Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ thông theo hướng đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
…………………………………….……………………………………

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THIẾT KẾ PHẦN MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ
BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỌC LỚP 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI

GVHD: ThS. Trịnh Lê Hồng Phương
SVTH: Lê Thị Ngọc Đang

TP.Hồ Chí Minh - 2013.


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học
Sư phạm TP.HCM, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện để
các sinh viên học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- PGS.TS. Trịnh Văn Biều, ThS. Trịnh Lê Hồng Phương đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành khóa
luận.
- Các thầy cô giáo ở trường THPT Thạnh Đông, THPT Nguyễn Hùng
Sơn đã nhiệt tình cộng tác, giúp em rất nhiều trong quá trình thực nghiệm đề
tài.
- Cảm ơn những người bạn đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin cám ơn những người thân yêu trong gia đình đã


luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên, giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt khóa
luận.

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2013
Tác giả

Lê Thị Ngọc Đang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 2
MỤC LỤC ........................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................. 6
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................... 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
........................................................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 5
1.2. BÀI GIẢNG HÓA HỌC..................................................................... 8
1.3. MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG ..................................................................... 12
1.4. CỦNG CỐ BÀI GIẢNG ................................................................... 19
1.5. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ BÀI
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT ................... 25
1.6. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11
THPT .................................................................................................. 34
1.7. ĐỔI MỚI PPDH ................................................................................. 36

CHƯƠNG 2. MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ BÀI TRONG DẠY
HỌC


HÓA HỌC LỚP 11 THPT THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI 39

2.1. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ PHẦN MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ BÀI
THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI............................................................... 39


2.2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ PHẦN MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ BÀI
GIẢNG ............................................................................................... 43
2.3. PHẦN MỞ ĐẦU MỘT SỐ BÀI HÓA HỌC LỚP 11 THEO
HƯỚNG ĐỔI MỚI ........................................................................... 45
2.4. PHẦN CỦNG CỐ MỘT SỐ BÀI HÓA HỌC LỚP 11 THEO
HƯỚNG ĐỔI MỚI ........................................................................... 66
2.5. MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ........................................... 96

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................. 107
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM........................................................ 107
3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM .................................................... 107
3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ...................................................... 108
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ......................................................... 110
3.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHẦN MỞ ĐẦU VÀ CỦNG CỐ .............................. 116

KẾT LUẬN .................................................................................. 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 124
PHỤ LỤC ......................................................................................... 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Bkt

: Bài kiểm tra

CN

: Công nghiệp

dd

: dung dịch

ĐC

: Đối chứng

ĐHQG

: Đại học Quốc Gia

ĐHSP

: Đại học Sư Phạm

đktc

: điều kiện tiêu chuẩn

HS


: Học sinh

HTTH

: Hệ thống tuần hoàn

GV

: Giáo viên

NXB

: Nhà xuất bản

PPDH

: Phương pháp dạy học

PTN

: Phòng thí nghiệm

PTHH

: Phương trình hóa học



: Phản ứng


SOXH

: Số oxi hóa

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Thực nghiệm

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

VD

: Ví dụ


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Mức độ quan tâm đến một số kĩ năng dạy học ...................................... 26
Bảng 1.2. Mức độ sử dụng các hình thức vào bài .................................................. 27
Bảng 1.3. Một số khó khăn khi mở đầu bài giảng ................................................ 28
Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các hình thức củng cố bài .......................................... 29
Bảng 1.5. Một số khó khăn khi củng cố bài giảng ................................................ 30
Bảng 1.6. Tác dụng phát huy tính tích cực của các phương pháp dạy học khi mở
đầu và củng cố bài .................................................................................................. 31
Bảng 1.7. Mức độ nắm vững các PPDH khi mở đầu và củng cố bài ..................... 32
Bảng 1.8. Mức độ khả thi khi sử dụng các PPDH trong mở đầu và củng cố bài .. 33
Bảng 2.1. Hình thức mở đầu một số bài học hóa học lớp 11 THPT ..................... 45
Bảng 2.2. Hình thức củng cố một số bài học hóa học lớp 11 THPT ..................... 67
Bảng 2.3. So sánh TCHH của CO và CO 2 . ........................................................... 75
Bảng 2.4. So sánh TCHH của CO 2 và SO 2 .......................................................... 77
Bảng 2.5. Nhận biết : CO, CO 2 , SO 2 , H 2 . ............................................................ 77
Bảng 2.6. Nhận biết : NaNO 3 , Na 2 CO 3 , Na 2 SiO 3 , NH 4 Cl ................................. 78
Bảng 2.7. So sánh đồng đẳng và đồng phân ........................................................ 79
Bảng 2.8. So sánh Ankan và Anken ....................................................................... 84
Bảng 2.9. So sánh Anken và Ankađien .................................................................. 86
Bảng 2.10. So sánh TCHH Benzen, Alkylbenzen,Stiren ...................................... 90
Bảng 2.11. So sánh Anđehit và Xeton ................................................................ 94
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng ...................................................... 108
Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................... 108
Bảng 3.3. Các tham số đặc trưng kết quả bài kiểm tra ....................................... 111


Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy lớp 11CB4 và 11CB2
(bkt1) ................................................................................................................... 111
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả học tập lớp 11CB4 và 11CB2 ( btk 1) ................... 112
Bảng 3.12. Các tham số đặc trưng kết quả bài kiểm tra 2 .................................. 113
Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy lớp 11CB4 và 11CB2

( bkt 2) ................................................................................................................. 113
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập lớp 11 CB4 và 11CB2 ( bkt 2) ............... 114

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của bài giảng ............................................................................. 8
Hình 1.2. Mối liên quan giữa hidrocacbon, rượu, andehit và axit cacboxylic ....... 16
Hình 2.1. Xvante Areniuyt ..................................................................................... 44
Hình 2.2. Mô phỏng thí nghiệm tính dẫn điện của dd NaCl .................................. 45
Hình 2.3. Joseph Priestly........................................................................................ 49
Hình 2.4. Photpho thường có trong Xương ........................................................... 52
Hình 2.5. Que diêm ................................................................................................ 53
Hình 2.6. Nến màu ................................................................................................. 57
Hình 2.7. Lốp xe..................................................................................................... 59
Hình 2.8. Giấc mơ của Kê-ku-lê ............................................................................ 61
Hình 2.9. Cấu tạo vòng benzen .............................................................................. 61
Hình 2.10. Trò chơi ô chữ bài “An đehit – Xeton” ................................................ 64
Hình 2.11. HCOOH có trong Kiến ....................................................................... 65
Hình 2.12. Sơ đồ củng cố bài “ Sự điện li” ............................................................ 67
Hình 2.13. Sơ đồ Grap củng cố bài “Nitơ” ........................................................... .70


Hình 2.14. Sơ đồ chuyển hóa củng cố bài “Nitơ” .................................................. 70
Hình 2.15. Sơ đồ chuyển hóa củng cố bài “Amoni và muối amoniac” ................. 70
Hình 2.16. Sơ đồ chuyển hóa củng cố bài “Axit nitric và muối nitrat” ................. 73
Hình 2.17. Sơ đồ Grap củng cố bài “Axit nitric và muối nitrat” ........................... 74
Hình 2.18. Sơ đồ Grap củng cố TCHH Cacbon ..................................................... 75
Hình 2.19. Sơ đồ Grap củng cố TCHH của Muối Cacbonat.................................. 77
Hình 2.20. Sơ đồ Grap củng cố TCHH của Silic và các hợp chất của Silic .......... 78
Hình 2.21. Sơ đồ Grap bài “Ankan” ...................................................................... 80
Hình 2.22. Sơ đồ Grap TCHH “Anken” ................................................................ 82

Hình 2.23. Sơ đồ Grap TCHH “Ankađien” ........................................................... 84
Hình 2.24. Sơ đồ Grap TCHH “Ankin” ................................................................. 86
Hình 2.25. Sơ đồ Grap TCHH của Benzen ............................................................ 89
Hình 2.26. Sơ đồ Grap TCHH hóa học của Ancol................................................. 92
Hình 2.27. Sơ đồ Grap TCHH của Anđehit và Xeton ........................................... 93
Hình 2.28. Sơ đồ Grap TCHH của Axit cacboxylic .............................................. 94
Hình 3.1. Đồ thị đường tích lũy lớp 11CB4 và 11CB2 – bkt 1 ........................... 110
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả học tập của lớp 11CB4 và 11CB2– btk 1 ..... 110
Hình 3.9. Đồ thị đường tích lũy lớp 11CB4 và 11CB2 – bkt 2 ........................... 114
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp 11CB4 và 11CB2- bkt 2 ............114


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong vòng 10 năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã và đang chú trọng nhiều đến
việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Để nâng cao hiệu quả dạy và học bộ
môn Hoá học ở trường phổ thông, người giáo viên ngoài việc khắc sâu kiến thức
trọng tâm trong mỗi bài giảng còn phải biết khơi dậy niềm hăng say và hứng thú học
tập cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học đều cần có phần mở đầu thuyết
phục vì ba phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả buổi học. Nhưng làm thế nào để mở đầu bài
giảng được hay và hấp dẫn? Đó là một vấn đề khó đối với các giáo viên trẻ chưa có
nhiều kinh nghiệm. Một sự khởi đầu thú vị, hấp dẫn sẽ giúp phá vỡ những lo lắng, e
ngại tạo nên sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Các em học sinh sẽ phát huy
được tính tích cực, sáng tạo và hứng khởi khi bắt đầu vào bài học mới. Chỉ khi nào
có sự chuẩn bị sẵn sàng, học sinh mới có thể học tốt.
Bên cạnh đó, các thầy cô còn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đáp ứng yêu
cầu “vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài” đối với bộ môn hóa học? Và làm thế nào để

tác động đến tư duy tích cực của học sinh, giúp các em học được cách vận dụng
những tri thức đã tiếp thu vào cuộc sống ? Một bài giảng dù hay và hấp dẫn đến đâu,
nếu không có khâu củng cố thì chưa thể coi là tiết dạy tốt. Theo N.M. IACÔPLEP
“Củng cố bài là một khâu không thể thiếu trong quá trình giảng dạy. Nó thể hiện
được tính toàn vẹn của bài giảng. Thông qua việc củng cố, ôn luyện mà giáo viên có
thể khắc sâu kiến thức cho học sinh”. Mở đầu bài giảng và củng cố bài giảng là
những yếu tố góp phần quyết định tính toàn vẹn của bài học. Tùy theo mục tiêu, nội
dung của bài học, năng lực của học sinh và năng lực của bản thân người giáo viên
mà họ có sự lựa chọn cách mở đầu và củng cố bài thích hợp.
Qua thực tế tìm hiểu, trò chuyện với một số giáo viên và dự giờ tại trường THPT
đã thực tập, tôi nhận thấy không ít giáo viên chưa quan tâm đến khâu mở đầu bài
giảng, chưa thấy hết tác dụng của việc củng cố bài và thường bỏ qua hay làm một


2

cách chiếu lệ, hình thức. Nhận thức được tầm quan trọng của hai yếu tố này trong
giảng dạy môn hoá học, tôi đã chọn đề tài “THIẾT KẾ PHẦN MỞ ĐẦU VÀ
CỦNG CỐ BÀI GIẢNG MÔN HOÁ HỌC LỚP 11 THPT THEO HƯỚNG
ĐỔI MỚI ” cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài lên lớp theo hướng đổi mới phương pháp
dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học hóa học ở lớp 11
trung học phổ thông (THPT).
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc mở đầu và củng cố bài giảng hóa học.

-


Điều tra thực trạng về việc mở đầu và củng cố bài trong dạy học hóa học ở
trường THPT.

-

Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài lên lớp hóa 11 THPT theo hướng đổi
mới phương pháp giảng dạy.

-

Thiết kế một số bài lên lớp hóa học lớp 11 THPT có sử dụng phần mở đầu và
củng cố bài.

-

Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của đề tài.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu:
Việc thiết kế, sử dụng phần mở đầu và củng cố bài môn hóa học lớp 11 ở
trường THPT theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

-

Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông.



3

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu: thiết kế phần mở đầu và củng cố bài lên lớp hóa học lớp

-

11 ban cơ bản THPT theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
-

Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT ở tỉnh Kiên Giang.

-

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2012 đến tháng 5/2013.

6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế và sử dụng tốt phần mở đầu và củng cố bài sẽ góp phần nâng cao
chất lượng dạy học của giáo viên; phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập,
nâng cao mức độ hứng thú đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Tham khảo tài liệu sách, báo, tạp chí chuyên nghành, truy cập thông tin trên
internet.
+ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây
dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài.


-

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phát phiếu điều tra các giáo viên phổ thông về việc mở đầu và củng cố bài
lên lớp, trên cơ sở đó đề xuất một số hình thức mở đầu và củng cố bài có hiệu
quả.
+ Phương pháp quan sát.
+ Thực nghiệm sư phạm.

-

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
-

Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận của việc mở đầu và củng cố bài
trong dạy học hóa học ở trường THPT.


4

-

Xây dựng nguyên tắc, qui trình thiết kế phần mở đầu và củng cố bài theo
hướng đổi mới phương pháp dạy học.

-

Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài lên lớp môn hóa học lớp 11 THPT theo

hướng đổi mới phương pháp dạy học.

-

Thiết kế một số bài lên lớp hóa học lớp 11 có sử dụng phần mở đầu và củng
cố bài đã thiết kế.


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các giáo trình, tài liệu viết về mở đầu và củng cố bài giảng
Về vấn đề mở đầu và củng cố bài đã có một số các tài liệu sau đây:
• Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP
TP.HCM [9]
Đây là tài liệu dành cho sinh viên khoa Hóa ĐHSP năm thứ 3 và 4 nhằm giúp
SV nâng cao hiệu quả dạy học. Tài liệu gồm những nội dung sau:
- Giới thiệu những tư tưởng mới nhất về phương pháp dạy học hiện nay ở
nước ta và trên thế giới.
- Nghiên cứu bài lên lớp hóa học, cấu trúc bài giảng và các bước lên lớp.
Trong phần này, tác giả có đề cập đến mở đầu và củng cố bài như nhiệm vụ, những
gợi ý về các hình thức mở đầu và củng cố bài có thể sử dụng.
- Nghiên cứu các vấn đề tâm lí giáo dục học có liên quan đến việc nâng cao
hiệu quả bài lên lớp hóa học.
- Trình bày những nội dung cơ bản về phương tiện dạy học, việc sử dụng một
số phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài lên lớp hóa học.

Tài liệu trên đây cung cấp những tư liệu, những gợi ý cần thiết giúp sinh viên
trao đổi thực hành, thảo luận qua đó mở rộng thêm vốn hiểu biết và rèn luyện các
năng lực sư phạm.
• N.M.IACOPLEP (1978), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ
thông tập II, NXB Giáo dục, người dịch Nguyễn Hữu Chương, Phạm
Văn Minh [23]
Tài liệu này cung cấp những phương thức củng cố tri thức, những bài học để
kích thích tư duy HS. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về củng cố bước đầu, củng
cố tiếp theo, những bài học về củng cố phát triển. Bên cạnh đó, tác giả còn làm rõ


6

việc củng cố bằng thí nghiệm. Tài liệu luôn có ví dụ minh họa đa dạng cho các môn
học giúp độc giả dễ hình dung hơn về các hình thức củng cố.
• R.G.IVANOVA (1984), Bài giảng hóa học trong nhà trường phổ thông,
NXB Giáo dục, người dịch Đỗ Tất Hiển [25]
Trong tài liệu này, tác giả thực nghiệm sư phạm ở các lớp IX trường số 156
Matxcơva trong các năm học 1967 – 1968, 1968 – 1969, với mục đích so sánh bốn
cách tiến hành mở đầu bài giảng nhằm làm sáng tỏ các phương pháp được vận dụng
ở phần mở đầu có ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình và hiệu quả bài giảng; chính
xác hóa những mặt ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp vận dụng nhằm mục đích
giúp HS tiếp thu kiến thức mới tốt nhất.
1.1.2 Các đề tài nghiên cứu về mở đầu và củng cố bài giảng
Cho đến nay, đề tài về mở đầu và củng cố bài chưa được nghiên cứu nhiều. Ở
ĐHSP TP.HCM chỉ có một khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu đề tài trên và một số
tiểu luận môn học của các học viên cao học.
• KLTN: “Nghiên cứu thực trạng các hình thức mở đầu và củng cố bài
trong dạy học hóa học ở trường THPT”, Phạm Ngọc Thùy Linh, sinh viên
khoá 1998 - 2002.

Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã:
- Hệ thống lí luận về bài giảng và các bước lên lớp, đặc điểm, vai trò, tác
dụng, những yêu cầu khi mở đầu và củng cố bài giảng hóa học.
- Tác giả đã sử dụng các phương pháp điều tra như: phiếu thăm dò ý kiến 57
giáo sinh hóa 4A và 4B, phỏng vấn, dự giờ các GV THPT, xem băng ghi hình.
Khảo sát được mức độ quan tâm, rèn luyện và sử dụng một số hình thức mở
đầu và củng cố bài đối với giáo sinh và một số giáo viên ở các trường THPT. Hình
thức mở đầu, củng cố bài phổ biến nhất mà giáo sinh và các giáo viên sử dụng, một
số khó khăn gặp phải khi tiến hành các công việc trên lớp.


7

- Đề tài cũng đã đề xuất được một số hình thức mở đầu và củng cố bài trong
chương trình hóa học lớp 10, 11,12 thông qua việc thu thập, tham khảo ý kiến của
các thầy cô, qua dự giờ và xem một số băng ghi hình các giờ dạy thành công ở các
trường THPT nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của bài lên lớp.
Đồng thời giúp sinh viên trước khi đi TTSP có thể làm quen, tiếp xúc với một số
hình thức mở đầu và củng cố bài có hiệu quả.
- Đây là tài liệu thiết thực cho sinh viên và giáo viên trong việc rèn luyện kĩ
năng dạy học, tuy nhiên vì công việc chính của đề tài là điều tra thực trạng nên
chưa có phần thiết kế giáo án và thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu
quả của việc mở đầu và củng cố. Bên cạnh đó khi thết kế các phần mở đầu và củng
cố bài, tác giả chỉ đưa ra minh họa ở lớp 10, 11 hoặc 12, chứ không đi vào chương
nào hay lớp nào cụ thể.
• Luận văn thạc sĩ giáo dục học: “ Mở đầu và củng cố bài giảng hóa học lớp
10 theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học”, Phan Thị Thùy Trang,
Lớp cao học K20 (2011).
• Ngoài khóa luận tốt nghiệp trên còn có một số tiểu luận môn kĩ năng dạy
học hóa học của học viên cao học chuyên ngành Lí luận và phương pháp

dạy học hóa học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh dưới đây:
- Đặng Thị Duyên (2010), Kĩ năng vào bài, Lớp cao học K19.
- Nguyễn Trí Ngẫn (2010), Củng cố hệ thống kiến thức, Lớp cao học K19.
- Tô Quốc Anh (2010), Củng cố hệ thống kiến thức, Lớp cao học K19.
- Nguyễn Vinh Quang (2010), Kĩ năng vào bài, Lớp cao học K19.
- Lại Tố Trân (2008), Kĩ năng vào bài, Lớp cao học K17.
 Các tiểu luận trên của các học viên cao học, mỗi tiểu luận khoảng từ 20-25
trang, nêu được một số lí luận và các minh họa cụ thể cho bài dạy. Do giới hạn ít ỏi
của một tiểu luận môn học mà các tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào các phần lí
luận, thực trạng cũng như không thể thực nghiệm sư phạm được.


8

Nhận xét chung: Các đề tài nghiên cứu về phần mở đầu và củng cố bài còn rất
ít. Tuy nhiên các tài liệu nêu trên là những tài liệu quý, có giá trị cả về lí luận lẫn
thực tiễn từ đó rút ra được nhiều bài học bổ ích, những gợi ý quan trọng.
Tham khảo một số trang web – diễn đàn giáo viên thì thấy rất ít thậm chí
không có các bài viết, trao đổi về mở đầu và củng cố. Điều này chứng tỏ phần mở
đầu và củng cố bài còn ít được quan tâm, chú ý.

1.2.

BÀI GIẢNG HÓA HỌC

1.2.1. Khái niệm bài giảng
Theo R.G. IVANOVA [25], bài giảng là một hình thức dạy học tập thể cơ bản,
chính yếu ở trường THPT. Nó là một quá trình sơ đẳng, toàn vẹn, đa cấu trúc.
Nói đến khái niệm bài giảng có nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau. Theo cách
nhìn của người thầy trong phương pháp dạy học truyền thống có thể cho rằng đây là

một quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Ngược lại đứng dưới góc độ nhận
thức của học sinh quá trình này chính là sự tiếp thu, vận dụng và tái hiện kiến thức.
Một cách tổng quát, bài giảng được xem là một đoạn hoàn chỉnh của quá trình dạy
học trong một thời lượng xác định. Bài giảng là một phần của toàn bộ quá trình dạy
học.
Sự toàn vẹn trong bài giảng hóa học là sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa
ba thành phần: mục đích, nội dung, phương pháp, giáo viên và học sinh dưới tác
động của môi trường dạy học. Thông qua bài giảng, dưới sự điều khiển sư phạm của
người giáo viên, học sinh có thể tự giác, tích cực tự lực lĩnh hội tri thức. Để làm
được điều này, người giáo viên trước hết phải phối hợp tốt các yếu tố: mục đích, nội
dung, phương pháp dạy học thể hiện trong bài giảng đó. Không chỉ thế còn vận
dụng tốt các khâu, các bước của bài lên lớp nhằm kích thích, khơi dậy niềm hăng
say hứng thú học tập cho học sinh, chuẩn bị cho các em điều kiện tố nhất để lĩnh hội
và khắc sâu tri thức.
Hóa học là một môn học mang tính trừu tượng, bởi thế bài học hóa học luôn
mang những đặc điểm riêng, đặc thù. Nó được qui định bởi các yếu tố nội dung,
phương pháp đa dạng phù hợp với mục đích dạy học. Chính vì lẽ đó mà học sinh có


9

thể phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và rèn luyện
các kĩ năng, kĩ xảo từ những bài giảng hóa học.
Nói tóm lại bài giảng hóa học là một phần của toàn bộ quá trình dạy học hóa
học. Qua đó người giáo viên giúp học sinh có cách làm việc khoa học, có phương
pháp lĩnh hội kiến thức tốt, có khả năng tư duy sáng tạo và thêm yêu mến bộ môn.
1.2.2. Phân loại bài giảng
Có nhiều cách phân loại bài giảng hóa học tuỳ theo mục đích, nội dung hoặc
phương pháp mà nó thể hiện.
Theo R.G. IVANOVA [25] khi nghiên cứu về lí luận các phương pháp dạy

học đã phân bài giảng thành ba loại hình (kiểu) khác nhau. Mỗi một kiểu lại bao
gồm nhiều khâu riêng biệt.
• Kiểu 1: Bài giảng nghiên cứu tài liệu mới.
Nhằm giúp học sinh tri giác tài liệu mới, bước đầu hiểu rõ tài liệu này, phát
hiện và nắm được ý nghĩa của các mối liên hệ và quan hệ trong đối tượng nghiên
cứu. Trong những bài giảng kiểu này khâu học sinh thu nhận kiến thức và kĩ năng
mới là khâu cơ bản, còn các khâu khác được thực hiện trong mối quan hệ tương hỗ
với khâu chủ yếu.
• Kiểu 2: Bài giảng hoàn thiện kiến thức và kĩ năng của học sinh.
Nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc những kiến thức đã học, đưa kiến thức đã
lĩnh hội vào một hệ thống thống nhất, đồng thời rèn luyện kĩ năng ứng dụng kiến
thức vào những tình huống mới. Đây là những kiểu bài giảng có mục đích ôn tập và
củng cố kiến thức hoặc khái quát và hệ thống hóa kiến thức. Các bài giảng này
giống nhau vì có cùng bản chất.
• Kiểu 3: Bài giảng kiểm tra và đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Mỗi một loại bài giảng đều có các khâu, các bước thể hiện mục đích dạy học
riêng biệt. Thực tế hiện nay thường gặp nhất là các kiểu bài 1 và 2, bởi vì nó thể
hiện được sự liên hệ giữa các khâu trong quá trình giảng dạy một cách rõ ràng nhất.


10

Mục đích xác dịnh trình độ lĩnh hội kiến thức, trình độ hình thành kĩ năng, kĩ
xảo. Củng cố và hệ thống hóa kiến thức. Sửa chữa, uốn nắn kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo.
1.2.3. Cấu trúc bài giảng
Cấu trúc của bài giảng là tổ hợp của năm thành tố cơ bản của quá trình dạy
học luôn luôn tương tác với nhau dưới tác động của môi trường dạy học và tạo nên
một thể thống nhất, toàn vẹn.


G

H

Môi

M

trường
N

P

Hình 1.1. Cấu trúc của bài giảng
Trong bài giảng có sự thống nhất chặt chẽ của những mặt cấu trúc sau:
- Cấu trúc của mục đích dạy học (mục đích bộ ba: trí dục, phát triển, giáo dục).
- Cấu trúc logic của nội dung trí dục của bài giảng.
- Cấu trúc quy trình các bước của bài giảng.
- Cấu trúc về phương pháp dạy học, sự tác động qua lại giữa giáo viên và học
sinh.
Bài giảng hóa học là phương thức giúp học sinh lĩnh hội, khắc sâu kiến thức
và phát triển tư duy sáng tạo, là hình thức rèn luyện các kĩ năng học tập nhất là khả
năng lĩnh hội các kiến thức kĩ thuật tổng hợp. Điều này thể hiện rất rõ thông qua
các bước dạy học.

∗ Cần lưu ý rằng:


11


– Trên đây chỉ mới nêu những kiểu cơ bản của bài giảng hóa học và các cấu trúc
điển hình của nó. Thực tiễn lý luận dạy học càng phát triển thì kiểu và cấu trúc của
bài giảng hóa học càng phát triển phong phú.
– Cấu trúc bài giảng luôn đa dạng và linh hoạt. Điều quan trọng cần nắm vững
đó là: cấu trúc bài giảng phải tuân theo quy luật về mối liên hệ mục đích – nội
dung – phương pháp – giáo viên – học sinh, và chú ý tới những quy luật riêng của
môn học và của đối tượng học sinh.
– Không thể có một cấu trúc cứng nhắc, rập khuôn, bất biến cho mọi kiểu bài
giảng.
1.2.4. Mở đầu và củng cố bài trong cấu trúc bài giảng
1.2.4.1.

Mở đầu bài giảng trong cấu trúc bài lên lớp

Theo N.M.IACÔPLEP [25], mở đầu bài giảng là khâu chuẩn bị cho học sinh
tiếp nhận tri thức mới đồng thời ôn tập, củng cố lại kiến thức cũ ở các bài học trước.


Theo quan niệm đổi mới PPDH: bài soạn cho một tiết lên lớp theo
hướng dạy học tích cực được chuẩn bị theo các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài.
- Bước 2: Chuẩn bị thiết bị dạy học.
- Bước 3: Xác định PPDH chủ yếu cho từng trọng tâm của bài.
- Bước 4: Thiết kế các hoạt động của tiết lên lớp.
- Bước 5: Cuối cùng là hoạt động kết thúc tiết học.
 Như vậy mở đầu bài giảng được thiết kế ở bước 4.



Cụ thể hơn, hoạt động của GV và HS trong một tiết học được chia

theo quá trình của tiết học có thể được phân thành:

- Hoạt động khởi động (mở đầu bài giảng): hoạt động này có thể là mở đầu có
nêu mục tiêu của tiết học, kiểm tra bài cũ để nêu vấn đề của bài mới (Cần chú ý là
hoạt động này rất quan trọng và nhất thiết phải có mỗi khi vào bài hoặc chuyển
phần, chuyển nội dung để gây hứng thú học tập.)


12

- Tiếp hoạt động khởi động là các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài
học về kiến thức, kỹ năng bao gồm: hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới, hoạt
động củng cố, hoạt động để hình thành kỹ năng.
 Vào bài là hoạt động đầu tiên trước khi bắt đầu bài mới.
1.2.4.2. Củng cố bài giảng trong cấu trúc bài lên lớp
Cấu trúc một bài lên lớp thường gồm 5 bước:
- Tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giảng bài mới:
+ Hoạt động 1: Vào bài.
+ Hoạt động 2, 3, 4, … Tiến hành dạy bài mới.
- Củng cố.
- Dặn dò các công việc cần làm.
 Củng cố là hoạt động cuối trước khi kết thúc bài mới.

1.3.

MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG

1.3.1. Đặc điểm

Theo N.M.IACÔPLEP [25], không riêng gì bộ môn hóa học, bất kì bài học nào
cũng được bắt đầu từ việc tổ chức sơ bộ bộ lớp học gồm những nhân tố như sau:
- Chào hỏi: Thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh.
- Điểm danh: Thể hiện mối quan tâm của giáo viên đối với học sinh giúp các
em có ý thức hơn trong học tập đồng thời đảm bảo được tiến trình học tập cho học
sinh.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của phòng học: Giúp học sinh giữ gìn sạch sẽ
nơi làm việc chung của tập thể, giáo dục hành vi kỷ luật.


13

- Kiểm tra địa điểm làm việc, tư thế làm việc, tác phong của học sinh: Chấn
chỉnh những học sinh cẩu thả, ăn mặc không đúng qui định, tư thế, tác phong học
tập chưa nghiêm túc. Giáo dục cái nhìn chân, thiện, mĩ cho học sinh.
- Tổ chức sự chú ý: Gây hứng thú đặc biệt đối với công việc. Học sinh sẽ tham
gia xây dựng bài tốt hơn, hiệu quả hơn. Tránh tình trạng vào bài trong lúc học sinh
chưa tập trung sự chú ý vì như thế mức độ tiếp thu tri thức sẽ rời rạc, có học sinh
còn mải việc riêng mà không nghe được lời nói của giáo viên. Như thế hiệu quả
học tập sẽ thấp.
- Kiểm tra bài cũ: Đây là khâu củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước. Thông
qua đó đánh giá phương pháp truyền đạt ở tiết trước. Phát hiện những lỗ hổng kiến
thức ở học sinh mà chấn chỉnh kịp thời.
- Vào bài mới: Đây là khâu trọng tâm của phần mở đầu giúp học sinh hình dung
công việc sẽ làm trong tiết học sắp tới. Là một trong những khâu dễ kích thích học
sinh hứng thú và hăng hái hơn trong học tập. Tuy nhiên để gây ấn tượng và hiệu quả
của phần mở đầu trong giờ lên lớp giáo viên nên linh hoạt trong việc thể hiện từng
khâu, từng đoạn không nhất thiết phải đúng một trật tự như trên tránh gây nhàm
chán, mất hứng thú khi vào bài. Nói như thế không có nghĩa là bỏ qua các khâu, các
bước của phần mở đầu. Ngày nay các giáo viên trẻ thường đánh giá thấp ý nghĩa

của việc tổ chức sơ bộ và biến nó thành “nhân tố tổ chức” tiến hành một cách hình
thức. Điều này ngày càng làm cho mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thêm có
khoảng cách, học sinh ít tìm thấy hứng thú và yêu thích bộ môn.
1.3.2. Nhiệm vụ của mở đầu bài giảng
Theo PGS.TS. Trịnh Văn Biều [9], ở khâu mở đầu bài giảng giáo viên có các
nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu mục đích bài học và các mục tiêu cần đạt được.
- Giới thiệu những công việc sẽ làm, dàn ý nội dung bài học để học sinh chủ
động, thuận lợi trong việc ghi nhớ.
- Giới thiệu về tầm quan trọng ý nghĩa và những lợi ích của bài học, tạo động
cơ học tập.


14

- Chuẩn bị cho học sinh tiếp thu tri thức mới: gây sự chú ý, kích thích tính tò mò
ham hiểu biết, mong chờ được tiếp nhận tri thức, khơi dậy niềm hứng thú học tập và
không khí vui vẻ thoải mái cho học sinh bước vào bài mới.
1.3.3. Tác dụng của việc mở đầu bài giảng
Theo quan điểm của N.M.IACÔPLEP [23]:
- Mở đầu bài giảng là một trong những yếu tố quyết định tính toàn vẹn của bài
học, có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho HS, tạo không khí hứng khởi
cho các em khi bắt đầu vào bài học mới.
- Tổ chức sơ bộ lớp học nhằm đảm bảo hoàn cảnh bên ngoài bình thường đối
với công việc và ổn định về mặt tâm lý cho HS trước khi học bài mới.
- Tạo không khí thân thiện, tôn trọng lẫn nhau giữa thầy và trò giúp cho bài học
được tiến hành một cách nhẹ nhàng thoải mái.
- Thể hiện sự quan tâm của GV đến tình hình lớp học thông qua việc kiểm tra sĩ
số và lí do vắng mặt của HS từ đó có biện pháp giúp đỡ các em nắm được bài học
và theo kịp bạn bè.

- Chuẩn bị cho HS tiếp thu tri thức mới gây sự chú ý, kích thích tính tò mò ham
hiểu biết, mong chờ được tiếp nhận tri thức.
- Củng cố lại kiến thức cho HS thông qua việc kiểm tra bài bằng các hình thức
đàm thoại, đặt câu hỏi, giải bài tập.
- Đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức cho HS từ đó có phương pháp giảng dạy
thích hợp. Ngoài ra còn rèn luyện cho HS cách diễn đạt, tái hiện lại những tri thức
đã tiếp thu.
- Kiểm tra kiến thức và kỹ năng của một số HS để đánh giá tiết học. Vận dụng
qui luật hướng đích giúp HS hình dung công việc của tiết học, nội dung trọng tâm
cần phải nắm được trong giờ lên lớp đó.
- Sử dụng các hình thức mở bài đa dạng tránh gây nhàm chán, lơ là trong học
tập đối với HS. Đặc biệt thông qua các phương tiện trực quan HS sẽ ngày càng
hứng thú và yêu thích bộ môn hơn.


15

- Bằng việc liên hệ thực tế để vào bài giúp cho HS có hứng thú trong học tập,
mong muốn giải thích được các hiện tượng thực tế xung quanh các em. Ngoài ra
còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, thấy được mức độ quan trọng của việc ứng dụng
hóa học vào đời sống hằng ngày.
 Một giờ học mở đầu tốt coi như đã thành công được một nửa.
1.3.4. Những yêu cầu khi mở đầu bài giảng
Để một mở bài được thực hiện tốt GV phải rèn luyện nhiều thông qua một số
yêu cầu sau:
- Nắm được tâm lý, trình độ HS:
+ Tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi mới bắt đầu bước vào lớp học.
+ Thông qua cử chỉ chào hỏi tạo cảm giác gần gũi, thân thiện từ phía HS.
+ Thể hiện sự quan tâm đến các em thông qua việc điểm danh hỏi thăm lý do
vắng mặt của HS (nếu có).

- Gây sự chú ý ngay từ đầu và duy trì suốt giờ học:
+ Nói to, chậm, nhắc lại nhiều lần các vấn đề trọng tâm, sử dụng các câu hỏi nêu
vấn đề.
+ Khi viết bảng thường gạch chân, đóng khung hoặc viết phấn màu các phần
quan trọng, nhấn mạnh sự chú ý cho HS.
+ Sử dụng các phương tiện trực quan để mở đầu bài giảng như: hình vẽ, tranh
ảnh, sơ đồ, thí nghiệm hoặc mô hình đôi khi là một đoạn video tùy từng loại bài
giảng, tùy từng nội dung bài học và điều kiện vật chất của trường.
+ Liên hệ thực tế, nói vui, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của tiết học, tập
trung sự chú ý của HS.
Nói tóm lại tùy từng nội dung giảng dạy, tùy từng trình độ học sinh, tùy vào điều
kiện vật chất của từng trường mà giáo viên nên chọn các hình thức vào bài phù hợp.
Thậm chí phải phối hợp nhiều phương pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh, tránh
sự lặp lại, nhàm chán. Muốn vậy, người giáo viên phải không ngừng rèn luyện các
kỹ năng dạy học, các năng lực chuyên môn lẫn kiến thức xã hội giúp cho chất lượng
bài giảng ngày càng phong phú và hiệu quả hơn.


16

1.3.5. Một số hình thức mở đầu bài giảng
Đối với mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể và thời gian cho phép, hình
thức mở đầu có khác nhau. Không có kiểu mở bài nào là tốt nhất. Bí quyết thành
công là sự đa dạng và sáng tạo. Giáo viên có thể mở bài bằng cách làm một điều gì
khác thường hay bất ngờ khiến cho học sinh phải ngạc nhiên. Theo PGS.TS. Trịnh
Văn Biều [9], có thể kể ra 7 kiểu mở đầu sau:
• Hình thức 1: Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic.
Giáo viên dẫn dắt từ kiến thức bài cũ sang bài mới bằng mối liên hệ logic hoặc
đi từ kiến thức tổng thể chung đến kiến thức bộ phận của bài học.
VD:

Khi dạy bài “AMONIAC VÀ MUỐI AMONI”, GV có thể vào bài một cách
đơn giản bằng cách dẫn dắt từ bài trước: “Tiết trước, chúng ta đã học xong bài
“NITƠ”. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu thêm những hợp chất quan trọng
của nitơ đó là: “ Amoniac và muối amoni””.
• Hình thức 2: Vào bài theo phương pháp kể chuyện.
Kể một câu chuyện, một mẩu chuyện vui (có liên quan đến bài chuẩn bị dạy)
rồi từ kiến thức trong câu chuyện dẫn vào bài học.
VD:
Có thể kể chuyện về lịch sử ra đời của axetilen để vào bài “ANKIN”. GV
cung cấp thêm: “Axetilen là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng của Ankin. Hôm
nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về Ankin qua bài học cùng tên”.
• Hình thức 3: Vào bài bằng việc liên hệ thực tế.
Giáo viên qua một câu chuyện, một ví dụ thực tế rồi dẫn dắt vào bài mới. Kiểu
vào bài này giúp cho học sinh có hứng thú trong học tập, mong muốn giải thích
được các hiện tượng xung quanh các em. Ngoài ra nó còn làm cho học sinh yêu
thích môn học do thấy mức độ quan trọng của hóa học trong đời sống hằng ngày.


17

VD:
Khi giảng dạy bài “PHÂN BÓN HÓA HỌC’’, GV có thể thiết kế hoạt động
vào bài bằng câu hỏi: Hãy giải thích hiện tượng sau:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên’’
• Hình thức 4: Vào bài theo phương pháp trực quan.
Cho học sinh xem những vật thật, mô hình, bức tranh hay bằng thí nghiệm hóa
học, thường tạo nên những ấn tượng mạnh. Thông qua các phương tiện trực quan
học sinh sẽ ngày càng hứng thú và yêu thích bộ môn hơn.
VD:

Khi giảng dạy phần hiđrocacbon lớp 11, giáo viên có thể sử dụng mô hình
phân tử để vào bài.
• Hình thức 5: Vào bài theo phương pháp đặt câu hỏi.
Giáo viên đặt một câu hỏi thách đố, khêu gợi trí tò mò sau đó dẫn dắt vào bài
mới: “ Để trả lời câu hỏi trên chúng ta hãy nghiên cứu bài .....’’
VD:
Khi dạy bài “CACBON” có thể đặt câu hỏi vào bài như sau: “Tại sao than chì
rất mềm còn kim cương lại rất cứng, mặc dù chúng đều cấu tạo từ cacbon ?”.
• Hình thức 6: Vào bài bằng phương pháp kiểm tra.
Gọi học sinh trả lời câu hỏi hay giải bài tập (đứng tại chỗ hoặc lên bảng) rồi từ
kiến thức trong nội dung kiểm tra dẫn vào bài học.
VD:
Khi dạy bài: “Mối liên quan giữa hidrocacbon, rượu, andehit và axit
cacboxylic’’, GV có thể đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ để dẫn dắt vào bài.
Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:


×