Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.71 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CƠNG
NGHỆ CẤP CƠ SỞ

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN
GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO TRONG CÔNG CUỘC
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Mã số đề tài: CS.2011.19.10
Chủ nhiệm đề tài:
T.S. NGUYỄN NGỌC KHÁ

TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2012


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................ 2
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 7
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................. 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................10
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .....................................................................10
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................................11
5. Kết cấu của đề tài .................................................................................................................11

Chương 1 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và công tác tôn giáo................. 12
1.1. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo ..............12
1.1.1. Truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ..........................................................12
1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại .......................................................................................13
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo và công tác tôn giáo ............15


1.1.4. Phẩm chất và tài năng Hồ Chí Minh ........................................................................19
1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo .........................................21
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của tơn giáo ...................................................21
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng của tơn giáo ................................................23
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của tơn giáo .......................................................25
1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích của tơn giáo...................................................31
1.3. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác tơn giáo .........................32
1.3.1. Tư tưởng về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo ........................................................32
1.3.2. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong công tác tôn giáo .........................................37
1.3.3. Tư tưởng giải quyết hài hịa vấn đề tơn giáo với lợi ích quốc gia, dân tộc .........43
1.3.4. Tư tưởng về công tác vận động quần chúng tín đồ tơn giáo .................................45


Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, những định hướng
và giải pháp........................................................................................................ 50
2.1. Thực trạng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tôn
giáo trong công cuộc đổi ở nước ta hiện nay ......................................................................50
2.1.1.Thành tựu và nguyên nhân ..........................................................................................50
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................................53
2.2. Những định hướng cơ bản của sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo
và công tác tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay..............................55
2.2.1. Tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng trong công tác tôn giáo...................................55
2.2.2. Phát huy tinh thần đại đồn kết dân tộc trong cơng tác tơn giáo .........................59
2.2.3. Nâng cao hiệu quả của công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo
..................................................................................................................................................61
2.3. Những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo .........................................................65
2.3.1. Nâng cao nhận thức của nhân dân về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo ......65
2.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiện toàn các cơ quan nhà nước quản lý
hoạt động tôn giáo .................................................................................................................67

2.3.3. Phát huy bài học kinh nghiệm trong cơng tác tơn giáo đã được tích lũy ............68
2.3.4. Đẩy mạnh công tác tư tưởng trong quản lý xã hội về tôn giáo .............................69

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 74



TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Mã số:

CS.2011.19.10

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Ngọc Khá
E-mail:

Tel : 091.802.9.802



Cơ quan và cá nhân phối hợp: Khơng
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2011 đến tháng 06 năm 2012.
1. Mục tiêu:
Khảo sát và lý giải tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo, từ đó nêu

lên sự vận dụng tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
2. Nội dung chính:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc
đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, những định hướng và giải pháp
3. Kết quả đạt được:
- Báo cáo khoa học
- Đĩa CD về các tư liệu đã khảo sát
- Bài báo khoa học


SUMMARY
RESEARCH ON SCIENCE AND TECHNOLOG Y AT UNIVERSITY LEVEL

Project Title: The application of Ho Chi Minh ideology to religion and religious
activities in the process of renovation in Vietnam today
Code Number:

CS.2011.19.10

Coordinator: Nguyen Ngoc Kha, Ph.D
E-mail:

Tel : 091.802.9.802



Cooperating Institution: No
Implementing Institution: The Political Education Faculty, the Ho Chi Minh City
University of Pedagogy

Duration: From June 2011 to June 2012

1. Objectives:
The Investigation and the explanation of Ho Chi Minh ideology for religion and
religious activities, which show the application of

his great ideas in the process of

renovation in Vietnam today.

2. Main contents:
- Ho Chi Minh ideology to religion and religious activities.
- The application of Ho Chi Minh ideology to religion and religious activities in the
process of renovation in Vietnam today: The reality, orientations and solutions.

3. Results obtained:
- Science report: “The application of Ho Chi Minh ideology to religion and religious
activities in the process of renovation in Vietnam today”
- CD of the materials collected
- Journal article


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia thống nhất có nhiều hình thức tơn giáo, tín ngưỡng khác
nhau. Do đặc điểm vị trí địa lý, lịch sử nên sự hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, vai trị
xã hội cũng như tác động chính trị của các tơn giáo ở nước ta cũng khác nhau. Sự tồn tại,
hoạt động của các tôn giáo làm phong phú bộ mặt văn hóa tinh thần của đất nước. Chính vì
vậy, ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin về tôn giáo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Vấn đề tôn giáo luôn là đề tài nhạy cảm trong đời sống chính trị - tinh thần của xã
hội. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hơn bao giờ hết vấn đề tôn giáo lại trở
nên vô cùng bức bách không chỉ về mặt nhận thức, mà nhất là về mặt chính trị - xã hội.
Tơn giáo có chiều hướng phục hồi, đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam. Tình hình diễn biến theo nhiều khuynh hướng, góc độ khác nhau, đang đặt ra
những vấn đề cần được lý giải trên cơ sở khoa học cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khơng ít học giả tư sản đã xun tạc quan điểm
mác-xít về vấn đề tơn giáo. Nghiêm trọng hơn, các thế lực thù địch và phản động nhân
danh cái gọi là “tự do, dân chủ, nhân quyền” đã dùng “con bài” tôn giáo để can thiệp vào
công việc nội bộ của các quốc gia. Chúng lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhằm chia rẽ khối đại đồn kết
tồn dân tộc. Chính vì lẽ ấy, Đảng ta đã chỉ rõ: “Tình hình hoạt động tơn giáo cịn có
những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định” [13,45].
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ln coi tự do tín ngưỡng,
tơn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo hộ. Trong
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận
của khối đoàn kết toàn dân tộc”[13, 48] và cần phải “phát huy những giá trị tốt đẹp về
văn hóa, đạo đức của tôn giáo” [13, 49]. Đồng thời Đảng ta nhấn mạnh: “Chăm lo phát
triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào. Đồng bào có đạo và các vị


chức sắc tơn giáo có nghĩa vụ làm trịn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống
“tốt đời đẹp đạo”” [13, 51].
Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI chỉ rõ: “Tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo phù hợp
với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo;
động viên các tổ chức tơn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp

tích cực cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ
chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước
công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu
tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối
đại đoàn kết tồn dân tộc” [17, 81].
Chính vì thế, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo
có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn, góp phần thực hiện
tốt cơng tác tơn giáo của Đảng.
Do đó, tơi chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn
giáo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của
mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đóng vai trị là kim chỉ nam
cho đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã
trở thành đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt, trong đó có nhiều cơng
trình nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo ở những góc
độ khác nhau.
Các cơng trình của các tác giả như Đào Phan, Đạo Khổng trong văn Bác Hồ, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2004: Cơng trình này chủ yếu nói đến sự ảnh hưởng của Nho giáo đối
với tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh trong suốt thời gian từ 1921 khi Người giới thiệu
Học thuyết Khổng Mạnh trên Tạp chí Cộng sản của Quốc tế ba cho đến năm 1969; Tác phẩm
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Cơng giáo do Hồng Thơng sưu tầm và biên soạn, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2004: Tác giả chủ yếu trích dẫn những bức thư và câu nói
của Người khi nói chuyện với đồng bào Công giáo hoặc với các vị chức sắc tơn giáo;
Tác phẩm Hồ Chí Minh về vấn đề tơn giáo và tín ngưỡng, Nxb Khoa học xã hội, Hà


nội, 1998 đã bàn về cách tiếp cận của tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo; Tác giả
Nguyễn Đức Lữ với cơng trình Lý luận về tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam,
Nxb Tơn giáo, 2007 đã tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo và

sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh vào việc giải quyết các vấn đề về tơn giáo,
đồng thời trình bày tình hình tơn giáo thế giới và Việt Nam hiện nay, những bài học
mà Đảng và Nhà nước ta rút ra trong quá trình xây dựng đường lối, chính sách về tơn
giáo; Cơng trình của Ban tơn giáo Chính phủ Tơn giáo và cơng tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2008: Các tác giả dành phần
lớn cơng trình để trích dẫn tồn bộ những bức thư, những bài báo của Hồ Chí Minh về
tơn giáo và nêu lên những kết luận quan trọng trong việc quản lý xã hội đối với tơn
giáo; Cơng trình của Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết với vấn đề
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới, trong đó có bài viết:
Hồ Chí Minh với việc phát huy những giá trị đạo đức tơn giáo của Ngơ Vương Anh đã
phân tích phương pháp khai thác các giá trị đạo đức trong tôn giáo của Hồ Chí Minh
để phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Ngồi ra, cịn có hàng loạt các bài viết liên quan đến tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
và công tác tôn giáo. Chẳng hạn, Bài viết Tìm hiểu phương pháp đồn kết tơn giáo theo tư
tưởng Hồ Chí Minh của Lý Thị Bích Hồng đã phân tích phương pháp đồn kết tơn giáo của
Hồ Chí Minh; Bài viết Đồn kết Cơng giáo – Nét đặc sắc trong tư tưởng đại đồn kết dân
tộc Hồ Chí Minh của Nguyễn Đức Lữ đã trình bày những kinh nghiệm giải quyết vấn đề
tơn giáo của Hồ Chí Minh, phương pháp khai thác sức mạnh của khối đại đoàn kết tồn dân
tộc của Người; các bài viết Vấn đề tơn giáo trong tư tưởng đại đồn kết Hồ Chí Minh của
Đặng Văn Thái, Ý kiến của Hồ Chủ tịch đối với đặc trưng tôn giáo Việt Nam của Đặng
Nghiêm Vạn, Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo của Võ
Thanh Bằng, Vấn đề tơn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Đỗ Quang
Hưng,… cũng đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau trong tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề tơn giáo và cơng tác tơn giáo.
Có thể nói, có rất nhiều cơng trình, bài viết liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn
giáo và cơng tác tơn giáo, được khai thác ở những góc độ, phương diện khác nhau. Nhưng
những vấn đề cụ thể như tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, chức năng, vai trị, mục đích của



tôn giáo, các vấn đề mấu chốt của công tác tôn giáo và vận dụng cụ thể tư tưởng của Người
trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay thì các cơng trình cịn thể hiện một cách mờ nhạt.
Chính vì vậy, cơng trình này góp phần làm rõ hơn và hệ thống hóa nội dung tưởng Hồ
Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo, từ đó đưa ra những định hướng cơ bản và những
giải pháp chủ yếu trong sự vận dụng tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng
tác tơn giáo, từ đó nêu lên những định hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu trong việc
vận dụng tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện được mục đích trên đây, đề tài cần phải thực hiện những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn
giáo.
Hai là, trình bày những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
công tác tôn giáo.
Ba là, nêu lên thực trạng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng
tác tơn giáo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, nêu lên những định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu của sự vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong công
công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của cơng trình là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật
lịch sử, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn
giáo và công tác tôn giáo.
Phương pháp xuyên suốt mà tác giả sử dụng là phương pháp biện chứng duy vật;
ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, lịch
sử và lơgíc, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa,....



4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, cơng trình góp phần làm rõ và sâu sắc thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về
tơn giáo và cơng tác tơn giáo. Do vậy, nó có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
các trường Đại học và Cao đẳng trong việc học tập mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn
giáo góp phần chứng minh tính đúng đắn và phù hợp của các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong cơng tác tơn giáo. Đồng thời, nó cịn có ý nghĩa khuyến nghị trong
việc giải quyết các vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơng trình bao gồm 2
chương và được chia thành 6 tiết.


Chương 1 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và công tác tôn giáo
1.1. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn
giáo nói riêng có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn
hóa nhân loại, chủ nghĩa Mác – Lênin và phẩm chất, tài năng Hồ Chí Minh.
1.1.1. Truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống
hết sức đặc sắc của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng xuất phát hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Theo Người, “…khơng phải cái gì
cũ cũng bỏ hết, khơng phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ…Cái gì cũ
mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt, thì phải
phát triển thêm…” [48, 94]. Với tinh thần ấy, Hồ Chí Minh đã trở thành “người Việt Nam
hơn bất cứ người Việt Nam nào”, Người là hình ảnh của dân tộc Việt Nam hôm qua, hôm
nay và mãi mãi.
Thứ nhất, là chủ nghĩa yêu nước.
Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là

cơ sở xuất phát và sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung hết sức
phong phú và sâu sắc. Mọi học thuyết đạo đức, tơn giáo từ nước ngồi du nhập vào Việt
Nam đều được tiếp nhận, khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước. Hồ Chí Minh khi
tiếp cận các học thuyết chính trị, tơn giáo đã sử dụng lăng kính ấy để tiếp biến những giá
trị tích cực thành cái riêng cho dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [49, 171 – 172].
Truyền thống u nước đó khơng chỉ là một tình cảm, một phẩm chất tinh thần, mà
đã phát triển thành chủ nghĩa dân tộc chân chính, là cốt cách của lịch sử dân tộc. Chủ
nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức và
hành động của mỗi người. Chính truyền thống yêu nước đó đã thúc đẩy người thanh niên


Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước. Chính Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội
dung của chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước, đối với Người, là gắn liền với yêu nhân dân, là
“ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta được hồn tồn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Thứ hai, tư tưởng nhân nghĩa, đồn kết, tương thân, tương ái.
Đó là những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh
đã kế thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng
minh). Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình, có nghĩa.
Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí,
tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà.
Hồ Chí Minh chỉ rõ đời sống mới là phải “cần, kiệm, liêm, chính”, giữ được thuần
phong mỹ tục, “lá lành đùm lá rách”, “đói cho sạch rách cho thơm”, “tối lửa tắt đèn có
nhau”. Nếu một mình no ấm mà để đồng bào xung quanh đói rét… thì dù giàu cũng khơng
hưởng được. Người khun cán bộ, đảng viên khi cư xử với đồng bào thì cần phải thành

thực, thân ái, sẵn lịng giúp đỡ,…
Thứ ba, tinh thần lạc quan, yêu đời, cần cù, thông minh, dũng cảm, sáng tạo.
Trong mn ngàn khó khăn, người Việt Nam ln động viên nhau “chớ thấy sóng cả
mà ngã tay chèo”. Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của truyền
thống dân tộc, vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa. Hồ Chí Minh là một minh
chứng cho những phẩm chất quý báu đó.
Như vậy, truyền thống văn hóa dân tộc nói chung là cơ sở thực tiễn trực tiếp của tư
tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo.
1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đơng với các thành tựu hiện đại
của văn minh phương Tây - chính là nét đặc sắc trong q trình hình thành nhân cách văn
hóa Hồ Chí Minh nói chung, quan niệm của Người về tôn giáo và công tác tôn giáo nói
riêng.
Trong con người Hồ Chí Minh khơng phải là phép tính cộng các nền văn hóa dân tộc
và nhân loại, mà là sự tổng hòa, đúc kết làm một để kiến tạo nên tư chất của một danh
nhân văn hóa thế giới.


Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa phương Đơng, chắt lọc những tư tưởng tích cực của
Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, như yêu thương con người, tu thân dưỡng tính, hành đạo
cứu người, đề cao văn hóa, đạo đức, hiếu học,… Hồ Chí Minh có cách nhìn mới mẻ và sâu
sắc về phạm trù giải thoát trong học thuyết Phật giáo. Người khẳng định: “Đức Phật là đại
từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh
đấu quyết liệt, diệt lũ ác ma,… Chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích
ca, kháng chiến để đưa giống nịi ra khỏi khổ ải nơ lệ” [48, 197]. Còn Chúa Giê-su “ chỉ lo
cứu thế độ dân, hy sinh cho tự do, bình đẳng” [47, 490].
Bên cạnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh cịn được hình thành trên nền tảng kế thừa
những tư tưởng tiến bộ khác của văn hóa phương Đơng thời kỳ cận đại. Cuối thế kỷ XIX
– đầu thế kỷ XX, Tôn Dật Tiên (1886 - 1925) xây dựng thuyết Tam dân với tuyên ngôn
"Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc" tại Trung Quốc. Hồ Chí Minh đã

đánh giá cao những đóng góp của chủ thuyết Tam dân và khẳng định: “Độc lập – tự do –
hạnh phúc” là tư tưởng phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Văn hóa phương Tây được Hồ Chí Minh tiếp nhận đồng thời với quá trình tiếp thu
chủ nghĩa Mác – Lênin, là một phần hết sức quan trọng trong tư tưởng của Người, xét cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu tư tưởng. Q trình bơn ba tìm đường cứu nước đã giúp Hồ
Chí Minh tiếp cận và chịu ảnh hưởng nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây.
Những tư tưởng về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ; tư tưởng về
tự do, bình đẳng, bác ái của các nhà Khai sáng Pháp,…đóng vai trị quan trọng về mặt lý
luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo.
Nắm được quy luật hình thành và phát triển của văn hóa, Hồ Chí Minh cho rằng, đã
là văn hóa thì phải giao lưu, tiếp thu các giá trị văn hóa của các dân tộc khác. Người nói:
“Ta phải “giữ cốt cách dân tộc, cịn phương Đơng hay phương Tây có cái gì hay, cái gì tốt
là phải học lấy để tạo ra nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa
xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam
để hợp với tinh thần dân chủ”[48, 163].
Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc và
vận dụng tinh hoa đó một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, vì mục đích
khơng chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình, mà cịn góp phần tích cực vào sự
nghiệp giải phóng nhân loại.


1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo và công tác tôn giáo
 Về bản chất của tơn giáo:
Chủ nghĩa Mác- Lênin coi tín ngưỡng, tơn giáo là một loại hình thái ý thức xã hội
phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức phản ánh của
tơn giáo, những hiện tượng tự nhiên trở thành lực lượng siêu nhiên. Điều này đã được Ph.
Ăngghen khẳng định: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong
đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày
của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những
lực lượng siêu trần thế” [42, 437].

Khi diễn đạt mối quan hệ của con người với tôn giáo, C.Mác đã dùng các mệnh đề
“tôn giáo là thế giới lộn ngược” và “tôn giáo là sự tự ý thức và tự tri giác của con người
chưa tìm được bản thân”. Chính vì thế, tơn giáo chỉ mất đi khi quan hệ giữa con người với
con người và giữa con người với tự nhiên trở nên hợp lý.
Tín ngưỡng và tơn giáo có sự khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới
để phân biệt giữa chúng chỉ là tương đối.
Tín ngưỡng là một khái niệm rộng hơn khái niệm tôn giáo, chẳng hạn, ngồi tín
ngưỡng tơn giáo cịn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng
mộ của con người vào một lực lượng gì đó nói chung. Nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập
đến một dạng tín ngưỡng, đó là tín ngưỡng tơn giáo (mà thường gọi vắn tắt là tôn giáo).
Tôn giáo là một cộng đồng tinh thần của những người cùng chung một tín ngưỡng,
thống nhất với nhau bởi một hệ thống giáo lý, giáo luật và tổ chức giáo hội.
Mê tín dị đoan là biểu hiện của sự lạm dụng niềm tin tôn giáo, là niềm tin của con
người vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội, cuồng tín với những hành vi cực
đoan, thái quá, phản văn hóa và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người và
xã hội. Vì vậy, cùng với việc tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân
thì đồng thời phải loại bỏ mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hóa đời sống xã hội.
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch
sử xã hội nhất định. Xét về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất
lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội.


Tuy nhiên, tơn giáo cũng chứa đựng trong nó một số nhân tố còn phù hợp. C.Mác
khẳng định: “ Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa
là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng
sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần
của những trật tự khơng có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [41, 570]
Bản chất của tôn giáo là khẳng định, nhấn mạnh vai trò của lực lượng siêu nhiên như
một giá trị xã hội cao nhất và đề ra một hệ thống chuẩn mực để củng cố, giữ vững niềm tin
vào các thế lực siêu nhiên. Dù tơn giáo có lý tưởng cứu khổ, giải phóng con người nhưng

tơn giáo đã phủ định sức mạnh ở chính con người. Với tơn giáo, con người chỉ là “con cừu
bé nhỏ”, là “chúng sinh đau khổ”, cần được “chǎn dắt”, “cứu vớt”, “giải thốt”. Tơn giáo
có lý tưởng mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người, nhưng không phải ở thế giới
trần gian, trần tục, mà là ở “thế giới bên kia”.
Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin
về tôn giáo để giải quyết vấn đề tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam một cách đúng đắn, sáng
tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam.
 Về nguồn gốc của tôn giáo:
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội và khi nghiên cứu vấn đề này, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề liên quan đến
tôn giáo đối với sự nghiệp giải phóng giai cấp và nhân loại. Để giải quyết vấn đề tơn giáo,
hai ơng đi tìm nguồn gốc hình thành và cơ sở tồn tại của tôn giáo.
* Nguồn gốc kinh tế- xã hội:
Dựa vào quan điểm duy vật về lịch sử, C. Mác và Ph. Ăngghen đã coi tôn giáo là một
hiện tượng xã hội tùy thuộc vào sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ ra nền tảng cho sự tồn tại của tôn giáo là những xã hội cụ
thể với những mối quan hệ vật chất và tinh thần. Trong đó, sản xuất vật chất là cơ sở
khách quan quyết định mọi quan hệ xã hội, quan hệ tôn giáo. Căn nguyên sâu xa của sự
tồn tại tơn giáo chính là sự bất hợp lý trong mối quan hệ giữa người với người. Sự tha hóa
lao động cùng với bất lực của con người trước những chà đạp và bóc lột của chính đồng
loại là một trong những nguyên nhân đưa con người đến với tôn giáo.


Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém,
con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên. Vì vậy, người nguyên thủy đã
gán cho thiên nhiên một sức mạnh siêu nhiên.
Khi chế độ tư hữu xuất hiện, giai cấp được hình thành, các mối quan hệ xã hội ngày
càng phức tạp và con người càng chịu tác động của những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may
rủi,…thì con người lại bị động, bất lực trước những lực lượng tự phát nảy sinh trong xã
hội. Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, những bất cơng xã hội - đó là nguồn

gốc sâu xa của tôn giáo.
* Nguồn gốc nhận thức:
Các nhà duy vật trước Mác thường nhấn mạnh nguồn gốc nhận thức của tôn giáo,
còn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin lại quan tâm trước hết đến nguồn gốc
kinh tế - xã hội của nó. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin không phủ nhận nguồn gốc
nhận thức của tôn giáo, mà cịn làm sáng tỏ nó một cách có cơ sở khoa học.
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì nhận thức của con người về thế giới là có giới
hạn. Chức năng của khoa học là tìm hiểu, khám phá những điều mà nhân loại chưa biết;
vận dụng các tri thức đã biết để tiếp tục nhận thức, cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con
người. Song, ở một thời điểm cụ thể thì khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn
tại, mà “điều gì mà khoa học chưa giải thích được thì sẽ được tơn giáo lấp vào”. Thậm chí
ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng trình độ dân trí thấp kém vẫn
là mảnh đất cho tơn giáo tồn tại và phát triển.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cịn gắn liền với đặc điểm của q trình nhận thức
của con người - đó là q trình phức tạp và đầy mâu thuẫn. Một mặt, hình thức phản ánh
càng đa dạng, phong phú và mang tính khoa học bao nhiêu thì con người càng có khả năng
nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới bấy nhiêu. Mặt khác, hình thức phản ánh càng trừu
tượng đến mức hư ảo bao nhiêu thì nhận thức của con người càng có khả năng xa rời và
phản ánh sai lệch hiện thực bấy nhiêu.
* Nguồn gốc tâm lý:
Vấn đề ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tình cảm của con người đối với sự ra đời và tồn
tại của tôn giáo đã được các nhà vô thần cổ đại nghiên cứu. Họ thường đưa ra luận điểm “
sự sợ hãi sinh ra thần linh”. V. I. Lênin tán thành và chỉ rõ: “Sợ hãi trước thế lực mù


quáng của tư bản - mù quáng vì nhân dân khơng đốn trước được nó - là thế lực bất cứ lúc
nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ và
đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt
vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh
chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tơn giáo hiện đại”. [ 39, 515-516].

Nhưng không chỉ sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đã dẫn con
người đến nhờ cậy thần linh, mà ngay cả những tình cảm, tâm lý tích cực như tình u,
lịng biết ơn, sự kính trọng,… nhiều khi cũng được thể hiện qua tín ngưỡng, tơn giáo.
 Về cơng tác tôn giáo:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, công tác tôn giáo là khái niệm dùng để
chỉ những công việc, những nhiệm vụ, những hoạt động liên quan đến việc giải quyết các
vấn đề tôn giáo của một quốc gia theo những quy định, chuẩn mực pháp lý của quốc gia
ấy.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định bản chất sâu xa của cơng tác tơn giáo là “tính
chất quần chúng của tôn giáo”. Do vậy, công tác vận động quần chúng là nội dung cốt lõi,
là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của công tác tôn giáo. Trong Bản thảo
kinh tế- triết học năm 1844, C. Mác viết: “Chủ nghĩa vô thần phủ định thượng đế và đặt
thành định đề sự tồn tại của con người thơng qua sự phủ định đó, nhưng chủ nghĩa xã hội
như chính nó khơng cần đến cầu nối đó” [43, 63].
Khi viết Góp phần phê phán dự thảo cương lĩnh năm 1891 của Đảng Dân chủ xã
hội, Ph. Ăngghen đã phê phán nghiêm khắc chủ trương cấm đốn tơn giáo của Đuyrinh;
kịch liệt phê phán quan điểm vô thần quá khích của phái Blăngki – một phái cực tả trong
Cơng xã Pari.
V. I. Lênin là người kế thừa, bảo vệ và phát triển học thuyết của C. Mác và Ph.
Ăngghen một cách xuất sắc. V. I. Lênin có nhiều đóng góp trong việc thể chế hóa quyền
tự do tơn giáo, tín ngưỡng của cơng dân, nhất là trong mơi trường xã hội chủ nghĩa. V. I.
Lênin đặc biệt lưu ý tuyệt đối tránh lối đấu tranh chống tôn giáo một cách trừu tượng, mà
phải căn cứ vào điều kiện thực tế và chú ý công tác giáo dục quần chúng.


V. I. Lênin phê phán gay gắt những phần tử tả khuynh, vơ chính phủ khi chúng tun
chiến với tơn giáo. Trái lại, V. I. Lênin cho rằng cần phải có thái độ mềm dẻo và khơn
khéo, bởi vì: "tun chiến ầm ĩ... với tôn giáo là dại dột" [39, 512].
Nguyên tắc cơ bản trong công tác tôn giáo được V. I. Lênin chỉ rõ: “Đấu tranh chống
lại các thành kiến tơn giáo thì phải cực kỳ thận trọng; trong cuộc chiến đấu này, ai làm tổn

thương đến tôn giáo, người đó sẽ gây thiệt hại lớn. Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền,
bằng giáo dục. Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm quần chúng tức giận; hành động
như vậy sẽ càng làm chia rẽ trong quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của ta là ở
sự đồn kết…” [40, 221].
Chính vì lẽ ấy mà sinh thời V. I. Lênin rất chú ý tới việc kết nạp đảng viên có đạo.
Trong bài: “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo” viết từ năm 1909, V. I. Lênin
nêu: “Chúng ta không những phải sẵn sàng kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào Đảng
Dân chủ - Xã hội tất cả những cơng nhân nào cịn tin ở Thượng đế; chúng ta nhất định
phản đối bất cứ một sự xúc phạm nhỏ nào đến tín ngưỡng tơn giáo của họ” [39, 520].
Nhưng V. I. Lênin cũng nhắc nhở: “Chúng ta thu hút họ để giáo dục họ theo tinh thần
Cương lĩnh của chúng ta, chứ khơng phải để họ tích cực chống lại cương lĩnh ấy” [39,
520].
Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng quan điểm này một cách linh hoạt khi giải
quyết những trường hợp lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm gây chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết của nhân dân ta.
Kế thừa quan điểm mác-xít về tơn giáo trong việc xử lý các vấn đề tơn giáo, Hồ Chí
Minh ln có thái độ mềm dẻo, biện pháp khơn khéo, hợp tình hợp lý trong việc giải quyết
các vấn đề tôn giáo ở nước ta.
1.1.4. Phẩm chất và tài năng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh ra ở vùng đất có truyền thống hiếu học, lại trong một gia đình có
truyền thống u nước lâu đời, nơi đây là cái nôi đã hun đúc nên phẩm chất văn hóa Hồ
Chí Minh. Hồ Chí Minh đã tiếp thu khí chất của người cha ở đức thương người, ở tình
nhân ái và tính khảng khái, ở cái chí lớn của một người dân yêu nước. Đồng thời, Người
cũng tiếp nhận cái tinh túy văn hóa điển hình của người phụ nữ Việt Nam chung thủy,
đảm đang, hết lịng vì chồng con từ người mẹ thân u của mình.


Chính q hương và gia đình đã trang bị cho người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất
Thành một lý tưởng sống có hồi bão, có nghị lực phi thường, có bản lĩnh kiên định, có ý
chí kiên cường, một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, một đầu óc quan

sát và phê phán tinh tường. Đặc biệt, Người có tình thương u nhân dân sâu sắc, có lịng
tin mãnh liệt vào nhân dân, có tác phong giản dị, khiêm tốn, gần gũi, hịa mình với quần
chúng và sức cảm hóa kỳ diệu đối với mọi người.
Chính những phẩm chất cao đẹp ấy đã giúp cho Người phân tích, tổng kết phong trào
yêu nước từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX để tự tìm một hướng đi mới cho cách mạng
Việt Nam. Cũng chính điều đó đã thơi thức Nguyễn Tất Thành ở tuổi 20 ra đi tìm đường
cứu nước, cứu dân, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
Từ khát vọng giải phóng dân tộc, Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, “tựa như
người đi đường đang khát nước mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn” [53, 28].
Người đã phấn khởi reo lên như phát minh ra một sáng kiến vĩ đại: “Đây là cái cần thiết
cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” [53, 28]. Người sớm đi tới kết luận:
“Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
và người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” [53, 28]. Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin,
Người đã tìm thấy ở đó một động lực to lớn của thời đại. Ngoài việc nắm vững những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cịn vận dụng một cách sáng
tạo vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Những tư chất và phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh đã được phát huy trong suốt
cuộc đời hoạt động của Người. Nhờ vậy, Hồ Chí Minh có được tầm nhìn chiến lược rộng
lớn để giải quyết thành cơng các vấn đề của cách mạng nói chung, trong đó có vấn đề tơn
giáo nói riêng.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo là kết quả của sự kế thừa
có chọn lọc những giá trị tư tưởng của nhân loại, mà trực tiếp là chủ nghĩa Mác – Lênin, trên
nền tảng truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nó cũng là sản phẩm của một thời
đại mà Hồ Chí Minh và quần chúng nhân dân là chủ thể của nhận thức và hành động.


1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của tơn giáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là một trong những bộ phận cấu thành tồn bộ tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đó là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về

tơn giáo vào hồn cảnh lịch sử - cụ thể của nước ta – một quốc gia đa màu sắc tín ngưỡng,
tơn giáo.
Trong suốt q trình lãnh đạo tồn dân thực hiện nhiêm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh
chưa viết một tác phẩm, bài báo chuyên đề về vấn đề lý luận tơn giáo. Tuy nhiên, tồn bộ
những lời nói và việc làm của Người cho ta thấy cả một hệ thống lý luận chặt chẽ về tơn
giáo.
Hồ Chí Minh là một trong những con người vô thần mà nghiên cứu hữu thần, lĩnh
hội được cái hay của hữu thần, kết hợp được cái cao quý của trần thế và cái tinh túy của
từng tôn giáo, cho nên ta thấy Hồ Chí Minh cao mà khơng xa, mới mà không lạ. Tư tưởng
của Người về tôn giáo thể hiện trong các bài viết và nói, trong các cuộc tiếp xúc với các
tín đồ, chức sắc tơn giáo, trong thái độ kính trọng những người sáng lập ra các tơn giáo.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của tơn giáo thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh nhận thấy giá trị nhân bản của tơn giáo.
Người nhận thấy giá trị nhân bản của tôn giáo để học tập và biến những giá trị ấy của
từng tơn giáo thành cái riêng của mình. Với mỗi tơn giáo khác nhau Hồ Chí Minh có
những thái độ trân trọng khác nhau. Cho nên, không phải ngẫu nhiên trong tác phẩm “Một
con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp”, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn
lại lời của một nhà báo phương Tây viết về Hồ Chí Minh: “Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã
hồn chỉnh với sự kết hợp đức khơn ngoan của Phật, lịng bác ái của Chúa, triết học của
Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong
một dáng dấp rất tự nhiên” [19, 24].
Hồ Chí Minh ln đánh giá đúng giá trị nhân bản trong các tôn giáo, phân biệt các tổ
chức và giáo dân chân chính với tổ chức, cá nhân giả danh tơn giáo để đồn kết tập hợp
lực lượng cách mạng. Hồ Chí Minh đã tìm hiểu các tơn giáo đang có mặt ở Việt Nam và
rút ra nhận xét khái quát: các tôn giáo ở Việt Nam dù là nội sinh hay ngoại sinh, đều chứa
đựng trong giáo lý của mình những lời khuyên làm điều thiện, tránh điều ác.


Hồ Chí Minh coi các giá trị nhân bản của tơn giáo là những di sản vǎn hóa tinh thần
q báu của nhân loại. Bằng vốn hiểu biết về vǎn hóa sâu sắc và tư duy biện chứng duy

vật, Người đã thấy các tôn giáo đều phản ánh niềm tin, khát vọng tự do và hạnh phúc của
những người bị áp bức, đau khổ, hướng tới bình đẳng, tự do, bác ái, hướng thiện, trừ ác.
Người đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt lõi nhân vǎn trong các tơn giáo.
Vì vậy, khi nhìn nhận và xử lý các vấn đề tơn giáo, Hồ Chí Minh ln tìm đến giá trị sáng
tạo và phương thức sử dụng tơn giáo nhằm phát huy những tác động tích cực của tơn giáo
để phục vụ lợi ích của nhân dân.
Hồ Chí Minh ca ngợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, coi đó là thiên đàng
của nhân loại, nhưng đồng thời, Người cũng không quên ca ngợi những giá trị nhân bản
của các tôn giáo. Người không bao giờ có thái độ kỳ thị tơn giáo này, coi trọng tôn giáo
kia, mà trái lại, mỗi tôn giáo đều có những điểm giá trị mà có thể kế thừa, nhất là mặt đạo
đức. Bằng lời văn mộc mạc, chân thành có sức thuyết phục lịng người, khi nói về các vị
sáng lập ra các tơn giáo, Hồ Chí Minh viết: "Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái. Phật
Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa" [49, 225]. Hoặc
là: "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tơn
giáo Giê-su có ưu điểm của nó là lịng nhân ái cao cả...” [49, 225]. Từ đó Người đi đến kết
luận: “Nếu các vị ấy còn sống, cùng với C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin ngồi lại một
chỗ, thì sẽ tìm ra được một quan điểm chung đó là mưu cầu hạnh phúc cho con người; cịn
tơi cố gắng làm học trị nhỏ của các vị ấy” [49, 225].
Người đã nhấn mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tơn giáo và
các học thuyết có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Đây là một đặc
điểm lớn được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để và tài tình trong việc giải quyết
các vấn đề có liên quan đến tơn giáo.
Tình cảm trân trọng của Hồ Chí Minh đối với giá trị nhân bản của tơn giáo, khác với
đức tin của các tín đồ của các tơn giáo ấy. Nó xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo có sẵn
trong con người Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là người vơ thần đầy tư tưởng bao dung,
khơng giáo điều, cục bộ, hẹp hịi; Người đã “gạn đục khơi trong”, kế thừa những giá trị
vǎn hóa mang tính nhân vǎn cao đẹp của các tơn giáo. Điều đó cho ta thấy các tơn giáo
khơng hồn toàn đối lập với chế độ xã hội chủ nghĩa, trái lại, các giá trị vǎn hóa, đạo đức
tơn giáo có thể hịa nhập cùng dân tộc trên con đường xây dựng một xã hội dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, vǎn minh.



Thứ hai, Hồ Chí Minh coi giá trị của tơn giáo như một thành tố của văn hóa.
Xuất phát từ quan điểm về văn hóa, Hồ Chí Minh định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng tồn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa” [ 46, 43]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tơn giáo khơng chỉ là một hình
thái ý thức xã hội, mà còn là một thực thể xã hội.
Trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tạo nên hệ giá trị truyền thống,
trong đó yêu nước là nấc thang cao nhất trong các nấc thang giá trị. Kế thừa truyền thống
ấy, Hồ Chí Minh cho rằng, lịng u nước và đức tin tơn giáo khơng có gì mâu thuẫn, trái
lại, nó gắn bó chặt chẽ với nhau, một người dù theo tôn giáo nào thì trước hết người đó
phải là cơng dân, có nghĩa vụ với dân tộc, đất nước. Lịch sử đã chỉ rõ Trần Nhân Tông
vừa là vị vua yêu nước, vừa là người sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm. Sự gắn kết đó đã
tạo nên sức mạnh đại đồn kết dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Có thể nói, ở Hồ Chí Minh tư tưởng và hành động của Người là sự dung hợp những
giá trị tư tưởng nhân vǎn cao cả trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng
sản vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong sự dung hợp đó, các giá
trị nhân bản của tơn giáo được Hồ Chí Minh kế thừa, nâng cao và bổ sung những nội
dung mới cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, phù hợp với
thời đại. Nhờ có quan niệm khoa học về tơn giáo mà Hồ Chí Minh ln thể hiện thái độ
khoan dung trong ứng xử với tôn giáo.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng của tơn giáo
Kế thừa tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen và V. I. Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng,
tơn giáo khơng dễ dàng tiêu vong khi đời sống vật chất của con người đã trở nên đầy
đủ. Tơn giáo vẫn cịn tiếp tục tồn tại lâu dài vì nó là nhu cầu tinh thần chính đáng của
một bộ phận quần chúng và nó mang trong mình những chức năng xã hội nhất định.
Thứ nhất, chức năng đền bù hư ảo:
Sự ra đời của các tôn giáo như một giải pháp “giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau khổ

của con người, làm cho con người có cảm giác được an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt
trong cuộc sống. Theo Hồ Chí Minh, chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ


yếu, đặc thù, mà còn là chức năng phổ biến của các tơn giáo. Ở đâu có tơn giáo ở đó có
chức năng đền bù hư ảo. Người lấy ví dụ về một bà mẹ người công giáo: “Mẹ Tài là bần
nông Công giáo. Mẹ rất tin rằng đời này chịu đau khổ, thì đời sau sẽ hưởng phúc lành. Mẹ
chỉ có một người con trai, bị tên Hưng đánh chết. Mẹ cho như vậy là linh hồn con sớm
hưởng phúc thiên đường” [78, 224].
Thứ hai, chức năng thế giới quan:
Tôn giáo phản ánh một cách hư ảo hiện thực, có tham vọng tạo ra một bức tranh về
thế giới nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người dưới một hình thức phi hiện thực. Bức
tranh tơn giáo ấy bao gồm hai bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục, trên cơ sở
đó tơn giáo giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như xã hội. Sự lý giải của tôn giáo về
thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu nhiên, thần thánh và phụ thuộc vào cái siêu
nhiên, thần thánh ấy. Không phải ngẫu nhiên, trong những bức thư gửi cho tín đồ tơn
giáo, Hồ Chí Minh viết: “Tơi cầu nguyện Đức Cha phù hộ đồng bào giữ vững tinh thần ái
quốc, đủ sức chống lại giặc Pháp, đặng làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng là: Phụng sự Đức
Chúa! Phụng sự Tổ quốc” [48, 302]. Hoặc là: “Tơi kính cẩn cùng đồng bào, cầu nguyện
Đức Chúa ban phúc cho nước ta” [78, 179]. Đặc biệt, Người kết luận: “Trên nhờ Đức
Chúa, dưới nhờ nhân dân, kháng chiến nhất định thắng lợi” [48, 326].
Thứ ba, chức năng điều chỉnh:
Hồ Chí Minh nhìn thấy trong mỗi học thuyết tơn giáo đều có một hệ thống các
chuẩn mực ứng xử trước tiên với vị sáng lập tôn giáo, với con người nhằm điều chỉnh
hành vi của các tín đồ. Người thuật lại giới răn trong Kitơ giáo: “Chúa dạy, phải yêu
thương và cứu giúp người nghèo khổ. Người nghèo khổ nhất nước ta là nông dân lao
động mà giúp đỡ nơng dân chỉ có cách làm cho dân cày có ruộng” [78, 221-222].
Những chuẩn mực ấy, theo Người khơng chỉ có tác động đến những hành vi trong
q trình sinh hoạt tơn giáo, mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày của gia đình cũng
như ngồi xã hội. Vì vậy, hệ thống những chuẩn mực, giá trị đạo đức trong các học

thuyết tôn giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của con người.
Thứ tư, chức năng giao tiếp:
Trong mỗi tôn giáo bao giờ cũng có những mối liên hệ giữa các tín đồ, giữa tín đồ
với các vị chức sắc và được thực hiện chủ yếu trong sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo.


Những mối liên hệ này tạo ra những tương tác rất lớn trong đời sống xã hội. Chính vì
vậy, Hồ Chí Minh đã thơng qua các vị chức sắc tơn giáo khi vận động quần chúng tín
đồ tơn giáo. Trong bức thư gửi giám mục Lê Hữu Từ, Người viết: “Như Cụ đã hứa với
tơi: bao giờ vì chiến thuật mà phá cầu Trì Chính, thì Cụ sẽ bảo đồng bào địa phương
Phát Diệm phá dùm. Vậy nhờ Cụ báo cho đồng bào phá cầu ấy đi. Đồng thời, làm một
cầu bằng tre, để dân đi lại cho tiện. Đến khi cấp bách sẽ phá cầu phao. Tôi tin chắc
đồng bào ở đó hiểu đại nghĩa và nghe lời Cụ, sẽ hăng hái làm việc đó, để giúp sức vào
cơng cuộc bảo vệ tổ quốc” [47, 67].
Thứ năm, chức năng liên kết:
Đời sống sinh hoạt tôn giáo tạo nên một tính liên kết rất bền vững giữa những người
có chung một tín ngưỡng. Sự liên kết ấy thể hiện hiện khơng chỉ trong sinh hoạt tín
ngưỡng, tơn giáo, mà kể cả trong đời sống sinh hoạt thường ngày của các tín đồ. Nhờ đó
tạo nên mối liên hệ khăng khít trong gia đình và trong cộng đồng dân tộc. Có thể nói, ở
phương diện này, tơn giáo là một trong những yếu tố làm ổn định những trật tự xã hội
đang tồn tại. Hơn nữa, trong những điều kiện nhất định, tơn giáo có thể biểu hiện là ngọn
cờ tư tưởng chống lại chế độ phản tiến bộ đương thời. Hồ Chí Minh đã sử dụng chức năng
này một cách khoa học vào việc vận động và xây dựng khối đồn kết tồn dân, Người nói:
“Ngày nay đồng bào cả nước, giáo và lương, đều đoàn kết chặt chẽ nhất tâm nhất trí như
con một nhà, cương quyết giữ vững độc lập tự do. Ngoài sa trường các chiến sĩ lương và
giáo đã xây nên một bức thành kiên cố vĩ đại để ngăn cản kẻ thù chung là bọn thực dân
Pháp. Ở khắp nơi trong nước, đồng bào giáo và lương đang nỗ lực giúp vào việc kháng
chiến và kiến quốc. Tinh thần hy sinh ấy là noi theo tinh thần cao thượng của Đức Chúa
Giê-su” [47, 67].
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của tơn giáo


 Về tác dụng của tôn giáo đối với đạo đức của con người:
Điều quan trọng là cần quan tâm khai thác các giá trị đạo đức của các tôn giáo trên
một tầm nhìn mới và phương pháp mới nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã lồng vào trong các
giá trị đạo đức của các tơn giáo những nội dung mới mang tính thời đại, gắn liền với thực
tiễn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.


×