BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Lý
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG
HOẠT ĐỘNG CÓ SẢN PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Lý
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG
HOẠT ĐỘNG CÓ SẢN PHẨM
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số
: 8140101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI THỊ NGUYỆT NGA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các cơng trình
khác.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Lý
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cơ Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh. Đặc biệt là những thầy cơ đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt
thời gian học tại trường.
Bằng tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn đến
TS. Mai Thị Nguyệt Nga, người đã hết lịng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn
nghiên cứu và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên trường Mầm non Abi Đồng
Nai và một số trường mầm non khác trực thuộc Thành phố Biên Hòa đã tạo điều
kiện cho tơi khảo sát để hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn q thầy cơ trong hội đồng đánh giá luận văn, đã cho
tơi những đóng góp q báu để tơi hồn thành luận văn.
Tác giả
Nguyễn Thị Lý
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG
HỢP TÁC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG
HOẠT ĐỘNG CÓ SẢN PHẨM ........................................................ 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề ......................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới................................................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................. 13
1.1.3. Khái niệm về biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm................................................................... 17
1.1.4. Sự phát triển kĩ năng hợp tác ở trẻ mẫu giáo và trẻ 5-6 tuổi ................... 20
1.1.5. Mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động có sản phẩm ............................... 23
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 30
Chương 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG
HỢP TÁC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG
CÓ SẢN PHẨM TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA .......................... 32
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 56 tuổi trong hoạt động có sản phẩm tại Thành phố Biên Hòa ....................... 32
2.1.1. Vài nét về địa bàn khảo sát ...................................................................... 32
2.1.2. Mục đích, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu .............................................. 33
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 33
2.2. Sử dụng phương pháp “mê cung” được đề xuất bởi E. E. Kravtsova để
tìm hiểu loại giao tiếp và hợp tác của trẻ mẫu giáo lớn với bạn trong
hoạt động cùng nhau ...................................................................................... 37
2.3. Thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm tại Thành phố Biên Hòa.................................. 40
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về kĩ năng hợp tác
cho trẻ mẫu giáo lớn thơng qua hoạt động có sản phẩm ......................... 40
2.3.2. Thực trạng các biện pháp giáo dục các kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua hoạt động có sản phẩm ............................................. 45
2.4. Mức độ phát triển các kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
hoạt động có sản phẩm................................................................................... 52
2.4.1. Mức độ phát triển các kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm................................................................... 52
2.4.2. Đánh giá mức độ phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua quan sát và thực nghiệm ............................................................ 54
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 59
Chương 3. THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT
ĐỘNG CÓ SẢN PHẨM TẠI TRƯỜNG MẦM NON ABI
ĐỒNG NAI 2 Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA ................................... 61
3.1. Cơ sở để đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong hoạt động có sản phẩm.................................................... 61
3.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi trong hoạt động có sản phẩm tại Thành phố Biên Hịa ....................... 62
3.2.1. Biện pháp 1: Biện pháp sử dụng mô hình “bậc thang” ............................ 62
3.2.2. Biện pháp 2: Biện pháp sử dụng phức hợp các biện pháp hình thành
kỹ năng cần cho trẻ ở môi trường giai đoạn tương tác, đồng thời
giúp trẻ lĩnh hội các câu nói cần cho việc thiết lập sự hợp tác với
bạn trong hoạt động cùng nhau ............................................................... 63
3.2.3. Biện pháp 3: Biện pháp hình thành mơ hình hợp tác và khả năng tự
lựa chọn mơ hình hợp tác ........................................................................ 65
3.3. Tổ chức nghiên cứu thử nghiệm và các kết quả nghiên cứu .......................... 67
3.3.1. Khái quát về tổ chức thử nghiệm ............................................................. 67
3.3.2. Đánh giá kỹ năng hợp tác của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm
trước thử nghiệm ..................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Nhận thức của giáo viên về khái niệm của kỹ năng hợp tác ................. 40
Bảng 2.2.
Nhận thức của giáo viên về biểu hiện của kỹ năng hợp tác .................. 41
Bảng 2.3.
Nhận thức của giáo viên về vai trò của kỹ năng hợp tác ...................... 42
Bảng 2.4.
Vai trị của hoạt động có sản phẩm với việc giáo dục các kỹ năng
hợp tác cho trẻ mẫu giáo ....................................................................... 44
Bảng 2.5.
Các hoạt động được giáo viên sử dụng để giáo dục kỹ năng hợp
tác cho trẻ mẫu giáo lớn ........................................................................ 45
Bảng 2.6.
Hình thức hoạt động có sản phẩm được giáo viên sử dụng để giáo
dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo lớn ............................................ 46
Bảng 2.7.
Những biện pháp giáo viên sử dụng để giáo dục kỹ năng hợp tác
cho trẻ 5-6 tuổi ...................................................................................... 47
Bảng 2.8.
Nguyên nhân của thực trạng ................................................................. 50
Bảng 2.9.
Mức độ phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
sự đánh giá của giáo viên ...................................................................... 52
Bảng 2.10. Mức độ phát triển ở trẻ khả năng đối thoại với bạn trong hoạt
động có sản phẩm .................................................................................. 54
Bảng 2.11. Mức độ phát triển ở trẻ khả năng lắng nghe bạn cùng hoạt động
(đối tác) trong các hoạt động có sản phẩm............................................ 55
Bảng 2.12. Mức độ phát triển ở trẻ các khả năng thỏa thuận với nhau trong
các hoạt động có sản phẩm ................................................................... 56
Bảng 2.13. Mức độ phát triển ở trẻ khả năng gắn kết biểu cảm cảm xúc với
bạn trong các hoạt động có sản phẩm ................................................... 57
Bảng 2.14. Thực trạng các loại giao tiếp và hợp tác của trẻ mẫu giáo lớn với
bạn trong hoạt động cùng nhau. ............................................................ 58
Bảng 3.1.
Mức độ phát triển ở trẻ khả năng lắng nghe bạn trong các hoạt
động có sản phẩm .................................................................................. 69
Bảng 3.2.
Mức độ phát triển ở trẻ khả năng thỏa thuân với bạn cùng hoạt
động (đối tác) trong các hoạt động có sản phẩm .................................. 69
Bảng 3.3.
Mức độ phát triển ở trẻ khả năng gắn kết biểu cảm cảm xúc với
bạn trong các hoạt động có sản phẩm ................................................... 70
Bảng 3.4.
Bảng so sánh mức độ phát triển ở trẻ khả năng đối thoại với bạn
cùng hoạt động (đối tác) trong các hoạt động có sản phẩm của
nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm ..................... 70
Bảng 3.5.
Bảng so sánh các loại hình hợp tác trong các hoạt động có sản
phẩm của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm ..... 71
Bảng 3.6.
Mức độ phát triển ở trẻ khả năng lắng nghe bạn trong các hoạt
động có sản phẩm của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau
thử nghiệm ............................................................................................ 72
Bảng 3.7.
Mức độ phát triển ở trẻ khả năng thỏa thuận với bạn trong các
hoạt động có sản phẩm của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm
sau thử nghiệm ...................................................................................... 73
Bảng 3.8.
Bảng so sánh mức độ phát triển ở trẻ khả năng gắn kết cảm xúc
với bạn trong các hoạt động có sản phẩm của nhóm đối chứng và
nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm ......................................................... 74
Bảng 3.9.
Mức độ phát triển ở trẻ khả năng đối thoại với bạn trong các hoạt
động có sản phẩm của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau
thử nghiệm ............................................................................................ 74
Bảng 3.10. Bảng so sánh các loại hình hợp tác trong các hoạt động có sản
phẩm của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm ........ 78
Bảng 3.11. Bảng so sánh điểm trung bình các loại hình hợp tác trong các hoạt
động có sản phẩm của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau
thử nghiệm ............................................................................................ 80
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ phát triển ở trẻ khả năng đối thoại với bạn cùng hoạt
động (đối tác) trong các hoạt động có sản phẩm ................................ 55
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh mức độ phát triển ở trẻ khả năng đối thoại với
bạn trong các hoạt động có sản phẩm của nhóm đối chứng và
nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm ...................................................... 75
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng cho sự phát triển tồn diện con người Việt Nam, thực hiện việc ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. (Điều 20 - Luật
Giáo dục, 2009). Giáo dục mầm non cũng có vai trị, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng,
đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới. GDMN có
nhiệm vụ: “Giúp trẻ phát triển về thể chất; tình cảm - xã hội; nhận thức; thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, hình
thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang
tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát
triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các bậc học tiếp
theo và cho việc học tập suốt đời” (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2009).
GDMN có vai trị đặc biệt trong sự hình thành và phát triển nhân cách con
người. GDMN rất cần được quan tâm và tập trung nghiên cứu để ngày càng nâng
cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ. Trong đó, kỹ năng hợp tác là một trong
những kỹ năng cần thiết để giúp cho trẻ có thể quan hệ với mọi người xung quanh
và bạn bè. L.X Vưgotsky cũng khẳng định: “…về mặt trí tuệ, sự hợp tác là vấn đề
tranh luận chính, đó là cùng làm việc, trao đổi ý nghĩ, kiểm tra lẫn nhau”…theo
quan điểm này sự hợp tác là mấu chốt trong dãy những hành vi có ý nghĩa quan
trọng đối với việc xây dựng và phát triển logic”. Giáo dục kỹ năng hợp tác sẽ làm
cho trẻ tự tin hơn, có tư duy độc lập, biết nhường nhịn và chia sẻ.
Kỹ năng hợp tác là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về hợp tác để
giúp đỡ nhau nhằm hồn thành một mục đích chung. Kỹ năng hợp tác có vai trị
hết sức quan trọng đối với hoạt động của con người nói chung và trẻ em nói riêng.
Sự hợp tác với mọi người xung quanh sẽ giúp trẻ có cơ hội để làm việc cùng nhau,
chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của mình và học kinh nghiệm từ người khác, hình
thành ở trẻ tình cảm yêu thương, biết chia sẻ và cùng nhau cộng tác để đi đến mục
đích chung. Ngồi ra, sự hợp tác với mọi người cũng là điều kiện quan trọng để
hình thành và phát triển tồn diện nhân cách như: trí tuệ, tình cảm, ý chí, ngơn
2
ngữ, chú ý, ghi nhớ... Khi tham gia vào các hoạt động chung thì các hành vi xã hội
của trẻ cũng được cải thiện và thử thách.
“Các hoạt động mang tính chất tập thể và đặc biệt là hoạt động vui chơi sẽ
giúp cho trẻ có thể hình thành được kỹ năng hợp tác. Bên cạnh đó, những hình
thức hoạt động có sản phẩm như vẽ, nặn, cắt – xé, dán, lắp ghép,… đều có chung
một đặc điểm là cùng tạo ra sản phẩm” (Mai Thị Nguyệt Nga, 2006). Vì thế mà
hoạt động này luôn tạo ra cho trẻ một kết quả nhất định và từ đó hình thành nên
những kỹ năng cần thiết như tự đề ra cho mình một một mục tiêu nhất định, lập kế
hoạch và đạt tới mục tiêu đó. Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác,
kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng cụ, vật liệu cùng với tính tích cực độc
lập, sáng tạo và đặc biệt là kỹ năng hợp tác để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ nào
đó chẳng hạn như làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 8/3, tức là cùng nhau tạo ra một
sản phẩm nghệ thuật.
“Đặc biệt, hình thức hoạt động có sản phẩm có thể cho trẻ thực hiện được
trong cả ba dạng hoạt động đó là hoạt động vui chơi, hoạt động lao động và học
tập”. (Nguyễn Ánh Tuyết và Nguyễn Thị Như Mai, 2009). Lúc thì trẻ vẽ như là
hoạt động vui chơi, lúc thì việc tạo hình được tiến hành như một hoạt động học tập
đơn giản hay hoạt động tạo hình được thực hiện như một nhiệm vụ “lao động” tạo
ra cái đẹp. Đây cũng là lợi thế cho việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm.
Theo Đặng Thành Hưng thì khi trẻ có kỹ năng hợp tác trẻ có thể hiểu sâu sắc,
toàn diện và biết đánh giá những ý tưởng của nhiều người, dễ dàng hoà nhập vào
nhiều hoạt động trong đó có hoạt động tạo ra sản phẩm, tham gia vào nhiều sự kiện
khác nhau. Đồng thời, trẻ sẽ có cơ hội được trải nghiệm, tìm ra nhiều giải pháp dựa
trên quá trình tiếp thu kinh nghiệm của nhiều cá nhân; trẻ cũng được đánh giá từ cá
nhân khác và từ nhóm khác, có thể tự kiểm định, đánh giá các năng lực và thành
tựu của cá nhân (Nguyễn Thị Thanh Hà, 2006).
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giáo dục kỹ năng hợp tác càng trở nên cần
thiết giúp trẻ hòa nhập với xã hội và đạt thành công trong tương lai. Việc giáo dục
kỹ năng này cho trẻ cần bắt đầu ngay từ nhỏ. Ở lớp học, trẻ được sống trong thế
3
giới của mình – nơi có các mối quan hệ với các bạn, với mọi người, trẻ được học,
bắt chước, thực hành kĩ năng hợp tác và có khả năng ứng dụng những gì đã học
trong cuộc sống thực của mình khi chúng được hăng say vẽ, nặn, lắp ghép cùng
nhau bất cứ lúc nào, ở mọi nơi: trên giấy, trên đất, trên tường,…
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nêu rõ
nội dung phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi đó là "trẻ biết lắng nghe ý kiến
của người khác, tơn trọng, chơi hịa thuận với bạn, chấp nhận, quan tâm, chia sẻ,
giúp đỡ bạn,...". (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009). Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ biểu hiện sự hợp tác với bạn bè và những
người xung quanh như lắng nghe ý kiến của người khác; Thể hiện sự thân thiện,
đoàn kết với bạn bè; Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác,... (Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2009). Có thể nói, giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non
là một trong những nhiệm vụ mà ngành giáo dục mầm non hiện nay đã và đang
hướng đến.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mầm non
trong hoạt động có sản phẩm chưa thực sự được quan tâm đúng mực và giáo viên
chưa có các biện pháp giáo dục phù hợp vì thế mà trẻ chưa có hứng thú cao trong
hoạt động này. Việc giáo dục kỹ năng hợp tác thực hiện chưa có hiệu quả, cịn hình
thức, khn mẫu, áp đặt nên thiếu đi sự mềm mại và chưa có các biện pháp giải
quyết các mâu thuẫn trong quá trình hợp tác dẫn tới trẻ mau chán, mất kiểm soát
như tức giận, cáu gắt tranh dành nhau, khơng duy trì hợp tác và bỏ khỏi nhóm,...
Xuất phát từ những khía cạnh lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5 - 6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm tại Thành phố Biên Hịa, trên cơ sở đó đề xuất một số
biện pháp giáo dục cần thiết.
4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt
động có sản phẩm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động có sản phẩm.
4. Giới hạn đề tài
4.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động có sản phẩm.
4.2. Địa bàn nghiên cứu
Thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và
mức độ biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động có
sản phẩm tại một số trường mầm non Thành phố Biên Hòa.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động có
sản phẩm tại một số trường mầm non tại Thành phố Biên Hòa còn một số hạn chế:
giáo viên mầm non chưa nhận thức đầy đủ và chưa thực sự quan tâm đến việc giáo
dục phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động có sản
phẩm; việc tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi của giáo viên mầm non cịn mang tính rập khn máy móc, áp đặt trẻ và kỹ
năng xử lý tình huống hay các mâu thuẫn trong hoạt động của trẻ còn yếu.
Nếu giáo viên mầm non tiến hành một cách tuần tự việc giáo dục kỹ năng hợp
tác cho trẻ thơng qua hoạt động có sản phẩm, tn theo logic của q trình giáo dục
nói chung, từ việc giúp trẻ có nhận thức về kỹ năng hợp tác đến việc giúp trẻ ứng
dụng, thực hành các kỹ năng đó thì có thể khắc phục được những hạn chế của kỹ
năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động đó.
5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xác định cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài: khái niệm và biểu hiện
kỹ năng hợp tác, sự phát triển kỹ năng hợp tác ở trẻ 5 – 6 tuổi, nội dung giáo dục kỹ
năng hợp tác, các biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm,...
6.2. Khảo sát thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm ở một số trường mầm non tại Thành phố Biên Hòa.
6.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động có sản phẩm tại trường mầm non ABI Đồng Nai
2 - Thành phố Biên Hòa.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận từ các tài liệu và cơng trình nghiên cứu có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
+ Mục tiêu: Xác định những nội dung, hình thức, biện pháp giáo viên sử
dụng nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ trong hoạt động có sản phẩm.
+ Cách thức: Chụp hình, ghi chép.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Tìm hiểu thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5 - 6 tuổi
(nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ; các biện pháp mà
giáo viên đã thực hiện nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ trong hoạt động có
sản phẩm; thực trạng kĩ năng hợp tác của trẻ).
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Thu thập thông tin bổ sung về các biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác của trẻ
MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động có sản phẩm (làm rõ thêm những ý kiến của giáo
viên, xác định thực trạng kỹ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi...).
6
7.2.4. Phương pháp thử nghiệm
Thử nghiệm một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động có sản phẩm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm SPSS 10.0 xử lí các số liệu nghiên cứu thu được từ bảng
hỏi, phiếu điều tra, ...
7.4. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hố cơ sở lí luận của biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác của trẻ
MG 5-6 tuổi trong hoạt động có sản phẩm.
- Làm rõ thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi
trong hoạt động có sản phẩm nhằm áp dụng trong thực tiễn.
7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG
HỢP TÁC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG CÓ SẢN PHẨM
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Kỹ năng hợp tác là một trong những kỹ năng sống quan trọng không thể thiếu
trong chương trình giáo dục, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Kỹ năng hợp tác giúp
cho con người có thể giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề xảy ra trong cuộc
sống, đặc biệt là kỹ năng hợp tác trong hoạt động có sản phẩm. Kỹ năng này cần
được chú trọng rèn luyện ngay từ lứa tuổi mầm non. Chính vì thế, việc hình thành
kỹ năng hợp tác của con người trong các hoạt động đã được rất nhiều nhà Tâm lý Giáo dục nghiên cứu và quan tâm.
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về dạy học hợp tác và việc hình thành kỹ năng hợp tác
cho trẻ mầm non.
a. Nghiên cứu về dạy học hợp tác
“Một vai trò quan trọng trong cuộc sống của một đứa trẻ mầm non được chơi
bởi một người ngang hàng. Tương đối mạnh mẽ đồng cảm được hình thành ở trẻ
em, hoạt động chung phát triển. Giao tiếp với một người ngang hàng là giao tiếp
với chính mình, nó cho phép đứa trẻ tự biết mình”. R.S. Nemov lưu ý rằng ở tuổi
mầm non đứa trẻ phấn đấu cho việc thực hiện cái "tơi" của mình, trong giao tiếp
với người khác rộng rãi và tự nhiên sử dụng nhận dạng và cô lập. Để xác nhận sự
độc lập và sự táo bạo, đứa trẻ biết tách biệt rõ ràng, thể hiện mong muốn của mình.
Đứa trẻ có thể học cách sử dụng các biểu hiện bên ngoài của nhận dạng và cách ly,
bắt đầu khai thác chúng trong giao tiếp cho các mục đích ích kỷ. Tuy nhiên, những
cơ chế này chủ yếu phục vụ tương tác xã hội mở. V.S. Mukhina đã viết về thực tế
là giao tiếp trong một nhóm ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển tính cách của
trẻ. Từ phong cách giao tiếp, từ vị trí giữa các trẻ phụ thuộc vào việc đứa trẻ cảm
thấy bình tĩnh, hài lịng đến mức nào rồi từ đó học được các định mức quan hệ với
các trẻ khác. Trong giao tiếp của trẻ em, các mối quan hệ trong nhóm ưa thích và
8
bị từ chối xuất hiện rất nhanh. Giao tiếp với bạn bè là một ngôi trường khắc nghiệt
về quan hệ xã hội. Đó là thơng tin liên lạc với các trẻ khác trong nhóm, địi hỏi một
sự căng thẳng cảm xúc cao. Đối với niềm vui của thông tin liên lạc, đứa trẻ dành
rất nhiều năng lượng vào cảm xúc liên quan đến sự thành công của nhận dạng và
sự đau khổ của sự xa lánh. Sự tương tác của đứa trẻ với bạn bè không chỉ là một cơ
hội tuyệt vời để tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, mà cịn là cơ hội để giao
tiếp với trẻ khác ở độ tuổi của mình, cơ hội giao tiếp với cả trẻ nam và nữ. Trẻ em
tuổi mầm non đang tích cực quan tâm đến nhau, chúng có nhu cầu phát âm để giao
tiếp với các bạn cùng lớp. Trong điều kiện giáo dục mầm non đặc biệt, khi một đứa
trẻ liên tục giao tiếp với những đứa trẻ khác thì xã hội trẻ em phát triển, nơi trẻ có
được những kỹ năng đầu tiên về hành vi giữa những người tham gia bình đẳng
trong giao tiếp. Các tác giả khác nhau đã xác định các thuật ngữ "hợp tác" và
"tương tác" khác nhau. Kosolapov N.A. lưu ý rằng hợp tác có ý nghĩa tâm lý, cịn
tương tác tích cực trong đó mục tiêu và lợi ích của người tham gia trùng khớp hoặc
đạt được mục tiêu của một số người tham gia chỉ có thể đảm bảo lợi ích và khát
vọng của những người tham gia khác. Hợp tác là một trường hợp lý tưởng của các
mối quan hệ lẫn nhau, liên quan đến hỗ trợ lẫn nhau. S.I Ozhegov và N. Yu.
Shvedova chỉ ra rằng “hợp tác là làm việc, hành động cùng nhau, tham gia vào một
nguyên nhân phổ biến”. Theo Dyachenko “hợp tác là mức phối hợp cao nhất của
các vị trí trong hoạt động, trong ngôn ngữ của khoa học tâm lý, tổ chức các quan
hệ chủ thể trong hoạt động chung”.
“Bạn có một quả táo, tơi có một quả táo, chúng ta trao đổi với nhau thì bạn và
tơi mỗi người có một quả táo. Nhưng nếu bạn có một ý tưởng, tơi có một ý tưởng
và chúng ta trao đổi ý tưởng cho nhau, thì tơi và bạn mỗi người có hai ý tưởng”.
Đây là câu nói nổi tiếng của nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh, từng đoạt giải
Nobel văn học - George Bernard Shaw.
Để phát triển tư tưởng của Bernard Shaw, dạy học hợp tác đã và đang là một
trong những xu hướng phát triển mới có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao của giáo
dục thế kỷ XXI. Dạy học hợp tác góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện,
nó khơng chỉ giúp cho người học nắm vững kiến thức mà còn phát triển năng lực
9
giao tiếp và khả năng hợp tác – một trong những phẩm chất cần thiết quan trọng
của con người mới trong giai đoạn hiện nay.
Vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ nhất, Marco Fabio Quintilian khẳng định rằng
“người học sẽ có rất nhiều lợi thế nếu biết nói những điều mình hiểu cho người
khác cùng hiểu vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ nhất”. Cho đến thế kỷ thứ XVII, Jan
Amot Komenxki (1592 - 1670) lại tin rằng “học sinh sẽ học tốt từ việc dạy cho bạn
bè và học từ bạn bè của mình...” (Johnson D. W. & Johnson R. T, 1991). Những
nhận định của các nhà giáo dục tiên tiến trên thế giới đều đã nói đến lợi ích của
việc học hợp tác, việc trẻ cùng học với nhau, giúp đỡ lẫn nhau và từ đó tạo ra một
môi trường học tập thuận lợi giúp cho sự phát tiển toàn diện của trẻ.
Reverend Bebel và Joseph Lancaster người Anh đã tổ chức dạy học theo nhóm
nhỏ vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, họ chia học sinh thành từng nhóm để hoạt
động. Thơng qua hoạt động nhóm, người học cùng nhau trao đổi, chia sẻ, giúp nhau
tìm hiểu, khám phá vấn đề và thu được kết quả học đáng kinh ngạc.
Từ đó, các ý tưởng hợp tác được nhanh chóng đưa từ Anh sang Mỹ và đã
nhận được sự hưởng ứng tích cực, phát triển rộng rãi bởi những nhà giáo dục tiên
phong như John Dewey, Roger Parker, Morton Deutch... Họ đề cao khía cạnh xã
hội của việc học tập và cũng nâng cao vai trò của nhà giáo trong việc giáo dục học
sinh một cách dân chủ. Và dạy học hợp tác được áp dụng ở các nước Phương Tây
từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Năm 1789, Linh mục A. Bel và các thầy giáo đã đưa ra hình thức dạy học
tương trợ. Với hình thức dạy học này, người học được chia ra thành từng nhóm
hoạt động, giáo viên tạo điều kiện cho người học được cùng nhau trò chuyện, đàm
thoại, hợp tác chia sẻ, giúp đỡ nhau tìm hiểu, khám phá đối tượng nhận thức nhằm
hình thành và phát triển kỹ năng hợp tác cho người học đồng thời nâng cao hiệu
quả dạy học.
Vào đầu những năm 1900, nhà giáo dục theo xu hướng thực dụng Mỹ, được
coi là người đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác chính là John Dewey.
Như trước đây người ta quan niệm giáo dục là quá trình truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm, hoặc một quá trình khai sáng giúp con người sử dụng có hiệu quả
10
vốn kiến thức của mình thì John Dewey lại có một quan niệm khác khá độc đáo:
“Giáo dục là chính bản thân cuộc sống của mỗi người (Education is life itself)”. Ơng
ln khẳng định vai trị của giáo dục và coi giáo dục như là một phương tiện để dạy
cho con người cách sống hợp tác trong một xã hội dân chủ.
Cịn về J. Dewey, ơng cho rằng muốn học cách cùng chung sống trong xã hội
thì người học phải được trải nghiệm trong cuộc sống hợp tác ngay từ trong nhà
trường. Cuộc sống trong lớp học là quá trình dân chủ hố trong một thế giới vi mơ và
học tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học với nhau (Johnson D. W.
& Johnson R, 1999).
Sau khi Elliot aronson (người Mỹ) nhận thấy rằng kết quả cạnh tranh khiến
cho một người thành công trên thất bại của người khác và đương nhiên điều đó sẽ
làm giảm hiệu quả làm việc. Từ đó, với mơ hình lớp học ghép hình Jigsaw đầu tiên
vào năm 1978 đã có những đóng góp lớn trong việc hồn thiện các hình thức dạy
học hợp tác. Nhiều cơng trình nghiên cứu của ơng cho thấy rằng, thành tích cá
nhân cũng như tập thể luôn cao hơn khi mọi người hợp tác với nhau thay vì ganh
đua. Mặt khác, mơi trường cạnh tranh chú trọng vào việc thúc đẩy người ta làm
việc xuất sắc hơn người khác, chứ không phải là cùng nhau làm việc tốt.
Nguyên nhân khiến cho hợp tác luôn đem lại kết quả cao hơn so với cạnh
tranh là vì tư tưởng cạnh tranh là ý kiến của Alfie Koln (chỉ có được hoặc mất) sẽ
làm cho người ta căng thẳng và lo lắng hơn trong cuộc đua còn trong môi trường
hợp tác, mọi người đều muốn làm việc và giúp đỡ lẫn nhau để cùng đạt được mục
đích.
Đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về giáo dục hợp tác từ những
năm 1981 – 1989. Điển hình như D. W. Johnson, Roger T. Johnson và các cộng sự
của mình đã nhận thấy rằng giáo dục trong sự hợp tác từ tiểu học đến trung học
phổ thơng có nhiều khả năng tạo nên thành công hơn trong các hình thức giáo dục
khác như từ tiểu học đến phổ thong trung học. Cho đến năm 1996, lần đầu tiên
phương pháp dạy học hợp tác được đưa vào chương trình học chính thức hằng năm
của một số trường đại học tiêu biểu ở Mỹ.
11
Năm 1975-1991 hai tác giả D. Johnson và R. Johnson đã cho xuất bản cuốn
“Học cùng nhau và học độc lập”. Đó là khởi đầu các cơng trình nghiên cứu của
mình về học hợp tác, các tác giả đã chỉ ra và phân tích những yếu tố cơ bản của
học hợp tác bao gồm: sự phụ thuộc tích cực, sự tương tác đối mặt, sự có trách
nhiệm cá nhân, sự lĩnh hội và sử dụng các kỹ năng nhóm nhỏ và liên cá nhân, sự
nhận xét nhóm. Hơn thế nữa, các tác giả cũng phân tích được vai trị và mối quan
hệ trong ba mơ hình học tập: hợp tác, tranh đua và cá nhân (Merton Deutsch,
1990). Họ cho rằng: “sự hợp tác của trẻ chỉ được hình thành bằng cách tổ chức
nhóm. Sự hợp tác phụ thuộc vào sự tích cực tham gia của các thành viên trong
nhóm. Mỗi người chỉ có thể thành cơng khi mọi người trong nhóm cùng thành
cơng”.
Vào những năm 1990, J. Cooper và nhiều tác giả khác cũng cho rằng: “học
tập hợp tác là một chiến lược học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách hệ thống,
được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung”.
Học tập hợp tác là những hoạt động học tập mà học sinh thực hiện cùng nhau
trong các nhóm, trong hoặc ngồi phạm vi lớp học. Năm 1988, D. W.Johnson,
Roger T.Johnson & Holubec thấy rằng có 5 đặc điểm quan trọng nhất mà mỗi giờ
học hợp tác phải đảm bảo được đó là: Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; ý
thức trách nhiệm của mỗi cá nhân; sự tác động tương hỗ; các năng lực xã hội; đánh
giá trong các nhóm; đánh giá trong các nhóm. David W.Johnson và Roger
T.Johnson thuộc trường đại học Minnesota, Robert Slavin thuộc viện Johns
Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát triển giáo dục hợp tác thành
một trong những phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay trong những năm
gần đây.
b. Nghiên cứu về hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non
Trường phái Tâm lý học Xô Viết, đi đầu là các nhà Tâm lý học như: L.X.
Vưgotxky, D.B. Enconhin, A.N. Leonchep… Vào những năm 30 của thế kỷ XX,
các nhà Tâm lý học này đã đưa ra một cách nhìn mới về bản chất xã hội về trị chơi
trẻ em và bắt đầu đề cập đến tính hợp tác trong trò chơi.
12
Theo L.X. Vưgotxky, ông cho rằng: “mâu thuẫn và sự giải quyết mâu thuẫn là
những đặc điểm quan trọng của sự phát triển”. Xuất phát từ quan điểm này, ông đã
nhấn mạnh sự cần thiết của sự thỏa thuận và hợp tác với bạn bè trong trị chơi. Ơng
cho rằng chính sự hợp tác này đã “đẩy” sự hiểu biết và nhận biết của trẻ vượt ra ngoài
phạm vi chức năng phát triển bình thường (L.X. Vưgotxky, 1997).
“Tâm lý học trò chơi” là quyển sách của tập thể các nhà Tâm lý - Giáo dục
Xô viết, đã được tác giả D.B. Enconhin tổng hợp các thành tựu cơ bản nghiên cứu
về trò chơi. Trong trò chơi - thực hành việc phối hợp các hoạt động chơi mang tính
tập thể… dần hình thành tính hợp tác với bạn bè trong khi chơi và cùng nhau phối
hợp để tạo ra các sản phẩm chung.
Tác giả Anna Lyublinskaja đã khẳng định trong quyển “Tâm lý học trẻ em” rằng
“Trong dạng thức phát triển nhất của nó, chơi là một hoạt động tập thể, những trẻ tham
gia trị chơi gắn bó với nhau trong quan hệ hợp tác”. Tức là cùng nhau chơi, cùng nhau
làm, cùng nhau tạo ra sản phẩm (Anna Lyulinskaja, 1977).
Như vậy, nghiên cứu về việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ là cần thiết
trong mọi giai đoạn lịch sử phát triển của sự nghiệp giáo dục mầm non.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về hoạt động có sản phẩm và vai trị của nó đối
với việc hình thành kỹ năng hợp tác
Sự hợp tác được đặc trưng bởi hoạt động phối hợp với bạn hay nhóm bạn
cùng tương tác, giúp đỡ lẫn nhau, thúc đẩy đạt được các mục tiêu của mỗi người
và các mục tiêu chung của hoạt động cùng nhau. Trong sự hợp tác xuất hiện cơ sở
nội dung chung của sự tương tác, sự thống nhất về cảm xúc của các thành viên,
thực hiện việc trao đổi các ý tưởng, các ý nghĩ, các quan điểm, thông tin, cho phép
liên kết, phối hợp các nỗ lực chung cho việc đạt mục tiêu (Ti babaeva &
L.S.Rimashevskaya, 2012).
Các hành động phối hợp cùng nhau đã được cân nhắc nhằm giải quyết các
nhiệm vụ khác nhau, có sự hiểu biết lẫn nhau và cùng trải nghiệm về kết quả của
hoạt động cùng nhau. Sự phối hợp và sự bàn bạc của các thành viên tương tác
được thực hiện từ lúc tiếp nhận mục tiêu của hoạt động cùng nhau và kết thúc ở
giai đoạn đạt được mục tiêu đó.
13
Đơn vị của sự tương tác phát triển có thể là tình huống dạy học có vấn đề
được trẻ giải quyết trong sự hợp tác với giáo viên. Ở đây, vị trí của giáo viên thay
đổi từ tác động tích cực và là người cộng sự sang vai trò của người tư vấn và người
quan sát với sự quan tâm.
Kosolapov N.A đã chỉ ra rằng, theo nghĩa tâm lí học, sự hợp tác là sự tương
tác tích cực, trong đó, các mục tiêu và các lợi ích của các thành viên là tương đồng
với nhau hoặc việc đạt được các mục tiêu của các thành viên này chỉ có thể thực
hiện được thơng qua việc đảm bảo các lợi ích và các mong muốn của các thành
viên khác. Sự hợp tác là mối quan hệ qua lại lí tưởng địi hỏi sự giúp đỡ và hỗ trợ
lẫn nhau.
S.I. Ozhegov và N. Yu. Shvedova đã chỉ ra rằng “hợp tác là làm việc, hành
động cùng nhau, cùng tham gia vào công việc chung”. Theo Dyachenko “sự hợp
tác là mức độ gắn kết cao nhất các vị trí trong hoạt động, đó là mối quan hệ giữa
các chủ thể trong hoạt động cùng nhau” (S.I. Ozhegov và N. Yu. Shvedova, 2014).
1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về kỹ năng hợp tác ở Việt Nam
Một số nhà Tâm lý - Giáo dục học đã dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý
luận và thực tiễn Việt nam để đề cập đến sự hợp tác của trẻ như sau:
Tác giả của cuốn sách “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” là Phan Trọng
Ngọ và Đinh Thị Tứ (Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh, 2006)
cũng đề cập đến vấn đề các mặt ảnh hưởng của bạn đến sự phát triển của trẻ: “Vai
trò của bạn cùng tuổi với trẻ, sự tương tác với bạn ngang hàng phát triển ở trẻ em
các mơ hình kỹ năng xã hội cơ bản, phát triển các ứng xử với bạn …”. Điều này có
thể hiểu rằng bạn bè cùng tuổi là những tác nhân củng cố hành vi xã hội được lặp
lại ở trẻ em. Bạn bè ngang hàng là chuẩn để trẻ so sánh hành vi xã hội của mình,
và là tấm gương phản chiếu và điều chỉnh hành vi của trẻ em. Sự tương tác của trẻ
diễn ra trong các hành động chơi có tính hợp tác…Vì khi xuất hiện các trị chơi
cần có sự hợp tác với nhau thì trẻ mới thật sự có tiêu chuẩn về bạn và sự kết bạn,
trẻ mong đợi những gì mà bạn có thể mang đến cho trẻ như: Sự chia sẻ cảm xúc
với nhau, sẵn sàng lắng nghe và đáp ứng yêu cầu của bạn theo cách tích cực.
14
Nguyễn Ánh Tuyết là tác giả được biết đến nhiều với các quyển “Tâm lý học
trẻ em lứa tuổi mầm non”, “Tâm lý học trẻ em - tập 2”, “Giáo dục trẻ trong nhóm
bạn bè”, “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng cho đến 6 tuổi)”, NXB
đại học sư phạm 1997, cũng đã đề cập đến việc hình thành kỹ năng hợp tác qua
hoạt động nhóm. Tác giả nhấn mạnh vai trị của nhóm bạn bè, trẻ khơng thể chơi
một mình mà phải chơi theo nhóm và có nhiều thành viên trong nhóm chơi với
nhau, tức là chơi với bạn. Chính đặc điểm này thúc đẩy, phát triển sự hợp tác của
trẻ (Nguyễn Ánh Tuyết, 2009).
Tác giả Liêm Trinh với quyển sách “Rèn luyện nhân cách cho trẻ” cho rằng:
“cần rèn luyện tính hợp tác của trẻ qua việc bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ với người
khác những gì mình có và tơn trọng ý kiến của người khác, hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao” (Liêm Trinh, 2007).
Đào Thanh Âm đã nêu trong cuốn “Giáo dục học mầm non” rằng: “Mỗi đứa
trẻ là một cá thể và được lớn lên trong mối quan hệ xã hội. Vì thế quá trình giáo
dục trẻ em ở nhà trẻ - mẫu giáo cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân
và nhóm, giữa giáo dục chung với giáo dục riêng từng trẻ trong nhóm bạn bè”.
(Đào Thanh Âm và Trịnh Dân, Đinh Văn Vang, 2006).
Lê Minh Thuận cũng đã đề cập đến tính hợp tác với bạn bè của trẻ mẫu giáo
qua các trò chơi, tác giả đã xây dựng cách hướng dẫn trò chơi phân vai theo chủ đề
cho trẻ mẫu giáo theo các giai đoạn, lứa tuổi với mục đích phát triển nhân cách trẻ
(Lê Minh Thuận, 1989).
Tác giả Hồ Thị Ngọc Trân khẳng định rằng “nhờ sự hợp tác trong hoạt động
vui chơi mà dần dần trẻ học được cách thiết lập mối quan hệ đúng đắn trong xã
hội” (Hồ Thị Ngọc Trân, 2001).
Còn tác giả Vũ Thị Nhâm đã chỉ ra được một số biện pháp phát triển kỹ năng
hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi như khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng
chơi cùng nhau, tạo không gian chơi và bố trí nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên
vật liệu phế thải trong các góc chơi như xây dựng, lắp ghép, nặn,… để kích thích
trẻ tích cực hợp tác với nhau (Vũ Thị Nhâm, 2009).
Trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi”, tích cực hợp tác là một trong những
15
nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực tình cảm - quan hệ xã hội cần rèn cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi để chuẩn bị vào lớp một. “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” cũng đưa ra
các chỉ số thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh như: lắng nghe
ý kiến của mình với người khác, trao đổi ý kiến với người khác, thể hiện sự thân
thiện, đoàn kết với bạn bè, chấp nhận sự phân cơng của nhóm bạn và người lớn,
sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác (Bộ Giáo dục và Đào tạo
UNICEF, 2009).
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các tác giả nêu trên đã đề cập
đến sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng hợp tác nhằm góp phần phát triển và
hồn thiện nhân cách trẻ…Tuy nhiên việc đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển
kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi trong các hoạt động nói chung và hoạt động
có sản phẩm nói riêng vẫn cịn là khoảng trống ít ai quan tâm.
1.1.2.2 Những nghiên cứu về hoạt động có sản phẩm tại Việt Nam và vai trị
của nó đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác
Ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn Việt Nam,
một số nhà Tâm lý - Giáo dục học đã đề cập đến sự hợp tác của trẻ qua hoạt động
có sản phẩm.
Huỳnh Văn sơn đã đề cập đến việc hình thành kỹ năng hợp tác qua các hoạt
động có sản phẩm như vẽ, nặn, Cắt – xé – dán – Lắp ghép. Ông nhấn mạnh rằng
việc áp dụng cả 3 hoạt động cá nhân, nhóm và tập thể vào trong hoạt động có sản
phẩm đặc trưng của trẻ mầm non sẽ giúp trẻ hình thành những kiến thức, kỹ năng
nhất định, các hoạt động lẫn nhau giữa các đứa trẻ nhằm hình thành mối quan hệ
giữa người với người, đặc biệt khi trẻ cùng tranh luận sẽ phát huy tính sáng tạo và
hiểu nhau hơn (Huỳnh Văn Sơn, 2014).
Lê Thị Thanh Bình cũng đã đưa ra được những ý nghĩa của hoạt động tạo
hình đối với sự phát triển của trẻ mầm non. “Hoạt động tạo hình tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển tính cộng đồng, giúp trẻ mạnh dạn. tự tin trong giao
tiếp, có hành vi ứng xử đúng đắn với mọi người. Trong hoạt động tập thể, trẻ học
được cách phối hợp với các bạn, biết phân công công việc, biết chú ý lắng nghe,
biết chia sẻ và thống nhất ý kiến với các bạn, qua đó, những thái độ, hành vi, cách