Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lưu Thống Thái

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lưu Thống Thái

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số
: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRỊNH THANH SƠN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
khoa Địa lý, Phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
và các ông, bà ở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8, Phòng Tài nguyên – Môi
trường quận 8, Phòng Quản lý đô thị quận 8, Phòng Kinh tế quận 8. Tôi xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn đối với:
Thầy hướng dẫn: TS.Trịnh Thanh Sơn, Trưởng phòng Sau Đại học Trường
Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian
làm luận văn
Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi hỗ trợ tôi thực hiện luận văn
Các ông, bà là lãnh đạo và chuyên viên ở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8,
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 8, Phòng Quản lý đô thị quận 8, Phòng Kinh
tế quận 8
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với tất cả thầy, cô ở Khoa Địa lý
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý
báu để tôi làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn này.
Người viết luận văn
LƯU THỐNG THÁI


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ ................ 6
1.1. Phát triển.......................................................................................................6
1.2. Phát triển kinh tế - xã hội .............................................................................6
1.3. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội .....................................................6
1.3.1. Khái niệm ................................................................................................6
1.3.2. Phân loại ................................................................................................7
1.4. Môi trường ....................................................................................................9
1.4.1. Khái niệm ................................................................................................9
1.4.3. Ô nhiễm môi trường..............................................................................10
1.4.3.1. Khái niệm .......................................................................................10
1.4.3.2. Phân loại .........................................................................................10
1.5. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường ....................................................11
1.6. Môi trường nước mặt..................................................................................12
1.6.1. Thành phần của môi trừơng nước .........................................................12
1.6.1.1. Thành phần sinh học ......................................................................12
1.6.1.2. Thành phần hoá học chủ yếu .........................................................13
1.6.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................15
1.7. Môi trường nước ngầm...............................................................................18
1.7.1. Khái niệm ..............................................................................................18
1.7.2. Phân loại ...............................................................................................18
1.7.3. Quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm: ................................................18
1.7.4. Chế độ nước: .........................................................................................19
1.7.5. Các tác nhân gây ô nhiễm .....................................................................20
1.7.6. Các nguyên nhân chính làm ô nhiễm ....................................................20
1.7.7. Các tác động ảnh hưởng đến nước ngầm ..............................................21
1.8. Môi trường không khí ................................................................................23

1.8.1. Thành phần của khí quyển ....................................................................23


1.8.2. Ô nhiễm không khí ...............................................................................23
1.8.2.1. Khái niệm .......................................................................................23
1.8.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................24
1.8.2.3. Một số tác nhân gây ô nhiễm chính ...............................................25
Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................. 28

2.1. Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hồ Chí Minh .......................28
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................28
2.1.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................29
2.1.2.1. Ðịa hình ..........................................................................................29
2.1.2.2. Khí hậu, thời tiết ............................................................................29
2.1.2.3. Ðịa chất - đất đai ............................................................................31
2.1.2.4. Nguồn nước và thủy văn ................................................................32
2.1.2.5. Thảm thực vật ................................................................................34
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ......................................................34
2.1.3.1. Kinh tế ............................................................................................34
2.1.3.2. Xã hội .............................................................................................36
2.1.4. Môi trường nước và không khí ở thành phố Hồ Chí Minh...................39
2.1.4.1. Môi trường nước ............................................................................39
2.1.4.2. Môi truờng không khí ....................................................................43
2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.....46
2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................46
2.2.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................47
2.2.2.1. Địa hình ..........................................................................................47
2.2.2.2. Khí hậu ...........................................................................................47
2.2.2.3. Thủy văn ........................................................................................47

2.2.3. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................48
2.2.3.1. Kinh tế ............................................................................................48
2.2.3.2. Xã hội .............................................................................................51
2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội ở quận 8: ............................................63
2.3.1. Dân số và lao động: ..............................................................................63
2.3.1.1. Quy mô dân số trung bình:.............................................................63
2.3.1.2. Phân bố dân cư: ..............................................................................63
2.3.1.3. Đặc điểm dân cư: ...........................................................................65
2.3.1.3.1. Dân số trong các hộ gia đình:....................................................65
2.3.1.3.2. Dân số phân theo độ tuổi và giới tính: ......................................66
2.3.1.3.3. Tình trạng cư trú: .....................................................................66


2.3.1.3.4. Dân tộc: .....................................................................................67
2.3.1.3.5. Trình độ văn hóa: .....................................................................67
2.3.1.4. Nguồn lao động: .............................................................................67
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai ....................................................................68
2.3.3. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật:........................................................................70
2.3.3.1.Cơ cấu kinh tế ....................................................................................70
2.3.3.2.Thương mại – dịch vụ ........................................................................71
2.3.3.3.Hiện trạng mạng lưới công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kho bãi ..71
2.3.3.4. Hiện trạng cảng: cảng Phú Định quy mô 50 ha, do thành phố quản
lý, tại phường 16 ............................................................................................72
2.3.3.5. Công trình đầu mối kỹ thuật: .........................................................73
2.3.4. Hạ tầng xã hội: ......................................................................................73
2.3.5. Hạ tầng kỹ thuật ....................................................................................78
2.3.5.1. Hiện trạng giao thông .....................................................................78
2.3.5.2. Chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa ............................................79
2.3.5.3. Hiện trạng cấp nước .......................................................................80
2.3.5.4. HIện trạng cấp điện: .......................................................................81

2.3.5.5. Thoát nước bẩn: .............................................................................83
2.4. Đánh giá tổng hợp ......................................................................................84
2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đô thị: .............................84
2.4.2. Thực trạng phát triển đô thị: .................................................................84
2.5. Hiện trạng môi trường nước và không khí ở quận 8 .................................85
2.5.1. Môi trường nước ...................................................................................85
2.5.2. Môi trường không khí ...........................................................................98
2.6. Đánh giá chung .........................................................................................106
2.6.1. Chất lượng nước .................................................................................107
2.6.2. Chất lượng không khí .........................................................................108
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN
MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ Ở QUẬN 8 ................................... 110
3.1. Cơ sở định hướng .....................................................................................110
3.1.1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường ..............................................110
3.1.2. Kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái ...............................111
3.2. Định hướng ...............................................................................................112
3.2.1. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước ........114
3.2.3. Bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo .....................................115
3.2.4. Sản xuất sạch hơn ...............................................................................115
3.2.5. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng...............116


3.2.6. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển các ngành kinh tế ....................116
3.2.7. Nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường ................................118
3.3. Các giải pháp ............................................................................................118
3.3.1. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường ..............118
3.3.2. Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân trong bảo vệ
môi trường .......................................................................................................119
3.3.3. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường ......................120
3.3.4. Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự tài trợ của quốc tế ................121

3.3.5. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường ......................123
3.3.6. Kết hợp chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia với chiến lược phát
triển kinh tế xã hội ...........................................................................................124
3.3.7. Lựa chọn hành động ưu tiên ...............................................................125
3.3.8. Trách nhiệm và các cơ quan thực hiện ...............................................126
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 130


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

pH

Độ pH của nước

COD

Nhu cầu Oxi hóa học

BOD

Nhu cầu Oxi sinh học

DO

Lượng Oxi hòa tan

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


LVS

Lê Văn Sĩ

ĐBP

Điện Biên Phủ

TL

Tham Lương

AL

An Lộc

HB

Hòa Bình

OB

Ông Buông

RN

Rạch Ngựa

CV


Chà Và



Phú Định

NTĐ

Nhị Thiên Đường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Các ion đa lượng....................................................................................13

Bảng 1.2.

Các ion vi lượng trong môi trường nước (mg/l) ....................................14

Bảng 2.1:

Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001-2010 (Đơn vị tính : %) ...................35

Bảng 2.2:

Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010.....................................................36

Bảng 2.3 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010 ..............36

Bảng 2.4:

Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành Thành phố Hồ
Chí Minh ................................................................................................39

Bảng 2.5:

Kết quả nồng độ CO trong năm 2008....................................................43

Bảng 2.6:

Biến động dân số từ 1998 – 2006 ..........................................................63

Bảng 2.7:

Phân bố dân cư theo địa bàn ..................................................................64

Bảng 2.8 : Các chỉ tiêu về dân số quận 8 qua 4 đợt tổng điều tra ...........................65
Bảng 2.9:

Điều tra trình độ văn hóa ở quận 8 năm 2004 .......................................67

Bảng 2.10: Bảng hiện trạng sử dụng đất ..................................................................69
Bảng 2.11: Vị trí các điểm giám sát nước mặt .........................................................85
Bảng 2.12: Vị trí các điểm giám sát nước mặt năm 2007 ........................................91
Bảng 2.13: Tóm tắt kết quả phân tích năm 2010 .....................................................93
Bảng 2.14: Vị trí các điểm giám sát chất lượng không khí .....................................99
Bảng 2.15: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh ...........100
Bảng 2.16: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh Quận 8
năm 2007 .............................................................................................101



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1

: Giá trị pH lúc nước lớn năm 2007 - 2008 ..................................... 39

Biểu đồ 2.2

: Giá trị pH lúc nước ròng năm 2007 - 2008................................... 40

Biểu đồ 2.3

: Giá trị COD lúc nước lớn năm 2007 - 2008 ................................. 41

Biểu đồ 2.4

: Giá trị COD lúc nước ròng năm 2007 - 2008 ............................... 41

Biểu đồ 2.5

: Giá trị BOD lúc nước lớn năm 2007 - 2008 ................................. 42

Biểu đồ 2.6

: Giá trị BOD lúc nước ròng năm 2007 - 2008 ............................... 42

Biểu đồ 2.7

: Nồng độ CO từ năm 2004 - 2008 ................................................. 43


Biểu đồ 2.8

: Nồng độ PM 10 trung bình năm từ 2004 - 2008 ............................ 44

Biểu đồ 2.9

: Nồng độ O 3 từ năm 2004 - 2008 ................................................ 45

Biểu đồ 2.10 : Nồng độ NO 2 từ năm 2004 - 200845
Biểu đồ 2.11 : pH tại các vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8

năm

1996 - tháng 07/2006 .................................................................... 88
Biểu đồ 2.12 : Nồng độ chất rắn lơ lửng tại vị trí giám sát trên kênh rạch
Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 ............................................... 88
Biểu đồ 2.13 : Nồng độ COD tại vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm
1996 - tháng 07/2006 .................................................................... 89
Biểu đồ 2.14 : Nồng độ BOD tại các vị trí giám sát kênh rạch Quận 8 năm
1996 - tháng 07/2006 .................................................................... 90
Biểu đồ 2.15 : Diễn biến Coliform tại các vị trí giám sát trên kênh rạch
Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006 ............................................... 90
Biểu đồ 2.16 : So sánh giá trị pH trung bình mùa mưa và mùa nắng
năm 2010....................................................................................... 95
Biểu đồ 2.17 : So sánh giá trị TSS trung bình mùa mưa và mùa năng
năm 2010....................................................................................... 95
Biểu đồ 2.18 : So sánh giá trị DO trung bình mùa mưa và mùa nắng
năm 2010....................................................................................... 96
Biểu đồ 2.19 : So sánh giá trị COD trung bình mùa mưa và mùa nắng

năm 2010....................................................................................... 97


Biểu đồ 2.20 : So sánh giá trị BOD5 trung bình mùa mưa và mùa nắng
năm 2010....................................................................................... 97
Biểu đồ 2.21 : So sánh giá trị Coliform mùa mưa và mùa nắng năm 2010 ......... 98
Biểu đồ 2.22 : So sánh độ ồn mùa mưa năm 2007 và 2010 ............................... 104
Biểu đồ 2.23 : So sánh nồng độ NO2 năm 2007 và 2010 .................................. 104
Biểu đồ 2.24 : So sánh nồng độ SO 2 năm 2007 và 2010 ................................... 105
Biểu đồ 2.25 : So sánh nồng độ CO năm 2007 và 2010 .................................... 105


1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu bức thiết hiện nay, không chỉ ở Việt Nam,
mà còn cả trên phạm vi thế giới, thế nhưng hàng năm trên thế giới phải chịu nhiều
thiệt hại về người và của do ô nhiễm môi trường gây ra, mà phát triển kinh tế, quá
trình công nghiệp hoá, đô thị hoá là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
trầm trọng. Được biết hàng ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng
trăm ngàn tấn rác, khí thải, chất thải từ các ngôi nhà hay những công ty, xí nghiệp,
khu chế xuất… Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà ngày
nay nó còn là vấn đề chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù các cấp , các ngành đã có nhiều cố
gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình
trạng ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Thành phố Hồ Chí Minh hiện
có 5 triệu dân và 3 triệu người nhập cư , cộng đồng dân cư hàng ngày thải ra hàng
trăm ngàn tấn rác các loại , lượng rác nhiều đến mức không còn chỗ để chôn lấp ,
gây mất vệ sinh nghiêm trọng cho môi trường nước và không khí . Xe cộ nhiều gây

nên khói bụi mịt mù từ sáng đến tối mịt , tình trạng xây dựng tràn lan đã biến thành
phố như một công trường khổng lồ .Ngoài ra tình trạng chôn lấp các sông rạch , làm
tắt nghẽn hệ thồng thoát nước của thành phố cũng dẫn đến úng ngập mỗi khi trời
mưa hoặc triều cường . Mỗi khi nước dâng cao biến đường thành sông suối , hàng
trăm thứ rác và nước bẩn trôi bềnh bồng vào cả nhà dân . Ô nhiễm môi trường
không chỉ làm mất vệ sinh từ ngày này qua tháng nọ mà nó còn là tác nhân gây ra
dịch bệnh cho con người.
Trong bối cảnh chung của thành phố Hồ Chí Minh , quận 8 không nằm ngoài qui
luật trên. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá khá
nhanh cùng với sự gia tăng dân số gây áp lực nặng nề lên môi trường quận 8 . Môi
trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm do khí thải và chất thải từ sinh hoạt , hoạt động công
nghiệp , các phương tiện giao thông


2
Vấn đề đặt ra là mức độ ô nhiễm nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí
Minh thay đổi như thế nào trong những năm gần đây . Chính quyền các cấp và
người dân phải làm gì để bảo vệ môi trường .
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra , tôi chọn đề tài : “Phát triển kinh tế -xã hội và
ảnh hưởng đén môi trường ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh”
1.2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đúc kết các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế -xã hội
Nghiên cứu tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến môi trường
1.2.2. Nhiệm vụ
Tìm hiểu, nghiên cứu, đúc kết cơ sở lý luận về môi trường nói chung và môi
trường nước và không khí nói riêng
Tìm hiểu hiện trạng môi trường nước và không khí tại quận 8 thành phố Hồ Chí
Minh
Phân tích những tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến ô nhiễm môi

trường nước và không khí ở quận 8
Đưa ra một số đề xuất , kiến nghị để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước
và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian hiện nay và sắp tới
1.3. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu những nguyên nhân và phương hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường và một số biện pháp giảm tác động của sự phát triển kinh tế -xã hội đến
môi trường chứ không đi sâu vào xử lý kỹ thuật
1.3.1. Không gian : Phát triển kinh tế -xã hội và ô nhiễm môi trường ở Quận 8
1.3.2. Thời gian : Nghiên cứu sự phát triển kinh tế -xã hội và môi trường trong
vòng 10 năm từ 2001-2010
1.3.3. Nội dung : Phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của của nó đến môi
trường nước và không khí ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những năm gần đây vấn đề nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường rất được
quan tâm ở Việt Nam , nhất là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh .


3
Những năm trước đây đã có nhiều người nghiên cứu về mức độ ô nhiễm tiếng ồn do
giao thông , ô nhiễm khí do giao thông , môi trường nước kênh Tàu Hủ -Bến Nghé
–Kênh Đôi- Kênh Tẻ . Và nhiều bài báo cáo nghiên cứu về môi trường ở thành phố
Hồ Chí Minh .
Riêng đề tài nghiên cứu về môi trường nước và không khí ở một quận , huyện
thì hầu như chưa có ai nghiên cứu
Đề tài này nêu lên hiện trạng môi trường nước và không khí ở quận 8 thành phố
Hồ Chí Minh nhằm góp phần nghiên cứu môi trường trong thành phố , từ đó đưa ra
một vài kiến nghị cụ thể về bảo vệ môi trường cho toàn thành phố nói chung và cho
quận 8 nói riêng
1.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Quan điểm

1.5.1. Quan điểm hệ thống
Khi nghiên cứu một hệ thống , không những phải chú ý đến hệ thống bên trong
của nó mà còn phải chú ý đến tính hệ thống bên ngoài của nó , phải nghiên cứu cấu
trúc đứng và cấu trúc ngang của hệ thống và sự hoạt động của hệ thống (cấu trúc
động lực)
1.5.2. Quan điểm lãnh thổ
Bất cứ một lãnh thổ nào muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính
đến yếu tố môi trường , gồm môi trường tự nhiên và môi trường sản xuất xã hội.
Chúng còn quan hệ chặt chẽ , khăng khít , còn tác động lẫn nhau trong thế cân đối
thống nhất . Quan điểm lãnh thổ sẽ chỉ ra cho thấy mối liên hệ giữa môi trường đến
tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội , giải quyết hài hoà mối
quan hệ giữa phát triển và môi trường
1.5.3. Quan điểm lịch sử- viễn cảnh
Mỗi đối tượng nghiên cứu đều có nguồn gốc phát sinh và luôn biến đổi. Do đó,
trong quá trình nghiên cứu và đánh giá đối tượng phải dựa trên quan điểm lịch sử để
hiểu biết lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển cũng như những nguyên nhân thay
đổi và có thể dự báo xu thế phát triển của chúng trong tương lai.


4
1.5.4. Quan điểm phát triển kinh tế bền vững
Phát triển bền vững là mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế xă hội
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Từng ngành, từng khu vực kinh tế và
từng địa phương phải xây dựng được đường lối chính sách phát triển kinh tế gắn với
việc đảm bảo môi trường, mang lại cuộc sống trong lành cho con người. Nghiên
cứu sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến môi trường cũng phải tuân thủ
chặt chẽ định hướng phát triển này.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
1.5.2.1.


Phương pháp tổng hợp tài liệu

Một phần số liệu và thông tin sử dụng trong đề tài được tổng hợp từ các
nguồn tài liệu trong và ngoài nước, bao gồm:
- Các tài liệu thống kê về kinh tế và môi trường của Việt Nam và thế giới
- Các báo cáo khoa học trong lĩnh vực kinh tế và môi trường
- Các báo cáo của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực kinh tế và môi
trường
1.5.2.2.

Phương pháp thiết lập bảng và biểu đồ

Các số liệu thu thập được từ nguồn tổng hợp tài liệu và nguồn điều tra, khảo
sát thực tế được xử lý dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ và sơ đồ để dễ dàng đánh
giá và so sánh
1.5.2.3.

Phương pháp so sánh

-So sánh các số liệu thu thập được với các tiêu chuẩn
Các số liệu về hiện trạng môi trường được so sánh với tiêu chuẩn môi trường
của Việt Nam để đánh giá mức độ tác động
-So sánh giữa các số liệu và thông tin thu thập được với nhau
So sánh các số liệu cùng loại theo trình tự thời gian để phát hiện khuynh
hướng phát triển
So sánh giữa số liệu và thông tin của Việt Nam với các nước khác nhằm phát
hiện mức độ cần thiết phải cải thiện


5

1.5.2.4.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xă hội nói chung, và số
liệu thống kê về môi trường là những thông tin dữ liệu đầu vào cho việc nghiên cứu
đề tài. Đồng thời, để việc thực hiện các nội dung nghiên cứu theo một chuẩn mẫu
định sẵn, thì các loại số liệu thống kê cần thu thập phải được hệ thống hoá theo đề
cương đă vạch sẵn để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho bước tổng hợp sau
này.
Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm: thống kê qua các tài liệu báo cáo và sổ
sách lưu trữ tại các cơ quan hữu quan; thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc
ngoài thực địa; thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ; thống kê qua các bảng
điều tra với hệ thống chỉ tiêu đă định… Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp
không thể thiếu được, với các số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng
bộ cao và giảm bớt thời gian đi thực địa.
1.5.2.5.

Phương pháp bản đồ

Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lý trên thực địa, giúp cho việc
thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng địa lý một cách
khoa học và trực quan nhất. Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duy
nhất thể hiện sự phân bố không gian các điểm quan trắc môi trường và các lãnh thổ
địa lý.
1.6. Cấu trúc luận văn
Luận văn chia làm 3 phần, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chia làm 3
chuơng:
Chuơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế - xã hội và tác động của kinh tế
đến môi truờng

Chuơng 2: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và những ảnh huởng của nó
đến môi truờng Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Định hướng và giải pháp


6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI MÔI TRƯỜNG
NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ
1.1.

Phát triển
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật:

hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
1.2.

Phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng
trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội,
tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ
khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá
trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường,
thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa
với mức độ hạnh phúc hơn.
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,
nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài

người trong quá trình sống.
1.3.

Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

1.3.1. Khái niệm
Nguồn lực (Resource) là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang
và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của một quốc gia.
Có nhiếu quan niệm khác nhau nhưng chúng thống nhất ở một số điểm sau:
- Nguồn lực phát triển là tổng thể các yếu tố kinh tế, phi kinh tế cả trong
nước và nước ngoài đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến xã hội
theo hướng tiến bộ của một quốc gia.
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn lực tài nguyên thiên nhiên,
tài sản quốc gia, nguồn nhân lực và các yếu tố phi vật thể khác, bao gồm cả trong
nước và nước ngoài có khả năng khai thác, sử dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và


7
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
1.3.2. Phân loại : Có nhiều cách phân loại
Theo tính chất của nguồn lực phát triển:
Các nguồn lực vật chất
Bao gồm nguồn lực lao động; nguồn lực khoa học-công nghệ; nguồn vốn và
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Đây là các nguồn lực đầu vào trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mong muốn.
Nhưng mức độ tham gia của các nguồn lực phụ thuộc trước hết vào trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; tính chất của từng loại sản phẩm và hiệu quả sử dụng
các nguồn lực phát triển. Ngoài ra mức độ tham gia của các nguồn lực vào quá trình
sản xuất còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của nhà nước.
Các nguồn lực phi vật chất:

Thể chế chính trị: Tuy đây không phải là yếu tố kinh tế, song lại là nguồn lực
quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong một xã hội, thượng tầng kiến trúc luôn có mối quan hệ biện chứng với hạ
tầng cơ sở, chính trị luôn có mối quan hệ biện chứng với kinh tê, trong đó kinh tế là
cơ sở để phát triển chính trị nhưng chính trị lại là sự biểu hiện tập trung của kinh tế,
không có chính trị phi kinh tế và ngược lại. Một quốc gia có đường lối chính trị
đúng đắn sẽ tập hợp được mọi thành viên trong xã hội, tạo ra sự đồng thuận, ổn định
chính trị- xã hội, môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút được nguồn lực trong nước và
nước ngoài cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, thể chế chính trị
không ổn định, tất yếu sẽ kéo theo suy thoái kinh tế và tệ nạn xã hội gia tăng. Như
vậy, thể chế chính trị có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
- xã hội
Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách: Có thể chế chính trị đúng, song cơ chế
quản lý và hệ thống chính sách vĩ mô không hợp lý, thiếu căn cứ khoa học và thực
tiễn thì cũng không thể huy động , khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
trong nước và nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không thể phát triển kinh
tế - xã hội theo hướng bền vững. Không những thế cơ chế quản lý và chính sách vĩ
mô không hợp lý sẽ dẫn đến khai thác, sử dụng lãng phí các nguồn lực và hiệu quả


8
kinh tế - xã hội kém, kinh tế suy thoái, thậm chí dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã
hội.
Đặc điểm tôn giáo, truyền thống, dân tộc, tính cộng đồng: Đây là các nguồn lực
mang tính nhân văn, là sức mạnh tinh thần, nó khuyến khích mọi thành viên xã hội
tự rèn luyện, nâng cao năng lực và ý chí để hoàn thành tốt nhiệm vụ của công dân,
góp phần thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Tính cộng đồng cao sẽ tạo ra sức mạnh tập thể lớn hơn, góp phần nâng
cao năng suất lao động, hiểu quả kinh tế - xã hội.
Kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế

nào ? Sản xuất cho ai? Đều do thị trường quyết định. Nhưng trong thực tế không
phải ai tổ chức sản xuất kinh doanh cũng thành công . Sự thành, bại trong sản xuất
kinh doanh còn phụ thuộc vào việc biết vận dụng các kiến thức khoa học, nắm bắt
nhu cầu thị trường và kinh nghiệm quản lý vào quá trình tổ chức, điều hành sản xuất
kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, người có kinh nghiệm quản lý sản xuất
kinh doanh, có năng lực cạnh tranh thì sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất thu lợi nhuận
cao và ổn định. Do vậy, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh không chỉ là yếu
tố sản xuất đơn thuần, mà còn là nguồn lực rất quan trọng trong quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo khu vực hành chính quốc gia, ta có :
Nguồn lực trong nước
Nguồn lực nước ngoài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nguồn lực nước ngoài có ý
nghĩa rất quan trọng đối với mọi quốc gia, Nhưng nguồn lực nước ngoài chỉ bao
gồm các nguồn lực vật chất và kinh nghiệm quản lý. Các nguồn trong nước bao
gồm các nguồn lực vật chất và các nguồn lực phi vật chất. Nguồn lực trong nước
nhiều hay ít, mạnh hay yếu phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định
của mỗi quốc gia. Như vậy, thể chế chính trị, cơ chế chính sách, đặc điểm dân tộc,
tôn giáo, truyền thống, tính cộng đồng là các yếu tố nguồn lực phát triển riêng có
của mỗi quốc gia, dân tộc, chứ không thể trao đổi, mua bán hay áp đặt dưới bất kỳ
hình thức nào


9
Dựa theo nguồn gốc, ta có: vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã
hội
- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay
cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. Trong xu
thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực góp phần định
hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những
nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển
kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho
sự phát triển.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học
– kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác, có vai trò
quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất
nước trong từng giai đoạn.
1.4.

Môi trường

1.4.1. Khái niệm
Ngày nay người ta đã thống nhất với nhau về định nghĩa: “Môi trường là các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong
một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác
lẫn nhau và tác động lên cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển.
Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều
hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người”.
1.4.2. Phân loại môi trường theo tự nhiên và xã hội
- Môi trường tự nhiên (natural environment): là tất cả những môi trường mang
tính tự nhiên: sông, suối, đất, không khí, rừng, biển,…
- Môi trường xã hội nhân văn (environment of social humanities): là môi
trường giáo dục, hoạt động xã hội vì được con người cấu thành, phát triển trong mối
tương tác của con người với con người và con người với những hoạt động sống
trong xã hội liên quan với các dân tộc khác.


10
1.4.3. Ô nhiễm môi trường

1.4.3.1.

Khái niệm

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một
giới han cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và sinh vật.
Luật bảo vệ môi trường định nghĩa ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính
chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) định nghĩa ô nhiễm môi trường là việc chuyển
các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức
khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường
sống.
Các khái niệm về ô nhiễm môi trường:
* Ô nhiễm sơ cấp: là ô nhiễm nguồn, là ô nhiễm do chất thải từ nguồn thải trực
tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
* Ô nhiễm thứ cấp: là ô nhiễm được tạo thành từ ô nhiễm sơ cấp và đã biến đổi
qua trung gian rồi mới thải vào môi trường.
* Nhiễm bẩn: là trường hợp trong môi trường xuất hiện các chất lạ làm thay
đổi thành phần vi lượng, hóa học, sinh học của môi trường nhưng chưa đến mức
làm thay đổi tính chất và chất lượng của môi trường thành phần.
1.4.3.2.

Phân loại
Theo nguồn phát sinh

 Ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp: ví dụ như ô nhiễm khí
thải từ các nhà máy, xí nghiệp, ô nhiễm kim loại nặng từ các khu khai thác mỏ, ô
nhiễm phóng xạ từ các nhà máy hạt nhân…
 Ô nhiễm môi trường do các hoạt động nông nghiệp: ví dụ như việc sử dụng

phân bón, thuốc trừ sâu quá liều đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
 O nhiễm từ sinh hoạt của con người: thắp sáng, đun nấu, giặt giũ, tắm giặt….
 Ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải: khí thải từ các phương
tiện giao thông như: máy bay, xe lửa, ô tô, xe máy…


11
Theo tài nguyên
 Ô nhiễm môi trường đất.
 Ô nhiễm môi trường nước.
 Ô nhiễm môi trường không khí.
Theo tác nhân gây ô nhiễm
 Ô nhiễm do tác nhân vật lý.
 Ô nhiễm do tác nhân hóa học.
 Ô nhiễm do tác nhân sinh học.
Theo bản chất của tác nhân gây ô nhiễm
 Ô nhiễm hữu cơ.
 Ô nhiễm vô cơ.
 Ô nhiễm hóa học.
 Ô nhiễm vi sinh vật.
 Ô nhiễm phóng xạ.
1.5.

Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Các kết quả nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết EKC và bằng chứng thực tế

trên thế giới cho thấy rằng ngưỡng thu nhập GDP đầu người tối thiểu bắt đầu chứng
kiến một số cải thiện đáng kể về môi trường là 3 000-4 000 USD/người/năm. Thế
nhưng, mục tiêu GDP đầu người của Việt Nam đến đầu năm 2008 chỉ mới đạt
khoảng 960 USD/năm. Ngay cả thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế

cao nhất cũng chỉ ở mức 2 500USD/năm. Như vậy chúng ta vẫn còn nằm ở vị trí
bên trái của đường cong EKC của bất kỳ loại ô nhiễm nào và còn cách khá xa với
ngưỡng chuyển đổi nhỏ nhất để có thể bắt đầu chứng kiến sự phục hồi đáng kể của
chất lượng môi trường
Nhận xét:
Chúng ta đã thấy mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường dưa trên nền tảng
lý thuyết đường cong U ngược Kuznets môi trường (EKC). Theo đó, ô nhiễm tăng
dần là không tránh khỏi trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế nhưng sau đó
khi thu nhập tăng lên ô nhiễm đạt đến đỉnh cao nhất rồi giảm dần xuống. Nguyên
nhân là khi thu nhập tăng lên, người dân có ý thức hơn về giá trị môi trường, luật


12
pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi hành trở nên nghiêm khắc và
hiệu quả hơn, các công nghiệp sạch, công nghiệp tiên tiến được nghiên cứu và áp
dụng rộng rãi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường.
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng như các bằng chứng thực tế ở trên thế giới
cũng đã chứng minh được mối quan hệ EKC đối với hầu hết các loại chỉ tiêu ô
nhiễm (không khí, nước, chất thải rắn). Tuy nhiên, ngưỡng chuyển đổi tìm thấy của
các loại chỉ tiêu ô nhiễm ở các quốc gia đều nằm ở mức thu nhập GDP đầu người
rất cao từ

3 000 USD đến trên 15 000 USD.

Môi trường nước mặt

1.6.

1.6.1. Thành phần của môi trừơng nước
Môi trường nước có các thành phần như: các chất rắn, chất hòa tan, chất lơ

lửng dạng huyền phù, các ion, các chất khí, các chất lỏng…, các thành phần sinh
học. Nghĩa là môi trường nước có đây đủ các thành phần của một môi trường hoàn
chỉnh. Ngoài nước (H 2 O) còn có chất rắn, chất vô cơ, có chế độ nhiệt, có đa dạng
sinh học, có các loài thực động vật, vi sinh vật trong nước và trên mặt nước.
1.6.1.1.

Thành phần sinh học

Mức độ đa dạng sinh học trong một môi trường nước nào đó phụ thuộc nhiều
yếu tố vô sinh như nhiệt độ, chế độ dòng chảy, thành phần hóa học và phụ thuộc
ngay cả chủng loại sinh học của chúng. Có nhiều tác giả chia đa dạng sinh học ra
nhiều thành phần: phiêu sinh (plankton), trong đó lại chia ra phiêu sinh động vật
(zooplankton) và phiêu sinh thực vật (phytoplankton), sinh vật ăn nổi, cá, sinh vật
đáy. Có tác giả lại chia theo từng loại: chim, cá, động vật có vú…. thực vật thủy
sinh…
- Vi khuẩn (bacteria) là các loài thực vật đơn bào có kích thước 0,5 - 5 µm. Nó
có thể có dạng hình que, hình cầu, hình xoắn (ta gọi là cầu khuẩn, xoắn khuẩn).
Trong môi trường nước, vi khuẩn ở một nhiệt độ nhất định có tác dụng phân hủy
chất hữu cơ. Người ta chia vi khuẩn ra thành nhiều nhóm: vi khuẩn dị dưỡng
(hehterotrophic) và vi khuẩn tự dưỡng (autotrophic).
- Ngoài vi sinh vật còn có cả nấm hoặc các men. Nấm và các men phát triển
trong những môi trường pH thích hợp với tốc độ rất nhanh.


13
Chính vì vậy mà các quá trình lên men rượu, trái cây, bánh mì được thuận lợi
hoặc nấm mốc dùng làm tương, chao cho ra sản phẩm đặc trưng.
- Vi rút trong môi trường nước: chúng được phát hiện dưới kính hiển vi diện tử
có kích thước 20 – 100 nanoment. Chúng là những loại ký sinh trong tế bào của ký
chủ và cũng sinh sản không ngừng trong lòng ký chủ.

- Rong tảo (algae) trong môi trường nước thường có cấu trúc đơn bào, có khi
tạo nhiều đơn bào thành những nhánh, có màu sắc mà mắt thường có thể nhìn thấy
được. Chúng có khả năng sử dụng CO 2 hòa tan thành carbon cùng với các chất
khác.
1.6.1.2.

Thành phần hoá học chủ yếu

Môi trường nước gồm những hợp chất hữu cơ, vô cơ và hữu cơ, có thể tồn tại
ở các dạng: ion, hòa tan.
Các ion trong môi trường nước: các acid bazơ và muối hòa tan trong nước
(xem Bảng 1.1và Bảng 1.2)
Bảng 1.1.Các ion đa lượng
Nước biển
Thành phần

Nồng độ

Thứ tự

Nồng độ mg/l

Thứ tự

19340

1

8


5

mg/l
Clo

Cl-

Natri

Na+

Sông và hồ

10770

2

6

6

2-

710

3

11

4


Magiê

2+

Mg

194

4

4

7

Canxi

Ca2+

412

5

15

2

399

6


2

8

Sulfat

Kali
Bicarbonat
Brom
Stronti

SO 4

K

+

HCO 3

140

7

58

1

-


65

8

-

-

2+

9

9

-

-

Br
Sr

-

Nguồn : Lê Huy Bá-Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh, 2004


14
Bảng 1.2.Các ion vi lượng trong môi trường nước (mg/l)
Thành phần


Nước biển

Sông và hồ

Nồng độ

Thứ tự

Nồng độ

Thứ tự

Bor (B)

4.500

1

10

15

Silic (Si)

5.000

2

13.000


3

Flo (F)

1.400

3

100

12

Nitơ (N-)

250

4

230

11

Photpho (P)

35

5

20


13

Molypden

11

6

1

18

Kẽm (Zn)

5

7

20

14

Sắt (Fe)

3

8

670


9

Đồng (Cu)

3

9

7

17

Mangan (Mn)

2

10

7

16

Niken (Ni)

2

11

0,3


19

Nhôm (Al)

1

12

00

10

Nguồn : Lê Huy Bá-Môi trường, NXB Đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh, 2004
1.6.1.3.

Các chất khí hoà tan

Trong môi trường nước có mặt hầu hết các chất khí vì các chất này đều có thể
tan được trong môi trường nước, trừ CH 4 . Tuy nhiên, nồng độ của từng chất phụ
thuộc vào nhiệt độ, áp suất của môi trường nước. Trong đó đáng chú ý là oxy hòa
tan được gọi là DO được sử dụng để đánh giá môi trường nước ô nhiễm. Ngoài oxy
còn có CO 2 . CO 2 có thể là sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ trong môi
trường nước, hoặc từ quá trình trao đổi giữa môi trường đất – nước, hoặc từ không
khí đi vào. CO 2 có thể tạo thành HCO 3 - và CO 3 2- làm cho môi trường nước trở nên
chua hơn.
- Hydrosulfua H 2 S được tạo ra trong môi trường đất phèn, môi trường yếm khí
có sự tác động của vi sinh vật. H 2 S có thể chuyển thành FeS 2 bám vào rễ cây làm
vẹt chóp rễ và làm đen rễ cây trong nước, mặt khác H 2 S có thể biến thành acid
sulfuric làm cho môi trường trở nên chua, gây mòn điện hóa học mạnh.
1.6.1.4.


Các chất rắn lơ lửng

Các chất dạng huyền phù có thể là chất vô cơ, hữu cơ, chất keo có kích thước
< 1 µm (không thể lọc được) và những chất rắn lớn hơn 100 µm (có thể lọc được).


×