Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tài liệu PHẦN 2 - GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.29 KB, 38 trang )

PHẦN 2
GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
4. MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp hữu
hiệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nó là một quá trình lâu dài,
phải được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong cộng đồng.
Trường học là nơi tập trung nguồn nhân lực cơ bản, rộng lớn cho tương lai,
là môi trường giáo dục tốt nhất cho mọi nội dung theo chương trình, hệ thống
giáo dục nghiêm ngặt với mọi hình thức đa dạng. Trường học là nơi tạo nguồn
tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng đồng. Mỗi học sinh được giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng có nghĩa việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm đến được với mỗi gia đình. Trường tiểu học là nơi chúng ta có thể
gửi thông điệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tốt nhất đến thiếu niên.
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng
cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Ở lứa tuổi đang phát
triển và định hình về nhân cách, học sinh tiểu học dễ tiếp thu những giá trị mới.
Đội ngũ học sinh tiểu học nếu được giáo dục tốt sẽ là lực lượng hùng mạnh nhất
trong hoạt động giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả , bảo vệ môi
trường và phát triển xã hội. Việc đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả vào cấp tiểu học giúp cho các em học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng
ngay từ nhỏ.

I. MỤC TIÊU

Hoạt động 1
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Thủ
công, Kĩ thuật tiểu học và mục tiêu giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong
trường tiểu học, anh (chị) hãy xác định : Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học Thủ công, Kĩ thuật.


Thông tin phản hồi hoạt động 1
Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
vào môn Thủ công, môn Kĩ thuật tiểu học:
- Về kiến thức:
Giúp cho học sinh bước đầu biết được:
+ Thế nào là năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Mối quan hệ giữa con người và năng lượng. Lợi ích của việc sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với cuộc sống của con người.
+ Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các hoạt động
dạy học Thủ công, Kĩ thuật và các hoạt động ngoại khoá từ các chủ đề môn học.
- Về kĩ năng- hành vi:
+ Tham gia hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù
hợp với lứa tuổi.
+ Thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức và hành vi sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
+ Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với mọi người.
- Về thái độ - tình cảm:
+ Biết quý trọng, sử dụng năng lượng tiết kiệm cho bản thân, gia đình và
quê hương, đất nước.
+ Có thái độ tích cực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phê phán
các hành vi lãng phí năng lượng ; thân thiện với môi trường sống.
+ Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
Từ mục tiêu trên, việc tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả một cách nhẹ nhàng vào các bài học môn Thủ công, Kĩ thuật
không những đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức môn học mà còn hình thành
cho các em có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
II. PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP
Hoạt động 2
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Thủ

công, Kĩ thuật tiểu học và mục tiêu tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng vào
môn học, anh (chị) hãy trao đổi các vấn đề sau:
1. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào
môn Thủ công, Kĩ thuật tiểu học như thế nào?
2. Nêu một số phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả vào môn Thủ công, Kĩ thuật tiểu học.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào
môn Thủ công, Kĩ thuật như thế nào?
- Nội dung chương trình môn Thủ công, môn Kĩ thuật có các chủ đề sau:
Lớp 1:
+ Xé, dán giấy.
+ Gấp hình.
+ Cắt, dán giấy.
Lớp 2:
+ Gấp hình.
+ Phối hợp gấp, cắt, dán hình.
Lớp 3:
+ Làm đồ chơi đơn giản.
+ Cắt, dán chữ cái đơn giản.
+ Đan nan.
Lớp 4:
+ Cắt, khâu.
+ Thêu
+ Trồng rau, hoa.
+ Lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Lớp 5:
+ Khâu , thêu.
+ Nấu ăn.

+ Nuôi gà.
+ Lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa và mục tiêu tích hợp
giáo dục tiết kiệm năng lượng vào môn Thủ công, Kĩ thuật, có thể tích hợp giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh như sau:
1.1. Tích hợp vào các bài học trên lớp
Căn cứ vào nội dung các bài học môn Thủ công, môn Kĩ thuật để tích hợp
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các bài học có nội dung
liên quan, gần gũi.
Có 2 mức độ tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng vào các bài học Thủ
công, Kĩ thuật như sau:
- Mức độ bộ phận: Là mức độ tích hợp cho các bài học có nội dung giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
- Mức độ liên hệ: Là mức độ tích hợp cho các bài học có nội dung gần gũi
để liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
Khi tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong môn Thủ công, Kĩ thuật có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
- Lựa chọn các bài học có khả năng tích hợp nội dung giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Xác định mức độ, nội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong bài học, tránh áp đặt, gò bó và quá tải đối với học sinh.
- Đảm bảo mục tiêu bài học của môn Thủ công, Kĩ thuật, đồng thời đảm
bảo mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ
nhằm giáo dục cho học sinh kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, có ý thức và kĩ năng sống, học tập tiết kiệm trong môi trường phát triển bền
vững.
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng
dẫn học sinh liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà,
gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.

Ví dụ:
- Bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà” (Môn Thủ công lớp 1).
Mục tiêu của bài học là học sinh biết cách cắt, dán và trang trí ngôi nhà; cắt,
dán và trang trí được ngôi nhà.
Để đạt mục tiêu trên, giáo viên tổ chức 3 hoạt động chủ yếu:
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu ngôi nhà đã
cắt, dán và trang trí.
Trong hoạt động này, học sinh phải quan sát và nhận biết được ngôi nhà có
những bộ phận nào? Hình dáng và màu sắc các bộ phận của ngôi nhà ra sao ?
+ Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác mẫu
Ở hoạt động này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách cắt, dán và trang trí để
làm được ngôi nhà.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành cắt, dán, trang trí ngôi nhà
Đây là hoạt động học sinh thực hành để làm ra ngôi nhà. Học sinh sẽ phải
tư duy từ những biểu tượng thu nhận được, những hiểu biết từ hoạt động 1 và 2 để
cắt, dán, trang trí được ngôi nhà.
Từ các hoạt động của bài học Thủ công, giáo viên có thể lồng ghép giáo
dục tiết kiệm năng lượng ngay trong hoạt động 1. Học sinh biết rằng, một ngôi nhà
có những cửa sổ, cửa ra vào không những làm cho nhà có đủ ánh sáng, không khí
trong nhà thoáng mát, mà còn tiết kiệm được năng lượng điện sử dụng chiếu sáng,
làm mát như đèn điện, quạt điện, máy điều hòa không khí.
Khi tổ chức hoạt động 2 và 3, giáo viên có thể lồng ghép giáo dục tiết kiệm
năng lượng khi hướng dẫn học sinh trang trí ngôi nhà. Giáo viên hướng dẫn học
sinh trang trí thêm mặt trời và gắn thiết bị thu năng lượng mặt trời thay thế cho
việc sử dụng điện năng trong sinh hoạt.
Như vậy, với 3 hoạt động dạy học chủ yếu của bài học Thủ công trên,
chúng ta đã tích hợp vào bài học để giáo dục tiết kiệm năng lượng điện và có thể
khai thác năng lượng mặt trời phục vụ cuộc sống con người.
- Bài “ Gấp cái quạt”, sau khi học sinh đã làm được cái quạt bằng giấy,
giáo viên cho học sinh sử dụng quạt để tạo gió. Từ đó, từ đo giáo viên liên hệ với

việc dùng sức gió để tiết kiệm năng lượng điện.
- Các bài học gấp cắt, dán biển báo giao thông ( lớp 2), có thể tích hợp
giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm nhiên liệu khi xe chạy; chấp hành luật lệ giao
thông, chống ùn tắc là tiết kiệm năng lượng xăng dầu của các phương tiện giao
thông trên đường phố.
- Các bài lắp ghép mô hình xe ( lớp 4, 5) , có thể tích hợp giáo dục học sinh
việc tiết kiệm xăng, dầu, ga bằng việc gắn thêm trên phía đầu xe tấm pin mặt trời
để sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Trên thực tế, nước ta và các nước khác trên
Thế giới đang cố gắng khai thác nguồn năng lượng mặt trời để phục vụ cuộc sống
của con người..
- Các bài học lắp ghép mô hình tự chọn, học sinh chọn lắp cối xay gió, GV
có thể tích hợp giáo dục cho học sinh biết rằng: sử dụng sức gió sẽ tiết kiệm điện
năng.
- Các bài học của chủ đề nấu ăn, có thể tích hợp giáo dục cho học sinh biết:
khi cơm đã cạn, cần nhỏ lửa để cơm không bị cháy mà còn tiết kiệm củi, ga trong
quá trình nấu ăn.
1.2. Tích hợp bằng cách tổ chức các hoạt động khác theo chủ đề môn
học gắn với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Mỗi chủ đề có thể tổ chức một số hoạt động. Những hoạt động này
có thể tổ chức vào các buổi học thứ hai đối với học sinh các trường học 2
buổi/ngày hoặc vào các buổi học ngoại khóa.
Ví dụ:
- Hoạt động : Tái sử dụng rác thải để làm đồ chơi
Ở trường học, rác thải chủ yếu là giấy, hộp giấy, lá cây và chai lọ nhựa do
các em thải ra.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh lao động: nhặt rác bỏ vào thùng rác;
phân loại và tái sử dụng các rác thải có thể dùng được ở trường, lớp. Học sinh có
thể dùng những tờ giấy đã sử dụng một mặt để làm giấy nháp, làm thủ công tạo ra
đồ chơi; sử dụng những chai, hộp bằng giấy, nhựa, lá cây để làm các đồ chơi theo
ý thích.

Cũng có thể tổ chức thành trò chơi Tái sử dụng rác thải bằng giấy để giáo
dục cho học sinh hành vi tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm công năng, một dạng
năng lượng của con người khi sản xuất giấy và điện năng cần thiết để làm giấy
phục vụ việc học tập, sinh hoạt của con người.
- Hoạt động: Tiết kiệm chất đốt trong nấu ăn
Khi dạy học chủ đề Nấu ăn, có thể tổ chức chuyên đề “ Tiết kiệm chất đốt
trong nấu ăn ”.
Tổ chức hoạt động này thông qua buổi thực hành nấu ăn. Buổi học vừa giúp
học sinh có được thực hành nấu ăn (ở trong giờ học không thể thực hiện được),
vừa giúp học sinh biết được ý nghĩa, cách tiết kiệm củi, ga, điện. Đây là việc làm
cần thiết để giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm chất đốt ngay từ nhỏ. Tiết kiệm
chất đốt chính là tiết kiệm năng lượng.
- Hoạt động: Trò chơi “ Xe tiết kiệm nhiên liệu”
Khi dạy học các bài học về Lắp ghép mô hình kĩ thuật, có thể tổ
chức cho học sinh chơi trò chơi “ chọn loại xe tiết kiệm năng lượng”.
Hoặc chơi trò chơi “ An toàn giao thông đường bộ” để qua đó giáo
dục học sinh về tiết kiệm năng lượng xăng, dầu khi tham gia giao thông.
- Hoạt động: Trò chơi đóng vai tuyên truyền viên nhỏ về các đề tài:
+ Tiết kiệm giấy (sau khi học các bài học Thủ công)
+ Tiết kiệm vải (sau khi học các bài học khâu, thêu)
+ Tiết kiệm củi, ga (sau khi học các bài học nấu ăn)
+ Tiết kiệm xăng, dầu chạy xe (sau khi học các bài học Lắp ghép mô hình
xe).
Có thể tổ chức cho học sinh viết những bài văn nêu cảm nghĩ hoặc vẽ về đề
tài tiết kiệm năng lượng nêu trên. Những bài viết hay, có thể đọc tại buổi lễ chào
cờ, tại giờ phát thanh của trường...
2. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
Khi dạy học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
vào môn Thủ công, Kĩ thuật, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học của bộ

môn , nhưng lưu ý một số vấn đề sau:
2. 1. Phương pháp thảo luận
Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái
độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp
dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.
- Thảo luận cả lớp
Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học môn Thủ công và nội dung giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để xác định nội dung cần thảo luận.
Giáo viên cho học sinh thảo luận phải là những vấn đề cần thiết, phù hợp với nội
dung lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào bài học .
Ví dụ: Khi dạy bài “ Cắt, dán và trang trí ngôi nhà” (Lớp 1), giáo viên có
thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vấn đề sau:
+ Ngôi nhà có những bộ phận nào ?
+ Ngôi nhà có nhiều cửa có ích lợi gì ?
- Thảo luận nhóm
Khi tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm nội dung bài học môn Thủ
công, môn Kĩ thuật hay tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, giáo viên cần chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập và các đồ
dùng cần thiết cho các nhóm; vận dụng phương pháp hoạt động nhóm (chia nhóm,
giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bài tập bằng phiếu học tập; các
nhóm thảo luận; báo cáo kết quả thảo luận của nhóm; tổng kết của giáo viên).
Căn cứ vào các bài học Thủ công, Kĩ thuật có nội dung tích hợp giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo viên thiết kế các câu hỏi phù hơp để
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thảo luận theo
nhóm.
Ví dụ : Dạy bài “ Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình” (môn
Kĩ thuật lớp 5), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi

sau:
+ Hãy kể tên các loại bếp đun trong gia đình.
+ Loại bếp nào tiết kiệm năng lượng ?
- Dạy bài “ Nấu cơm” (môn Kĩ thuật lớp 5), giáo viên có thể tổ chức cho
học sinh thảo luận nhóm câu hỏi :
+ Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào ? Theo em, cách nấu cơm
như vậy đã tiết kiệm năng lượng chưa ? Vì sao ?
+ Cần tiết kiệm năng lượng như thế nào khi nấu ăn?
2.2. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Thủ công và môn Kĩ thuật
và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả cho học sinh tiểu học. Qua quan sát tranh ảnh, vật mẫu, thực tế môi
trường xung quanh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội những tri
thức cần thiết về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Khi hướng
dẫn học sinh quan sát, giáo viên lưu ý thực hiện theo quy trình (xác định mục đích
quan sát; lựa chọn đối tượng quan sát; tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát;
trình bày kết quả quan sát).
Dạy các bài học thực hành với 3 hoạt động dạy học chủ yếu (đã nêu ở phần
trên), hoạt động 1 là hoạt động hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu, giáo
viên sử dụng phương pháp quan sát để lồng ghép những nội dung cần quan sát về
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nội dung cần quan sát phải
phù hợp, đúng nơi, đúng chỗ, không gò bó áp đặt một cách khiên cưỡng cho việc
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2.3. Phương pháp trò chơi
Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây
hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi
sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý tổ chức thựuc hiện theo trình tự
sau: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi
và luật chơi; học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học qua trò

chơi.
Tuỳ nội dung từng chủ đề của môn học, giáo viên có thể chọn và tổ
chức những trò chơi phù hợp để lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện
nhận thức, thái độ của mình trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách ứng xử
phù hợp với các tình huống về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
III. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀO CÁC BÀI HỌC
MÔN THỦ CÔNG , KĨ THUẬT
Hoạt động 3
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Thủ công, Kĩ thuật,
anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
1. Nêu nội dung và mức độ tích hợp của các bài học đó.
2. Trình bày 1 giáo án minh họa cho mỗi lớp.
Trình bày theo bảng sau:
L
ớp
Tên bài Nội dung Mức
độ


Thông tin phản hồi của hoạt động 3
1. Các bài học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, nội dung và mức độ tích hợp :
Lớp Tên bài Nội dung Mức
độ
1 Giới thiệu
một số loại giấy,

bìa và dụng cụ
học Thủ công
- Tiết kiệm các loại giấy thủ
công khi thực hành xé, dán, gấp hình,
cắt, dán giấy.
- Tái sử dụng các loại giấy báo,
Liên
hệ
lịch cũ... để dùng trong các bài học
Thủ công. Hiểu được đặc điểm, tác
dụng của vật liệu, dụng cụ dùng trong
cuộc sống lao động của con người để
từ đó hình thành cho học sinh ý thức
tiết kiệm năng lượng.
1 Cắt, dán
và trang trí ngôi
nhà
Nhà có các cửa sẽ có đủ ánh
sáng và không khí, tiết kiệm năng
lượng điện sử dụng chiếu sáng và sử
dụng quạt, máy điều hoà.
Trang trí thêm mặt trời và gắn
thiết bị thu năng lượng mặt trời trên
mái nhà để phục vụ cuộc sống con
người

Bộ
phận.
2 Gấp, cắt,
dán biển báo giao

thông chỉ lối đi
thuận chiều và
cấm xe đi ngược.
Biển báo giao thông giúp cho
người tham gia giao thông chấp hành
đúng luật giao thong, góp phần giảm
tai nạn và tiết kiệm nhiên liệu.

Liên
hệ.
2 -Gấp
thuyền phẳng đáy
không mui.
-Gấp
Muốn di chuyển thuyền có thể
dùng sức gió (gắn thêm buồm cho
thuyền) hoặc phải chèo thuyền (gắn
thêm mái chèo).
Liên
hệ.

×