mình là hiểu biết chủ nghĩa Mác- Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế thì họ hoặc là
máy móc, hoặc là lúng túng. Lới nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở MácLênin nhưng không học tinh thần Mác- Lênin. Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng
vào công việc cách mạng”[9, 292]
Bác lưu ý cán bộ, đảng viên học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác nhưng không được coi lý
luận của Mác như một thứ giáo điều chết cứng:“Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một
triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa

phải là toàn thể nhân loại”. [1, 465]

24


Bác lưu ý những kẻ coi lý luận của Mác như một hệ thống xong xuôi hẳn và bất khả xâm
phạm, đồng thời nêu một tấm gương về tư duy phê phán: “Mác cho ta biết rằng sự tiến triển
của các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi
giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông
có trải qua hai giai đoạn đầu không?”. [1, 465]
Người coi chủ nghĩa Mác là một hệ thống mở và luôn đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải thấy
rõ điều đó, đồng thời Người lưu ý rằng “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch
sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không
thể có được”.[1,467]. Những “tư liệu mà Mác ở thời của mình không thể có được” đó là thực
tiễn lịch sử của các nước phương Đông, do vậy, Người yêu cầu “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về
cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”.[1,467]

1.2.2. Tính thiết thực
Tính thiết thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng
duy vật biểu hiện trước hết ở chỗ nhận thức gắn liền với vận dụng, nhận thức là để vận dụng.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung và phép biện chứng duy vật nói
riêng không phải chỉ để giải quyết vấn đề nhận thức, càng không phải nhằm mục đích trở thành
nhà triết học, tiếp nối các nhà kinh điển của triết học Mác- Lênin. Mục đích cao nhất, quan
trọng nhất của Hồ Chí Minh khi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, không phải là do tính xốc nổi,
bồng bột của một chàng thanh niên mới lớn hay vì một lý do cá nhân nào khác mà chính là khát
khao tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ra khỏi ách nô lệ, áp bức của thực dân
phong kiến đã thôi thúc Người rời bỏ quê hương, bôn ba khắp các nước phương Tây để cuối
cùng tìm đến với chủ nghĩa Mác- Lênin.
Tính thiết thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng
duy vật thể hiện rõ nhất là ở chỗ, nhận thức một cách hết sức sâu sắc phép biện chứng của Mác,

của Lênin nhưng thật hiếm khi Người trích dẫn nguyên văn các câu kinh điển Mác- Lênin theo
kiểu tầm chương trích cú của các nhà Nho trước đây. Hầu như khó có thể tìm được trong các
bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh những tài liệu xuất xứ như các nhà nghiên cứu triết học ngày
nay vẫn làm. Người chỉ nói là Mác hay Lênin dạy rằng…, nhưng dạy ở đâu, trang mấy, dòng
mấy, sách nào.. thì Người có vẻ như không quan tâm lắm. Bởi lẽ, đối với Người, nhận thức
25


×