Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 195 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HÌNH THỨC
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
Ở TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC

TP. Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HÌNH THỨC
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
Ở TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 62 – 31 – 95 – 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Kim Hồng
2. TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương


TP. Hồ Chí Minh - 2013


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, luận án
của tôi khơng trùng lặp với bất kì cơng trình và luận án nào đã cơng bố.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2013
Tác giả


CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lí

CCN

Cụm cơng nghiệp

CN

Cơng nghiệp

CNPT

Cơng nghiệp phụ trợ

CSHT

Cơ sở hạ tầng


CSVCKT

Cơ sở vật chất kĩ thuật

DTTN

Diện tích tự nhiên

DLST

Du lịch sinh thái

ĐP

Địa phương

ĐN

Đồng Nai

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

GTSLHH & DV

Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ

GTSX


Giá trị sản xuất

GTXK

Giá trị xuất khẩu

GTSXVC

Giá trị sản xuất vật chất

GTVT

Giao thông vận tải

H.

Huyện

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KT- XH

Kinh tế - xã hội


KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam

KV

Khu vực

NT

Nhơn Trạch

PGS.TS

Phó Giáo sư , tiến sĩ

QL

Quốc lộ


TCLT

Tổ chức lãnh thổ

TCLTKT

Tổ chức lãnh thổ kinh tế


TCLTNN

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

TCLTCN

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

TCLTDL

Tổ chức lãnh thổ du lịch

TNDL

Tài nguyên du lịch

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TX

Thị xã

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND


Ủy ban nhân dân

VQG

vườn quốc gia


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Mức cho điểm từng tiêu chí đánh giá ............................................37
Bảng 1.2: phân cấp các chỉ tiêu cho từng tiêu chí đánh giá hoạt động của các
doanh nghiệp trong KCN tỉnh Đồng Nai năm 2010.......................................38
Bảng 1.3. Tổng hợp điểm đánh giá cho các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai39
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp điểm đánh giá của các tiêu chí của điểm du lịch . 44
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Đồng
Nai phân theo 3 khu vực kinh tế ............................................................................... 63
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Đồng Nai ..... 64
Bảng 2.3: Lũy kế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai từ
năm 1989 đến năm 2010 phân theo ngành kinh tế .......................................... 65
Bảng 2.4: Tổng sản phẩm và cơ cấu từng ngành qua các năm
ở tỉnh Đồng Nai (giá hiện hành) ..................................................................... 66
Bảng2.5: Giá trị và cơ cấu GTSXNN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2010
(giá thực tế) ..................................................................................................... 67
Bảng 2.6: Qui mô và cơ cấu khách du lịch tỉnh Đồng Nai 2 năm 2006 và 2010
.................................................................................................................................. 71
Bảng 2.7: Số ngày lưu trú bình quân 1 lượt khách du lịch đến tỉnh Đồng Nai
2 năm 2006 và 2010 ....................................................................................... 71
Bảng 2.8: Bình quân chi tiêu của khách du lịch ở tỉnh Đồng Nai .................. 72
Bảng 2.9: Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Đồng Nai 5 năm 2006 – 2010
(tính theo giá thực tế) ...................................................................................... 72
Bảng 2.10: Số lượng và doanh thu của các nhà hàng chia theo thành phần

kinh tế ở tỉnh Đồng Nai năm 2010 ........................................................................... 73
Bảng 2.11: Số hộ nông nghiệp của các địa phương phân theo huyện (TX,TP)
theo điều tra ( tháng 7 năm 2011) của tỉnh Đồng Nai ............................................. 75
Bảng 2.12 : Tỷ trọng GTSX của các trang trại chăn nuôi so với GTSX của
ngành chăn nuôi ở tỉnh Đồng Nai năm 2010 ........................................................... 81


Bảng 2.13. So sánh giá trị sản lượng của ngành trồng trọt/ diện tích đất trồng
trọt của địa phương với GTSL của các trang trại trồng trọt/ diện tích đất trồng trọt
của trang trại năm 2010 ........................................................................................... 83
Bảng 2.14: Quy mô và tỷ lệ đất cho doanh nghiệp thuê ở các cụm công nghiệp
phân theo huyện (TX,TP) tỉnh Đồng Nai năm 2010 ................................................ 89
Bảng 2.15: Quy mô và tỷ lệ đất cho doanh nghiệp thuê ở các
khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2010 ...................................................... 90
Bảng 2.16: Thống kê tình hình hoạt động của 19 khu cơng nghiệp củ tỉnh
Đồng Nai năm 2010 ................................................................................................. 91
Bảng 2.17: Quy mô lao động đang làm việc tại 19 KCN của tỉnh Đồng Nai
năm 2010 .................................................................................................................. 93
Bảng 2.18: Tổng hợp điểm đánh giá cho các tiêu chí của KCN đang hoạt động
có doanh thu của tỉnh Đồng Nai năm 2010 ............................................................. 96
Bảng 2.19: Cán cân thương mại của các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh
Đồng Nai năm 2010 phân theo địa phương có KCN ............................................... 98
Bảng 2.20: Hệ thống siêu thị hoạt động ở tỉnh Đồng Nai năm 2010………104
Bảng 2.21: Tổng hợp điểm đánh giá của các điểm du lịch………………….112
Bảng 2.22: Các đô thị của tỉnh Đồng Nai năm 2010………………………….118
Bảng 2.23: Tỷ lệ dân thành thị của các tiểu vùng kinh tế năm 2010……….120
Bảng 2.24: Tỷ lệ Giá trị sản xuất vật chất và lao động của các tiểu vùng kinh
tế tỉnh Đồng Nai năm 2010………………………………………………………………121



DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2001- 2010 ..................................................................................... 63
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng GTSX công nghiệp của Đồng Nai, vùng KTTĐPN
và cả nước ...................................................................................................... 69
Biểu đồ 2.3: Số nhân khẩu và nhân khẩu bình qn/1 hộ nơng nghiệp
phân theo huyện (TX,TP) tỉnh Đồng Nai (01/7/2011) ..................................... 76
Biểu đồ 2.4 : Thu nhập bình quân 1 tháng của 1 lao động đang làm việc tại
trang trại chăn nuôi phân theo huyện (TX,TP) tỉnh Đồng Nai năm 2010 ............... 80
DANH SÁCH BẢN ĐỒ
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai.......................................................................... 47
Một số nguồn lực kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai ......................................... 49
Một số nguồn lực tự nhiên tỉnh Đồng Nai .................................................... 57
Bản đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Đồng Nai ........ 88
Bản đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp tỉnh Đồng Nai…..102
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ ngành dịch vụ tỉnh Đồng Nai………..117
Bản đồ thể hiện một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai..123
Bản đồ định hướng phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh
Đồng Nai đến năm 2020………………………………………………………..138


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH BẢN ĐỒ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 2
1. Lí do chọn nghiên cứu đề tài ............................................................................... 2
2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 3

2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ....................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................ 4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu đề tài ............................................ 7
3.1. Mục tiêu .............................................................................................................. 7
3. 2. Nhiệm vụ ............................................................................................................ 7
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 8
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 9
5.1. Các quan điểm nghiên cứu .................................................................................. 9
5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ .........................................................................9
5.1.2 Quan điểm hệ thống ......................................................................................... 9
5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh .........................................................................9
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững ...................................................................... 9
5.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 10
5.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê ........................................ 10
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................10
5.2.3. Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu, số liệu ..........................................10
5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và ứng dụng công nghệ GIS ......................11
5.2.5. Phương pháp chuyên gia ..............................................................................11
5.2.6. Phương pháp thang điểm tổng hợp ..............................................................11
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 12
7. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ ......... 14
1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế ........................................................... 14
1.1.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ ......................................................................14
1.1.2. Quan niệm và nguyên tắc của tổ chức lãnh thổ kinh tế .................................16
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế .......................................19
1.1.4. Một số hình thức cơ bản của tổ chức lãnh thổ kinh tế ...................................25
1.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ...... 31



1.2.1. Khái quát về một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam .........................................................................................................31
1.2.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh
áp dụng đối với tỉnh Đồng Nai .................................................................................35
1.2.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đối với một số hình thức tổ chức lãnh
thổ kinh tế áp dụng cho tỉnh Đồng Nai ....................................................................36
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 48
CHƯƠNG 2
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MỘT SỐ HÌNH
THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ Ở TỈNH ĐỒNG NAI .......................... 49
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai ............. 49
2.1.1. Nhóm các yếu tố bên trong lãnh thổ ..............................................................49
2.1.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài lãnh thổ ..............................................................59
2.2. Thực trạng thực hiện một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng
Nai ............................................................................................................................ 62
2.2.1. Khái quát chung kinh tế tỉnh Đồng Nai .........................................................62
2.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế .........................................................................65
2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai ......................... 74
2.3.1. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành kinh tế ...................................74
2.3.2. Một số hình thức TCLTKT tế tỉnh Đồng Nai theo lãnh thổ ........................115
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 120
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN MỘT SỐ
HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ Ở TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM
2020 ........................................................................................................................ 122
3.1. Định hướng phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020 ......................................................................................................... 122
3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng .........................................................................122
3.1.2 Định hướng phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai

đến năm 2020 .........................................................................................................125
3.2. Giải pháp nhằm thực hiện phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh
tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 ............................................................................ 134
3.2.1 .Các giải pháp chung .....................................................................................134
3.2.2. Giải pháp cụ thể nhằm thực hiện phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ
kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 .....................................................................139
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 149


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn nghiên cứu đề tài
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là đối tượng nghiên cứu quan trọng của Địa lí kinh
tế - xã hội Việt Nam từ giữa thế kỉ XX. “Khi nói đến tổ chức khơng gian khơng
thể nói khơng gian hay lãnh thổ trừu tượng mà thường gắn với lãnh thổ (không
gian) kinh tế – xã hội của một nước, một vùng, một tỉnh cụ thể và trong một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định” [38].
Trong lịch sử phát triển khoa học Địa lí đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về tổ chức lãnh thổ của một khu vực hoặc một quốc gia cụ thể. Nhưng kinh tế –
xã hội luôn biến động, do đó địi hỏi các nhà Địa lí cần phải tham gia vào nghiên
cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế trong sự nghiệp cơng nghiệp hố- hiện đại hố đất
nước. Hơn nữa, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế mang ý nghĩa cả về mặt lí
luận và thực tiễn.
Nguyên tắc quan trọng nhất của tổ chức lãnh thổ là đảm bảo phát triển hài
hòa, nhịp nhàng, hiệu quả và bền vững ở thời điểm hiện tại và trong tương lai
của lãnh thổ. Việc lựa chọn các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế thích hợp đối

với mỗi lãnh thổ là việc làm khó khăn, phức tạp, mang tính nghệ thuật trong q
trình phát triển kinh tế. Thời gian qua, ở mỗi địa phương, vùng, của đất nước,
việc phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế hết sức đa dạng [93].
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam; là nơi tập trung
nhiều khu công nghiệp của cả nước hiện nay; đang là địa phương thu hút mạnh
các nhà đầu tư. Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp chiếm 57% so với tổng sản
phẩm của tỉnh, nhưng những kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi
thế của địa phương. Vì vậy, phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam với tốc độ tăng cao hơn cần phải tập trung nghiên cứu thực
tiễn tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh. Tuy đã có nhiều nghiên cứu về phương
diện ngành kinh tế, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng
đứng trên quan điểm của khoa học Địa lí để nghiên cứu một cách có hệ thống về
những hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh là nội dung còn bỏ ngỏ.


3

Nghiên cứu một số hình thức TCLTKT tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa trong sắp
xếp, bố trí các hoạt động kinh tế trên cơ sở sử dụng có hiệu quả tối ưu sự phân bố
khác nhau theo không gian của tỉnh. Đồng thời, xác định mối liên quan mật thiết
giữa các hình thức TCLTKT đảm bảo cho việc khai thác lãnh thổ ngày càng hợp
lí và hiệu quả hơn.
Xuất phất từ các yêu cầu cấp thiết nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai”.

2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Việc tìm ra quy luật về khơng gian lãnh thổ của các hoạt động kinh tế ra đời
từ thế kỉ XIX và trở thành ngành khoa học về quản lí lãnh thổ. TCLT có liên
quan chặt chẽ với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về việc

tìm ra các qui luật TCLT ở các địa phương, từ đó tiến hành xem xét, bố trí một
cách hợp lí các hoạt động kinh tế và các điểm dân cư [38], [93].
Ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những nghiên cứu và sau này
đã trở thành lí thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai tổ chức sản xuất xã hội
theo lãnh thổ như:
-Lí thuyết "Phát triển các vành đai nông nghiệp" của G.Thunen. Ý nghĩa
quan trọng của lí thuyết này là xác định vai trò của một trung tâm, của những
khu vực mà kinh tế cịn chậm phát triển.
-Lí thuyết "Khu vị luận cơng nghiệp" của A.Weber. Ý nghĩa của lí thuyết
này là xác định vai trò của điểm “trồi” ở những khu vực mà kinh tế cịn kém phát
triển;
- Lí thuyết "Điểm trung tâm" của W.Christaller. Ý nghĩa của lí thuyết này
là cơ sở để bố trí các điểm đơ thị, các điểm dân cư thông qua lực hút từ trung
tâm.
Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nền sản xuất được tiến
hành sâu rộng hơn, điển hình là các lí thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi
Perroux. Theo ông một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các


4

nơi trên lãnh thổ trong cùng một thời điểm, mà có xu hướng phát triển mạnh nhất
ở một hoặc vài nơi nào đó, trong khi những nơi khác lại chậm phát triển hoặc trì
trệ. Ý nghĩa của lí thuyết này là giải thích sự cần thiết của việc phát triển lãnh thổ
kinh tế theo hướng có trọng điểm. Ngồi ra, cịn có lí thuyết phi cân đối, lí thuyết
phát triển chuỗi hay chùm đơ thị…
Các lí thuyết trên đã được thể hiện rõ trong một số sách: Tổ chức lãnh thổ
công nghiệp [64];Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam [40]; Tổ chức lãnh
thổ kinh tế – xã hội, một số vấn đề lí luận và ứng dụng [93] và Tổ chức lãnh thổ
[38].

Tóm lại, các lí thuyết nêu trên đã đưa ra những hướng nghiên cứu cơ bản
mang tính kết cấu, sự tính tốn chặt chẽ các mối liên hệ để xác định qui luật
khách quan của sự phân bố. Chúng đã được ứng dụng thành công ở một số quốc
gia trên thế giới như: Pháp thực hiện việc phát triển các thành phố cân bằng và
đã có tác dụng tốt trong việc giảm bớt chênh lệch vùng; Thụy Sĩ lựa chọn vùng
yếu kém để chính phủ đầu tư hỗ trợ, đã tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các
vùng của quốc gia. Đặc biệt, Trung Quốc đã tổ chức lãnh thổ kinh tế với mơ hình
đặc khu kinh tế và 14 thành phố ven biển hiệu quả; Hàn Quốc giải quyết chênh
lệch vùng thơng qua chính sách đơ thị hố và phát triển nơng thơn hài hồ; Các
nước Đơng Nam Á thực hiện chính sách phát triển nông thôn và kết quả là không
những đạt được thành tựu tăng trưởng nhanh và bền vững trong khoảng 30 năm
qua, mà cịn giảm tỷ lệ hộ nghèo đói. Từ thực tiễn nghiên cứu các hình thức
TCLTKT của đất nước, tác giả đã tham khảo những lí thuyết trên để phân tích,
đánh giá thực trạng TCLTKT theo ngành và theo khơng gian cho một lãnh thổ cụ
thể.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều các cơng trình khoa học, đề tài luận án tiến sĩ, sách chuyên
khảo nghiên cứu liên quan đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. Tuy nhiên, những nghiên
cứu chỉ đề cập đến một số khía cánh khác nhau của TCLT, cụ thể có:
“Atlát Việt Nam” do GS. Vũ Tự Lập và Christian Tailard chủ biên, cơng
trình hợp tác khoa học giữa trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia với


5

Tổng cục Thống kê Việt Nam và cơ quan GIP RECLUS (Pháp) xuất bản năm
1994 đã đưa ra một mô hình khơng gian của Việt Nam; “Cơ sở khoa học của tổ
chức lãnh thổ Việt Nam” đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước do Viện
nghiên cứu dự báo chiến lược khoa học và cơng nghệ chủ trì, GS. Lê Bá Thảo

làm chủ nhiệm đã hoàn thành vào tháng 4 năm 1996; Cơng trình nghiên cứu “Đơ
thị Việt Nam” của GS. Đàm Trung Phường (1995) dành 1 chương cho việc phân
tích chiến lược đơ thị hố của nước ta đến năm 2020, tập trung nghiên cứu phân
vùng đô thị, bộ khung quốc gia và tổ chức không gian đô thị ở các vùng lãnh thổ
đặc trưng; Đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước “Tổ chức lãnh thổ đồng
bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” do Viện kế hoạch dài hạn và phân bố
lực lượng sản xuất (nay là viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu
tư) thực hiện. Cùng với các quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội cho vùng, tỉnh và
thành phố. Ngồi ra, cịn phải kể đến các luận án tiến sĩ liên quan đến một số lĩnh
vực về tổ chức lãnh thổ và phân vùng kinh tế của một thế hệ đã được bảo vệ
thành công ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào thập niên 60 – 70 trước đây
như: Đặng Văn Phan, Nguyễn Văn Thuận, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ… Cho
đến thập niên 90 trở lại đây là các luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công ở trong
nước như: Lê Thu Hoa (2003), Mối quan hệ giữa phát triển có trọng điểm và
phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Vũ Tiến
Lương (1993), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chế biến Nông – Lâm – Thuỷ sản
vùng Đông Nam Bộ, Luận án phó tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà
Nội; Hoàng Ngọc Phong (1994), Tổ chức lãnh thổ sản xuất cơng nghiệp vùng
Tây Ngun, Luận án phó tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Trần
Văn Thông (1993), Những định hướng chủ yếu của tổ chức khơng gian kinh tế
vùng Nam Bộ trong q trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, Luận án
phó tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Phạm Xuân Hậu (1993),
Nghiên cứu việc kết hợp giữa trồng và chế biến mía ở các tỉnh ĐBSCL, Luận án
phó tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội; Trịnh Thanh Sơn (2004), Tổ chức lãnh thổ
trồng và chế biến sắn ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP
Hà Nội; Trương Phước Minh (2002), Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam - Đà


6


Nẵng, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Phạm Lê Thảo (2006),
Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hịa Bình, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Gần đây nhất có các luận án mới được bảo vệ thành công như:
Ngô Thúy Quỳnh (2009), Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo hướng phát triển bền
vững ở tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội. Hoàng Quý Châu
(2011), Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP
Hà Nội.
Cùng với nhiều sách chuyên khảo viết về vấn đề tổ chức lãnh thổ theo
ngành kinh tế của các nhà khoa học trong nước, đây là những tài liệu quí và cần
thiết phục vụ mục đích nghiên cứu của luận án.

 Những nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai
Cho tới nay, các cơng trình nghiên cứu của tỉnh chủ yếu đi sâu nghiên cứu
những nội dung mang tính chuyên ngành, gắn với thực tiễn sản xuất và khai thác
tài nguyên, cũng như các đề tài liên quan đến giải pháp nhằm bảo vệ môi
trường… Đặc biệt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
được xem như công việc quan trọng đối với các nhà quản lí và thường xuyên
được tiến hành điều chỉnh, rà soát, bổ sung điều chỉnh đối với từng ngành, từng
lĩnh vực [29], [30], [31], [32]… Nội dung của các đề án, các quy hoạch của tỉnh
Đồng Nai, dù là ngành hay lãnh thổ đều xây dựng phương án phát triển cơ cấu
kinh tế ngành và cơ cấu lãnh thổ nhằm giải quyết mối quan hệ liên ngành và lãnh
thổ của địa phương.
Tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu xung quanh vấn đề tổ chức lãnh thổ
thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhưng cho đến nay tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có
một cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu những hình thức tổ chức lãnh thổ
kinh tế nhằm thực hiện nhiệm vụ giải quyết một cách hoàn chỉnh, có hệ thống
các vấn đề về tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh. Đây là vấn đề đặt ra mà tác giả
quan tâm nghiên cứu dưới góc độ của khoa học Địa lí.



7

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu
Làm sáng tỏ những vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ
kinh tế trong thời kỳ đổi mới và hội nhập để vận dụng vào nghiên cứu một số
hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai; Phân tích, đánh giá những yếu
tố ảnh hưởng đến một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai;
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ
kinh tế, từ đó xây dựng định hướng và giải pháp phát triển đối với một số hình
thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh đến năm 2020.

3. 2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh
thổ kinh tế trong bối cảnh hiện nay, nhằm vận dụng vào địa bàn nghiên cứu là
tỉnh Đồng Nai.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đối với một số hình thức tổ chức lãnh
thổ kinh tế và áp dụng vào địa phương nghiên cứu.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng và thực trạng của một số hình thức tổ
chức lãnh thổ kinh tế, tìm ra các hạn chế, những vấn đề có tính quy luật để lựa
chọn các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai phù hợp và đem lại
hiệu quả.
- Đánh giá thực trạng phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế
tỉnh Đồng Nai trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng.
- Đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế cho phù hợp với thực trạng
phát triển của một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh Đồng Nai.
Đồng thời, cung cấp thêm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát
triển và các giải pháp đảm bảo tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh sao cho có hiệu
quả hơn.

- Kết quả nghiên cứu cịn là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác và
phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học và nghiên
cứu sinh.


8

4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án sử dụng nguồn số liệu giai đoạn 2000 – 2010 và
định hướng đến năm 2020.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Đồng
Nai, lấy ranh giới cấp huyện, thị xã, thành phố để phân tích một số hình thức tổ
chức lãnh thổ kinh tế có ý nghĩa đối với địa phương. Đồng thời xem xét so sánh
với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Về nội dụng: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai. Vận dụng cơ sở lí
luận và thực tiễn, phân tích đánh giá một số hình thức TCLTKT theo ngành và
theo lãnh thổ của tỉnh Đồng Nai như sau:
* Một số hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành kinh tế:
+ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: nông hộ, trang trại, vùng chuyên canh. Về
phương diện ngành đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích ngành nơng nghiệp
theo nghĩa hẹp.
+ Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: khu công nghiệp, cụm công nghiệp và
trung tâm công nghiệp.
+ Tổ chức lãnh thổ ngành dịch vụ: tập trung nghiên cứu về một số hình
thức tổ chức lãnh thổ du lịch: điểm du lịch và tuyến du lịch.
* Một số hình thức TCLTKT theo lãnh thổ: đô thị, hành lang kinh tế quốc
lộ 51 và tiểu vùng kinh tế.
Việc phân tích, đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ của tỉnh Đồng Nai
chủ yếu là định tính. Luận án khơng đi sâu phân tích các vấn đề thuộc về nghiên

cứu chiến lược hoặc quy hoạch phát triển. Trong quá trình nghiên cứu tác giả
vẫn đặt các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế trong mối quan hệ với điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.


9

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Hệ thống lãnh thổ kinh tế được tạo thành bởi nhiều yếu tố: tự nhiên, văn
hoá, lịch sử... Các yếu tố tự nhiên của tỉnh Đồng Nai khá đa dạng; Các yếu tố
văn hoá lịch sử khá độc đáo, mang đặc trưng riêng... Tất cả những yếu tố kể trên
luôn luôn được xem xét, phân tích đánh giá trong mối quan hệ tổng thể ở lãnh
thổ nghiên cứu.

5.1.2 Quan điểm hệ thống
Tỉnh Đồng Nai được xem là bộ phận quan trọng trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, là cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Tây Nguyên và
duyên hải Nam Trung Bộ. Vì thế, giữa Đồng Nai với vùng có mối quan hệ hữu
cơ với nhau. Quan điểm hệ thống cho phép phân tích, tổng hợp và xác định các
quan hệ trong việc sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế của địa phương gắn
với các lãnh thổ lân cận.

5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Vận dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu, nhằm tìm hiểu nguồn gốc
phát sinh, các quá trình phát triển theo thời gian và không gian trên từng lãnh thổ
cụ thể, trên cơ sở đó hiểu rõ những sự kiện có thật trong lịch sử để rút ra những
bài học kinh nghiệm áp dụng cho các hoạt động kinh tế theo lãnh thổ. Quán triệt
quan điểm lịch sử - viễn cảnh để có những nhận định, đánh giá ít sai lệnh nhất và

phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Đồng thời, được vận dụng vào
phân tích đánh giá đặc điểm, hiện trạng sử dụng lãnh thổ cũng như trong đề xuất
định hướng sử dụng hợp lí tài ngun lãnh thổ với những giải pháp có tính khả
thi. Tất cả những giải pháp đưa ra đều được xuất phát từ thực tiễn phát triển các
hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh Đồng Nai.

5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này được vận dụng xuyên suốt nội dung nghiên cứu của luận
án. Bởi các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt


10

là nguồn khoáng sản phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp trên
địa bàn nghiên cứu không phải là hữu hạn, thậm chí cả nguồn tài nguyên đất,
nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp cũng đang trong tình trạng ngày càng
bị thu hẹp và ơ nhiễm. Do đó để đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế cả hiện
tại và tương lai đều phải quán triệt quan điểm phát triển bền vững.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê
Đây là phương pháp quan trọng và xuyên suốt trong q trình thực hiện
luận án. Những thơng tin, các nguồn tài liệu, tư liệu cho phép chúng ta hiểu biết
những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này. Việc phân loại và tổng hợp các vấn
đề liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ dễ dàng phát hiện những trọng tâm
cũng như những vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Việc tổng hợp những thông tin phong
phú sẽ giúp cho việc nhận định vấn đề toàn diện, khái quát về nội dung nghiên
cứu. Đặc biệt, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, việc khai thác có
chọn lọc các nguồn tài liệu quan trọng qua mạng Internet, sau đó đối chứng với
những báo cáo của các cơ quan chức năng ở địa phương sẽ là nguồn tư liệu quý

hỗ trợ cho việc tổng hợp đầy đủ hơn các vấn đề cần nghiên cứu.

5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Ở ngồi thực địa tơi đã tiến hành khảo sát ở nhiều điểm du lịch, các trang
trại nông nghiệp, các khu công nghiệp và một số vùng trồng cây công nghiệp lâu
năm của địa phương… Tất cả những nơi khảo sát đều được ghi chép đầy đủ
thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và thực trạng phát triển
để có thể đánh giá cụ thể bằng điểm số. Tại các điểm khảo sát đó đều có tham
khảo ý kiến các chuyên gia, nhà quản lí và nhân dân địa phương... Các ý kiến đó
sẽ được chọn lọc, phân tích, đánh giá và rút ra những nhận định sát với thực tiễn.

5.2.3. Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu, số liệu
Nghiên cứu hoạt động kinh tế của tỉnh có nhiều số liệu ở các lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp và du lịch. Các số liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu
từ niên giám thống kê tỉnh, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Sở
Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn…, Ban quản


11

lí các KCN tỉnh Đồng Nai, Chi cục thống kê TP. Biên Hòa, các huyện và thị xã
Long Khánh. Trên cơ sở nguồn số liệu đó được tiến hành xử lí, phân tích theo
các nội dung nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu gắn với thực tiễn khách quan sẽ
là những căn cứ để rút r những nhận định, đánh giá có cơ sở khoa học.

5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và ứng dụng công nghệ GIS
Trình bày thơng tin tư liệu kinh tế trên bản đồ và biểu đồ là việc làm cần
thiết và không thể thiếu trong trình bày nội dung luận án. Để xây dựng được bản
đồ, đề tài đã kế thừa có chọn lọc: Tập Atlat tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng

Nai; Tập bản đồ hành chính Việt Nam, các bản đồ chuyên đề trong Atlat Việt
Nam. Phương pháp này được trợ giúp bởi hệ thống thông tin địa lí (GIS).

5.2.5. Phương pháp chun gia
Trong q trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả đã trực tiếp gặp gỡ, trao
đổi với các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, nhà quản lý ở trong và ngoài tỉnh
Đồng Nai. Những nội dung trao đổi và góp ý của các chuyên gia tạo điều kiện
cho tác giả thấu hiểu hơn những vấn đề liên quan đến đề tài, cũng như đánh giá
đúng hướng vấn đề nghiên cứu.

5.2.6. Phương pháp thang điểm tổng hợp
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thang điểm tổng
hợp. Mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế được lựa chọn trong đề tài đều có
tiêu chí đánh giá. Mỗi tiêu chí có thang điểm đánh giá khác nhau. Việc xây dựng
thang điểm đánh giá bao gồm chọn tiêu chí đánh giá, xác định các trọng số cho
từng tiêu chí để tính điểm.
- Xác định điểm của mỗi bậc và chọn hệ số của các tiêu chí đánh giá
Đánh giá bằng cách tính điểm thì việc xác định điểm số cho mỗi bậc là rất
quan trọng. Trong thang đánh giá, số điểm mỗi bậc của các yếu tố đều bằng
nhau. Điểm mỗi bậc được tính từ cao xuống thấp, mỗi bậc của từng tiêu chí
được lựa chọn điểm số theo thang bậc 4,3,2,1.
- Chọn các tiêu chí đánh giá


12

Trong mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế có các tiêu chí đánh giá khác
nhau. Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn phải lựa chọn tiêu chí đánh giá như
thế nào để đảm bảo tính phân loại của từng hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế.
- Xác định bậc của từng tiêu chí đánh giá

Mỗi tiêu chí đánh giá theo từng bậc, từ cao xuống thấp, nhiều đến ít, tốt đến
xấu… ứng với các mức độ thuận lợi khác nhau. Luận án sử dụng 4 bậc từ cao
xuống thấp để chỉ mức độ thuận lợi (rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung
bình và không thuận lợi).
- Xác định hệ số cho mỗi bậc tiêu chí
Việc xác định các tiêu chí cụ thể ứng với mỗi bậc là rất quan trọng. Khi xây
dựng có sự định lượng cụ thể để phân loại tiêu chí. Trong thực tế, các tiêu chí
được lựa chọn để đánh giá có tính chất, mức độ và giá trị khơng đồng đều. Vì
thế, cần xác định hệ số cho các tiêu chí. Hệ số được lựa chọn là 3,2,1.
Khi lựa chọn được các tiêu chí đánh giá, xác định thang điểm và hệ số sau
đó tiến hành đánh giá. Điểm đánh giá bao gồm điểm đánh giá riêng của từng yếu
tố và điểm tổng hợp. Điểm đánh giá riêng là điểm của các bậc nhân với hệ số
của mỗi yếu tố đó. Như vậy, tiêu chí đánh giá riêng cao nhất có bậc 4 và hệ số
cao nhất là 3. Điểm đánh giá sẽ là 4x3=12. Điểm đánh giá riêng thấp nhất và có
hệ số thấp nhất là 1x1=1. Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số điểm đánh giá của
các yếu tố đó. Căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đã xác định và kết quả
đánh giá cụ thể của mỗi đối tượng để đánh giá và xếp loại đối tượng đó.

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
 Tổng hợp và làm sáng tỏ về cơ cở lí luận và thực tiễn đối với việc tổ
chức lãnh thổ kinh tế trong điều kiện của Việt Nam từ đó vận dụng và
nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh.
 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cho một số hình thức tổ chức lãnh
thổ kinh tế như: trang trại; khu cơng nghiệp; điểm du lịch.
 Phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến
một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai.
 Phân tích, đánh giá thực trạng một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh
tế tỉnh Đồng Nai trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá.



13

 Đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo cho
một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai phát triển bền
vững.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục
luận án gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế
Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng thực hiện một số hình thức
tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển một số hình thức tổ chức
lãnh thổ kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020


14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ
Tổ chức lãnh thổ (territorial organistation) được sử dụng ở các nước
phương Tây từ cuối thế kỷ XIX, nhưng phát triển cả về mặt lí luận và ứng dụng
thực tiễn thì phải kể tới từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi đó các nước châu
Âu phải tiến hành tái thiết lại lãnh thổ của họ [38]. Ở Liên Xô (cũ) tổ chức lãnh
thổ được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của địa lí, được nêu ra lần đầu tiên
vào năm 1961 với công lao lớn nhất thuộc về Yu.G.Xauskin. Ông cho rằng: “lĩnh

vực thực tiễn trực tiếp để tập trung nỗ lực của các nhà địa lí Xơ Viết và tổ chức
lãnh thổ lực lượng sản xuất bao gồm cả các sơ đồ lãnh thổ và các dự án cải tạo,
sử dụng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên”. Thuật ngữ tổ chức lãnh
thổ sản xuất được đưa vào trong các nghiên cứu của A.E.Probxt và
M.G.Skolnikov vào giữa thập kỷ 60.
Khi nói đến tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian), không thể nói khơng
gian hay lãnh thổ trừu tượng mà nói tới lãnh thổ (không gian) kinh tế xã hội của
một nước, một vùng cụ thể gắn với một hình thái kinh tế xã hội nhất định [38].
Có rất nhiều quan điểm về tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian), nhưng chúng ta
có thể chia ra một cách tương đối thành 2 trường phái: theo quan điểm của các
nhà địa lí Xơ Viết và quan điểm của các nhà địa lí phương Tây.
Theo quan điểm của các nhà địa lí Xơ Viết: Tổ chức lãnh thổ theo nghĩa
rộng của nó bao gồm các vấn đề liên quan đến phân công lao động theo lãnh thổ,
phân bố các lực lượng sản xuất, sự khác biệt về vùng trong quan hệ sản xuất, mối
quan hệ tương hỗ giữa xã hội và tự nhiên cũng như các vấn đề về chính sách
vùng kinh tế - xã hội. Ở một phạm vi hẹp hơn, nó bao gồm các phạm trù như tổ
chức lãnh thổ hành chính của nhà nước, quản lí vùng về sản xuất, sự phân vùng
kinh tế xã hội…


15

Nói tóm lại, tổ chức lãnh thổ theo quan điểm của các nhà địa lí Xơ Viết
chính là sự kết hợp cơ cấu lãnh thổ đang hoạt động (bố trí sắp xếp dân cư, sản
xuất, sử dụng tài nguyên thiên nhiên), được liên kết lại bởi cơ cấu quản lí với
mục đích tái sản xuất cuộc sống xã hội, trên cơ sở các quy luật kinh tế trong hình
thái kinh tế xã hội nhất định.
Quan điểm của các nhà địa lí phương Tây theo hướng kinh tế thị trường
lại sử dụng phổ biến thuật ngữ “tổ chức không gian” kinh tế. Họ cho rằng, tổ
chức không gian ra đời từ cuối thế kỉ XIX và trở thành một khoa học về lãnh thổ.

Tổ chức không gian kinh tế được xem như là việc lựa chọn các phương án sử
dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức
không gian là xác định được sức chứa lãnh thổ, tìm ra quan hệ tỷ lệ hợp lí và mối
liên hệ chặt chẽ trong quá trình phát triển kinh tế giữa các ngành, giữa các lãnh
thổ nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng lớn hơn, cũng như mối liên hệ giữa các
vùng trong phạm vi quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự sắp xếp
một cách trật tự và hài hịa giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra giá trị
mới lớn hơn, làm cho lãnh thổ phát triển hài hòa và bền vững hơn.
Đối với các nhà khoa học phương Tây, tác giả cho rằng họ coi tổ chức
không gian kinh tế như là sự lựa chọn cách thức tổ chức tốt nhất các hoạt động
kinh tế của con người gắn với các các điều kiện tự nhiên, xã hội ở một lãnh thổ
xác định phù hợp với yêu cầu về tính liên tục của tự nhiên cũng như cho phép về
tính gián đoạn của các q trình kinh tế. Đồng thời, tổ chức không gian kinh tế là
nội dung cụ thể của một chính sách phát triển kinh tế theo lãnh thổ dài hạn, nhằm
đạt được mục tiêu phát triển bền vững và đảm bảo các yêu cầu về quan hệ với
các lãnh thổ khác. Tổ chức không gian kinh tế xem như là một trong những hành
động hướng tới sự cân bằng về mặt không gian, tối ưu hóa các mối quan hệ hữu
cơ giữa vùng trung tâm với các khu vực ngoại vi, giữa các cực với nhau và giữa
các cực với các không gian cịn lại, nhằm làm cho tồn bộ lãnh thổ phát triển bền
vững. Trong đó, có cả việc tạo ra việc làm mới, góp phần đảm bảo quan hệ cung
- cầu hàng hóa và dịch vụ cho bản thân lãnh thổ cũng như cho các vùng khác.
Ở Việt Nam, theo PGS.TS Đặng Văn Phan việc nghiên cứu tổ chức lãnh
thổ đã có từ khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu vấn đề phân vùng, quy


16

hoạch, phân bố lực lượng sản xuất. Cịn về khía cạnh nếu coi tổ chức hành chính
là một nội dung của tổ chức lãnh thổ thì từ khi lập nước: cứ mỗi lần thay đổi
triều đại, thì mỗi lần lại thay đổi cương vực hoặc tên gọi của các khu vực hành

chính. Điều thực tế là từ ngàn xưa, các dân tộc sống trên lãnh thổ của từng quốc
gia đã ln ln “tổ chức” lãnh thổ của mình (dù tự giác hay tự phát) nhằm đảm
bảo sự tồn tại và hưng thịnh của quốc gia. Đúng như tác giả Jean Pean Paul De
Gaudemar (1920) đã viết: “Tổ chức lãnh thổ được hiểu là nghệ thuật sử dụng
lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả”.
Như vậy, theo tác giả: tổ chức lãnh thổ là một phạm trù kinh tế xã hội và
mơi trường. Đó là việc phối kết hợp có tổ chức sản xuất kinh tế cùng với các
hoạt động của dân cư trong một lãnh thổ xác định dựa trên những căn cứ khoa
học.

1.1.2. Quan niệm và nguyên tắc của tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là sự sắp xếp và phân phối các đối tượng
trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm
năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí, kinh tế, chính trị, cơ sở vật chất kỹ thuật đã
và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao mức sống dân cư, đảm
bảo sự phát triển bền vững của của một lãnh thổ. [38].
Như vậy khái niệm tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội cần hiểu rõ một số
điểm sau:
+ Tổ chức: đây là việc do con người, vì con người do đó nó mang tính chủ
quan. Vì thế khi tiến hành tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội phải có được đầy đủ
thơng tin cần thiết, nhất là các thông tin về điều kiện cơ bản của lãnh thổ. Không
thể tổ chức không gian trong điều kiện không hiểu rõ lãnh thổ nghiên cứu, không
được tiến hành tổ chức khơng gian khi chưa biết gì hoặc biết rất ít về lãnh thổ ấy.
+ Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội với quan điểm dài hạn. Đã nói đến tầm nhìn dài hạn thì địi
hỏi phải có những dự báo thật tốt bao gồm cả dự báo về phát triển và dự báo về
biến động của bản thân lãnh thổ cũng như dự báo về các kiểu kiến thiết có thể áp



×