BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Thanh Hạnh
THỰC TRẠNG MƠI TRƯỜNG VUI CHƠI
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON
QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Thanh Hạnh
THỰC TRẠNG MƠI TRƯỜNG VUI CHƠI
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON
QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: GIÁO DỤC HỌC (Giáo dục Mầm non)
Mã số
: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ trong cơng
trình nào khác.
Người cam đoan
Bùi Thị Thanh Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả học tập ngày hơm nay, tơi xin chân thành bày tỏ
lịng biết ơn đến quý Thầy Cô giáo trường Đại học Sư Phạm TP.HCM. Tơi
xin gửi lời cảm ơn tới Phịng Sau đại học, Khoa Giáo dục Mầm non, Hội
đồng Khoa học thuộc trường Đại học Sư Phạm TP. HCM, cùng quý Thầy Cô
giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới
TS.Nguyễn Thị Thanh Hà, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành cơng
trình nghiên cứu khoa học.
Tơi xin chân thành cảm ơn CBQL và GV của 12 trường Mầm non Công
lập trên địa bàn Quận Bình Tân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành luận văn này.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MG
5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MN ..................................................................................... 7
1.1. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu môi trường vui chơi của trẻ MN ............ 7
1.2. Lý luận về MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN ............................................... 8
1.2.1. Môi trường vui chơi – một phần của môi trường giáo dục ở trường MN ........ 9
1.2.2. Đặc điểm MTVC của trẻ 5-6 tuổi ....................................................................... 14
1.2.3. Những yêu cầu đối với MTVC của trẻ ở trường mầm non .............................. 15
Chương 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MG 5-6
TUỔI TRONG CÁC TRƯỜNG MN QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH............................................................................................................................. 23
2.1. KHÁI QT VỀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ........................... 23
2.1.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 23
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 23
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng môi trường vui chơi của trẻ MG 5-6 tuổi trong
một số trường MN Quận Bình Tân ................................................................................... 29
2.2.1. Kết quả quan sát MTVC trước giờ chơi ............................................................. 29
2.2.2. Kết quả nghiên cứu hành vi của trẻ trong MTVC được khảo sát .................... 38
2.2.3. Kết quả phân tích Kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi của GV các lớp
khảo sát (Phần Xây dựng MTVC) ................................................................................ 47
2.2.4. Kết quả phân tích Phiếu trưng cầu ý kiến GVMN và CBQL về MTVC
của trẻ 5-6 tuổi ................................................................................................................. 48
Chương 3. THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG VUI CHƠI THEO
HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH TRẺ MG 5-6 TUỔI TỰ DO SÁNG TẠO .................. 58
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM .............................................. 58
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp........................................................................... 58
3.1.2. Mục tiêu và nội dung thử nghiệm ............................................................ 58
3.1.3. Tổ chức Thử nghiệm: .............................................................................. 61
3.2. Kết quả thử nghiệm ........................................................................................ 63
3.2.1. Kết quả quan sát: ..................................................................................... 63
3.2.2. Ý kiến của QL-GV tham gia thử nghiệm: ............................................... 67
Kết luận chương 3 ................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 72
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MG:
Mẫu giáo
MN:
Mầm non
MTVC:
Môi trường vui chơi
MTGD:
Môi trường giáo dục
HĐVC:
Hoạt động vui chơi
GVMN:
Giáo viên mầm non
CBQL:
Cán bộ quản lý
GVHD:
Giáo viên hướng dẫn
TCĐV:
Trị chơi đóng vai
TCXD:
Trị chơi xây dựng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Tổng hợp kết quả quan sát MTVC ở lớp 5-6 tuổi ................................. 29
Bảng 2.2.
Tổng hợp kết quả phân tích cách sắp xếp đồ chơi dành cho các trò
chơi sáng tạo ở lớp MG 5-6 tuổi ........................................................... 35
Bảng 2.3.
Tổng hợp kết quả phân tích biện pháp tổ chức của GV và hành vi
của trẻ đầu giờ chơi ............................................................................... 38
Bảng 2.4.
Sơ đồ tình hình trẻ lựa chọn góc chơi ................................................... 39
Bảng 2.4.
Tổng hợp kết quả phân tích nội dung các TCĐV và TCXD trong
MTVC khảo sát ..................................................................................... 40
Bảng 2.5.
Tập hợp kết quả quan sát hành động chơi đóng vai của trẻ trong
MTVC khảo sát ..................................................................................... 43
Bảng 2.6.
Tổng hợp kết quả phân tích kế hoạch xây dựng MTVC của các lớp
MG 5-6 tuổi ........................................................................................... 47
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả phân tích phiếu hỏi nội dung ý kiến về vai trò của
MTVC đối với trò chơi của trẻ .............................................................. 49
Bảng 2.8.
Tổng hợp kết quả phân tích phiếu hỏi ................................................... 49
Bảng 2.9.
Tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về mức độ cần thiết của các
yêu cầu đối với MTVC .......................................................................... 50
Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về vai trị tích cực của trẻ
trong việc xây dựng MTVC .................................................................. 52
Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về khác biệt trong sắp xếp
đồ chơi ở lớp MG 5-6 tuổi ..................................................................... 53
Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về TT 02 những thuận lợi,
khó khăn và kiến nghị............................................................................ 54
Bảng 3.1.
So sánh hành vi của trẻ trong MTVC hiện tại và MTVC thử nghiệm ........ 63
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1:
Trẻ lớp 5-6 (2)- trường MN Hoa Đào chơi trò chơi “xây ngã tư đường
phố có mơ hình gợi ý” ...........................................................................34
Hình 2.2:
Góc đọc lớp MG 5-6 tuổi (2)-trường MN Hương Sen ..........................34
Hình 2.3:
Góc làm tóc của lớp 5-6 tuổi 1- trường MN Hương Sen ......................37
Hình 2.4:
Góc xây dựng lớp 5-6t (2)- trường MN Hương Sen .............................37
Hình 2.5:
Góc gia đình lớp 5-6 tuổi(1)- trường MN Ánh Mai ..............................42
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Giáo dục năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) là giúp trẻ em phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một. Phương pháp giáo dục giáo dục chủ yếu là
thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi (HĐVC) để giúp trẻ em phát triển
toàn diện…”. Điều đó cho thấy vai trị của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển
toàn diện của trẻ nhỏ đã được đảm bảo bởi bộ Luật quan trọng về giáo dục.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Hoạt động này ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự phát triển mọi mặt trong đời sống tâm lý của trẻ [2, tr 19]. Trong
các Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) của Việt nam từ trước đến nay,
HĐVC luôn giữ vị trí trung tâm trong số các hoạt động giáo dục trẻ và được xem là
phương tiện để giáo viên tổ chức sinh hoạt của trẻ [3, tr 215].
Tuy nhiên, HĐVC của trẻ có thể phát huy được vai trị chủ đạo trong q trình
giáo dục trẻ ở trường MN hay không, phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của giáo
viên về trò chơi của trẻ, về khả năng chơi của trẻ ở mỗi độ tuổi, về phương pháp
hướng dẫn của người giáo viên, về những điều kiện cần thiết cho HĐVC mà người
lớn cần đáp ứng... Thực tế hiện nay cho thấy cịn có những hạn chế nhất định trong
đó có vấn đề đảm bảo MTVC của trẻ.
Đảm bảo MTVC phù hợp không chỉ là việc cung cấp những đồ chơi cần thiết
cả về số lượng và thể loại mà còn bao gồm cả việc sắp xếp đồ chơi thuận tiện cho
trẻ sử dụng và hoạt động tương tác của giáo viên với trẻ trong quá trình chơi [14, tr
93]. Xây dựng MTVC hợp lí tạo ra các cơ hội để trẻ mở rộng nội dung các trị chơi,
hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng chơi, khả năng phối hợp với bạn và khả năng
tự chơi, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ về mọi mặt [14, tr92]. Có thể
thấy, việc xây dựng MTVC dành cho trẻ các độ tuổi là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của giáo viên khi tổ chức các giờ chơi của trẻ ở trường MN đồng thời
cũng là biện pháp để phát triển khả năng chơi của trẻ về nhiều mặt.
2
Đối với trẻ MG 5 - 6 tuổi, lứa tuổi cần chuẩn bị tốt về mọi mặt để chuẩn bị cho
giai đoạn mới – giai đoạn học tập ở trường phổ thơng, mơi trường vui chơi (MTVC)
được xây dựng thích hợp sẽ mở ra cơ hội để trẻ tích cực sáng tạo trong triển khai
các trò chơi. Trẻ cần được “giải phóng” khỏi sự phụ thuộc mơi trường đồ chơi có
sẵn như các lớp MG 3-4 tuổi và MG 4-5 tuổi. Với trẻ MG 5-6 tuổi đồ chơi khơng
cịn giữ vai trò trực tiếp chi phối nội dung trò chơi trẻ sẽ triển khai [14, tr 97] , mà
trở thành phương tiện để trẻ thực hiện dự định chơi của mình. Bên cạnh đó, MTVC
được sắp xếp một cách thích hợp (mang tính phát triển) sẽ ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển khả năng tự học cũng như tính tự tin của trẻ, hình thành ở trẻ
tính tự lực, tự khẳng định như một chủ thể hoạt động tích cực [18, tr 155]. Trong
MTVC thích hợp trẻ có cơ hội lựa chọn hoạt động phù hợp với khả năng, chơi theo
ý thích, chơi một cách tự nguyện với mong muốn tự khẳng định mình trong mơi
trường đồ chơi hấp dẫn và lôi cuốn.
Thực tế hiện nay cho thấy, việc xây dựng MTVC cho trẻ MG nói chung và trẻ
MG 5-6 tuổi nói riêng cịn có những bất cập khơng chỉ ảnh hưởng đến việc trẻ triển
khai các trị chơi mà còn làm hạn chế vai trò của HĐVC đến sự phát triển của trẻ.
Hiện nay, các GVMN xây dựng MTVC chủ yếu đáp ứng những yêu cầu đối với mơi
trường giáo dục nói chung. MTVC ở các lớp lứa tuổi chưa có sự khác biệt rõ rệt;
chưa chú ý đến khả năng chơi, nội dung chơi ở từng độ tuổi; khả năng tự lực sáng
tạo của trẻ 5-6 tuổi chưa được phát huy; giống với các lớp 3-4 tuổi việc bố trí sắp
xếp đồ chơi theo các góc chủ đề “bác sĩ, nấu ăn”; MTVC thiếu đồ dùng thay thế,
các phương tiện khi trẻ có thể sử dụng khi cần. Bên cạnh đó, việc trang trí, sắp xếp
mơi trường hoạt động tại một số lớp MG 5-6 tuổi còn nặng về kiến thức lớp Một,
một số trang thiết bị, đồ chơi trong lớp chưa đáp ứng việc đổi mới giáo dục, chưa
sử dụng hết diện tích của lớp, trẻ chen chúc trong một diện tích hẹp. Về cấp quản lý,
trong 2 năm học gần đây để thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi công
tác đầu xây dựng MTVC cũng đã được quan tâm. Cụ thể, đầu tư trang bị đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ 5 tuổi theo qui định của thông tư 02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo qui định “Danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho
GDMN ” nhưng công tác đầu tư về chất cho MTVC vẫn chưa thật sự được quan
3
tâm đúng mức. Điều dễ nhận thấy nhất là hầu hết kinh phí đầu tư cho hoạt động
chun mơn là đầu tư cho hoạt động chăm sóc, đồ dùng phục vụ ăn uống, vệ sinh
của trẻ, đồ chơi chủ yếu là đồ chơi ngồi trời (nếu có), đồ chơi học tập, góc chơi đa
phần trang bị theo cảm tính hoặc theo kinh phí hạn hẹp của trường, chưa tính đến
trang bị phù hợp độ tuổi ( khả năng chơi, nội dung chơi)… Về đầu tư các chuyên
đề, bồi dưỡng chuyên môn trong những năm gần đây tập trung nhiều cho tổ chức
các hoạt động học (Chuyên đề làm quen chữ viết, âm nhạc, hồ sơ sổ sách, sử dụng
tiết kiệm năng lượng hiệu quả, thiên tai biển đảo, ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong thực hiện nội dung chương trình, chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi,..). Tuy năm
học 2012-2013 Thành phố đã tổ chức chuyên đề “Đánh giá giáo viên tổ chức
HĐVC” nhưng vấn đề xây dựng MTVC cho trẻ các độ tuổi MN trong đó có trẻ MG
5-6 tuổi vẫn chứa được triển khai và làm rõ ở mức độ cần thiết. Chính vì thế những
bất cập của MTVC như một trong số các điều kiện cần thiết để tổ chức HĐVC của
trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN vẫn chưa được tháo gỡ [21 tr 3; 22, tr 15].
Từ những lý do nêu trên, đề tài: “Thực trạng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong
các trường MN Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh” được chọn nghiên cứu
nhằm xác định những hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục một cách khoa học
qua đó góp phần nâng cao chất lượng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường
MN Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và đưa ra đánh giá một cách khoa học về MTVC của trẻ
MG 5-6 tuổi trong một số trường MN Quận Bình Tân, trên cơ sở đó có những đề xuất
cụ thể về giải pháp nâng cao chất lượng MTVC của trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
MTVC dành cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN
3.2. Khách thể nghiên cứu
Phương pháp tổ chức HĐVC của trẻ ở trường MN
4. Giả thuyết nghiên cứu
4
Việc xây dựng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường MN Quận Bình
Tân Thành phố Hồ Chí Minh còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi
của trẻ nhất là chưa khích lệ trẻ tự do phát triển nội dung chơi, chủ động sáng tạo
trong khi chơi. Giải pháp xây dựng MTVC theo hướng khuyến khích trẻ MG 5-6
tuổi tự do sáng tạo được đề xuất và đưa vào thử nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất
lượng MTVC của trẻ MG 5-6 t trong các trường MN Quận Bình Tân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận về MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi
- Môi trường vui chơi – bộ phận của môi trường giáo dục.
- Đặc điểm MTVC của trẻ ở trường MN nói chung và MTVC của trẻ 5-6 tuổi
nói riêng.
- Những yêu cầu MTVC của trẻ ở trường MN.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá thực trạng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong các
trường MN Quận Bình Tân
5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong một số
trường MN Quận Bình Tân.
5.2.1. Khảo sát thực trạng MTVC trong lớp của trẻ MG 5-6 tuổi tại 24 lớp,
mỗi lớp 2 lần trong phạm vi một chủ đề
5.2.2. Tìm hiểu nhận thức của giáo viên các lớp khảo sát về MTVC vai trò và
cách thức xây dựng MTVC cho trẻ MG 5-6 tuổi.
5.3. Đề xuất và thử nghiệm giải pháp xây dựng MTVC theo hướng
khuyến khích trẻ MG 5-6 tuổi tự do sáng tạo
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tập hợp, thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp lý luận về MTVC của trẻ MG 56 tuổi xây dựng các khái niệm cơng cụ và hệ thống tiêu chí khảo sát của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để giải quyết nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu, trong đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi,
5
phương pháp nghiên cứu kế hoạch của giáo viên. Trong đó, Quan sát là phương
pháp nghiên cứu chính.
6.2.1. Phương pháp quan sát:
- Đối tượng quan sát:
o MTVC trong lớp của trẻ MG 5-6 tuổi thời điểm trước giờ chơi. Hành vi của
trẻ trong 5 phút đầu giờ chơi.
- Nội dung quan sát:
o MTVC trong lớp đối chiếu với các tiêu chí đã xác định (Phụ lục số1). Ảnh
hưởng của MTVC lên việc triển khai các trò chơi của trẻ (Phụ lục số 2).
Phương pháp quan sát được phối hợp cùng phương pháp trò chuyện với giáo
viên mầm non ngay sau buổi chơi được quan sát.
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
Đối tượng điều tra: Giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi ở các trường MN thuộc diện
khảo sát. (Phụ lục số 3)
- Nội dung điều tra:
o Nhận thức của giáo viên về MTVC, ảnh hưởng của MTVC lên trò chơi của
trẻ, đặc trưng, yêu cầu, cách thức xây dựng MTVC dành cho trẻ MG 5-6 tuổi.
o Thực trạng giáo viên xây dựng MTVC dành cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường
MN.
o Những khó khăn và đề xuất của giáo viên đối với việc xây dựng MTVC
dành cho trẻ MG 5-6 tuổi.
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo dục của giáo viên MN
Nghiên cứu kế hoạch tổ chức HĐVC của giáo viên MN các lớp khảo sát nhằm
tìm hiểu cách thức xây dựng MTVC của trẻ trong thời điểm khảo sát trọng tâm là
việc phát huy vai trị tích cực của trẻ (Phụ lục số 4).
6.2.4. Phương pháp thử nghiệm
Tiến hành thử nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của giải pháp xây
dựng MTVC theo hướng khuyến khích trẻ MG 5-6 tuổi tự do sáng tạo xây dựng
MTVC được đề xuất trong đề tài nghiên cứu.
6
6.3. Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu:
Tập trung phân tích về mặt định tính và xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần
mềm excel tính tỉ lệ phần trăm.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về nội dung:
- Trong đề tài MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi được giới hạn trong phạm vi MTVC
trong lớp và trong phạm vi một chủ đề/ lớp khảo sát.
- Trọng tâm khảo sát việc triển khai trò chơi của trẻ ở góc chơi sáng tạo (đóng vai )
- Thử nghiệm 1-2 giải pháp để bước đầu nhận xét về hiệu quả và tính khả thi
7.2. Về địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng được triển khai tại 12 trường MN thuộc Quận Bình
Tân, gồm các trường: Hương Sen, Hoa Đào, Sen Hồng, Cẩm Tú, Ánh Mai, 19/5,
Hoa Cúc, Hoa Hồng, Phong Lan, Thủy Tiên, Tân Tạo và Hoàng Anh.
Thử nghiệm ở trường mầm non Hương Sen, Sen Hồng – Quận Bình Tân.
Đây là các trường MN đại diện cho hiện trạng thực tế trong Quận về cơ sở vật
chất (trang thiết bị, đồ chơi trong lớp), sắp xếp MTVC đạt và chưa đạt.
Thời gian khảo sát: từ tháng 12-2013 đến 3-2014.
Thời gian thử nghiệm tháng 8/2014.
8. Đóng góp của đề tài
Việc làm sáng tỏ thực trạng và một số giải pháp được đề xuất góp phần nâng
cao chất lượng xây dựng MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường MN Quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu lí luận về MTVC dành cho trẻ MG 5-6 tuổi trong trường
MN cùng với những tư liệu thực tế thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ góp
phần bổ sung thêm tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ dành cho GVMN.
7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI CỦA TRẺ
MG 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MN
1.1. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu mơi trường vui chơi của trẻ MN
Mơi trường giáo dục (MTGD) mà trong đó môi trường vui chơi (MTVC) là một
phần không thể thiếu, giữ vai trị quan trọng góp phần quyết định sự thành cơng của
cơng tác giáo dục nói chung và của việc tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường
mầm non nói riêng.
Từ hơn mười năm trở lại đây, kể từ khi bắt đầu những đổi mới trong GDMN
nhất là nghiên cứu Chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) mới, vấn đề MTGD
trẻ ở trường MN được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm. Đã có một số cơng
trình nghiên cứu và nhiều bài viết về MTGD nói chung và MTVC cho trẻ mầm non
nói riêng. Có thể kể đến các tác giả như: Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2002) với bài
“Hình thành kỹ năng tự tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo
lớn” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 38, Trần Thị Ngọc Trâm (2002), bài “Hoạt
động chơi- con đường chủ yếu của việc học ở trẻ mẫu giáo”, Tạp chí Giáo dục số
28, Nguyễn Thị Thanh Hà (2002), Luận án Tiến sĩ “Phương pháp hướng dẫn trẻ 2-3
tuổi chơi trò chơi phản ánh sinh hoạt”, Tạ Ngọc Thanh-Nguyễn Thị Thư (2005), tài
liệu “Phương pháp đánh giá trẻ trong đổi mới giáo dục mầm non”, Trần Thị Ngọc
Trâm - Lê Thu Hương - Lê Thị Ánh Tuyết (2009), với tài liệu Hướng dẫn tổ chức
thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo Lớn (5-6 tuổi), Nguyễn Thị
Thư (2009), bài “Môi trường hoạt động cho trẻ mầm non”… Cũng trong thời gian
này, vấn đề MTGD trong đó có MTVC cũng được đưa vào chương trình đào tạo
GVMN. Có thể kể đến các giáo trình của các tác giả Nguyễn thị Bích Liên (2006),
“Tổ chức sinhh hoạt của trẻ ở trường MN”, Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), “Tổ
chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường MN”, Đinh Văn Vang (2009), “Tổ chức
hoạt động vui chơi cho trẻ MN dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non”… cùng
một số tài liệu bồi dưỡng viết về MTGD, về Góc hoạt động của các tác giả khác như
Trần Mai Lan Hương, Lê Thị Thanh Nga… Vấn đề xây dựng MTGD, vấn đề
MTVC cũng đã có vị trí nhất định trong các văn bản chỉ đạo của ngành học. Đặc
8
biệt từ năm 2009 đã có các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng
MTGD trẻ ở trường mầm non. Cụ thể là Chương trình giáo dục mầm non năm
2009- hướng dẫn cụ thể cách xây dựng các góc họat động cho trẻ, Thơng tư 02/2010
của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định “Danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị dạy học
tối thiểu dùng cho GDMN”, Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp
giáo viên năm 2013 có bài “Nâng cao năng lực hiểu biết về xây dựng môi trường
giáo dục của giáo viên” (3 môđun), Dự án tăng cường khả năng sẳn sàng đi học
cho trẻ MN năm 2013- với modun “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm
dành cho CBQL và giáo viên”… Bên cạnh đó có thể tìm thấy tên tuổi và bài viết
của các tác giả nước ngoài về MTVC của trẻ ở trường MN trong Tuyển tập các bài
viết về GDMN như Judith Colbert về “Thiết kế lớp học và sự ảnh hưởng của nó đến
hành vi của trẻ”, M.N.Paliakopva với bài “Xây dựng môi trường mang tính phát triển”
trong đó bà đã chỉ ra vai trị của mơi trường mang tính phát triển cũng như các ngun
tắc xây dựng mơi trường mang tính phát triển, L.Vinogradova trong bài “Tạo những
điều kiện cần thiết cho hoạt động vui chơi” cũng đã đề cập đến thực trang việc
trang bị, sắp xếp môi trường vui chơi tại trường MN, đưa ra những kinh nghiệm
trong trang bị, sắp xếp mơi trường dồ chơi, góc hoạt động cho trẻ ”…[18].
Những vấn đề được các tác giả quan tâm và đề cập trong các cơng trình nêu
trên là: Khái niệm về MTGD theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp; Vai trò của
MTGD, MTVC đối với sự phát triển của trẻ; Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng
MTGD nói chung và MTVC nói riêng, nguyên tắc và cách thức xây dựng MTGD,
MTVC của trẻ ở trường MN.
Tất cả những tài liệu trên đã cung cấp cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động chơi
cũng như xây dựng môi trường vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, những vấn đề
được đề cập đến chỉ là những nội dung nói về MTGD nói chung và liên quan nhiều
đến mơi trường vật chất trong trường MN (trang bị, sắp xếp môi trường đồ chơi, các
góc hoạt động).
Có thể thấy, trong số những những tài liệu cơng trình viết về MTGD, cơng
trình nghiên cứu về MTVC còn rất khiêm tốn nhất là vấn đề xây dựng MTVC của
theo từng độ tuổi.
1.2. Lý luận về MTVC của trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN
9
1.2.1. Môi trường vui chơi – một phần của môi trường giáo dục ở trường
MN
• Khái niệm Mơi trường giáo dục ở trường MN
MTGD ở trường MN được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều yếu tố, điều
kiện như không gian, thời gian, trang bị sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, mối quan hệ,
tương tác giữa cô và trẻ, thiên nhiên, quang cảnh xung quanh...
MTGD dành cho trẻ MN được tác giả Thanh Hương xác định trong bài viết
“Ảnh hưởng của môi trường giáo dục đối với khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt
động tạo hình”, là “tất cả những gì bao quanh đứa trẻ ở trường MN và trẻ chịu
sự tác động của nó” [19, tr46].
Trong “Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên- Nâng
cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên” (2013) của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, MTGD dành cho trẻ mầm non được định nghĩa là hoàn
cảnh sinh hoạt của trẻ, là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội nằm trong
khuôn viên của trường MN. MTGD gồm 2 bộ phận không thể tách rời, liên
quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau là Môi trường vật chất và Môi trường tinh
thần. Trong đó:
- Mơi trường vật chất: phịng nhóm/lớp học, hành lang, sân vườn và trang thiết
bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi.
- Mơi trường tinh thần: bầu khơng khí, quan hệ xã hội, giao tiếp giữa người
lớn với người lớn, giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với người lớn [4, tr 12]
Từ góc độ Tổ chức hoạt động của trẻ, Chương trình GDMN (2009) và các tài
liệu hướng dẫn Chương trình GDMN 2009 đã sử dụng thuật ngữ Môi trường cho
trẻ hoạt động (MTHĐ) [1, 24, 29…]. MTHĐ của trẻ bao gồm: Môi trường vật chất
và Môi trường xã hội, nội dung của mỗi bộ phận này được trình bày chi tiết trong
Chương trình GDMN (2009) [1, tr.52].
Hiện nay MTGD trong lớp được tổ chức thành các Góc hoạt động. Góc
hoạt động là một trong những thành phần quan trọng của MTGD. Góc hoạt động là
khu vực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm
nhỏ theo hứng thú và nhu cầu cá nhân để xem xét, tìm hiểu, khám phá cái mới và
10
rèn luyện kỹ năng. Nói cách khác, góc hoạt động là nơi được thiết kế, che chắn,
trang trí để thực hiện cách tiếp cận theo chủ điểm nhằm mục đích giúp trẻ thỏa mãn
nhu cầu vui chơi và củng cố các khái niệm, các kiến thức đã học ở hoạt động chung [4,
tr153].
Góc hoạt động là nơi trẻ có thể tự hoạt động vui chơi, học tập một mình hoặc
trong nhóm nhỏ với những bạn cùng sở thích [9, tr 81].
Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tự làm việc một
mình hoặc trong nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để xem xét, tím hiểu và
khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng [30, tr 51]
Việc xác định trong tài liệu chuyên môn nhất là trong Chương trình GDMN:
“…Khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư viện, khu
vực ghép hình, lắp ráp/ xây dựng…” cho thấy khu vực dành cho hoạt động chơi của
trẻ là một bộ phận của MTGD trẻ ở trường MN. Nói cách khác, MTVC là một bộ
phận của MTGD trẻ ở trường MN.
• Môi trường vui chơi
Là một bộ phận của MTGD trẻ ở trường MN, MTVC có thể được hiểu là mơi
trường dành cho hoạt động chơi của trẻ với đồ dùng đồ chơi được trang bị và sắp
xếp trong không gian thích hợp, cùng mối quan hệ tương tác giữa cơ và trẻ.
Những điều kiên này phục vụ cho hoạt động chơi của trẻ và trẻ chịu sự tác động
của nó.
Gần với định nghĩa trên là khái niệm về Môi trường đồ chơi được đề cập trong
giáo trình “Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non” (Nguyễn Thị
Thanh Hà, 2006): “Xây dựng môi trường đồ chơi là việc trang bị và sắp xếp đồ
chơi, đồ dùng, đáp ứng nhu cầu triển khai các trò chơi của trẻ có tính đến khả năng
hiện tại và triển vọng phát triển hoạt động chơi của từng trẻ cũng như của cả nhóm”
[14, tr 102]. Trong khái niệm trên, yêu cầu Môi trường đồ chơi phải “đáp ứng nhu
cầu triển khai các trò chơi của trẻ” được lưu ý.
Như vậy, MTVC của trẻ được tạo nên bởi không chỉ là việc trang bị đồ chơi mà
còn cả việc sắp xếp đồ chơi, bố trí khơng gian chơi cho trẻ và tương tác giữa cơ và
trẻ trong khơng gian đó.
11
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun về
MTVC của trẻ MN song vấn đề đồ dùng đồ chơi của trẻ đã được đề cập đến trong
nhiều tài liệu GDMN [2, 4, 9, 25, 26, 32].
Đồ chơi dành cho trẻ MN là đồ vật những đồ vật đặc biệt dành cho trò chơi, là
phương tiện để chơi chứ không phải vật dụng trong sinh họat hằng ngày. Đó là vật thay
thế cho đồ vật thật nên giúp trẻ thực hiện những hành động chơi tương ứng với hành
động sử dụng vật dụng của người lớn trong sinh hoạt hằng ngày [19, 26, 32].
Đồ chơi được phân loại theo một số cách khác nhau song phù hợp nhất cho
GVMN là cách phân loại theo trị chơi: Đồ chơi hình tượng, đồ chơi xây dựng, đồ
chơi lắp ráp, đồ chơi vận động, đồ chơi học tập….[4, 9, 19]. Trong Giáo trình “Tổ
chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non” cịn có thể tìm thấy một số cách
phân loại khác [14, tr. 110-114]. Danh mục đồ dùng đồ chơi qui định tại TT 02 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo được nêu cụ thể, chi tiết là một căn cứ quan trọng để xem xét thực
trạng MTVC của trẻ (Phụ lục số 1).
Sắp xếp đồ chơi
Trong các lớp MG hiện nay, đồ chơi được xếp theo các góc hoạt động. Góc
hoạt động chính là nơi qui ước dành cho các dạng hoạt động của trẻ. [9, tr165]. Mặt
khác, theo nguyên tắc, yêu cầu khi xây dựng góc hoạt động cần đảm bảo tính hợp lý
trong sắp xếp đồ dùng và đồ chơi. Đó là, cần thuận tiện cho trẻ hoạt động theo
nhóm hoặc cá nhân. Các đồ dùng, đồ chơi trưng bày trên giá, ngăn để trẻ dễ thấy, dễ
lấy, xếp lại sau khi dùng. Có những chổ để cố định đồ dùng, đồ chơi và có dán
nhãn/ tên với chữ viết chân phương, rõ ràng (đối với trẻ 5-6 tuổi) [30, tr 53].
Chính vì thế, đồ chơi cũng cần sắp xếp theo các khu vực góc để đảm bảo tiện
lợi khi lấy, cất đồ chơi cũng như trong lúc chơi.
Các góc chơi, sắp xếp đồ chơi thơng thường trong lớp:
- Góc trị chơi giả bộ có cốt chuyện: trang phục đóng vai, búp bê, đồ dùng sinh
hoạt gia đình ( bát, dĩa, gương soi,...), đồ dùng theo chuyên đề (phương tiện bưu
điện, bách hóa...), phương tiện học chữ (thẻ số, từ...)
- Góc trị chơi xây dựng: Bộ các khối bằng gỗ, hình khối to, rỗng, mơ hình
chơi (trang trại xe lữa, đồ chơi hình tượng (hình người, con vật, xe...)
12
- Góc chơi nghệ thuật: phương tiện để vẽ (bút, phấn,...), phượng tiện cắt dán,
nặn, nguyên liệu phế thải....
- Góc âm nhạc: băng nhạc, nhạc cụ, dụng cụ gõ...
- Góc sách: các loại sách theo chủ đề, nhân vật con rối trong truyện, sách cơ
trẻ cùng làm.
- Góc chữ viết: các bài tập, trò chơi làm quen chữ viết, tập tơ đồ nét, bút....
- Góc khoa học: các đồ chơi thí nghiệm, khám phá... [9, tr 87].
Cơ sở sắp xếp đồ chơi cho trẻ các độ tuổi MN
Phân tích sâu hơn về cơ sở sắp xếp đồ chơi cho trẻ trong điều kiện trường MN,
trong giáo trình “tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường MN”, tác giả đã chỉ ra
rằng khi xếp đồ chơi cho trẻ ở các nhóm lớp phải tính đến nội dung trẻ đang chơi,
khả năng tự chơi, khả năng phối hợp với bạn của trẻ theo độ tuổi trong từng hoạt
động. Tác giả phân tích: Việc sắp xếp đồ chơi cần tính đến một thực tế là khả năng
chơi của trẻ: trẻ nhà trẻ chơi một mình, trẻ MG có thể chơi với nhóm 2-3 bạn và có
thể chia sẻ ý tưởng cùng bạn, phối hợp hành động chơi và cùng bạn dẫn dắt trị chơi
theo hướng chung nào đó, nên cơ cấu một số loại đồ chơi của lớp thành bộ cho 2
đến 3 người chơi.
Khả năng đưa ra ý tưởng chơi được hình thành và phát triển trong độ tuổi MN,
trên cơ sở vốn hiểu biết nói chung và kinh nghiệm chơi các trị chơi nói riêng. Từ
chổ hồn tồn phụ thuộc vào mơi trường đồ chơi- trẻ nhà trẻ có gì chơi nấy, đến
những trị chơi nảy sinh từ trẻ. Lúc này, đồ chơi trở thành phương tiện để trẻ thực
hiện ý tưởng của mình. Ở trẻ 5-6 tuổi, đồ dùng, đồ chơi khơng cịn giữ vai trị trực
tiếp chi phối nội dung trị chơi trẻ sẽ triển khai. Vì vậy việc sắp xếp môi trường cần
thay đổi, nên xếp môi trường theo chủng loại để khi cần trẻ dễ dàng tìm thấy [8, tr
108]. Như vậy khơng thể sắp xếp đồ chơi như nhau ở các nhóm lớp MN.
Các kiểu xếp đồ chơi [14, tr107]
- Ở nhóm trẻ nhỏ: Trẻ chơi một mình - đồ chơi bày từng món rải rác, hay từng
bộ với số lượng đủ để toàn bộ trẻ trong lớp đều có ít nhất một món/bộ đồ chơi. Đồ
chơi được bày sao cho có thể khích lệ trẻ thực hiện hành động chơi nhất định.
13
- Ở nhóm trẻ 3-4 tuổi: Đồ chơi xếp theo góc chủ đề “Trị chơi gia đình”, “Bác
sĩ”, góc “Xây dựng đường phố”, “Xây trường MN”… đồ chơi cơ cấu cho nhóm vài
ba trẻ
- Ở nhóm trẻ 5-6 tuổi: Đồ chơi xếp theo chủng loại và qui ước chơi gì ở đâu,
khi cần trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Cách xếp này tính đến khả năng và nhu cầu tự do
sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi khi chơi.
Có thể thấy hiện nay trong thực tế cách sắp xếp thứ ba không được triển khai.
Ở các lớp MG 5-6 tuổi khơng gian chơi được bố trí thành các góc hoạt động và
trong các góc đồ chơi được xếp theo chủ đề (Rõ nhất là các góc chơi sáng tạo).
• Vai trị của MTVC:
MTGD nói chung và MTVC có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ trong
trường mầm non, là điều kiện tối cần thiết để thực hiện Chương trình GDMN. Môi
trường này được xây dựng bởi giáo viên và trẻ, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, hỗ
trợ phát triển về thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm-xã hội và thẩm mỹ. Là
phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng; những tình huống lơi cuốn trẻ
tham gia tích cực, khám phá, thực hành, giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo để
trực tiếp lĩnh hội kinh nghiệm; giao tiếp giữa giáo viên với trẻ và trẻ với trẻ. Ở đó
các mối quan hệ được thiết lập cho trẻ thấy trẻ được coi trọng và chấp nhận như một
thành viên độc lập trong tập thể [4, tr50].
Đặc biệt khi nói đến MTVC, việc xây dựng MTVC- MTĐC hợp lý tạo ra các
cơ hội để giáo viên trợ giúp trẻ mở rộng nội dung các trò chơi, hình thành và phát
triển ở trẻ các kỹ năng chơi, khả năng phối hợp với bạn và khả năng tự chơi, qua đó
góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ về mọi mặt. Với trẻ 5-6 tuổi, MTVC thích
hợp sẽ tạo cơ hội để trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo trong triển khai các trò
chơi [14, tr 102].
Việc xây dựng MTVC (Trang bị, sắp xếp đồ chơi) được coi là biện pháp
hướng dẫn trẻ chơi vì đây chính là biện pháp giúp trẻ mở rộng nội dung chơi, khả
năng tự chơi, kỹ năng chơi, phối hợp với bạn trong khi chơi.
14
1.2.2. Đặc điểm MTVC của trẻ 5-6 tuổi
a) MTVC của trẻ 5-6 tuổi phải được trang bị đủ nhất là về thể loại và có vị trí
thích đáng cho đồ vật dùng thay thế để đáp ứng nhu cầu triển khai các trò chơi của
trẻ theo độ tuổi.
Các TCĐV, TCXD của trẻ 5-6 tuổi có nội dung rất đa dạng phong phú, liên
quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều ngành nghề khác nhau do vậy MTVC cần
được sắp xếp sao cho ý tưởng chơi, nội dung chơi dễ dàng nảy sinh và phát triển.
Cần có sự cân bằng giữa đồ chơi hình tượng và đồ dùng thay thế. Đồ vật có thể sử
dụng thay thế cần có vị trí xứng đáng. Trẻ 5-6 tuổi có khả năng tự tìm kiếm và sử
dụng vật thay thế để thực hiện ý tưởng chơi chính là cách để trẻ tự giải quyết nhu
cầu về đồ chơi khi cần.
b) Xếp đồ chơi theo chủng loại để khi cần trẻ tự tìm sử dụng
Cần hết sức lưu ý đến khả năng chơi của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi sáng
tạo (trò chơi giả bộ có cốt chuyện và trị chơi xây dựng) [15, tr14-19], đặc biệt là
khả năng tự lực sáng tạo khi chơi. Các trị chơi của trẻ cần một khơng gian tự do
cho trí tưởng sáng tạo do vậy MTVC cần được sắp xếp sao cho khơng gị bó giới
hạn nội dung chơi của trẻ trong phạm vi đề tài hay chủ đề nào đó. Cách sắp xếp đồ
dùng đồ chơi phù hợp nhất là xếp theo lọai để trên kệ dễ thấy và dễ lấy. Không gian
chơi cũng được qui ước: Nơi chơi đóng vai, nơi chơi xây dựng, nơi vẽ nặn cắt dán,
nơi chơi cờ. Số lượng trẻ có thể chơi cùng nhau do vậy cũng không bị giới hạn.
c) Trẻ 5-6 tuổi cần được tham gia tích cực vào việc bổ sung, cất bớt đồ chơi,
quyết định nơi để đồ chơi [6, tr 6].
Trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên: bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp
xếp và vệ sinh góc hoạt động Trẻ được tham gia vào việc tổ chức môi trường nhất là
trong trường hợp đồ dùng đồ chơi mới. Khi trẻ tham gia cùng cô xây dựng môi
trường, chúng ta đã tạo cho trẻ một tâm thế tích cực để xây dựng một sự mới mẻ
cho lớp, làm cho trẻ rất thích thú và hào hứng và nảy sinh ý tưởng sáng tạo trong
q trình thực hiện. Vì vậy, cần khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm xem trong lớp
cần có những góc chơi nào/ trang trí ra sao? Cần có những đồ dùng, đồ chơi nào cho
15
góc đó?... Cần đảm bảo tính tích cực, tự nguyện, hứng thú của trẻ trong việc chọn
trò chơi, tham gia vào nhóm chơi, chọn bạn chơi, góc chơi, đồ dùng, đồ chơi.
d) MTVC của trẻ 5-6 tuổi phải thể hiện được việc chuẩn bị cho trẻ học chữ,
học toán ở lớp Một. Bên cạnh những trị chơi học tập có nội dung làm quen với
toán, và làm quen với chữ viết, chữ và số được khuyến khích sử dụng để làm nhãn
cho các hộp đồ chơi, trang trí nơi chơi…
1.2.3. Những yêu cầu đối với MTVC của trẻ ở trường mầm non
Để giúp phát huy triệt để vai trò của MTGD nói chung và MTVC của trẻ ở
trường MN nói riêng, chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc, yêu cầu cơ bản. Khi
nói đến nguyên tắc, yêu cầu của mơi trường hoạt động- mơi trường vui chơi, có
khơng ít tài liệu, giáo trình cũng như văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành đề cập đến.
Điển hình, là một số văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chương trình giáo dục mầm non năm 2009 do Bộ giáo dục và Đào tạo ban
hành [1, tr 69]. Có qui định về tổ chức mơi trường cho trẻ hoạt động trong phòng
lớp (đối với trẻ MG):
- Trang trí lớp học phải đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện phù hợp với chủ đề giáo
dục.
- Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ.
- Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lý, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục
đích giáo dục.
- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, mang tính mở, tạo điều kiện
dễ dáng cho trẻ tự lựa chon và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia các hoạt động và
thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư
viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực dành cho
hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên
tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi. Khu vực yên tĩnh bố trí xa khu vực ồn ào. Tên các khu vực
họa động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết.
16
b) Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2015 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về Ban hành Danh mục Đồ dùng- đồ chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu
dùng cho Giáo dục mầm non và Quyết định số 3141/QĐ-BGDĐT, ngày 30 tháng 7
năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ
chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN.
Nội dung văn bản qui định, hướng dẫn cụ thể loại đồ dùng-thiết bị dạy học, đồ
chơi và học liệu- sách, tài liệu, băng dĩa; số lượng; tiêu chuẩn kỷ thuật (chất liệu, kích
thước) của từng độ tuổi (từ 3 tháng đến 5 tuổi).
Đến năm 2013, có thơng tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2013
của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục
Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành
kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư giảm bớt một thiết bị dạy học cho trẻ ở các lứa tuổi
từ 3 tháng đến 5 tuổi.
Trong đó, bãi bỏ các thiết bị được quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi như sau: Truyện
tranh các loại, vở tập tạo hình, vở làm quen với tốn, tập tơ chữ cái, Chương trình
GDMN, sách Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình GDMN, đồ chơi và trị chơi
cho trẻ dưới 6 tuổi, tuyển tập thơ ca, truyện kể, trò chơi, câu đố, hướng dẫn bảo vệ môi
trường trong trường MN, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Như vậy
với thông tư này, danh mục đồ chơi cho trẻ không thay đổi
c) Tài liệu Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên năm 2013
“Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng MTGD của giáo viên”. Trong tài liệu có
qui định yêu cầu MTGD cho trẻ MN (an toàn- vệ sinh, phù hợp đặc điểm tâm sinh
lý và nhu cầu cùa trẻ MN, đáp ứng yêu cầu của chương trình- theo quá trình hoạt
động chủ đề; xây dựng các khu vực/ góc hoạt động [4, tr13]. Trong có, có dành một
hoạt động trong mơ đun 7, đưa ra các yêu cầu và đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học
dành cho trẻ mầm non nói chung. Cụ thể: