Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số giải pháp về thực hiện tốt trách nhiệm và nhiệm vụ của GV nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán cho học sinh trung bình – yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.24 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Mã số :………..

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ:
“THỰC HIỆN TỐT TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA
GIÁO VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH-YẾU”

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THÚY HẰNG
NĂM SINH: 1979
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN

NĂM HỌC: 2011 – 2012

-1-


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1.
2.
3.
4.
5.

Họ và tên: Nguyễn Thúy Hằng


Ngày tháng năm sinh: 22 / 6 / 79
Nam / Nữ: Nữ
Địa chỉ: Khu Tập thể Nhà máy A42 –Biên Hòa – ĐN
Điện thọai:
CQ: 0613.882001 – NR: 0613.946535 – DĐ: 0989292602
6. Chức vụ: Giáo viên
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2001
- Chuyên nghành đào tạo: Cử nhân Toán
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Toán học
Số năm có kinh nghiệm : 12 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có :
+ Năm học 2006 – 2007:
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM TRONG
TRƯỜNG THPT ’’ (Học sinh trường Bán công )

+ Năm học 2007 – 2008:
“ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC KHÁI NIỆM HOÁN VỊ , CHỈNH HỢP , TỔ HỢP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ” (Học sinh trường Bán công )

+ Năm học 2008 – 2009:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN TRONG TRƯỜNG THPT ”
+ Năm học 2009 – 2010:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO HỌC SINH YẾU –
KÉM MÔN TOÁN TRONG TRƯỜNG THPT ”


+ Năm học 2010 – 2011:
“ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ
LUẬT TÍCH CỰC”

-2-


MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ:
“THỰC HIỆN TỐT TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC
SINH TRUNG BÌNH-YẾU”

Phần một
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
ngành Giáo dục và Đào tạo, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm
học đối với các Trường phổ thông nói chung và đối với mỗi người thầy nói riêng.
Vì vậy, việc dạy học phù hợp với đối tượng học sinh luôn là vấn đề quan trọng
được đặt ra đối với mỗi giáo viên khi đứng lớp. Song làm thế nào để học sinh
Trung bình – Yếu lĩnh hội được hết kiến thức, vận dụng vào việc luyện tập, thực
hành là một vấn đề khó, đòi hỏi GV phải có nhiều giải pháp.
Đối với các trường THPT có chất lượng đầu vào thấp thì hầu như các em đều
bị mất căn bản và không có hứng thú với việc học. Có nhiều em đến trường chỉ là
ngồi cho có lớp, cho vừa lòng cha mẹ chứ không có mục tiêu học tập. Bên cạnh
đó, cũng có những em đến trường là để thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình
sau này nhưng do kiến thức càng học lên cao càng khó, hơn nữa để học tốt môn
toán thì các em phải nắm vững kiến thức cơ bản ở những lớp dưới nhưng các em
lại bị hổng kiến thức cơ bản,do đó khi học lên cấp ba các em được nghe thầy cô
giảng thấy khá hay nhưng vẫn không hiểu gì. Cứ như vậy, các em sinh ra chán

học, thiếu tự tin trong học tập.
Là một giáo viên có nhiều năm được nhà trường phân công giảng dạy ở
nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tôi đã học hỏi được khá nhiều kinh nghiệm
và đã thành công trong việc nâng cao chất cao chất lượng bộ môn Toán tại
Trường Lê Hồng Phong, đặc biệt là cho đối tượng học sinh Trung bình – Yếu.
Chính vì vậy, trong chuyên đề này, tôi muốn trình bày: “Một số giải pháp về
thực hiện tốt trách nhiệm và nhiệm vụ của GV nhằm nâng cao chất lượng
dạy học môn Toán cho học sinh Trung bình – Yếu”

-3-


Phần hai
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1.Thuận lợi
Là một giáo viên thường xuyên được nhà trường phân công cho giảng dạy
các lớp phụ đạo bồi dưỡng học sinh yếu và các lớp chính khóa có nhiều học sinh
trung bình - yếu nên có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Thường xuyên được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên, khuyến khích của
Lãnh đạo Nhà trường để giáo viên nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học
Trong những năm học gần đây, những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục đã được nhà trường quán triệt và thực hiện tốt nên đa số học
sinh , đặc biệt là các em học sinh có lực học trung bình - yếu có sự chuyển biến
tích cực trong nhận thức.
Đa số cha mẹ học sinh có trách nhiệm đều rất quan tâm, lo lắng trong việc
giáo dục học sinh và những học sinh trung bình - yếu cũng có ý thức khát vọng
vươn lên.
2. Khó khăn

a. Năng lực học tập của học sinh không đồng đều, có sự phân hoá cao.
Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, khả năng tiếp thu bài hạn chế, hầu hết
các em đều bị mất căn bản; ý thức tự học, trao đổi còn yếu, thiếu tự tin. Ở mỗi
lớp chỉ có một số ít học sinh có lực học khá, còn lại là HS có lực hoc TB-Y. Sự
không đồng đều này là một trong những khó khăn lớn trong việc nâng cao chất
lượng giờ dạy.
b. Đa số học sinh thiếu phương pháp học tập.
Phần lớn vẫn thiên về học vẹt, học thuộc lòng bài giảng. Không có thói quen
phát biểu, trao đổi cùng GV những vấn đề chưa hiểu. Chưa hình thành các kĩ
năng vận dụng kiến thức được học vào việc giải quyết các vấn đề mới. Vì vậy
thường lúng túng khi gặp phải đề thi không quen thuộc. Rất ít học sinh có khả
năng học theo phương pháp hệ thống hoá, sơ đồ hoá. Thực hiện thiếu hiệu quả
việc học tập, trao đổi theo nhóm.
c. Một bộ phận phụ huynh chưa sâu sát với việc học tập của học sinh,
chưa xây dựng cho con em ý thức vượt khó trong học tập và thường khoán
trắng việc giáo dục con em họ cho thầy cô và nhà trường
Thực trạng này khiến việc tác động, phối hợp giữa GV, nhà trường và gia
đình HS còn gặp khó khăn. Đây là một trong những trở ngại lớn cho giáo viên
-4-


trong việc nâng cao chất lượng dạy học, vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải tận
tâm và có lòng kiên trì.
Trong 3 nguyên nhân trên, thì nguyên nhân thứ 2 được xác định là nguyên
nhân chính đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả việc học môn toán của học sinh.

Phần ba
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ Nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ VI: “ Nâng cao chất lượng

giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách XHCN của
thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hoá, có kỹ thuật, có kỷ luật và giàu
tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động
của xã hội ”.
Môn toán là một trong những môn học chính trong chương trình và là một
trong những môn thi Tốt nghiệp đã được biết trước nên bản thân cũng như Tổ
chuyên môn luôn tìm mọi biện pháp để việc dạy học có chất lượng cao.
Biện pháp để Nâng cao chất lượng bộ môn Toán đã góp phần thực hiện thành
công các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục.
B. Cơ sở thực tiễn
Về phía học sinh
Trong những năm qua:
Số lượng học sinh có lực học trung bình - yếu môn toán ở Trường THPT Lê
Hồng Phong chiếm tỉ lệ cao .
Khả năng tiếp thu bài hạn chế, hầu hết các em đều bị mất căn bản; ý thức tự
học, trao đổi còn yếu, thiếu tự tin và chưa tìm được phương pháp học tập có hiệu
quả.
Trong những đợt kiểm tra, thi học kì kết quả còn thấp.
Về phía giáo viên
Phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa thu hút, lôi cuốn được sự
chú ý của một số em có lực học trung bình – yếu.
Về phía Lãnh đạo Nhà trường
Luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên , khuyến khích giáo viên nghiên
cứu để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học.
Thực tế trên đã làm cho Tổ Chuyên môn nói chung, cá nhân giáo viên tôi
nói riêng phải thường xuyên suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để nâng cao chât lượng
dạy học bộ môn Toán trong trường THPT có chất lương đầu vào thấp.
-5-



C. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Do đặc điểm của học sinh trung bình – yếu môn toán là khả năng tiếp thu
bài hạn chế; ý thức tự học, trao đổi còn yếu, thiếu tự tin trong học tập; bị hổng
kiến thức căn bản ở những lớp dưới và chưa tìm được phương pháp học tập có
hiệu quả nên từ thực tế giảng dạy đối tượng học sinh trên , tôi thấy: Để nâng cao
chất lượng cho học sinh trung bình – yếu môn toán ,đòi hỏi phải nâng cao vai trò
trách nhiệm của người GV, mà cụ thể ở đây đó là ý thức trách nhiệm, sự tận tâm
và lòng kiên trì của người thầy. Nếu chúng ta chỉ đưa ra giải pháp mà thiếu ý
thức trách nhiệm, sự tận tâm và lòng kiên trì nhẫn nại của người thầy thì sẽ không
thể thành công trong việc nâng cao chất lượng cho học sinh Trung bình- yếu và
ngược lại.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán cho học sinh, đặc biệt
là học sinh trung bình - yếu trong trường THPT, tôi đã đưa ra “ Một số giải pháp
về thực hiện tốt trách nhiệm và nhiệm vụ của Giáo viên nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn Toán cho học sinh Trung bình –Yếu”, cụ thể là:
• Ý thức trách nhiệm, sự tận tâm và lòng kiên trì của người thầy
• GV phải chú trọng việc chuẩn bị nội dung cho phù hợp với đối tượng
học sinh
• Chú trọng phương pháp truyền đạt kiến thức
• Phát hiện và chỉnh sửa triệt để những sai sót trong kỹ năng giải toán
của học sinh
• GV phải hiểu rõ năng lực học tập của từng học sinh
• Luôn có tinh thần cầu tiến để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
• Xây dựng chuẩn đánh giá trình độ học sinh
• Thường xuyên dùng các giải pháp tâm lý
1. Ý thức trách nhiệm, sự tận tâm và lòng kiên trì của người thầy
Với đối tượng học sinh có lực học Trung bình- Yếu môn toán, giáo viên cần
tìm hiểu từng hoàn cảnh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học yếu của các em để
có phương pháp giảng dạy phù hợp. Tạo điều kiện để các em trình bày những suy
nghĩ của mình, giúp các em giãi bày tâm sự. Chính sự thân thiện, gần gũi, thái độ

quan tâm của thầy cô sẽ là động lực lớn cho các em dần yêu thích môn học. Để
làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải có ý thức trách nhiệm, sự tận tâm và
lòng kiên trì.
2. GV phải chú trọng việc chuẩn bị nội dung cho phù hợp với đối tượng
học sinh
GV cần nắm vững hệ thống kiến thức trong chương trình để lên kế hoạch
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
-6-


Trong các tiết bài tập, GV xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra để tìm cách
giải đơn giản nhất nhằm giúp HS dễ tiếp thu và nắm vững được kiến thức cơ bản.
Sau mỗi chương, giáo viên cần hệ thống lại cho học sinh những kiến thức
trọng tâm và các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao để học sinh ôn tập được dễ
dàng.
3. Chú trọng phương pháp truyền đạt kiến thức
Trong cách dạy, phải dạy từ cơ bản đến nâng cao dựa trên chuẩn kiến thức,
không cần phải bổ sung, nâng cao đối với HS trung bình- yếu; cần giúp HS nắm
được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và gây sự hứng thú khi học Toán
cho các em.
Ví dụ:
Giáo án minh họa:
BÀI TẬP §2.TÍCH PHÂN
( Phương pháp đổi biến số)
( Tiết 45, Giải tích lớp 12, Chương trình chuẩn)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Làm cho học sinh nắm được phương pháp tính tích phân
bằng phương pháp đối biến số.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng tính tích phân dựa vào phương pháp
đổi biến số.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phấn, phiếu học tập, phương tiện khác.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức về: bảng nguyên hàm , tính tích
phân bằng phương pháp đổi biến số và làm các bài tập về nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Gợi mở vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – Trình chiếu
GV ghi bài tập lên
HS theo dõi bài tập
Tính:
0
1
bảng.
và suy nghĩ cách làm.
2
a) ∫ ( x + 1) dx ; b) ∫ ( x − 2 ) x 7 dx
−1

0

Giải
0

GV gọi 2 HS lên
bảng, yêu cầu các HS

khác làm vào giấy
nháp.

2 HS lên bảng trình
bày lời giải.

-7-

2

a) ∫ ( x + 1) dx =
−1

0

∫(x

−1

2

)

+ 2 x + 1 dx


0

GV gọi HS khác
nhận xét và chỉnh sửa

lại( nếu cần)

HS nhận xét bài của
bạn.

 x3

1
=  + x2 + x ÷ =
 3
÷

 −1 3
1

1

b) ∫ ( x − 2 ) x dx = ∫ ( x8 − 2 x 7 ) dx
7

0

0

1

 x 9 x8 
= − ÷
 9 4 0
GV chốt lại nội dung

kiểm tra bài cũ, sau đó
đặt vấn đề bằng cách
đưa ra bài toán để HS
giải quyết.
Tính:
HS dựa vào công thức:
0
xα dx(α ≠ −1) để giải
2012

a) A = ∫ ( x + 1)
dx
quyết bài toán.
−1
1

=

−5
36

b) B = ∫ ( x − 2 ) xdx
7

0

Từ bài toán trên, GV
dẫn dắt HS vào bài
mới.
3. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV ghi bài 1 lên bảng

HS theo dõi và suy
nghĩ cách làm.

Ghi bảng – Trình chiếu
Bài 1. Tính các tích phân sau:
π
2

a) A = ∫ sin 4 x cos xdx
0
ln 2

b) B =


0

0

c)C =

ex
dx
ex + 1


∫ ( x + 1)

2012

dx

−1

Lời giải
π
2

. a) A = sin 4 x cos xdx

GV gọi 3 HS lên
HS lên bảng làm bài
bảng làm bài 1, còn các theo yêu cầu của GV
-8-

0

Đặt u = sinx ⇒ du = cos xdx


HS khác làm vào vở
nháp.

Đổi cận:
x =0⇒u =0

π
x = ⇒ u =1
2
Do đó:
1

1

u5
1
A = ∫ u du =
=
5 0 5
0
4

ln 2



b) B =

0

ex
dx
ex + 1

Đặt u = e x + 1 ⇒ du = e x dx
Đổi cận:

x=0⇒u=2
x = ln 2 ⇒ u = 3

Do đó:
B=

3



2

3
du
= ln u = ln 3 − ln 2 .
2
u
0

2012
x
+
1
dx
(
)


c)C =
GV gọi HS nhận xét.

GV chốt lại nội
dung bài 1

HS nhận xét bài làm
của bạn.
HS ghi nhớ cách
làm bài 1

−1

Đặt u = x + 1 ⇒ du = dx
Đổi cận:

x = −1 ⇒ u = 0
x=0⇒u=1

Do đó:
1

u2013
C = ∫ u2012 du =
2013
0

Từ cách giải của bài
HS suy nghĩ tìm lời
1. GV yêu cầu HS suy giải.
nghĩ cách giải bài 2.

π

2

b) B =


0

Giải

-9-

0

a) A= ∫ sin3 x.sin 2 xdx
0

Theo dõi GVHD, sau
đó 2 HS lên bảng

=

1
2013

Bài 2. Tính các tích phân sau:

ln 2

GV hướng dẫn HS(nếu
cần)


1

e2 x
dx
ex + 1


π
2

làm.

a) A= ∫ sin3 x.sin 2 xdx
0

Ta có:
π
2

A= ∫ sin3 x.2 sin x cos xdx
0

π
2

1 2
= 2 ∫ sin 4 x cos xdx = 2. =
5 5
0


( Theo kết quả câu b của bài 1)
ln 2
e2 x
b) B = ∫ x dx
e +1
0
GV gọi HS nhận xét.

HS nhận xét bài làm
của bạn.

ln 2

Ta có: B =


0

Ngoài cách trình bày HS tham khảo cách
trên, GVHD cho HS
trình bày khác.
cách trình bày khác. Ví
dụ:
π
2

a) A = ∫ sin x cos xdx
0


π
2

=

sin x
5

0

=

x = ln 2 ⇒ u = 3

Do đó:
3

3


u −1
1
du
=
1


∫ u
∫  u ÷du .
2

2
3
2

0

π
2

x=0⇒u=2

= ( u − ln u ) = 1 + ln

= ∫ sin 4 xd (sin x)
5

Đặt u = e x + 1 ⇒ du = e x dx
Đổi cận:

C=

4

e x .e x
dx
ex + 1

2
3


1
5

4. Củng cố - dặn dò
a) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi tính tích phân bằng phương pháp đổi biến
số ta cần lưu ý ?
b) Phiếu học tập( Bài tập về nhà)
( GV yêu cầu HS suy nghĩ để đưa ra phương pháp giải của từng câu, sau đó về
nhà làm)
- 10 -


Tính các tích phân sau:
1)

5



π
2

x 4 + x2 dx

4) ∫ (1 + sin x)8 cos xdx

0

0
π

2

2

2) ∫ 4 − x2 dx

5) ∫ ( x + 1)cos xdx

0

1

3) ∫

0

2x + 1

2
0 x + x+1

1

6) ∫ xe x + 2 dx

dx

0

Đối với những vấn đề trọng tâm, GV cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề

tương tự để HS giải quyết, tránh trường hợp dạy vòng vo, trình bày lý thuyết
nhiều... làm cho HS khó tiếp thu; kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản
nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác; cần cô động lại kiến thức trọng tâm từng
bài, để giúp HS ôn tập được dễ dàng.
Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như HS đã biết
rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài mới và
luyện tập.
Ví dụ:
Trước khi cho học sinh giải bất phương trình: log 2 ( x − 2 ) − log 2 ( x − 5 ) < 1 ,
GV cần cho học sinh ôn lại kiến thức có liê quan đến việc giải bất phương trình
trên như sau:
a) Tập xác định của hàm số: y = log a x (0 < a ≠ 1) ?
b) log a f ( x) − log a g ( x) = ?
c) Nếu a > 1 thì log a f ( x ) > log a g ( x ) ⇔ ?
d) Nếu 0 < a < 1 thì log a f ( x ) > log a g ( x ) ⇔ ?
x−2
<2
e) Giải bất phương trình:
x−5
Trong qua trình giảng dạy cần khơi dậy được niềm say mê và hứng thú học
tập nhằm góp phần tích cực vào việc xác lập động cơ học tập đúng đắn cho học
sinh.
4. Phát hiện và chỉnh sửa triệt để những sai sót trong kỹ năng giải toán
của học sinh
Trong các tiết luyện tập, tiết tăng,..GV hướng dẫn, phân tích giúp HS phát
hiện sai sót của bản thân cũng như của bạn và hướng giải quyết để khắc phục.Từ
những sai sót của học sinh, GV tích cực hướng dẫn phương pháp học, cách thức
lĩnh hội kiến thức môn Toán. Những sai sót của HS được GV rút ra không chỉ
- 11 -



thông qua các tiết dạy trên lớp mà còn thông qua việc chấm bài 15 phút, bài
KTTT hay bài thi HK. Khi chấm bài,GV ghi nhận lại những lỗi mà HS thường
hay mắc phải trong quá trình làm bài. Đặc biệt là với những HS trong lớp mình
giảng dạy có điểm thấp, GV sẽ thu lại bài của các em để tìm hiểu nguyên nhân.
Việc làm này khiến GV tốn khá nhiều thời gian song bù lại hiệu quả mà nó mang
lại tương đối cao vì GV biết được học sinh của mình có điểm thấp là do không
nắm được kiến thức hay kĩ năng trình bày bài yếu để từ đó có biện pháp giải
quyết phù hợp. Sau mỗi bài KTTT, GV trong tổ thường xuyên trao đổi với nhau
về những lỗi mà HS hay mắc phải để từ đó tìm ra phương pháp dạy nhằm hạn
chế tối đa những sai lầm của học sinh
Ví dụ:
2

1

Khi yêu cầu tính tích phân: I = ∫  + x ÷dx , học sinh trung bình – yếu
x

1
thường làm như sau:
2

2

x2
1 3
1

I = ∫  + x ÷dx = ln x +

= ln 2 + 2 − ln1 + =
x
2
2 2

1
1
Qua ví dụ trên, GV phải hướng dẫn để học sinh phát hiên ra được các lỗi sai,
đó là:
2


1

x2 
a) Thiếu dấu ngoặc:  ln x +
và ( ln 2 + 2 ) −  ln1 + ÷
÷

2
2 ÷


1
b) Sai lầm ở phép tính: ln2 – ln1 = ln1 = 0
Trong mỗi bài toán, GV không chỉ hướng dẫn cho các em tiếp thu được nội
dung kiến thức mà phải rèn cho các em kỹ năng trình bày một bài toán, dạng
toán. Để làm được điểu đó, GV cho HS làm nhiều lần một dạng toán bằng cách
cho bài trên lớp rồi lại cho bài tương tự về nhà và có sự kiểm tra khắt khe, nhất là
đối với các em có lực học yếu – kém . Sau mỗi chương GV cho HS luyện tập

những dạng bài từ cơ bản đến nâng cao, hướng vào một số dạng theo cấu trúc đề
thi Tốt nghiệp để HS rèn kỹ năng. Khi HS đã nắm chắc kiến thức cơ bản GV
nâng dần mức độ bài toán nhằm kiểm tra khả năng vận dụng vào các tình huống
khác nhau để gây hứng thú học tập và kích thích tư duy sáng tạo của HS.
GV phải nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng
dạy, từng bước giúp HS khắc phục những sai lầm để từng bước hình thành động
cơ, thái độ, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học tập.
5. GV phải hiểu rõ năng lực học tập của từng học sinh
Trong lớp học có khá nhiều em bị hổng kiến thức, ý thức học tập yếu nên
dẫn đến tình trạng HS không chú ý trong giờ học, lười học bài và làm bài tập. Để
hạn chế tối đa tình trạng này thì mỗi GV phải tự chủ động xử lý mọi vấn đề
- 12 -


trong tiết dạy của mình về năng lực cũng như ý thức học, tức là GVBM phải
chịu trách nhiệm về hiệu quả và chất lượng của lớp được phân công giảng dạy,
chỉ khi nào thật cần thiết thì mới kết hợp với GVCN và gia đình HS để đề xuất
các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học tập.. Nếu như trong lớp có
nhiều học sinh trung bình – yếu thì giáo viên phải tìm mọi biện pháp để nâng cao
hiệu quả và chất lượng của lớp chứ không được đổ lỗi do lớp có nhiều học sinh
trung bình – yếu nên hiệu quả và chất lượng của lớp đó thua kém các lớp khác.
Muốn làm được điều này, GV phải nắm thật sát năng lực học tập của từng học
sinh, từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp. Khi xử lý học
sinh, GV phải trên tinh thần thương yêu, giúp đỡ học sinh nên thái độ của GV
cần nhẹ nhàng, mềm mỏng, nghiêm khắc tùy theo đối tượng và khi cần thiết có
thể sử dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
6. Luôn có tinh thần cầu tiến để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ
Bản thân phải biết tự vượt lên chính mình.
Tích cực sinh hoạt tổ Chuyên môn để trao đổi, rút kinh nghiệm các bài học

mới và khó trong chương trình.
Soạn bài đầy đủ, kỹ lưỡng, bám sát trọng tâm, phù hợp với từng đối tượng,
không gây áp lực, quá tải cho học sinh.
Mỗi giáo viên luôn chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng.
Tích cực dự giờ của đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
Chất lượng giờ dạy tốt, đảm bảo truyền thụ đầy đủ những kiến thức cơ bản
( riêng đối với các lớp khá hơn phải có thêm phần mở rông, nâng cao kiến thức)
7. Xây dựng chuẩn đánh giá trình độ học sinh
Xây dựng ngân hàng đề và chuẩn đánh giá
Tổ chuyên môn thống nhất chung về phương pháp đánh giá học sinh
GV sử dụng nhiều công cụ đánh giá khác nhau để có thể đánh giá đúng HS
một cách khách quan: Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết
Trong các bài kiểm tra viết cần sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và có đủ loại
bài đại diện cho các kiến thức kĩ năng cơ bản nhất.
GV vận dụng cách đánh giá theo nhiều chiều: GV đánh giá học sinh, học sinh
đánh giá lẫn nhau và nêu cao ý thức tự đánh giá ở mỗi học sinh.
8. Thường xuyên dùng các giải pháp tâm lý
Tìm hiểu kĩ lưỡng những vướng mắc mà học sinh gặp phải khi học toán để có
biện pháp thích hợp tháo gỡ cho học sinh.
Làm cho học sinh thấy được học toán tốt là phải thực hành nhiều chứ không
phải ngồi xem người khác làm.

- 13 -


Thường xuyên khen ngợi, cổ vũ khi học sinh có lời giải hay và động viên các
em có lời giải chưa chính xác để gây ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy tinh thần học
tập của học sinh.
Thái độ của giáo viên khi đứng lớp phải nhẹ nhàng, mềm mỏng và nghiêm
khắc tùy đối tượng. Biết kìm chế trước học sinh cá biệt.

Giáo viên cần phải biết khi nào thì học sinh đang cảm thấy mệt mỏi khi phải
nghe những bài lý thuyết nhàm chán, lúc đó nên lồng ghép bằng các câu chuyện
vui, các bài hát, các video clip vui nhộn, … để kích thích lại bộ não của các
em.Luôn tạo cho học sinh cảm giác thoải mái khi tham gia vào tiết học.
GV phải nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng
dạy, từng bước giúp HS khắc phục những sai sót để từng bước hình thành động
cơ, thái độ, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học tập.
Chú ý tới đối tượng học sinh yếu nhiều hơn. Kèm cặp, phụ đạo kịp thời cho
học sinh yếu.
Quan tâm và cư xử công bằng với mọi đối tượng học sinh trong lớp học.
Khuyến khích, động viên để học sinh tích cực học tập.

Phần bốn
KẾT QUẢ
Sau khi thực hiện các giải pháp trên, chất lượng học tập môn toán ở đối
tượng học sinh TB-Y đã thay đổi rõ rệt. Cụ thể là điểm thi môn Toán trong các
kỳ thi TN đạt 8 điểm trở lên chiếm tỉ lệ trên 99% . Điều đặc biệt là trong con số
trên 99% HS có điểm trên 5 thì có tới trên 93% HS đạt từ điểm 8 trở lên.
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm 2010 và năm 2011 )
Lớp
12A4
12A7
12A10
12A12
12A14

Năm 2010
100%
96,15%
100%


Phần năm
- 14 -

Năm 2011
100%
100%
100%
100%


BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đối với bản thân
Phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, luôn luôn trau
dồi phẩm chất đạo đức để xứng đáng là một tấm gương sáng cho học sinh noi
theo
Sự kiên nhẫn, tận tâm, yêu thương học trò nhiệt thành sẽ là phương pháp hay
nhất để giáo dục học sinh trung bình - yếu đạt hiệu quả.
Cần phải có ý chí và lòng nhẫn nại bởi giảng dạy cho đối tượng học sinh
trung bình – yếu dễ gây ra cho giáo viên tâm lí chán nản.
Trước khi giáo dục học sinh cần phải tìm hiểu đối tượng học sinh, sau đó sẽ
quan tâm, động viên, khuyến khích học sinh học tập.
2. Đối với tổ chuyên môn và nhà trường
Tổ chuyên môn: Cần áp dụng, nhân rộng các Sáng kiến của giáo viên trong tổ
để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng Chuyên môn.
Nhà trường: Lãnh đạo nhà trường nên bố trí Giáo viên phù hợp với đặc điểm
đối tượng học sinh; thường xuyên khuyến khích, động viên kịp thời những giáo
viên có thành tích trong công tác.
3. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – phụ huynh và giáo viên
Phần sáu

KẾT LUẬN
Rèn luyện cho học sinh Trung bình- Yếu môn toán là cả một quá trình lâu
dài; đòi hỏi giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng yêu nghề, luôn
tìm tòi, sáng tạo không ngừng.
Sáng kiến kinh nghiệm này chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được sự đóng góp quý báu của thầy cô.

Biên Hòa, ngày 29 tháng 5 năm 2012
Người viết đề tài

Nguyễn Thúy Hằng

- 15 -


- 16 -


- 17 -



×