Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường vừa học vừa làm 15 5 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thu Hà

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh- 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thu Hà

Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số

: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ HẠNH NGA

Thành phố Hồ Chí Minh- 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được


công bố trong một công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS Đỗ Hạnh Nga,
người đã nhiệt tình động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở trường Đại học Sư phạm, Khoa Tâm
lý- Giáo dục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập và thực hiện
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trường Vừa học vừa làm
15-5 đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại
quý Trường.
Nguyễn Thu Hà


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................. 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .................................................. 11
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi
trung học cơ sở trường Vừa học vừa làm 15-5 TPHCM .................................. 36
Chương 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẠN BÈ CỦA HỌC SINH
LỨA TUỔI TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG VỪA HỌC- VỪA LÀM 15-5
TPHCM .................................................................................................................... 43
2.1. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................... 43
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43
2.3. Thống kê về khách thể nghiên cứu ................................................................... 47
2.4. Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường
VHVL 15-5 ....................................................................................................... 49
2.5. Những khó khăn của các em học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 trong
quá trình rèn luyện KNGT bạn bè .................................................................... 69
2.6. Nguyên nhân của thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi
trung học cơ sở trường Vừa học- vừa làm 15-5 ............................................... 71
2.7. Biện pháp nâng cao KNGT bạn bè cho học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL
15-5 ................................................................................................................... 75


Chương 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ
NĂNG LẮNG NGHE CỦA HỌC SINH LỨA TUỔI TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRƯỜNG VỪA HỌC VỪA LÀM 15-5 TPHCM ................................................ 79
3.1. Mục đích thử nghiệm ......................................................................................... 79
3.2. Khách thể thử nghiệm ........................................................................................ 79
3.3. Nội dung thử nghiệm ......................................................................................... 79
3.4. Tổ chức thử nghiệm ........................................................................................... 83
3.5. Phân tích kết quả nghiên cứu thử nghiệm .......................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 100



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐLC

: Độ lệch tiêu chuẩn

ĐTB

: Điểm trunh bình

KNGT

: Kỹ năng giao tiếp

KNLQ

: Kỹ năng làm quen

KNLN

: Kỹ năng lắng nghe

KNGQXĐ

: Kỹ năng giải quyết xung đột

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


THCS

: Trung học cơ sở

VHVL

: Vừa học vừa làm


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1a. Phân bố về giới tính, thời gian học tập ...................................................47
Bảng 2.1b. Phân bố về kết quả học tập .....................................................................48
Bảng 2.2.

Hoàn cảnh gia đình của học sinh lứa tuổi THCS trường Vừa học-vừa
làm 15-5 .................................................................................................48

Bảng 2.3a. Mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về
KNGT bạn bè ........................................................................................49
Bảng 2.3b. Mức độ hiểu biết của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về
KNGT bạn bè ........................................................................................50
Bảng 2.4a. Mức độ hiểu biết của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 đối với
các kỹ năng bộ phận của KNGT ...........................................................51
Bảng 2.4b. Mức độ hiểu biết của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 đối với
các kỹ năng của KNGT ........................................................................52
Bảng 2.5a. Mức độ đánh giá của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về
vai trò của KNGT bạn bè.......................................................................54
Bảng 2.5b. Mức độ đánh giá của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về vai trò
của KNGT ở những nội dung cụ thể .....................................................55

Bảng 2.6.

Mức độ quan tâm rèn luyện của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5
đối với KNGT ........................................................................................56

Bảng 2.7.

Mức độ hiểu biết của học sinh đối với các kỹ năng bộ phận KNGT bạn
bè theo giới tính .....................................................................................57

Bảng 2.8.

Tự đánh giá của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về các kỹ
năng bộ phận KNGT bạn bè ..................................................................58

Bảng 2.9.

Biểu hiện KNLQ của học sinh lứa tuổi THCS Trường VHVL 15-5 ....59

Bảng 2.10. Cách ứng xử trong tình huống cụ thể của KNLQ của học sinh lứa tuổi
THCS trường VHVL 15-5 .....................................................................61
Bảng 2.11. Biểu hiện KNLN của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 .....62
Bảng 2.12. Cách ứng xử trong tình huống cụ thể của KNLN của học sinh THCS
trường VHVL 15-5 ................................................................................64


Bảng 2.13. Biểu hiện KNGQXĐ của thiếu niên Trường VHVL 15-5 ....................66
Bảng 2.14. Cách ứng xử trong tình huống cụ thể của KNGQXĐ của học sinh lứa
tuổi THCS trường VHVL 15-5 .............................................................68
Bảng 2.15. Sự khác biệt mức độ biểu hiện các kỹ năng bộ phận của KNGT bạn bè

của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 theo giới tính ............69
Bảng 2.16. Những khó khăn của các em học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 155 trong quá trình rèn luyện KNGT bạn bè.............................................70
Bảng 2.17. Các nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNGT bạn bè
của HS lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 ...........................................71
Bảng 2.18. Các yếu tố thuộc nhà trường ảnh hưởng đến KNGT bạn bè của học sinh
lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 .......................................................72
Bảng 2.19. Các yếu tố thuộc về giáo viên ảnh hưởng đến KNGT bạn bè của học
sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 ................................................73
Bảng 2.20. Các yếu tố thuộc về học sinh ảnh hưởng đến KNGT bạn bè của học
sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 ................................................74
Bảng 2.21. Biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn bè cho học sinh lứa tuổi
THCS trường VHVL 15-5 .....................................................................75
Bảng 3.1.

So sánh mức độ nhận thức về KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử
nghiệm trước thử nghiệm ......................................................................84

Bảng 3.2.

So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh lứa tuổi THCS trường
VHVL 15-5 giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử
nghiệm ...................................................................................................85

Bảng 3.3.

So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh lứa tuổi THCS trường
VHVL 15-5 giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử
nghiệm ở từng biểu hiện cụ thể .............................................................86

Bảng 3.4.


So sánh mức độ nhận thức KNLN của học sinh ở nhóm đối chứng
trước và sau thử nghiệm ........................................................................87

Bảng 3.5.

So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh ở nhóm đối chứng trước
và sau thử nghiệm ..................................................................................88


Bảng 3.6.

So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh ở nhóm đối chứng trước
và sau thử nghiệm ở từng biểu hiện cụ thể ............................................88

Bảng 3.7.

So sánh mức độ nhận thức KNLN của học sinh ở nhóm thử nghiệm
trước và sau thử nghiệm ........................................................................89

Bảng 3.8.

So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh ở nhóm thử nghiệm
trước và sau thử nghiệm ........................................................................90

Bảng 3.9.

So sánh mức độ biểu hiện KNLN của học sinh ở nhóm thử nghiệm
trước và sau thử nghiệm ở từng biểu hiện cụ thể ..................................91


Bảng 3.10. So sánh mức độ nhận thức KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử
nghiệm sau thử nghiệm .........................................................................92
Bảng 3.11. So sánh mức độ biểu hiện KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử
nghiệm sau thử nghiệm .........................................................................92
Bảng 3.12. So sánh mức độ biểu hiện KNLN của nhóm đối chứng và nhóm thử
nghiệm sau thử nghiệm ở từng biểu hiện cụ thể ...................................93


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Mức độ hiểu biết của học sinh đối với các kỹ năng bộ phận KNGT
bạn bè ................................................................................................51

Biểu đồ 2.2.

Tự đánh giá của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5 về các
kỹ năng của KNGT bạn bè ................................................................59

Biểu đồ 3.1.

Mức độ KNLN của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5
giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm .........87

Biểu đồ 3.2.

Mức độ KNLN của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5
giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm.............94



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng không những trong việc cung
cấp tri thức cần thiết mà còn hình thành các kỹ năng nhất định cho người học. Điều
2, Luật Giáo dục Việt Nam 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp” 1. Như vậy, hình thành nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục.
Bạo lực học đường đang bùng phát và gia tăng đến mức báo động. Mức độ
nghiêm trọng của nó khiến dư luận xã hội phải nhìn nhận bạo lực học đường như là
một vấn nạn cần chung tay phòng chống. Chuyện bạo lực trong trường học làm bộc
lộ ra nhiều lỗ hỗng trong công tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho các
em học sinh trong nhà trường. 2 Xung đột, mâu thuẫn nảy sinh trong nhóm bạn bè
nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ là nguồn gốc nảy sinh bạo lực. Do đó, hình
thành kỹ năng giao tiếp bạn bè cho học sinh trở thành nhiệm vụ cấp thiết của ngành
giáo dục và toàn xã hội.
Học sinh lứa tuổi THCS là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý với hoạt
động chủ đạo là giao tiếp bạn bè. Đối với học sinh lứa tuổi trung học cơ sở ở trường
15-5, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các em chung sống, học tập cùng bạn bè. Hơn
nữa, giao tiếp tốt sẽ tạo ra động lực bên trong cho sự phát triển tâm lý, nhân cách
cho các em.
Trường Vừa học-Vừa làm 15-5 là nơi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em hoàn
cảnh gia đình khó khăn và các em không có người nuôi dưỡng. Tâm lý trẻ sống tại
trường 15-5 có nhiều điểm khác biệt so với trẻ sống tại gia đình, đặc biệt là cách cư
xử với bạn bè và những người xung quanh. Các em lứa tuổi trung học cơ sở ở
trường Vừa học- Vừa làm 15-5 là những em cùng chung sống, học tập với nhau nên

1 Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005

2 www.phapluattp.vn


2

giao tiếp bạn bè là hoạt động thường xuyên trong đời sống của các em. Trong khi
đó thầy cô không thể thay thế hoàn toàn bố mẹ để uốn nắn các em. Vì thế, nghiên
cứu kỹ năng giao tiếp bạn bè của các em và đề xuất những biện pháp giáo dục giúp
các em phát triển tâm lý bình thường và hòa nhập tốt với xã hội là cần thiết và có ý
nghĩa.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp
của học sinh, xung đột tâm lý trong giao tiếp bạn bè lứa tuổi trung học cơ sở nhưng
các công trình chưa đi sâu tìm hiểu kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh trung học
cơ sở trong các trường chuyên biệt. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: ‘Thực
trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường
Vừa học- Vừa làm 15-5 Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học
cơ sở Trường VHVL 15-5 TP.HCM và tìm hiểu một số nguyên nhân của thực trạng
trên. Từ đó xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ
năng lắng nghe cho học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính là học sinh lứa tuổi trung học cơ sở Trường
VHVL 15-5 TP.HCM.
- Khách thể nghiên cứu bổ trợ là cán bộ quản lý, giáo viên (những người trực
tiếp nuôi dưỡng và giáo dục các em) trường VHVL 15-5 TP.HCM.
4. Giả thuyết khoa học

Kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5
TPHCM đạt mức độ chưa cao, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe. Nếu tìm ra biện pháp
tác động phù hợp thì có thể nâng cao kỹ năng lắng nghe vì thế có thể sẽ nâng cao
KNGT bạn bè cho các em.


3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
giao tiếp bạn bè lứa tuổi trung học cơ sở.
- Khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học
cơ sở Trường VHVL 15-5 TP.HCM.
- Đề xuất một số biện pháp và thử nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe
cho học sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về mặt nội dung
- Nghiên cứu một số kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh như: kỹ năng làm
quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung đột.
- Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp bạn bè trong hoạt động học tập, và trong môi
trường sống tại khuôn viên Trường VHVL 15-5 TP.HCM.
6.2. Phạm vi về mặt khách thể
Trong đề tài này, khách thể nghiên cứu là 100 học sinh Trường VHVL 15-5
TPHCM lứa tuổi trung học cơ sở.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích các đề tài nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn trong
và ngoài nước về kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bạn bè. Hệ thống
hóa các lý thuyết nói trên để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Sử dụng bảng hỏi nhằm:
- Tìm hiểu nhận thức của học sinh trung học cơ sở trường VHVL 15-5 về kỹ
năng giao tiếp bạn bè.
- Tìm hiểu tự đánh giá của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở Trường VHVL
15-5 về kỹ năng giao tiếp bạn bè.


4

- Đánh giá mức độ của kỹ năng giao tiếp bạn bè ở học sinh lứa tuổi trung học
cơ sở Trường VHVL 15-5.
- Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp bạn bè của
học sinh lứa tuổi trung học cơ sở Trường VHVL 15-5.
- Tìm hiểu những biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn bè cho học
sinh lứa tuổi THCS trường VHVL 15-5.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Tìm hiểu kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường
Vừa học- vừa làm 15-5 thông qua các hoạt động: học tập, sinh hoạt ngoại khóa; đời
sống hằng ngày tại khuôn viên Trường VHVL 15-5.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn học sinh, thầy cô, cán bộ quản lý tại Trường VHVL 15-5
TPHCM để làm rõ thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung
học cơ sở.
7.2.4. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 13.0 để xử lý thống kê làm
cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tác động của những
biện pháp thử nghiệm nhằm nâng cao lắng nghe của học sinh lứa tuổi THCS trường

VHVL 15-5. Xây dựng hệ thống những bài tập nhỏ theo hướng của mục đích thực
nghiệm đặt ra.
8. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến kỹ năng giao tiếp như: kỹ
năng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ
sở.
Nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung
học cơ sở trường Vừa học-Vừa làm 15-5 TP.HCM, đóp góp một số biện pháp tác
động nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe cho học sinh.


5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giao tiếp là một phạm trù trong khoa học nghiên cứu về tâm lý con người.
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của
mỗi con người. Do đó, giao tiếp và kỹ năng giao tiếp từ trước đến nay được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Nghiên cứu giao tiếp đã đạt được những thành
tựu nhất định. Có thể điểm qua một vài nghiên cứu như sau:
1.1.1. Ngoài nước
Những nghiên cứu của S.Freud về sự đồng nhất hóa để lý giải, phân tích các
giấc mơ và một số quá trình ở trẻ em như sự bắt chước các khuôn mẫu của “những
người quan trọng khác”, sự hình thành cái “siêu tôi”, tiếp nhận vai trò nam,
nữ…đã cho thấy cơ chế đồng nhất hóa đảm bảo mối lien hệ qua lại giữa các chủ thể
trong nhóm xã hội, từ đó tạo ra sự đồng nhất cảm xúc, thấu cảm, tiếp thu tình cảm
của người khác. Trong giao tiếp, sự đồng nhất này là vô cùng quan trọng vì nó cho
phép cá nhân hiểu được tâm lý của một người xa lạ với cái tôi của cá nhân. Theo
Freud, trong một số trường hợp thì sự đồng nhất cảm xúc mang tính chất “truyền
nhiễm tâm lý” và rất đặc trưng cho đám đông hợp quần. [17]

Tâm lý học Gestalt quan tâm đến hiện tượng giao tiếp như một cấu trúc trọn
vẹn. Họ phân tích giao tiếp thành các yếu tố và đặt chúng trong hệ thống các yếu tố
rộng hơn, các quan hệ xã hội. Khi nghiên cứu các yếu tố giao tiếp, nhà tâm lý học
Pháp Bateson đã phân biệt thành hai hệ thống giao tiếp là giao tiếp đối xứng và giao
tiếp bổ sung. Theo ông, mọi giao tiếp đều biểu hiện ra ở một trong những phương
thức ấy, nó thể hiện tính hệ thống khi thiết lập được sự bình đẳng hay sự tương hỗ
và tính bổ sung khi thể hiện sự khác nhau. [26]
Ngành Tâm lý học của Liên Xô (cũ) cũng nghiên cứu vấn đề giao tiếp nhưng
theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau:
Hướng thứ nhất: Nghiên cứu lý luận chung về giao tiếp như bản chất, cấu
trúc, cơ chế giao tiếp, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa
giao tiếp và hoạt động….Hướng nghiên cứu này thể hiện trong nhiều công trình


6

nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) như “Về bản chất giao tiếp người”
(1973) của Xacopnhin, “Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ”
(1976) của I.L.Kolominxki, “Tâm lý học giao tiếp” (1978) của A.N.Leoncheiv,
“Giao tiếp trong tâm lý học” (1981) của K.Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt
động trong tâm lý học” của B.P.Lomov. Hướng nghiên cứu này tồn tại hai luồng
quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng giao tiếp có thể là một dạng hoạt động hoặc
có thể là một phương thức, điều kiện của hoạt động. Đại diện cho quan điểm theo
xu hướng này là A.N.Leonchiev.
- Quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động và giao tiếp là những phạm trù
tương đối độc lập trong quá trình thống nhất của đời sống con người. Phạm trù
“hoạt động” phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể- khách thể, phạm trù “giao tiếp”
phản ánh mối quan hệ chủ thể- chủ thể.[25]
Hướng thứ hai: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp trong đó giao

tiếp sư phạm là một loại giao tiếp nghề nghiệp được nhiều nhà tâm lý học quan tâm
nghiên cứu. Có thể kể đến một vài tác giả có những nghiên cứu về giao tiếp sư
phạm như A.A.Leonchiev với “Giao tiếp sư phạm” (1979), A.V. Petropxki với
“Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”…
Học thuyết về nhu cầu của A.Maslow đưa ra hệ thống năm bậc về nhu cầu
của con người: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu cái tôi,
nhu cầu tự thể hiện. Trong quá trình giao tiếp, cần có khả năng nhận diện và khơi
gợi ở người khác những nhu cầu vì thông qua giao tiếp các chủ thể mới có thể được
thỏa mãn và làm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.[20].
Học thuyết giao tiếp liên nhân cách cho rằng giao tiếp là sự trao đổi thông tin
về những quan điểm, ý kiến, cảm xúc và ngay cả những “cái tôi” của chính bản
thân. Mức độ hiểu biết về bản thân, về người trong giao tiếp là yếu tố quan trọng
giúp giao tiếp thành công. Sự hiểu biết người khác và hiểu biết về chính bản thân
của chủ thể giao tiếp được minh họa bằng bốn khu vực khác nhau trong quan hệ
giữa việc tự nhận thức về mình và nhận thức về người khác. Khoảng không nhận


7

thức về mình rõ ràng và những khoảng không người khác hiểu về mình sẽ tạo ra
hiệu ứng tương tác tâm lý tích cực trong giao tiếp. Thông qua trao đổi thông tin với
nhau, các cá nhân trong giao tiếp mới có thể hiểu biết về bản thân mình và người
khác. Điều này được xây dựng trên cơ sở lòng tin trong giao tiếp giữa các chủ thể.
[20]
Đề cập đến vấn đề giao tiếp trong quản lý, trong những công trình nghiên
cứu về giao tiếp nổi bật lên có ba loại lý thuyết là thuyết X, thuyết Y và thuyết Z.
Thuyết X và thuyết Y do Douglas McGregor đưa ra là hai hệ thống giả thuyết về
bản chất con người. Theo McGregor công tác quản lý phải bắt đầu từ câu hỏi là các
nhà quản lý có thể nhìn nhận bản thân họ như thế nào trong mối liên hệ với người
khác. Do đó, cần nhìn nhận rõ bản chất của con người trong giao tiếp để có cách

quản lý hiệu quả. Thuyết Z do Sve Lung Stendt xây dựng chủ trương phóng túng
trong việc quản lý con người để giảm mức tối thiểu sự chỉ huy nhằm gây tính tự lập,
tự chủ của người dưới quyền để giúp họ thi thố sáng kiến, tính sáng tạo và chịu
trách nhiệm. Quan điểm của thuyết này chủ yếu dựa trên niềm tin và sự tinh tế trong
quan hệ giao tiếp trong quá trình quản lý. [20]
Học thuyết giao tiếp xã hội bắt nguồn từ tâm lý ngôn ngữ học, xã hội học và
tâm lý học hiện sinh, nhấn mạnh vai trò của các năng lực giao tiếp, năng lực và cái
tôi của cá nhân trong mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân trong quá trình xã hội hóaquá trình hình thành cá thể người với tư cách là một cơ cấu sinh học mang tính
người thích nghi với cuộc sống xã hội; qua đó, hấp thụ và phát triển những năng lực
người đặc trưng trưởng thành như một nhân cách xã hội duy nhất không lặp lại.[17]
Kỹ năng giao tiếp được nhiều nhà Tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Có thể
kể đến một vài nghiên cứu sau:
IP.Dakharov nghiên cứu đề ra trắc nghiệm 10 KNGT gồm các kỹ năng như
kỹ năng tiếp xúc; kỹ năng thiết lập quan hệ; kỹ năng biết cân bằng nhu cầu bản thân
và đối tượng trong quá trình giao tiếp; kỹ năng nghe đối tượng; kỹ năng tự kiềm
chế, kiểm tra người khác; kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi; kỹ năng diễn đạt dễ
hiểu, cụ thể; kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp; kỹ năng thuyết phục; kỹ


8

năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp; kỹ năng nhạy cảm trong giao tiếp.
[15]
Dale Carnegie trong cuốn “Đắc nhân tâm” (2002) đã trình bày những nghệ
thuật, những bí quyết trong quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Theo
ông, để thu hút được đối tượng giao tiếp, con người phải có nghệ thuật và KNGT
nhất định như kỹ năng thể hiện sự quan tâm, kỹ năng biểu hiện cảm xúc, kỹ năng
lắng nghe…[4]
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về giao tiếp kể trên đã nghiên cứu vấn đề
giao tiếp theo các khía cạnh: vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển

nhân cách con người, vai trò của giao tiếp trong sự tồn tại của xã hội loài người,
nghiên cứu bản chất của giao tiếp, nghiên cứu các vấn đề chung của giao tiếp.
1.1.2. Trong nước
Tác giả Nguyễn Đình Xuân đã nghiên cứu giao tiếp trong quản lý với các
KNGT như kỹ năng lựa chọn địa điểm, thời gian tiếp khách, kỹ năng làm chủ cảm
xúc của mình trong tiếp xúc, kỹ năng nghe và dẫn dắt người nói để thu thập thông
tin, kỹ năng nói ngắn gọn…[42]
Giáo trình “Những cơ sở khoa học của quản lý kinh tế” (1985) của Mai Hữu
Khuê đã nêu ra những kỹ năng mà người lãnh đạo cần có là kỹ năng hiểu nhu cầu lo
lắng của đối tượng, kỹ năng thể hiện sự quan tâm với cấp dưới, kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng nghiên cứu con người. [19]
Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển trong “Tâm lý học quản lý” (1998)
đề cập đến vấn đề giao tiếp, giao tiếp sư phạm và giao tiếp quản lý trong đó nêu lên
KNGT sư phạm với cấu trúc bao gồm các thành phần như biết định hướng, hiểu
được các dấu hiệu bề ngoài và ngôn ngữ trong giao tiếp, biết điều khiển quá trình
giao tiếp. [3]
Luận án Tiến sĩ “Khó khăn tâm lý của học sinh đầu lớp 1” (2009) của Vũ
Ngọc Hà (Viện Tâm lý học) đã chỉ ra thực trạng các khó khăn tâm lý mà học sinh
gặp phải khi vào lớp 1, trong đó có khó khăn về sự thiết lập quan hệ giao tiếp với
bạn xuất phát chủ yếu từ sự thiếu hụt KNGT.


9

Luận án phó tiến sỹ của Nguyễn Thị Thanh Bình “ Nghiên cứu một số trở
ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp” (Hà
Nội, 1996)
Luận văn thạc sỹ Tâm lý học “Tự đánh giá về KNGT của thiếu niên trong
giao tiếp với bạn” (2005) của Vũ Thị Lý nghiên cứu về thực trạng tự đánh giá về
KNGT của thiếu niên trong giao tiếp với bạn. Từ đó đề xuất một số biện pháp tác

động nhằm nâng cao kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên trong giao tiếp với bạn.
Kết quả nghiên cứu của Hà Thị Thư (Trường Đại học Lao động- xã hội) về
“Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của cán bộ xã hội” (tạp chí Tâm
lý học số 4-2008) nghiên cứu các kỹ năng cơ bản cần thiết cho hoạt động nghề
nghiệp của người cán bộ xã hội trong đó đề cập đến các kỹ năng cần thiết của người
cán bộ xã hội như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, …
Nội dung tập trung vào đối tượng giao tiếp của học sinh, sinh viên; phạm vi,
nội dung, nhu cầu giao tiếp; một số trở ngại tâm lý khi giao tiếp; một số kỹ năng
giao tiếp của cá nhân.
Luận văn Thạc sĩ “Đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học cơ sở trường phổ
thông dân tộc nội trú huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La” (2001) của Nguyễn Quang Sáng
nghiên cứu lý luận cơ bản về giao tiếp như khái niệm, bản chất, vai trò của giao tiếp
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, trên cơ sở đó tìm hiểu đặc điểm giao
tiếp của thiếu niên phổ thông dân tộc nội trú. Đồng thời tác giả thử nghiệm một số
biện pháp sư phạm nhằm mở rộng phạm vi, đối tượng giao tiếp của học sinh.
Bài viết “Một số biểu hiện của tình trạng thiếu kỹ năng sống của trẻ em hiện
nay” (Tạp chí Tâm lý học số 8-2010) của Nguyễn Thị Hoa (Viện Tâm lý học) đề
cập đến sự yếu kém về KNGT của trẻ em hiện nay thể hiện qua việc chưa biết lắng
nghe tích cực, chưa biết trình bày ý kiến của mình một cách hợp lý, ít có khả năng
thấu cảm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học (2005) của Vũ Thị Lý “Tự đánh giá về kỹ
năng giao tiếp của thiếu niên trong giao tiếp với bạn”. Luận văn nghiên cứu thực
trạng tự đánh giá về khả năng giao tiếp của thiếu niên trong giao tiếp với bạn bè và


10

các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá của thiếu niên trong giao tiếp với bạn. Từ đó
đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng tự đánh giá của thiếu
niên trong giao tiếp với bạn.

Các giáo trình Tâm lý học lứa tuổi của Lê Văn Hồng (1996), Vũ Thị Nho
(1999) đều có đề cập đến một số đặc điểm giao tiếp của thiếu niên như nhu cầu giao
tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp. Do hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này
là giao tiếp với bạn bè cùng tuổi nên các tác giả chỉ tập trung khai thác mặt lý luận
của các đặc điểm này xung quanh đối tượng giao tiếp là bạn bè.
Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp và KNGT trên
nhiều lĩnh vực xã hội, khẳng định sự cần thiết của KNGT đối với đời sống. KNGT
đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi con người, do đó việc nghiên
cứu KNGT là cần thiết. Những nghiên cứu trên đã góp phần định hướng cho nghiên
cứu này.
Qua tìm hiểu của tác giả thì hiện nay những nghiên cứu về đặc điểm tâm lý
của trẻ lang thang, mồ côi chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xã hội học, công tác xã hội.
Trong đó, các tác giả tập trung thống kê số lượng trẻ mồ côi, lang thang, đặc điểm
của trẻ từ đó đề xuất một số biện pháp cho các Mái ấm, nhà mở, giáo dục viên chăm
sóc và giáo dục trẻ tốt hơn. Các nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của trẻ lang thang,
mồ côi sống tại các trung tâm còn rất ít.
Các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý, đặc điểm giao tiếp của trẻ mồ côi, lang
thang trong lĩnh vực tâm lý học còn rất hạn chế. Có thể điểm qua một vài nghiên
cứu sau:
Nguyễn Quang Uẩn (2000)- “Trẻ lang thang và nhu cầu tâm lý của các em”
cho rằng trẻ em lang thang có nhu cầu giao lưu rất lớn. Nhưng các em có những
quan hệ giao lưu phức tạp trên đường phố dễ dàng bắt chước những hành vi trái quy
tắc xã hội. Vì thế việc giao lưu của trẻ lang thang đường phố dễ dàng đem lại những
suy thoái, biến chất trong tâm hồn trẻ.


11

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thức (2000) tìm hiểu đặc điểm giao tiếp của
39 trẻ mồ côi đang sống tại làng SOS ở Hà Nội và khách thể đối chứng là 30 trẻ

bình thường cùng độ tuổi. Kết quả cho thấy:
- Trẻ mồ côi có nhu cầu tiếp xúc người cao, nhưng trong giao tiếp trẻ mồ côi
có xu hướng thu hẹp quan hệ và đi vào chiều sâu hơn là xu hướng mở rộng phạm vi
giao tiếp dàn trải.
- Nội dung giao tiếp của trẻ mồ côi và trẻ bình thường có sự khác biệt rất lớn là
nội dung “làm ăn kiếm tiền”.
- Giữa trẻ mồ côi và trẻ bình thường có sự giống nhau về thứ bậc các thành
phần trong cấu trúc tâm lý của “ấn tượng ban đầu”: cảm tính, lý tính, xúc cảm
nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm giữa các thành phần.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về
KNGT của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở đang sống tại các Mái ấm, nhà mở.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây là cơ sở bước đầu để tác giả thực hiện đề tài:
“Thực trạng kỹ năng giao tiếp bạn bè của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở trường
Vừa học vừa làm 15-5 TPHCM”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Giao tiếp
1.2.1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất khi định
nghĩa về giao tiếp. Có nhiều tác giả nghiên cứu về giao tiếp với những quan điểm
khác nhau, có thể xem xét một số quan điểm về giao tiếp như sau:
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học xã hội thì giao tiếp được xem là quá
trình thông tin bao gồm việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa các cá nhân. Nhà
tâm lý học xã hội Mỹ C.E.Osgood cho rằng giao tiếp bao gồm các hành động riêng
rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Ông cho rằng giao
tiếp là một quá trình gồm hai mặt: liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại
lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau [2, tr249]. Giao tiếp thông tin được
biểu hiện bằng lời hay bằng phi ngôn ngữ từ nhiều người đến một người giống như


12


việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý
và chuyển dịch không gian [1]. Nhà tâm lý học xã hội Mỹ T.Sibutanhi nghiên cứu
khái niệm liên lạc như là hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp
hành động và thích ứng hành vi của các cá thể tham gia quá trình giao tiếp. Ông cho
rằng “Liên lạc trước hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hóa sự thích ứng
hành vi lẫn nhau của con người. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên
lạc, khi con người sử dụng vào các tình thế tác động qua lại” .[33,tr.126]
Giao tiếp có mặt trong mọi hoạt động của con người. Trong hoạt động người
ta hình thành động cơ, mục đích, hứng thú, nguyện vọng, say mê, tình cảm…Chính
vì thế, trong hoạt động, con người đã xác lập được các quan hệ giữa người này với
người khác, giữa nhóm này với nhóm khác, giữa thế hệ trước với thế hệ sau, từ đó
nảy sinh, phát triển tâm lý người. Vì vậy, giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự tồn
tại, sự hình thành và phát triển tâm lý người. Từ đây, A.N.Leonchiev đưa ra định
nghĩa giao tiếp như sau: “Đó là một hệ thống những quá trình có mục đích và động
cơ trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ
tâm lý và sử dụng những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ.”[24,
tr370]. L.P.Bueva coi: “Giao tiếp không chỉ là một quá trình tinh thần mà còn là quá
trình vật chất, quá trình xã hội, trong đó diễn ra sự trao đổi hoạt động, kinh nghiệm,
sản phẩm của hoạt động” [2, tr.166]
Ở góc độ nhận thức, L.X.Vugotxki cho rằng giao tiếp là quá trình chuyển
giao tư duy và cảm xúc [38]. K.K.Platonov cho rằng: “Giao tiếp là những mối liên
hệ có ý thức của con người trong cộng đồng loài người.” [2, tr.165]
Xem xét giao tiếp là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người
hay giữa nhân cách này với nhân cách khác trong mối quan hệ liên nhân cách,
B.Ph.Lomov cho rằng: “Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người
với tư cách chủ thể”.[25]
Dưới góc độ nhân cách, V.N.Miaxixev cho rằng: “Giao tiếp là một quá trình
tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể”. Theo Ia.L.Kolominxki: “Giao
tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng và thông tin giữa con người với con người,



13

trong đó những quan hệ nhân cách được thực hiện, bộc lộ và hình thành”. [2, tr.166]
K.Berlo (1960) định nghĩa: “Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ
định hay không có chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó các cảm
xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn
ngữ. Giao tiếp của con người diễn ra ở các mức độ: trong con người, giữa con người
với con người và công cộng. Giao tiếp của con người là một quá trình năng động,
bất thuận nghịch, tác động qua lại và có tính chất ngữ cảnh”. [10, tr.10]
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp mới được nghiên cứu từ những năm 1970 đến
những năm 1980, có những khái niệm về giao tiếp được các tác giả đề xuất.
Định nghĩa về giao tiếp của Phạm Minh Hạc: “Giao tiếp là hoạt động xác lập
và vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa
người ta với nhau”.[ 2, tr.166]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bích: “Giao tiếp của con người là một quá trình
chủ đích hay không có chủ đích, có ý thức hay không có ý thức trong đó các cảm
xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn
ngữ”. [18]
Theo từ điển Tâm lý học: “Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp
xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp gồm hàng
loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri
giác và tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính là giao lưu, tác động
tương hỗ và tri giác”.[7,tr.83]
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa
người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm
xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác, giao
tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người- người, hiện thực hóa các quan hệ xã
hội giữa chủ thể này với chủ thể khác”. [35]

Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng: “Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa
chiều và đồng chủ thể giữa người với người được quy định bởi các yếu tố văn hóa,
xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân. Giao tiếp có chức năng thỏa mãn các nhu cầu


14

vật chất và tinh thần của con người, trao đổi thông tin, cảm xúc định hướng và điều
chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạo dựng quan
hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau”. [10, tr.11]
Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển
sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung,
bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và
tìm hiểu người khác” hay “Giao tiếp là sự tác động tương hỗ của các chủ thể phát
sinh từ nhu cầu hoạt động chung được thực hiện bằng những công cụ quen thuộc và
hướng đến những thay đổi có ý nghĩa trong trạng thái, hành vi và cấu trúc ý - cá
nhân của đối tác” [8]
Dưới góc độ sư phạm, giao tiếp sư phạm được hiểu là quá trình thiết lập nên
các mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về tâm lý giữa người giáo dục với người được
giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn sống, kỹ xảo, kỹ năng
hoạt động từ đó tiến hành xây dựng nên những mối quan hệ sư phạm, thực hiện
những tác động nhằm phát triển toàn diện - hài hòa những phẩm chất nhân cách cho
học sinh. [3, tr.50]
Trong quản trị và kinh doanh, giao tiếp được hiểu là hoạt động xác lập và
vận hành các quan hệ giữa người và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội
nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. [6]
Từ những định nghĩa trên về giao tiếp, giao tiếp có những đặc điểm chung
như sau: đó là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau,
nhận biết lẫn nhau giữa hai chủ thể giao tiếp. Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên
giữa hai hay nhiều người với nhau, chứa đựng một nội dung xã hội - lịch sử nhất

định, mang lại sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau.
Như vậy, giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa người với người được
phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, nhận
thức và ảnh hưởng lẫn nhau nhằm thực hiện mục đích nhất định của một hoạt động
nhất định.


×