Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

xây dựng cd hỗ trợ giáo viên dạy môn tự nhiên xã hội cho học sinh khiếm thính lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.18 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 26/08/2010)

“XÂY DỰNG CD HỖ TRỢ GIÁO VIÊN DẠY
MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1”

Mã số : CS.2009.19.68

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Ngọc Lan

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 26/08/2010)

“XÂY DỰNG CD HỖ TRỢ GIÁO VIÊN DẠY MÔN
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1”
Mã số : CS.2009.19.68
Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Ngọc Lan
Thành viên đề tài : Nguyễn Thị Cẩm Linh
Trần Thị Vàng


Đơn vị phối hợp chính :
Trung Tâm Giáo Dục trẻ khuyết tật Thuận An
Trường nuôi dạy trẻ khiếm thính Lâm Đồng
Trường khuyết tật Nhân Ái – Mỹ Tho
Trường khuyết tật Tình Thương Mỹ Lâm – Hòn Đất
Trường khiếm thính Tình Thương Lộc Phát – Bảo Lộc
Trường Khiếm thính Anh Minh – Tp.HCM
Trường Tiểu học Lái Thiêu – Thuận An

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 08/2010


MỤC LỤC

PHẦN I : MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 5
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 5
1. Ứng dụng CNTT .......................................................................................... 5
1.1. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy ............................................................ 5
1.2. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy HSKT ................................................ 6
2. Những vấn đề chung về TKT ....................................................................... 7
2.1. Khái niệm và phân loại tật khiếm thính ................................................... 7
2.1.1. Khái niệm về TKT ............................................................................. 7
2.1.2. Một số loại mất thính giác ................................................................. 7
2.2 Những dấu hiệu phát hiện TKT từ 0-3 tuổi .............................................. 8
3. Đặc điểm tâm lý của TKT ............................................................................ 8
3.1. Đặc điểm về cảm giác và tri giác ở TKT ................................................. 9
3.1.1. Cảm giác và tri giác nghe .................................................................. 9
3.1.2. Cảm giác và tri giác nhìn ................................................................... 9
3.1.3. Cảm giác và tri giác vận động ......................................................... 10

3.1.4. Cảm giác xúc giác............................................................................ 10
3.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở TKT .................................................... 11
3.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ nói của TKT .................................................... 12
3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ viết của TKT ................................................... 13
3.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ .................................................. 14
3.2.4. Đặc điểm ngôn ngữ chữ cái ngón tay .............................................. 15
3.2.5. Đọc hình miệng ............................................................................... 15


3.2.6. Đặc điểm trí nhớ của TKT ............................................................... 15
3.2.7. Đặc điểm tưởng tượng của TKT...................................................... 15
3.2.8. Đặc điểm tư duy của TKT ............................................................... 16
4. Những khó khăn của giáo viên khi dạy ngôn ngữ cho HSKT khi không có
BGĐT ............................................................................................................... 16
5. Tìm hiểu mục đích, nội dung giảng dạy môn “TN&XH” cho HS lớp 1...... 18
5.1. Mục đích .................................................................................................. 18
5.2. Nội dung .................................................................................................. 18
CHƯƠNG II : XÂY DỰNG VÀ THỰC NGHIỆM CD DẠY TN&XH CHO
HSKT LỚP 1 ...................................................................................................... 19
1. Nội dung và mục đích................................................................................... 19
1.1. Mục đích .................................................................................................. 19
1.2. Nội dung .................................................................................................. 19
2. Cấu trúc và kỹ thuật xây dựng CD ............................................................... 25
3. Thực nghiệm CD .......................................................................................... 27
3.1. Mục đích .................................................................................................... 27
3.2. Quy trình thực nghiệm CD ........................................................................ 27
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .................................................... 29
1. Những vấn đề chung về khảo sát .................................................................. 29
1.1. Mục tiêu của khảo sát .............................................................................. 29
1.2. Nội dung của khảo sát.............................................................................. 29

2. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 30
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 35
1. Kết luận......................................................................................................... 35
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 36
-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

PHẦN PHỤ LỤC


QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Bài giảng điện tử....................... BGĐT
Cán bộ quản lý .......................... CBQL
Chuyên biệt khiếm thính .......... CBKT
Công nghệ thông tin ................. CNTT
Giáo dục và Đào tạo ................. GD&ĐT
Giáo viên................................... GV
Học sinh khiếm thính................ HSKT
Nhà xuất bản ............................. NXB
Sách giáo khoa .......................... SGK
Trẻ khiếm thính ........................ TKT
Tự nhiên và xã hội .................... TN&XH
DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung


Trang

1.1

Hình thức sử dụng để dạy TKT học môn TN&XH

30

1.2

Ý kiến chung của các CBQL và các GV về sản phẩm

30

1.3

GV nhận xét thái độ và phản ứng của HS khi học môn

31

TN&XH đã được thiết kế trên CD
1.4

Ý kiến của GV qua việc thiết kế bài dạy trên CD

31

1.5

Mức độ tiếp thu bài học của HS và cách giảng dạy của GV


31

1.6

Cơ sở vật chất phục vụ BGĐT

32

1.7

Mức độ sử dụng CNTT

32

1.8

Về hình thức, nội dung CD

33


SUMMARY OF OUTCOME OF THE SCIENTIFIC AND
TECHNOLOGICAL RESEARCH AT UNIVERSITY LEVEL SUBJECT

The subject title : “Build CD to support teachers in teaching natural and
social subject for grade 1 hearing-impaired children”.
Subject code : CS.2009.19.68
Lecturer in charge : NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
Governing organization : Ho Chi Minh city University of Pedagogy.

The coordinative units :
• Thuận An Center for the disabled children.
• Lâm Đồng Hearing Impaired School.
• Nhân Ái-Mỹ Tho School for the disabled children.
• Mỹ Lâm-Hòn Đất School of Love for the disable children.
• Lộc Phát-Bảo Lộc School of Love for the Hearing Impaired children.
• Lái Thiêu Primary School.
• Anh Minh Hearing Impaired School.
Period of Research : from April-2009 to August 2010.
1. Objectives :
This reasearch aims to build the CD to support teachers in teachching
natural and social subjects to puplis in Grades 1, help to reduce the teachers’
workload in looking for visual appliances as well as in teaching basic language
for puplis in first grade level.


2. Main contents :
Contents :
- Surveying the language acquisition in normal children and children with
hearing impairment.
- Studying the purposes and contents of teaching natural and social subject,
collecting data, images, movies for deaf students in Grade 1.
- Designing of electronic lectures, exercises.
- Surveying the opinions of teachers about the need to support the use of
lectures.
- Synthetizeing comments, evaluating teaching sessions and put forward
ideas.
- Completing the CD and writing acceptance report.
- Disseminating for utilising in hearing impared school.
3. Final Results :

- Building CD to support teachers in teaching natural and social subject for
Grade 1 hearing-impaired children.
- Supporting teachers of hearing impairment students in providing a
document for reference academic teaching.
- Helping teachers who are teaching in integration schools for children with
hearing impairment to familiarize with sign language of some lessons
about natural and social subjects in Grade 1.
Hearing-impaired students can understand the words and meaning through
visual images, specific, vivid, related to the lessons.


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI :
“XÂY DỰNG CD HỖ TRỢ GIÁO VIÊN DẠY MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1”
Mã số : CS.2009.19.68
Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Ngọc Lan
Điện thoại : 0907083762, Email :
Cơ quan chủ trì đề tài : Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
Các đơn vị phối hợp :
• Trung Tâm Giáo dục TKT Thuận An.
• Trường nuôi dạy TKT Lâm Đồng.
• Trường khuyết tật Nhân Ái - Mỹ Tho.
• Trường khuyết tật Tình Thương Mỹ Lâm - Hòn Đất.
• Trường khiếm thính Tình Thương Lộc Phát - Bảo Lộc.
• Trường Tiểu học Lái Thiêu - Thuận An.
• Trường khiếm thính Anh Minh - T.p Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện : Tháng 04 - 2009 đến tháng 08 - 2010.
1. Mục tiêu :

Xây dựng CD như một phương tiện trực quan hỗ trợ GV dạy môn
“TN&XH” cho HS khiếm thính lớp 1 và giúp HS tiếp thu dễ dàng các kiến thức
TN-XH và mở rộng vốn từ.
2. Nội dung chính :
• Tìm hiểu việc tiếp thu ngôn ngữ cho trẻ bình thường và TKT.
• Tìm hiểu mục đích, nội dung, giảng dạy môn “TN&XH”, sưu tầm dữ
liệu, hình ảnh, phim cho HSKT lớp 1.
• Thiết kế BGĐT, các bài luyện tập.


• Khảo sát ý kiến của GV về nhu cầu hỗ trợ việc sử dụng bài giảng trong
giảng dạy môn TN&XH ở lớp 1 cho TKT.
• Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả tiết dạy và đề xuất ý kiến.
• Hoàn thành dĩa CD, viết báo cáo nghiệm thu.
• Phổ biến cho các trường CBKT sử dụng.
3. Kết quả đạt được :
- Xây dựng CD hỗ trợ GV dạy môn TN&XH cho HSKT lớp 1.
- Hỗ trợ GV dạy HSKT lớp 1 có một tài liệu giáo khoa để tham khảo trong
giảng dạy.
- Giúp các GV dạy hội nhập cho HSKT làm quen ngôn ngữ ký hiệu của
một số bài về TN&XH lớp 1.
- HSKT có thể hiểu được từ và ý nghĩa qua những hình ảnh trực quan, cụ
thể, sống động liên quan đến bài học.


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2008-2009 Bộ GD&ĐT có chủ trương : "Đẩy mạnh ứng dụng

CNTT vào trường học" nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Đáp ứng
lời kêu gọi của Bộ GD&ĐT chúng tôi đã thiết kế các bài giảng điện tử BGĐT để
hỗ trợ GV dạy TKT ứng dụng CNTT trong các tiết giảng dạy của mình nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường phổ thông nói chung và ở các
trường khuyết tật nói riêng.
Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu liên quan
đến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho HS tiểu học bình thường như : Đề
tài NCKH cấp Bộ “Thiết kế phần mềm hỗ trợ ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở
Tiểu học” - MS : B.2007.19.32 do Th. Sĩ Nguyễn Mạnh Cường làm chủ nhiệm ;
Đề tài NCKH cấp Bộ “Xây dựng Website và cơ sở dữ liệu điện tử hỗ trợ cho dạy
và học môn TN&XH ở Tiểu học” – MS : B.2007.19.29 do TS Vũ Thị Ân làm
chủ nhiệm.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về việc ứng
dụng CNTT để hỗ trợ HS khiếm thính tiếp thu ngôn ngữ trong học tập cũng như
trong giao tiếp hằng ngày.
Những thông tin về chương trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính
(TKT) hiện nay được phổ biến khá rộng rãi, nên phần lớn TKT được phát hiện ở
độ tuổi còn rất nhỏ (từ 0-2 tuổi) nhất là những em gia đình ở tỉnh thành, nhưng
bên cạnh đó cũng còn một số khá đông các em khiếm thính tuổi lớn hơn ở vùng
sâu, vùng xa vì không tham gia chương trình can thiệp sớm nên khi được đưa
đến các trường chuyên biệt khiếm thính thì các em này mất hoàn toàn ngôn ngữ
cơ bản trong ứng xử, trong giao tiếp, trong sinh hoạt và gặp nhiều khó khăn
trong học tập. Vì thế, đối với các em khiếm thính được phát hiện muộn, trong
quá trình học tập để tiếp thu ngôn ngữ tốt thì các em rất cần được hỗ trợ những
hình ảnh trực quan, sinh động để qua đó các em quan sát những hình ảnh cụ thể,
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

1



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

thực tế ngay trong lớp học của mình. Bằng quan sát các em cũng có thể nhận
biết các bộ phận cơ thể, sự vật, hiện tượng, biết được một số từ ngữ để gọi đúng
tên của chúng …Vì những lý do trên chúng tôi chọn : “Xây dựng CD hỗ trợ
giáo viên dạy môn Tự nhiên - Xã hội cho học sinh khiếm thính lớp 1” làm đề
tài nghiên cứu, nhằm tạo điều kiện giúp GV giảm nhẹ công việc tìm kiếm đồ
dùng trực quan trong dạy học và mang lại cho HSKT một cuộc sống tốt đẹp hơn
trong quá trình giao tiếp cũng quá trình phát triển ngôn ngữ của các em.
Thiết nghĩ rằng đề tài nghiên cứu này sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho GV
trực tiếp dạy lớp 1 tại các trường CBKT, đề tài mang tính thực tiễn, ứng dụng
cao trong thời điểm hiện nay, đồng thời các BGĐT này cũng sẽ là công cụ hỗ trợ
tích cực cho việc nâng cao chất lượng học tập của HSKT lớp 1, tạo kiến thức
nền tảng cơ bản cho các em ở các lớp tiếp theo. Tuy nhiên sản phẩm này không
phải là một giáo án điện tử được dọn sẵn, mà chỉ là một dụng cụ hỗ trợ GV
trong giảng dạy. Vì vậy khi sử dụng sản phẩm này chúng tôi vẫn khuyến khích
các GV sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của mình, đồng thời kết hợp các
bài giảng trong CD này vào các tiết dạy hay ôn lại những kiến thức đã học tại
gia đình, ngoài giờ học hoặc trong thời gian nghỉ hè.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng CD như một phương tiện trực quan hỗ trợ GV dạy môn
“TN&XH” cho HS khiếm thính lớp 1 và giúp HS tiếp thu dễ dàng các kiến thức
TN-XH và mở rộng vốn từ.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu :
Quá trình dạy học môn TN&XH lớp 1.
3.2 . Đối tượng nghiên cứu :
CD hỗ trợ GV dạy môn TN&XH cho HSKT lớp 1.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan


2


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

Việc xây dựng CD sẽ hỗ trợ GV dạy tốt môn “TN&XH” cho HS khiếm
thính lớp 1 và giúp HS tiếp thu dễ dàng các kiến thức TN-XH và mở rộng vốn
từ.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu, khảo sát nội dung giảng dạy và chuẩn kiến thức yêu cầu của
môn TN&XH lớp 1, qua đó xác định những nội dung cần hỗ trợ về CNTT
trong giảng dạy ở lớp 1.
 Xây dựng và thực nghiệm sản phẩm – dĩa CD tại một số trường CBKT
trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh và trường tiểu học bình thường
(lớp 1).
 Khảo sát ý kiến GV về nhu cầu sử dụng CNTT trong giảng dạy và xin các
GV đóng góp ý kiến về các BGĐT của đề tài. Đánh giá và rút ra kết luận.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được giới hạn trong 16 BGĐT về các nội dung : “Con người”, “Xã
hội” và “Tự nhiên” chương trình môn TN&XH của SGK lớp 1.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận :
Nghiên cứu các bài giảng được soạn thảo theo chương trình SGK của NXB
Giáo Dục môn TN&XH lớp 1.
Nghiên cứu, khảo sát nội dung giảng dạy và chuẩn kiến thức yêu cầu của môn
TN&XH lớp 1, qua đó xác định những nội dung cần hỗ trợ về CNTT trong
giảng dạy ở lớp 1.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
7.2.1. Phương pháp điều tra : Khảo sát, thu thập các ý kiến của một số

CBQL, một số GV tại trường tiểu học bình thường cũng như các trường
CBKT về nhu cầu sử dụng tài liệu, những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng
CD, để so sánh đánh giá rút ra kinh nghiệm hầu sửa chữa nội dung bài giảng
cho phù hợp với trình độ HS hơn.
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

3


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

7.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
Thực nghiệm tại một số trường CBKT trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh
và trường tiểu học bình thường (lớp 1), đánh giá và rút ra kết luận.
7.3. Phương pháp thống kê : Thu thập, xử lý số liệu đã khảo sát.

CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

4


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. ỨNG DỤNG CNTT
1.1. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy :
Năm học 2008-2009 Bộ GD&ĐT ra chủ trương : "Đẩy mạnh ứng dụng
CNTT vào trường học" nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Theo chủ
trương của Bộ GĐ&ĐT, việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học bằng các

phương tiện dạy học tích cực, đặc biệt đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT
trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.
Nhờ sự hỗ trợ của CNTT với một số hình ảnh, phim diễn hoạt …GV có
thể thực hiện các bài giảng thông qua việc cho HS quan sát, qua đó các em sẽ
khám phá được các sự vật, hiện tượng, các sự kiện xung quanh, nhờ đó GV có
thể cung cấp kiến thức cho các em thông qua kênh hình tĩnh và hình động.
Trong phạm vi của đề tài, các bài giảng điện tử (BGĐT) không chỉ hỗ trợ
cho các GV trường CBKT mà còn hướng đến tương lai sẽ là công cụ hỗ trợ cho
các GV dạy hòa nhập cho HSKT lớp 1. Đồng thời các BGĐT này cũng hỗ trợ
cho phụ huynh có con khiếm thính trong việc hướng dẫn con em mình tự học
những kiến thức về tự nhiên, xã hội, khoa học tại gia đình. Đây là giải pháp đa
dạng hóa phương thức hỗ trợ một số thành phần trong xã hội về việc cung cấp
kiến thức cho HS ở cấp tiểu học.
Tuy đã có quy định trên của Bộ GĐ&ĐT, nhưng hiện nay phần lớn đội
ngũ GV với tay nghề tin học chưa vững vàng nên việc triển khai công nghệ mới
này còn gặp không ít khó khăn, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở trường
học chủ yếu tập trung nơi các GV trẻ, còn với những GV lớn tuổi thì việc tiếp
cận tin học còn nhiều lúng túng.
Về chương trình ứng dụng CNTT trong các trường học cũng không đồng
đều nhau, có một số đơn vị được trang bị khá đầy đủ như : phòng học thích hợp,

CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

5


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

máy vi tính, máy chiếu … trong khi đó có không ít trường đặc biệt là các cơ sở
giáo dục vùng sâu, vùng xa, còn thiếu thốn về nhiều mặt.

1.2. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho HSKT :
Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào trường học nói chung và trường
tiểu học nói riêng chủ yếu giúp các GV đổi mới phương pháp dạy học hầu nâng
cao chất lượng trong giảng dạy.
Đối với HSKT việc sử dụng ngôn ngữ còn nhiều mặt hạn chế, nên sử
dụng CNTT để phục vụ việc học tập của các em là điều rất cần thiết, vì nhờ
những hình ảnh trực quan, cụ thể, các em sẽ khắc sâu hơn những kiến thức đã
học và các em sẽ hiểu được những hoạt động xung quanh mình, vì thế đề tài này
có thể giúp các em hiểu được bài học một cách dễ dàng hơn qua một số hình ảnh
động và hình tĩnh mô tả cụ thể từng bài học.
“Vạn sự khởi đầu nan”. Việc đưa CNTT vào trường học để góp phần đổi
mới cách dạy và cách học gặp không ít khó khăn, vì bất kỳ sự thay đổi nào cũng
có những khó khăn riêng của nó, vì thế việc thay đổi phương pháp dạy học còn
khó gấp bội. Để thực hiện việc giảng dạy tốt, chất lượng, cộng với sự hỗ trợ của
CNTT thì người GV phải nỗ lực cố gắng hết sức, phải có những am hiểu nhất
định về tin học. Như thế, để việc ứng dụng CNTT có chất lượng trong giảng
dạy, các GV cần phải được bồi dưỡng thêm kiến thức về tin học, cách xử lý một
số phần mềm liên quan đến các bài giảng của mình như : sử dụng chương trình
Power Point, phần mềm xử lý phim, xử lý hình ảnh,…. Điều kiện cần và đủ của
mỗi GV không phải chỉ sử dụng thành thạo máy vi tính mà còn biết ứng dụng nó
một cách sáng tạo tự thiết kế bài giảng để giờ học sinh động, hấp dẫn, gây hứng
thú cho HS… Để khắc phục những khó khăn trên, việc trước mắt đối với nhà
trường là chú trọng đến việc đào tạo và nâng cao kiến thức tin học cho đội ngũ
GV, lúc đó họ sẽ là những người đi tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng CNTT
trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học so với phương pháp dạy
học truyền thống. Trên cơ sở đó, mới có thể đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT
trong trường học như chủ trương của Bộ GD&ĐT đã đề ra.
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

6



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH
2.1. Khái niệm và phân loại tật khiếm thính
2.1.1. Khái niệm về TRẺ KHIẾM THÍNH :
Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm, mất một phần hay toàn bộ khả
năng nghe, kéo theo những hạn chế về ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao
tiếp. Nói cách khác, TKT là trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau,
dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ.
Thay cho thuật ngữ “khiếm thính” ta còn bắt gặp một số thuật ngữ “điếc” hay
“khuyết tật thính giác”.
Mức độ điếc dựa trên kết quả đo thính lực, việc đo thính lực là xác định
những âm thanh nhỏ nhất nghe được ở các tần số khác nhau, đơn vị đo tần số âm
thanh là Hezt (Hz), bảng đo thính lực gồm có các tần số : (125 Hz, 500 Hz, 1000
Hz, 2000 Hz, 4000 Hz, 8000 Hz) và cường độ âm thanh được diễn tả bằng
Decibel (dB), chính vì thế độ mất thính lực ở các tần số khác nhau được tính
bằng dB. Dựa vào sức nghe còn lại ta phân tích thành 4 mức độ khác nhau từ
nhẹ đến sâu :
- Điếc độ I : Điếc nhẹ (từ 21-40 dB) : Trẻ nghe được hầu hết những âm
thanh, nhưng không nghe được tiếng nói thầm.
- Điếc độ II : Điếc vừa (từ 41-70 dB) : Trẻ có thể nghe được những âm
thanh to, nhưng không nghe được những tiếng nói chuyện bình thường.
- Điếc độ III : Điếc nặng (từ 71-90 dB) : Trẻ chỉ nghe được tiếng nói to.
- Điếc độ IV : Điếc sâu (> 90 dB) : Trẻ không đo được ngưỡng nghe nào,
có thể nghe được ngoài giới hạn của máy đo thính lực, nhưng trẻ vẫn còn nghe
được những âm thanh thật to như : tiếng sấm, tiếng trống…
2.1.2. Một số loại mất thính giác :
Có 3 loại mất thính giác :

- Mất thính giác đường dẫn truyền (điếc dẫn truyền).
- Mất thính giác thần kinh cảm giác (điếc tiếp nhận).
- Mất thính giác hỗn hợp (điếc hỗn hợp).
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

7


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

2.2. Những dấu hiệu phát hiện TKT từ 0-3 tuổi :
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi : không giật mình khi nghe tiếng động lớn, không
nhận ra giọng nói của mẹ (tức là trẻ không dịu tiếng khóc khi được mẹ dỗ dành
bằng lời nói), không hiểu được cách nói chuyện của người lớn (không mỉm cười
khi được nói chuyện thân thiện).
- Trẻ từ 3-6 tháng tuổi : không quay đầu về phía nguồn phát ra âm thanh,
không phản ứng với giọng nói của mẹ (không biết “trò chuyện với mẹ”).
- Trẻ từ 6-9 tháng tuổi : không biết phản ứng khi được gọi tên, không
hiểu được những từ đơn giản như : chào, ạ, bà, ba, mẹ,…
- Trẻ từ 9-12 tháng tuổi : không thể tìm được nơi phát ra âm thanh, không
hiểu và làm theo một số yêu cầu đơn giản.
- Trẻ từ 12-18 tháng tuổi : không hiểu được tên người và đồ vật, không
nói được cả những âm đơn giản như : “ba, ba”, “ma, ma”, “mum, mum”…
- Trẻ từ 18-24 tháng tuổi : không chú ý đến những âm thanh ở phía xa,
lời nói của người lớn, không có khả năng ghi nhớ tên của một vài đồ vật quen
thuộc.
- Trẻ từ 24-36 tháng tuổi : không thể thực hiện một số yêu cầu đơn giản
như : “con mang nước ra và mời bà ngoại uống !”, “con đi vào phòng và lấy búp
bê ra đây !”… không hiểu được những câu chuyện đơn giản, không thích nghe
và học theo các giai điệu của bài hát.

3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TKT
Sự phát triển tâm lý, thể chất của TKT cũng như trẻ bình thường, được
hình thành và phát triển trong điều kiện mang tính lịch sử cụ thể. Các em cũng
có năng lực, nhu cầu và cần được giúp đỡ để có cơ hội tham gia vào cộng đồng
xã hội. Khuyết tật thính giác ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm sinh lý và
nhân cách của trẻ.

CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

8


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

3.1. Đặc điểm về cảm giác và tri giác ở TKT
Khả năng cảm giác và tri giác của TKT cũng có những đặc điểm chung,
quy luật chung như trẻ bình thường, các em vẫn nhận thức được hình dáng, kích
thước, màu sắc, mùi vị…của sự vật hiện tượng xung quanh thậm chí ở các em
một số cảm giác, tri giác có những biểu hiện khá tinh vi, nhạy bén, nhưng cũng
có một số cảm giác, tri giác bị hạn chế, thiếu hụt như : cảm giác nghe, cảm giác
vận động…
3.1.1. Cảm giác và tri giác nghe :
Cảm giác là quá trình nhận thức cảm tính, phản ánh một cách riêng lẻ,
từng thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng, khi sự vật hiện tượng đang trực
tiếp tác động vào giác quan của con người.
Ngày nay nhiều nhà khoa học chứng minh rằng trẻ nghe được từ tháng
thứ tư của thai kỳ, vì thế người ta khuyên các bà mẹ nên trò chuyện với con
mình ngay khi trẻ còn trong bào thai. Như vậy, có thể nói rằng trẻ có thính giác
toàn vẹn thì tiếp thu ngôn ngữ của bé từ lúc còn trong bào thai. Điều này dễ hiểu
khi ta thấy rằng trẻ con còn rất nhỏ mà hiểu được những yêu cầu của người lớn,

cũng như thực hiện được những động tác đơn giản mà người lớn đề ra.
Ở TKT do bị tổn thương cơ quan thính giác, nên gặp nhiều khó khăn hoặc
mất khả năng nghe ảnh hưởng đến các loại cảm giác, tri giác cũng như quá trình
nhận thức nói chung.
Vào thế kỷ XIX, nhà tâm lý học Nga N.M.Lagôvski đã chứng minh sự
hiện diện của khả năng nghe còn lại ở TKT, những cảm giác còn lại này có thể
được tiếp tục phục hồi và phát triển với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại cũng
như phải qua thời gian luyện tập lâu dài.
3.1.2. Cảm giác và tri giác nhìn :
Do giảm sút hoặc mất khả năng thính giác nên ở TKT thị giác được bù trừ
và trở nên thành phần chủ yếu chủ đạo trong việc nhận thức thế giới xung
quanh.
Kết quả nghiên cứu của L.V.Dancôv, I.M.Xôlôviev. J.I.Siphơ và các nhà
nghiên cứu khác đã khẳng định điều đó :
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

9


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

- N.M.Lagôvski chỉ ra rằng TKT có thể nhanh chóng nhận ra những chi
tiết trên khuôn mặt, thân hình, khác thường trong cách ăn mặc, màu sắc, chất
liệu vải áo quần của người mà trẻ tiếp xúc.
- L.V.Dancôv, I.M.Xôlôviev nhận thấy : những bức tranh do TKT vẽ có
nội dung phong phú hơn trẻ bình thường, nhưng thường thì TKT khó biểu thị
các mối quan hệ không gian trong tranh vẽ của mình, TKT chú ý nhiều đến các
bộ phận, các chi tiết cụ thể, cái nhìn có tính phân tích trội hơn cái nhìn tổng hợp,
khái quát.
3.1.3. Cảm giác và tri giác vận động :

Theo I.M.Xôlôviev, Ph.A.Rau đã chỉ ra việc mất sức nghe sẽ ảnh hưởng
xấu đến cơ quan vận động của bộ máy phát âm và cảm giác vận động của bộ
máy hô hấp.
Theo V.I.Phlesi, N.M.Lagôvski, Ph.A.Rau chú ý đến đặc điểm cảm giác
vận động ở TKT : bước đi không khéo léo, vụng về.
Cảm giác vận động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiếp nhận
ngôn ngữ của TKT. Cảm giác vận động là phương thức duy nhất giúp TKT tự
kiểm tra sự phát âm, dựa trên cảm giác rung nhận được từ hoạt động của bộ máy
phát âm. Ngôn ngữ hình miệng, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của TKT hình thành
trên cơ sở cảm giác vận động và tri giác nhìn.
3.1.4. Cảm giác xúc giác :
Cảm giác xúc giác bao gồm các cảm giác tiếp xúc đụng chạm, cảm giác
da, cảm giác vận động. Cảm giác xúc giác biểu hiện khá tập trung ở đầu ngón
tay và đầu lưỡi, TKT sau quá trình luyện tập và giáo dục lâu dài mới có thể sử
dụng và làm quen với khách thể mới.
Cảm giác xúc giác rung ở TKT đặc biệt phát triển. Đây là cơ sở chính để
TKT cảm nhận về thế giới xung quanh, bằng sự luyện tập lâu dài trẻ cũng sẽ đạt
được kết quả đáng kể nhờ cảm giác rung, TKT đã tri giác được nhịp điệu ngôn
ngữ, trọng âm, phân biệt được nguyên âm, phụ âm.
Nắm được đặc điểm cảm giác và tri giác của TKT, các nhà giáo dục có
thêm cơ sở hiểu biết các đặc điểm tâm lý của trẻ, từ đó vận dụng những phương
pháp giáo dục phù hợp đối với những trẻ này.
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

10


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

3.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở TKT

Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu, thực hiện các chức năng nhận thức và
giao tiếp trong quá trình hoạt động của con người. Ngôn ngữ đóng một vai trò
khá quan trọng trong sự phát triển khả năng giao tiếp, được coi là phương tiện
chủ yếu của giao tiếp. Vì vậy mức độ phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng giao tiếp của TKT.
Ngay từ lúc chào đời, trẻ phải học để hiểu những âm thanh mà chúng
được nghe, ở tuổi này trẻ chưa hiểu được lời nói, nhưng trẻ có thể hiểu ý nghĩa
của lời nói dựa vào cường độ, nhịp điệu và ngữ điệu của lời nói, trẻ có thể nhận
ra giọng nói của người mẹ. Nhưng đối với TKT, trẻ không hiểu được ý nghĩa
của lời nói nghĩa là trẻ mất đi quá trình học ngôn ngữ đầu tiên này.
So sánh sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường với TKT :
Có thể so sánh theo 3 giai đoạn cơ bản : trẻ dưới 3 tuổi, trẻ tuổi mẫu
giáo, trẻ tuổi đến trường :
+ Giai đoạn trước khi đến lớp mẫu giáo (dưới 3 tuổi):
Trẻ bình thường : Giai đoạn ngôn ngữ thụ động. Phát ra những tiếng ư,
a, máy môi, bập bẹ, biết hướng sự chú ý về phía phát ra âm thanh, trẻ có khoảng
300-400 từ.
Trẻ khiếm thính : Không có giai đoạn tích lũy ngôn ngữ thụ động. TKT
cũng phát ra những âm thanh phản xạ, nhưng trẻ không nghe được tiếng nói của
những người xung quanh. Ngay từ 6-8 tháng tuổi TKT không thể hiện phản ứng
gì với ngôn ngữ, âm thanh. TKT ở tuổi này hoàn toàn không có ngôn ngữ.
+ Giai đoạn tuổi mẫu giáo :
Trẻ bình thường : Do nghe được tiếng nói của người xung quanh, trẻ
tiếp thu được ngôn ngữ của người lớn, bắt chước tiếng nói của người lớn, do đó
vốn từ tăng nhanh, ngôn ngữ phát triển mạnh. Tuổi này trẻ có khoảng 10003000 từ.
Trẻ khiếm thính : Do không nghe được tiếng nói của người xung quanh,
trẻ không có khả năng bắt chước tiếng nói của người khác dẫn đến trẻ không tự
học nói, vốn từ nghèo nàn.
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan


11


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

+ Giai đoạn tuổi đến trường :
Trẻ bình thường : Vốn từ tăng nhanh 3000-4000 từ, trẻ hiểu chính xác
các từ, hiểu nghĩa của từ. Trẻ bắt đầu làm quen với ngôn ngữ viết.
Trẻ khiếm thính : Vốn từ nghèo nàn, trẻ không hiểu ý nghĩa của từ dẫn
đến các em thiếu kỹ năng dùng từ. TKT ở độ tuổi này tiếp nhận ngôn ngữ nói
song song với ngôn ngữ viết, đôi khi ngôn ngữ viết chiếm ưu thế hơn ngôn ngữ
nói, vì ngôn ngữ viết không đòi hỏi phải nghe mà tiếp nhận qua quan sát bằng
mắt.
Đối với trẻ điếc muộn, còn giữ được ngôn ngữ hình thành, nhà giáo dục
cần giữ gìn và tiếp tục phát triển ngôn ngữ đã có ở chúng, đặc biệt chú ý dạy các
em nói đúng, đọc đúng theo hình miệng, tăng cường giao tiếp bằng ngôn ngữ
nói.
Riêng đối với những trẻ điếc nặng, có nhiều hạn chế đáng kể về phát
âm, vốn từ ngữ, thường sai ngữ pháp, câu cụt, từ thiếu con chữ, việc rèn luyện
cấu trúc ngữ pháp là vấn đề đặc biệt quan tâm.
Tóm lại TKT là những trẻ mất hoặc suy giảm về sức nghe, kéo theo
những hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp. Nói cách
khác, TKT là trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau, điều đó dẫn đến
trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức
của trẻ.
3.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ nói của TKT :
TKT do hạn chế về sức nghe nên cơ sở của sự hình thành ngôn ngữ nói
của TKT là cảm giác thị giác và cảm giác vận động.
+ Một số đặc điểm về ngôn ngữ nói của TKT :
 Trẻ chưa tự bộc phát, đa số lời nói của các em chỉ dừng lại ở cách

lặp lại máy móc.
 Trẻ phát âm không chuẩn so với người bình thường nên gây khó
hiểu cho người nghe.
 Lời nói không đầy đủ, trọn vẹn.
 Trẻ thường nói không có chủ ngữ.
 Trẻ thường nói ngược.
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

12


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

 Trẻ không biết dùng hoặc ít dùng các đại từ nhân xưng như : tôi,
chúng tôi, mình, ta, chúng ta,…
 Nói không có ngữ điệu, rời rạc, ngắt từng tiếng, lên xuống bất
thường.
 …..
Vì những hạn chế trên, nên việc tận dụng sức nghe còn lại đóng vai trò
đáng kể trong sự hình thành ngôn ngữ nói cho TKT. Bên cạnh đó GV phải tạo
được môi trường thích hợp cho trẻ học và sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với một số
bài tập rèn cách phát âm như :
 Luyện thở trong khi nói : thổi bóng xà phòng, thổi nến…
 Luyện giọng : Phát âm a (to, nhỏ), bắt chước tiếng kêu của một số con vật
quen thuộc : tiếng gà gáy, tiếng vịt kêu, tiếng mèo kêu, tiếng chó sủa…
 Luyện từ ngữ : Đọc những từ ngữ có kèm theo tranh minh họa hoặc theo
tình huống, ngữ cảnh…
3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ viết của TKT :
Ngôn ngữ viết là một dạng ngôn ngữ phức tạp và khó hơn ngôn ngữ nói.
Chữ cái là phương tiện thể hiện ngôn ngữ viết. Việc tiếp thu ngôn ngữ viết dựa

vào việc nắm cấu trúc ngữ pháp và biết phân tích, tổng hợp âm thanh. Ngôn ngữ
viết có thể hình thành và phát triển trên cơ sở ngôn ngữ nói và ngược lại, ngôn
ngữ viết góp phần hoàn thiện ngôn ngữ nói.
Đối với TKT, ngôn ngữ viết ở một vài mặt có ưu thế hơn ngôn ngữ nói.
Để tiếp nhận loại hình ngôn ngữ này TKT chủ yếu dùng cơ quan thị giác và cơ
quan vận động.
+ Một số đặc điểm về ngôn ngữ viết của TKT :
 Trẻ thường bỏ dấu thanh sai vị trí, mắc nhiều lỗi chính tả.
 Không hiểu được những từ mang nghĩa bóng.
 Khó tiếp nhận cấu trúc ngữ pháp của câu, nên thường xảy ra hiện tượng
“phi ngôn ngữ”.
 Không sử dụng được nhiều dạng câu, trẻ thường dùng câu kể trong khi
viết.
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

13


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

 Chỉ hiểu được nghĩa của từng từ, hoặc câu, nhưng không hiểu được ý
nghĩa của cả đoạn văn hoặc bài văn đã dẫn đến cách viết của các em rời
rạc, chỉ mô tả được phần vụn mà không trình bày được ý chính.
 Trình bày văn bản thiếu tính logic.
Ở TKT mối quan hệ hỗ tương giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khá
phức tạp. Ngôn ngữ viết mặc dù rất khó khăn nhưng vẫn có một số ưu thế hơn
so với ngôn ngữ nói, điều này liên quan đặc biệt đến việc tri giác ngôn ngữ viết.
Trong việc hình thành ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói cho trẻ thì vai trò của ngôn
ngữ cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ chữ cái ngón tay, đọc hình miệng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.

3.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ :
Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ xuất hiện ở TKT một cách tự phát như một sự
bù đắp đặc biệt cho sự thiếu hụt hoặc mất ngôn ngữ. Nó là phương tiện cơ bản
để TKT tiến hành giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của TKT là sự
vận động của hai bàn tay và các ngón tay, kết hợp với các điệu bộ của nét mặt
tương ứng. Bên cạnh đó, trẻ sử dụng thị giác để hiểu nội dung giao tiếp.
+ Ngôn ngữ điệu bộ của TKT có một số đặc điểm sau :
 Tham gia vào quá trình tư duy của TKT vì cơ sở tư duy của TKT dựa
trên những hình ảnh trực quan cụ thể thông qua thị giác, xúc giác và
cảm giác.
 Cử chỉ điệu bộ xuất hiện trước tiên là động tác chỉ, trỏ.
 Cử chỉ điệu bộ được thực hiện bằng tay phối hợp với nét mặt của
người nói.
 Cử chỉ điệu bộ bao gồm những vận động của tay, ngón tay, nét mặt có
thể được đặc trưng bởi đặc điểm : tượng hình, định hướng, vị trí….
 Cử chỉ điệu bộ có thể kết hợp với nhau thành một phức hợp trong đó
các điệu bộ thực hiện kế tiếp nhau hoặc tiến hành đồng thời cùng lúc
(nói một câu hay kể lại một sự việc nào đó).
 Cử chỉ điệu bộ mang tính đa nghĩa (một cử chỉ điệu bộ có thể có
nhiều nghĩa).
 Cử chỉ điệu bộ có tính linh hoạt cao trong giao tiếp.
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

14


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

Những ưu điểm và hạn chế của ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ :
- Ưu điểm : Là ngôn ngữ mà TKT dễ học, dễ bắt chước và dễ sử dụng.

- Hạn chế : Một số ký hiệu chưa thống nhất giữa các địa phương, chỉ có
cộng đồng khiếm thính hoặc người trực tiếp giảng dạy trẻ mới hiểu được,
một số khái niệm trừu tượng như thời gian, không gian và các thuật ngữ
rất khó diễn đạt bằng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ.
3.2.4. Đặc điểm ngôn ngữ chữ cái ngón tay :
Ngôn ngữ chữ cái ngón tay cũng như ngôn ngữ nói của TKT đều dựa
trên cơ sở cảm giác thần kinh vận động. Ngôn ngữ chữ cái ngón tay gần giống
như ngôn ngữ viết, các chữ cái được mã hóa bằng các ký hiệu ngón tay theo quy
ước, khi viết một từ TKT thường đánh tay từ đó.
3.2.5. Đọc hình miệng :
Là cách tiếp nhận tiếng nói bằng thị giác, thông qua những chuyển động
của cơ quan phát âm, khi nói chủ yếu là chuyển động của môi biểu hiện trên nét
mặt giúp TKT tiếp thu ngôn ngữ một cách dễ dàng hơn.
3.2.6. Đặc điểm trí nhớ của TKT :
Trí nhớ là sự phản ánh sự trãi nghiệm của con người dưới hình thức biểu
tượng, trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng vì nhờ ghi nhớ mà con người có thể
tích lũy được những kinh nghiệm và có thể ứng dụng những kinh nghiệm đó vào
hoạt động thực tiễn.
3.2.7. Đặc điểm tưởng tượng của TKT :
Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng nhất, là phương tiện phát triển tư duy
trừu tượng và trí tưởng tượng của con người. Khi ngôn ngữ không phát triển
hoặc phát triển muộn màng và không bình thường sẽ làm hạn chế tư duy và
tưởng tượng. Những đặc điểm tưởng tượng ở trẻ thiếu hụt hoặc mất sức nghe là
do sự hình thành chậm ngôn ngữ và tư duy trừu tượng gây nên. Qua nghiên cứu
trên cho thấy rằng TKT khó hiểu các ý ẩn dụ, nghĩa bóng của từ, những biểu thị
tượng trưng…
Tưởng tượng tái tạo : TKT rất khó xây dựng những biểu tượng tái tạo và
khó tái hiện lại màu sắc của sự vật.
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan


15


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG - MS : CS.2009.19.68

Tưởng tượng sáng tạo : Do hạn chế về ngôn ngữ, giao tiếp giữa TKT với
mọi người xung quanh, đã làm cho các em mất đi khối thông tin cần thiết. TKT
thường có sự nhầm lẫn khi tưởng tượng. Tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách TKT.
3.2.8. Đặc điểm tư duy của TKT :
Tư duy là một quá trình nhận thức nhằm phản ánh những thuộc tính bản
chất, những liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện
thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Khả năng tư duy là khả năng giải quyết các vấn đề của thực tế trong cuộc
sống, tạo ra các vấn đề mới để giải quyết và tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu
nào đó.
Các loại tư duy của TKT :
- Tư duy trực quan hành động, có sự liên quan trực tiếp với tri giác nhìn.
TKT có khả năng tiến hành các thao tác thuận nghịch, trong tư duy hành động
trực quan. Tuy nhiên, khả năng đó chỉ thể hiện khi gặp các bài toán đơn giản,
còn các bài toán trực quan nhưng phức tạp thì trẻ gặp nhiều khó khăn khi giải
quyết.
- Tư duy trực quan trừu tượng là sự diễn đạt bằng hình tượng được TKT
tri giác với nội dung sự vật theo nghĩa đen của nó.
TKT tiếp thu ngôn ngữ muộn lại thiếu ngôn ngữ, thiếu sự giáo dục đặc
biệt, thiếu sự hình thành những khái niệm nên không thể có tư duy trừu tượng.
Vì thế nó tụt hậu đáng kể so với trẻ nghe bình thường trong việc hình thành tư
duy trừu tượng.
4. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN KHI DẠY NGÔN NGỮ CHO
HSKT KHÔNG CÓ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ :

Vì không nghe được nên HSKT gặp rất nhiều khó khăn trong học tập,
điều này gây trở ngại không ít cho GV khi cung cấp ngôn ngữ cũng như những
kiến thức cơ bản cho các em.
Ngoài việc GV dạy HSKT học giao tiếp bằng ký hiệu ngôn ngữ hay chữ
cái ngón tay, thì phương pháp mà HSKT dễ hấp thụ kiến thức nhất vẫn bằng con
CNĐT : Nguyễn Thị Ngọc Lan

16


×