Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5, 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thanh Duyên

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thanh Duyên

Chuyên ngành

: Giáo dục học (Mầm non)

Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết
luận trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở
nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Trần Thị Thanh Duyên

3


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và sự động viên của gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học
Sài gòn, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng
dạy tôi trong suốt thời gian học tập chương trình cao học tại trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.
TS. Nguyễn Thị Hồng Phượng, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cán bộ quản lý trường mầm non Hoa Hồng quận Bình Tân, nơi tôi công tác, đã luôn
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của các trường mầm non Hương Sen, mầm non
Hoa Hồng và mầm non 19/5 quận Bình Tân đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi
khảo sát để hoàn thành luận văn.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá
trình học tập, làm việc và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ đề cương
và hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thành tốt luận văn
này.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Duyên

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................4
MỤC LỤC ...............................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ ....................................................14
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................14
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................14
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước .............................................................................14
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài .............................................................................15
1.2.1. Khái niệm biện pháp GD .....................................................................................15
1.2.2. Khái niệm GD nhận thức .....................................................................................16
1.2.3. Khái niệm GD thái độ, thái độ sống ....................................................................17
1.2.4. Khái niệm kỹ năng ..............................................................................................19
1.2.5. Khái niệm năng lượng .........................................................................................20
1.2.6. Khái niệm tiết kiệm - việc sử dụng năng lượng (một cách) tiết kiệm ..................21
1.2.7. Khái niệm hiệu quả - việc sử dụng năng lượng (một cách) hiệu quả .................21
1.3. Những vấn đề chung của việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

............................................................................................................................................22
1.3.1. Ý nghĩa việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả........................22
1.3.2. Những đặc điểm tâm lý nhận thức của trẻ 5- 6 tuổi cần thiết cho việc GD nhận
thức- kỹ năng và thái độ ................................................................................................23
1.3.3. Các nhiệm vụ GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả .....................25
1.3.4. Nội dung GD căn bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả .....................27

5


1.3.5. Kinh nghiệm về phương pháp GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
ở các nền GD tiên tiến ...................................................................................................28
1.4. Các điều kiện GD nhận thức cho trẻ MG 5- 6 tuổi ..................................................30
1.5. Biện pháp hình thành kỹ năng sử dụng đối tượng cho trẻ 5- 6 tuổi .......................32
1.6. Các biện pháp GD thái độ sống tiết kiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi ................................33
1.7. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc GD trẻ MG 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả ...................................................................................................................36
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................37
Chương 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ ...................................................38
2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng vấn đề ...................................................................38
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng vấn đề .......................................38
2.2.1. Nội dung nghiên cứu thực trạng vấn đề ..............................................................38
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng vấn đề .......................................................39
2.3. Tổ chức nghiên cứu thực trạng vấn đề .....................................................................42
2.4. Đối tượng tham gia nghiên cứu thực trạng..............................................................42
2.5. Kết quả nghiên cứu thực trạng vấn đề......................................................................42
2.5.1. Thực trạng nhận thức về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của
CBQL, GVMN và PH của trẻ MG 5-6 tuổi ...................................................................42
2.5.2. Những biện pháp của CBQL, GVMN và PH để GD cho trẻ 5-6 tuổi nhận thức

đúng trong việc sử dụng năng lượng .............................................................................43
2.5.3. Thực trạng GD thực hành để tập kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả cho trẻ MG 5-6 tuổi ................................................................................................49
2.5.4. Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN và PH về hình thức tổ chức GD tiết
kiệm năng lượng cho trẻ ở trường MN ..........................................................................50
2.5.5. Những khó khăn trong việc vận dụng các biện pháp GD trẻ sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả ..........................................................................................................52

6


2.5.6. Thực trạng hình thành kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ
5-6 tuổi ở các trường MN ..............................................................................................53
2.5.7. Thực trạng thực hiện nội dung GD này trong chương trình CSGD MN của Bộ
GD&ĐT .........................................................................................................................54
2.5.8. Thực trạng về công tác và kết quả bồi dưỡng GV nhằm GD trẻ MG sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở một số trường MN, quận Bình Tân...........................56
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................59
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ ............60
3.1. Đề xuất chương trình thực nghiệm GD trẻ MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả ...................................................................................................................60
3.2. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................................66
3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ..............................................................................68
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ..........................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................81
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................85

7



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

: cán bộ quản lý

CS

: chăm sóc

ĐC

: đối chứng

GD

: giáo dục

GV

: giáo viên



: hoạt động

MG

: mẫu giáo


MN

: mầm non

Nxb

: nhà xuất bản

PH

: phụ huynh

TB

: trung bình

TN

: thực nghiệm

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, con người sử dụng nguồn năng lượng bị lãng phí, nguồn tài nguyên cạn
kiệt, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống và sự sinh tồn của con người. Nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng này là do sự
thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, ngày nay, việc GD bảo vệ môi trường

trong đó việc GD sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được quan tâm ngay từ bậc học
MN. Ngày 14 tháng 4 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
79/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả với chủ trương đưa nội dung GD sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
vào hệ thống GD quốc dân [26].
Vấn đề đặt ra là ở độ tuổi nào thì trẻ em có thể nhận thức và sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả? Nhà GD học A.X Macarencô (1888-1939) cho rằng, những gì trẻ em không
có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và việc GD lại rất khó khăn. Thực tế GD
trẻ em ở nhiều nước cho thấy 5-6 tuổi là giai đoạn hình thành tiền đề của nhân cách, trong
đó đặc biệt là GD trẻ nhận thức, GD cho trẻ có những hành vi và thái độ đúng đắn về thế
giới xung quanh.
Việc GD này cần thực hiện hiệu quả, bền vững, tránh mang tính hình thức hay mang
tính phong trào - mới triển khai thực hiện ồ ạt, sau giai đoạn phát động thì giảm sự quan tâm
và giảm tác động, mất dần tính hiệu quả. Mặt khác, việc thực hiện nhiệm vụ GD mới này
không làm tăng nặng chương trình CSGD MN hiện hành, để giải quyết yêu cầu này, Bộ GD
& ĐT chọn quan điểm GD tích hợp, những chỉ đạo ban đầu cũng đã được đề ra bởi Phòng
MN- Sở GD & ĐT TP.HCM - làm tiền đề pháp lý cho việc nghiên cứu thử nghiệm GD trẻ
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả [24].
Xuất phát từ những lý do trên vấn đề “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp GD trẻ MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả nhằm nâng cao tính khoa học và tính hiệu quả cho việc thực hiện nhiệm vụ GD này ở
các trường MN.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

9


- Nghiên cứu lý thuyết nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài: Lý thuyết được nghiên cứu

theo các vấn đề sau đây:
+ Các khái niệm công cụ của đề tài (biện pháp GD, GD nhận thức, GD thái độ, thái
độ sống, kỹ năng, năng lượng, tiết kiệm, hiệu quả);
+ Những vấn đề chung của việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;
+ Các biện pháp và điều kiện GD nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi;
+ Các biện pháp GD thái độ sống tiết kiệm cho trẻ 5- 6 tuổi;
+ Các biện pháp hình thành kỹ năng sử dụng đối tượng cho trẻ 5- 6 tuổi;
+ Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc GD trẻ 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả.
- Nghiên cứu thực trạng vấn đề: thực trạng về nội dung, phương thức và điều kiện GD trẻ
MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại một số trường MN ở TPHCM; rút ra
nhận xét - đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng và định hướng biên soạn chương trình GD
thực nghiệm giải quyết vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực nghiệm giải quyết vấn đề: biên soạn chương trình GD thực nghiệm và
tổ chức thực nghiệm chương trình này, rút ra nhận xét - đánh giá kết quả GD thực nghiệm.
- Rút ra kết luận và đề xuất một số kiến nghị.
4. Giả thuyết
Có thể xác định được một số biện pháp GD trẻ MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả nếu kết hợp 3 mặt tác động: GD nhận thức - GD thái độ sống tiết kiệm - GD
kỹ năng sử dụng đối tượng hiệu quả.
5. Khách thể - đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: quá trình GD kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
cho trẻ MG.
Đối tượng nghiên cứu: những biện pháp GD (nghĩa rộng) để trẻ MG 5-6 tuổi bước
đầu có nhận thức và có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trong giới hạn sau đây:
- Tập trung vào đối tượng nghiên cứu: những biện pháp GD sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả.


10


- Nghiên cứu trên trẻ MG 5- 6 tuổi và GVMN dạy lớp MG 5-6 tuổi ở 3 trường MN thuộc
địa bàn quận Bình Tân, TPHCM, trong năm học 2012-2013.
- Hiệu quả GD thực nghiệm chỉ trong quá trình tác động 2 tháng, với 40 trẻ MG 5-6 tuổi và
2 GVMN.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp lý luận về việc vận dụng các biện pháp GD năng
lượng cho trẻ MG 5-6 tuổi, đề ra quan điểm nghiên cứu đề tài và biện luận.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Đối tượng quan sát:
a/ Thực trạng vận dụng các biện pháp GD trẻ MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả trong trường MN và điều kiện thực tế cho phương thức GD này. (Kết quả
nghiên cứu được dùng để đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu).
Việc quan sát được tiến hành ở 3 lớp MG 5- 6 tuổi, trên 6 GVMN ở 3 trường MN
quận Bình Tân (Trường MN Hoa Hồng: 1 lớp/2 giáo viên, trường MN 19/5: 1 lớp/2 giáo
viên, trường MN Hương Sen: 1 lớp/2 giáo viên).
Nội dung quan sát: cách tổ chức quá trình GD, biện pháp GD, HĐ thực hành của trẻ,
điều kiện thực hiện GD.
b/ Khả năng tác động GD cả 3 mặt: GD nhận thức - GD thái độ và GD kỹ năng cho
trẻ có liên quan vấn đề nghiên cứu. (Kết quả nghiên cứu chủ yếu được khai thác để biên
soạn chương trình GD thực nghiệm).
7.2.2. Phương pháp điều tra qua phiếu hỏi ý kiến
Đối tượng điều tra ý kiến: PH trẻ 5-6 tuổi, GVMN phụ trách lớp 5- 6 tuổi, CBQL
trường MN có hướng dẫn trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Nội dung điều tra: nhận thức và quan điểm của các đối tượng này về cách xác định
và tổ chức vận dụng những biện pháp GD trẻ sử dụng năng lượng hiệu quả; những thuận lợi

và khó khăn của GVMN và CBQL trường MN trong công tác GD này.
Hướng đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng vấn đề:
- Thực trạng chọn và tổ chức vận dụng các biện pháp GD: những ưu điểm với hiệu
quả GD, những hạn chế và cơ hội khắc phục.

11


- Có hay không tính đồng bộ trong chiến lược GD hiện nay ở trường MN: GD nhận
thức - GD thái độ - GD kỹ năng.
- Những điều kiện thuận lợi cho khả năng tác động GD đồng bộ này trong thực tế GD
MN.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn (khi cần làm rõ những vấn đề đã điều tra)
Đối tượng phỏng vấn: GVMN dạy lớp 5- 6 tuổi, PH của trẻ MG 5-6 tuổi và chuyên
gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
Nội dung phỏng vấn: những vấn đề chưa rõ từ kết quả thu thập qua phiếu hỏi ý kiến.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Đối tượng chính tham gia chương trình GD thực nghiệm: GVMN dạy lớp 5- 6 tuổi
và trẻ MG 5-6 tuổi.
Các nhiệm vụ: việc biên soạn chương trình GD thực nghiệm dựa trên cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, việc tổ chức và triển khai chương trình GD thực
nghiệm; việc kiểm nghiệm giá trị khoa học và hiệu quả của những biện pháp GD đã đề ra.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0 để xử lý số liệu. Các thông
số thống kê sử dụng như sau: tần suất, kiểm nghiệm t, điểm trung bình.
8. Đóng góp của đề tài
- Giá trị lý luận:
a/ Đúc kết kinh nghiệm về phương pháp GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả. Tổng luận những vấn đề chung của việc GD này.
b/ Thử nghiệm và kiểm nghiệm hiệu quả của chiến lược GD đồng bộ cho trẻ trong độ

tuổi từ 5- 6 tuổi: GD nhận thức - GD thái độ sống tiết kiệm và HĐ hiệu quả - GD kỹ năng
sử dụng đối tượng.
c/ Đề xuất một số biện pháp GD trẻ 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
và xác định những điều kiện cần thiết.
d/ Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả GD trẻ 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả.
- Giá trị thực tiễn:
a/ Phác họa thực trạng vấn đề GD trẻ MG 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả tại một số trường MN ở TPHCM, rút ra những ưu điểm, những hạn chế và nguyên
nhân hạn chế, cũng như chỉ ra những khả năng hoàn thiện nhiệm vụ GD này.

12


b/ Đề ra những điều kiện tổ chức vận dụng biện pháp GD trẻ 5- 6 tuổi sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả.
9. Cấu trúc đề tài
Mở đầu
Nội dung nghiên cứu
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả.
Chương 2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Chương 3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

13



Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6
TUỔI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Đáng chú ý là từ thế kỷ 17, J.A.Cômenxki (người Tiệp Khắc) đã xây dựng chương
trình GDMN thời ấy với quan điểm đưa kiến thức rộng đến với trẻ - cho trẻ biết thế nào là
lửa, không khí, nước, mưa, tuyết…[8].
Ở Hàn Quốc và Úc, trẻ em MN được học bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Phương pháp GD là trẻ thực hiện sống tiết kiệm trong
tiêu dùng, tập làm đồ dùng đồ chơi với nguyên vật liệu đã qua sử dụng nhằm hạn chế rác
thải và tiết kiệm- sử dụng lại.
Nga đưa nội dung GD trẻ MG về việc con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Từ
đó, dạy cho trẻ ý thức tiết kiệm.
Mỹ là nước tiêu thụ năng lượng đứng thứ hai (sau Trung Quốc) trên thế giới, với
chương trình Năng lượng và bạn (Energy and you) là một chương trình giáo dục năng lượng
phù hợp với các tiêu chuẩn nội dung khoa học California. Học sinh có cơ hội để kết nối
khoa học lớp học của họ học tập để tiết kiệm năng lượng và bảo tồn. Những đứa trẻ và gia
đình của họ sẽ tìm hiểu những lợi ích của việc bảo tồn năng lượng, và làm thế nào hành
động của họ có thể tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tiền và bảo vệ hành tinh [52].
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Nội dung GD bảo vệ môi trường cho trẻ MG 5 tuổi, Trung tâm Nghiên cứu GDMN,
năm 2002 đã đưa ra nội dung các HĐ thực tiễn của trẻ góp phần bảo vệ môi trường: tiết
kiệm trong sinh hoạt (tiết kiệm điện, nước, đồ dùng đồ chơi) [9]. Chương trình GDMN thí
điểm 2005-2006 GD trẻ quan tâm đến môi trường, tiết kiệm điện, nước.
Để giải quyết nhiệm vụ triển khai việc GD trẻ MN bảo vệ môi trường, nhóm tác giả
Hoàng Thị Thu Hương – Trần Thị Thu Hòa – Trần Thị Thanh đã gợi ý một số phương pháp,
hình thức để tổ chức GD trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm theo quan điểm tích hợp chủ đề,
lồng ghép với nội dung nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ [13].

Tác giả Hoàng Thị Phương đưa biện pháp tổ chức cho trẻ thực hành tiết kiệm nước:
chỉ sử dụng lượng nước cần cho ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân; không nghịch nước,

14


không để nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt, rửa tay, rửa cốc chén. Sử dụng các
nguồn năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, gió, thủy điện...[19].
Tác giả Kim Phụng, đề cập đến việc GD thiếu niên tiết kiệm năng lượng qua tiết kiệm
giấy: chủ yếu tổ chức cho trẻ sử dụng lại giấy còn trống, người lớn trò chuyện, làm gương
cho các em làm theo [20].
Tác giả Hoàng Đức Nhuận cùng cộng sự đã đề cập đến việc GD môi trường, trong đó
có nội dung tiết kiệm nước, nguồn tài nguyên, hình thành hành vi bảo vệ nguồn nước, biết
phản ứng cần thiết đối với những hành vi phá hoại lãng phí nguồn nước. Theo nhóm tác giả
trên, thì nội dung này thực hiện một cách tản mạn, thiếu tập trung, không có sự kiểm tra,
đánh giá nên hiệu quả GD thấp. Do đó cần trang bị cho đội ngũ GV hệ thống kiến thức, biện
pháp cần thiết để thực hiện nội dung này. Trong đó, chủ yếu cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên,
người lớn cần theo dõi uốn nắn trẻ trong các HĐ, trong chế độ sinh hoạt hằng ngày [29].
Hai tác giả Lê Xuân Hồng – Nguyễn Thanh Thủy đã đưa ra hoạt động thử nghiệm cho
trẻ thấy được nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước, suy đoán về hậu quả xảy ra, từ đó xây
dựng hành vi thích hợp: phải biết tiết kiệm nước sạch, không đổ nước bẩn thẳng vào đất.
Đồng thời thông qua HĐ tạo hình, làm ra sản phẩm đồ chơi từ nguyên vật liệu đã qua sử
dụng GD trẻ biết tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi, giảm thải ra môi trường [10].
Tác giả Trần Lan Hương nhận định cần phải GD ý thức tiết kiệm lâu bền, tiết kiệm
điện, tiết kiệm nước, giảm tiêu thụ, tái sử dụng, tái chế. Tiết kiệm và giảm phế thải là lối
sống hợp lý, văn minh. Tác giả nhấn mạnh tấm gương của người lớn có tác dụng GD với trẻ
rất lớn [12].
Nhìn chung, biện pháp chủ yếu để GD trẻ là tổ chức cho trẻ thực hành tiết kiệm ngay
trong sinh hoạt hàng ngày ở trường hay ở nhà, người lớn làm gương; hướng tiếp cận GD là
lồng ghép vào chương trình CSGD MN hiện hành.

1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Khái niệm biện pháp GD
Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý thì biện pháp là cách làm, cách
giải quyết một vấn đề cụ thể [34].
Theo từ điển của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thì biện pháp là cách
làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể [28].
Từ những khái niệm trên có thể hiểu biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn
đề cụ thể, hay hướng tới giải quyết nhiệm vụ cụ thể.

15


Theo từ điển Tiếng Việt, hiểu theo nghĩa danh từ thì GD là nói đến quá trình HĐ có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức,
những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết
trong đời sống.
GD là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi
nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực.
Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý nghĩa.
GD là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh
hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức,
nhân cách.
Theo nghĩa rộng GD là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả
dạy học và các tác động GD khác đến con người. Theo nghĩa hẹp thì GD có thể xem như là
quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của người học (GD đạo đức, GD lao động,
GD lối sống, hành vi...) [31].
Biện pháp GD là cách thức tác động của người thầy lên người trò nằm mục đích thay
đổi nhận thức, thái độ và hành vi của họ. Biện pháp GD MN được hiểu là cách làm cụ thể
trong HĐ hợp tác cùng nhau giữa GV với trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GD đã đặt
ra ở lứa tuổi MN. Phương pháp mang tính khái quát chung còn biện pháp mang tính cụ thể.

Biện pháp GD có mối quan hệ mật thiết với phương pháp GD và cả hai đều được qui định
bằng HĐ hợp tác cùng nhau giữa nhà GD và trẻ nhằm đạt được mục tiêu GD đã đặt ra ở lứa
tuổi MN [8].
Ở lứa tuổi MN, các biện pháp GD đặc biệt quan trọng, nó làm cho quá trình GD hấp
dẫn trẻ em và phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ. Do đó nâng cao hiệu quả của quá
trình GD và làm cho HĐ học trở nên nhẹ nhàng sinh động [5].
1.2.2. Khái niệm GD nhận thức
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái
tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”.
Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của nhận
thức là thực tiễn xã hội” [21, tr.9].

16


“GD nhận thức” là khái niệm nghiên cứu của GD học, theo nghĩa rộng được hiểu là
cách thức làm cho người học biết được cái mới thông qua con đường học với giáo viên, học
với bạn bè, học ở cha mẹ, ở truyền thông.
“HĐ nhận thức sơ đẳng góp phần phát triển những năng lực và nhu cầu HĐ nhận
thức ở trẻ” [4, tr.71].
Dưới sự tổ chức hướng dẫn của nhà GD, trẻ nắm được tri thức có hệ thống, trẻ có
được một số biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh. Ngoài ra, trẻ hứng thú quan tâm, tò
mò về những hiện tượng, sự vật khác nhau ở xung quanh và dần dần có ý thức gần gũi với
môi trường.
Với hệ thống kiến thức, dù sơ đẳng, trẻ được hình thành khả năng định hướng trong
môi trường xung quanh; có khả năng nhận xét đánh giá khách quan các sự kiện, hiện tượng;
hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề hợp lý hơn trước [4].
1.2.3. Khái niệm GD thái độ, thái độ sống

Trong từ điển tiếng Việt, thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của
cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng
thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay
một sự việc nào đó”.
Trong từ điển Anh-Việt, “thái độ” được định nghĩa là “cách ứng xử, quan điểm của
một cá nhân”.
Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “tâm thế - thái độ
… có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần như: nhận thức, xúc cảm, hành vi”.
Nhà tâm lý học người Mỹ là H.C.Triandis đã đưa một định nghĩa khác về thái độ.
Ông cho rằng: “Thái độ là những tư tưởng được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm. Nó gây
tác động đến hành vi nhất định, trong những tình huống xã hội nhất định. Thái độ của con
người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách xử sự
của họ đối với đối tượng đó".
Triandis cho rằng thái độ được hình thành nhờ kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân. Thái độ
có tính ổn định và sẽ thay đổi theo tình huống. R. Marten đã đưa ra định nghĩa: “Thái độ là
xu hướng thường xuyên đối với các tình huống xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ
(nhận thức) xúc cảm và hành vi. Thái độ của con người có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi
vì thái độ được xác định bởi tính thống nhất bên trong của nó” [53].

17


Nói tóm lại, đã có nhiều các định nghĩa khác nhau về thái độ. Theo quan điểm của đề
tài, thì càng có được kinh nghiệm sống đúng đắn thì con người càng có khả năng thống nhất
giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi. Nếu diễn đạt đơn giản hơn thì thì thái độ của con người
bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách xử sự của họ
đối với đối tượng đó.
Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa, GD thái độ cho trẻ là quá trình tác động sư phạm có
mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển cho trẻ những xúc cảm, tình cảm lành
mạnh, để hình thành hành vi ứng xử đúng mực với mọi người xung quanh, với thiên nhiên

và bản thân mình. Trên cơ sở đó, hình thành cho trẻ khả năng thích ứng xã hội, thiết lập mối
quan hệ và giao tiếp với người khác, đồng thời phát triển tính tự lực cho trẻ [8]. Mọi hành
động của trẻ đều bị chi phối bởi tình cảm. Trẻ thích đối tượng nào thì mới tìm hiểu đối
tượng đó, hành động với đối tượng đó. Tình cảm điều khiển hành vi của trẻ, hành vi của trẻ
tốt hay xấu không phải do nhận thức đầy đủ hay không mà do tình cảm yêu hay ghét [23].
Đối với nhận thức và HĐ, cảm xúc tình cảm có vai trò như một động lực cho quá
trình tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Có thể xem xúc cảm, tình cảm là động cơ bền
bỉ nhất ảnh hưởng và chi phối toàn bộ HĐ của con người.
Do đó, trong quá trình tổ chức các HĐ GD, cô giáo muốn trẻ hành động theo mục
đích yêu cầu nhất định cần làm cho đối tượng HĐ của trẻ (sự vật, hiện tượng đó hấp dẫn,
gây được tình cảm tích cực. Tổ chức các HĐ gây được hứng thú với đối tượng để trẻ tích
cực HĐ [23].
Ở lứa tuổi MG, trẻ em rất tích cực lĩnh hội những thái độ, chuẩn đạo đức và những
qui tắc hành vi. Trẻ rất quan tâm đến việc đánh giá về mặt đạo đức những hành động của
con người và luôn hỏi người lớn xem cái gì là tốt, cái gì là xấu, hành động nào của những
người xung quanh là đúng, còn hành động nào là sai.
Trong khi nắm những tiêu chuẩn đạo đức, trẻ bắt đầu không những hiểu ý nghĩa đạo
đức của hành động bản thân và của người khác, mà còn bằng cách nào đó thể nghiệm những
tiêu chuẩn đạo đức đó, có những tình cảm đạo đức nhất định liên quan đến những tiêu chuẩn
ấy. Khi trẻ được tập luyện có hệ thống để quen hoàn thành những nhiệm vụ hết sức đơn giản
đối với người lớn, với bạn, với trẻ nhỏ tuổi, nếu công tác GD tiến hành đúng đắn thì ở trẻ sẽ
xuất hiện những tình cảm của nghĩa vụ. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy vui thích nếu hoàn thành tốt
đẹp những nhiệm vụ nhỏ bé của mình, sẽ tức giận với những bạn không hoàn thành nhiệm
vụ, sẽ cảm thấy bối rối khi chính bản thân mình làm trái với những yêu cầu đã định.

18


Do vậy, GD thái độ giữ vai trò quyết định trong việc phát triển những phẩm chất ý
chí của cá nhân đứa trẻ trong việc hình thành tính cách của nó [5].

Trẻ muốn được khẳng định mình, muốn được sống và làm việc như người lớn, muốn
nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh. Đặc biệt những động cơ đạo đức, thể hiện thái
độ của trẻ với những người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các
động cơ hành vi, gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực và những qui tắc đạo
đức trong xã hội [14].
1.2.4. Khái niệm kỹ năng
Theo T.A.Ilina, “kỹ năng là những hành động thực hành mà trẻ có thể thực hiện được
trên cơ sở những kiến thức thu nhận được và về sau những hành động thực hành này lại
giúp trẻ thu nhận những kiến thức mới” [15, tr.5].
V.A. Crutetxki, nhà tâm lý học Xô Viết cho rằng, kỹ năng là sự thực hiện một hành
động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phương thức hành
động đúng. A.G. Côvaliôv quan niệm: kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp
với mục đích và điều kiện hành động.
Hoàng Phê trong từ điển Tiếng việt định nghĩa “kỹ năng là khả năng vận dụng những
kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [30, tr.308].
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành
động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh
nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện thục tiễn cho phép.
Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa, kỹ năng là khả năng thực hiện, kỹ năng chỉ biểu hiện
thông qua một nội dung. Kỹ năng được hình thành dần dần trong suốt cả cuộc đời. Kỹ năng
vừa mang tính nhận thức vừa mang tính hoạt động chân tay.
Như vậy, theo quan điểm của đề tài, kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một
hành động nào đó bằng cách vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có để hành động
phù hợp với thực tiễn.
Sự hình thành kỹ năng chia thành hai bước: một là nắm vững các tri thức về hành
động; hai là thực hiện được hành động theo các tri thức đó. Để có thể thực hiện được hành
động có kết quả, tránh phương pháp thử và sai thì phải có sự tập dượt, phải có sự quan sát
mẫu, làm thử. Muốn kỹ năng có sự ổn định và sự mềm dẻo để có thể vận dụng vào những
điều kiện khác tương tự thì sự tập dượt càng đa dạng, càng kỹ càng. Khi kỹ năng ổn định có
thể vận dụng được vào nhiều tình huống khác nhau. Quá trình hình thành kỹ năng đòi hỏi


19


thực hiện một số lớn hành động thực tiễn. Hình thành các kỹ năng một cách có ý thức, nghĩa
là trẻ hiểu tại sao mình phải làm như vậy và làm như thế nào [15].
1.2.5. Khái niệm năng lượng
Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì “Năng lượng bao gồm nhiên
liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài
nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo” [22, tr.1].
Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ
cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra
thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp [6].
Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên trái đất có nguồn gốc chủ yếu là mặt
trời và năng lượng tàn dư trong lòng đất. Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: bức
xạ mặt trời, năng lượng sinh học dưới dạng sinh khối, năng lượng chuyển động của thủy
quyển, khí quyển (gió, bão, sóng, các dòng chảy sông suối, các dòng hải lưu).
Năng lượng tàn dư trong lòng trái đất có các dạng chính: các nguồn nước nóng, năng lượng
núi lửa, năng lượng của các khối đất đá nóng trong lòng thạch quyển.
Hiện nay, năng lượng tiêu thụ phổ biến trong các gia đình thường tập trung vào các
loại năng lượng: điện, xăng, dầu, gas, củi, than. Các năng lượng này thuộc dạng không tái
tạo. Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó,
nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội. Chính đây là tính bức thiết của việc GD con người, từ nhỏ, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Những con số thống kê đáng suy nghĩ về lượng sử dụng năng lượng của con người:
- Thời nguyên thủy: khoảng 2000 kcal/người/ngày dưới dạng thức ăn nguyên khai.
- Sau khi phát hiện ra và sử dụng lửa: khoảng 10.000 kcal/người/ngày.
- Sang thế kỷ XX: gần 70.000 kcal/người/ngày.
- Hiện nay: khoảng 200.000 kcal/người/ngày.

Theo tính toán, mức gia tăng tiêu thụ năng lượng thường có giá trị gấp hai lần mức
gia tăng thu nhập GDP. Do đó, tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất để chúng ta bảo tồn
nguồn tài nguyên thiên nhiên [2, tr.6].
Để GD trẻ, nhà GD cần giới hạn biểu tượng về năng lượng trong phạm vi điện, gas, sức
gió, sức nước, ánh sáng mặt trời- là những dạng năng lượng cụ thể, “thấy được” và trẻ có sử
dụng đến trong sinh hoạt.

20


1.2.6. Khái niệm tiết kiệm - việc sử dụng năng lượng (một cách) tiết kiệm
Tiết kiệm, hiểu theo nghĩa thông thường là hành vi giảm thiểu các lãng phí.
Tiết kiệm là khái niệm kinh tế, có liên quan mật thiết tới việc đầu tư. Tiết kiệm cho phép
tích lũy (dự trữ)…[42]. Tiết kiệm trong kinh tế học là phần thu nhập có thể sử dụng không
được chi vào tiêu dùng. Trong thuật ngữ tài chính cá nhân tiết kiệm đề cập đến việc dự trữ
tiền cho tương lai - loại tiền được gửi trong ngân hàng. Tiết kiệm khác với sự đầu tư, nơi mà
có những rủi ro [44].
Tiết kiệm năng lượng có nghĩa là giảm lượng năng lượng sử dụng trong khi đạt được
một kết quả tương tự sử dụng cuối cùng. Sử dụng năng lượng ít hơn có rất nhiều lợi ích bạn có thể tiết kiệm tiền và giúp cho môi trường. Tạo ra năng lượng đòi hỏi nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý giá, ví dụ như than, dầu hoặc khí . Vì vậy, sử dụng ít năng lượng
hơn giúp chúng ta bảo tồn các nguồn tài nguyên [54].
Tiết kiệm năng lượng đề cập đến việc giảm năng lượng thông qua sử dụng ít hơn của
một dịch vụ năng lượng [55].
Tiết kiệm năng lượng là một thách thức đòi hỏi các chương trình chính sách, phát triển
công nghệ và thay đổi hành vi.
Như vậy, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm (Energy conservation) là việc tiết kiệm
năng lượng, giảm tiêu thụ năng lượng không tái tạo [44], là việc sử dụng năng lượng một
cách đúng lúc, đúng chỗ - “không dùng nữa thì tắt ngay” [26].
1.2.7. Khái niệm hiệu quả - việc sử dụng năng lượng (một cách) hiệu quả
“Hiệu quả”, được mô tả trong nhiều từ điển, được hiểu như mức độ mà thời gian, công

sức hay chi phí được sử dụng tốt cho công việc hoặc cho mục đích, là nỗ lực để tạo ra một
kết quả cụ thể có hiệu quả với một số lượng tối thiểu, chi phí, hay sức lực không cần thiết.
Hiệu quả là một khái niệm không định lượng, tương đối mơ hồ, chủ yếu là liên quan
đến việc đạt được mục tiêu.
Hiệu quả là hoàn thành hoặc khả năng để thực hiện một công việc với một chi phí tối
thiểu thời gian và công sức [45].
Hiệu quả là khả năng để làm một cái gì đó hoặc tạo ra một cái gì đó mà không lãng phí
vật liệu, thời gian, năng lượng mà chất lượng mức độ được hiệu quả [35].
Sử dụng năng lượng hiệu quả có nghĩa là sử dụng ít năng lượng hơn để cung cấp cùng
một mức độ công việc, dịch vụ. Nó là một phương pháp để giảm phát thải khí nhà kính của
con người [46].

21


Khái niệm “sử dụng năng lượng tiết kiệm” rộng hơn so với khái niệm “sử dụng năng
lượng hiệu quả”. Trong khái niệm “sử dụng năng lượng tiết kiệm” bao gồm cả những nỗ lực
hoạt động để giảm tiêu thụ năng lượng thông qua việc thay đổi hành vi, ngoài việc sử dụng
năng lượng hiệu quả hơn.
Việc sử dụng năng lượng hiệu quả (Energy efficiency) là việc sử dụng một lượng năng
lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng.
“Sử dụng năng lượng hiệu quả là mục tiêu của những nỗ lực nhằm làm giảm lượng
năng lượng cần thiết trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ” [44].
Như vậy, khi sử dụng năng lượng có hiệu quả là đã tiết kiệm. Nhưng, khi sử dụng tiết
kiệm năng lượng thì chưa hẳn đã đạt tính hiệu quả sử dụng nó [43].
“Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ
thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn
bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống” [22, tr.1].
“Như vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách
hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của

các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết
cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt “[6, tr.1].
1.3. Những vấn đề chung của việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
1.3.1. Ý nghĩa việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang mang tính cấp bách toàn cầu. Trẻ em là những thế
hệ tương lai, cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiết kiệm năng lượng
làm nền tảng cho ý thức, hành động vì môi trường sống của chính mình, gia đình và cộng
động.
Tuổi MN là giai đoạn đầu của quá trình hình thành nhân cách con người, đặt nền
móng cho việc hình thành thái độ đúng đắn của trẻ đối với thế giới xung quanh và giúp trẻ
định hướng trong thế giới đó. Đây cũng là giai đoạn rất nhạy cảm để hình thành ý thức, thái
độ và hành vi. Những kinh nghiệm trong việc sử dụng năng lượng ở giai đoạn này có ý
nghĩa lớn đối với sự phát triển ý thức bảo vệ môi trường trong những gia đoạn tiếp theo
[19].
Theo GD học lứa tuổi, ngay ở giai đoạn lứa tuổi MG, nếu trẻ được lĩnh hội những
chuẩn hành vi đúng thì hành vi và thái độ của trẻ sẽ dễ trở thành bền vững, nếu lĩnh hội sai
cũng dễ uốn nắn hơn các giai đoạn về sau. Vì vậy, đây là giai đoạn thích hợp để GD cho trẻ

22


cách sử dụng năng lượng nhằm bảo vệ môi trường. Hơn thế, việc GD tiết kiệm năng lượng
góp phần cho trẻ phát triển các mặt về nhận thức, yêu lao động, tình cảm đạo đức, kỹ năng
xã hội.
Về nhận thức: qua việc lĩnh hội tri thức về năng lượng, tài nguyên và mối quan hệ
giữa chúng với đời sống con người nhận thức của trẻ sẽ hoàn thiện, tích lũy kinh nghiệm,
hình thành các khái niệm đơn giản. Ngoài ra, trẻ còn có thể lĩnh hội những tri thức khoa học
sơ đẳng “làm thiết bị chạy như thế nào?”, “điện làm quạt chuyển động, quạt quay làm không
khí chuyển động và chúng ta mát”…Việc lĩnh hội tri thức có liên quan trực tiếp đến sự phát
triển ở trẻ khả năng nhận thức (tri giác, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng), tập trung chú ý, ngôn

ngữ…
GD tiết kiệm năng lượng góp phần hình thành cho trẻ tình yêu lao động. Khi được
hành động với các đồ dùng thiết bị, vật thật như người lớn thì trẻ sẽ thích thú “vì được xem
là người lớn”, “được làm như người lớn”. Từ đó, trẻ thích tự mình lao động tự phục vụ,
thậm chí “bảo lại” cho người khác để họ làm như mình.
Qua việc sử dụng tiết kiệm năng lượng rèn luyện cho trẻ kỹ năng xã hội. Từ nhận
thức, thái độ tích cực, đúng đắn trong việc sử dụng năng lượng, dẫn đến hành vi sử dụng tiết
kiệm, dần dần trở thành thói quen trong cuộc sống cho trẻ. Lúc này các HĐ của trẻ hằng
ngày đều được tính toán, sắp xếp để tiết kiệm, hiệu quả - không chỉ riêng trong các HĐ sử
dụng năng lượng.
Như vậy, việc GD sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả có ý nghĩa lớn lao trong
việc GD bảo vệ môi trường và hình thành nhân cách.
1.3.2. Những đặc điểm tâm lý nhận thức của trẻ 5- 6 tuổi cần thiết cho việc GD nhận
thức- kỹ năng và thái độ
• Nhận thức quá trình biến đổi hoặc quá trình phát triển của đối tượng:
Các thí nghiệm của N.N. Poddiakov cho phép ông khẳng định rằng trẻ 5- 6 tuổi có
thể quan sát, tự tri giác từng trạng thái của đối tượng trong các thời điểm khác nhau, liên kết
chúng lại trong não và có hình dung (có biểu tượng) về một chuỗi các bước biến đổi hoặc
phát triển của đối tượng. “Sự liên kết các trạng thái lại thành chuỗi” này hầu như rất hiếm
tìm thấy ở trẻ em dưới 4 tuổi.
Từ đây, có thể khẳng định rằng nếu được GD nhận thức đúng đắn để có hệ thống
kiến thức về sự vật, hiện tượng nào đó thì trẻ 5- 6 tuổi có thể tìm hiểu và suy lý về nguyên

23


nhân - diễn tiến trước mắt - hậu quả lâu sau đó. Cơ sở lý luận này vô cùng có ý nghĩa khoa
học đối với việc nghiên cứu đề tài này .
• Trẻ 5- 6 tuổi có hay không có hệ thống kiến thức?
Trước hết, có thể thấy rằng nếu trẻ 5- 6 tuổi có năng lực liên kết các biểu tượng cụ

thể trong giai đoạn để có được biểu tượng về một chuỗi biến đổi, chuỗi các bước phát triển
của đối tượng và hình dung được cả quá trình biến đổi hay phát triển này trong đầu thì cũng
có nghĩa là các em có thể hệ thống hóa được kiến thức của mình. Kết quả thu được rất đáng
chú ý sau đây trong thí nghiệm của N.N. Poddiakov: trẻ 5- 6 tuổi, nhờ vào năng lực hệ
thống hóa kiến thức mà có thể lập được các mối liên hệ giữa những bước đã hình thành từ
trước (thậm chí từ rất lâu trước kia mà trẻ không thể tri giác trực tiếp) với cái đang diễn ra
bây giờ và cái sẽ xảy đến trong tương lai. Có nghĩa là, trẻ em cần được khảo sát để có
những biểu tượng (hình dung) cụ thể về thế giới xung quanh, để chúng làm tiền đề cho năng
lực hệ thống hóa kiến thức ở trẻ.
Mặt khác, tâm lý học trẻ em (từ 0- 6 tuổi) cho thấy trẻ em 5- 6 tuổi cũng có thể đi
theo lộ trình khác để có thể hệ thống hóa kiến thức của mình: nhận thức những đặc điểm bề
ngoài của sự vật, hiện tượng; phát hiện ra những mối liên hệ bản chất - ẩn bên trong giữa
các sự vật, hiện tượng đó; nhận thức về tính liên tục và trình tự của sự vật, hiện tượng.
• Giải quyết vấn đề bằng hình tượng trong đầu và bằng suy lý:
Rất nhiều nhà tâm lý học (J. Piaget, A.V. Zaporodgets, A.A. Liublinxkaia…) đã
chứng minh rằng sự xuất hiện tư duy trực quan hình ảnh là bước ngoặt trong sự phát triển
nhận thức của trẻ.
Theo N.N. Poddiakov [40], “Không phải chỉ cần giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và kỹ
năng đủ là tự trẻ sẽ có bước chuyển từ tư duy trực quan hành động (thường dưới dạng thử sai trên đối tượng cụ thể) sang năng lực thao tác bên trong não bằng hình ảnh (tư duy trực
quan hình ảnh). Trẻ cần nhiều hơn thế, chí ít là được hướng dẫn HĐ với đồ vật, đặc biệt với
công cụ, được nói và nghe hiểu, được bắt chước…”. Ông nhấn mạnh sự cần thiết thực hiện
3 bước luyện tập dạng nhận thức bằng hình tượng trong đầu sau đây theo ý tưởng của G.I.
Minskaia, A.V. Zaporodgets (đã thực nghiệm với trẻ em từ năm 1954):
Bước 1. Trẻ được đưa vào tình huống có vấn đề và có vật cụ thể trước mắt để hành
động với vật đó.
Bước 2. Trẻ được quan sát tranh ảnh và được đưa vào tình huống có vấn đề, tự giải
quyết (thao tác bằng hình ảnh trong đầu, không có vật cụ thể để thao tác).

24



Bước 3. Trẻ chỉ nghe lời mô tả của người lớn về tình huống có vấn đề (không có vật
cụ thể cũng không có tranh ảnh…), tự giải quyết (thao tác bằng sự suy lý trong đầu, là tiền
đề của tư duy logic - từ ngữ).
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng trẻ cần được hướng dẫn để có thể hoạt
động định hướng tìm hiểu sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó dần dần trẻ tự phát hiện ra những
mối

quan

hệ

mang

tính

bản

chất

ẩn

chứa

trong

tình

huống




vấn

đề ấy.
E.X. Komarova (1973) [38] làm thí nghiệm để chứng minh trẻ sau 4 tuổi hoàn thành
được các bài tập có sử dụng mô hình hóa, sử dụng hình vẽ kiểu sơ đồ với những ký hiệu.
Kết quả là có tới 81% số trẻ sau 5-6 tuổi tự giải quyết vấn đề bằng tư duy trực quan sơ đồ
(là bước chuyển tiếp từ tư duy trực quan hình ảnh sang tư duy logic - từ ngữ) ở kiểu mô
hình phức tạp và cũng đáng kể là có 43% số trẻ này giải quyết được bài tập ở kiểu mô hình
rất phức tạp.
Như vậy, cần đưa ra nhiệm vụ GD trẻ định hướng và phát hiện các mối quan hệ logic
giữa các sự vật, hiện tượng; thiết kế bài dạy trẻ (hoặc HĐ) sao cho trẻ được khảo sát vật thật
(thiết bị chẳng hạn) trong sự an toàn, chuyển sang sử dụng tranh ảnh/phim ảnh rồi chuyển
thành nghe lời mô tả tình huống, sự kiện và tự giải quyết.
Lý thuyết trên đây về sự phát triển tư duy và năng lực hệ thống hóa kiến thức ở trẻ 56 tuổi là cơ sở lý luận quan trọng cho nghiên cứu này.
1.3.3. Các nhiệm vụ GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Xuất phát từ quan điểm hiện đại về chống ô nhiễm không khí, làm sạch môi trường,
con người thường có những động cơ khác nhau để cải thiện việc sử dụng năng lượng hiệu
quả [37], [39], [47]:
- Nỗ lực làm giảm lượng năng lượng cần thiết dẫn đến tiết kiệm chi phí tài chính cho
người tiêu dùng...
- Giảm sử dụng năng lượng cũng được xem là một giải pháp cho vấn đề giảm chất,
khí thải ra ngoài không khí. Việc này giúp kiểm soát lượng khí thải của các loại khí gây hiệu
ứng nhà kính trên toàn cầu.
- Hiệu quả sử dụng năng lượng cũng đạt được bằng cách áp dụng một công nghệ hiệu
quả hơn, điển hình như việc chọn đèn compact sẽ tiết kiệm được đến hai phần ba năng
lượng so với của đèn sợi đốt, sử dụng công tắc điện “có thể làm mờ” hoặc sử dụng thiết bị
cảm ứng với nhiệt độ thân thể (tự động tắt nguồn điện khi người đã đi ra khỏi phòng); việc


25


×