Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ ĐÌNH HÓA

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN- NGẮN TRƯỚC 1945
CỦA NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2001



MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................3
32T

32T

DẪN NHẬP ......................................................................................................5
32T

32T

1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................. 5
T
2
3


32T

2. Giới hạn của đề tài:.............................................................................................................. 5
T
2
3

32T

3. Lịch sử vấn đề : .................................................................................................................... 6
T
2
3

32T

4. Phương pháp nghiên cứu :................................................................................................ 23
T
2
3

32T

5. Những đóng góp của luận văn : ........................................................................................ 24
T
2
3

32T


6. Kết cấu của luận văn : ....................................................................................................... 24
T
2
3

32T

CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ
32T

THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRƯỚC 1945 NAM CAO ..............25
T
2
3

1.1. Vấn đề lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn ............................................................... 25
T
2
3

T
2
3

1.2. Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật khách quan hóa trong truyện ngắn trước
T
2
3

1945 của Nam Cao ..................................................................................................................... 27

32T

1.2.1. Kiểu người trần thuật lạnh lùng ............................................................................... 28
T
2
3

T
2
3

1.2.2. Kiểu người trần thuật hòa mình với nhân vật .......................................................... 33
T
2
3

T
2
3

1.2.3. Kiểu người trần thuật ủy thác cho nhân vật ............................................................. 36
T
2
3

T
2
3

1.3. Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật chủ quan hóa trong truyện ngắn trước 1945

T
2
3

của Nam Cao .............................................................................................................................. 43
32T

1.3.1. Kiểu người thường tường thuật xưng "tôi "đóng vai trò người dẫn truyện ............. 43
T
2
3

T
2
3

1.3.2. Người tường thuật xưng "tôi” tự kể về mình ............................................................ 47
T
2
3

T
2
3

1.3.3. Kiểu người trần thuật xưng "tôi" vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật ..... 49
T
2
3


T
2
3

3


CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG
32T

TRUYỆN NGẮN TRƯỚC 1945 CỦA NAM CAO ....................................56
T
2
3

2.1. Tính đa thanh trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao ....................................... 56
T
2
3

T
2
3

2.1.1. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao ......................................... 56
T
2
3

T

2
3

2.1.2. Lời văn nghệ thuật trong cách kể dòng đối thoại ý thức nhân vật của truyện ngắn
T
2
3

Nam Cao ...................................................................................................................................... 59
T
2
3

2.1.3. Lời văn nghệ thuật trong cách kể biến hoa ở truyện ngắn đa thanh của Nam Cao 71
T
2
3

T
2
3

2.2. Sắc thái biểu hiện của giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của Nam
T
2
3

Cao .............................................................................................................................................. 77
T
2

3

2.2,1. Sự phức hợp giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao............................ 77
T
2
3

T
2
3

2.2.2. Câu văn và ngôn ngữ đa thanh trong truyện ngắn Nam Cao .................................. 91
T
2
3

T
2
3

KẾT LUẬN ..................................................................................................108
32T

32T

BẢNG THỐNG KÊ CÁC YÊU TỐ TRONG LỜI VĂN CỦA NAM CAO
32T

T
2

3

.......................................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................118
32T

32T

4


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài:
Vượt qua hơn nửa thế kỷ với những thăng trầm và đầy thử thách khắc nghiệt, đến nay hầu
hết các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều khẳng định Nam Cao là một tài năng lớn của văn
học Việt Nam thế kỷ XX, là nhà văn "hiện thực xuất sắc" của nền văn xuôi nước nhà đặc biệt
là ở giai đoạn 1930 - 1945. Biên soạn các giáo trình giảng dạy Đại học, Cao đẳng và sách giáo
khoa bậc PTTH môn văn, các nhà nghiên cứu đều xem Nam Cao là một tác giả lớn. Điều đó là
sự minh chứng cho vị trí xứng đáng của một tài năng văn học mà tầm ảnh hưởng hết sức sâu
rộng và bền vững.
Sức hấp dẫn của văn chương Nam Cao đã thu hút số đông nhà nghiên cứu văn học quan
tâm. Nhiều khối lượng sách, các bài báo, chuyên luận, các luận án đã viết về cuộc đời và văn
nghiệp Nam Cao. Các công trình này, đã tiếp cận ở nhiều góc độ, xem xét đánh giá ở nhiều
bình diện, khai thác khá công phu, có hệ thống và tìm ra nhiều điều mới mẻ, đóng góp độc đáo
của văn Nam Cao so với những cây bút cùng thời đầy sức thuyết phục.
Tiếp cận dưới góc độ thi pháp học, nhìn chung nhiều nhà nghiên cứu có đi vào khai thác
những yếu tố thi pháp nổi bật trong đó có lời văn. Lời văn được quan tâm đáng kể, xem là sự
độc đáo của nhà văn nhưng được xem xét chưa có hệ thống, còn là sự tản mạn, thường nhận xét
lướt qua, đề cập ít hơn các yếu tố khác hay sau khi phân tích, bàn luận rồi đưa ra một nhận định

chung có tính chất bình giá. Cho nên vấn đề lời văn của Nam Cao được xem xét ở mức độ bao
quát hơn, có hệ thống hơn, đặt nó trong sự tương tác giữa các yếu tố nghệ thuật, đang đặt ra
nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.

2. Giới hạn của đề tài:
2.1.Đối tượng khảo sát:
Với đề tài khoa học đề ra, luận văn chỉ tập trung làm sáng rõ hơn vấn đề cơ bản xoay
quanh lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao. Nam Cao sáng tác truyện
ngắn trước và sau 1945 nhưng truyện ngắn trước 1945 chiếm số lượng lớn (theo thống kê của
Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên thì có đến 55 truyện
5


ngắn viết trước 1945). Chúng tôi khảo sát 43 truyện ngắn trước 1945 dựa vào văn bản truyện
của Tuyển tập Nam Cao, tập I, do Phong Lê sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu (Nxb Văn học,
Hà Nội,1987). Đây là những truyện ngắn đã được định hình, được sự khẳng định của hầu hết
các nhà nghiên cứu văn học vì nó thể hiện rõ đặc trưng về văn phong, những giá trị thẩm mỹ
bền vững mang tầm vóc của nhà văn hiện thực lớn ở Nam Cao.
Bên cạnh việc xem đối tượng nghiên cứu chính là mảng truyện ngắn sáng tác trước 1945
của Nam Cao, để đạt được mục đích khoa học, chúng tôi đã tiếp cận, tiếp thu có chọn lọc
những nhận định đánh giá quan trọng, có liên quan từ các thành tựu nghiên cứu phê bình ở các
công trình đi trước.
2.2.Nội dung vấn đề:
Lời văn nghệ thuật là vấn đề phức tạp, thể hiện hình thức và nội dung tác phẩm ở cấp độ
cụ thể, tinh tế của nhà văn. Với khả năng có hạn của mình, trên cơ sở tiếp thu những vân đề có
liên quan ở các cổng trình nghiên cứu, vận dụng một số hiểu biết đã có từ Phong cách học tiếng
Việt của Đinh Trọng Lạc và Thi pháp học của M.Bakhtin, chúng tôi xin khảo sát Lời văn nghệ
thuật trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao ở hai vấn đề cơ bản : Các phương thức tổ
chức lời văn nghệ thuật và giọng điệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước1945 của Nam
Cao.


3. Lịch sử vấn đề :
3.1. Phần mở đầu:
Giờ đây, tác phẩm của Nam Cao không còn là "khu rừng nguyên sinh" nữa. Người ta bắt
đầu lưu ý đến tên ông kể từ năm 1941, khi Lê Văn Trương viết lời giới thiệu tập Đôi lứa xứng
đôi cho Nxb Đời Mới. Nhưng đến hết thập niên 50, tài năng Nam Cao vẫn chưa được các nhà
chuyên môn nghiên cứu; ngay trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan khi sơ kết giai đoạn
văn học từ 1900 -1943, nhắc đến gần 100 nhà văn mà vẫn có không lấy một dòng viết về Nam
Cao. Mãi đến thập niên 60 về sau, giới nghiên cứu phê bình mới thực sự quan tâm đến Nam
Cao. Người đầu tiên phải kể đến là Hà Minh Đức với Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc
xuất bản 1961. Đến những thập niên tiếp theo xuất hiện ngày càng nhiều những bài viết, những
chuyên luận của các nhà nghiên cứu, nổi bật là cuốn Nam Cao đời văn và tác phẩm (Hà Minh
6


Đức, 1997), Nam Cao phác thảo sự nghiệp và chân dung (Phong Lê,1997). Đặc biệt là hai cuộc
hội thảo khoa học nhân 40 năm ngày mất của Nam Cao 1951-1991 (tháng 11/1991) và nhân 80
năm ngày sinh của Nam Cao 1917-1997(tháng 10/1997) đã khẳng định rõ tài năng và vị trí của
ông ương lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.
Tính đến nay, tác phẩm của Nam Cao được nghiên cứu trên nhiều phương diện ở mức độ
đậm nhạt khác nhau và được tiếp cận ở các khuynh hướng : xã hội học, phương pháp sáng tác,
phong cách nghệ thuật và đáng lưu ý từ cuối thập niên 80 trở đi các nhà nghiên cứu đã đi sâu
hơn vào nghệ thuật tác phẩm dựa trên các thành tựu của thi pháp học.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến nổi bật
trong những công trình nghiên cứu phê bình quan trọng, có trực tiếp hoặc có liên quan đến đề
tài: Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao.
3.2. Để hình dung cụ thể, có hệ thống những công trình nghiên cứu về lời văn nghệ thuật,
chúng tôi phân ra các loại ý kiến như sau:
3.2.1. Những nhận xét về văn, câu văn, ngôn ngữ và cách kể chuyện trong tác phẩm
Nam Cao:

Năm 1941, trong lời Tựa viết cho Đôi lứa xứng đôi, Lê Văn Trương trân trọng sự can
đảm của lối văn vượt ra ngoài khuôn sáo thông thường, "không tả theo cái lối người ta tả".
Nam Cao đem lại khoái cảm mới cho người đọc bằng sắc cạnh riêng của "lối văn mới, sâu sắc,
chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài mình ở thiên chức của mình"
[51;325].
Sau khi Nam Cao hy sinh, trong bài viết có tính chất tưởng niệm, Nguyễn Đình Thi đã nói:
"trong lúc văn học lãng mạn của tư sản xa rời lời ăn tiếng nói của nhân dân, viết lai Tây như
văn dịch, càng ngày càng trống rỗng, hình thức, anh đã tạo cho mình một lối văn mới, đậm đà
bản sắc bình dân, nhưng không rơi vào chỗ thô tục" [43;24ỉ]. Đây là cái nhìn theo sự phát triển
văn học, tuy sơ lược nhưng bước đầu đã khẳng định bản sắc riêng trong bút pháp của Nam Cao.
Đến năm 1961, một công trình nghiên cứu có hệ thống, công phu đầu tiên về Nam Cao đã
khẳng định "Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc". Với quan niệm xem ngôn ngữ là phương
tiện biểu hiện tư tưởng tác phẩm, Hà Minh Đức viết: "ngôn ngữ trong tác phẩm Nam Cao giản
7


dị như nội dung các truyện mà tác giả miêu tả. Nam Cao ưa lối đặt câu ngắn, gọn, phô diễn tư
tưởng, biểu đạt ý tình một cách chính xác, bình dị. Tác giả tránh được sự cầu kỳ, phô trương
khi vận dụng ngôn ngữ" [9; 178]. Đây là sự đánh giá chung của cách đặt câu, dùng từ của Nam
Cao so với hướng văn học ngả theo chủ nghĩa hình thức, chạy theo ngôn ngữ cầu kỳ cổ quái,
trang sức một số ngôn ngữ lai căng đương thời. Bên cạnh cho rằng Nam Cao khéo sử dụng
ngôn ngữ linh hoạt, tác giả còn chỉ ra những phương tiện biểu hiện về ngôn ngữ nhất là "sự so
sánh trong hình tượng ngôn ngữ " [9; 179].
Trong Văn học nghệ thuật, số 54, năm 1964, với bài viết Nam Cao- con người và xã hội
cũ, Lê Đình Kỵ cho rằng cuộc sống đau khổ, ngang trái, đầy bất bình phẫn uất lúc bấy giờ đã
đưa đến "văn Nam Cao lạnh lùng mà sôi nổi, tàn nhẫn mà độ lượng, chua chát mà thông cảm".
Văn của ông "không ru mà lay tỉnh, không ve vuốt mà quất vào người" [22;61]. Tuy nhận định
của ông có tính chất chung nhưng đầy giá trị về văn Nam Cao qua các tác phẩm: Một đám cưới,
Chí Phèo, Nửa đêm, Lão Hạc, Điếu văn.
Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu về Nam Cao - tác phẩm cho Nxb Văn học, 1975, đã

tinh tế phát hiện ra câu văn, hơi văn khi cho rằng: "Văn Nam Cao thường có cấu trúc câu gọn,
đanh và khỏe. Nhiều lúc hen vãn gấp dồn dập trong những tâm trạng mâu thuẫn của nhân vật"
[10;246]. Về phương diện người miêu tả, Nam Cao không để chữ nghĩa che lấp sự vật, tôn
trọng tối đa đặc điểm tình huống, diện mạo, tính cách, với sự chính xác của các chi tiết của thứ
văn "bật lên từ cuộc sống thực", "khỏe khoắn, mộc mạc, chính xác, gợi cảm và nhiều khi xót xa,
chua chát" [10;245]. Một lần nữa, với công trình này, ông đã nhấn mạnh chất hiện đại Ương
văn Nam Cao: "không tả ước lệ và công thức mòn sáo", "sử dụng nhiều từ mới, nhiều so sánh
liên tưởng" [Ỉ0;247] và để tạo nên nhiều màu vẻ khi miêu tả tính cách nhà văn đã dùng "hình
thức đối thoại bên trong kết hợp với đối thoại" [10;245]. Đây là nhận xét xác đáng về phong
cách nghệ thuật của Nam Cao.
Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 -1945, xuất bản năm 1976, ở đặc điểm thứ ba
khi viết về đặc điểm nghệ thuật tác phẩm Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung nhấn mạnh sở
trường "đi sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật" bằng cách kể sinh động có duyên với ngôn
ngữ là "lời ăn tiếng nói quần chúng, giản dị mà phong phú, chắc chắn mà uyển chuyển, tinh tế,
có khỉ xù xì, dài dòng nhưng vẫn trong sáng đậm đà, thường xen lẫn tục ngữ, thành ngữ, ca
8


dao và những lối nói đưa đẩy duyên dáng rất độc đáo, đặc biệt Việt Nam" [20;310]. Theo tác
giả, đó là ngôn ngữ bậc thầy đánh dấu sự phát triển ngôn ngữ, khác xa thứ văn chương "sạch
sẽ" của Tự lực văn đoàn. Ở góc độ khác, Nguyễn Hoành Khung nhấn mạnh nhân vật Nam Cao
"hiện hình trước mắt người đọc chủ yếu bằng ngôn ngữ của mình (đối thoại và độc thoại nội
tâm) hơn là bằng sự miêu tả bên ngoài" [20;311]. Có thể nói, những nhận xét trên rất quan
trọng dù tác giả chưa phân tích cụ thể về biểu hiện của nó ở nhiều tác phẩm cũng như về cấu
trúc câu văn là cái thú vị khi đọc văn Nam Cao.
Với 36 trang viết về Nam Cao trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975, tập II, xuất bản
1979, Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức cùng cho rằng chính dòng tâm lý quẩn quanh, không tìm
được hướng giải quyết đã làm cho "nó không được giao lưu với hành động nên có những phát
triển ở bên trong ngày càng đi sâu vào nội tâm". Cách miêu tả tâm lý gần gũi lối miêu tả tâm lý
của Dostoievski này đã đưa đến cho văn "Nam Cao vận dụng về đối thoại", "ừ chú ý miêu tả kỹ

thiên nhiên" [7;150]. Nhưng ở bài Nam Cao này, tác giả đi sâu về đề tài, con người trong xã hội
cũ, nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nam Cao, còn lời văn chỉ nói thoáng qua chứ chưa phân tích
kỹ.
Năm 1983, trong công trình đầy ấn tượng Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nguyễn
Đăng Mạnh chỉ ra sở dĩ Nam Cao có "lối kể chuyện biến hóa cứ nhập thẳng vào đời sống bên
trong cửa nhân vật mà dẫn dắt mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm" là vì ông thông thuộc
tâm lý con người. Cũng theo tác giả, lối kể chuyện theo quan điểm nhân vật như thế, đã tạo cho
tác phẩm "một thứ kết cấu bên ngoài rất phóng túng tùy tiện mà thực ra thì hết sức chặt chẽ
như không thể nào phá vỡ nổi: (Một đám cưới, Từ ngày mẹ chết,...)" [28;95]. Điều nhận định
trên thực chất là nhấn mạnh sự bình đẳng, dân chủ của nhà văn khi kể chuyện, một phương
diện tạo nên tính nhiều giọng cho tác phẩm.
Cũng với quan niệm trên, trong bài Khải luận của Tổng tập văn học Việt Nam 30A, một
lần nữa ông nhấn mạnh: "văn kể chuyện của Nam Cao biến hóa linh hoạt, thường chuyển qua
chuyển lại quan điểm tác giả và quan điểm nhân vật với những đoạn độc thoại nội tâm hết sức
chân thực, hấp dẫn như vẽ ra cụ thể, sinh động vẻ mặt tỉnh thần của nhân vật (Chí Phèo, Một
đám cưới, Từ ngày mẹ chết,...)".

9


Bên cạnh lối văn kể chuyện, Nguyễn Đăng Mạnh đã đề cập đến phương diện sáng tạo
ngôn ngữ trong văn xuôi của Nam Cao, Ông viết: "sự hấp dẫn của văn Nam Cao một phần
quan trọng là do sức hấp dẫn của một thứ ngôn ngữ phong phú về từ vựng, về cú pháp, về
giọng điệu. Một thứ ngôn ngữ đi sát với đời sống, biến hóa như sự sống, nhiều khi cứ như là
buông thả theo lối khẩu ngữ dân gian cố vẻ dài dòng, luộm thuộm, kỹ thực đã vận dụng tiếng
nói của đời sống một cách chủ động với một trình độ nghệ thuật cao" [30;51]. Đây là nhận xét
chung về sự đóng góp của Nam Cao cho văn học hiện thực thời kỳ 1940 -1945. Và có lẽ do
tính chất tổng quát, giới thiệu nên bài viết không có dịp đi sâu vào vấn đề cụ thể hơn.
Xem Chí Phèo là tác phẩm "Có kết cấu đóng kín", Đỗ Lai Thúy đã "đi tìm ẩn số nghệ
thuật" cho tác phẩm này. Và ở phương diện ngôn ngữ nhân vật ông đã khẳng định: "Đỡ là ngôn

ngữ tĩnh lặng cửa kẻ đang tự nguyền rủa mình, đang tự đối thoại với chính mình"[49;221]. Nó
là "chìa khóa"giấu trong lời chửi của Chí Phèo - một loại hình folklore có những sắp xếp nghệ
thuật phù hợp với nội dung triết lý, xã hội mà nó chuyển tải. Tuy chỉ đề cập một tác phẩm
nhưng nó có những phát hiện thú vị về mặt ngôn ngữ nhân vật. Trong Nghĩ tiếp về Nam Cao,
xuất bản 1992, với bài viết Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỷ XX, Lại Nguyên Ân
cho rằng đóng góp vào việc xây dựng và phát triển văn xuôi mới đầu thế kỷ XX của Nam Cao
là ngôn ngữ văn xuôi "không bị thôn tính bởi ngôn ngữ tác giả như ở các nhà Tự lực văn đoàn".
Và do quan tâm nhiều về biến thiên tâm trạng nên đã tạo được "một ngôn ngữ ít nhiều phức
điệu, tổ chức được những mạng lưới phức tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên
trong, cả ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, thậm chí cả ngôn ngữ đan xen và nhòe lẫn vào
nhau của hai ngồn ngữ ấy" [2; 123]. Nó là thứ ngôn ngữ không cũ đi với thời gian, đạt đến
mức cổ điển của văn xuôi tiếng Việt. Đây là sự nhận định chung của tác giả khi so sánh với các
nhà văn tả chân khác, đặc biệt là các nhà văn Tự lực văn đoàn ở đầu thế kỷ.
Theo tác giả chuyên luận Phong cách truyện ngắn Nam Cao, viết năm 1992, cấu trúc
truyện ngắn là "một dòng xám buồn của chất văn xuôi - đời thường". Vũ Tuấn Anh cho rằng
chính điều này hợp với "câu văn Nam Cao cũng chỉ là thứ văn bị xé rách về ngữ điệu, chúng
nhấm nhẵn, đứt nối, cắn rứt, chì chiết, nghẹn ngào đầy kịch tính: dường như không phải ông
viết, mà ông đang sống mỗi từng câu chuyện được viết ra" [1;366]. Theo tác giả, đó là những
câu văn không có gì nguyên vẹn, ngay ngắn, tròn trịa với hệ thống hình tượng méo mó, xấu xí,
dị dạng điển hình như ở tác phẩm : Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận,... Như vậy, tác giả đã có nhận
10


xét quan trọng : một trong yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật Nam Cao là ngôn ngữ mang
đầy sức sống hiện thực.
Tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật, Phan Diễm Phương tinh tế khi cho rằng một
trong "lối văn kể chuyện của Nam Cao" là không chỉ kể chuyện mà còn kể về tâm trạng: "Đó là
sự chuyển hóa ngôn ngữ từ người kể sang ngôn ngữ nhân vật ị thực chất vẫn là ngôn ngữ người
kể chuyện, nhưng hiện ra dưới dạng thức độc thoại nội tâm của nhân vật)". Thủ thuật này là kể
chuyện nhân vật A cũng là kể tâm trạng nhân vật B nên nó ôm vào mình "những cặp đặc điểm

đối nghịch: sắc lạnh và tình cảm, tỉnh táo nghiêm ngặt và chứa chan trữ tình" [37;426].
Trong luận đề văn chương Nam Cao - một đời người, một đời văn, viết năm 1993,
Nguyễn Văn Hạnh có cùng quan niệm với Lại Nguyên Ân khi nhận định đóng góp quan trọng
bậc nhất vào việc phát triển ngôn ngữ văn xuôi dân tộc là do ngổn ngữ Nam Cao có tính chuẩn
mực của ngôn ngữ văn học dân tộc; mặt khác, lại không rơi vào tình trạng "sách vở", trau chuốt,
do đó mà nghèo nàn, thiếu sức sống như thứ ngôn ngữ mà ta có thể bắt gặp trong tác phẩm của
một số nhà văn Tự lực văn đoàn" [12;41]. Chính vì vậy nên so với nhà văn cùng thời ngôn ngữ
Nam Cao "ít cữ đi nhất".
Năm 1996, Trong bài Nghệ thuật văn xuôi của truyện ngắn Lão Hạc, Chu Văn Sơn cho
rằng có khá nhiều truyện ngắn lại đã vay mượn "tố chất "của. thể loại khác còn "Nghệ thuật của
lời văn Nam Cao lại chính ở chỗ nó đã tước đi mọi trang sức". Riêng ở Lão Hạc, "lời lão là sự
lên tiếng của tính cách, của giọng điệu, của cả tâm lý nông dân cửa lão vốn nặng những lo toan,
tính đếm, kể lể, cà kê... nhiều câu rất bâng quơ, lạc điệu so với mặt đối thoại, khiến nó có vẻ lẩn
thẩn, lẩm cẩm rất riêng. Nhưng thực ra nó che đậy một mạch ngầm" [38;280]. Đó là lời mà độ
dư vang không cảm nhận được tức thời, chưa từng được cảm thông, có khả năng truyền cảm kỳ
lạ của thứ văn xuôi không còn là văn nữa mà là đời. Tuy chỉ xét ở một tác phẩm, nhưng ý kiến
trên thật xác đáng.
Khi bàn về Vấn đề sáng tác của Nam Cao qua thực tiễn nghiên cứu về nhà văn, xét về
phương diện ngôn ngữ của Nam Cao trong một truyện chưa được chú ý Truyện người hàng
xóm, Hà Bình Trị cho rằng đã đạt đến trình độ nghệ thuật già dặn của "Một thứ ngôn ngữ đời
thường, mộc mạc như chính bản thân cuộc sống, nhưng đã được nâng lên thành ngôn ngữ nghệ

11


thuật và đựơc cá thể hóa rổ nét" [50;313]. Cũng như các nhà nghiên cứu trên, Hà Bình Trị một
lần nữa khẳng định ngôn ngữ bình dị, tính cách nào ngôn ngữ ấy trong tác phẩm Nam Cao.
Năm 1997, một công trình nghiên cứu đáng chú ý là Nam Cao - phác thảo sự nghiệp và
chân dung của Phong Lê ra đời. Trong chuyên luận này, tác giả nhấn mạnh sự suy nghiệm triết
lý là giọng điệu riêng biệt ở Nam Cao. Nhưng nó không che khuất ngôn ngữ nhân vật mà kết

hợp với "ngôn ngữ nhân vật, người nào giọng ấy, không ai giống ai", "cảnh ngộ nào ngôn ngữ
ấy, tính cách nào lời lẽ ấy" [24;83]. ở đây nhân vật không chỉ biết nối lời tác giả, mà nói băng
ngôn ngữ chính mình. ơ đoạn khác ông nhận xét vê truyện ngăn Nam Cao như sau: "số trang
ngắn, lượng chữ ừ, nên tình huống phải thật cô gọn, nguyên tắc tiết kiệm phải vận dụng tối đa",
"cách dẫn truyện không cố chút dềnh dàng, rề rà: Mạch truyện chuyển rất nhanh. Vào truyện
ngay, đúng lúc cần vào" [24;94]. Đây là nhận định có giá trị về đặc trưng bút pháp hiện thực
Nam Cao.
Cũng trong năm này, với chuyên luận Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách
mạng, Bùi Công Thuấn tinh tế khi phát hiện "có thể coi những kiểu câu ngắn này là một đặc
điểm của phong cách ngôn ngữ của Nam Cao. Ngay cả khi Nam Cao viết cả những câu dài,
những câu ấy cũng được ngắt vụn ra. Câu ngắn làm cho mạch văn đì nhanh, giọng văn đanh
lại. Đọc văn Nam Cao ít khi gặp giọng văn mềm mỏng, âu yếm” ,dù diễn tả nỗi đau thương hay
cảnh ngọt ngào. Đôi lúc ta tưởng như mọi tình cảm bị khô kiệt chỉ còn lại cái chất suy nghĩ khô
khốc của lý trí, "Câu văn Nam Cao dường như không chuyển tải tình cảm, không diễn đạt tình
cảm, nó có vẻ cộc và khô gần như bốp chát. Chính những câu văn ngắn này làm nên chất giọng
riêng ở văn Nam Cao"[48;369]. Để minh chứng điều này, tác giả đưa ra hai đoạn văn trong
Xem bói và Điểu văn. Tuy chưa bao quát, phân tích nhiều tác phẩm nhưng đây là những nhận
định quan trọng khi nghiên cứu câu văn Nam Cao.
Dựa trên sự thống kê qua các tác phẩm : Chí Phèo, Trăng sáng, Lão Hạc, Đời thừa, Sống
mòn (Chương VI, vu và XX), Phan Trọng Thưởng thấy tần số xuất hiện chữ "nhưng" khá ấn
tượng, đặc biệt ở chữ "nhưng" đứng đầu câu. Tác giả đi vào giải thích lý do xuất hiện ở hai
phương diện : do xã hội Nam Cao sống và viết đầy những bất trắc, bất ngờ; làng xã và gia đình
của nhân vật sống trong một nghịch lý những điều ham muốn, những ước mơ và thực tại; về
phía nhà văn do tâm hồn nặng trĩu những lo toan, bi phẫn, luôn muốn giãi bày, cắt nghĩa, không
12


muốn bỏ sót chi tiết, biến cố nào nên "văn phong ông nhiều khi quay quắt, bất ngờ"[52;474].Ở
phương diện văn chương, tác giả giải thích do văn Nam Cao xuất hiện nhiều tình huống mâu
thuẫn, trái ngược, tương phản, bất ngờ... của một thế giới nghệ thuật "không thuận chiều, không

suôn sẻ". Đó là lý do để "văn phong Nam Cao cứ giật cục, chững lại, cứ bị cộm lên luôn bởi
chữ "nhưng" khác thường" [52;474], cộng với phong cách dẫn truyện đầy thú vị. Từ đó tác giả
kết luận : "Có thể nói chữ "nhưng" trong văn Nam Cao là một yếu tố tích cực tham gia vào quá
trình tổ chức nghệ thuật và liên kết văn bản" [52;476]. Như tác giả bài viết thừa nhận "hơi
nặng về thử nghiệm phương pháp nghiên cứu"nên thống kê chỉ tập trung ở 4 truyện ngắn tiêu
biểu và ba chương trong sống mòn. Nhưng tác giả không lý giải tại sao lại chọn ba chương như
trên, và điều này có ảnh hưởng gì đến chỉnh thể tác phẩm khi thể hiện chủ đề tư tưởng nhà văn.
3.2.2. Loại ý kiến cho vấn Nam Cao có tính chất triết lý, trữ ánh và tính chất châm
biếm trào lộng cao :
Năm 1975, trong Lời giới thiệu cho Nam Cao - tác phẩm, Hà Minh Đức xem chất triết lý
"là một mặt mạnh của ngòi bút góp phần tạo nên đặc điểm riêng của tác phẩm" [10;234], gây
hứng thú cho người đọc. Do tác phẩm Nam Cao có thiên hướng khái quát hóa, rút ra từ thực tế
đời sống những nhận xét, suy nghĩ có chiều sâu triết học, tức nó nẩy lên từ chiêm nghiệm cuộc
sống, chứ không từ sách vở, trừu tượng đặc biệt ở nhân vật tiểu tư sản thường hay suy tưởng
triết lý. Tuy nhiên có khi xuất phát từ quan niệm có sẵn rồi tác giả dùng nhân vật, cảnh ngộ
minh chứng cho luận điểm của mình, đơn cử là truyện Ở hiền. Thừa nhận trong văn Nam Cao
có chất triết lý là một điểm quan trọng trong bài viết này.
Người tâm đắc và nói nhiều đến chất triết lý, trữ tình trong văn Nam Cao là Nguyễn
Hoành Khung. Năm 1976, trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập V, phần I, khi
viết về phần đặc điểm nghệ thuật tác phẩm Nam Cao, tác giả nhấn mạnh đặc điểm thứ nhất là
chiều sâu triết lý khi viết "Chất suy nghĩ đã khiến những trang truyện Nam Cao cố một chiều
sâu, một sắc thái riêng" [20;306]. Ở đặc điểm thứ hai về chất trữ tình, tác giả cho rằng đừng
nhầm khi bề ngoài nhà văn có vẻ đồng tình, dửng dưng nhưng "Chính giọng văn bình thản,
lạnh lùng khi cảm xúc nén lại đó khiến cho sự phẫn uất, xót thương càng tăng trong lòng người
đọc" [20;307]. Để chứng minh điều trên, tác giả đưa ra một số đoạn trong Điếu văn, Lão Hạc,
Dì Hảo, Một đám cưới và cho rằng dù miêu tả khách quan, âm hưởng trữ tình vẫn lan toa từ
13


cảnh vật, từ giọng văn. Từ đó đi đến khẳng định đặc điểm ngòi bút Nam Cao: "Vừa sắc lạnh

gân guốc, vừa chan chứa yêu thương; vừa tỉnh táo nghiêm ngặt, vừa thắm thiết trữ tình"
[20;308]. Đến năm 1997, khi phân tích tác phẩm Đời thừa, khẳng định tấn bi kịch đã đặt ra vấn
đề cá nhân đúng đắn tiến bộ, ý thức nghệ thuật của xu hướng hiện thực sâu sắc mới mẻ lúc bấy
giờ, Nguyễn Hoành Khung một lần nữa đã nhấn mạnh chất triết lý ở truyện này, khổng một
chút trừu tượng mà là suy nghĩ vắt ra từ cuộc đời vất vả, từ những giằng xé tâm hồn trung thực,
dũng cảm, cố vươn tới chân lý và tác giả đã thừa nhận "chất suy nghĩ, triết lý này đem đến cho
Đời thừa một giọng điệu riêng" [2ỉ;30ỉ].Đấy là những nhận xét sâu sắc về nghệ thuật viết văn
của Nam Cao.
Đến năm 1983, trong bài Khải luận của Tổng tập văn học Việt Nam 30A, Nguyễn Đăng
Mạnh khi đề cập lối văn kể chuyện đầy biến hóa linh hoạt và cho rằng "đó là sự kết hợp bút
phát tự sự lạnh lùng với bút pháp trữ tình thiết tha, hoặc viết lên những tứ thơ man mác, hoặc
lãng mạn trong những suy nghĩ triết lý thâm trầm (Dì Hảo, Lão Hạc, Đời Thừa, Mua nhà, sống
mòn...)" [30;51]. Đây là nhận định có tính chất tổng quát về bút pháp của Nam Cao.
Tiếp cận ở khuynh hướng phong cách nghệ thuật, bài nghiên cứu Phong cách truyện ngắn
của Nam Cao, viết năm 1992, Vũ Tuấn Anh xem Nam Cao là người mở đầu và thành công khi
dồn chất tiểu thuyết vào truyện ngắn và nếu như trước đây đã có "một Vũ Trọng Phụng tả chân
sắc sảo, một Nguyễn Công Hoan trào phúng đôi khi pha chất hề, một Thạch Lam trầm lặng tinh
tế và đồng thời một Tô Hoài thiên về những nét sinh hoạt phong tục" thì Nam Cao đã bồi đắp
cho thể truyện ngắn sự hàm súc, chiều sâu mới, góp vào nền văn học hiện thực phê phán giai
đoạn cuối một phong cách riêng: "văn Nam Cao phức hợp, là tổng hòa những cực đối nghịch:
bi và hài, trữ tình và triết lý, cụ thể và khái quát" [1;364]. Đây là những nhận xét bổ ích về sự
"không vơi cạn" của văn Nam Cao.
Cũng trong năm 1992 này, một chuyên luận khác của Phan Diễm Phương là Lối văn kể
chuyện cửa Nam Cao. Một trong ba cách kể chuyện mà tác giả đưa ra có cách kể chuyện "vừa
kể vừa suy ngẫm" với cách thức : sau khi tác giả đưa vào tâm trí người đọc những chi tiết về
cảnh đời, rồi "nhẹ nhàng đưa ra những câu khái quát, triết lý mà như là bất ngờ, nhưng lại thật
hiển nhiên" [37;247]. Điều này hoàn toàn xác đáng. về sau này ở bài Đặc trưng bút pháp hiện

14



thực Nam Cao, Phong Lê cũng đã xem chiêm nghiệm triết lý là giọng điệu riêng biệt ở văn
Nam Cao.
Cũng với Lời giới thiệu cho Nam Cao-tác phẩm, năm 1975, Hà Minh Đức là người đầu
tiên xem Nam Cao là nhà văn mà chất châm biếm xâm nhập và chi phối cảm hứng sáng tác
"ngòi bút tác giả không khỏi có những lúc chua chát, giận hờn, mỉa mai, trào lộng" [10;234].
Theo tác giả, ở văn Nam Cao không có hoặc rất ít có những tiếng cười vui bông đùa, trào
phúng thỏa chí, mà đậm nhất là nụ cười đau đớn bi thảm tẩm đầy nước mắt, có lúc "vừa nhẹ
nhàng vừa độ lượng xót xa" luôn gắn với tính cách số phận nhân vật và mang "nội dung sâu
sắc và hàm ý rổ rệt về tư tưởng" [10;235]. Do đó chất hài hước châm biếm "có chiều sâu và
tránh được sự tẻ nhạt". Đây là những nhận định ban đầu có giá trị về văn Nam Cao. ở góc độ
khác, Hà Minh Đức cho rằng do giới hạn tầm nhìn khi nhận thức nên "thiếu những mũi nhọn
châm biếm sắc sảo, mạnh mẽ để vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp thống trị" và có lúc
tính châm biếm quá chua chát nên "gây tình cảm hoài nghi, chán nản" [10;239]. Đây là hạn chế
không chỉ riêng Nam Cao mà đa số các nhà văn hiện thực phê phán, hơn nữa sự đánh giá chung
này không đi vào tài năng nghệ thuật của Nam Cao.
Nếu như Nguyễn Hoành Khung khi viết về phần đặc điểm nghệ thuật có nhận định thoáng
qua "trong văn Nam Cao, có tiếng cười trào lộng sắc sảo, lại có tiếng khóc thương nghẹn
ngào" [20;308] (Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, xuất bản 1976), thì ở chuyên luận
Nam Cao và một khát vọng về cuộc sống lương thiện, xứng đáng, viết năm 1992, đặc biệt ở
cuốn Nam Cao-Một đời người, một đời văn (1993), Nguyễn Văn Hạnh đã đi sâu bàn kỹ yếu tố
châm biếm trữ tình trong văn Nam Cao. ở bài chuyên luận, khi bàn về cái được gọi là "tự nhiên
chủ nghĩa", ở nhân vật bề ngoài dị dạng, ghê tởm, ông đã viết "ở Nam Cao thỉnh thoảng có sự
châm biếm, có tiếng cười, nhưng ở đây là một tiếng cười độ lượng, có thể chua chát, nhưng
không bao giờ độc ác, tiếng cười xót xa cho nhân thế, tiếng cười pha nước mắt nuốt vào bên
trong" [11; 129]. Về phương diện trữ tình, bên cạnh khẳng định tài năng tiểu thuyết Nam Cao
đã làm cho người đọc "có ấn tượng rõ rệt về các nhân vật tính cách", theo ông ở Nam Cao đã
có một sự kết hợp hiếm có giữa năng lực quan sát, nắm bắt chi tiết cuộc sống, xây dựng hình
tượng và "một giọng trữ tình kín đáo, thiết tha vừa xót thương cho những người bất hạnh, vừa
chua chát trước những điều nhố nhăng, vô nghĩa, luôn luôn khao khát sự thay đổi, hướng về


15


các nhân bản, tốt đẹp" [11; 128] và tiêu biểu là các nhân vật: Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc, Thứ,
Hoàng...
Ở cuốn sách luận đề văn chương, ông khẳng định văn Nam Cao có chất trào phúng qua
việc sử dụng các biện pháp "cường điệu và cường điệu theo lối tăng cấp", khi giễu cợt cái xấu,
cái quái dị mà đoạn văn miêu tả Thị Nở là "đoạn văn trào phúng có giá trị cổ điển" [12;23]. Nó
kết hợp với "chất trữ tình ấm áp, lây truyền, thấm đậm hầu hết các trang viết của ông", chẳng
hạn ở Lão Hạc, ồ đoạn cuối Điếu văn và sống mòn [12;24]. Những nhận xét của Nguyễn Văn
Hạnh nêu trên càng làm rõ hơn năng lực trào phúng và trữ tình trong phong cách Nam Cao.
Dành một bài riêng nghiên cứu Chất hài trong truyện ngắn Nam Cao (1993), Lê Thị Đức
Hạnh xem chất hài ở ngòi bút Nam Cao biểu hiện có khi ở từng truyện từng ý hoặc qua hình
ảnh, câu chữ... góp phần tạo nên sự độc đáo cho tác phẩm nhưng tiếng cười ở Nam Cao mang
"phần bi sâu đậm hơn" [14;418]. Bên cạnh những truyện mang âm hưởng trữ tình hài hước,
trào phúng "còn phần nhiều truyện mang chất triết lý nhưng cũng hay xen vào những yếu tố
hài" [14;420]. Tác giả còn so sánh : "Nếu những tiếng cười của Nguyễn Cổng Hoan giòn giã,
phũ phàng, khoái trá, tiếng cười cửa Ngô Tất Tố dí dỏm, sâu sắc, thâm trầm, tiếng cười của Vũ
Trọng Phụng hài hước, giễu cợt sâu cay thì tiếng cười của Nam Cao thấm lẩn, đượm vẻ bi
thương, nhiều khi pha chất triết lý" [14;421]. Từ đó, Lê Thị Đức Hạnh kết luận sở dĩ truyện
ngắn Nam Cao hấp dẫn, dễ đi vào lòng người là nhờ "sự suy ngẫm và triết lý được pha thêm
chất hài, và cái hài mang chất triết lý tạo thành giọng điệu riêng khiến cho truyện Nam Cao
trở nên độc đáo " [ 14;422].
Nếu như Nguyễn Văn Hạnh xem văn Nam Cao có chất trào phúng kết hợp chất trữ tình,
chỉ ra biện pháp trào phúng, thì Lê Thị Đức Hạnh cho rằng chất hài mang tính triết lý và sự triết
lý pha thêm chất hài tạo nên giọng điệu cho văn Nam Cao. Đây là sự khám phá ở vỉa tầng mới
đầy trân trọng về tài năng trong văn phong của Nam Cao.
3.2.3. Loại ý kiến bàn về giọng điệu trong tác phẩm Nam Cao:
Năm 1975, với bài Giới thiệu về tác phẩm Nam Cao cho Nxb Văn học, Hà Minh Đức cho

rằng phần lớn sáng tác của Nam Cao về đề tài tiểu tư sản được "xây dựng trên đường dây tự
truyện chân thực" và chính nó "quy định cách biểu hiện và giọng điệu riêng góp phần tạo

16


thành phong cách độc đáo cho tác phẩm" [10;230]. Đây là nhận định chung xét ở khuynh
hướng xã hội học chứ tác giả chưa đi sâu vào biểu hiện cụ thể của giọng điệu và minh chứng nó.
Trong chương viết về Ngôn ngữ trong tiểu thuyết (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập II,
xuất bản 1978) trên cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ song thanh của M.Bakhtin, Phan Cự Đệ đã cho
rằng có hai loại song thanh cùng và khác phương hướng, đặc biệt trong hình thức song thanh
khác phương hướng khi tiến sát đến ngôn ngữ nhân vật thì "ngôn ngữ nhân vật mang sắc thái
trêu chọc, mỉa mai, biếm phỏng, tranh luận" [6;363]. Từ đó tác giả nhận xét đoạn đầu tác phẩm
Chí Phèo: "giọng điệu trêu chọc cửa người kể chuyện cứ tăng dần dần từng nấc và đến một lúc
nào đấy ngồn ngữ của nhân vật bật ra dưới dạng thức một ngôn ngữ trực tiếp" [6;364]. ở đoạn
phản ứng của Thứ sau khi nghe Mô kể công trong sống mòn, tác giả viết: "người kể chuyện
dường như nói trước mặt Thứ những ý nghĩ thầm kín của chính bản thân anh ta nhưng lại bằng
một giọng khác hẳn, một giọng xa lạ vô cùng, trêu chọc và nhạo báng vô cùng" và "chuyện kể
dường như là sự phát triển trực tiếp của tiếng nói thứ nhất và hướng vào nhân vật theo kiểu đối
thoại bên trong" [6;365]. Điều này tác giả khẳng định : chuyện kể hướng vào nhân vật tính chất
đối thoại bên trong và ở đây giọng nói tác động lẫn nhau rất phức tạp. Nhưng Phan Cự Đệ chỉ
điểm qua hai tác phẩm tiêu biểu với hai đoạn tiêu biểu như là sự minh hoa cho ngôn ngữ song
thanh, đặt ra vấn đề nghiên cứu văn xuôi trong văn bản đối thoại (không xem ngôn ngữ trong
phạm vi của một văn bản độc thoại đơn). Có thể nói những phát hiện nêu trên là đóng góp đáng
trân ữọng về giọng điệu trong văn Nam Cao.
Hội thảo khoa học nhân 40 năm ngày mất Nam Cao (1951-1991), có nhiều chuyên luận
đóng góp giá trị về giọng điệu tác phẩm Nam Cao. Từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật, Phan Diễm
Phương xem tác phẩm Nam Cao có ba lối kể chuyện tiêu biểu. ở cách kể chuyện thứ ba, tác giả
đề cập đến "lối kể chuyện bằng nhiều chất giọng: nghiêm nghị và hài hước, trân trọng, nâng
niu và nhạo, đay, mỉa". Chất giọng này kết hợp ở nhiều cấp độ nhưng nhiều hơn cả là "sự trộn

lẫn các giọng kể trong cùng một truyện" [37;427]. Đó là giọng văn Nam Cao, là "lối văn tiểu
thuyết" mà Nam Cao từng yêu thích được tác giả liệt kê bằng một số truyện tiêu biểu thuyết
phục.
Đi tìm giọng văn phù hợp cho bi kịch Chí Phèo, Nguyễn Thái Hòa trong bài Chất giọng
Nam Cao trong Chí Phèo đã đưa ra hai khái niệm "giọng căng" và "giọng chùng". Theo tác giả,
17


"giọng căng thường được thể hiện bằng lối đặc tả, trong đó sự kiện diễn biến dồn dập trong
một thời gian gấp gấp, cụ thề, những lời đối thoại gây kích thích hành động. Thủ pháp quen
dùng của Nam Cao là lối tăng cấp tiệm tiến, kể cá những lúc miêu tả một vẻ mặt (Thị Nở), một
hành động duy nhất (chửi), một trạng thái rất bình thường (cơn đau bụng) chứ không phải là
trường hợp xung đột đầy kịch tính". Cho nên, sự vận động giọng kể chi phối hình tượng. Khác
với "giọng căng", "giọng chùng thường là những hồi ức về một quá khứ xa vời, một hành động
diễn ra chậm chạp, một chuỗi suy nghiệm tính toán, những cảnh liên tưởng hơn là kích thích
hành động. Thả phấp tạo giọng thường là dùng câu dài với những điệp ngữ xoắn xuýt, những
kết từ, liên từ và lối tăng cấp tiệm thoái". Từ phân tích cụ thể tác phẩm Chí Phèo, tác giả đã kết
luận: "cấu trúc chất giọng Nam Cao trong tác phẩm dựa trên sự vận động liền mạch của những
suy nghiệm tính toán mà sự phân bố từ một giọng căng tiếp đến một giọng chùng theo hình làn
sống cho đến kết thúc" [16;244]. Tìm ra hai chất giọng và thủ pháp tương ứng là phát hiện tinh
tế dù tác giả chỉ đề cập đến một tác phẩm để chứng minh cho Nam Cao - người kể chuyện hay
nhất của thế kỷ ở nước ta.
Tiếp cận ở khuynh hướng phương pháp sáng tác, thông qua chuyên luận Nam Cao và sự
lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực mới, Phạm Xuân Nguyên cho rằng "Nam Cao là nhà văn suy
ngẫm và phân tích hiện thực" [35; 149]. Nam Cao đã lấy sự phân tích tâm lý làm chính để xây
dựng truyện, xây dựng nhân vật. Bởi vì cách viết tâm lý này tạo cho "Nam Cao một khả năng
mới trong mối quan hệ tác giả - nhân vật. Các nhà văn trước chỉ biết viết ở ngôi thứ ba, chỉ giữ
một thái độ đứng ngoài và đứng trên nhân vật, loại bỏ các khả năng quan hệ khác. Nam Cao
đã đa thanh hóa giọng điệu tự sự, tiếng nối tác giả và tiếng nối nhân vật phụ họa nhau, tranh
cãi nhau"[35;150]. Như vậy nhấn mạnh sự đa thanh hóa giọng điệu tự sự trong tác phẩm Nam

Cao, tác giả xem đó là sự lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực mới khác với các lớp nhà văn đàn
anh đi trước.
Theo Nguyễn Ngọc Thiện, trong bài Bút pháp tự sự đặc sắc trong sống mòn, thì sự
chuyển đổi điểm nhìn ở lối kể chuyện trong sống mòn cũng tức là "không còn tình trạng đơn
thanh, một giọng của người kể chuyện, mà có sự hòa tâu, đa thanh, đa giọng điệu trong tiểu
thuyết" [45;331]. Ở đây nhân vật được bình đẳng với người kể, độc lập, có thế giới bên trong
và có giọng điệu riêng. Nam Cao không phải lúc nào cũng để nhân vật kể về mình "mà nhiều
khi ông sử dụng một thứ ngôn ngữ người khác trong ngôn ngữ nhân vật như câu nói Bakhtin,
18


là ngôn ngữ song thanh" [45;333]. Vận dụng lý thuyết thi pháp tiểu thuyết của Bakhtin vào tác
phẩm sống mòn, tác giả đã có ý kiến quan trọng khi khám phá giọng điệu tác phẩm Nam Cao.
Ở bình diện ngôn ngữ nghệ thuật, Trương Thị Nhàn đã đi vào phân tích, đánh giá cách
dùng từ có nhất quán, dụng ý của đại từ "hắn" ở Nam Cao và cho rằng điều này "có thể dễ
dàng phân biệt được cái giọng riêng rất riêng" của Nam Cao. Cũng vì cái "giọng" riêng đặc
biệt ấy, "có thể phát hiện ra tính đa thanh trong ngôn ngữ Nam Cao, có sự biến hóa tài tình
của nhiều giọng điệu cùng cất lên trong một đoạn văn, lời văn" [33;432]. Và theo tác giả, từ đó
dễ dàng phân biệt đâu là lời người kể chuyện, dòng suy nghĩ nhân vật, đâu là lời nhân vật nói
về nhau (điển hình là đoạn ăn vạ của Chí Phèo trước nhà Bá Kiến), khi khám phá "khuynh
hướng hiện thực nghiệt ngã" trong sáng tác Nam Cao. Tuy chưa đi vào cụ thể nhiều tác phẩm
nhưng sự tìm kiếm giọng điệu văn Nam Cao từ bình diện ngôn ngữ nghệ thuật là phát hiện rất
quý báu.
Từ góc độ thi pháp Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Cao, Trần Đăng Xuyền cho
rằng bên cạnh thời gian "hiện thực hằng ngày" với đặc điểm tù đọng đóng kín trong sáng tác
Nam Cao còn có "thời gian tâm trạng" thường hiện ra "nặng nề, chậm chạp, mòn mỏi"
[53;399]. Từ thi pháp thời gian để tìm ra một nhịp điệu cho lối văn là cách đột phá mới, có cơ
sở của Trần Đăng Xuyền.
Một trong những người tâm huyết về Nam Cao, Nguyễn Văn Hạnh trong luận đề văn
chương Nam Cao - Một đời người, một đời văn (viết 1993), cũng đã khẳng định : dù tác phẩm

Nam Cao đậm tính trữ tình nhưng người đọc vẫn nhận rồ "hiện tượng đa thanh, hiện tượng
nhiều tiếng nối: tiếng nối của tác giả, tiếng nói của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất - nhân vật
tôi - và tiếng nói của nhiều nhân vật khác" [12;41], đã làm cho tác phẩm sinh động biến hóa.
Đây là những nhận định tin cậy đầy trân trọng và một lần nữa đã khẳng định sự đa thanh trong
tác phẩm Nam Cao.
Là một người sớm nghiên cứu thi pháp, Trần Đình Sử trong Một số vấn đề thi pháp học
hiện đại, xuất bản 1993, đã cho rằng trong truyện Lão Hạc của Nam Cao "ngôn ngữ trần thuật
đã có tính chất đa thanh: cố tiếng nói của "tôi"chưa thông qua Lão Hạc, có lời lạnh lùng của
vợ "tôi", có lời thuật của việc theo quan điểm Lão Hạc mang tính chất nửa trực tiếp và cuối
cùng là lời độc thoại nội tâm của "tôi", người đã hiểu và kính trọng Lão Hạc". Tính chất đa
19


thanh này "không đơn giản là lời kể hướng đến đối tượng, gọi tên đối tượng, mà còn là lởi đối
thoại với các ý thức khác, kể cả ý thức của mình, để kể về một câu chuyện có thực" [39; 163]. Ở
đây ta tìm thấy nhận xét có chiều sâu của tác giả khi vận dụng thi pháp tiểu thuyết phức điệu
của Bakhtin để soi sáng tác phẩm Nam Cao.
Cũng ở góc độ thi pháp, Phạm Quang Long cho rằng Một đặc điểm của thi pháp truyện
ngắn Nam Cao (viết 1994), là ông sử dụng một hệ thống tình huống truyện dưới dạng "tình
huống nhận thức - lựa chọn" gắn chặt với tình huống tâm lý. Tình huống này cho phép nhà văn
đi sâu vào thế giới tâm lý, vào những "đối thoại tư tưởng giữa nhà văn với người đọc" dưới
dạng những tư tưởng triết lý, quan niệm đạo đức nhân sinh được cảm nhận từ hệ thống hình
tượng, những rung động thẩm mỹ, tạo nên "tính phức điệu trong văn xuôi Việt Nam trước 1945
trong sáng tác của một Nam Cao"[26;382]. Nhấn mạnh tài năng tạo tình huống làm nên tính
phức điệu của Nam Cao, là đóng góp trân trọng về ứng dụng thi pháp trong nghiên cứu văn
chương của tác giả.
Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp (viết 1995), Nguyễn Thị Dư Khánh cho
rằng tính nhiều giọng của ngôn ngữ người kể chuyện rất đa dạng "khi xuất hiện trong tư cách
người kể chuyện ẩn mình, cố lúc lại trong tác phẩm ấy bỗng xuất hiện với tư cách người trực
tiếp kể chuyện của mình hoặc kể chuyện người khác"[19;40]. Việc nhà văn đóng góp nhiều vào

vai trò có thể đặt nhân vật ở nhiều điểm nhìn khác nhau, kéo theo sự biến hóa về giọng điệu,
nhưng người đọc vẫn nhận ra một giọng điệu chính có ý nghĩa chi phối: "giọng thông cảm xót
xa, giọng ân cần an ủi, giọng nâng niu trân trọng..." [19;99]. Minh chứng cho một điều này,
tác giả chỉ chọn một truyện Lão Hạc với nhân vật xưng "tôi"- ông giáo và cho rằng Nam Cao
đã dùng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau của "vấn miêu tả kết hợp với văn biểu hiện; phương
thức tự sự hòa quyện nhuần nhuyễn với phương thức trữ tình... sự kết hợp nhuần nhị giữa
phong cách ngôn ngữ và những phương thức diễn tả khác nhau là một trong những nét tạo nên
bản sắc riêng biệt của bút pháp về phong cách Nam Cao" [19;97], tạo sự lôi cuốn, khoái cảm
thẩm mỹ của người đọc. Nhấn mạnh vai trò người kể đã đặt nhân vật ở nhiều điểm nhìn tạo nên
sự biến hóa về giọng điệu là sự cảm nhận tinh tường về văn Nam Cao của tác giả.
Đến năm 1997, các nhà nghiên cứu càng nhấn mạnh, đi sâu hơn về giọng điệu trong văn
Nam Cao. Với bài Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng, Bùi Công Thuấn đã
20


viết : "chất giọng Nam Cao trong khỉ "nói toạc ra", trong khi "băm bổ", vẫn hàm chứa những
yếu tố hài như những cung bậc, sắc điệu của chất giọng, có khi chất hài thể hiện trong từ ngữ".
Chẳng hạn trong đoạn giới thiệu tên, miêu tả hình ảnh méo mó của nhân vật. Và ông cho rằng
cái hài trong giọng điệu là mặt nổi của cái bi đát, "cái yêu thương mới là bề sâu trong chất
giọng của Nam Cao" [48;370]. Tác giả gọi giọng chính trong truyện là giọng nói của nông dân
Bắc bộ "vừa cộc, vừa dấp chát, bô bổ thẳng thừng, vừa tính toán, nói xuôi cũng được mà
ngược lời cũng nên" [48;371] (tiêu biểu là truyện Một đám cưới), đã góp phần tạo nên phong
cách ngôn ngữ của Nam Cao như là một đặc trưng.
Cũng như Nguyễn Văn Hạnh nhận định ở trên, khi đề cập một tác phẩm Một đám cưới,
Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh: "cái tài lớn lao của Nam Cao trong thiên truyện, là có khả
năng nhập vai vào tất cả các nhân vật. Nghĩa là suy nghĩ theo nhân vật, nói bằng ngôn ngữ,
bằng giọng điệu của nhân vật. Ông lần lượt từ cái Dần đến mẹ nó, bố nó, đến bà mẹ chồng của
nó. Câu chuyện là sự hòa âm của nhiều giọng điệu khác nhau, dường như là sự sống tự nó cất
tiếng lên như thế" [31;317]. Sự hòa âm này là do tài năng sáng tạo thông qua tình huống truyện,
lối hành văn chặt chẽ, nhưng mạch văn không lộ của Nam Cao. Nhấn mạnh tính nhiều giọng

của tác giả, một lần nữa khẳng định cho chúng ta tài năng sáng tạo trong lối hành văn của Nam
Cao.
Là một người nhiều năm nghiên cứu về Nam Cao, Phong Lê với cái Nhìn -từ cuối thế kỷ,
đã cho rằng cái làm cho tác phẩm của Nam Cao vượt lên mọi thử thách của thời gian vì ông là
"một nhà văn có văn". Theo nhà nghiên cứu, so với Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài... các nhà văn đi trước, thì "ở văn Nam Cao gần như có đủ
chất liệu: hài và bi, trào phúng và chính luận, triết lý và trữ tình, nghịch dị và nhàm tẻ, thô
nhám và chất thơ...". Nhưng để đúng là Nam Cao lại cần hình dung trong "một sự tổng hợp
nhiều chất liệu, nhiều giọng điệu; và đồng thời là một giọng riêng không lẫn với bất cứ ai" [25;
1 13].
Cũng trong năm 1997 này, trong Đặc trưng bút pháp hiện thực của Nam Cao, ông có đưa
vài câu và một số đoạn trong tác phẩm tiêu biểu để làm rõ một trong những đặc trưng đó là:
văn có giọng điệu rất Nam Cao. . Chính giọng điệu riêng của thứ "văn nói" không có "chút mùi
vị sách vở nào, đang diễn ra ngoài đời, không hề cũ" [24;84], đã giúp văn Nam Cao không
21


giẫm lại người khác, không lẫn với ai. Tuy phần giọng điệu riêng của tác giả chỉ nhấn mạnh
chứ chưa đi vào một cách cụ thể các biểu hiện của nó ở nhiều tác phẩm, nhưng đã khẳng định
cho ta điều quan trọng: văn Nam Cao chứa đựng nhiều giọng điệu như chính cuộc đời vốn có.
Để kết thúc phần này, chúng tôi xin lấy một nhận định đầy thuyết phục của Bích Thu
trong Lời đề dẫn cho cuốn Nam Cao về tác gia và tác phẩm, xuất bản 1998 như sau: "Nam Cao
không tạo ra một giọng điệu chủ đạo, thống lĩnh. Ông đã có đóng góp lớn trong việc đa thanh
hóa giọng điệu tự -sự. Việc sử dụng giọng điệu căn cứ vào đối tượng và hiện thực mà tác phẩm
phản ánh. Nhưng ngay trong một tác phẩm cụ thể, mỗi đoạn, mỗi tứ, vẫn có sự chuyển hóa
giọng điệu tạo nên trữ lượng thẩm mỹ không vơi cạn trong sáng tác Nam Cao" [46;33].
3.3. Nhận định chung :
Hơn nửa thế kỷ qua, tác phẩm Nam Cao được khai thác trên nhiều phương diện, đề cập ở
nhiều mức độ khác nhau và lý giải từ nhiều góc độ: xã hội học, phương pháp sáng tác, phong
cách nghệ thuật và đặc biệt là thi pháp ở những năm gần đây. Nhiều nhà nghiên cứu đã tốn

nhiều công sức đi vào tác phẩm Nam Cao như: Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành
Khung, Phong Lê, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh.v.v.. và nhiều nhà nghiên cứu sau
này, nhìn chung đều công nhận:
- Ngôn ngữ trong tác phẩm Nam Cao là ngôn ngữ mang đậm chất đời thường, mang tính
đối thoại, được cá tính hóa cao và là ngôn ngữ đa thanh.
- Khá nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nam Cao thường sử dụng câu ngắn nhiều và cách
dẫn truyện linh hoạt biến hóa, tài tình.
- Văn Nam Cao có tính châm biếm trào lộng cao nhiôig ẩn sau nó thường là nỗi đau xót,
có sự kết hợp chất triết lý- trữ tình tạo nên phong cách riêng.
- Văn Nam Cao chứa nhiều giọng điệu nhưng nó có giọng riêng không lẫn với nhà văn
khác.
Tuy nhiên từ các công trình trên ta thấy rằng: dung lượng khảo sát các bài nghiên cứu
chưa bao quát, chỉ xét từ một đến vài truyện tiêu biểu, có khi đưa ra đoạn văn và lời nhận xét
rút ra tuy sâu sắc nhưng phần lớn mang tính chất tổng quát, giới thiệu tùy theo góc nhìn của
từng tác giả. Phần lớn các nhà nghiên cứu xét lời văn và giọng điệu ở phương diện biểu hiện
22


của vài tác phẩm, vài đoạn văn điển hình... thông qua yếu tố cấu trúc câu, ngôn ngữ đối thoại,
lối kể chuyện, tên gọi... chứ chưa đặt ra như là vấn đề trọng tâm nghiên cứu hoặc để làm nổi bật
hơn, các nghiên cứu đối sánh với một số nhà văn Ương cùng giai đoạn, cùng trào lưu văn học
hay cùng kiểu sáng tác. Như vậy điều cần nói ở đây là chưa có một công trình thuần túy nghiên
cứu về lời văn, đặc biệt là giọng điệu trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao, mà hầu hết
chỉ đề cập đến phương diện có liên quan, chưa đi sâu vào các khía cạnh của nó. Cho nên lời
vãn nghệ thuật vẫn còn là vấn đề cần suy nghĩ, nghiên cứu thêm.
Chúng tôi thiết nghĩ, những phát hiện của các nhà nghiên cứu về Nam Cao là nền tảng, là
cơ sở để chúng tôi vận dụng, khảo sát ở nhiều tác phẩm hơn, đặt chúng vào hệ thống chung, cốt
làm hổi bật nét đặc trưng, giá tri thẩm mỹ về lời văn nghệ thuật trong phong cách và tư tưởng
nghệ thuật của Nam Cao, cố gắng phân tích vấn đề này ở một chừng mực nhất định.


4. Phương pháp nghiên cứu :
Trong quá trình viết đề tài, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp
phân tích - tổng hợp và phương pháp hệ thống. Để đi đến một nhận xét có tính chất tổng hợp,
chúng tôi phải đi vào các thành phần cơ bản của lời văn ở mỗi kiểu trần thuật và xem xét sự
biểu hiện giọng điệu cụ thể, phức tạp của lời văn nghệ thuật qua các tác phẩm cụ thể của Nam
Cao. Đồng thời để triển khai vấn đề một cách khoa học, biện chứng, chúng tôi đặt thành phần
lời văn, giọng điệu nghệ thuật của lời văn Nam Cao trong sự tương tác với các yếu tố nghệ
thuật khác trong một hệ thống chung. Hơn nữa, chúng tôi đặt lời văn nghệ thuật của Nam Cao
vào giai đoạn 1930 - 1945 và tiến trình phát triển chung của văn học dân tộc để tìm giá trị của
vấn đề.
Ngoài hai phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh và thống kê ở
chừng mực nhất định. Trong khi trình bày lời văn nghệ thuật của Nam Cao, chúng tôi có đối
sánh với lời văn nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam ở từng vấn đề nhỏ, để suy
nghĩ về những nét tương đồng và dị biệt trong lời văn ở các tác giả này. Những tác phẩm của
hai tác giả này đều dựa vào văn bản truyện: Tuyển tập Thạch Lam (Phong Lê sưu tầm, tuyển
chọn và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội 1988) và truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trích từ
cuốn Ngựa người và người ngựa (Nxb Văn nghệ, TP.Hồ Chí Minh, tái bản 1994). Từ đó,

23


chúng ta hình dung vấn đề rõ hơn chứ không nhằm mục đích khẳng định sự hơn kém ở các nhà
văn này.
Ở trường hợp cần thiết thì chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê các yếu tố nghệ thuật
trong lời văn theo hướng định lượng và định tính để xem xét những hiện tượng có tính tập
trung cao, có tần số xuất hiện nhiều lần trong truyện ngắn, mong tìm ra các đặc điểm riêng, ổn
định, có dụng ý trong lời văn nghệ thuật của Nam Cao, nhằm làm vững chắc hơn cho nhận xét
của mình.

5. Những đóng góp của luận văn :

Vấn đề lời văn nghệ thuật chứa đựng và liên quan đến nhiều yếu tố nghệ thuật phức tạp
của tác phẩm. Tuy có những cuốn sách công phu và những bài viết bàn đến nhưng thường đề
cập chưa sâu, chiếm số lượng ít so với các yếu tố nghệ thuật khác hay chỉ mang sự đánh giá
tổng quát, đề cập đến tác phẩm quen thuộc.
Xuất phát từ tình hình đó, thực hiện luận văn này chúng tôi cố gắng và mong mỏi góp một
tiếng nói về vấn đề lời văn nghệ thuật của Nam Cao như: đề cập đến nhiều tác phẩm hơn để có
cái nhìn tương đối toàn diện, chỉnh trang lại các ý kiến những người đi trước có tính hệ thống
hơn, mạnh dạn đưa ra ý kiến bổ sung thêm vào những gì sẩn có; song vấn đề quan trọng là từ
góc độ thi pháp, luận văn nêu ra và làm sáng rõ hơn những yếu tố trong lời văn nghệ thuật rất
đặc thù ở nhà văn hiện thực Nam Cao.

6. Kết cấu của luận văn :
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn có hai chương:
Chương 1: Các phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của
Nam Cao.
Chương 2: Giọng điệu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 cửa Nam Cao.

24


CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ
THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRƯỚC 1945 NAM CAO

1.1. Vấn đề lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn
So với tiểu thuyết, truyện ngắn ít nhân vật, tình tiết chọn lọc, dung lượng ngôn ngữ cũng
ít. Nó có thể nói ngắn gọn, nói trực tiếp, đứng hẳn về người sáng tạo nên Tô Hoài cho rằng
"truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống”[32;8]. Là "nhát cắt" nhưng là sự phản
ánh đầy đủ cả "cây đời sống", nó là sự dồn nén trong phương thức phản ánh đời sống khi thể
hiện một vấn đề tư tưởng sâu sắc nào đó của nhà văn. Chính vì đặc trưng đó nên truyện ngắn
rất cần tài kể truyện của nhà văn.

Thông thường, người kể chuyện là tác giả. Nhân vật đến với độc giả phải thông qua tư
tưởng, tình cảm tác giả được biểu hiện qua lời kể chuyện. Cho nên lời kể chuyện luôn mang
dấu ấn của tác giả, bộc lộ phong cách, cá tính, tài năng nghệ thuật và thẩm mỹ để hấp dẫn
người đọc. Qua lời kể, người đọc không ngừng nảy sinh những liên tưởng, cảm xúc về tư tưởng,
tính cách nhân vật thông qua tâm trạng, giọng điệu, ngôn ngữ,...
Có nhiều góc độ và phương hướng tiếp cận một tác phẩm văn chương nói chung và
truyện ngắn nói riêng. Với quan niệm xem tác phẩm như một nghệ thuật sáng tạo chứ không
như một phép phản ánh giản đơn, việc khám phá lời văn nghệ thuật - một yếu tố quan trọng tác
phẩm - là việc tìm đến vẻ đẹp văn chương nghệ thuật, những đặc sắc trong phong cách nghệ
thuật tác phẩm.
Theo cách hiểu của chúng tôi, lời văn là lời được viết hoặc kể trong tác phẩm văn học.
Lời văn nghệ thuật là hình thức ngôn từ nghệ thuật được tổ chức một cách nghệ thuật. Nó là
hình thức của tác phẩm có quy luật tổ chức riêng, đặc biệt, theo nguyên tắc tư tưởng thẩm mỹ
của nhà văn.
Điểm tất yếu làm cho lời văn nghệ thuật khác với lời nói thường và lời văn phi nghệ thuật
là tính hình tượng. Pospelov trong cuốn "Dẫn luận nghiên cứu văn học" đã khẳng định "lời văn
của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng cố tính biểu cảm - đó là lời văn biểu cảm hình tượng"

25


×