Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn tự nhiên tại khu dự trữ sinh quyển cần giờ, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mộng Hằng

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON
CỦA RỪNG NGẬP MẶN TỰ NHIÊN TẠI KHU
DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mộng Hằng

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON
CỦA RỪNG NGẬP MẶN TỰ NHIÊN TẠI KHU
DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VIÊN NGỌC NAM



Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu thu thập, kết quả và hình ảnh nêu trong luận văn là trung thực và
chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu
tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2014
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Mộng Hằng


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- PGS. TS. Viên Ngọc Nam, Thầy đã hướng dẫn tôi rất nhiệt tình, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
- Các Anh trong Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và thu mẫu cho luận văn.
- Các Thầy, Cô giảng dạy tại Khoa Sinh học và các Thầy Cô tại Phòng Thí
nghiệm Di truyền và Thực vật, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè trong lớp
Sinh thái học – Cao học khóa 23 đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều về tinh thần và vật

chất để tôi hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2014

Nguyễn Thị Mộng Hằng


3

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 9
Chương 1. TỔNG QUAN............................................................................................ 12
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn............................................................................. 12
1.1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn ........................................... 12
1.1.2. Phân bố rừng ngập mặn .............................................................................. 12
1.1.3. Các nghiên cứu tại rừng ngập mặn cần giờ ................................................ 16
1.2. Các nghiên cứu về tích tụ carbon ....................................................................... 17
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 17
1.2.2. Nghiên cứu tại việt nam .............................................................................. 25
1.3. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................. 35
1.4. Phương pháp xây dựng phương trình sinh khối ................................................. 38
1.5. Nhận định tổng quan .......................................................................................... 41
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 43
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 44
2.2.1. Điều tra các nhân tố liên quan .................................................................... 44

2.2.2. Xác định tỉ trọng gỗ các loài nghiên cứu .................................................... 44
2.2.3. Xây dựng phương trình tính sinh khối chung cho các loài nghiên cứu tại
rừng ngập mặn tự nhiên cần giờ ................................................................ 45
2.2.4. Xác định hệ số chuyển đổi .......................................................................... 45
2.2.5. Xem xét tương quan giữa lượng carbon tích tụ với các nhân tố điều tra ... 45
2.2.6. Tính toán giá trị bằng tiền khả năng hấp thu CO2 ở rừng ngập mặn tự
nhiên Cần Giờ ............................................................................................ 45


4

2.3. Phương pháp luận............................................................................................... 45
2.4. Phương pháp thực hiện....................................................................................... 46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 54
3.1. Kết quả các nhân tố điều tra ............................................................................... 54
3.1.1. Tổ thành loài khu vực nghiên cứu .............................................................. 54
3.1.2. Đặc trưng thống kê về đường kính trung bình, chiều cao trung bình,
mật độ cây và trữ lượng trong 30 ô đo đếm ............................................... 57
3.2. Tỉ trọng gỗ các loài nghiên cứu.......................................................................... 58
3.3. Xây dựng phương trình tính sinh khối ............................................................... 60
3.3.1. Tương quan giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính (D1,3) .............. 60
3.3.2. Xác định sinh khối cây cá thể ..................................................................... 62
3.3.3. Tương quan sinh khối cây (AGB) theo đường kính (D1,3) ......................... 65
3.3.4. Xây dựng phương trình tính sinh khối cho các loài nghiên cứu tại rừng
ngập mặn tự nhiên cần giờ ......................................................................... 67
3.4. Carbon tích tụ trong ô đo đếm............................................................................ 74
3.4.1. Sinh khối cây trên mặt đất của các loài trong ô đo đếm ............................. 74
3.4.2. Sinh khối cây trên mặt đất của các ô đo đếm ............................................. 75
3.4.2. Carbon cây trên mặt đất và lượng CO2 tích tụ của 30 ô đo đếm ................ 77
3.5. Hệ số chuyển đổi các phương trình .................................................................... 80

3.5.1. Hệ số chuyển đổi phương trình sinh khối ................................................... 80
3.5.2. Hệ số chuyển đổi phương trình carbon ....................................................... 83
3.6. Tương quan giữa lượng carbon tích tụ với các nhân tố điều tra ........................ 85
3.7. Tính toán giá trị bằng tiền khả năng hấp thu CO2 .............................................. 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 90
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm sinh thái, phân bố các loài cây ngập mặn nghiên cứu tại rừng ngập
mặn Cần Giờ .............................................................................................. 43
Bảng 2.2. Hệ số chuyển đổi sinh khối theo đường kính .............................................. 51
Bảng 3.1. Thống kê các loài cây, số lượng cây của từng loài và các chỉ số đo đếm
trung bình (D1,3, Hvn, Vcây) ........................................................................ 55
Bảng 3.2. Chỉ số giá trị quan trọng IVI (%) của các loài trong ô đo đếm ................... 56
Bảng 3.3. Thống kê mô tả các yếu tố lâm phần (Đường kính, chiều cao, mật độ, trữ
lượng của 30 ô đo đếm ................................................................................ 57
Bảng 3.4. Tỉ trọng gỗ các loài nghiên cứu tại RNM tự nhiên Cần Giờ ....................... 59
Bảng 3.5. Các loài có chỉ số IVI cao và số cây cần lấy để xây dựng phương trình sinh
khối ........................................................................................................... 61
Bảng 3.6. Các phương trình tương quan giữa chiều cao và đường kính ..................... 61
Bảng 3.7. Thống kê các yếu tố của các cây cá thể ....................................................... 63
Bảng 3.8. Hệ số tương quan giữa AGB với chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) ..... 65
Bảng 3.9. Phương trình tương quan giữa AGB và D1,3 ............................................... 65
Bảng 3.10. Phương trình sinh khối và độ sai lệch trung bình ...................................... 69
Bảng 3.11. Phương trình sinh khối của các loài nghiên cứu và độ sai lệch trung bình .... 69
Bảng 3.12. Phương trình sinh khối theo phương trình 3.4 và 3.4c .............................. 70

Bảng 3.13. Sinh khối cây trên mặt đất của 30 ô đo đếm .............................................. 76
Bảng 3.14. Phân tích ANOVA, so sánh trung bình sinh khối theo các phương trình ...... 77
Bảng 3.15. Carbon tích tụ của ô đo đếm ...................................................................... 79
Bảng 3.16. Các phương trình sinh khối của các loài ngập mặn tại Cần Giờ theo
phương trình chung 3.4 và theo Viên Ngọc Nam ..................................... 81
Bảng 3.17. Các phương trình tương quan giữa sinh khối phương trình 3.4 (AGBa) và
phương trình 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 (AGBb) .................................................... 82
Bảng 3.18. Hệ số chuyển đổi giữa phương trình 3.4 (AGBa) và các phương trình 3.5,
3.6, 3.7, 3.8 (AGBb) .................................................................................... 83
Bảng 3.19. Phương trình carbon các loài ..................................................................... 84


6

Bảng 3.20. Tương quan giữa các phương trình AGC .................................................. 84
Bảng 3.21. Hệ số chuyển đổi giữa phương trình AGC ................................................ 84
Bảng 3.22. Lượng tích tụ carbon và các nhân tố điều tra theo hecta ........................... 86
Bảng 3.23. Ma trận tương quan của AGC với các nhân tố điều tra ............................. 87


7

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí 30 ô đo đếm được bố trí tại khu vực nghiên cứu ............................... 47
Hình 2.2. Bố trí ô đo đếm và định vị ô đo đếm bằng máy GPS ................................... 48
Hình 2.3. Xác định đường kính thân cây và thu mẫu gỗ tính tỉ trọng .......................... 48
Hình 2.4. Các mẫu gỗ sau khi thu thập với các đường kính khác nhau ....................... 48
Hình 2.5. Các bước tính tỉ trọng gỗ .............................................................................. 49
Hình 3.1. Tỉ trọng gỗ các loài nghiên cứu tại RNM tự nhiên Cần Giờ ........................ 59
Hình 3.2. AGB tính theo các phương trình (1), (2), (3), (4) ......................................... 66

Hình 3.3. Sinh khối Mắm trắng theo các phương trình của các tác giả Komiyama
(3.4a), Chave (3.4b), Viên Ngọc Nam (3.4c) và phương trình 3.4 .............. 71
Hình 3.4. Sinh khối loài Cóc trắng theo các phương trình của các tác giả Komiyama
(3.4a), Chave (3.4b), Viên Ngọc Nam (3.4c) và phương trình 3.4 .............. 71
Hình 3.5. Sinh khối loài Đước đôi theo các phương trình của các tác giả Komiyama
(3.4a), Chave (3.4b), Viên Ngọc Nam (3.4c) và phương trình 3.4 .............. 72
Hình 3.6. Sinh khối loài Dà vôi theo các phương trình của các tác giả Komiyama
(3.4a), Chave (3.4b), Viên Ngọc Nam (3.4c) và phương trình 3.4 .............. 72
Hình 3.7. Sinh khối loài Dà quánh theo các phương trình của các tác giả Komiyama
(3.4a), Chave (3.4b), Viên Ngọc Nam (3.4c) và phương trình 3.4 .............. 73
Hình 3.8. Sinh khối cây trên mặt đất và chỉ số IVI của các loài trong ô đo đếm ......... 75
Hình 3.9. Tỉ lệ phần trăm lượng CO2 hấp thụ ở 30 ô đo đếm....................................... 78
Hình 3.10. Mối tương quan giữa phương trình 3.4 (AGBa) và các phương trình 3.5,
3.6, 3.7, 3.8 (AGBb)..................................................................................... 82


8

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ABD

Above ground biomass density - Trữ lượng sinh khối trên mặt đất

AGC

Above ground Carbon density – Trữ lượng carbon trên mặt đất

AGB

Above ground biomass - Sinh khối trên mặt đất


B

Biomas - Sinh khối

BEF

Hệ số biến đổi

CO2

Carbon Dioxide - Cacbonic

D1,3

Đường kính đo tại chiều cao 1,3 mét

GIS

Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lí

GPS

Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu

Hvn

Chiều cao vút ngọn

H2 O


Nước

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change – Ban Liên Chính phủ
về Biến đổi khí hậu

PT

Phương trình

REDD

Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation Chương trình giảm phát thải do phá rừng và thoái hóa rừng

RNM

Rừng ngập mặn

TB

Trung bình

UNDP

Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc

UNFCCC


United Nations Frame Convention on Climate Change – Công ước
khung của Liên Hiệp Quốc vế biến đổi khí hậu.

VOB

Volume over bark - Thể tích tính cả vỏ

VQG

Vườn quốc gia

WB

World Bank - Ngân hàng thế giới

WD

Wood density - Tỷ trọng gỗ


9

MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khí nhà kính chỉ chiếm 1 % bầu khí quyển nhưng có vai trò giúp giữ nhiệt, sưởi
ấm cho trái đất, nếu không có khí nhà kính nhiệt độ trái đất sẽ thấp hơn khoảng 300 C.
Tuy nhiên với các hoạt động của con người như sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sản xuất
ximăng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (phá rừng để canh tác nông nghiệp) và các
hoạt động công nghiệp khác đã làm dày thêm lớp khí nhà kính, chúng bao bọc trái đất
lại và dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Những tác động do hậu quả của sự nóng lên toàn

cầu đối với con người cũng như các hệ sinh thái đến nay vẫn còn chưa lường hết được.
Theo ước tính của IPCC (1996) cacbonnic (CO2) là một trong các khí nhà kính
hiện tại chiếm tới 60 % nguyên nhân nóng lên toàn cầu. theo tính toán, hiện nay nồng
độ CO2 tăng khoảng 10 % mỗi năm [35]. Chính vì vậy, để hạn chế sự biến đổi khí hậu
cần phải làm giảm lượng khí CO2 đang ngày càng gia tăng.
Trước tình trạng này người ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của các cánh rừng,
ngoài những lợi ích về kinh tế, giải trí, du lịch, cung cấp lâm sản, chống lại bão lụt,
điều hòa dòng chảy…. rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ CO2 tạo
thành sinh khối, làm giảm đáng kể lượng CO2 trên toàn cầu, từ đó làm chậm đi hoặc
ngăn chặn quá trình nóng lên toàn cầu.
Nhiều nỗ lực từ các chính sách quốc tế đã được thực hiện nhằm giải quyết các
vấn đề có liên quan đến biến đổi khí hậu. Hiện nay chương trình “Giảm thiểu khí phát
thải từ phá rừng và suy thoái rừng – REDD”, đang được tiến hành. Theo đó, các nước
phát triển sẽ đáp ứng một số mục tiêu giảm phát thải bằng cách mua các tín chỉ carbon
của các nước đang phát triển từ những cánh rừng tự nhiên.
Các báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2007), Ngân
hàng thế giới (WB), chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNDP) đều cảnh
báo Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động cao do biến đổi khí hậu.
Chính vì vậy Việt Nam cần nghiên cứu đưa ra phương pháp ước tính trữ lượng carbon
của rừng tự nhiên để tham gia vào chương trình REDD, làm cơ sở cho việc theo dõi,
giám sát mất, suy thoái rừng và chi trả các dịch vụ môi trường [36].


10

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái rất đặc biệt, đây là hệ sinh thái
chuyển tiếp giữa biển và đất liền, ngoài sự đa dạng sinh học cao, sự thích nghi tuyệt
vời của sinh vật với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, rừng ngập mặn còn có một
đặc điểm là có cường độ quang hợp cao, điều đó chứng tỏ khả năng hấp thụ CO2 của
RNM là rất quan trọng trong việc làm giảm lượng khí CO2. Hiện nay đã có khá nhiều

các nghiên cứu liên quan đến việc xác định sinh khối, khả năng tích lũy carbon của
RNM, nhưng chủ yếu chỉ nghiên cứu trên từng loài riêng biệt và đối với loại rừng
trồng thuần loại. Mặt khác, đối với mỗi vùng điều kiện sống khác nhau hiển nhiên khả
năng hấp thụ CO2 của các loài, thậm chí các cây trong cùng một loài là có sự khác
nhau. Nếu áp dụng cùng một kết quả cho các khu vực khác trên thế giới vào Việt Nam
thì sẽ không chính xác.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của RNM
tự nhiên tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện
nhằm góp phần hoàn thiện hơn phương pháp xác định sinh khối của các cây RNM tự
nhiên tại Cần Giờ, tính toán lượng cacbon tích tụ cho RNM tự nhiên Cần Giờ, qua đó
cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng phương trình tính sinh khối chung cho các loài nghiên cứu tại rừng
ngập mặn tự nhiên Cần Giờ.
- Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng.
III. ĐỊA ĐIỂM, GIỚI HẠN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3.1. Địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành tại Khu Dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ.
3.2. Giới hạn đề tài
- Trong phạm vi luận văn cao học, đề tài tập trung nghiên cứu trên một số loài
phổ biến cho RNM tự nhiên Cần Giờ như Đước đôi, Mắm trắng, Dà vôi, Dà quánh,
Bần trắng, Cóc trắng, Mắm biển dọc theo tuyến đường rừng Sác.
- Đề tài chỉ tiến hành tính lượng cacbon trên mặt đất.
3.3. Thời gian thực hiện
- Đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014.


11

IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đóng góp cơ sở cho phương pháp xác định khả năng tích tụ carbon ở thực vật
RNM tự nhiên theo phương pháp xác định tỉ trọng gỗ của từng loài và thể tích của cây.
- Xây dựng phương trình chung để xác định sinh khối của RNM tự nhiên cho một
số loài cây phổ biến ở RNM Cần Giờ.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về khả năng tích tụ cacbon của RNM tự nhiên tại Cần
Giờ cho việc chi trả dịch vụ môi trường.


12

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN
1.1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (Mangrove) là hệ sinh thái phân bố ở những vùng chuyển tiếp
giữa đất liền và biển, thường gặp ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
RNM bao gồm những cây thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo thuộc nhiều họ khác
nhau nhưng có đặc điểm chung là cây thường xanh, đặc điểm giống nhau và thích nghi
trong điều kiện sống có độ mặn cao, thường xuyên ngập triều, chịu tác động của gió
mạnh, nhiệt độ cao, thể nền chưa ổn định và yếm khí [4].
RNM là tài nguyên quý giá về nhiều mặt như cung cấp lâm sản cho con người, là
nơi cư trú và cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản thông qua vật rụng, hạn chế xói
mòn, chống bão lũ, giúp bảo vệ bờ biển. Mặt khác hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng là
nơi có sự đa dạng sinh học rất độc đáo [29]. Theo nghiên cứu, RNM được xem là hệ
sinh thái có tiềm năng hấp thụ và lưu trữ carbon cao nhất [28], [30].
Đặc biệt, trước tình hình biến đổi khí hậu, hàm lượng CO2 tăng cao gây sự mất
cân bằng của chu trình carbon toàn cầu, mà nguyên nhân là do các hoạt động khai thác
quá mức của con người (ví dụ như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và các dự án ven
biển), sự nóng lên toàn cầu dẫn đến mực nước biển dâng cao đang đe dọa sự phát triển

của RNM cũng như các dịch vụ hệ sinh thái mà nó cung cấp [29].
1.1.2. Phân bố rừng ngập mặn
1.1.2.1. Rừng ngập mặn trên thế giới
Rừng ngập mặn trên thế giới được phân bố ở giữa 300 Bắc và Nam của xích đạo.
Giới hạn RNM của thế giới ở phía Bắc là ở Bermuda và đảo Kyushu (330 N) và giới
hạn Nam là cảng Auckland Harbour của New Zealand (370 S) (Walsh, 1947 được
Taal, 1994 trích dẫn).
Theo ISME (1997), RNM thế giới được giới hạn giữa 300 Bắc và Nam của xích
đạo, giới hạn ở phía Bắc tại Bermuda (32020’N) và ở Nhật Bản (31022’N), phía Nam
ở Australia (38045’S), New Zealand (38003’S) và bờ biển đông Nam Phi (32059’S).


13

Để đánh giá RNM trên thế giới thì ISME và ITTO đã thực hiện dự án bằng sử
dụng ảnh vệ tinh để tính diện tích, đến năm 1997 đã công bố là 18.107.700 ha. Số liệu
này tương đối chính xác để đánh giá RNM trên thế giới [5].
Riêng vùng Nam và Đông Nam Á, RNM đã được nhiều tác giả đề cập đến, với
tổng diện tích là 75.173.000 ha chiếm 42% diện tích RNM của thế giới (ISME, 1997).
Cây RNM phát triển tốt ở các vùng bờ biển của nhiệt đới nơi có vùng chuyển tiếp
vùng đất liền và biển thích hợp cùng với trầm tích hạt mịn (Taal, 1994). Tuy vậy cây
RNM cũng có khả năng sinh trưởng trên nền đất như núi đá (Sú ở Quảng Ninh), cát
(Mắm biển ở ven biển Quảng Ninh, Bạc Liêu, Cần Giờ….) dung nham núi lửa và trầm
tích carbon (Cooper, 1993) [5].
1.1.2.2. Rừng ngập mặn tại Việt Nam
Theo Maurand (1943), Việt Nam có 400.000 ha RNM, trong đó ở Nam bộ có
250.000 ha (Vũ Văn Cương, 1964) (Vùng Rừng Sát chiếm 40.000 ha, Cà Mau chiếm
150.000 ha), miền Trung và miền Bắc là 40.000 ha và các nơi khác là 20.000 ha. Diện
tích RNM của Việt Nam đã giảm một cách rõ rệt với nhiều lí do qua từng thời kì như
do chiến tranh, phá rừng xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch….. Đặc

biệt do quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát đã làm cho diện tích
RNM giảm đến mức báo động. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn cho thấy diện tích RNM chỉ còn 156.000 ha vào năm 2000, giảm còn 39,1 % so
với năm 1943.
Do tình hình chặt phá RNM nuôi tôm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
Đông Nam bộ, đến nay các khu vực này đã được trồng tại nhiều rừng ngâp mặn với
loài chủ yếu là Đước đôi, ở khu vực đồng bằng sông Hồng là loài cây Bần chua, Trang
và Vẹt dù.
Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc 1999 (Quyết định số 286/ Ttg của Chính phủ
ngày 02/05/1997) và công bố vào tháng 11 năm 2000 thì tổng diện tích RNM ở nước
ta là 156.608 ha, trong đó rừng tự nhiên là 59.732 ha chiếm 38,1 %, rừng trồng là
98.876 ha chiếm 61,9 %.
Hiện nay một số khu vực RNM đã được chuyển qua thành vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên. Những khu rừng này thuộc quy chế quản lý là rừng đặc dụng,


14

không được tác động vào rừng, chủ yếu là tập trung bảo vệ. Một số khu rừng trồng
cũng thuộc rừng đặc dụng với mật độ cao, đã quá tuổi thành thục nhưng không được
tác động các phương pháp lâm sinh như tỉa thưa hay khai thác để trồng lại. Rừng trồng
không có cơ chế tự cân bằng như rừng tự nhiên, do đó một số khu rừng đặc dụng là
rừng trồng cần có những biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động kịp thời để cho rừng
sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Một số khu RNM đã chuyển sang xây dựng những khu du lịch, khu dân cư. Hiện
nay còn một số khu RNM với diện tích nhỏ nhưng là rừng nguyên sinh ở Phú Quốc và
Côn Đảo. Đây là nguồn tài nguyên quý cần được bảo vệ [5].
1.1.2.3. Rừng ngập mặn Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Trước năm 1976, RNM Cần Giờ có tên là Rừng Sát thuộc khu rừng Sát miền
Đông Nam với tổng diện tích là 66.611 ha (Lê Đức Thọ, 1973) trong đó có 18 khu

rừng cấm (59.616 ha) và khu rừng bảo vệ (6.995 ha) [5].
Riêng phạm vi quản lý của Ty Sài Gòn – Gia Định quản lý 31.910 ha và chia ra
như sau: quận Quảng Xuyên (10.848 ha), quận Cần Giờ (17.248 ha), quận Nhơn Trạch
(3.814 ha). Đến nay khu rừng Ba Giồi (huyện Nhơn Trạch) thuộc tỉnh Đồng Nai.
Như vậy diện tích rừng Cần Giờ là 28.096 ha.
Hiện nay, theo số liệu từ ban quản lí rừng phòng hộ Cần Giờ, RNM Cần Giờ có
diện tích là 31.773,26 ha có rừng trong đó rừng trồng là 18.963,13 ha (chiếm 59 %
tổng diện tích đất có rừng), trong rừng trồng chủ yếu là loài Đước đôi (chiếm 90 %
diện tích rừng trồng).
Về thành phần loài, theo số liệu thống kê gần đây nhất (2006) do Phạm Văn Ngọt
và Viên Ngọc Nam đã ghi nhận ở RNM Cần Giờ có 220 loài thực vật bậc cao có mạch
với 155 chi, thuộc 60 họ được xếp vào 2 ngành: Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có
6 loài và Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 214 loài. Trong thành phần loài thực vật
có 36 loài cây ngập mặn chủ yếu, 46 loài cây tham gia RNM, 138 loài nhập cư, sống
trên đất cao, có 2 loài cây ngập mặn ở Cần Giờ có tên trong sách đỏ Việt Nam (1997)
là Chùm lé (Azima sarmentosa) và Cóc đỏ (Lummitzera littlorea (Jack)Voigt.)
Đến nay, sau 30 năm RNM Cần Giờ đã cơ bản phục hồi với diện tích gần bằng
diện tích rừng tự nhiên có trước chiến tranh, với các loài cây trồng mới như Đước đôi,


15

Đưng, Dà vôi, Gõ biển…các loài cây rừng tái sinh tự nhiên gồm Mắm trắng, Mắm
đen, Bần chua, Bần trắng, Vẹt tách, Vẹt dù, Giá, Xu ổi, Dà vôi…. và nhiều loài cây
thân thảo khác [5].
- Về vị trí địa lí
RNM Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ của TP Hồ Chí Minh. Đây là vùng
đất phù sa bồi tụ nằm ở cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm
Cỏ.
Tọa độ: từ 10° 22’14’’ - 10° 37’39’’ vĩ độ Bắc, từ 106° 46’12’’- 107° 00’50’’

kinh độ Đông. Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Phía Tây
giáp với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An. Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè thành phố
Hồ Chí Minh. Phía Nam giáp với biển Đông.
- Về địa hình thổ nhưỡng
RNM Cần Giờ do đất phù sa bồi tụ, mặt đất không thật bằng phẳng, thấp dần từ
Bắc xuống Nam. Ở trung tâm hình thành các lòng chảo cao -0,5 m ± 0,5 m. Ngoài
dòng cát ven biển, Cần Giờ còn có núi Giồng Chùa (cao 10,1 m) và một số gò đất hoặc
cồn cát rải rác cao từ 1 - 2 m. Chia đất đai ở Cần Giờ thành 5 dạng: Đất ngập triều 2
lần trong ngày, một lần trong ngày, vài lần trong tháng; ngập vào cuối năm, dạng đất
cao rất ít ngập. Từ các thế đất khác nhau, nên độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất lý
- hóa cũng khác nhau, cho nên việc phân bố các loại cây trồng cũng theo những quy
luật chặt chẽ.
- Về khí hậu
Khí hậu RNM Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu sự chi phối của qui luật
gió mùa cận xích đạo với 2 mùa nắng và mưa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ cao và ổn định. Cần Giờ là
huyện có lượng mưa thấp nhất TP. Hồ Chí Minh (130 mm/tháng).
Chế độ gió: Có hai hướng gió chính trong năm là Tây Tây Nam từ tháng 5 - 10
dương lịch và Bắc Đông Bắc từ tháng 11 - 4 âm lịch năm sau.
Độ ẩm và lượng bốc hơi: Độ ẩm cao hơn các nơi khác trung bình từ 80 - 85%
lượng bốc hơi trung bình là 1204 mm/tháng
Chế độ nhiệt và bức xạ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 27° C lượng bức xạ


16

trung bình ngày trên 300 Calo/cm2. Số giờ nắng 7 - 9 giờ/ngày.
- Về đặc tính thủy văn
Hệ thống sông ngòi ở huyện Cần Giờ chằng chịt, nguồn nước từ biển đưa vào từ
hai cửa chính hình phễu là vịnh Đông Tranh và vịnh Gành Rai, nguồn nước từ sông đổ

ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là
sông Lòng Tàu và Soài Rạp; ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các sông phụ
lưu. Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27 % diện tích.
Chế độ thủy triều: RNM Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật triều không
đều với 2 lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày, 2 đỉnh triều thường bằng nhau
nhưng chân triều lệch xa.
Độ mặn: Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên
hòa lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian
triều hết. Do đó càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm
- Về diện tích tự nhiên và dân số
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện trên 71.361 ha chiếm gần 1/3 diện tích toàn
thành phố, trong đó rừng và đất rừng chiếm 54 %. Dân số trên toàn huyện 70.697
người (Nguồn thống kê năm 2010 của huyện Cần Giờ) được chia làm 6 xã và 01 thị
trấn gồm: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh
An và Thị trấn Cần Thạnh. Thế mạnh của Cần Giờ được xác định là rừng và biển [52].
1.1.3. Các nghiên cứu tại rừng ngập mặn Cần Giờ
Với vị trí địa lí rất gần thành phố Hồ Chí Minh, RNM Cần Giờ có vai trò như lá
chắn bảo vệ thành phố, điều hòa khí hậu….trong chiến tranh rừng cũng là nơi cho bộ
đội trú ẩn, hoạt động và cũng là nơi bị hủy hoại do thuốc khai hoang. Sau ngày thống
nhất, được chuyển về cho thành phố Hồ Chí Minh quản lí và bắt đầu chương trình khôi
phục RNM. Đến năm 2000, về cơ bản RNM Cần Giờ đã hoàn thành công tác trồng
rừng. Rừng đã sinh trưởng và phát triển tốt và đã được UNESCO công nhận là Khu
Dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000.
Từ khi bắt đầu trồng để phục hồi rừng đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
có liên quan đến khôi phục và bảo vệ RNM Cần Giờ. Các công trình nghiên cứu của
các tác giả được thực hiện tại Cần Giờ có liên quan đến các vấn đề như: điều tra thành


17


phần loài thực vật, động vật (Vũ Văn Chương, Barry và cs, Viên Ngọc Nam và cs,
Nguyễn Bộ Quỳnh, Phạm Văn Ngọt, Hoàng Đức Đạt và cs); xây dựng khu rừng giống
để chủ động cung cấp giống ổn định với chất lượng cao, khoanh vùng chim thú tại
rừng phòng hộ (Viên Ngọc Nam và cs); nghiên cứu về vấn đề các phương pháp trồng
rừng và các biện pháp lâm sinh (Nguyễn Sơn Thụy, Viên Ngọc Nam và cs……). Gần
đây, một số nghiên cứu về sinh khối, khả năng tích tụ carbon cũng đã được thực hiện
tại RNM Cần Giờ (Viên Ngọc Nam và cs, 2001, 2009, 20010, 2011, 2012). Ngoài ra
còn nhiều nghiên cứu khác về khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái RNM Cần
Giờ thành phố Hồ Chí Minh (1978 – 2000) [17].
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍCH TỤ CARBON
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
RNM là một kiểu hệ sinh thái rất đặc biệt, là nơi chuyển tiếp giữa vùng đất liền
và bờ biển, nơi môi trường sống thường xuyên chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh
bất lợi đối với sự phát triển của thực vật như nền đất không ổn định, sóng, thủy triều,
độ mặn cao, thường xuyên ngập nước, cường độ ánh sáng cao… Nhưng cây RNM đã
dần thích nghi và mang nhiều đặc điểm giúp chúng có thể tồn tại và phát triển trong
môi trường khắc nghiệt ấy. Các đặc điểm thích nghi của thực vật ngập mặn đã được
nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.
Ngày nay, hàm lượng CO2 tăng cao do các hoạt động sống, sinh hoạt, sản xuất và
khai thác của con người đã làm mất sự cân bằng của chu trình Carbon trong tự nhiên
được xem là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, mà các hậu quả do
hiện tượng này gây ra đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể dự đoán hết được.
Chính trong bối cảnh của sự nóng lên toàn cầu, sự hấp thụ carbon của các hệ sinh
thái rừng đã và đang nhận được nhiều sự chú ý nghiên cứu của các nhà khoa học trên
thế giới, đặc biệt đối với RNM. Với các mối đe dọa của sự thay đổi mực nước biển,
yêu cầu cấp thiết cần phải thu thập các thông tin sinh khối RNM. Sinh khối RNM đã
được nghiên cứu trong 20 năm qua (Clough và Scott, năm 1989, Clough và cộng sự,
1997; Komiyama và cs. 1988, 2000, 2002; Ong và các cộng sự, 1995, 2004; Tamai và
cs, 1986) bằng cách sử dụng mối quan hệ tương quan sinh trưởng. Sau đây là một số



18

công trình nghiên cứu về việc xác định sinh khối và tích tụ carbon của một số khu
rừng đã được tiến hành trên thế giới.
Ketterings và cs (2001) đã xây dựng phương trình sinh khối để dự đoán sinh khối
cây trên mặt đất cho rừng tự nhiên hỗn giao ở Sepunggur thuộc tỉnh Jambi, Indonesia.
Tác giả đã xác định các nhân tố đường kính ngang ngực của thân cây, các tham
số a, b. Mối quan hệ của các nhân tố trên với sinh khối được thể hiện theo phương
trình:
B = a*Db
Trong đó:
- B: Sinh khối
- D: Đường kính ngang ngực
- a, b: Tham số
Tham số b được ước lượng từ mối quan hệ tại khu vực nghiên cứu cụ thể giữa H
và D theo phương trình:
H = k*Dc với b = 2+c.
Tham số a được tính từ tỷ trọng gỗ trung bình của mỗi địa điểm nghiên cứu theo
phương trình:
a = r*ρ
Trong đó:
- r: Mối quan hệ không ổn định giữa các khu vực nghiên cứu.
- ρ: Tỉ trọng gỗ.
Như vậy mô hình tính sinh khối sẽ là:
B = r*ρ*D2 + c
Tác giả đã chặt hạ 29 cây thuộc các loài khác nhau, đo đếm các chỉ tiêu về đường
kính, chiều cao, sinh khối, tỉ trọng gỗ các loài tại khu vực nghiên cứu (tỉ trọng trung
bình cho các loài là 0,6 kg/dm3), xác định phương trình tương quan giữa D1,3 và Hvn
là: H = 2,54*D0,62 và đưa ra được phương trình tính sinh khối cây cá thể là: B (kg/tree)

= 0,066*D2,59
Tham số a được xác định là a = 0,066, từ công thức a = r*ρ ta có r = a/ρ =
0,066/0,6 = 0,11. Từ đó tác giả đã đưa ra được phương trình chỉ ra mối tương quan


19

giữa sinh khối, tỉ trọng gỗ và đường kính chung cho các loài như sau:
B = 0,11*ρ*D2+0,62
Như vậy nếu sử dụng phương trình trên để tính được sinh khối của rừng hỗn giao
chỉ cần có dữ liệu về đường kính ngang ngực (D1,3) là chỉ tiêu dễ đo đếm nhất và tỉ
trọng gỗ của loài đó. Trong đó tỷ trọng gỗ được tra từ trang web của tổ chức Nông
Lâm kết hợp thế giới. Phương pháp này đã giảm được đáng kể sai số khi ước lượng
sinh khối tại các khu rừng hỗn giao nhiều loài [38].
Chave và cs (2005) đã nghiên cứu tại 27 khu vực khác nhau của rừng nhiệt đới
tại Mỹ, châu Á, châu Đại Dương, sử dụng một dữ liệu lớn gồm 2.410 cây, đường kính
> 5 cm để xây dựng phương trình thể hiện mối tương quan giữa sinh khối trên mặt đất
với tỉ trọng gỗ (ρ), đường kính (D) và chiều cao của cây (H). Các phương trình được
kiểm nghiệm trên rừng thứ sinh, rừng già khu vực khô, ẩm ướt và RNM. Các phương
trình đó là:
- Khu vực khô:
AGB = exp(-2,187+0,916*ln(ρD2H) = 0,112*(ρD2H)0,916
AGB = ρ*exp(-0,667+1,784*ln(D)+0,207*(ln(D))2-0,0281(ln(D))3
- Khu vực ẩm:
AGB = exp(-2,997+ln(ρD2H) = 0,0509*ρD2H
AGB = ρ*exp(-1,499+2,148*ln(D) + 0,207*(ln(D))2-0,0281(ln(D))3
- Khu vực ướt:
AGB = exp(-2,557+0,940*ln(ρD2H) = 0.0776*(ρD2H)0,940
AGB = ρ*exp(-1,239+1,980*ln(D)+0,207*(ln(D))2-0,0281(ln(D))3 [27].
Akira Komiyama, Sasitorn Poungparn và Shogo Kato (2005) đã nghiên cứu tại 5

khu vực RNM thuộc các tỉnh: Phang-nga (Thái Lan), Trat (Thái Lan), Satun (Thái
Lan), Ranong (Thái Lan), Halmahera (Indonesia) trong đó có 2 khu vực là RNM tự
nhiên và đã xây dựng phương trình tương quan thể hiện mối quan hệ giữa sinh khối
thân cây, lá, trên mặt đất và sinh khối rễ của cây RNM. Tại các khu vực này, 104 cây
cá thể đại diện cho 10 loài đã được chặt hạ và cân nặng. Những cây có đường kính
ngang ngực lớn hơn 5 cm được sử dụng để xây dựng các phương trình và phân tích
mối tương quan giữa các nhân tố. Các cây cá thể được chia thành từng phần có chiều


20

dài 1 m, các bộ phận tươi khác cũng được cân để tính sinh khối tươi. Sau đó thu mẫu
về sấy khô, tính sinh khối khô. Trong nghiên cứu này, các mối quan hệ tương quan
sinh trưởng chung để ước tính sinh khối thân cây được thành lập bằng các sử dụng các
nhân tố dễ đo đếm như đường kính, chiều cao và tỉ trọng gỗ.
Phương trình tương quan phổ biến được xây dựng là:
Sinh khối thân: WS = 0,0687*ρ*(D2H)0,931.
Sinh khối lá: WL = 0,126*ρ*(D2B)0,848.
Sinh khối trên mặt đất: Wtop = 0,247*ρ*(D2)1,23.
Sinh khối rễ: WR = 0,196*ρ*0,899*(D2)1,11.
Tất cả các phương trình là có nghĩa ở mức P < 0,0001.
Các phương trình sinh khối thân và sinh khối trên mặt đất có giá trị thực tế trong
quản lý rừng, hai phương trình còn lại có ích cho mục đích nghiên cứu [41].
Henrique E.M và cs (2002) đã thực hiện việc tính tổng sinh khối trên một khu
vực rộng lớn hơn 106 ha và bố trí 20 ô mẫu/ha tại rừng mưa ẩm nhiệt đới Amazonian.
Tác giả đã tiến hành đo đếm yếu tố đường kính ngang ngực (DBH) cho các loại cây gỗ
lớn, dây leo, cây gỗ nhỏ, cọ, dây leo nhỏ, rác hữu cơ, các mảnh gỗ chết, vật rơi rụng,
cây con.
Kết quả cho thấy sinh khối trên mặt đất của khu vực nghiên cứu là rất cao, trung
bình 397,7 ± 30,0 tấn/ha, trong đó sinh khối của cây gỗ lớn (DBH ≥ 10 cm) là cao nhất

(81,9 %), sau đó là gỗ chết (7%) và lần lượt các đối tượng khác thấp dần là cây gỗ
trung bình, cây nhỏ, cây con (DBH < 10 cm) chiếm khoảng 5,3 %, dây leo (2,1 %), rác
và vật rơi rụng (1,5 %) [33].
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại 25 ô mẫu trên toàn vùng Ấn Độ - Thái
Bình Dương, kéo dài trên 30 vĩ độ tuyến và 70 kinh độ tuyến, nơi RNM có diện tích
lớn nhất và đa dạng nhất, nhóm nghiên cứu Daniel C. Donatoa, J. Boone Kauffmanb,
Daniel Murdiyarsoc, Sofyan Kurniantoc, Melanie Stidhamd và Markku Kanninene
(2011) đã tiến hành xác định trữ lượng carbon của toàn bộ hệ sinh thái bằng cách đo
sinh khối cây đứng và cây chết, hàm lượng carbon trong đất và độ sâu của đất. Kết quả
từ các số liệu thu được cho thấy RNM là một trong những kiểu rừng có trữ lượng và
carbon cao nhất tại vùng nhiệt đới, chứa bình quân 1.023 tấn carbon trên mỗi hecta.


21

Đất giàu chất hữu cơ phân bố tại độ sâu từ 0,5 m đến 3 m dưới mặt đất và chiếm tới 49
– 98% trữ lượng của carbon trong hệ sinh thái này. Đề tài cũng ước tính được việc phá
RNM sẽ phát thải 0,02 – 0,12 Pg carbon mỗi năm (chiếm khoảng 10 % lượng phát thải
do phá rừng toàn cầu dù diện tích RNM chỉ chiếm 0,7 % tổng diện tích rừng nhiệt đới
[28].
Tại Indonesia, Daniel Murdiyarso và cs (2009) đã nghiên cứu tích tụ carbon trên
và dưới mặt đất trong RNM và hệ sinh thái đất than bùn. Đề tài được thực hiện tại các
hệ sinh thái RNM tại Bắc Silawesi (vườn quốc gia Bunaken), RNM ở khu đồng bằng
miền Trung Kalimantan (Vườn quốc gia Tanjung) và đầm phá liên quan RNM ờ miền
Trung Java. Ngoài ra, một số hệ sinh thái đầm lầy than bùn ven sống tại Tanjung cũng
được nghiên cứu. Tác giả đánh giá sự khác biệt trữ lượng carbon dọc theo đường chạy
từ nội địa đến đại dương. Các phép tính toán và phân tích từ các số liệu cho thấy tổng
lượng carbon trong hệ sinh thái RNM đặc biệt cao so với hầu hết các loại rừng, với
trung bình là 968 tấn C/ha. Trữ lượng carbon được tích tụ là kết quả của một số lượng
cây rừng lớn, đất than bùn có độ sâu từ 5 m trở lên rất giàu chất hữu cơ [31].

Hans – Erik Andersen và cs (2009) ước tính sinh khối cho từng loại rừng. Tác
giả đã sử dụng phương pháp là ứng dụng công nghệ LIDAR trong không khí và dữ
liệu khu vực trong mô hình hỗ trợ thiết kế mẫu và đã xây dựng được phương trình hồi
quy cho các loại rừng đại diện cho mối quan hệ giữa các mức độ sinh khối của lô mẫu
với cấu trúc dữ liệu. Sau đó, áp dụng với các dải LIDAR để có ước tính. Sinh khối
được ước tính là 35.744,191 tấn. Kỹ thuật này có khả năng sử dụng hiệu quả để đánh
giá và theo dõi sinh khối, khối lượng và dự trữ carbon trên mặt đ rất rộng lớn, vùng
sâu vùng xa [22].
Tại RNM Awat _ Awat thuộc tỉnh Lawas Sarawwak, Malaysi, IA. Chandra và cs
(2011) [26], đã tiến hành nghiên cứu sinh khối trên mặt đất của Đước đôi Rhizophora
apiculata. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định lượng sinh khối trên mặt đất và trữ
lượng của loài Đước đôi tại RNM Awat – Awat. Việc thu các số liệu và mẫu cây cá
thể được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2011. Phương trình tương quan được
xây dựng dựa trên các biến độc lập là D (đường kính) hoặc D2 và chiều cao. Kết quả
đề tài đã xác định được phương trình tương quan giữa D và H là H = 0,55*D0,948, R2 =


22

0,98; phương trình tương quan giữa sinh khối trên mặt đất và đường kính là: y =
0,016*D2,952, R2 = 0,93. Từ đó tác giả tính toán được sinh khối trên mặt đất của R.
apiculata trong RNM Awat – Awat, Sarawak là 116,79 tấn/ha và trữ lượng là 65,55
m3/ha. Đề tài cho thấy sinh khối trên mặt đất có mối quan hệ chặt chẽ với đường kính
cây và chiều cao. Nếu chiều cao và đường kính tăng thì sinh khối tăng.
Kumar B. M, Rajesh G và Sudheesh K. G (2005) đã nghiên cứu sinh khối trên
mặt đất và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của loài Bambusa bambos (L.) Voss ở
Kerala, miền Nam Ấn Độ. Cũng bằng phương pháp bố trí các ô đo đếm, xác định
chiều cao và đường kính ngang ngực của các cây trong ô đo đếm 10 x 10. Sau đó chặt
hạ một lượng 27 mẫu cây cá thể, tính thể tích, sau đó cân các mẫu cây, tính sinh khối
cây tươi, mang các mẫu cây về phòng thí nghiệm sấy ở 800C xác định sinh khối khô.

Đối với sinh khối tích lũy trên sàn rừng, 27 mẫu rác trên sàn rừng được thu thập và cân
đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh khối trên mặt đất trung bình là 2.417 kg/bụi và
trung bình mỗi ha là 241,7 tấn/ha. Sinh khối tích lũy cao nhất là ở thân tươi (82 %)
tiếp theo là gai và lá (13 %), thân cây chết chiếm khoảng 5 % trong sinh khối. Tác giả
cũng đã xây dựng được phương trình tương quan giữa số lượng cây, sinh khối thân và
tổng sinh khối cụm với đường kính (DBH) như sau:
Y= -3225,8 + 1730,4*DBH (R2= 0,83; n=8; p < 0,001)
LnYl= 4,298 + 2,647*lnDBH (R2= 0,82; n=8; p < 0,001)
Yn = -12,23 + 37,281*DBH (R2= 0,80; n=106; p < 0,0001)
Trong đó: Y: Tổng sinh khối mỗi cụm, Yl: Sinh khối khô của thân, Yn: Số lượng cây.
Đối với sinh khối tích tụ trên vật rụng sàn rừng trung bình là 909 g/m2 [43].
Emanuelle A. Feliciano, Shimon Wdowinski, Matthew D. Potts (2014), đã tiến
hành đánh giá sinh khối trên mặt đất của một khu RNM lớn, nằm dọc theo bờ biển
phía Tây Nam của miền Nam Florida, thuộc Vườn quốc gia Everglades, bao gồm chủ
yếu là 3 loài cây ngập mặn: Rhizophora mangle L. (Red mangrove), Laguncularia
racemosa (L.) C. F. Gaertn và Avicennia germinans (L.) L. Bằng phương pháp sử
dụng công nghệ quét tia laser. Đề tài tiến hành bố trí 3 địa điểm để đo lường dọc theo
Shark River Slough theo chiều cao của RNM: SRS – 4, SRS – 5, SRS – 6. Sau đó sử
dụng công nghệ Leica – Scanstation C10 – Terrestrial Laser Sanner (TLS) để ước tính


23

sinh khối cho 40 cây ngập mặn phân bố trong 3 địa điểm. Sau đó mô hình hóa bề mặt
thân cây. Kết quả ước tính AGB cho các cây ngập mặn như sau: đối với vị trí SRS – 4
là 3,9 ± 0,3 - 31,3 ± 3,4 kg/cây; đối với vị trí SRS – 5 là 27,4 ± 3,0 - 119 ± 12,9
kg/cây; đối với SRS – 6 là 52,1 ± 6,7 - 1756,5 ± 189,7 kg/cây. Qua nghiên cứu đề tài
đã phát triển các mối quan hệ tương quan sinh trưởng cho từng địa điểm giữa đường
kính và AGB mặt khác cũng cho rằng TLS là một lựa chọn tốt nhất và cho độ chính
xác cao đối với các nghiên cứu về sinh khối mà không phép chặt hạ cây [32].

Tamooh F., J.G. Kairo, M. Huxham, B. Kirui, M. Mencuccini và M. Karachi
(2009) đã tiến hành nghiên cứu khả năng tích lũy sinh khối trong RNM được phục hồi
tại Gazi Bay. Nghiên cứu này đã thực hiện việc ước tính tổng sinh khối trên và dưới
mặt đất. 12 cây cá thể được chặt hạ để xác định sinh khối tươi và khô, xác định các chỉ
số chiều cao và đường kính thân. Kết quả đã xây dựng được phương trình tương quan
giữa tổng sinh khối cây và các yếu tố D và H như sau: B = 2,0095 x D2 x H + 1463,1.
Sinh khối trên mặt đất chiếm 63 – 82 % sinh khối khô, sinh khối dưới mặt đất chiếm
18 – 37 % sinh khối trên mặt đất. Phương trình tương quan được xây dựng trong
nghiên cứu này cung cấp một công cụ hữu ích để ước lượng tổng sinh khối của các
khu rừng trồng từ đó giúp cải thiện công tác về quản lí rừng [37].
Michael S. Ross, Pablo L. Ruiz1, Guy J. Telesnicki và John F. Meeder (1999) đã
nghiên cứu và ước tính sinh khối trên mặt đất và năng suất của hệ sinh thái RNM tại
vườn quốc gia Biscayne, bang Florida, Mỹ. đây là khu vực ven biển, chịu ảnh hưởng
của thủy triều, thuộc những bãi bồi, thể nền chưa ổn định, vì vậy đề tài chỉ tiến hành
nghiên cứu và xây dựng phương trình tương quan sinh trưởng cho phép ước tính tổng
sinh khối trên mặt đất của ba loài cây ngập mặn là Rhizophora mangle, Laguncularia
racemosa và Avicennia germinans. Bằng phương pháp đo đếm từng cây cá thể và theo
dõi sự tăng trưởng của cây rừng trong khoảng từ năm 1992 đến tháng 6 năm 1997. Kết
quả cho thấy tổng sinh khối trên mặt đất ở bìa rừng từ tháng 7 năm 1996 dến tháng 6
năm 1997 cao hơn gấp 3 lần (26,1 tấn/ha/năm với 8,1 tấn/ha/năm) [44].
Nicholas R.A. Jachowski, Michelle S.Y. Quak, Daniel A. Friess, Decha
Duangnamon, Edward L. Webb, Alan D. Ziegler (2013) thực hiện nghiên cứu ước tính
sinh khối rừng ngặp mặn ở Tây Nam Thái Lan. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sinh


×