Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

nghi thức nhà nước về văn hóa công sở trong cơ quan hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.78 KB, 19 trang )

Đề tài: Nghiên cứu hệ thống các văn bản Việt Nam về văn hóa công sở. Nêu nhận xét và
kiến nghị.

BÀI LÀM
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Văn hóa là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động, hoặc có thể hiểu rằng,
mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái còn đọng lại đó chính là văn hóa. Bất kể quốc gia
nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có văn hóa riêng, văn hóa công
sở của cơ quan, doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Theo đó thực trạng văn
hóa công sở có mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp bởi đôi khi
thực trạng văn hóa công sở sẽ trở thành một tập tục, một thói quen của cơ quan. Tuy
nhiên văn hóa công sở không phải là một công sở có đầy đủ những thiết bị, vật dụng hiện
đại, lại càng không phải là một trụ sở được xây dựng hoành tráng, mà văn hóa công sở
chính là hành vi ứng xử hàng ngày của những cán bộ, công chức, viên chức trong các mối
tương tác để công việc được trôi chảy, thành công. Đánh giá thực trạng văn hóa công sở ở
Việt Nam hiện nay, ta thấy còn mang tính tình cảm nhiều, mặc dù đã có công văn của
chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sở ở tại cơ quan hành chính nhà nước nhưng
vẫn chưa được hiện thực hóa bằng thể chế và điều luật sao cho phù hợp và linh hoạt.
Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh văn hóa công sở càng trở nên quan trọng, cần phải
được chú trọng nhiều hơn nữa ở các công sở, cơ quan hành chính nhà nước và các doanh
nghiệp.
Mặt khác, văn hóa công sở được quan niệm là hệ thống những giá trị, niềm tin, sự
mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với cơ cấu chính thức và tạo
nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống
và cách thức làm việc trong tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân thủ khi làm việc.
Chính văn hóa công sở cho phép người ta phân biệt được các tổ chức với nhau thông qua
những phương thức điều hành khác nhau. Gọi là “văn hóa” vì nó hướng tổ chức tới
những giá trị về tinh thần và ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ làm việc của các thành viên khi
gia nhập vào tổ chức, chấp nhận nó như một truyền thống. Văn hóa công sở ảnh hưởng


đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, đến phương thức tồn tại và sự phát triển của tổ chức.
Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta và từ mục đích chung của cả chương trình tổng thể
cải cách hành chính, vấn đề xây dựng văn hóa công sở đã được đặt ra trong giai đoạn cải
cách hành chính từ năm 2006-2010. Thực chất của việc xây dựng văn hóa công sở là
công khai, minh bạch về thủ tục trong giải quyết các công việc cho các tổ chức, công dân,
cũng như về các quy định quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cán bộ, công chức trong hoạt
động công vụ; xây dựng lề lối, mối quan hệ làm việc một cách khoa học, hiệu quả, thiết
thực nhằm đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong các cơ quan Nhà nước; thực hiện Quy chế
Dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sự tương trợ, đồng thuận và trách
nhiệm của mọi cán bộ, công chức.
Do vậy, việc ban hành Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà
nước(kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ) một lần nữa cho thấy tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề xây


dựng văn hóa công sở nhằm tạo hiệu quả làm việc, uy tín, “thương hiệu” của cơ quan
công quyền, hướng tới một nền hành chính phục vụ và đáp ứng được các yêu cầu mới của
thời kỳ hội nhập.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: văn hóa công sở và hệ thống các văn bản Việt Nam về văn hóa
công sở.
Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu, nghiên cứu các hệ thống văn bản Việt Nam về văn hóa
công sở và việc áp dụng hệ thống văn bản đó.
3. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài

Việc tìm hiểu vấn đề về văn hóa công sở không chỉ cần thiết cho các cán bộ công chức,
viên chức nhà nước mà đối với công dân Việt Nam và đặc biệt là sinh viên đang theo học
tại ác trường đại học, cao đẳng để tạo nên một môi trường công sở khoa học và văn minh
. Là một sinh viên đang theo học nghành Quản trị nhân lực của trường Đại học Nội vụ Hà
Nội, tương lai có thể sẽ làm việc ở các tổ chức Nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề

văn hóa công sở và các văn bản quy định về văn hóa công sở ở nước ta sẽ giúp em và các
bạn tìm hiểu được sâu sắc hơn nhiều vốn kiến thức trên lý thuyết cũng như trong thực tế
để có thể giúp ích cho chúng em trong quá trình học tập hiện nay cũng như trang bị cho
mình một hành trang vững chắc, một tư thế sẵn sàng trước khi bước vào môi trường làm
việc trong tổ chức sau này. Hơn nữa, em hy vọng sẽ góp phần vào việc thực hiện tốt hơn
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính nhà nước hiện nay.
B. PHẦN NỘI DUNG

1. Văn hoá công sở là gì?
Văn hoá là một hoạt động nhằm phát huy những nhu cầu và năng lực bản chất của con
người, vươn tới cái chân, thiện, mỹ; là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị, chuẩn mực
xã hội; là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách của con người. Với ý nghĩa đó, văn hoá có mặt ở
mọi hoạt động sản xuất vật chất cũng như sản xuất tinh thần của con người, trong mọi
quan hệ ứng xử xã hội hay thái độ đối với thiên nhiên.
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước, có tư cách pháp
nhân, được pháp luật điều chỉnh để quản lý các công việc có tính chuyên ngành và phục
vụ lợi ích công. Công sở là một thiết chế xã hội - văn hoá chỉ có ở xã hội loài người.
Công sở tồn tại như một hiện tượng văn hoá đồng thời là một chủ thể văn hoá gắn liền
với các yếu tố tổ chức quyền lực và tâm lý, tình cảm của con người. Quan niệm về văn
hoá công sở ở mỗi thời đại lịch sử, mỗi chế độ chính trị, mỗi quốc gia khác nhau thì đều
khác nhau.
Văn hoá công sở là sự pha trộn của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Xuất phát từ
đặc điểm của công sở là trụ sở công mà ở đó có tổ chức (cơ cấu, đội ngũ cán bộ, công
chức); có cơ sở vật chất (nhà cửa, phòng làm việc v.v..) cho thấy văn hoá công sở rộng


hơn, bao trùm lên cả văn hoá tổ chức. Nói cách khác, Văn hóa công sở được hiểu là
những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa cán bộ công chức - người đại diện cho cơ quan
hành chính nhà nước với công dân và giữa cán bộ công chức với nhau, nhằm phát huy tối

đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động công vụ. Khi văn hóa công sở của
cán bộ công chức được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của công dân đến công sở
làm việc chắc chắn cũng sẽ được nâng cao. Văn hóa công sở còn là biểu hiện nổi bật của
một xã hội văn minh, mọi hoạt động công vụ đều có nền nếp, kỷ cương; mỗi người công
chức đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành
tốt phần việc được giao.
2. Biểu hiện của văn hóa công sở
Có thể thấy trong các quy chế, quy định, nội quy, điều lệ hoạt động có tính chất bắt
buộc mọi thành viên của cơ quan thực hiện, việc chuyển từ chỗ bắt buộc sang chỗ tự giác
thực hiện, nó còn được thể hiện thông qua mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong
công sở, chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết hay cục bộ. Xây dựng văn hoá công sở trên nền
tảng văn hoá của dân tộc. Biểu hiện hành vi điều hành và hoạt động của công sở đó là:
Thứ nhất, tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong công sở
cao hay thấp. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nó đánh vào ý thức của mỗi người các
bộ công chức,người cán bộ phải xem công việc của cơ quan như công việc của gia đình
mình và có trách nhiệm cao trong công việc. Có như vậy hiệu quả làm việc mới cao
được. Hiện nay ở một số cơ quan, tinh thần tự quản tự giác của cán bộ công chức còn
thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩy trách nhiệm…
Thứ hai, mức độ áp dụng các quy chế điều hành kiển tra công việc đã thật tốt hay
chưa, việc áp dụng đó như thế nào và tới đâu? Mức độ của bầu không khí cởi mở trong
công sở. Ở đây đánh giá vào tâm lí của từng cá nhân trong công sở, trên thực tế cho thấy,
khi làm việc , nếu tinh thần thoải mái thì làm việc rất hiệu quả, và ngược lại. Do vậy tạo
bầu không khí cởi mở là vấn đề cần được chú ý tới. Các chuẩn mực được đề ra thích đáng
và mức độ hoàn thành công việc theo chuẩn mực cao hay thấp. Có những trường hợp đề
ra chuẩn mực quá cao trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức
độ hoàn thành công việc cụng không cao.Cho nên khi đề ra các chuẩn mực cần chú ý tới
điều kiện hoàn cảnh ở trong tổ chức đó.
Thứ ba, các xung đột nội bộ được giải quyết tốt hay không? Bất kì một cơ quan nào thì
việc xung đột giữa các thành viên trong cơ quan chắc chắn sẽ có nhưng ở mức độ lớn hay
nhỏ. Tuy nhiên nếu biết nắm bắt tình hình và tâm lý của mỗi người thì sẽ dễ dàng giải

quyết các xung đột đó. Các biểu hiện hành vi của văn hoá công sở rất đa dạng và phong
phú cần phải xem xét một cách tỉ mỷ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng
của chúng tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổ chức công sở nói
chung.


Thứ tư, kĩ thuật điều hành tạo nên văn hoá tổ chức công sở. Đây là vấn đề có liên quan
tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý Nhà nước. Nếu những kỷ cương này
được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa công sở sẽ được đề cao và tổ chức có
điều kiện để phát triển. Thực tế cho thấy rằng, công sở là nơi phải thường xuyên tiếp xúc
với nhân dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp và các cơ quan cấp trên. Yếu tố cơ
sở vật chất chỉ một phần, nhưng quan trọng hơn cả là yếu tố con người sẽ quyết định văn
hóa công sở. Ví dụ cụ thể như sau: Quy định là làm 8 giờ/ ngày, nhưng công chức đã làm
gì trong 8 giờ ấy? Khi câu hỏi này đặt ra thì bất cứ ai cũng có thể trả lời một cách thẳng
thắn là ngồi chơi chờ tới tháng lãnh lương. Từ đó hành vi của công chức ngày càng lún
sâu hơn.
3. Vai trò của văn hóa công sở đối với tiến trình phát triển của công sở
Một là, văn hóa thể hiện giá trị truyền thống kết nối với giá trị hiệ đại và hệ giá trị đặc
trưng riêng của hoạt động công sở
Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, các thành viên công sở đều ý thức rất rõ: họ
đang làm việc vì ai, vì cái gì và tại sao họ lại đạt hiệu quả làm việc cao như vậy. Phần
lớn họ có ý thức văn hoá dân tộc rất cao, có nhận thức cao trong sự phát triển đất nước, ý
thức về danh dự của nhà nước, về truyền thống của cơ quan công sở, nơi đang làm việc
và cống hiến; hơn nữa lương tâm và danh dự, ý thức về sự tồn tại khiến họ ý thức được
văn hoá là động lực phát triển của mọi hoạt động trong các công sở hiện nay.
Yếu tố dân tộc, hiện đại và hệ giá trị này thấm nhuần trong mỗi thành viên công sở,
được chắt lọc, kế thừa và phát triển, phát huy theo quá trình đi lên của công sở, được vật
chất hoá trong các cấu trúc thiết chế hành chính và công nghệ hành chính. Đổi mới hoạt
động công sở là một thành tựu văn hoá. Thành tựu này giúp cho việc hiện đại hoá nền
hành chính nhà nước Việt Nam, giúp cho các cơ quan, công sở nhà nước Việt Nam vươn

tới tầm cao mới của sự phát triển hiện đại. Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của
công nghệ hành chính trong hoạt động công sở. Công nghệ hành chính là sự kết tinh cao
độ của trí tuệ, kinh nghiệm và sức sáng tạo của con người. Đó cũng là sản phẩm văn hoá,
sự phát triển của trí tuệ và nghiệp vụ trong hoạt động công sở đi đôi với sự hoàn thiện
lương tâm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng của cán bộ, công
chức.
Hai là, vai trò của văn hóa càng được phát huy nếu gắn với trình độ học vấn và trình độ
văn minh trong hoạt động các công sở
Một nền văn minh mới xuất hiện đã thể hiện ở sự hình thành các tiêu chí, chuẩn mực
trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị mang đậm màu sắc văn
hoá nhân văn, nhân ái và nhân bản, với các giá trị chân, thiện, mỹ. Việc các công sở
khuyến khích, thậm chí bao cấp việc học tập cho các thành viên là nhằm thúc đẩy hiệu
quả hoạt động của các công sở hiện nay. Một số các quốc gia trên thế giới qui định cán
bộ, công chức khi đến công sở phải, mặc đồng phục được coi là trách nhiệm cao, dù
không cần một lời tuyên thệ nào. Điều này làm cho mỗi cán bộ, công chức tự khép mình
vào kỷ luật và khuôn phép, coi kỷ luật công sở là hòn đá tảng của tinh thần văn hoá dân
tộc.


Tài sản vô hình ở các công sở hiện nay bao gồm các yếu tố như: thông tin khoa học công nghệ, tổ chức bộ máy và nghệ thuật quản lý, sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán
bộ, công chức nhà nước. Những điều này có thể coi là sự chuyển hoá các năng lượng tinh
thần của con người vào hoạt động công sở, đó chính là văn hoá công sở.
Ba là, vai trò của văn hóa thể hiện nền tảng mang tính nhân bản (giá trị cái chân) của
công sở
"Cái chân" là biểu hiện giá trị của "cái thật" trong hoạt động công sở, đó là: giá trị của
cái đúng, của chân lý; giá trị của tri thức khoa học, sự hiểu biết, trí tuệ; giá trị của qui
phạm pháp lý, qui phạm đạo đức, hướng về cội nguồn của mỗi cán bộ, công chức.
Để phát huy giá trị "cái chân" trong hoạt động công sở, cần tạo ra một môi trường thuận
lợi, mà trong đó mọi thành viên đều có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình để
gánh vác nhiệm vụ do nhà nước và nhân dân giao phó, đồng thời phục vụ xã hội, công

dân tốt hơn, trong đó có các nhân tố: quan hệ con người; sử dụng nguồn tài nguyên (vật
chất, con người); vận dụng khoa học - công nghệ tiên tiến. Xác định đúng vị trí, vai trò
của từng nhân tố có tác động tốt tới hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các công sở trong
tiến trình phát triển chung của đất nước.
Thực tế phát triển của các cơ quan, công sở ở nước ta vừa qua chứng minh rằng không
thể coi nhẹ nhân tố con người. Nói đến con người chính là nói đến văn hoá, vì toàn bộ
những giá trị văn hoá làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con người.
Những phẩm chất và năng lực thật đó của cán bộ, công chức được vật chất hóa tạo thành
nguồn lực nuôi dưỡng sự tồn tại và phát triển của công sở. Mỗi công chức cần phát huy
hết sở trường, sở đoản của mình trong công việc. Do vậy, việc bố trí mỗi vị trí công việc
cần đúng chuyên môn, năng lực, ngang tầm, tâm thì mới tạo ra giá trị "cái chân" trong
hoạt động công sở.
Một công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng khi: tạo ra mối quan hệ tốt giữa cán
bộ, công chức trong công việc; các chuẩn mực xử sự; các nghi thức tiếp xúc hành chính;
các phương pháp giải quyết các bất đồng trong cơ quan; cách lãnh đạo, quản lý và ý thức
chấp hành kỷ luật trong và ngoài công sở của cán bộ, công chức.
Văn hoá còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, kỷ
cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong công sở phải quan tâm đến hiệu quả
công việc chung của công sở, giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh giá mình,
chống lại những biểu hiện thiếu văn hoá như: tham ô, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, cơ hội... Bên cạnh đó, yếu tố văn hoá còn giúp cho mỗi thành viên trong công
sở phải tôn trọng kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự
nghiệp chung của công sở.
Bốn là, vai trò của văn hóa thể hiện là nền tảng mang tính nhân ái (giá trị cái thiện) của
công sở
Văn hóa là chiếc nôi nuôi dưỡng giá trị "cái thiện" trong hoạt động công sở với hệ
thống giá trị của cái tốt, của lương tâm, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của mỗi cán bộ, công
chức trong thực thi công vụ. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh thì không có sự
phát triển công sở bền vững. Vận dụng các yếu tố văn hoá trong việc thúc đẩy mọi hoạt



động của công sở như có hệ thống khuyến khích thi đua khen thưởng, tạo ra bầu không
khí làm việc thoải mái, sẽ kích thích mọi người hăng say làm việc.
Khả năng phát triển của trí tuệ, của khoa học - công nghệ là điều kiện giải phóng và
phát triển con người. Tuy nhiên đôi khi sự phát triển này cũng tạo ra khả năng ngược lại,
do sự thiếu lương tâm nghề nghiệp, vi phạm đạo đức làm người, sự độc đoán, chuyên
quyền, áp đặt. Thủ đoạn cao của người có trí tuệ đôi lúc làm bại hoại tâm hồn con người.
Federico Mayor (UNESCO) nhận xét: "Chưa bao giờ như ngày nay, sự căng thẳng giữa
khoa học và lương tâm, giữa kỹ thuật và đạo đức lên tới cực điểm đã trở thành mối đe
doạ toàn thế giới". Ở đây có thể thấy văn hoá không đồng nhất với trình độ học vấn, càng
không đồng nhất với chức quyền, địa vị cao.
Sự vô cảm trong hoạt động công vụ đã đánh mất đi giá trị "cái thiện" trong mỗi con
người. Sự vô cảm giữa con người với con người là thiếu đi lòng trắc ẩn, ít chịu lắng nghe,
ít chịu thấu hiểu và thiếu sự chia sẻ trong công việc. Các căn bệnh tham nhũng, quan liêu,
cửa quyền, hách dịch, đố kỵ, hẹp hòi, vị kỷ, níu chân, kéo áo nhau ngày càng trở nên trầm
trọng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức. Đặc biệt là các loại "võ" xuất hiện
trong công sở như "ném đá giấu tay", "chọc gậy bánh xe"... đều là biểu hiện của phi văn
hóa, phản giá trị.
Vai trò của văn hoá còn thể hiện sự định hướng giải quyết đúng đắn trong từng thời kỳ
mối quan hệ giữa hiện đại hoá công sở với việc thực hiện sự công bằng cho các thành
viên trong công sở. Khi văn hoá phát huy tác dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực
công sở, tức là văn hoá đã tham gia vào quá trình hình thành quan hệ đồng thuận giữa
hiện đại hoá công sở với đảm bảo sự công bằng cho các thành viên. Chỉ có như vậy mới
phát huy được các biện pháp hành chính trong chống tham nhũng, hối lộ, quan liêu, đặc
quyền, đặc lợi trong công sở.
Xét vấn đề công bằng theo ý nghĩa văn hoá, thì không giống chủ nghĩa bình quân, bao
cấp trong cơ chế xin - cho. Muốn có công bằng trong phân phối lợi ích cho các thành
viên phải đi đôi với công bằng về đánh giá nhân sự; đòi hỏi việc đánh giá cán bộ, công
chức phải dựa vào hiệu quả công việc, chứ không thiên lệch về chức vụ, bằng cấp, thiên
vị, tình cảm riêng. Vai trò của yếu tố văn hoá ở đây là việc sử dụng đúng tài năng, sở

trường, đúng thời điểm vì lợi ích chung của tổ chức và lợi ích của bản thân cán bộ, công
chức.
Vai trò của văn hoá trong hoạt động công sở còn thể hiện trong quan niệm về sự bình
đẳng và thực hiện bình đẳng. Theo ý nghĩa văn hoá, bình đẳng là mọi thành viên trong
công sở đều có cơ hội như nhau (trong học tập, đào tạo, việc làm...) để phát triển. Phát
triển công sở không có nghĩa là đào thêm hố sâu sự bất bình đẳng và thiếu công bằng
trong việc thực hiện các lợi ích giữa các thành viên trong công sở, càng không thể làm
giàu bằng mọi giá, nhất là trong cơ quan y tế và trường học.
Năm là, vai trò của văn hóa là nền tảng mang tính nhân văn (cái mỹ) của công sở
Văn hóa đem lại sức sống mãnh liệt cho công sở, nhu cầu hướng tới "cái đẹp", sự cảm
nhận và thưởng thức cái đẹp giúp cho việc giải phóng con người, giải phóng sức lao
động, thủ tiêu mọi sự kìm hãm. M.Gorki gọi mỹ học là đạo đức học của tương lai.
Bielinxki (Nga, thế kỷ XIX) nói: "Cảm xúc về cái đẹp là một điều kiện làm nên phẩm giá


con người. Phải có nó con người mới có được trí tuệ, phải có nó con người mới cất mình
lên tới những tư tưởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất các hiện tượng trong tính
thống nhất của chúng..., phải có nó người ta mới có thể không quỵ ngã dưới sức đè nặng
trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công..., thiếu nó, thiếu đi cái cảm xúc ấy thì
không có thiên tài, không có tài năng, không có trí thông minh mà chỉ còn lại cái thứ đầu
óc tỉnh táo một cách ti tiện cần thiết cho sinh hoạt thường ngày trong nhà, cho những tính
toán nhỏ nhen ích kỷ".
Như vậy có thể khẳng định rằng "cái mỹ" là kết quả cuối cùng của "cái chân" và "cái
thiện". Không thể có "cái mỹ" nếu như thiếu "cái chân", "cái thiện". Cái đẹp biểu hiện
trong văn hóa công sở là vẻ đẹp hành vi, ngôn ngữ ứng xử, diện mạo, trang phục... của
công chức trong thi hành công vụ. Đồng thời cũng thể hiện ở việc bố trí trụ sở làm việc
khoa học, văn minh, khang trang, sạch đẹp, thuận tiện, đủ ánh sáng, trang trí, cây cảnh
v.v.. bố trí phòng làm việc minh bạch, lịch sự, trang trọng của nơi công quyền.
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến
bộ xã hội.

Đối với công sở, phải xây dựng được văn hóa công sở tiến bộ, văn minh, hiện đại từ đó
góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Tạo được tình đoàn
kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo
được niềm tin của cán bộ công chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của công sở.
Tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt
hơn lên so với công sở khác.
Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên
trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào
đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể
của các thành viên. Hướng các cán bộ công chức đến một giá trị chung, tôn trọng những
nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở. Đó chính là làm cho cán bộ công
chức hoàn thiện mình.
Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của công sở.
Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền vững
trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai trò giúp công sở phát huy hết
năng lực của cán bộ công chức, khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó nhanh
chóng đạt được mục tiêu của công sở. Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh... không ngừng
hoàn thiện công sở giúp công sở phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả cao.
Thắng lợi của mỗi công sở không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội mà trước
hết và hơn hết đó là văn hóa công sở. Con người tác động đến việc hình thành văn hóa
công sở thì đồng thời văn hóa công sở với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở
lại đối với việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong
nó.
Tóm lại, văn hóa công sở với vai trò cơ bản vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
của công sở, vì vậy, việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá trong công sở không những là


nhiệm vụ của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức trong công việc
của mình, ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ.

4. Xây dựng văn hóa công sở là gì?
Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự kỷ
cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất đi tính dân chủ. Văn
hóa công sở được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở góp phần tạo dựng
niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng
hoạt động của cơ quan đơn vị. Cách hành xử văn hóa chốn công sở thực tế mang lại rất
nhiều lợi ích. Văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nơi công sở nói riêng chính
là thước đo sự văn minh của mỗi cán bộ công chức hay nói khác đi nó phản ánh sự nhận
thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc nơi công sở. Con người
tác động đến việc hình thành văn hóa công sở đồng thời văn hóa với những giá trị bền
vững được kế thừa và tiếp thu có chọn lọc từ quá khứ đến hiện tại, tương lai; từ môi
trường bên trong đến bên ngoài công sở sẽ có tác động trở lại góp phần hoàn thiện nhân
cách, phẩm chất, đạo đức cho cán bộ công chức. Xây dựng văn hóa công sở chính là xây
dựng một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả. Từ đó tạo
bầu không khí cởi mở giúp cán bộ công chức hứng khởi làm việc đưa chất lượng và hiệu
quả công việc lên cao.
4.1 Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử chính là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các
đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị
chung của tổ chức. Mỗi tổ chức có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng,
phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự phát triển của tổ chức phải gắn liền với
việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ tổ chức, chỉ khi đó tổ chức mới phát
triển bền vững. Trong cách ứng xử, xưng hô nơi công sở cũng phải có văn hóa.
Về văn hóa xưng hô: lẽ thường, trong cùng cơ quan thì theo tôn ti trật tự, dựa vào tuổi
lớn, tuổi nhỏ mà gọi cô, chú, bác, anh, chị, xưng em, xưng cháu cho phải lễ (kể cả người
vắng mặt). Thế nhưng, không ít người ở một số cơ quan hình như “thiếu vốn từ xưng hô”,
nên quen gọi thằng này, con kia... thậm chí gán ghép tên người khác với một từ “đặc
trưng” nghe chối cả lỗ tai như A “đen”, B “lùn”, C “sún”... Khi ai đó nhắc nhở hay phê
bình thì tặc lưỡi cười trừ bảo đó là cách gọi “thân mật”. Điều tréo ngoe là khi tổ chức
bình xét bầu chọn danh hiệu cơ quan văn hóa hàng năm thì không thấy ai mổ xẻ gì đến

chuyện xưng hô “thân mật” như nói trên.
Văn hóa đối xử: những năm gần đây, đời sống vật chất của xã hội ta khấm khá hơn
nhiều, do đó khi trong cơ quan có người chuyển đi công tác nơi khác, hoặc nghỉ hưu, thôi
tham gia cấp ủy... đều được cơ quan chủ quản tùy theo khả năng kinh phí mà chu đáo
tặng quà, vừa ghi nhận công lao đóng góp của anh chị em, vừa thể hiện tình cảm của
người ở - người đi. Động thái trên đã làm cho tư tưởng, tình cảm của người được nhận
quà thêm phấn khởi, ấm áp nghĩa tình, đây chính là nét văn hóa tốt đẹp cần phát huy nhân
rộng. Đừng nên và đừng bao giờ để cho người thôi việc có một chút suy nghĩ thiếu thiện
cảm về cách đối xử của những người đương nhiệm, như là kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” chẳng
hạn.


Chính sự đối xử đầy chất văn hóa trong quan hệ nơi công sở đã làm cho người cán bộ,
công nhân viên chức từ người lãnh đạo cho đến nhân viên bình thường thấy rõ hơn trách
nhiệm của mình đối với phần việc được cơ quan, đơn vị phân công, chắc chắn ai cũng
phải tự giác gắn bó hơn nơi mình đang làm việc, tất nhiên đó là chất xúc tác làm cho mọi
người cố gắng hoàn thành công việc với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Rõ ràng văn
hóa ứng xử nơi công sở cũng cần bàn và thực hiện cho tốt, để góp phần xây dựng cơ
quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.
4.2 Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng cách ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự

Người ta thường mượn câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” để nói đến vẻ
đẹp thanh lịch, vẻ đẹp bên ngoài có thể dễ dàng nhận thấy được. Ngày nay, tại các công
sở, lối ăn mặc của các cán bộ, công chức cũng được ví như bộ cánh, đem lại những ấn
tượng đầu tiên đối với người giao tiếp. Thế nhưng, cái sự mặc đẹp nó cũng có năm, bảy
đường. Công chức mặc đẹp nơi công sở không chỉ là đề cập đến vấn đề hợp thời trang,
bắt kịp mốt mới mà còn là vẻ đẹp của sự thanh lịch, kín đáo, phù hợp với vị trí, chuyên
môn của mỗi người. Việc chọn trang phục đến công sở còn phụ thuộc vào phong cách, sở
thích và môi trường làm việc của từng đối tượng.
Ngày nay, không ít thành phần cán bộ, công chức trẻ luôn quan tâm, ưa chuộng những

mốt thời trang mới, họ không ngừng săn đuổi thông tin để có được những bộ trang phục,
mặc dù phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Không ít những cán bộ, công chức trẻ năng
động đã tranh thủ thời gian ngoài giờ hành chính, làm thêm những công việc phụ, tăng
thu nhập để đầu tư cho những bộ cánh mới nhất. Nhưng điều đáng buồn là đôi khi, mốt
thời trang mà họ cho là sành điệu, hiện đại, đầy tính năng động đó lại không phù hợp với
môi trường nơi họ đang công tác. Không quá khi nói rằng, xu hướng thời trang của giới
trẻ hôm nay, trong đó có những cán bộ, công chức trẻ đang dần xa rời với những giá trị
của vẻ đẹp đậm bản chất văn hóa truyền thống bao đời của dân tộc.
Xuất phát từ những bất cập nói trên, nhiều cơ quan đã ra quy định khi đến công sở làm
việc ăn mặc phải gọn gàng, phù hợp, đi đứng nhẹ nhàng, đặc biệt tránh đi giầy dép tạo ra
tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung. Hơn nữa, nhiều cơ quan
đơn vị cũng đã chủ động trang bị đồng phục cho cán bộ, công chức. Đồng phục công sở
được xem như là lớp văn hóa “tầng bề mặt” của cơ quan, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu
sắc, thể hiện tinh thần hòa đồng, đoàn kết, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn... Và
quan trọng nhất, đồng phục công sở. chính là biểu tượng của tính chuyên nghiệp và vẻ
đẹp hiện đại của thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Quy định đến công sở
làm việc ăn mặc phải gọn gàng, phù hợp, đi đứng nhẹ nhàng, đặc biệt tránh đi giầy dép
tạo ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung.
4.3 Xây dựng văn hóa công sở là tiết kiệm nơi công sở

Vấn đề thực hành tiết kiệm đang được các cơ quan, đơn vị quan tâm, đưa vào làm một
trong những nội dung cơ bản của công tác thi đua. Tiết kiệm cũng là một nét đẹp của văn
hóa công sở. Để thực hành tiết kiệm theo tấm gương của Bác Hồ và chủ trương của
Đảng, Nhà nước,cần phải:


Tự rà soát lại trong cơ quan những việc gì còn chưa tiết kiệm, lãng phí, để thay đổi, cải
tiến sao cho tiết kiệm, hiệu quả.
Tiết kiệm sức lao động: Tổ chức sắp xếp công việc cho khéo để có những việc trước kia
phải dùng nhiều người nay chỉ ít người hơn nhưng vẫn đảm bảo thời gian, chất lượng,

hiệu quả; phân công lao động phù hợp cho các thành viên trong cơ quan.
Tiết kiệm thời gian: Xây dựng tác phong làm việc đúng giờ cho bản thân và các thành
viên trong cơ quan; không lãng phí thời gian vào những việc không có ích; trong sinh
hoạt Hội, sinh hoạt cơ quan không để người này chờ người kia gây lãng phí thời gian của
nhau…
Tiết kiệm tiền, của: Có kế hoạch, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư, trước
khi tiêu dùng.
Tiết kiệm năng lượng như điện, nước, xăng, dầu, củi...: Tạo thói quen “ra tắt, vào bật”
các thiết bị điện, hạn chế sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn vào giờ cao điểm (từ
18 giờ đến 22 giờ hàng ngày). Ngoài ra, công chức còn có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn,
tiết kiệm thiết bị, cơ sở vật chất nơi công sở như hình thành thói quen tắt điện khi ra khỏi
phòng, có ý thức tái sử dụng giấy in, phôtô 2 mặt để tiết kiệm văn phòng phẩm... Thế
nhưng, không phải bất cứ cán bộ công chức nào cũng nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt
những điều nói trên. Việc thực hành tiết kiệm sẽ không thể thực hiện nếu mỗi cá nhân
không tự ý thức, tự giác tiết kiệm. Và càng không thể tiết kiệm một cách hình thức, máy
móc, rập khuôn, tưởng là tiết kiệm nhưng thực ra là lãng phí.
4.4 Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng tác phong, lề lối làm việc
Đại bộ phận công chức trẻ bỏ qua một nét đẹp văn hoá của người cán bộ, công chức,
viên chức hiện đại đó chính là tác phong chuyên nghiệp, tạo ra phong cách làm việc
chuyên nghiệp. Sự thể hiện đầu tiên của phong cách chuyên nghiệp là đúng giờ. Đó là
một cử chỉ đẹp. Bạn muốn thành công trong công việc, trong quản lý thì bạn phải làm
việc, tham dự các cuộc họp nơi công sở, có kỷ luật và đúng giờ. Thứ đến là ngăn nắp, gọn
gàng nơi làm việc. Ba là biết nhận trách nhiệm của mình trong công việc và cuộc sống,
biết lắng nghe, biết xin lỗi và biết nói lời cảm ơn chân thành.
Tạo cho mình một “tác phong chuyên ngiệp” chính là bạn đang thể hiện bạn là một
người chuyên nghiệp. Phong cách chuyên nghiệp tạo nét đẹp văn hóa của người cán bộ,
công chức, viên chức hiện đại. Cần phải biết quý trọng thời gian, mỗi ngày chúng ta có 8
giờ làm việc, 8h tuy dài nhưng rất ngắn ngủi cho những người biết việc.
4.5 Xây dựng văn hóa công sở là bảo vệ “thương hiệu” của đơn vị


Tổng quan lại ta thấy rõ một điều rằng: khi một cơ quan, tổ chức có văn hóa ứng xử, tác
phong, lề lối làm việc, trang phục công sở phù hợp thì điều tất yếu là không chỉ nâng cao
được chất lượng và hiệu quả công việc mà còn nâng cao uy tín của cơ quan, tổ chức đó
lên tầm cao hơn.


5. Hệ thống các văn bản Việt Nam về văn hóa công sở và hiện trạng văn hóa
công sở ở Việt Nam
Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển của xã hội, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 về phê duyệt về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và Quyết định
số 94/2006/QĐ-TTg năm 2006 về phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2006-2010, trong đó đánh giá về thực đội trạng đội ngũ cán bộ công chức, viên
chức trong các cơ quan hành chính hiện như: gây phiền hà, sách nhiễu, hách dịch, vô
trách nhiệm, có lời nói, cử chỉ thô bạo với nhân dân; sử dụng lãng phí thời gian làm việc,
sản công, đồng thời đưa ra các lộ trình và giải pháp để giải quyết thực trạng trên. Đây
cũng là lần đầu tiên chính phủ đưa ra vấn đề văn hóa công sở và giao cho Văn phòng
Chính phủ chủ trì soạn thảo Quy chế, đồng thời coi đây là một trong những nội dung
quan trọng của công tác cải cách hành chính nhằm hướng tới một nền hành chính hiện
đại. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày
02/08/2007 về Ban hành Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan nhà nước. Với mục
đích đảm bảo tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ công chức viên chức trong
hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức có
phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Xác định được tầm
quan trọng và ý nghĩa của Quy chế, các cơ quan hành chính nhà nước đã chủ động xây
dựng Quy chế riêng cho cơ quan, đơn vị mình bước đầu đã thu được những kết quả khả
quan, Trang phục làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước
từng bước được chuẩn hóa về hình thức, thẩm mỹ và phù hợp điều kiện kinh tế-văn hóa,
xã hội của nước ta, tình trạng cán bộ công chức viên chức đi muộn, về sớm, làm việc

riêng trong giờ làm việc đã hạn chế và đi dần vào nề nếp. Phương cách giao tiếp và ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ đã có những tiến bộ rõ rệt.
Nhìn chung, đã thể hiện được những nét tinh hoa trong văn hóa giao tiếp của dân tộc và
bước đầu tiệm cận với xu thế chung của thế giới. Việc bài trí công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nước từng bước quy củ cả bên ngoài và bên trong trụ sở làm việc. Những
tiến bộ đó đã góp phần hình thành một nền hành chính công vụ Việt Nam từng bước hiện
đại và hiệu quả. Song kết quả đó mới chỉ là bước đầu, thiếu ổn định, thậm chí có những
cơ quan, đơn vị chỉ xây dựng Quy chế cho có nhưng không triển khai thực hiện, hoặc
thực hiện nửa vời, dẫn đến chất lượng công tác thấp, ở không ít công sở diễn ra cảnh
tượng nơi làm việc lộn xộn, đường đi, lối lại, biển chỉ dẫn, xe cộ để lung tung; trong
phòng làm việc vẫn còn tồn tại như giấy tờ bề bộn, gạt tàn thuốc lá đày có ngọn, đun nấu,
ăn uống, đang mở mấy lạnh, đông người, kể cả có phụ nữ nam giới vẫn hút thuốc lá.
Nghiêm trọng còn có hành vi: say rượu bia trong giờ làm việc, sử dụng tùy tiện các tài
sản công, trang phục của cán bộ công chức viên chức tùy vào sở thích, mốt, lễ tiết tác
phong, thái độ khi tiếp dân không đúng mực. Một trong những nguyên nhân của tình
trạng trên là do ý thức, thái độ thực hiện chưa nghiêm túc của những công chức nhà nước
giao nhiệm vụ, bên cạnh đó là sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo của một số cơ quan
chưa sát sao, cụ thể; tính nể nang, thông cảm trong quan hệ hành chính vẫn tồn tại; xây
dựng Quy chế còn chung chung thiếu tính định hướng.


Đến nay, đất nước ta đã có hơn 6 năm thực thi Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày
02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về “ Ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ
quan hành chính nhà nước”. Không thể phủ nhận những chuyển biến tích cực sau một
thời gian thực hiện Quyết định này. Tuy nhiên, cần nhìn nhận lại một cách thẳng thắn
những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện văn hóa công sở, từ đó có giải pháp tiếp tục
xây dựng văn minh công sở trong thời gian đến.
Thực tế đáng buồn, trong nhiều năm qua sự độc đoán chuyên quyền trong bộ máy công
quyền đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng đến
trật tự xã hội, làm xuống cấp nét văn hóa công sở. Chính vì vậy, việc lập lại trật tự kỷ

cương; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ công chức trong hoạt động
công vụ là một đòi hỏi vừa khách quan vừa cấp bách. Ngày 02/8/2007 Thủ tướng chính
phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg. Quy
chế gồm: 03 chương, 16 điều quy định chi tiết các nội dung, phạm vi, đối tượng điều
chỉnh và các nguyên tắc thực hiện; quy định việc thực hiện văn hoá công sở phải tuân thủ
theo các nguyên tắc: Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh
tế – xã hội; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp,
hiện đại; phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành
chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước. Theo Quy chế này, các nhân
viên cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong khi làm việc, tiếp xúc với
dân, giao tiếp, ứng xử phải hết sức nghiêm túc, lịch sự, biết tôn trọng người dân; quy định
cụ thể về trang phục; việc đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ; việc bố trí phòng làm việc,
treo biển hiệu cơ quan... Ngoài ra, Quy chế còn quy định các hành vi cấm đối với cán bộ
công chức như: cấm hút thuốc lá, không được nói tục, không sử dụng đồ uống có cồn tại
công sở (trừ trường hợp được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan)....
Sau 02 năm triển khai thực hiện Quy chế, các công sở từ trung ương đến địa phương
đã được quan tâm đầu tư điều kiện và phương tiện làm việc tốt hơn cho cán bộ công
chức, đầu tư nâng cấp phòng tiếp dân, nơi giải quyết thủ tục hành chính tạo thuận lợi hơn
cho người dân đến giao dịch công việc; phong cách và thái độ làm việc của cán bộ công
chức ở nhiều cơ quan đã có những chuyển biến tích cực, hầu hết cán bộ công chức đeo
thẻ khi làm việc, các công sở đều bố trí người và nơi trông giữ xe cho người dân khi đến
giao dịch và liên hệ giải quyết công việc… Vì thế, có thể thấy Quy chế văn hóa công sở
là một quy chế hợp với lòng dân, thể hiện bản chất ưu việt của nhà nước thật sự của dân,
do dân, vì dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ở nhiều cơ quan vẫn còn
nhiều hạn chế trong thực hiện Quy chế văn hóa công sở:
Thứ nhất: Môi trường làm việc và bài trí trong công sở hiện nay vẫn chưa thể hiện
được một nền hành chính dân chủ, hiện đại và gần dân. Ở không ít công sở còn diễn ra
cảnh tượng nơi làm việc nhếch nhác, lộn xộn, thiếu biển chỉ dẫn lối đi, sơ đồ hướng dẫn
các bộ phận giải quyết công việc của cơ quan, không bố trí người giữ xe; ngay từ cổng
vào của các công sở vẫn là tấm biển khô cứng, thiếu thiện cảm đập vào mắt công

dân: “Xuống xe, xuất trình giấy tờ”. Đã đến lúc, cần phải thay vào đó bằng sự mềm mại
với nét văn hóa thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của một cơ quan hành chính của dân, gần


dân, sẵn sàng phục vụ không điều kiện những nguyện vọng chính đáng của công dân, ví
dụ như: “Chào mừng quý khách. Xin liên hệ phòng bảo vệ để được hướng dẫn”…
Thứ hai: Những “Bài học vỡ lòng” về văn hoá, hình như nhiều cán bộ công
chức chưa thuộc. Ở đâu đó, còn không ít cán bộ công chức với thái độ làm việc thiếu
nghiêm túc, trang phục phản cảm; tác phong công tác tuỳ tiện, tính kỷ luật yếu kém, hiện
tượng “Sáng cắp cặp đi, tối cắp cặp về” vẫn diễn ra; đến cơ quan suốt ngày uống trà, tá m
chuyện vặt; chơi game hoặc lướt web; gọi điện thoại “chùa”, dùng điện, nước vô tội vạ;
tình trạng công chức bớt xén thời gian làm việc, đùn đẩy trách nhiệm, giải quyết công
việc sai quy định hoặc thiếu thờ ơ, vô cảm trong việc tiếp công dân vẫn còn tồn tại ở
nhiều nơi. Điều đau lòng hơn là: trong thực hiện công vụ, nếu người đến liên hệ công tác
có lợi lộc cho mình thì lập tức được săn đón, còn ngược lại thì cau có, cố tình gây phiền
hà. Cho dù đấy chỉ là “ Những con sâu”, nhưng không kịp thời ngăn chặn thì sớm muộn
sẽ “Làm rầu nồi canh”. Ông cha ta dạy: “Lời nói gói vàng” - đã đến lúc cán bộ công chức
phải biết cười, biết nói lời cảm ơn, câu xin lỗi, bởi đó là văn hoá thể hiện bản chất của
nhà nước ta.
Một lần, đến liên hệ công tác tại cơ quan X, đang loay hoay tìm chỗ để xe máy, tôi giật
mình vì tiếng quát: “Này! Đi đâu đấy? Hỏi ai?”. Quay ra trình bày lý do với nhân viên
bảo vệ, tôi tiếp tục nhận được những câu hỏi kiểu trống không như: “Mắt để đâu? Xe của
khách dựng ở đây cơ mà!”. Lần khác đi với cô bạn tôi đến bộ phận “tiếp nhận và trả hồ
sơ hành chính” của phường N xin chứng nhận hồ sơ đi thi đại học, gặp một chị nhân viên
nữ, trông cũng khá xinh xắn. Khi hỏi về việc nộp hồ sơ chứng thực sao y, cô gái lạnh
lùng nói: “Hết giờ rồi, không nhận thêm hồ sơ nữa!” “Mới 10h30 sáng mà chị!?”,
“Nhưng còn một đống hồ sơ đây này, ai làm cho tôi, mai đem đến mà làm!?”, rồi thẳng
thừng trả lại hồ sơ, bỏ ngoài tai những lời thanh minh giải thích của cô bạn tôi. “Đúng là
đi làm thủ tục hành chính mới biết, mình cần nhưng cán bộ không vội” - một bác trong
những người dân ngồi chờ than như vậy. Thái độ tùy tiện thiếu trách nhiệm này làm ảnh

hưởng không nhỏ đến hình ảnh các “công bộc” của dân.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) nhận định: Giao tiếp, ứng xử văn hóa nơi công sở
thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm
việc khoa học của đội ngũ cán bộ công chức góp phần vào quá trình cải cách nền hành
chính nước nhà. Và một bài học văn hóa công sở nữa mà chúng ta cần phải học tập ở nền
hành chính của nước Nhật. Khi người dân đến các cơ quan nhà nước, nhân viên phải
đứng lên chào niềm nở, tươi cười, sau đó mời người dân ngồi. Chỉ sau khi người dân ngồi
thì nhân viên nhà nước mới được ngồi. Ngoài ra, luôn có các nhân viên chỉ dẫn, để hướng
dẫn người dân đến bàn làm việc nào, phòng nào, thủ tục hành chính ra sao, chứ không để
người dân tự tìm đến nơi cần giải quyết như ở chúng ta hiện nay.
Theo Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Trưởng bộ môn Tâm lý Trường Đại học sư phạm
Hồ Chí Minh: Lỗi ở đây không phải là môi trường làm việc - công sở, cái chính là những
người nơi đây - họ chưa nhận thức được công việc của họ là phục vụ người dân, những
người đang nộp thuế để trả lương cho họ. Mặt khác, công chức nước ta vẫn thiếu các kỹ
năng thiết lập giao tiếp phi ngôn ngữ; họ chưa biết nói chuyện bằng ánh mắt, khuôn mặt,


cử chỉ thay vì làm cho ánh mắt của mình dễ chịu, thân thiện, họ lại thường mang khuôn
mặt lạnh lùng. Còn người dân khi đến các công sở thường e dè, ngượng nghịu, chưa chủ
động tìm hiểu quy trình, luật lệ, chính tâm lý thụ động này cũng tác động đến thái độ của
công chức.
Thực trạng trên cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các ngành, các cấp, các địa
phương chưa đầy đủ, không thấy được mối liên hệ qua lại giữa trình độ văn hóa công sở
với hiệu quả, năng suất của công việc tại công sở. Chúng ta còn thiếu các chuẩn mực về
văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi phạm, thiếu đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công
sở.
6. Biện pháp giải quyết và xây dựng văn hóa công sở
Để giải quyết điều đó, theo tôi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
Một là, Tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho cán bộ lãnh đạo, đội
ngũ cán bộ công chức và nhân dân.

Văn hoá công sở là một trong những vấn đề nhạy cảm; yếu tố nhận thức là vấn đề then
chốt để mỗi cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công chức và toàn thể nhân dân hiểu được
vai trò, trách nhiệm của chính mình và từ đó nâng cao các hành vi văn hoá công sở và là
một trong những điều kiện cần và đủ để đội ngũ cán bộ công chức thay đổi quan niệm,
cung cách làm việc tiến dần đến chuẩn “Chuyên nghiệp và hiện đại”.
Đối với người cán bộ lãnh đạo cần phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có điều
kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao thì hiệu quả
công tác sẽ cao; quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số
cán bộ công chức về thái độ, hành vi ứng xử với nhân dân từ những việc làm rất nhỏ như
bố trí người giữ xe; cảnh trí nơi làm việc, ghế, bàn, nước uống... nhằm góp phần xây
dựng hình ảnh người cán bộ công chức “Trung thành – Tận tụy – Sáng tạo – Gương
mẫu”, của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ngày
càng trong sạch, vững mạnh.
Hai là, Các cơ quan công sở cần ban hành quy chế văn hóa với nội dung cụ thể, rõ
ràng mang tính khả thi cao; có bản cam kết thực hiện của mỗi phòng ban, đơn vị trực
thuộc; có kiểm tra, tổng kết, đánh giá định kỳ.
Để quy chế văn hóa công sở đạt hiệu quả cao trước hết cần phải xây dựng quy chế một
cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng và phải phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, tổ chức để
mọi người phấn đấu; cần có quy định về thưởng, phạt đúng mức đối với những cán bộ
công chức làm tốt và chưa tốt.
Xây dựng công sở văn minh là một hướng đi đúng, có tính tất yếu song cần đi vào thực
chất chứ không nên dừng lại ở hình thức, chạy theo thành tích. Quy chế văn hóa công sở
sẽ không thể đạt kết quả cao nếu chỉ biết hô khẩu hiệu hoặc quy định rồi bỏ đó. Vì vậy,
ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công
sở còn cần phải tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của cán bộ lãnh đạo, đồng thời phải


biết quan tâm đến ý kiến của những người dân có tham gia vào lĩnh vực phụ trách để có
những điều chỉnh kịp thời
Ba là, phải có sự thống nhất về nhận thức chung, xem thực hiện văn hóa công sở chính

là một phần của nhiệm vụ cải cách hành chính và mỗi cán bộ công chức cũng cần nhận
thức được công việc của mình là phục vụ nhân dân, những người đang nộp thuế trả lương
cho mình. Các ngành, các cấp phải nghiêm túc kiểm điểm những hạn chế, thiếu sót nơi
công sở của cơ quan, đơn vị, kể cả cách bài trí công sở, trong giao tiếp, ứng xử của cán
bộ, công chức, cần phải thấy được những hạn chế, thiếu sót đó sẽ cản trở tiến trình đổi
mới hội nhập kinh tế đất nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong khi xã hội ngày càng tiến bộ, con người ngày càng văn minh thì văn hóa công sở
đòi hỏi ngày càng phải được tôn trọng thực thi làm cho năng suất, hiệu quả công tác được
cải thiện, ứng sử lỗi thời, lạc hậu thì hiệu quả của cải cách hành chính chắc chắn sẽ được
nâng cao.
Bốn là, xây dựng bầu không khí làm việc
Xây dựng và gìn giữ bầu không khí làm việc nơi công sở là một trong những điều quan
trọng hiện nay. Không thể có một công sở văn hóa nếu trong nội bộ luôn tồn tại những
căng thẳng, soi xét lẫn nhau; cấp dưới nghi ngờ cấp trên, cấp trên đề phòng cấp dưới…
Không thể là văn hóa, nếu cán bộ, công chức khi làm việc chỉ để đến tháng nhận lương,
ngoài ra không quan tâm đến những vấn đề khác. Con người không phải là con rô-bốt
biết nói, mà con người là một thực thể xã hội với các mối quan hệ và cảm xúc rất đa
dạng, phức tạp. Vì vậy, công sở không phải là “công xưởng” mà là môi trường xã hội thu
nhỏ, ở đó mỗi cán bộ, công chức với sự tích cực của mình, họ sẽ tạo nên bầu không khí
làm việc của công sở. Nếu không khí làm việc cởi mở, tin tưởng lẫn nhau sẽ khơi nguồn
được sự sáng tạo của các thành viên và ngược lại, nếu bầu không khí nặng nề, căng thẳng
sẽ là rào cản đối với hoạt động của công sở.
Năm là, xây dựng tác phong chuyên nghiệp
Chuyên nghiệp, hiểu theo nghĩa chung nhất là mỗi người chuyên tâm vào công việc của
mình, toàn tâm, toàn ý để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; chuyên
nghiệp là có sự hiểu biết rộng và giỏi một lĩnh vực cụ thể. Trong hành chính công vụ,
chuyên nghiệp còn là biết cách phối hợp,điều tiết công việc phù hợp với tiến độ và môi
trường xung quanh để tạo nên hiệu quả tốt nhất; tác phong làm việc năng động, khoa học
kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào công việc. Tác
phong chuyên nghiệp đòi hỏi nhà quản lý và các nhân viên phải thực hiện tốt những nội

dung cơ bản:
Một trong những hạn chế khá phổ biến của cán bộ, công chức là làm việc chưa khoa
học, thiếu tâm huyết. Biểu hiện ở việc không tuân thủ thời gian, làm việc chậm chạp, lề
mề; làm việc không có kế hoạch dẫn đến làm việc thường bị động, hiệu quả thấp, nhiều
khi mang tính đối phó cho xong việc. Do đó, phải từng bước thiết lập tác phong làm việc
khoa học, làm việc theo kế hoạch, tiết kiệm thời gian.
Dẫu biết rằng, trong công sở mọi người phải thống nhất vào mục đích chung, nhưng
mỗi người có một nhiệm vụ riêng. Khả năng độc lập tác chiến cho phép cán bộ, công
chức phát huy được tính sáng tạo của mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao,


nó thể hiện rõ năng lực của từng người. Tính độc lập còn giúp cán bộ, công
chức tránh được những khó khăn nếu có sự thay đổi, điều động, luân chuyển vị trí công
tác. Đồng thời, tính độc lập trong công việc không loại trừ khả năng phối hợp trong hoạt
động của cán bộ, công chức, vì một khi đã làm chủ được công việc mình thì họ luôn biết
mình phải hợp tác với ai để công việc hiệu quả cao nhất.
Nếu như cán bộ, công chức không trang bị cho mình những kiến thức mới, phù hợp thì
sẽ khôngthể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cái khó nhất là mỗi cán bộ, công chức có ý
thức hết được việc tự học để nâng cao trình độ hay không. Nếu muốn học để chuẩn hóa
bằng cấp, công chức có thể đăng kí các khóa đào tạo; nếu học để nâng cao hiểu biết (đây
là mục đích cao nhất, đáng quý nhất) thì cán bộ, công chức có thể học mọi lúc, mọi nơi.
Vô trách nhiệm là biểu hiện yếu kém của một bộ phận cán bộ, công chức hiện nay. Sự
thiếu trách nhiệm sẽ dẫn đến cách làm việc qua loa, cẩu thả, thậm chí nó là ngọn nguồn
của thói thờ ơ, vô cảm. Do đó, ngay từ khi mới vào làm việc hoặc triển khai việc mới mỗi
công chức hãy xây dựng cho mình ý thức làm việc có trách nhiệm, hãy xem việc
của công sở như là việc của chính mình và dốc toàn tâm, toàn lực để hoàn thành công
việc được giao.
Chuyên nghiệp trong công việc, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải chuyên nghiệp
trong giao tiếp, ứng xử. Giao tiếp trong công sở là một khoa học và là một nghệ thuật.
Hiệu quả giao tiếp của công chức góp phần xây dựng một nhà nước thân thiện với nhân

dân, phục vụ nhân dân, ngoài ra giao tiếp hiệu quả giúp công sở hạn chế được những rủi
ro như hiểu lầm, khiếu kiện… Đối với cá nhân, giao tiếp tốt còn mở rộng các mối quan
hệ xã hội và nắm bắt nhanh chóng các cơ hội đến với bản thân.
Chuyên nghiệp trong công việc còn biểu hiện ở tính kỷ luật, tích cực tham gia hoạt
động do đoàn thể trong công sở. Chuyên nghiệp cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh lành
mạnh trong cơ hội thăng tiến. Một cán bộ, công chức chuyên nghiệp còn phải biết làm
việc hết sức và chơi hết mình; thư giãn đúng lúc, đúng cách là biện pháp tốt nhất để phục
hồi lại năng lượng đã mất.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với nhận thức của người dân
không ngừng được nâng lên, những biểu hiện thiếu văn hóa trong các cơ quan nhà nước
sẽ là những rào cản cho sự phát triển chung của xã hội. Do đó nhận thức đúng đắn và tích
cực xây dựng văn hóa công sở sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền hành
chính công vụ hiện đại, hiệu quả và thân thiện với nhân dân.
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Nhận xét

Thật ra, nội dung thực hiện văn hóa công sở quy định về trang phục, giao tiếp, ứng xử
của cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước
không phải hoàn toàn mới lạ gì. Tựu trung vẫn là quan hệ giữa người với người trong
sinh hoạt thường ngày. Có chăng quy chế này "bắt buộc" nặng nề hơn đối với đối tượng
là “công bộc của dân". Thực tế, lâu nay không ít cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng
nghĩa của hai từ "phục vụ" mà còn mang nặng phong cách "ban phát" khi tiếp xúc với
dân; vẫn hiếm những nụ cười làm hài lòng người dân khi xong việc bước ra khỏi công sở;
còn đấy những chuyện gây bực mình, khó chịu cho người dân. Tuy đời sống cán bộ, công


chức không còn quá khó khăn như những năm bao cấp, nhưng có thể khiêm tốn nói rằng
hiện nay môi trường làm việc tốt hơn, mỗi người có điều kiện chăm sóc tốt hơn về hình
thức - mặt mày ai cũng thấy rõ, quần áo tươm tất hơn nhiều, thậm chí ăn mặc mốt hơn,
đẹp hơn nhiều. Thế nhưng phần trang phục chưa kéo theo sự đột phá về nội dung giao

tiếp và ứng xử. Hay nói đúng hơn trong giao tiếp của cán bộ công chức còn điều chỉnh,
đặc biệt là thói quen trong nếp sống, nếp nghĩ. Mặt khác, đội ngũ cán bộ công chức hiện
nay vẫn thiếu các kỹ năng giao tiếp.
Việc thực hiện Quy chế Văn hóa công sở sẽ không thể đạt kết quả cao nếu các đơn vị
chỉ thực hiện theo kiểu hô khẩu hiệu hoặc chỉ lược trích các quy định treo ở công sở. Vấn
đề là ở chỗ từng cơ quan cần xây dựng những tiêu chí cụ thể phù hợp để mọi người phấn
đấu; có cơ chế khen thưởng, nhắc nhở, phê bình, xử phạt kịp thời với những người làm
tốt và chưa tốt... Các cơ quan cũng nên đưa các nội dung của Quy chế văn hóa công sở ra
thảo luận thường xuyên để mọi người dần có ý thức, tạo thành nền nếp, thói quen. Các cơ
quan, đơn vị cần chú ý bố trí cán bộ công chức làm việc ở bộ phận tiếp dân không chỉ
giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có thái độ giao tiếp, phẩm chất, đạo đức tốt.
Ngành Nội vụ cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng giao tiếp cho
cán bộ công chức. Bên cạnh đó, lãnh đạo của từng cơ quan, đơn vị ngoài việc lãnh công
cán bộ công chức thực hiện tốt Quy chế văn hóa công sở cũng cần phải chú ý nêu gương
để cán bộ công chức cùng học tập và làm theo.
2. Kiến nghị

“ Trong tình hình thiếu ý thức tôn trọng dân đang còn phổ biến trong nhiều cơ quan
Nhà nước từ trung ương đến địa phương hiện nay, thì Quy chế Văn hóa công sở của Thủ
tướng ban hành theo quyết định số 129/2007/QĐ-TTg quả là hết sức cần thiết. Nhưng, có
lẽ có 2 điều còn thiếu trong Quy chế này:
Thứ nhất, Quy chế này không nói đến thái độ phải niềm nở, nét mặt tươi cười của
nhân viên Nhà nước khi giao tiếp với dân. Một khuôn mặt của nhân viên Nhà nước có
biểu cảm tươi cười, niềm nở khi làm việc có sức mạnh hơn mọi hành động, mọi lời nói.
Luôn nở nở nụ cười và lời chào thân thiện với đồng nghiệp và người dân đến liên hệ công
việc, đối xử với nguời khác như cách bạn muốn họ đối xử với mình. Bạn càng đối xử trân
trọng và quan tâm đến mọi người bao nhiêu, thì bạn càng nhận đươc nhiều sự trân trọng,
chia sẻ của người khác.
Thứ hai, Quy chế này thấy ghi “không áp dụng đối với các cơ quan đại diện ngoại giao
của Việt Nam ở nước ngoài”. Hiện nay, nhiều Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài có

các nhân viên không được lịch sự với dân lắm. Họ thường lịch sự với người nước ngoài,
nhưng với Việt kiều, với người Việt Nam làm việc, học tập ở nước ngoài, khi có việc cần
đến Đại sứ quán, thì không phải lúc nào cũng nhận được thái độ niềm nở, lịch sự của
nhân viên sứ quán.
Thiết tưởng, Quy chế Văn hóa công sở nên bổ sung thêm 2 điểm này, để người Việt
Nam ta dù ở đâu, từ mũi Cà Mau đến địa đầu Lũng Cú, từ miền ngược đến miền xuôi, từ
nông thôn đến thành thị, dù là con cháu ông to, quen biết, hay chỉ là người dân thường, từ
trong nước đến ngoài nước, cũng luôn luôn cảm nhận được sự ấm áp tình người của một
Nhà nước “công bộc của dân”.


Ngoài ra, lãnh đạo các sở ban nghành, các cấp phải quan tâm, chỉ đạo cán bộ, công chức
phải tự điều chỉnh mình. Các cấp, các nghành nên tổ chức các lớp “nâng cao kỹ năng giao
tiếp của cán bộ công chức” cho cán bộ công chức. Ngoài ra, các công sở cần có hòm thư
góp để tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá của nhân dân và cán bộ công chức nào bị
nhiều lần góp ý phê bình của người dân thì cần công khai nghiêm khắc xử lý, và trên hết
nâng cao cho cán bộ công chức hiểu việc họ đang làm là phục vụ nhân dân.
Với kiến thức của một sinh viên em chỉ phần nào đề cập được một số khía cạnh của vấn
đề văn hóa công sở. Em mong có sự góp ý của thầy cô để giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề
này. Em cũng rất mong nhận được ý kiến đánh giá và nhận xét để có thể thực hiện tốt hơn
trong các bài tiểu luận sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007: ban hành Quy chế văn hóa
2.
3.
4.
5.
6.


công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước.
Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg năm 2006 về phê duyệt Kế hoạch cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2006-2010.
Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 về phê duyệt về chương trình tổng
thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Tài liệu học tập môn nghi thức Nhà nước.
Nguồn Internet (Vietbao.vn,….)
Võ Nguyên Giáp ( Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam), NXB
Quốc gia Hà Nội năm 1998.


MỤC LỤC
A. Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
B.
1.
2.
3.
4.

Phần nội dung

Văn hóa công sở là gì?
Biểu hiện của văn hóa công sở
Vai trò của văn hóa công sở đối với tiến trình phát triển của công sở
Xây dựng văn hóa công sở là gì?
3.1 Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng văn hóa ứng xử
3.2 Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng cách ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự

3.3 Xây dựng văn hóa công sở là tiết kiệm nơi công sở
4.4 Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng tác phong, lề lối làm việc
4.5 Xây dựng văn hóa công sở là bảo vệ “thương hiệu” của đơn vị
5. Hệ thống các văn bản Việt Nam về văn hóa công sở và hiện trạng văn hóa công sở
ở Việt Nam
6. Biện pháp giải quyết và xây dựng văn hóa công sở

C. Tài liệu tham khảo
D. Phần kết luận
1. Nhận xét
2. Kiến nghị



×