BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Trần Chí Vĩnh Long
SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Trần Chí Vĩnh Long
SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Chuyên ngành: Tâm Lý Học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như hôm nay, tôi xin gửi đến Phòng Sau đại học; Khoa
Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể
quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa 21 lời cảm ơn
chân thành!
Xin gửi đến TS. Trần Thị Phương, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành đề tài này lòng biết ơn sâu sắc!
Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những
ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn bè!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 7
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 11
1.2.1. Vấn đề thích ứng trong tâm lý học................................................ 11
1.2.2. Nghề nghiệp và thực tập nghề nghiệp ................................................... 23
1.2.3. Sinh viên và đặc điểm tâm lý của sinh viên .......................................... 30
1.2.4. Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ......................... 31
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp
của sinh viên............................................................................................ 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 38
Chương 2 THỰC TRẠNG SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –
MARKETING ............................................................................................... 39
2.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 39
2.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu................................................. 39
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 39
2.1.3. Khách thể và địa bàn khảo sát....................................................... 43
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM ................................................................................... 46
2.2.1. Nhận thức của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập
nghề nghiệp ................................................................................ 46
2.2.2. Thái độ của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập
nghề nghiệp ................................................................................ 71
2.2.3. Hành vi của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập
nghề nghiệp ................................................................................ 80
2.2.4. Kết quả tổng hợp về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM ...................................................................... 90
2.2.5. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ, hành vi trong sự thích
ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM .......... 93
2.3. Nguyên nhân thực trạng sư thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM ................................................................................... 96
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề
nghiệp của sinh viên ĐHTCM .................................................... 96
2.3.2. Nguyên nhân thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề
nghiệp của sinh viên ĐHTCM .................................................. 100
2.4. Một số biện pháp nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM ................................................................................. 102
2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .............................................................. 102
2.4.2. Biện pháp nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên ĐHTCM ...................................................................... 104
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 117
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thứ tự
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
1
GV
Giảng viên
2
SV
Sinh viên
3
QL
Cán bô quản lý tại đơn vị thực tập
4
ĐHTCM
Trường Đại học Tài chính – Marketing
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.2.
Bảng tổng hợp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................42
Bảng 2.1.3.2.
Cơ cấu khách thể nghiên cứu ..........................................................45
Bảng 2.2.1.1a. Nhận thức của SV về khó khăn trong quá trình thực tập ................46
Bảng 2.2.1.1b. Nhận thức của SV về các loại khó khăn trong quá trình thực tập .47
Bảng 2.2.1.2a. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của hoạt động thực tập........51
Bảng 2.2.1.2b. Nhận thức của SV về ý nghĩa của hoạt động thực tập ....................52
Bảng 2.2.1.3a. Nhận thức của SV về nội dung của hoạt động thực tập .................55
Bảng 2.2.1.3b. Nhận thức của SV về công việc thực hiện trong quá trình thực tập .... 56
Bảng 2.2.1.4.
Nhận thức của SV về yêu cầu phẩm chất và năng lực trong quá
trình thực tập ...................................................................................59
Bảng 2.2.1.5a. So sánh nhận thức của sinh viên và cán bộ quản lý về khó khăn của
hoạt động thực tập ...........................................................................65
Bảng 2.2.1.5b. So sánh về nhận thức các loại khó khăn trong hoạt động thực tập
giữa sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập ......................66
Bảng 2.2.1.5c. So sánh nhận thức của SV và QL về tầm quan trọng của hoạt động
thực tập ............................................................................................68
Bảng 2.2.1.5d. So sánh về nhận thức ý nghĩa của hoạt động thực tập giữa sinh viên
và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập ..............................................69
Bảng 2.2.2.1a. Hứng thú của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp .............71
Bảng 2.2.2.1b. Hứng thú của SV đối với công việc trong quá trình thực tập ........72
Bảng 2.2.2.2.
Tâm trạng của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp ...........76
Bảng 2.2.2.3.
Biểu hiện thái độ của SV đối vớii công việc trong quá trình thực
tập ....................................................................................................77
Bảng 2.2.3.1.
Hành vi chuyên cần của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp
.........................................................................................................80
Bảng 2.2.3.2.
Hành vi thực hiện công việc của SV trong quá trình thực tập .......81
Bảng 2.2.3.3.
Năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của SV trong quá trình thực
tập ....................................................................................................85
Bảng 2.2.3.4a. Đánh giá của QL về hành vi chuyên cần của sinh viên trong quá
trình thực tập ...................................................................................88
Bảng 2.2.3.4b. So sánh về năng lực đáp ứng yêu cầu công việc giữa sinh viên và
cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập ...................................................88
Bảng 2.2.4:
Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM 90
Bảng 2.2.5:
Mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi ...........94
Bảng 2.3.1.
Các yếu tố ảnh hưởng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp
của sinh viên ĐHTCM ....................................................................96
Bảng 2.3.2.
Nguyên nhân thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp
của sinh viên ĐHTCM ..................................................................101
Bảng 2.4.3.
Nhân thức của QL và SV về mức độ cần thiết và khả thi của những
biện pháp đã nêu ...........................................................................115
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.
So sánh về nhận thức các loại khó khăn trong hoạt động thực tập giữa
sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập ...................................67
Biểu đồ 2.
So sánh về nhận thức ý nghĩa của hoạt động thực tập giữa sinh viên và
cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập .......................................................70
Biểu đồ 3.
So sánh về năng lực đáp ứng yêu cầu công việc giữa sinh viên và cán
bộ quản lý tại đơn vị thực tập ..............................................................89
Biểu đồ 4.
Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM ....93
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Sự thích ứng có vai trò hết sức to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.
Trong công việc, nếu cá nhân đã thích ứng thì hiệu quả lao động sẽ cao hơn, tốn ít
sức lực, không bị căng thẳng, mệt mỏi, khả năng phục hồi lao động nhanh hơn.
Ngoài ra, sự thích ứng còn giúp cho con người sáng tạo trong công việc, lạc quan,
vui vẻ, thoải mái, không có sự gò ép… Trong cuộc sống, khi con người có khả năng
thích ứng nhanh sẽ mang lại cho họ nhiều thuận lợi so với người thích ứng chậm.
Họ dễ dàng hòa nhập với môi trường và đáp ứng tốt với những tác động của môi
trường, kể cả tác động tích cực và tiêu cực. Người thích ứng chậm, trước những tác
động tiêu cực dễ bi quan, chán nản, không có đủ ý chí để vươn lên khắc phục khó
khăn… Trong đào tạo nghề nghiệp, việc thích ứng với nghề là rất quan trọng. Nếu
cá nhân thích ứng với quá trình đào tạo nghề thì hiệu quả và chất lượng đào tạo sẽ
cao hơn. Việc thích ứng với hoạt động đào tạo nghề sẽ giúp cho sinh viên nhanh
chóng tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Quá trình tiếp thu sẽ giảm
bớt sự căng thẳng, mệt mỏi. Người học sẽ tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc
lĩnh hội tay nghề, say mê với công việc. Khi ra trường họ không bỡ ngỡ với công
việc, và bắt tay vào lao động nghề nghiệp với chất lượng cao.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang ngày càng phát triển trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống: kinh tế, văn hoá – xã hội... Vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải
có rất nhiều những năng lực mới để thích ứng với cuộc sống đang từng ngày một
đổi thay. Đặc biệt đối với sinh viên thì vấn đề này cũng đang đặt ra một cách bức
thiết. Bởi vì đây là nguồn nhân lực chủ yếu để đưa đất nước phát triển. Mặt khác,
tốc độ phát triển thông tin như hiện nay đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng và
phương pháp học tốt để có thể tự học và tự trau dồi kiến thức cho mình. Khác với
cách học ở phổ thông, học tập ở Đại học đòi hỏi ở sinh viên phải có kỹ năng,
phương pháp học tập mới để có tiếp nhận một lượng kiến thức lớn. Hoạt động học
tập của sinh viên là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học
2
cụ thể, hoạt động này mang tính độc lập, tự chủ và tính sáng tạo cao. Vì thế, vấn đề
đặt ra ở đây là bản thân họ phải luôn luôn tích cực và chủ động để có thể hoà nhập
và tự hoàn thiện chính bản thân.
Trường Đại học Tài chính – Marketing với hơn 35 năm xây dựng và phát
triển, nhà trường đã đào tạo hàng ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ
cao cho cả nước. Trường cũng là nơi đầu tiên ở phía Nam đào tạo ngành Marketing,
Thẩm định giá và Quản trị bán hàng. Sinh viên năm cuối của trường Đại học Tài
chính – Marketing tất cả đều phải tham gia vào hoạt động thực tập nghề nghiệp, do
đó không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lạ lẫm và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách
thức phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của hoạt động thực tập nghề nghiệp nhiều
thực tế hơn so với hoạt động học tập mà sinh viên đã trải qua trong suốt 4 năm hoc
tập. Vì vậy, để thực tập nghề nghiệp có kết quả, sinh viên phải thích ứng được với
những đặc điểm, điều kiện mới của hoạt động thực tập. Nếu không thích ứng được,
sinh viên sẽ dễ rơi vào tình trạng lơ là, chán, thụ động và sẽ không hoàn thành tốt
đợt thực tập nghề nghiệp theo yêu cầu của nhà trường.
Với tính cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài “Sự thích ứng ban đầu đối với
nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và khảo sát sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của
sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing, từ đó đề xuất một số biện pháp
nâng cao mức độ thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh
viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
3.2. Khách thể nghiên cứu: 280 sinh viên bậc Đại học chính quy khóa 08
(2008 – 2012) và 22 cán bộ quản lý sinh viên tại đơn vị thực tập đã ký kết hợp tác
đào tạo với trường Đại học Tài chính – Marketing.
4. Giả thiết nghiên cứu
Đa số sinh viên chưa thích ứng đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động
3
thực tập, chưa chăm chỉ trong hoạt động thực tập nghề nghiệp, thụ động, vụng về
trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị thực tập.
Nguyên nhân là do sinh viên chưa sang tạo, linh hoạt, tích cực trong hoạt
động thực tập nghề nghiệp, chưa ý thức được tầm quan trọng của hoạt động thực tập
nghề nghiệp, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện rèn luyện nghề nghiệp ở
trường, thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp ít,.. Do vậy, kết quả sự thích ứng
ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên chưa cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở của lý luận về thích ứng nói chung và thích ứng nghệ
nghiệp nói riêng để từ đó xây dựng khái niệm công cụ của đề tài : thích ứng, nghề
nghiệp, sinh viên, thực tập tốt nghiệp, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng ban đầu đối
với nghề nghiệp,…
5.2. Khảo sát thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh
viên trường Đại học Tài chính – Marketing và tìm ra những nguyên nhân của thực
trạng trên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp
của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu sự thích ứng ban đầu đối với
nghề nghiệp.
6.2. Về phạm vi nghiên cứu: thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề
nghiệp của sinh viên năm cuối bậc đại học chính quy của trường Đại học Tài chính
– Marketing
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và những vấn đề lý luận để
làm cơ sở công cụ cho các giai đoạn nghiên cứu sau này.
Nội dung:
- Xây dựng đề cương nghiên cứu.
4
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan và xây dựng được khái niệm
công cụ của đề tài từ đó xác định phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, các văn bản và các tạp chí
chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án về sự
thích ứng và thích ứng nghề nghiệp.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể:
7.2.1. Phương pháp quan sát
* Mục đích:
Nhằm phát hiện, thu thập thêm những biểu hiện thể hiện sự thích ứng nghề
nghiệp ban đầu của sinh viên.
* Nội dung:
Những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi, cử chỉ, sự thích ứng và thời
gian thực tập nghề nghiệp của sinh viên.
* Cách tiến hành:
Tham dự một số giờ thực tập nghề nghiệp của sinh viên tại đơn vị thực tập.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đảm bảo sự tự nhiên, khách quan, trung
thực những biểu hiện của sinh viên như : hăng hái làm việc, hay nêu thắc mắc, hỏi
thêm những việc chưa rõ với người hướng dẫn về công việc được giao,… Ghi chép
tỉ mỉ những nội dung cần quan sát, sau đó tổng kết đánh giá chung về những biểu
hiện của sinh viên.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến
* Mục đích:
Nhằm tìm hiểu những biểu hiện của sự thích ứng ban đầu đối với nghề
nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing và tìm hiểu nguyên
nhân của thực trạng.
* Nội dung:
Chúng tôi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi cho sinh viên và cán bộ quản lý tại
đơn vị thực tập.
5
Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm 5 phần:
+ Phần 1: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện
ở nhận thức đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên.
+ Phần 2: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện
ở thái độ đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên.
+ Phần 3: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện
ở hành vi thực hiện các công việc thực tập của sinh viên.
+ Phần 4: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện
ở việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân tác động đến sự thích ứng.
+ Phần 5: Thăm dò ý kiến của sinh viên về biện pháp nâng cao sự thích ứng
ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên.
* Cách tiến hành
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến
- Tiến hành khảo sát thử trên 54 sinh viên để kiểm tra tính hiệu quả của công
cụ nghiên cứu đã soạn thảo
- Tiến hành khảo sát trên mẫu nghiên cứu đã chọn
- Thu thập và xử lý kết quả nghiên cứu thu được từ phiếu khảo sát
- Các tiến hành được thực hiện một cách khoa học, khách quan.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
* Mục đích:
Sử dụng phương pháp này nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung nghiên
cứu hỗ trợ các phương pháp khác trong quá trình đưa ra kết luận.
* Nội dung:
Chúng tôi chuẩn bị trước một số nôi dung sẽ trao đổi với sinh viên và cán bộ
quản lý tại đơn vị thực tập về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh
viên.
* Cách thức tiến hành:
+ Chọn ngẫu nhiên và tiến hành phỏng vấn một số sinh viên một số câu hỏi
liên quan đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp.
6
+ Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý đang tham gia hướng dẫn tại các
đơn vị thực tập được chọn làm khách thể nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận xét của
cán bộ quản lý về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên.
+ Ghi chép trung thực nội dung trả lời từ phía sinh viên và cán bộ quản lý tại
đơn vị thực tập.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học
* Mục đích:
Nhằm xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu trên,
đồng thời kiểm định tích khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.
* Công cụ sử dụng:
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
8. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu và các biện pháp đề xuất của đề xuất của đề tài sẽ góp
phần nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường Đại
học Tài chính – Marketing.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Thích ứng là một khái niệm được nghiên cứu trên phạm vi rất rộng và ở
nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh vật học, kinh tế, xã hội, tâm lý và giáo dục.
Trong sinh vật học, “thích ứng” chỉ những thay đổi của cơ thể sinh vật cho phù hợp
với sự thay đổi của các điều kiện và môi trường sống xung quanh. Trong kinh tế
học, “thích ứng” có khi được dùng là dự tính về giá trị tương lai của các biến số.
Trong xã hội học, “thích ứng” được hiểu như là việc cá nhân tham gia vào quá trình
xã hội hóa. Trong tâm lý học, “thích ứng” được dùng để chỉ quá trình tâm lý cá
nhân. Còn trong giáo dục học, “thích ứng” như là một quá trình mà ở đó các thông
số chủ yếu của tính cách xã hội của cá nhân phải diễn ra phù hợp với các điều kiện
mới của giáo dục.
Trong những năm 60 của thế kỷ 20, vấn đề thích ứng được nhiều nhà tâm lý
học của nhiều nước quan tâm và nghiên cứu như Vương quốc Anh, Mỹ, Đức,…đặc
biệt là các nhà tâm lý học Liên Xô. Việc nghiên cứu có thể được chia thành ba
hướng nghiên cứu chính gồm: hướng thứ nhất nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp,
thích ứng lao động; thứ hai nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa mới,
thích ứng xã hội; hướng thứ ba nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập. Một số
công trình tiêu biểu về sự thích ứng nghề nghiệp trên thế giới:
L. Đ. Xtôliarenkô cho rằng: sinh viên là sự tập hợp nhiều người cùng chung
mục đích, phương hướng, là phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp bằng
sự lao động trí lực cần cù. Giới sinh viên được coi như một cộng đồng xã hội mang
nét đặc trưng bởi phương hướng nghề nghiệp, bởi sự hình thành các mối quan hệ
nghề nghiệp trong tương lai, chúng phản ánh bản chất đúng đắn trong việc lựa chọn
nghề của sinh viên [44].
8
E. A. Klimốp thì phần lớn các nghề nghiệp không đòi hỏi tuyệt đối ở con
người. Vấn đề tìm kiếm tài năng chỉ xuất hiện trong lựa chọn các nghề có tính sáng
tạo, nghệ thuật, công tác khoa học, đào tạo phi công, nhà giải phẫu; đa phần các
nghề đều có thể phù hợp với những người có năng lực bẩm sinh, bình thường chỉ
cần có thời gian học tập là có thể thích nghi được với công việc [42].
E. V. Tadevoxian, sự thích ứng với hoạt động học tập - nghề nghiệp là năng
lực của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả và chiếm lĩnh đối
tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích cực nhận thức mà
không có sự rối loạn đáng kể nào,… [45].
A. Kh. Rôxtunốp về thích ứng nghề của sinh viên nhận định: Sự thích ứng là
một quá trình tiếp cận phức tạp của sinh viên đối với các điều kiện và nhiệm vụ của
các trường Đại học, nhờ sự “rung động” về tâm lý và đạo đức của họ nhằm phù hợp
với các đòi hỏi mới của hoạt động. Việc nghiên cứu và tìm kiếm các yêu cầu và
phẩm chất “mẫu mực” về giáo dục xã hội và tâm lý học của sự thích ứng nghề
nghiệp đã buộc chúng ta phải nêu ra những “kì vọng” sau đây của sự thích ứng giáo
dục xã hội:
- Phải xây dựng cấu trúc thích ứng gồm hai yếu tố liên quan với nhau là: Nhu
cầu thích ứng và tình huống thích ứng.
- Động lực thích ứng nghề nghiệp phải được duy trì, phát triển và có kết quả.
- Sự thích ứng nghề nghiệp cho phép cá nhân sử dụng các khả năng hoạt
động của con người.
Việc phân tích lý thuyết đã cho thấy, các yếu tố quan trọng của hoạt động
nghề nghiệp là phương hướng của cá nhân trong môi trường xã hội cụ thể; xác định
được mục đích đúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ nghề nghiệp; sự kết hợp các
giá trị của kết quả hoạt động - sự thích ứng nghề nghiệp của các nhà chuyên môn
lương lai bao gồm mức độ am hiểu nghề, nghĩa là kiến thức về các đòi hỏi của nghề
nào đó, cùng các điều kiện hoạt động nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho sự thích ứng,
giúp thúc đẩy quá trình nắm vững nghề nghiệp một cách tự lập và khắc phục được
mọi khó khăn trong công tác [43].
9
Peter Creed, Tracy Fallon và Michelle Hood thuộc trường Đại học Griffith
Australia đã có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa thích ứng nghề và mối
quan tâm về nghề trong giới trẻ”. Họ đã tiến hành nghiên cứu 245 sinh viên năm thứ
nhất về các mối quan tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng nghề, xu hướng về nghề,...
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Thích ứng nghề có mối quan hệ bên trong và có thể
bị ảnh hưởng bởi những nhân tố đầu tiên (kế hoạch xây dựng nghề, khám phá nghề,
xu hướng nghề, sự quyết định nghề,…). Những nhân tố thích ứng nghề có mối quan
hệ nội hàm và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác,… [36].
M. L. Savickas đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nghề và thích
ứng nghề. Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong bài viết “Measuring career
development: Current status and future dereetion”, ông đã đánh giá rất cao vai trò
của thích ứng nghề. Ông coi đó như là “Sự trưởng thành về nghề nghiệp”, thậm chí
“Sự thích ứng nghề còn có giá trị hơn cả sự trưởng thành về nghề nghiệp”. Ông cho
rằng: Thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có
thể dự đoán được,… là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều
chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [38],
[39], [40].
D. E Super, và E. G. Knasel trong nghiên cứu của mình đã cho rằng: Sự phát
triển nghề của giới trẻ được phát triển gợi mở và sự thích ứng trở thành một năng
lực chính dẫn đến sự thành công về nghề nghiệp [41].
Rottinghaus, Day và Borgen, năm 2005, trong một công trình nghiên cứu đã
chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa ra khả năng của bản
thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình, đặc biệt là đối mặt
với những tình huống không biết trước. Đề cập đến tiến trình, tầm quan trọng của
mối quan hệ giao thoa giữa môi trường làm việc và năng lực của mỗi cá nhân, nhấn
mạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt, khả năng
xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp,…[37].
R. D. Duffy, và D. L. Blustein cũng cho rằng: Khả năng thích ứng nghề được
hiểu như là sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa chọn nghề, tự mong muốn đạt được
10
những kết quả nhất định về nghề, tìm kiếm những trường học nghề phù hợp với khả
năng của mình,…[35].
Khái quát các nghiên cứu trên thế giới về thích ứng nghề cho thấy: các
nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thích
ứng, thích ứng nghề của sinh viên và người lao động. Còn thiếu các công trình
nghiên cứu cụ thể về thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên, đặc biệt
là sinh viên kinh tế thông qua hoạt động thực tập cũng như đề xuất một số ý kiến để
nâng cao sự thích ứng của sinh viên đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thích ứng nói chung và thích ứng
nghề nghiệp nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung có đề tài: “Bước đầu tìm hiểu sự thích
ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lý – Giáo dục”. Trong đó, tác giả đã đưa ra một
số chỉ số khách quan và chủ quan để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của
giáo viên Tâm lý – Giáo dục [7].
Năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: “Thích ứng học đường của
sinh viên sư phạm”. Tác giả đã phân tích hiện trạng về sự thích ứng của sinh viên sư
phạm, những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng đó [4].
Năm 1996, tác giả Vũ Thị Nho cùng với đồng nghiệp đã thực hiện đề tài cấp
Bộ: “Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Trong đó, tác giả
phân tích đặc điểm hiện trạng sự thích nghi, những yếu tố chi phối và đề xuất một
số biện pháp nhằm giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với hoạt động học tập [25].
Năm 2000, tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị
về giáo dục hướng nghiệp và thích ứng nghề thông qua tác phẩm “Thích ứng sư
phạm”, tác giả đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các
nội dung về hình thành khả năng thích ứng về lối sống cho sinh viên sư phạm, hình
thành khả năng thích ứng với tay nghề trong quá trình đào tạo cho sinh viên sư
phạm [15], [16], [17].
11
Năm 2004, tác giả Trần Thị Minh Đức đã chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa
học đặc biệt cấp ĐHQG: “Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất –
Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường Đại học” [9].
Năm 2006, tác giả Nghiêm Thị Dương với đề tài: “Nghiên cứu xu hướng
nghề Sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung Ương 1”,
đã xây dựng một hệ thống lý luận về nghề Sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư
phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo, đưa ra một số biện pháp nhằm hình thành xu hướng nghề
Sư phạm cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo [10].
Cũng trong năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hoa với luận văn: “Đánh giá mức
độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La”. Trong
đó, tác giả làm rõ thực trạng vấn đề thích ứng của sinh viên với ngành học trong quá
trình học tập ở trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La và đề xuất các biện pháp giúp
sinh viên có khả năng thích ứng tốt với ngành học đang được đào tạo [14].
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài tập trung vào sự thích
ứng của sinh viên với hoạt động học tập, với môi trường Đại học và sự thích ứng
nghề nghiệp của sinh viên đã tốt nghiệp Đại học. Vấn đề thích ứng ban đầu đối với
nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing thông qua hoạt
động thực tập tốt nghiệp chưa được làm rõ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn làm rõ thực trạng thích ứng
nghề nghiệp của sinh viên trong trường, qua đó đề xuất một số ý kiến giúp họ thích
ứng tốt hơn với hoạt động thực tập tốt nghiệp.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Vấn đề thích ứng trong tâm lý học
1.2.1.1. Khái niệm thích ứng
Thuật ngữ “thích ứng” đã được đề cập đến từ rất lâu và hiện nay được sử dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Trong từ điển tiếng Việt, thuật ngữ thích ứng có hai nghĩa: một là có những
thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới; hai là, như thích nghi, tức là
12
có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường
mới [26].
Trong từ điển tâm lý học, đồng nhất “thích nghi” và “thích ứng”, đồng thời
phân biệt rõ “thích nghi” và “thích nghi xã hội”. Thích nghi là sự thích ứng về cấu
tạo và chức năng cơ thể bao gồm cả các cơ quan và tế bào của nó đối với điều kiện
môi trường. Thích nghi xã hội có hai nghĩa: 1) quá trình thích nghi tích cực của cá
nhân đối với những điều kiện của môi trường xã hội mới. 2) kết quả của quá trình
trên [8].
Theo tác giả Lê Ngọc Lan: “Sự thích nghi thấp nhất của giới sinh vật là thích
nghi sinh học. Sự thích nghi này đảm bảo cho cá thể sinh vật tồn tại trong môi
trường tương đối ổn định. Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng, có
biến động cao… thì động vật bậc cao đã đưa sự thích nghi lên một trình độ mới cả
về nội dung và hình thức. Động vật không chỉ thụ động đáp ứng các kích thích của
môi trường mà còn có các phản ứng đáp lại các kích thích đó một cách kịp thời thích ứng. Sự thích ứng này được thực hiện bằng cơ chế phản xạ của hệ thần kinh”
[18].
Theo tác giả Phùng Đình Mẫn: “Thích ứng ở con người là thích ứng với hoạt
động và trong hoạt động. Khi tiến hành bất kì hoạt động nào, con người cũng phải
thích ứng với nó. Đó là điều kiện quyết định hiệu quả lao động” [21].
Theo tác giả Lê Thị Minh Loan, “Thích ứng là quá trình cá nhân lĩnh hội một
cách tích cực, chủ động các điều kiện mới hay hoàn cảnh mới, qua đó đạt được các
mục đích, yêu cầu đề ra và sự trưởng thành về mặt tâm lý, nhân cách” [20].
Có thể hiểu thích ứng tâm lý là một cấu trúc tâm lý gồm hai yếu tố cơ bản:
thứ nhất, nắm được những phương thức hành vi thích hợp, đáp ứng được yêu cầu
của cuộc sống và hoạt động; thứ hai, hình thành những cấu tạo tâm lý mới, tạo nên
tính chủ thể của hành vi và hoạt động. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo
nên sự thích ứng ở con người. Qua đó, con người điều chỉnh được hệ thống thái độ,
hành vi hiện có và hình thành được hệ thống thái độ, hành vi mới phù hợp với môi
trường đã thay đổi.
13
Có thể nói, thích ứng tâm lý của con người là sự thích ứng tích cực bằng hoạt
động và thông qua hoạt động. Mức độ thích ứng của mỗi cá nhân phụ thuộc vào
mức độ tích cực hoạt động và hiệu quả hoạt động của chính bản thân người đó.
Chính vì vậy, để đánh giá mức độ thích ứng của cá nhân phải dựa vào mức độ phù
hợp của hành vi, ứng xử của cá nhân với điều kiện sống và hoạt động của người đó.
Có thể khẳng định rằng, hoạt động vừa là phương thức, vừa là biểu hiện khách quan
của sự thích ứng tâm lý - xã hội của cá nhân. Bên cạnh đó, hoạt động của con người
diễn ra trong mối quan hệ giữa con người với con người, cho nên, sự thích ứng tâm
lý ở con người là sự thích ứng trong quan hệ xã hội. Ngoài ra, thích ứng tâm lý còn
là biểu hiện của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách, nó đảm bảo cho cá nhân đáp
ứng được với yêu cầu, điều kiện mới của cuộc sống và hoạt động. Mặt khác, thích
ứng còn là điều kiện của việc tiếp thu những phương thức hành vi, hoạt động mới,
là điều kiện cho sự phát triển tâm lý cá nhân. Xét ở góc độ ý thức, sự thích ứng tâm
lý còn được xem là sự hình thành những cấu trúc tâm lý, ý thức và tự ý thức giúp
con người định hướng, điều khiển, điều chỉnh một cách tích cực và tự giác thái độ,
hành vi của bản thân để đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động.
Nhìn chung, ở nhiều góc độ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm
thích ứng khác nhau. Và biểu hiện của sự thích ứng cũng được chia ra thành nhiều
mức độ cao thấp khác nhau. Sau đây là các mức độ thích ứng theo quan điểm của
chúng tôi:
- Thích ứng sinh lý: là mức độ thấp nhất, đầu tiên của sự thích ứng. Mức độ
này được đặc trưng ở những phản ứng có tính chất tự động của cơ thể trước sự biến
đổi của môi trường sống trực tiếp để tạo ra sự cân bằng. Cơ chế của thích ứng sinh
lý là các phản xạ không điều kiện.
- Thích ứng tâm lý: đây là loại hình thích ứng ở trình độ cao hơn, xuất hiện ở
người và các động vật có hệ thần kinh trung ương. Đặc trưng của thích ứng tâm lý
là cơ thể thích ứng không chỉ với những tác động trực tiếp, mà còn với những kích
thích gián tiếp có tính chất tín hiệu của môi trường. Cơ chế của thích ứng tâm lý là
các phản xạ có điều kiện.
14
- Thích ứng tâm lý - xã hội: thể hiện sự thích ứng ở trình độ cao nhất chỉ có ở
con người. Đặc trưng của hình thức này là con người sống trong môi trường xã hội
tiếp nhận được các giá trị xã hội, hoà nhập vào xã hội và có khả năng đáp ứng được
những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường ở trình độ
này là sự cân bằng tích cực, tự giác. Cơ chế của sự thích ứng xã hội là hoạt động và
giao tiếp của con người.
Từ những khái niệm cơ bản nói trên, chúng tôi quan niệm: Thích ứng là hiện
tượng biến đổi của con người nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử để
hình thành những hành vi mới. Trên cơ sở đó, điều khiển, điều chỉnh hành vi phù
hợp với yêu cầu, điều kiện mới của môi trường.
1.2.1.2. Quan niệm của các trường phái tâm lý học về sự thích ứng tâm lý
Các trường phái tâm lý học khác nhau thường xem xét bản chất của sự thích
ứng trong khi nghiên cứu các phạm trù, khái niệm cơ bản của trường phái mình. Sau
đây là một vài quan điểm cơ bản về bản chất của sự thích ứng trong tâm lý học.
a. Tâm lý học chức năng
Đại diện cho trường phái này là Herbert Spencer (1820-1903) và William
James (1842-1910). H.Spencer là nhà triết học xã hội và tâm lý học thực chứng đã
quan niệm rằng: cuộc sống là sự thích nghi liên tục của các quan hệ bên trong và
bên ngoài. Vì thế, ông cho rằng phải tìm hiểu vấn đề thích ứng trên cơ sở mối quan
hệ mật thiết giữa con người và môi trường sống, bởi vì môi trường sống luôn luôn
tác động tới con người và buộc con người phải thích nghi để tồn tại và phát triển.
Từ đó, H.Spencer khẳng định rằng mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên
ngoài của con người mới thực sự là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học. Tuy
nhiên, ông lại cho rằng, chọn lọc tự nhiên là quy luật cơ bản của thích ứng tâm lý,
ông xem sự thích ứng tâm lý có cùng bản chất với sự thích nghi sinh học. Điều này
chứng tỏ ông đã áp dụng máy móc các quy luật và cơ chế của sự thích nghi sinh vật
lên con người, đánh đồng con người với con vật. Vì thế, không thấy được bản chất
xã hội của sự thích ứng ở con người “Theo Spencer, con người sống trong xã hội,
15
giống như các loài vật khác trong môi trường tự nhiên của chúng, tranh đấu để sống
còn, và chỉ có cá nhân nào thích hợp nhất mới sống sót” [13].
Những tư tưởng của Spencer được nhà tâm lý học Mỹ - William James kế
thừa. W.James bắt đầu nghiên cứu nhằm xác định các chức năng ý thức trong việc
giúp con người thích ứng với môi trường như thế nào. Ông cho rằng, tâm lý học
chính là khoa học nghiên cứu về cái ý thức, về đời sống tinh thần và sự vận hành
của ý thức, cũng như chức năng của nó trong việc giúp con người thích nghi với thế
giới [9].
Như vậy, H.Spencer và W.James đã xây dựng nên cơ sở của tâm lý học thích
ứng, tư tưởng chủ đạo là tâm lý, ý thức có chức năng thích ứng. Sự thích ứng chính
là chức năng của tâm lý, ý thức con người. Trong đó, ý thức đóng vai trò tiếp nhận,
phân loại, lựa chọn và so sánh các kích thích của môi trường và điều chỉnh hành vi
của cơ thể để đáp ứng với yêu cầu và điều kiện mới của môi trường. Đây là những
đóng góp cho tâm lý học nói chung và cho vấn đề nghiên cứu thích ứng nói riêng.
Tuy nhiên, do đứng trên lập trường thực chứng luận thực dụng, duy tâm nên hai ông
chưa giải quyết các vấn đề về bản chất xã hội của tâm lý và sự thích ứng tâm lý của
con người.
b. Tâm lý học hành vi
John Broadus Watson (1878-1958) là nhà tâm lý học người Mỹ sáng lập ra
thuyết hành vi với đối tượng nghiên cứu là hành vi của cơ thể. Năm 1913, với bài
báo có tính chất cương lĩnh “Tâm lý học dưới quan điểm của các nhà hành vi” do
J.B.Watson viết đã tạo ra một thay đổi căn bản về phương hướng nghiên cứu tâm lý
học. Năm 1924, với ấn phẩm “Chủ nghĩa hành vi”, J.Watson đã đạt được một bước
tiến đáng kể trong nỗ lực để định nghĩa lại môn khoa học này [1].
Ông chủ trương: “Tâm lý học hành vi không mô tả, giảng giải các trạng thái ý
thức, mà quan tâm đến hành vi của tồn tại người” [12]. Hành vi của con người là
những cử động, những ứng xử có thể quan sát được ở bên ngoài khi con người thực
hiện nhằm thích nghi với môi trường xung quanh. “Hành vi được hiểu là tổng số
các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó” [41].