Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh trà vinh từ năm 1986 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hàng Quốc Tuấn

QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn thạc sĩ Lịch sử

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hàng Quốc Tuấn

QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

Luận văn thạc sĩ Lịch sử
Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ VĂN ĐẠT
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định
trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định.

Tác giả

Hàng Quốc Tuấn


Mục Lục

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1 ......................................................................................................................... 7
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH TRƯỚC NĂM 1986 ........................................ 7
1.1. Khái quát về vùng đất, con người Trà Vinh .......................................................... 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 19
1.1.3. Truyền thống lao động sản xuất và đấu tranh bất khuất của nhân dân tỉnh
Trà Vinh qua các thời kỳ lịch sử ............................................................................. 22
1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1975 đến năm 1985 . 25
1.2.1. Tình hình kinh tế ........................................................................................... 25
1.2.2. Tình hình xã hội ............................................................................................ 34
* Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................. 38

Chương 2 ....................................................................................................................... 42
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995 ............. 42
2.1. Đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Trà Vinh...................................................................................................................... 42
2.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................ 42

2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng ........................................................................ 43
2.1.3. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh ............................. 45
2.2. Những chuyển biến của nền kinh tế tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 48
2.2.1. Về nông – lâm – ngư nghiệp......................................................................... 49
2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ............................................................... 55
2.2.3. Thương mại, dịch vụ - du lịch ...................................................................... 57
2.2.4. Tài chính – ngân hàng................................................................................... 60
2.2.5. Giao thông vận tải ......................................................................................... 62
2.2.6. Xây dựng cơ bản ........................................................................................... 64
2.3. Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 .......... 66


2.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân ............................................................... 66
2.3.2. Tình hình giáo dục, văn hóa - thông tin ........................................................ 68
2.3.3. Y tế, vệ sinh môi trường ............................................................................... 72
2.3.4. Thực hiện chính sách xã hội, dân số - kế hoạch hóa gia đình ...................... 73
2.3.5. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc .................. 76
2.3.6. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa .......................................... 77
* Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................. 79

Chương 3 ....................................................................................................................... 82
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 ............. 82
3.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................................... 82
3.2.1. Về nông – lâm – ngư nghiệp......................................................................... 84
3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ............................................................... 94
3.2.3. Thương mại, dịch vụ - du lịch ...................................................................... 98
3.2.4. Tài chính – ngân hàng................................................................................. 101
3.2.5. Giao thông vận tải ....................................................................................... 104
3.2.6. Xây dựng cơ bản ......................................................................................... 107
3.3. Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1996 đến năm 2010 ........ 109

3.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân ............................................................. 110
3.3.2. Tình hình giáo dục, văn hóa - thông tin ...................................................... 112
3.3.3. Y tế, vệ sinh môi trường ............................................................................. 116
3.3.4. Thực hiện chính sách xã hội, dân số - kế hoạch hóa gia đình .................... 120
3.3.5. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc ................ 123
3.3.6. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ........................................ 127
* Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................................

130
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 142
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 147


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
- CN - TTCN: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- DS - KHHGĐ: Dân số - kế hoạch hóa gia đình
- GD – ĐT: Giáo dục – đào tạo
- KCN: Khu công nghiệp
- KT - XH: Kinh tế - xã hội
- TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
- TM - XNK: Thương mại – xuất nhập khẩu
- THCS: Trung học cơ sở
- THPT: Trung học phổ thông


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân
tộc, việc nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực vào việc bổ sung

nguồn sử liệu cho việc xây dựng lịch sử dân tộc, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa
lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Hiện nay, lịch sử địa phương được đưa vào giảng dạy ở các cấp học phổ
thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường xã hội chủ
nghĩa, góp phần làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương, đất nước, giúp
thế hệ trẻ hình thành tinh thần yêu nước trong sáng, đồng thời qua đó giáo dục lòng
yêu quý, gắn bó với quê hương, ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc, với dân tộc.
Lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức,
thẩm mỹ và ý thức lao động cho thế hệ trẻ - chủ nhân của xã hội tương lai, bởi
nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu quê hương, xứ sở, nơi mình
đã sinh ra và trưởng thành. Mặt khác, lịch sử địa phương còn góp phần làm cho thế
hệ trẻ thấy rõ ý nghĩa của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng, tổ chức và lãnh đạo đang đem lại những thành tựu to lớn khắp mọi miền đất
nước, từ đó càng thêm yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của
dân tộc Việt Nam.
Đất Trà Vinh, quà tặng của biển Đông và sông Cửu Long, là vùng đất giàu
truyền thống lịch sử văn hóa, là vùng sinh thái đa dạng, chứa đựng nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đó chính là điều kiện lý tưởng cho những ai đến sinh
sống lập nghiệp ở vùng đất này. Cư dân Trà Vinh là một cộng đồng đa dân tộc sống
gần gũi với nhau, có đời sống văn hóa phong phú, quá trình chung sống bên nhau
của cộng đồng dân cư này cũng là quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa, đây là
hiện thực xuyên suốt lịch sử khai phá, bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất này.
Trải qua hơn hai trăm năm hình thành và phát triển, với đặc thù kinh tế văn
hóa của mình Trà Vinh có nhiều đóng góp quý báu cho dân tộc cả trong chiến đấu
chống ngoại xâm cũng như trong lao động sản xuất, làm phong phú và độc đáo


thêm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt trong quá trình khẩn
hoang về phương Nam của những cư dân người Việt vào thế kỷ XVI - XVII, trong
quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong quá trình cùng cả nước xây dựng

chế độ xã hội chủ nghĩa…
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), nhân dân Trà Vinh tiếp
nối truyền thống của cha ông nhanh chóng bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh,
đặc biệt là khôi phục và phát triển KT - XH. Sau mười năm từ ngày đất nước hoàn
toàn giải phóng (1975 - 1985), với tính cần cù, chịu thương chịu khó của nhân dân
và sự nỗ lực của Đảng bộ, các cấp chính quyền, KT - XH tỉnh Trà Vinh thu được
những thành tựu bước đầu, diện mạo tỉnh Trà Vinh dần thay đổi, đời sống người
dân được cải thiện so với trước giải phóng. Tuy nhiên công cuộc xây dựng và phát
triển KT - XH ở Trà Vinh còn nhiều khó khăn, hạn chế, điều này tác động không
nhỏ đến tốc độ phát triển KT - XH nước nhà nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối
đổi mới đã tạo điều kiện cho cả nước đẩy mạnh phát triển KT - XH nói chung, tỉnh
Trà Vinh nói riêng. Vận dụng triệt để và sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào
thực tế địa phương, KT - XH tỉnh Trà Vinh trong những năm 1986 - 2010 có những
chuyển biến quan trọng, đời sống người dân ngày càng nâng cao, những chuyển
biến về KT - XH đó nói lên tinh thần cách mạng, ý chí vươn lên trong khó khăn để
xây dựng quê hương, đất nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp của nhân dân Trà Vinh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển KT - XH tỉnh Trà
Vinh cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng khắc phục.
Việc dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển KT - XH tỉnh Trà
Vinh thời kỳ đổi mới (1986 – 2010), thấy rõ những thành tựu, sự chuyển biến mạnh
mẽ về KT - XH địa phương có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần giúp
chúng ta có cái nhìn tổng quát, hệ thống, đánh giá khách quan những thành tựu và
hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng, đây
cũng là căn cứ khoa học để các cơ quan chức năng hoạch định chính sách phát triển
KT - XH phù hợp, từ đó tạo động lực cho việc xây dựng quê hương Trà Vinh ngày


càng phát triển.
Đồng thời, việc nghiên cứu về KT - XH tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm

2010 có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp
thế hệ trẻ có thêm những hiểu biết cần thiết về quê hương mình, về công cuộc đổi
mới của Đảng và Nhà nước, từ đó thấy được trách nhiệm của mình đối với việc xây
dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh…
Với những ý nghĩa đó, tôi đã chọn vấn đề “Quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử
học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về KT - XH thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung, của địa
phương nói riêng là vấn đề được giới khoa học ở cả Trung ương và địa phương
quan tâm. Nhưng các công trình nghiên cứu về KT - XH tỉnh Trà Vinh thời kỳ đổi
mới (1986 - 2010) còn rất ít và cũng chỉ mới đề cập đến những vấn đề chung về tình
hình kinh tế hoặc xã hội của tỉnh Trà Vinh.
- Năm 1995 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh xuất bản cuốn Lịch sử tỉnh Trà
Vinh, Tập 1; tập 2 xuất bản năm 1999; tập 3 xuất bản năm 2005. Nội dung giới
thiệu về con người, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và quá trình đấu tranh cách mạng
của nhân dân Trà Vinh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
- Năm 2008, nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh Trà Vinh xuất bản cuốn Hào khí Trà Vinh, sách có đề cập đến tình
hình phát triển KT - XH của tỉnh nhưng chỉ là những phác họa mang tính chất giới
thiệu…
- Tháng 7/2000, Trung tâm Thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học Việt
Nam xuất bản cuốn Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỷ XXI, giới thiệu
ngắn gọn những thành tựu, tiềm năng, triển vọng, các chương trình kêu gọi đầu tư
và khẳng định những ưu thế về nhiều lĩnh vực địa lý, kinh tế, văn hóa, lịch sử… của
12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Trà Vinh…
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện,


hệ thống và cụ thể về quá trình chuyển biến KT - XH của tỉnh Trà Vinh từ năm
1986 đến năm 2010.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình KT - XH tỉnh Trà Vinh
trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: giới hạn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Về thời gian: từ năm 1986 đến năm 2010.
Sở dĩ tôi lấy năm 1986 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là
năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), được ghi
nhận như một mốc son của lịch sử. Với đường lối đổi mới đúng đắn do Đại hội
Đảng lần VI đề ra đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển KT - XH đất nước nói
chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Năm 2010 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là năm tổng kết,
đánh giá và rút kinh nghiệm qua hơn 20 năm đổi mới, phát triển KT - XH tỉnh Trà
Vinh và đây cũng là năm Trà Vinh đạt nhiều thành tựu về KT - XH, thị xã Trà Vinh
trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn quá trình chuyển biến KT - XH tỉnh Trà Vinh từ
năm 1986 đến năm 2010, tôi kéo dài sự nghiên cứu của mình về trước năm 1986.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài là tìm hiểu quá trình chuyển biến các
mặt KT - XH tỉnh Trà Vinh (1986 – 2010), qua đó nêu được những thành tựu, hạn
chế của quá trình đó, đồng thời chỉ ra được những nguyên nhân của những thành
tựu, hạn chế và rút ra được những kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển
KT - XH tỉnh Trà Vinh.
Từ thực tiễn của quá trình chuyển biến các mặt KT - XH tỉnh Trà Vinh (1986
– 2010), đề xuất những giải pháp, kiến nghị, nhằm đẩy mạnh phát triển KT - XH
tỉnh Trà Vinh hiện tại và trong tương lai.


4. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành đề tài này, tôi tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu chủ
yếu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về KT - XH, các
văn kiện, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước.
- Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh.
- Những kế hoạch và báo cáo tổng kết hàng năm của các sở, ban ngành và
của UBND tỉnh Trà Vinh.
- Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh.
- Các công trình nghiên cứu đề cập đến các lĩnh vực của tỉnh Trà Vinh.
- Các trang Web có liên quan đến KT - XH của tỉnh Trà Vinh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là quan điểm chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề, đặt
các vấn đề trong mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Là một đề tài lịch sử, nên phương pháp chính trong việc nghiên cứu tôi sử
dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp tiếp cận hệ
thống, đồng thời chú ý kết hợp với những phương pháp hỗ trợ khác như phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu…
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn dựng lại bức tranh toàn cảnh, có hệ thống quá trình chuyển biến
KT - XH tỉnh Trà Vinh trong hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2010), làm rõ những
thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển KT - XH tỉnh
Trà Vinh, có ý nghĩa mở đường cho giai đoạn phát triển về sau.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo góp phần vào việc nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông tỉnh Trà Vinh, giáo dục lòng yêu
nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của địa phương cho nhân dân, đặc
biệt là thế hệ trẻ.



- Luận văn còn là tài liệu tham khảo thiết thực cho các cấp chính quyền Trà
Vinh hoạch định chiến lược phát triển KT - XH địa phương trong những giai đoạn
tiếp theo.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba
chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Trà Vinh trước năm 1986
Chương 2: Kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995
Chương 3: Kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1996 đến năm 2010


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát về vùng đất, con người Trà Vinh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lịch sử hình thành và phát triển: Vùng đất Trà Vinh trước đây vốn là “xứ
Trà Vang”, tên “Trà Vang” có nguồn gốc từ một ngôn ngữ Môn cổ mà dân gian
thường gọi là “T’rah – Păng”. Tên gọi đó phản ánh đặc điểm cảnh quan xưa của
một miền châu thổ mới bồi ven sông, ven biển, có nhiều ao hồ ….
Cũng như các tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ, đất Trà Vinh trước kia là địa
bàn của vương quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ (thế kỷ I đến
thế kỷ VI). Thế kỷ thứ VII, vương quốc Khmer chiếm lĩnh và tiêu diệt vương quốc
Phù Nam, năm 1757 vua Chân Lạp cắt phần đất Trà Vang dâng cho chúa Nguyễn
Phúc Khoát, Chúa đặt thành phủ Trà Vang và phủ Măng Thít, thuộc trấn Vĩnh
Thanh. Lỵ sở của phủ Trà Vang được đặt tại thôn Vĩnh Trường (nay là các ấp Vĩnh
Bảo,Vĩnh Trường, Xuân Thạnh xã Hoà Thuận huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh,
đình Vĩnh Trường vẫn còn sắc chỉ của chúa).
Thời Gia Long, Nam Kỳ có 5 trấn, vùng Vĩnh Long và An Giang họp thành
trấn Vĩnh Thanh, đất Trà Vinh là một địa phương nhỏ thuộc trấn này. Đến năm
1832, trấn Vĩnh Thanh đổi thành trấn Vĩnh Long cùng với Phiên An, Biên Hòa,

Định Tường và Hà Tiên hợp thành 5 trấn trực thuộc thành Gia Định. Trấn Vĩnh
Long bấy giờ bao gồm 4 phủ: Định Viễn, Hoằng An, Hoằng Trị và Lạc Hoá. Phủ
Lạc Hoá gồm 2 huyện: Tuân Ngãi có 5 tổng 76 xã; huyện Trà Vang (sau đổi thành
huyện Trà Vinh) có 6 tổng và 70 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 1832, sau khi Tổng trấn
Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng bỏ trấn và chia Nam Kỳ thành
6 tỉnh trực thuộc triều đình Huế, đất Trà Vinh bấy giờ vẫn là phủ Lạc Hoá, tỉnh
Vĩnh Long.
Sau khi đánh chiếm Nam kỳ, người Pháp bãi bỏ cấp phủ Lạc Hoá, huyện Trà
Vinh (có địa bàn dọc theo sông Cổ Chiên) đổi thành hạt tham biện Trà Vinh và
huyện Tuân Ngãi (có địa bàn dọc theo sông Hậu) đổi thành hạt tham biện Bắc


Trang. Hạt Trà Vinh lúc này có 10 tổng: tổng Bình Trị với 11 thôn, tổng Bình
Phước với 13 thôn, tổng Trà Bình với 9 thôn, tổng Trà Nhiêu với 17 thôn, tổng Trà
Phú với 10 thôn, tổng Vinh Lợi với 24 thôn, tổng Vinh Trị với 17 thôn. Ngày 5
tháng 6 năm 1871, sáp nhập thêm hai tổng Ngãi Hoà, Ngãi Long của hạt Bắc Trang
(giải thể) và hai tổng Bình Khánh, Bình Hoá chuyển từ hạt Vĩnh Long.
Ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt Trà Vinh đổi thành tỉnh Trà Vinh (theo Nghị
định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương), là một trong 20
tỉnh của Nam Kỳ, lúc bấy giờ tỉnh Trà Vinh gồm các quận: Càng Long, Châu
Thành, Bàng Đa, Ô Lắc, Bắc Trang.
Ngày 1 tháng 1 năm 1928, giải thể huyện Bàng Đa và Ô Lắc thành lập huyện
Cầu Ngang và huyện Tiểu Cần trên cơ sở một phần huyện Bắc Trang và một phần
huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh có 5 quận như sau: quận Châu Thành có 4 tổng
(Trà Nhiêu, Trà Phú, Trà Bình, Bình Phước, quận lỵ tại làng Long Đức); quận Cầu
Ngang có 3 tổng (Bình Trị, Vinh Lợi, Vinh Trị, quận lỵ tại làng Thuận Mỹ); quận
Bắc Trang có 3 tổng (Ngãi Hoà Trung, Thành Hoá Thượng, Ngãi Hoà Thượng,
quận lỵ tại làng Trà Cú); quận Càng Long có 2 tổng (Bình Khánh, Bình Khánh
Thượng, quận lỵ tại làng An Trường); quận Tiểu Cần có 2 tổng (Ngãi Long, Thành
Hoá Trung, quận lỵ tại làng Tiểu Cần).

Năm 1948, tách huyện Cầu Kè từ tỉnh Cần Thơ nhập về Vĩnh Long, sau đó
nhập về Trà Vinh, lúc này Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè,
Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn.
Ngày 27 tháng 6 năm 1951, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (thuộc
chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh
thành tỉnh Vĩnh Trà, tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Trà Vinh được đổi thành tỉnh Vĩnh Bình theo
Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956.
Tháng 2 năm 1976, tỉnh Vĩnh Bình hợp nhất với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh
Cửu Long và ngày 26 tháng 12 năm 1991 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long


và Trà Vinh. Tỉnh Trà Vinh bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện: Châu Thành,
Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú.
Ngày 4 tháng 3 năm 2010, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số
11/NQ-CP, công nhận thị xã Trà Vinh trở thành thành phố Trà Vinh trực thuộc tỉnh
Trà Vinh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên (6.803,5 ha), dân số (131.360 nhân
khẩu) và các đơn vị hành chính (9 phường, 1 xã) thuộc thị xã Trà Vinh cũ.
Vị trí địa lí: Tỉnh Trà Vinh có hình thể như một tứ giác, có diện tích tự nhiên
là 2.215,16 km2 (2003), nằm giữa 9031 đến 10004 độ vĩ bắc và 105057 đến 106036
độ kinh đông. Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, có chiều dài bờ biển là
65km2; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, có ranh giới là sông Hậu, dài
hơn 60km; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới là những rạch
nước và giồng đất, dài gần 60km; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có ranh
giới là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), dài 60km.
Hiện nay tỉnh Trà Vinh được phân chia thành 8 đơn vị hành chính lớn: thị xã
Trà Vinh (năm 2010 là thành phố Trà Vinh) và 7 huyện là Càng Long, Duyên Hải,
Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Kè, Cầu Ngang với 105 xã, phường và thị trấn
(xã: 85, phường: 9, thị trấn: 12); Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành

phố Hồ Chí Minh gần 200km và cách thành phố Cần Thơ 100km.
Ở địa thế nằm kẹp giữa hai con sông lớn: sông Hậu và sông Cổ Chiên, có hai
cửa sông Cung Hầu và Định An - hai cửa sông quan trọng của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long, thông với biển Đông, Trà Vinh có vị trí quan trọng về kinh tế cũng
như quốc phòng. Thông qua các con sông và cửa sông, Trà Vinh có thể dễ dàng
giao lưu với các tỉnh bằng đường thủy.
Tuy nhiên, Trà Vinh cũng gặp nhiều bất lợi đối với sự phát triển kinh tế, do
nằm ở vị trí không phải trên đường giao lưu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
không có quốc lộ 1 đi qua, việc giao lưu theo đường bộ chủ yếu diễn ra trên tuyến
quốc lộ 53 nối liền với tỉnh Vĩnh Long và hai tuyến quốc lộ 54 và 60 nối với tỉnh
Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre.


Địa hình: Đất Trà Vinh được hình thành từ lâu đời và đã trải qua những
thăng trầm vì bị chi phối bởi những quy luật kiến tạo địa chất cùng những lần biển
lùi, biển tiến …
Vùng đất Trà Vinh được xem như là con đẻ của sông Mê Kông và biển
Đông, hai nhánh của dòng Mê Kông là sông Hậu và sông Cổ Chiên đã, đang và sẽ
tiếp tục chuyển tải phù sa ra biển để không ngừng bồi đấp cho miền đất này và theo
thời gian vùng đất Trà Vinh cứ vươn dài ra biển. Vào thế kỷ XVII, bờ biển Trà
Vinh còn ở Đôn Châu (Trà Cú) và Bến Giá (Cầu Ngang)… mà ngày nay khu vực
này nằm sâu trong nội địa. Từ năm 1940 đến nay, mũi đất Ba động (Duyên Hải) đã
dài thêm ra phía biển hàng ki lô mét…
Đất Trà Vinh, nhìn bao quát là một dải đồng bằng ven biển, không có núi
đồi, độ cao trung bình từ 2m đến 3m so với mực nước biển, nằm kẹp giữa sông Tiền
và sông Hậu; nhìn chi tiết, đất Trà Vinh có nhiều chỗ gợn lên như lớp sóng, bởi tác
động của thủy triều biển Đông trên vùng đất phù sa bồi tụ. Từ lâu đồng bào địa
phương gọi những chỗ đất gợn lên đó là “gò”, là “giồng” và đặt tên riêng cho từng
gò đất, giồng đất đó. Hợp chất đất ở các giồng, gò là cát pha sét, một số nơi có phù
sa pha bùn, các giồng đất thường trải dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Các

giồng đất có kích thước khác nhau về chiều rộng, chiều dài và độ cao: chiều rộng
khoảng 100m đến 200m, chiều dài khoảng 400m đến 2.000m, độ cao khoảng 2 đến
5m so với mặt nước biển. Ngày nay trên vùng đất Trà Vinh hiện diện hàng trăm
giồng đất như thế, song mật độ phân bố và tuổi của các giồng đất khác nhau. Nói
chung, càng gần biển các giồng đất càng dày và trẻ.
Phân loại một cách tương đối, ở Trà Vinh có: gần 2.500 ha đất giồng; gần
23.000 ha đất cát ven giồng; hơn 50.000 ha đất mặn ven biển; số còn lại là đất phù
sa ven sông rạch. Sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng
chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu
thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía Nam tỉnh là vùng đất
thấp, bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều
nơi chỉ ở độ cao từ 0,5m đến 0,8m nên hàng năm thường bị ngập mặn trong thời


gian 3 đến 5 tháng. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích
hợp cho việc tưới tiêu, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng.
Sông, rạch, biển: Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng
chiều dài 578km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông
Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ
yếu qua hai cửa sông chính là Cổ Chiên (cửa Cung Hầu) và sông Hậu (cửa Định
An), sông Cổ Chiên và sông Hậu được ví như hai đường biên lớn cho mạng lưới
sông rạch, kênh đào chằng chịt và phân bố tương đối đều như mạch máu trên khắp
cơ thể tự nhiên của trà Vinh. Mạng lưới sông rạch, kênh đào ở đây dày đặc, tính
trung bình cứ 100m2 diện tích tự nhiên có tới 10m2 diện tích mặt nước.
Có thể phân chia mạng lưới sông rạch, kênh đào ở Trà Vinh thành ba hệ
thống: hệ thống đổ ra biển (trên địa bàn huyện Duyên Hải), hệ thống đổ ra sông Cổ
Chiên (trên địa bàn huyện Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang và thị xã Trà Vinh),
hệ thống đổ ra sông Hậu (trên địa bàn huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú).
Các hệ thống sông rạch, kênh đào giao nhau tạo nên một mạng lưới lưu
thông và điều hòa thủy mực các nguồn nước cung cấp cho địa bàn tỉnh Trà Vinh, hệ

thống sông rạch, kênh đào ấy không chỉ có ý nghĩa đối với việc tưới tiêu mà còn
đem lại nguồn phù sa vô tận, bồi đắp cho dải đất Trà Vinh.
Trà Vinh có một vùng biển khá độc đáo với 65km bờ biển, hàng năm có
hàng trăm tỉ m3 nước từ thượng nguồn Mê Kông theo hai cửa sông Cổ Chiên và
sông Hậu đổ ra biển, đây là hai cửa sông rộng lớn là bãi đẻ thích hợp cho nhiều loài
thủy sản. Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ
lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm.
Vùng biển Trà Vinh có độ sâu vừa phải (từ 5,5m đến 23,8m), nhưng có đà
sóng lớn, bãi biển Trà Vinh ít cát, nhiều phù sa nên phần lớn bờ biển là bãi bùn. Do
phù sa, do bãi bùn và do đà sóng lớn nên nước biển Trà Vinh hiếm khi trong xanh,
phần lớn là có màu nâu đục, vì vậy vùng biển này còn có biệt danh là “biển nâu”.
Hệ thống biển, sông, kênh, rạch ở Trà Vinh có ý nghĩa quan trọng đối với
các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội… Ngoài chức năng tưới tiêu và vun


bón phù sa cho cây trồng, hệ thống biển, sông, kênh, rạch còn là môi trường lí
tưởng cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, là nhân tố cần thiết cho việc điều
hòa khí hậu và cân bằng sinh thái. Nó vừa góp phần làm sinh động cảnh quan của
Trà Vinh, vừa góp phần tích cực vào quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa của trà
Vinh với những miền quê khác…
Khí hậu: Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, chế độ gió ở Trà Vinh thuộc loại gió
của vùng đồng bằng ven biển nằm trong khu vực chí tuyến, phân bố gió hàng năm
như sau:
Tháng 1 và tháng 2 thường có gió theo hướng Đông - Nam từ cấp 3 đến cấp
4 (gọi là gió chướng); tháng 3 và tháng 4 là thời kỳ gió chuyển mùa, đổi hướng Tây
- Nam cấp 3 đến cấp 4; tháng 5 và tháng 6 gió mùa theo hướng Tây - Nam là chính,
đây là thời điểm hội tụ gió mùa, bắt đầu những đợt mưa dông.
Từ tháng 7 đến tháng 12, gió mùa chuyển dần theo hướng Đông – Nam rồi
sang Đông – Bắc, trung bình sức gió cấp 2.

Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những
thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định.
Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế
về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.
Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6°C, biên độ nhiệt tối cao là 35,8°C, nhiệt
độ tối thấp là 18,5°C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp khoảng 6,4°C. Toàn tỉnh
có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào: 82.800 cal/năm,
cho phép cây trồng phát triển quanh năm. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa
và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa và nắng. Ẩm độ
trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo
mùa, mùa khô có ẩm độ từ 76% đến 86%, mùa mưa có ẩm độ từ 86% đến 88%.
Chế độ mưa nắng ở Trà Vinh có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa nắng), mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp
(1.627-1.250 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và


không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Tiểu
Cần, Châu thành, thị xã Trà Vinh; thấp nhất là ở Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải.
Thời gian mưa, càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa
mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm, huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng
Long (118 ngày), thị xã Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày), Cầu
Ngang (79 ngày), lượng mưa trong mùa mưa chiếm trên 96% lượng mưa cả năm.
Trà Vinh nằm ven biển Đông, nhưng rất hiếm khi có bão mà chỉ ảnh hưởng
bão ở khu vực lân cận, trên địa bàn Trà Vinh đôi lúc xuất hiện những cơn lốc xoáy
nhỏ, trên phạm vi hẹp.
Trà Vinh nằm trong vùng vĩ độ thấp nên nhận nhiều ánh sáng, trung bình có
trên 2.500 giờ nắng mỗi năm. Trong suốt thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 hầu như
không mưa, thời gian này gọi là mùa khô, nắng hạn hàng năm thường xảy ra gây
khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa kéo dài (từ 8 đến 10 ngày) xen vào
mùa mưa. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị nắng hạn. Huyện Tiểu Cần

hạn đầu vụ (tháng 6,7), Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng
7,8), nhân dân địa phương gọi hiện tượng này là “hạn bà chằng”.
Nói chung, các yếu tố khí hậu ở Trà Vinh tương đối ổn định, ít có biến đổi
bất thường đột ngột, khí hậu ở Trà Vinh thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
Thủy văn: Vùng đất Trà Vinh trực tiếp nhận các nguồn nước từ sông Mê
Kông, nước mưa và nước biển Đông. Lượng dòng chảy của sông Hậu và sông Cổ
Chiên tương đối cao: khoảng 1.500m3/giây vào mùa khô và 6.000m3/giây vào mùa
mưa. Biển Trà Vinh nằm trong vùng biển có chế độ bán nhật triều, mỗi ngày có 2
lần nước lên và 2 lần nước xuống, chênh lệch đỉnh triều với chân triều từ 1m đến
2,5m vào những ngày triều kém và từ 2,5m đến 3,5m vào những ngày triều cao.
Đặc điểm lớn của thủy văn Trà Vinh là dòng chảy phức tạp và bị chi phối bởi
thủy triều biển Đông, chu kỳ thủy triều cường – nhược ở đây là 15 ngày. Hàng
tháng đỉnh triều cường thường xuất hiện sau ngày 1 và ngày 15 âm lịch, đỉnh triều
nhược thường xuất hiện sau ngày 7 và ngày 23 âm lịch. Biển và mạng lước sông
rạch dày đặc ở Trà Vinh đã làm cho ảnh hưởng cường - nhược của thủy triều ăn sâu


vào nội địa, nước triều cao dần theo mùa mưa và giảm dần theo mùa khô, độ mặn
của triều ảnh hưởng vào nội địa giảm dần theo mùa mưa và tăng dần theo mùa khô,
đồng thời độ mặn cũng giảm dần khi vào sâu nội địa.
Hàng năm có khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị nhiễm mặn trong
phạm vi 30km tính từ biển trở vào. Độ mặn bình quân là 4g/lít, hiện tượng nhiễm
mặn thường bắt đầu từ tháng 12 tại Hưng Mỹ (Châu Thành) trên sông Cổ Chiên và
Trà Kha trên sông Hậu. Mặn lên cao nhất vào tháng 4 tại cửa Vũng Liêm (sông Cổ
Chiên) và Cầu Quan (sông Hậu), mặn thường kết thúc vào tháng 6, thời gian sớm
hay muộn phụ thuộc vào thời gian, lượng mưa tại thượng nguồn và địa phương.
Dựa trên ranh giới độ mặn 4‰, có thể phân tỉnh ra làm 6 vùng nhiễm mặn như sau:
- Vùng mặn thường xuyên (mặn 4‰ quanh năm): chiếm 17,7% diện tích
nông nghiệp.
- Vùng mặn 5 - 6 tháng (từ tháng 1 đến tháng 6 dương lịch): chiếm 25,8%

diện tích nông nghiệp.
- Vùng mặn 4 tháng (từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 13,9% diện
tích nông nghiệp.
- Vùng mặn 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 16,6% diện
tích nông nghiệp.
- Vùng mặn 2 tháng (từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 1,8% diện
tích nông nghiệp.
- Vùng mặn 2 tháng bất thường (từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch): chiếm
15,1% diện tích nông nghiệp.
Việc canh tác 2 vụ lúa ổn định chỉ giới hạn ở vùng mặn dưới 4 tháng, riêng 1
phần khu vực Cầu Ngang và huyện Duyên Hải, thời gian nhiễm mặn dài, nguồn
nước ngọt khan hiếm lại có lượng mưa và thời gian mưa ít nên sản xuất nông
nghiệp rất khó khăn, vùng này thích hợp cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất lâm
nghiệp.
Ở Trà Vinh, độ mặn khá cao và lan trên diện rộng, nó phụ thuộc vào thủy
triều biển Đông, lượng mưa trong địa phương và ở thượng nguồn Mê Kông. Nồng


độ mặn cao nhất và lấn sâu vào nội địa nhất vào tháng 4 hàng năm, sự xâm nhập
của nước mặn còn tạo ra một vùng nước lợ, diện tích nước lợ rộng nhất vào tháng 2
hàng năm, sau đó giảm dần vào tháng 3.
Điều kiện thủy văn của Trà Vinh tác động nhiều đến mặt sinh hoạt của con
người, nó có ý nghĩa tích cực đối với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt
thủy hải sản và giao thông đường thủy, mặt khác nó cũng có những hạn chế nhất
định đến việc cung cấp nước ngọt và giao thông đường bộ.
Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai: Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01/01/2008,
tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Trà Vinh là 229.500 ha. Đất đai được chia thành
các nhóm chính như sau:
- Đất cát giồng, phân bố tại các giồng cát hình cánh cung chạy dài song song

với bờ biển thuộc các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành, độ cao
địa hình từ 1,4m đến 2m. Loại đất này thích hợp trồng cây ăn trái và hoa màu.
- Đất phù sa, chia thành các loại sau:
+ Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát phân bố chủ yếu ở Trà Cú, Duyên
Hải, Châu Thành. Đất này hình thành ở địa hình cao từ 0,8m đến 1,2m không bị
ngập nước do triều, loại đất này đang được sử dụng trồng hoa màu với cơ cấu 2-3
vụ/năm hoặc luân canh lúa – màu, tuy nhiên năng suất và mùa vụ chưa ổn định.
+ Đất phù sa không nhiễm mặn phân bố chủ yếu ở Cầu Kè, Càng Long; một
phần nhỏ phân bố ở Tiểu Cần, Châu Thành. Đất có độ cao từ 0,6m đến 1,2m, chủ
yếu trồng lúa 2-3 vụ/năm, một số diện tích có thể trồng cây ăn trái hay hoa màu.
+ Đất phù sa nhiễm mặn ít nằm trong vòng cung mặn, nước kênh rạch bị
nhiễm mặn từ 2 đến 5 tháng, loại đất này phân bố tập trung tại Trà Cú, Tiểu Cần,
Cầu Ngang; một phần nhỏ phân bố ở Cầu Kè, Châu Thành. Độ cao từ 0,6m đến
1,2m nên hầu như không bị ngập úng, đất thích hợp trồng lúa 2 vụ/năm hay 1 vụ
lúa, 1 vụ màu.
+ Đất phù sa nhiễm mặn trung bình có nguồn nước bị nhiễm mặn từ 6 đến 8
tháng phân bố tập trung ở Cầu Ngang, Duyên Hải và một ít ở Trà Cú, Châu Thành.


Đất thấp nên thường bị ngập khi triều cường hoặc ngập theo mùa, điều kiện canh
tác khá hạn chế, chỉ trồng lúa 1 vụ vào mùa mưa và kết hợp nuôi trồng thủy sản.
+ Đất phù sa nhiễm mặn nhiều tập trung ở Duyên Hải, thời gian mặn trên 8
tháng, độ mặn 100/ 00 , đất này sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, khoanh nuôi bảo vệ
rừng và làm muối.
- Đất phèn gồm có các loại:
+ Đất phèn không nhiễm mặn: phân bố ở Càng Long, Cầu Kè. Địa thế cao,
không bị ngập lũ, có thể cải tạo để trồng lúa.
+ Đất phèn nhiễm mặn ít: tập trung ở Châu Thành, Cầu Ngang, có thể cải tạo
để trồng lúa.
+ Đất phèn nhiễm mặn trung bình: phân bố ở Châu Thành, Duyên Hải, Cầu

Ngang, Trà Cú. Địa hình khá cao, từ 0,6m đến 1,2m, không thể ngập lũ, có thể canh
tác bằng cách trồng lúa mùa, nuôi thủy sản.
+ Đất phèn nhiễm mặn nhiều: tập trung ở Duyên Hải, đất nhiễm mặn quanh
năm do ảnh hưởng của biển, chỉ thích hợp trồng rừng ngập mặn.
Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Trà Vinh năm 2008
Tổng diện Đất nông
Danh mục

tích

nghiệp

Đất lâm Đất chuyên Đất ở
nghiệp

dùng

(nghìn ha) (nghìn ha) (nghìn ha) (nghìn ha)
Cả nước

(nghìn
ha)

33.115

9.420,3

14.816,6

1.553,7


620,4

Đồng bằng Sông Cửu Long 4.060,2

2.560,6

336,8

234,1

110,0

149,8

7,0

12,2

3,7

Trà Vinh

229,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê tỉnh Trà Vinh – 2008
Nhìn chung, đất đai ở Trà Vinh có đến 56% diện tích nhiễm mặn và 27%
diện tích nhiễm phèn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh phải thực hiện nhiều
dự án cải tạo đất nhằm rửa phèn, rửa mặn. Dự án thủy lợi Nam Măng Thít là một
trong những công trình trọng điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu

tư trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Mục tiêu của dự án là nhằm kiểm
soát mặn, lấy nước và giữ nước ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn cho gần 171.626


ha đất canh tác và 225.628 ha đất tự nhiên, đồng thời có nhiệm vụ cấp nước sinh
hoạt cho nhân dân trong vùng, kết hợp khai thác nguồn lợi thủy sản, phát triển giao
thông, cải tạo môi trường.
Rừng: Trước kia rừng ở Trà Vinh dày đặc, có nhiều lâm sản quý không chỉ
đáp ứng cho địa phương mà còn xuất sang các vùng kế cận. Ngày nay rừng đã bị
giảm sút về mặt diện tích, rừng tự nhiên chỉ còn lại là rừng bần, đại bộ phận diện
tích rừng đã trở thành đất trống, trảng cây thưa thớt, trữ lượng gỗ không đáng kể,
khả năng tái sinh tự nhiên thấp, tác dụng phòng hộ kém.
Tính đến năm 1994 chỉ còn lại 6.120 ha có giá trị bao gồm: bần 640 ha; đước
580 ha; mắm 400 ha; bạch đàn 100 ha; lá 4.400 ha. Còn lại 18.000 ha đất rừng và
bụi cây thưa thớt chiếm 3,81% diện tích tự nhiên. Ðất lâm nghiệp giảm do khai thác
rừng quá mức và lấy đất rừng để nuôi trồng thủy sản.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12-/2008, tổng diện
tích rừng của Trà Vinh là 6.700 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 1.300 ha,
diện tích rừng trồng là 5.400 ha, đạt tỷ lệ che phủ 2,9%. Rừng ở Trà Vinh tập trung
dọc theo 65km bờ biển gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, xã Mỹ Long Bắc, Mỹ Long
Nam (huyện Cầu Ngang) và các xã Ðôn Châu, Ðôn Xuân (huyện Trà Cú).
Thủy sản: Trà Vinh có bờ biển dài 65km, là vùng biển nông, thuộc khu vực
tiếp giáp của 2 vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là vùng biển có
nguồn tài nguyên phong phú, có giá trị kinh tế cao, biển không chỉ cho tiềm năng về
hải sản mà còn có thể phát triển thương mại và du lịch, biển Trà Vinh có nhiều tôm
cá và các loại thủy sản khác.
Trữ lượng thủy sản khoảng 1,2 triệu tấn/năm, khả năng khai thác 630.000
tấn/năm. Thực vật phù du có 73 loài thuộc 5 ngành, đa phần tập trung vào ngành tảo
Silíc và các nhóm tảo có nguồn gốc nước mặn, mật độ trung bình đạt 666 cá thể/ lít;
Động vật phù du có 48 loài, số động vật nổi vùng ven bờ đạt bình quân 15.600 cá

thể/ m3 (biến động từ 4.000 - 34.000 cá thể /m3); Động vật đáy (cỡ nhỏ) ở vùng biển
Trà Vinh khá phong phú.


Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập
nước từ 3-5 tháng/năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính là 3.000 tấn đến
44.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000 tấn đến 2.500 tấn; nguồn lợi thủy sản
vùng ven biển Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước
ven biển có độ sâu 30m đến 40m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78
giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư, trữ lượng cá vùng cửa
sông ven biển Trà Vinh khoảng 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%).
Bãi tôm cửa Định An diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5
bãi tôm ở dải ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại
hai bãi tôm chính là 97kg đến 212kg/ha (Bắc Cung Hầu) và 64kg đến 249kg/ha
(Cửa Định An); tổng sản lượng tôm biển của Trà Vinh khoảng 4.300 tấn đến 11.000
tấn/năm. Tôm càng đứng sau tôm biển về giá trị kinh tế. Ở thủy vực Trà Vinh có 11
loài, trong đó có tôm càng xanh, tôm trứng, tép bò, tôm sông; mực mỗi năm có thể
khai thác 2.000 tấn đến 3.000 tấn; sò huyết 35 tấn đến 49 tấn/năm; trữ lượng nghêu
khoảng 168 tấn đến 210 tấn.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Trà Vinh có 42.100 ha
diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản; sản lượng thủy sản khai thác năm 2008 đạt
60.820 tấn, chiếm khoảng 7% sản lượng thủy sản khai thác trong năm của khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt động khai thác thủy sản tập trung trong những
năm qua đã làm ảnh hưởng đáng kể tới nguồn lợi thủy sản của địa phương, hiện nay
sản lượng khai thác ven bờ của Trà Vinh tính theo đơn vị đánh bắt đã giảm nhiều so
với các năm trước. Nhiều ngư dân cho biết, đôi khi thu không đủ để bù chi, điều đó
chứng tỏ nguồn lợi thủy sản đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Khoáng sản: Trà Vinh là tỉnh ở hạ nguồn sông Cửu Long, độ cao địa hình từ
0-5m. Về mặt địa chất, toàn bộ tỉnh là trầm tích trẻ với nguồn gốc phù sa sông biển,
vì vậy khoáng sản ở Trà Vinh chỉ có cát san lấp, cát xây dựng không đáng kể và

một số ít sét gạch ngói.
Cát san lấp chủ yếu là cát sông, đoạn sông Tiền giáp thị xã Trà Vinh có trữ
lượng cát nhỏ, tiêu chuẩn đạt yêu cầu phục vụ san lấp trong xây dựng, có thể khai


thác 30.000 đến 50.000 m3/năm. Ở sông Hậu cồn nổi lên hầu hết là bùn, chỉ có khu
vực ấp Hòa Lạc (xã Hoà Tân) là có cát, nhưng trữ lượng nhỏ, có thể khai thác
30.000 m3/năm.
Cát xây dựng phân bố thành giồng cao 3m đến 3,5m, có dạng gần vòng cung
song song với bờ biển, dài 5km đến 10km, rộng 50m đến 70m. Khảo sát giồng cát ở
Phước Hưng thấy được mặt cắt địa chất như sau:
- Phần trên: là bột cát màu xám trắng, bột 70% - cát 30%, dày khoảng 4m.
- Phần dưới: là cát hạt mịn đến hạt vừa, bở rời, dày 1,5m đến 2m, chủ yếu là
thạch anh, mica. Thành phần độ hạt gồm:
+ Cát hạt vừa (0,50mm - 0,25mm) là 3,4 %
+ Cát hạt nhỏ (0,25mm - 1,10mm) là 95,15%
+ Bột sét (dưới 0,10mm) là 1,45%
Tài nguyên cát xây dựng tại Phước Hưng (Trà Cú) khoảng 810.000m3, đã
được dân khai thác trong xây dựng, ngoài ra tại huyện Duyên Hải và Cầu Ngang có
những giồng cát ven biển có thể khai thác cát xây dựng.
Nước khoáng, mỏ nước khoáng ở thị trấn Long Toàn, huyện Duyên Hải với
khả năng cho phép khai thác là 2.400 m3/ngày.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn trước năm 1975, hoạt động kinh tế nổi bật nhất ở Trà Vinh
vẫn là sản xuất nông nghiệp với các ngành nghề như: trồng lúa, chăn nuôi, hoa màu,
cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản …
Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2
triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm.
Nền sản xuất xã hội là nền sản xuất nhỏ, cá thể, manh mún; Sản xuất nông
nghiệp phần lớn là quảng canh, trình độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn

thấp, ruộng vườn hoang hóa còn nhiều, chăn nuôi theo tập quán ở quy mô gia đình;
ngành công nghiệp chủ yếu là TTCN với quy mô nhỏ, thủ công và bán cơ khí, sản
xuất tập trung chủ yếu ở địa bàn thị xã, ven thị xã và thị trấn.


×