Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.86 KB, 45 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

BÙI V N KI T

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

BÙI V N KI T

LU N V N TH C S KINH T


TP. H Chí Minh – N m 2000


Lời mở đầu

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - Đây là một vấn đề có tính qui luật đã và đang diễn ra ở
nhiều nước trên thế giới . Đất nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thò trường với nhiều thành phần, thì
khu vực DNNN ngày càng tỏ ra yếu kém, thiếu năng động… cần phải cải cách. Chúng ta cũng đã tiến
hành cải cách nhiều lần, nhưng không mấy kết quả. Trong những năn gần đây, cổ phần hoá một bộ phận
DNNN được xem là một trong những biện pháp lớn nhằm đổi mới quản lý khu vực kinh tế này .
Đây là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhưng trong quá trình thực hiện,
nó lại phát sinh ra nhiều vấn đề. Bởi vì, cổ phần hoá là một đề tài quá mới mẻ, mới mẻ trong suy nghó,
mới mẻ trong thực hiện. Bởi vì cổ phần hoá đụng chạm đến một doanh nghiệp – một thực thể hữu cơ có
quá trình hình thành và tồn tại lâu dài ,chứa đựng nhiều mối quan hệ phức tạp từ bên trong lẫn bên
ngoài. Mà còn bởi vì, cổ phần hoá đụng chạm trực tiếp đến đặc quyền, đặc lợi cũng như chén cơm,
manh áo của nhiều người … mà họ là những người vừa đóng vai trò là đối tượng, lại vừa đóng vai trò là
chủ thể của quá trình cổ phần hoá. Đó là lý do giải thích tạo sao mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã tập
trung nhiều nổ lực chỉ đạo thực hiện, nhưng tiến độ cổ phần hoá DNNN cho đến nay được đánh giá là
quá chậm so với yêu cầu đề ra.

Là một cán bộ quản lý tại một DNNN thuộc ngành may mặc của Thành phố, ngành được đánh
giá là sẽ gặp khó khăn nhất khi tiến hành cổ phần hoá bởi vì ngành may mặc là ngành có thu nhập thấp,
lợi nhuận không cao, tình hình sản xuất kinh doanh thường không ổn đònh …. Tôi luôn băn khoăn điều gì
sẽ xãy ra khi doanh nghiệp mình tiến hành cổ phần hoá ? Vì vậy, mặc dù không có điều kiện thuận lợi
khi viết về cổ phần hoá, và biết sẽ có nhiều thiếu sót, nhưng tôi vẫn chọn đề tài này, đề tài

“ ĐẨY

NHANH TIẾN ĐỘ CỔ PHẦN HOÁ MỘT BỘ PHẬN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TP
HCM “ để làm Luận văn tốt nghiệp - xem đây như là một bước chuẩn bò tốt nhất cho mình, cho doanh

nghiệp của mình khi tiến hành cổ phần hoá trong thời gian tới, cũng như sẽ đóng góp được một số ý kiến
của mình nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá hiện nay.
CHƯƠNG I
TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ MỘT BỘ PHẬN
DNNN
I.Tính tất yếu phải cổ phần hoá một bộ phận DNNN

-

1 -


1. Khái quát công ty cổ phần
1.1- Khái niệm về công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, mà trong đó các thành viên mua cổ phần được hưởng lợi
nhuận và chỉ chiụ trách nhiệm về các khoản nợ và các nghiã vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Công ty cổ phần ở nước ta hoạt động theo Luật Công ty trước đây và theo Luật Doanh nghiệp
kể từ ngày 1/1/2000.

Công ty cổ phần ở nước ta có các đặc điểm sau đây :

a.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng số vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ
công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ phần có
cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi, công ty cổ phần phải phát hành cổ phần phổ thông và có thể
phát hành các loại cổ phần ưu đãi như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức , cổ phần ưu

đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi khác… do Điều lệ công ty quy đònh. Cổ phần được thể hiện dưới hình
thức chứng khoán gọi là cổ phiếu. Hay nói một cách đầy đủ, cổ phiếu là những chứng chỉ có giá do
công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ sách xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ
phần của công ty . Cổ phiếu có thể có ghi tên hoặc không ghi tên. Người có cổ phiếu là thành viên
của công ty được gọi là cổ đông. Trong quá trình hoạt động của mình, công ty cổ phần có quyền trả
cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi , đã hoàn thành nghóa vụ nộp thuế và các nghóa vụ
tài chính khác theo qui đònh của pháp luật, cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty để
chia cho các cổ đông theo vốn góp.

b.

Khi thành lập các sáng lập viên ( cổ đông sáng lập ) chỉ cần đăng ký mua 20% số cổ phiếu dự đònh
phát hành , số còn lại họ có thể công khai gọi vốn từ những người khác.

c.

Thành viên có trách nhiệm góp đầy đủ vốn tương ứng với số cổ phần đã đăng ký mua và chỉ chòu
trách nhiệm về nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

d.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác , trừ cổ phần của cổ đông
sáng lập trong 3 năm đầu kể từ ngày đăng ký kinh doanh, chỉ có thể chuyển nhượng cho người khác

-

2 -


không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau 3 năm cổ phần của cổ

đông sáng lập được chuyển nhượng bình thường như cổ phần phổ thông khác.

e.

Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân , số lượng cổ đông ít nhất là 3 ( ba ) và không hạn chế mức
tối đa.

f.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .

g.

Công ty cổ phần có cơ cấu quản lý phức tạp hơn công ty trách nhiệm hữu hạn, bao gồm Đại hội
đồng cổ đông; Hội đồng quản trò ; Ban kiểm soát ( đối với công ty cổ phần có từ 12 cổ đông trở lên )
và Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc)

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết đònh cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ
đông có quyền biểu quyết . Quyền và nghóa vụ của Đại hội đồng cổ đông được qui đònh tại điều 70
của Luật Doanh nghiệp.

- Hội đồng quản trò là cơ quan quản lý công ty , có toàn quyền nhân danh công ty để quyết đònh đến
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty , trừ những vấn đề của Đại hội đồng cổ
đông. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trò được qui đònh tại điều 80 của Luật Doanh nghiệp .

-

Giám đốc ( Tổng giám đốc ) công ty do Hội đồng quản trò bổ nhiệm từ những thành viên trong
Hội đồng quản trò hoặc người khác. Chủ tòch Hội đồng quản trò có thể kiêm Giám đốc công ty.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, nếu Điều lệ công ty không qui đònh Chủ

tòch Hội đồng quản trò là người đại diện theo pháp luật . Giám đốc là người điều hành hoạt động
hàng ngày của công ty và chòu trách nhiệm trước Hội đồng quản trò về việc thực hiện các
nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Quyền và nhiệm vụ của Giám đốc được qui đònh tại khoản 2,
điều 85 của Luật Doanh nghiệp.

- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu nên. Công ty cổ phần có từ 12 cổ đông trở lên
phải lập Ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên. Kiểm soát viên không nhất thiết là cổ đông ,
nhưng Trưởng ban phải là cổ đông. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát được qui đònh tại
điều 88 của Luật Doanh nghiệp.

Như vậy, công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế do nhiều thành viên thoả thuận lập nên một
cách tự nguyện và góp vốn tuỳ theo khả năng của mình để tiến hành kinh doanh. Công ty cổ phần được

-

3 -


tổ chức rất chặt chẽ , có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trò, Giám đốc, Ban kiểm soát … mỗi bộ
phận đều có chức năng và quyền hạn khác nhau và được luật hoá cụ thể. Cơ chế quản lý của công ty cổ
phần phù hợp với cơ chế thò trường nên nó rất phát triển ở các nước có nền công nghiệp tiên tiến.

1.2- Vài nét về lòch sử hình thành và phát triển cuả hình thức công ty cổ phần

Công ty cổ phần ra đời thời kỳ tiền tư bản. Mặc dù các nhà nghiên cứu lòch sử đã phát hiện ra
dấu vết của nó từ thế kỷ 18. Thậm chí những dấu vết của công ty cổ phần (tuy không rõ lắm) đã có từ
thời kỳ La Mã. Nhưng phải đến cuối thế kỷ 19 , đầu thế kỷ 20 nó mới phát triển rộng rãi .Cùng với cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ đòi hỏi các công ty có sức mạnh cạnh tranh phải nhanh chóng đổi mới
kỹ thuật và công nghệ. Muốn vậy đòi hỏi phải có vốn lớn mà các Ngân hàng không thể đáp ứng nổi .
Công ty cổ phần lúc này là một hình thức cho phép có thể huy động vốn một cách nhanh chóng và có

hiệu quả, có tác động mạnh đến quá trình trình tái sản xuất mở rộng Tư bản chủ nghóa.

Trong nền kinh tế ở Mỹ chẳng hạn, cao trào tích tụ tư bản và tập trung sản xuất phát triển rất
mạnh. Các công ty lớn sát nhập và thôn tính lẫn nhau đến nổi không thể kiểm soát được , nên các nhà tư
bản thoả hiệp với nhau , tạm thời hùn vốn làm ăn với nhau và huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội hình
thành các tập đoàn kinh tế lớn.

Ngày nay, công ty cổ phần là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh rất phổ biến tại các nước có
nền kinh tế phát triển. Cơ chế hoạt động của nó rất thích hợp với nền kinh tế thò trường nói chung, kể cả
nền kinh tế thò trường phát triển theo đònh hướng xã hội chủ nghóa như nước ta.
2. Cổ phần hoá một bộ phận DNNN – Một xu hướng mang tính tất yếu đang diễn ra nhiều nước
trên thế giới.

Trên thế giới mấy chục năm trước đây, hầu hết các nước phát triển, nhất là các nước XHCN và
các nước muốn bắt chước mô hình của Liên xô ( cũ ) đều quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ doanh
nghiệp nhà nước vững mạnh, họ đã đổ nhiều tiền của và dành nhiều ưu đãi cho các DNNN hoạt động,
với hy vọng dùng các DNNN như là một công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế và ổn đònh nền chính trò.
Nhưng sau đó , bên cạnh một số kết quả đạt được khá khiêm tốn, hầu hết các DNNN đều bộc lộ những
hạn chế như hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến Nhà nước liên tục bù lỗ, những yếu kém về mặt quản lý
dẫn đến tình trạng tham ô, lãng phí và thất thoát tài sản rất lớn, nhiều năng lực sản xuất bò kiềm hãm do
cơ chế DNNN.

-

4 -


Cho tới những năm 70, yêu cầu cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh trở nên cấp bách đối với
hầu hết các nước phát triển và người ta đã tiến hành ở những mức độ khác nhau , với các biện pháp
không hoàn toàn giống nhau. Một trong những giải pháp cơ bản là thay đổi hình thức sở hữu các công ty

quốc doanh thua lỗ bằng cách bán một phần, toàn bộ hay cho thuê, biến chúng thành những công ty tư
nhân hay công ty cổ phần. Giải pháp này được đề cập nhiều ở Mỹ từ những năm 70 và được tiến hành ở
Mỹ và Anh đầu những năm 80, ở Pháp vào cuối những năm 80. Cổ phần hoá (hay tư nhân hoá) DNNN
là giải pháp nảy sinh và phát triển trong quá trình này. Sau khi hệ thống XHCN tan rã, nhiều nước
Đông âu như Liên bang Nga, Hungari, Ba Lan …tiến hành cải tổ nền kinh tế cũng bằng giải pháp như
trên nhưng rầm rộ hơn tạo nên cơn “liệu pháp sốc Ba Lan “. Đặc biệt Balan và Tiệp Khắc , khi chuyển
DNNN sang công ty cổ phần thì tài sản nhà nước là cho không, không những cho công nhân viên trong
doanh nghiệp mà còn cho rộng rãi trong nhân dân.

Quá trình tư nhân hoá và nới lỏng sự kiểm soát để cải tiến hoạt động kinh doanh của các DNNN
đã mang lại lợi ích không nhỏ cho người tiêu dùng, giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước, sản sinh
ra các đối thủ cạnh tranh mới trên thò trường, điều này khiến giá cả hạ hơn, các dòch vụ được cải tiến và
sản phẩm đa dạng hơn. Năm 1986 ở CHLB Đức có khoảng 2.500 công ty cổ phần, gần đây họ tư nhân
hoá xí nghiệp ô tô Wolswaghen nổi tiếng. Ở Anh đã tư nhân hoá ngành khai thác than,ngành bưu điện …
Ngày 15/5/1992 Pháp đã tư nhân hoá công ty Dầu lửa Total , giảm bớt tỷ trọng vốn nhà nước từ 39%
xuống còn 15%, nhà nước thu được 10 tỷ France để đầu tư cho những ngành khác. Năm 1980, công ty
độc quyền điện tín, điện thoại Nhật Bản NTT đã được tư nhân hoá cùng với công ty hoả xa Nhật (J.R) và
công ty thuốc lá (J.T). Mất độc quyền , phải đương đầu với sự cạnh tranh , các công ty Nhật Bản nói trên
không còn cách nào khác hơn là phải gia tăng hiệu quả kinh doanh, như NTT tăng được gấp đôi lãi ròng
từ năm 1985 đến năm 1989.

Gần đây , một số nước Châu Á đang phát triển cũng tiến hành cải cách DNNN, điển hình là
Trung quốc và Hàn Quốc.

Trung Quốc , tính tới cuối tháng 7/1999, Trung Quốc hiện có 237.357 xí nghiệp quốc doanh
các loại, trong đó có 9.357 xí nghiệp quốc doanh loại lớn, 33.000 loại vừa và 195.000 loại nhỏ. Khoảng
60% dân số thành thò TQ làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước, 55 % thu nhập
tài chính của Nhà nước do xí nghiệp quốc doanh cung cấp. Bởi vậy , xí nghiệp quốc doanh vẫn đóng vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Trung Quốc nhưng luôn trong tình trạng thua lỗ. Theo số liệu
thống kê, chỉ tính riêng 58.000 xí nghiệp quốc doanh lớn và vừa thì từ tháng 1 đến tháng 11-1998 thua lỗ

tới 100 tỷ nhân dân tệ, tăng 50% so với cả năm 1997. Diện xí nghiệp bò lỗ vốn và làm ăn không có lãi

-

5 -


tới 70%. Dự kiến năm 1999 sẽ giảm bớt được 8% xí nghiệp thua lỗ so với năm 1998. Tuy nhiên hai tháng
đầu năm vẫn lỗ tới 4,3 tỷ NDT. Trong năm 1998 , Trung Quốc thực hiện rộng rãi chế độ cổ phần với các
doanh nghiệp, thậm chí nhiều đòa phương bán ồ ạt xí nghiệp quốc doanh. Tính đến cuối tháng 3/1998 , có
đến 50% xí nghiệp bán cho tư nhân với các hình thức khác nhau, trong đó có 684 xí nghiệp bán đứt hẳn
cho tư nhân , tạo ra một làn sóng bò sa thải và con số thất nghiệp lên tới 16 triệu người. Ngày 22-9-1999
tại Bắc Kinh , Hội nghò toàn thể trung ương 4 khoá 15 Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thông qua nghò
quyết “ Một số vấn đề trọng đại về cải cách và phát triển xí nghiệp quốc doanh đến năm 2010 “, theo
đó nhà nước chỉ tập trung ưu tiên đầu tư cho 512 xí nghiệp lớn và 110 tập đoàn công ty,còn lại thực hiện
thả nổi theo phương thức cổ phần hoá dưới nhiều hình thức

(*)

. Mô hình cổ phần hoá DNNN của Trung

Quốc vẫn còn nhiều vấn đề để bàn, nhưng những thành tựu mà Trung Quốc đạt được thì rất thuyết phục,
đến năm 1998 GDP đạt 7.477,2 tỷ NDT tăng gần 20 lần so 1978, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,8%
dẫn đầu thế giới.

Còn ở Hàn quốc ,Malaixia khi cải cách DNNN, người ta chọn lọc những DNNN lớn, làm ăn có
lãi để tiến hành cổ phần hoá trước, xem đây là một biện pháp hữu hiệu để xoa dòu tình hình chính trò –
xã hội, là một cách để cải thiện đời sống những người có thu nhập thấp, cũng như tạo tiền đề thuận lợi
cho chủ trương cổ phần hoá DNNN một cách đại trà sau này.


Tóm lại, để cải cách DNNN mỗi nước có một cách tiến hành khác nhau, thành công có, gặp khó
khăn cũng có, nhưng cổ phần hoá một bộ phận DNNN đang là một xu hướng mang tính tất yếu mà nhiều
nước đang thực hiện, xem đây là một trong những biện pháp quan trọng để tăng hiệu quả hoạt động của
nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp và đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Nhìn lại quá trình cổ phần hoá hay tư nhân hoá các DNNN đã và đang diễn ra nhiều nước trên thế giới,
chúng ta có thể rút ra một số điểm chính cần lưu ý khi áp dụng vào việc CPH các DNNN ở Việt Nam
như sau :

- Ở các nước khi tiến hành CPH hay tư nhân hoá , thì các DNNN của họ đã ra
đời và hoạt động trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thò trường, trong đó DNNN chỉ chiếm từ 1-15%
tổng số lượng và 8-10% tổng số vốn kinh doanh trong nước ( Mỹ :2%, Anh: 8%, Ý : 30%, Nhật : 1% …)
còn lại là các loại hình
công ty khác, trong đó công ty cổ phần chiếm một tỷ trọng rất lớn, thí dụ như năm 1986 ở Pháp có tới
125.000 công ty cổ phần, còn ở CHLB Đức thì cũng đã có trên 2.500 công ty cổ phần đang hoạt động. Vì

(*)

- TTCN số ngày 3-10-1999
-

6 -


vậy việc CPH hay tư nhân hoá các DNNN đối với các nước này chỉ là sự thay đổi sở hữu công ty từ hình
thức này sang một hình thức khác phổ biến hơn, đang cùng tồn tại và hoạt động trong một môi trường
đồng nhất. Còn ở nước ta, DNNN chiếm từ 80-85% tổng số vốn kinh doanh, năm 1990 nước ta có đến
12.300 DNNN đang hoạt động. Đó là hậu quả của việc quốc hữu hoá tràn lan trước đây. Các DNNN ở ta
ra đời và hoạt động trong cơ chế tập trung – bao cấp, không quen cạnh tranh, và còn được hưởng nhiều
ưu đãi so với các thành phần kinh tế khác, cho nên khi tiến hành CPH sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.


- Thò trường chứng khoán đã rất phát triển ở những nước này, người dân rất hiểu biết về sự hoạt
động của thò trường chứng khoán, về công ty cổ phần và việc đầu tư qua cổ phiếu là một việc làm hết
sức bình thường. Còn ở nước ta thì ngược lại , thò trường chứng khoán thì chưa hoạt động, người dân thì
thích mua vàng, đá q để dự trữ, hay đem tiền đi gởi tiết kiệm hơn là đầu tư vốn vào kinh doanh cổ
phiếu.

Những điểm khác biệt này sẽ chi phối rất nhiều đến nội dung và hình thức CPH DNNN ở nước ta.
3. Sự cần thiết phải CPH một bộ phận DNNN ở nước ta hiện nay.

nước ta, sau khi giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước, chính quyền cách mạng tiếp
quản cơ sở vật chất của nền kinh tế cũ. Bằng một sắc lệnh, chúng ta đã biến toàn bộ các xí nghiệp, lớn
có, nhỏ có, thành xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh hoặc hợp tác xã. Trong đó thành phần kinh tế
quốc doanh đóng vai trò chủ đạo. Các xí nghiệp quốc doanh là nguồn thu ngân sách chủ yếu cho Nhà
nước, giữ vò trí then chốt trong các ngành có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến , liên kết được các thành
phần kinh tế khác trong sự phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội. Và trong một thời gian khá dài
chúng đã làm được điều đó. Nhưng việc duy trì quá lâu cơ chế bao cấp đã gây ra tính ỳ và tâm lý ỷ lại
khá nặng. Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thò trường , một số DNNN cố gắng thích
nghi , làm ăn có lãi. Còn lại phần lớn các DNNN mặc dù được nhà nước ưu ái trên nhiều mặt, nhưng
hoạt động lúng túng , thua lỗ , nợ nần dây dưa, kém sức cạnh tranh, lãng phí, làm thất thoát nghiêm
trọng tài sản Nhà nước.

Hiệu quả hoạt động DNNN

Chỉ tiêu

Tổng số DNNN

Vốn NN

Tổng nợ


Số lượng

%

( tỷ đồng )

( tỷ đồng )

I . Tổng số

5.467

100,0

73.272

101.361

1. DNNN có lãi

2.174

39,8

52.394

60.784

-


7 -


2. DNNN không có lãi

3.293

60,2

20.878

40.577

Nguồn : Bộ Tài chính năm 1998

Tính đến tháng 7/1998 theo số liệu điều tra của 51 Cục quản lý vốn của các tỉnh, thành tại 3.528
DNNN có thể chia thành 3 loại doanh nghiệp như sau :

a/ Số doanh nghiệp thực sự kinh doanh có hiệu qủa ( bảo toàn vốn , nộp đủ thuế và có lãi ) đạt 37%. (
doanh nghiệp do Trung ương quản lý đạt 44%, do đòa phương quản lý đạt 35 % )

b/ Số doanh nghiệp chưa có hiệu quả hoặc có khó khăn tạm thời chiếm 46.4% ( nợ kéo dài, lỗ luỹ kế
1.135 tỷ đồng ).

c/ Số doanh nghiệp thua lỗ chiếm 16,6% ( lỗ và nợ kéo dài 1.763 tỷ đồng ).

Nếu đánh giá được hết các tổn thất do giảm giá tài sản, thì thiệt hại chắc chắc sẽ lớn hơn nhiều.

Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc chưa xác đònh rõ quyền sở hữu và quyền quản lý sử dụng

tài sản nhà nước. Trên thực tế các DNNN chưa có “ người chủ thực sự “ dẫn đến tình trạng “ cha chung
không ai khóc “ .Việc duy trì quá lâu cơ chế bao cấp đã gây tâm lý ỷ lại khá nặng, khi chuyển sang hoạt
động theo cơ chế thò trường, phần lớn doanh nghiệp hoạt động lúng túng , thua lỗ nợ nần dây dưa, làm hư
hao , thất thoát tài sản nhà nước một cách nghiêm trọng.

Cho nên đổi mới DNNN trở thành vấn đề cấp thiết đối với nước ta. Chính phủ đã ban hành hàng
loạt các văn bản và tiến hành sắp xếp lại DNNN như Nghò đònh 315/HĐBT, Nghò đònh 388/HĐBT, quyết
đònh 217, chỉ thò 138/CT (1991), Quyết đònh 90/TTg, quyết đònh 91/TTg ( 1994 ), rồi Nghò đònh 59/CP (
1996 ) , , nghò đònh 27/CP (1999) …. Số lượng DNNN đã giảm một cách đáng kể từ con số 12.300 doanh
nghiệp vào năm 1990 xuống còn khoảng 6.500 doanh nghiệp vào cuối năm 1998.

Các giải pháp để đổi mới quản lý DNNN do Chính phủ đề ra trong suốt thời gian qua tập trung
vào 4 chủ trương lớn sau :

- Một là, sắp xếp lại DNNN; duy trì và phát triển những DNNN đủ điều kiện hoạt động, giải
thể, cho phá sản những DNNN bò thua lỗ nghiêm trọng.

-

8 -


- Hai là, tổ chức lại thành các Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91 theo quyết đònh số 90/TTg và
91/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Ba là, đổi mới cơ chế quản lý DNNN theo hướng giao quyền tự chủ kinh doanh, xoá bỏ dần
chế độ chủ quản , xoá bỏ dần sự cách biệt giữa xí nghiệp trung ương và xí nghiệp đòa phương. Đồng thời
tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước

- Bốn là giao,bán, khoán hoặc cho thuê các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, cổ phần hoá một bộ

phận DNNN có đủ điều kiện.

Cổ phần hoá các DNNN trong tình hình hiện nay của nền kinh tế nước ta, xét trên phạm vi toàn
xã hội, sẽ mang lại những lợi ích sau :

- Tận dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn nhàn rỗi , phân tán trong nhân dân ; góp phần thực hiện
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài qua việc bán cỏ phiếu cho
nhà đầu tư nước ngoài.

- Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các DNNN cổ phần hoá tạo điều kiện để mua sắm máy móc
thiệt bò mới, mở rộng qui mô sản xuất, tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thò trường trong nước và
chuẩn bò hội nhập với thò trường khu vực trong tương lai gần .

- Nâng cao tính dân chủ trong hoạt động kinh tế , đảm bảo quyền làm chủ thực sự của CNVC
trong doanh nghiệp, tạo động lực mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Tạo hàng hoá cho thò trường chứng khoán , thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các bộ
phận của thò trường này , nhằm hoàn thiện hơn nữa thò trường vốn ở nước ta.

- Hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh , tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho các thành
phần kinh tế , đưa mọi hoạt động của doanh nghiệp vào khuôn khổ của pháp luật và chiụ sự chi phối của
thò trường, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh
tế quốc dân .

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lónh vực kinh tế – xã hội, quản lý hành chánh nhà
nước. Tập trung sức cho việc thực hiện các chính sách xã hội và phúc lợi công cộng, thực hiện các

-

9 -



chương trình kinh tế lớn, nhằm tạo ra một kết cấu hạ tầng cơ sở tốt cho việc phát triển và đònh hướng cho
nền kinh tế.

Với những lợi ích như vậy , Đảng và Nhà nước ta quyết tâm đưa CPH DNNNN thành một chủ
trương lớn, được tuyên truyền vận động rộng khắp trong toàn dân. Tuy nhiên, khái niệm CPH DNNN ở
nước ta trong các năm qua được hiểu một cách khác nhau, tập trung lại có hai loại ý kiến là:

- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng CPH thực chất là tư nhân hoá, tức là quá trình ngược lại quốc
hữu hoá trước đây, ý kiến này xuất phát từ việc tiến hành tư nhân hoá các DNNN ở các nước phương
Tây, tuy biến một DNNN thành một công ty đại chúng ( Public company), cũng là CPH nhưng họ dùng
chữ Privatization có nghóa là tư nhân hoá, quan niệm này cũng được các nước Đông u và Nga sử dụng
phổ biến. Tư nhân hoá là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu từ nhà nước sang tư nhân, đồng thời
chuyển các lónh vực sản xuất kinh doanh từ nhà nước độc quyền sang cho tư nhân đảm nhận theo nguyên
tắc thò trường. Đối tượng để họ bán DNNN chủ yếu là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, thích kinh
doanh rủi ro, có kinh nghiệm quản lý và …có tiền. Chính vì vậy, có một chuyên gia kinh tế Anh Quốc khi
sang Việt Nam có nhận xét rằng CPH DNNN ở Việt Nam không giống ở nước họ, họ cho rằng ưu tiên và
ưu đãi bán cổ phần cho công nhân là không nên, vì công nhân là những người có trình độ quản lý kém, ít
tiền thì làm sao có thể tham gia điều hành tốt một công ty được.

- Loại ý kiến thứ hai cho rằng CPH thực chất là quá trình đa dạng hoá sở hữu,xã hội hoá DNNN
giống như ở Trung Quốc, Hàn quốc…. Quá trình CPH ở Việt Nam thiên về loại ý kiến thứ hai này. Thật
vậy trong Nghò đònh 44 , mục tiêu CPH ở nước ta là huy động vốn toàn xã hội, nâng cao hiệu quả của
doanh nghiệp bằng cách tạo điều kiện cho người lao động thật sự làm chủ doanh nghiệp bằng cổ phần cổ
mình. Và Bộ trưởng Bộ công nghiệp Đặng Vũ Chư khi phát biểu tại kỳ họp thứ 6 khoá X của Quốc hội
khẳng đònh:” Tôi nhấn mạnh CPH không phải là tư nhân hoá mà là CPH theo đònh hướng XHCN, có
nghóa là tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều phải có cổ phần để người ta thực sự làm chủ “.Do vậy
mà chữ CPH ở nước ta dòch sang tiếng Anh là Equitization hoặc Corporatization chứ không phải là
Privatization


(*)

Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập
trung sang cơ chế thò trường và hội nhập vào nền kinh tế thò trường thế giới, thì quá trình sắp xếp , tổ
chức lại các doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hoá một bộ phận các DNNN là vấn đề mang tính
chất tất yếu , khách quan.

(*)

theo Thông tin chuyên đề 1992 – Bộ Tài chính
-

10 -


II. NỘI DUNG CỔ PHẦN HOÁ CÁC DNNN Ở NƯỚC TA

Chủ trương cổ phần hoá DNNN được nêu ra tại Nghò quyết hội nghò lần 2 BCH Trung ương
khoá VII ( tháng 11/1991 ) , nghò quyết nêu rõ : “ chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện
thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút
kinh nghiệp chu đáo trong phạm vi thích hợp”. Và từ đó đến nay , CPH luôn chiếm một vò trí quan trọng
trong các Nghò quyết của Đảng, Bộ Chính trò khi đề cập đến vấn đề đổi mới quản lý DNNN.

Để tổ chức thực hiện chủ trương CPH DNNN, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản.
Nhưng phải nói từ khi Nghò đònh 28/CP ngày 7/5/1996 ; Nghò đònh 25/CP ngày 26/3/1997; và nhất là
Nghò đònh 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần
, thì nội dung Cổ phần hoá DNNN ở nước ta thể hiện một cách hoàn chỉnh và đầy đủ hơn nhiều so với
các văn bản trước đó .


Một số nội dung cơ bản CPH ở nước ta
1.

Đối tượng DNNN thực hiện cổ phần hoá.

Theo Nghò đònh 44, tại điều 1 xác đònh rõ đối tượng để chuyển DNNN thành công ty cổ phần
bằng một phụ lục kèm theo. DNNN được chia thành 3 loại :
-

Loại DNNN hiện có, chưa tiến hành CPH

-

Loại DNNN hiện có , nhà nước cần nắm cổ phần chi phối , cổ phần đặc biệt khi tiến hành CPH

-

Các loại DNNN hiện có còn lại đều có thể thực hiện cổ phần hoá và áp dụng các hình thức
chuyển đổi sở hữu khác trong đó nhà nước không giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt.

Nhìn chung chỉ trừ các DNNN có qui mô lớn, có vò trí chiến lưọc trong nền kinh tế quốc dân và
an ninh quốc phòng. còn lại ,các DNNN khác đều là đối tượng CPH. Nghò đònh 44 thể hiện quan điểm
dứt khoát của Đảng và Nhà nước phải biến chủ trương CPH DNNN thành hiện thực, cũng là mốc đánh
dấu CPH DNNN chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sang tiến hành hàng loạt.
2. Mục tiêu cổ phần hoá DNNN

- Huy động vốn toàn xã hội , bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và
ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh
tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.


-

11 -


- Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn
được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có
hiệu quả , tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất
nước.

3/ Các hình thức cổ phần hoá :

Trong nghò đònh 44 , bốn hình thức cổ phần hoá được nêu ra rất mở, nhằm tạo điều kiện dễ dàng
cho CPH cũng như thu hút vốn :

- Giữ nguyên giá trò hiện có tại doanh nghiệp , phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát
triển doanh nghiệp.
- Bán một phần giá trò thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
- Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.
- Bán toàn bộ giá trò hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ
phần.
4/ Đối tượng tham gia cổ phần hoá

Điều 3 nghò đònh 44 nêu rõ : các tổ chức kinh tế , tổ chức xã hội , công dân Việt Nam , người
Việt nam đònh cư tại nước ngoài , người nước ngoài đònh cư tại Việt Nam đều có quyền mua cổ phần tại
các DNNNN cổ phần hoá. Chỉ có các cá nhân là người nước ngoài không đònh cư ở Việt Nam và các tổ
chức nước ngoài là phải thực hiện việc mua cổ phần theo quy đònh riêng của Thủ tướng Chính phủ.Và
theo thông tư hướng dẫn việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Bộ Tài chính ban hành ngày
15/11/1999 , các doanh nghiệp được phép bán cổ phần cho người nước ngoài, nhưng giá trò tổng số cổ
phần đã bán không được vượt quá 30% vốn điều lệ hoặc số cổ phần đã huy động được ( đối với trường

hợp chưa huy động đủ mức vốn điều lệ ).
5/ Quyền được mua cổ phần lần đầu khi tiến hành cổ phần hoá

Điều 8 của Nghò đònh 44 khống chế tỷ lệ cổ phần mà mỗi cá nhân và pháp nhân được mua lần
đầu khi tiến hành cổ phần hoá cho từng loại DNNN. Các đối tượng quy đònh tại khoản 2 điều 13 Pháp

-

12 -


lệnh Chống tham nhũng chỉ được mua cổ phần giá ưu đãi không vượt quá mức cổ phần bình quân của
các cổ đông trong doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ công nghiệp Đặng Vũ Chư trong kỳ họp thứ 6, khoá X của Quốc hội nói: “ phải
sửa Luật mà hướng có thể là không khống chế cổ phần mà người chủ chốt trong doanh nghiệp muốn
mua để ở lại lãnh đạo thì đều được phép”. Tại hội thảo “ Bảo lãnh phát hành , niêm yết chứng khoán và
đònh giá doanh nghiệp “ diễn ra tại Hà Nội ngày 17/1/00 , ng Đoàn Kim Đan , phó ban Đổi mới quản lý
doanh nghiệp trung ương,cũng cho biết sẽ kiến nghò Chính phủ bỏ tỷ lệ khống chế cá nhân và pháp nhân
mua cổ phần trong DNNN, cũng như xoá bỏ hạn chế số cổ phần ưu đãi của lãnh đạo doanh nghiệp
6. Về nguyên tắc xác đònh giá trò doanh nghiệp

+ Giá trò thực tế của doanh nghiệp là giá trò toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm cổ phần hoá
mà người mua và người bán cổ phần đều chấp nhận được . Giá trò thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp là giá trò thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả.

+ Các yếu tố xác đònh giá trò thực tế doanh nghiệp :
- Số liệu sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
- Giá trò thực tế của tài sản tại doanh nghiệp xác đònh trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính
năng kỹ thuật , nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thò trường tại thời điểm cổ phần hoá.

+ Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vò trí điạ lý, mặt hàng ( nếu có). Thông tư 104 của Bộ
Tài chính cũng hướng dẫn cụ thể việc xác đònh giá trò lợi thế tính vào giá trò doanh nghiệp dựa trên tỷ
suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của doanh nghiệp 3 năm trước khi cổ phần hoá nếu như giá trò lợi
thế chưa được đánh giá trên sổ sách kế toán.
7. Những ưu đãi đối với doanh nghiệp cổ phần hoá.

Doanh nghiệp CPH được hưởng những ưu đãi như sau :

- DNNN chuyển thành công ty cổ phần được xem là hình thức đầu tư mới, được hưởng những
ưu đãi của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi ). Trường hợp những doanh nghiệp không đủ
điều kiện hưởng ưu đãi theo qui đònh của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế
thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật Công ty (
nay là Luật Doanh nghiệp).

-

13 -


- Được miễn các lệ phí trước bạ khi chuyển sở hữu tài sản từ DNNN sang thành công ty cổ
phần.

- Được tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng của Nhà nước theo cơ chế và
lãi suất như đã áp dụng đối với DNNN.

- Được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá theo các chế độ áp dụng của DNNN.

- Được quyền sử dụng số dư các quỹ khen thưởng, phúc lợi (bằng tiền ) để chia cho người lao
động mua cổ phần…


-

Các khoản chi phí thực tế và cần thiết cho quá trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần

được trừ vào tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước theo mức qui đònh của Bộ Tài chính.

8. Những ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp CPH

- Được Nhà nước bán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tuỳ theo năm công
tác của từng người. Một năm làm việc cho Nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần ( giá trò 1 cổ phần là
100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác, tức phải trả 70.000 đồng một cổ phần .
Tổng giá trò ưu đãi này không quá 20% giá trò vốn Nhà nước tại doanh nghiệp . Đối với những doanh
nghiệp có vốn tự tích lũy từ 40% giá trò doanh nghiệp trở lên thì tổng giá trò ưu đãi đạt đến 30% giá trò
vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Người lao động thuộc diện nghèo tại doanh nghiệp được mua chòu cổ phần theo giá ưu đãi,
được hoản trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần tối đa trong 10 năm mà không chòu lãi suất.
Số cổ phần mua trả dần dành cho người lao động nghèo không vượt quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước
bán theo giá ưu đãi .

- Trường hợp người lao động mất việc khi chuyển sang công ty cổ phần thì chính sach đối với
họ vẫn được giải quyết theo quy đònh hiện hành của chính phủ.

Ngoài ra, trong điều khoản quy đònh về việc sử dụng tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước cũng
cho phép các cấp có thẩm quyền sử dụng để đào tạo lại nhằm giải quyết việc làm mới cho người lao

-

14 -



động hoặc trợ cấp số lao động dôi ra cũng như được dùng để bổ sung vốn cho các DNNN mà trong đó
ưu tiên cho các DNNN chuyển sang cổ phần vay để phát triển.

Tóm lại, những nội dung cơ bản cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay thể hiện rõ mục tiêu
CPH mà nghò đònh 44 đã vạch ra, cho thấy tính ưu việt của chế độ ta quan tâm đến lợi ích của người lao
động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia làm chủ công ty cổ phần theo luật đònh, mặt khác qua
đó làm tăng thêm động cơ cho các DNNN mạnh dạn và nhanh chóng CPH doanh nghiệp của mình. Tuy
nhiên, trên thực tế tình hình CPH các DNNN lại diễn ra quá chậm trên cả nước trong đó có TP.HCM.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ MỘT BỘ PHẬN DNNN CỦA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
I. Đôi nét về tình hình CPH DNNN cả nước

Chủ trương CPH DNNN của Đảng và Nhà nước là một chủ trương còn mới mẽ, bước đầu triển
khai làm thí điểm còn vấp phải nhiều lúng túng. Nhưng càng về sau, tốc độ CPH càng được đẩy nhanh
hơn.

- Trong 4 năm triển khai quyết đònh 202/CT và quyết đònh 84/TTg của Thủ tướng chính phủ, cả
nước chỉ chuyển được 5 DNNN thành công ty cổ phần.

- Từ tháng 5/1996 đến tháng 7/1998 là thời kỳ thực hiện CPH theo nghò đònh 28/CP, đã có thêm
33 DNNN chuyển thành công ty cổ phần trong hơn 2 năm.

- Từ tháng 8/1998 đến cuối năm 1999 là thời kỳ CPH theo nghò đònh 44, cả nước đã có thêm 250
DNNN được CPH, tính riêng năm 1999 đã có 167 DNNN hoàn tất CPH, nâng tổng số DN CPH lên 287
đơn vò

(*)


. Tuy tốc độ có nhanh hơn, nhưng chỉ tiêu CPH 400 DNNN vào cuối năm 1999 là không đạt

được. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do còn một số đòa phương và bộ ngành chưa tích cực CPH ( có đến 18
tỉnh thành đến nay vẫn chưa có DN CPH, Bộ Công nghiệp đăng ký CPH 15 DN trong năm 1999 nhưng
chỉ mới thực hiện có 2 DN ) .

(*)

Báo Người Lao động ngày 22/12/1999
-

15 -


Khi phân tích nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng CPH DNNN diễn ra chậm so với yêu
cầu, trong thông báo trước đây số 63-TB/TW ngày 4/4/1997 của Bộ Chính trò có nêu :

- Các cấp ủy đảng vá chính quyền chưa quán triệt đầy đủ chủ trương cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước nên chưa chủ động triển khai. Cán bộ lãnh đạo
và công nhân viên các doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn, lo lắng về vò trí công tác, việc làm thu nhập
và đờng sống khi thực hiện cổ phần hoá. Tâm lý e ngại, chờ đợi còn phổ biến.

- Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề mới, nhưng một số quy đònh của
trung ương chưa cụ thể, các văn bản pháp quy còn chậm, thủ tục còn nhiều phiền hà, làm cho việc triển
khai gặp nhiều khó khăn, lúng túng . Việc chỉ đạo thiếu thường xuyên, sâu sát và còn dàn đều, chưa tập
trung vào một số ngành, đòa phương trọng điểm.

- Cổ phần hoá là nhằm huy động vốn toàn xã hội, nhưng chúng ta chưa làm cho người lao động
và nhân dân quan tâm đến cổ phần hoá, chưa tạo được môi trường pháp lý, môi trường kinh tế thuận lợi
cho việc cổ phần hoá, chưa có những hình thức ,cơ chế gọi vốn và giao dòch chứng khoán phù hợp với

điều kiện thực tế hiện nay để nhân dân có thể góp vốn và mua bán cổ phiếu thuận tiện, dễ dàng.

Ban đổi mới DNNN Trung ương còn nêu thêm là các DNNN còn bở ngỡ , lúng túng và hầu hết
cán bộ trong ban chỉ đạo công tác này là kiêm nhiệm nên ít có điều kiện đôn đốc , tháo gỡ kòp thời
những vướng mắc cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có một lý do khá tế nhò đó là việc chuyển từ
DNNN sang công ty cổ phần còn là sự chuyển từ hình thức kinh doanh bao cấp sang hình thức kinh
doanh theo cơ chế thò trường, giám đốc từ vò trí đại diện cho người chủ doanh nghiệp, quyền hành, quyền
lợi trong tay, thì nay có thể chuyển thành người làm thuê, hoặc bò đào thải nếu thiếu năng lực, vì vậy họ
không những ngần ngại mà còn tìm cách trì hoãn CPH được ngày nào hay ngày đó , nhưng lúc nào cũng
tỏ ra mình ra người rất nhiệt tình với chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp. Trong kỳ họp Quốc hội lần
6, khoá X, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có nhận xét :“ trước hết bởi tư tưởng không muốn CPH trong anh
em công nhân, thứ hai tư tưởng trông chờ ỷ lại của lãnh đạo. Đặt vấn đề CPH các ông thiếu năng lực và
nghiệp vụ đều chần chừ “

Tuy nhiên, công cuộc Cổ phần hoá cả nước đã đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ
như sau ( tính đến cuối năm 1998):

-

16 -


- Vốn điều lệ, kể cả vốn nhà nước tại các công ty cổ phần tăng bình quân 19,06%/ năm. Thí dụ
như Cty đại lý Vận tải Gemadept đã tăng vốn từ 6.2 tỷ đồng lên 65 tỷ đồng trong vòng 5 năm sau khi
CPH .
- Doanh thu tăng bình quân 46%/ năm
- Lợi nhuận bình quân tăng 44%.
- Các khoản nộp ngân sách tăng bình quân 82%/năm.
- Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp cổ phần tăng bình quân 30%/năm.
- Thu nhập bình quân của người lao động tăng bình quân 14,3%/ năm.


Thay cho kết luận phần này, tôi xin trích lới phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Đặng Vũ
Chư tại kỳ họp thứ 6, khoá X của Quốc hội như sau : “…theo dõi một số doanh nghiệp CPH, tôi thấy về
cơ bản là tốt. Thậm chí nhiều DN trước đây làm ăm khó khăn thì bây giờ ổn đònh được và phát triển hơn
như Nhà máy Giày Hiệp An ở TP.HCM : vốn pháp đònh tăng gấp đôi, đời sống công nhân được đảm bào
, lợi nhuận của các cổ đông tăng”.
II. Vài nét về tình hình CPH DNNN tại TP.HCM.
1/ Tính cấp thiết phải CPH DNNN tại TP.HCM

Cùng cả nước , Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước sắp xếp lại DNNN thuộc đòa bàn của
mình. Trong nhiều năm qua , các giải pháp nhằm sắp xếp lại DNNN nhìn chung đã đem lại một số thành
công nhất đònh , nhưng cũng còn những tồn tại không nhỏ, đó là :

- Việc sáp nhập những đơn vò làm ăn thua lỗ, yếu kém vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả đã tạo thêm gánh nặng về tài chính và nhân sự, khiến cho những doanh nghiệp thay vì hoạt động tốt,
nay lại lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười và hiệu quả bò giảm sút mà một số doanh nghiệp thuộc Sở
Công nghiệp như Cty Dệt May Gia Đònh, Dệt Sài Gòn, Xuất khẩu Mỹ Nghệ … là những điển hình. Thậm
chí có trường hợp sau khi sáp nhập , Giám đốc đơn vò làm ăn thua lỗ, nhưng vì có qui mô lớn hơn, vai trò
trong tổ chức Đảng cao hơn, nên được đề bạt làm giám đốc đơn vò mới làm cho tình hình hoạt động càng
xấu hơn.

- Việc thành lập các công ty có Hội đồng quản trò, Tổng công ty tại thành phố chưa có những
kết quả mong đợi, một vài Tổng công ty được thành lập như Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn , Tổng
Công ty Nhựa, đòa ốc…chưa đủ sức vực dậy được các doanh nghiệp thành viên.

-

17 -



- Việc cho phá sản , giải thể cũng chưa mạnh dạn nên còn nhiều DNNN cứ kéo lê đời sống,
CB.CNV cứ dần dần bỏ đi, không sáp nhập được, cũng không phá sản giải thể được. Đúng là “ những
cái chết không thể chôn được “.

Tính cấp thiết còn thể hiện ở chổ TP.HCM là một trung tâm sôi động nhất nước về kinh tế, sự
sôi động đó gắn liền với nhu cầu mở rộng thò trường, tăng sức cạnh tranh, đổi mới công nghệ, đa dạng
hoá sản phẩm…. tất cả cần đến một nguồn vốn to lớn mà bản thân Thành phố nói riêng, cùng sự hổ trợ
của Trung ương cũng không đáp ứng được kòp thời . Do vậy, bên cạnh những cách huy động vốn như đi
vay ở Ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì biện pháp huy động vốn trong nhân dân cũng là biện pháp
hữu hiệu , đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nguồn vốn trong dân rất lớn mà các DNNN
cổ phần hoá có thể huy động được nếu như việc đầu tư vào cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn gởi tiết kiệm
và các hình thức đầu tư khác.

Sau cùng tính cấp thiết này còn được thể hiện qua việc duy trì tốc độ tăng trưởng của Thành
phố, trong hai năm 1998 và 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố có dấu hiệu chựng lại, giảm sút và
thậm chí thua kém tốc độ tăng trưởng của một tỉnh, thành phố khác. Điều này thường được lý giải bằng
nhiều lý do như ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, chính sách thu hút đầu tư kém hấp
dẫn, thủ tục hành chánh nặng nề …nhưng còn một lý do không thể bỏ qua là tốc độ tiến hành cổ phần
hoá DNNN quá chậm, tại sao ai cũng đánh giá doanh nghiệp sau CPH hoạt động hiệu quả hơn như Công
ty Cơ Điện Lạnh, Bông Bạch Tuyết, Sơn Bạch Tuyết … , thì tại sao không đẩy nhanh CPH để thúc đẩy
kinh tế thành phố phát triển?

Do vậy , đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN phải được xem là một vấn đề bức bách đối với
Thành phố hiện nay.
2/ Một số kết quả bước đầu của chủ trương cổ phần hoá DNNN của Thành phố.

Việc thực hiện cổ phần hoá các DNNN thuộc thành phố theo các giai đoạn diễn ra như sau :

+ Giai đoạn thí điểm theo quyết đònh 202/CT ngày 8/06/1992, có 2 doanh nghiệp CPH là XN
Cơ Điện Lạnh (tháng 10/1993) và Công ty Ong Mật (tháng 6/1996 ) .


+ Giai đoạn thực hiện theo nghò đònh 28/CP ngày 07/05/1996, có 7 doanh nghiệp CPH là Khách
sạn Sài Gòn ( tháng 02/1997 ) , Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Hoá Mỹ Phẩm ( tháng 06/1997 ), Xí
nghiệp Sơn Bạch Tuyết ( tháng 11/1997 ) , Cty Bông Bạch Tuyết ( tháng 12/1997 ), Xí nghiệp chế biến

-

18 -


Đông Nam Dược Q5 ( tháng 6/1998 ) , XN Sản xuất Dược COVIPHAR Q4 ( tháng 7/1998 ) , Cty Văn
hoá và Dòch vụ Tổng hợp Tân Bình ( tháng 7/1998 ).

+ Giai đoạn thực hiện theo nghò đònh 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 đến hết tháng 04/1999
có 6 doanh nghiệp CPH là :
- Cty gạch ngói Long Bình ( 12/1998 ).
- Cty cao su Sài Gòn ( 01/1999 ).
- Cty chế biến hàng xuất khẩu Tân Đònh Q.1 ( 01/1999 )
- Nhà hàng Đồng Quê ( 01/1999).
- XN Mắt kính Sài gòn ( 03/1999 ).
- Cty Dòch vụ cây trồng Thủ Đức ( 04/1999 ).

+ Đến cuối năm 1999 có thêm các DNNN được CPH như Cơ khí Lữ Gia , Công ty Đầu tư kinh
doanh nhà TP, Nhựa Đông Phương , Xuất nhập khẩu Thủ Đức, Chất đốt TP, Dược phẩm quận 8… nâng
tổng số DNNN cổ phần hoá trong năm 1999 là 40, tính chung từ năm 1993 thí điểm CPH DNNN đến
cuối năm 1999 TPHCM đã CPH 52 DNNN

Tình hình hoạt động của các DNNN của Thành phố khi chuyển sang công ty cổ phần đều ăn
nên làm ra, tăng cả về doanh thu, lợi nhuận , vốn cũng như thu nhập của người lao động. Theo tài liệu
Ban Kinh tế – Ngân sách Hội đồng nhân dân TP ngày 31/10/1998, Thành phố đã cổ phần hoá được 9

doanh nghiệp gồm XN Cơ điện Lạnh, Cty Ong Mật, Khách sạn Sài gòn, Trung tâm nghiên cứu và sản
xuất Hoá mỹ phẩm, Sơn Bạch Tuyết, Bông Bạch Tuyết, XN chế biến Đông dược Q.5, XN dược
COVIPHA, Cty Văn hoá và Dòch vụ tổng hợp Tân Bình . Một số chỉ tiêu về 9 DNNN đã chuyển sang
công ty cổ phần này như sau

- Tổng vốn Nhà nước theo sổ sách

: 50 tỷ 534 triệu đồng.

- Tổng số vốn Nhà nước sau khi đánh giá lại

: 75 tỷ 576 triệu đồng .

(tăng bình quân 1.5 lần )
- Tổng vốn huy động thêm

: 15 tỷ 349 triệu đồng.

- Hoàn vốn Nhà nước (chưa thu bán chòu) : 30 tỷ đồng.
- Cơ cấu vốn điều lệ bình quân

:

+ Nhà nước

32.03%

+ CB.CNV

43.83%


+ Ngoài doanh nghiệp

24.14%

-

19 -


Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh so với trước CPH :
- Doanh thu tăng

: 41% / năm

- Lợi nhuận tăng

: 71.63%/năm

- Nộp ngân sách tăng

: 5.8-10%/năm

- Thu nhập người lao động tăng

: 41.13%

Theo Ban chỉ đạo đổi mới DN TP.HCM và Sở Công nghiệp TP cho biết hàng năm các CTCP tăng
45% giá trò sản lượng , lợi nhuận tăng 56%, nộp ngân sách tăng 70% đến 80 %, tỷ suất lợi nhuận tăng từ
3 đến 4 lần – Đến cuối năm 1999 kết qủa hoạt động của một số DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần

như sau :

- Lương bình quân tại các CTCP tại TP.HCM gần như đều trên 1 triệu đồng/ người/ tháng hoặc cao
hơn nữa.

- CTCP Phong lan năm 1999 xuất khẩu bình quân 10.000USD mỗi tháng tăng 10% so với trước.

- CTCP Ong mật TP doanh thu năm 1999 ước đạt 30 tỉ đồng

- CTCP Nam Đô, theo Giám đốc Trần Thành An , dù thò trường cạnh tranh gay gắt , nhưng tỷ trọng
xuất khẩu hoá mỹ phẩm của công ty vẫn khá cao , thu nhập bình quân của 150 công nhân đạt 1,4 triệu
đồng/người/tháng.

- CTCP Bông Bạch Tuyết – năm 1999 tiêu thu khoảngï 1.600 tấn bông, doanh thu trên 86,4 tỷ, thu
nhập bình quân của 203 lao động tăng 7% so với năm trước.

- Thường các CTCP có mức cổ tức từ 15-20%, cổ tức ở CTCP Ong mật TP năm 1999 là 16%, CTPC
xuất nhập khẩu Tân Đònh , năm 1999 làm ăn dù có khó khăn , công ty vẫn đảm bảo các chỉ tiêu Đại hội
cổ đông (tháng 4/1999) đề ra , từ tháng 11/199 công ty đã chia cổ tức cho cổ đông là 10%. Mức chia cổ
tức năm nay cao nhất thuộc về CTCP Bông Bạch tuyết 24%/năm , 196/203 lao động tại công ty có cổ
phần , người mua nhiều nhất là 200 triệu, người mua ít nhất là 10 triệu đồng . Liên tiếp 2 năm qua công
ty làm ăn tấn tới, có của ăn của để.. Theo ông Lê Xuân Phúc , chủ tòch công đoàn kiêm trưởng phòng Tổ
chức công ty , cổ phần hoá đã đem đến cho công ty một sinh khí mới , động lực mới , khái niệm làm chủ
rõ ràng hơn. CN đều tham công tiếc việc, tận dụng thời gian tối đa để hoàn thành đònh mức. Từ năm
1998 đến nay , công ty tiết kiệm được trên 700 triệu đồng chi phí quản lý và đònh mức tiêu hao nguyên
vật liệu. ng nói thêm “ nhưng không phải cổ phần hoá là cắm cúi làm ăn , mà cón phải quan tâm đến

-

20 -



những nhu cầu và quyền lợi khác chính đáng của người lao động “ , trong năm 1999 , công ty đã khám
sức khoẻ đònh kỳ cho CN, hỗ trợ 96 CN vay vốn 368 triệu đồng làm kinh tế phụ gia đình , sửa chữa và
cải thiện tiện nghi sinh hoạt gia đình. Toàn bộ công nhân cũng được công ty đài thọ một chuyến tham
quan nghỉ mát 4 ngày ở Nha Trang . Trong năm công ty cũng kết nạp được 2 nữ công nhân vào Đảng,
duy trì các lớp học ngoại ngữ ,văn hoá …

- UBND TPHCM cũng đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Cơ Điện lạnh được thí điểm bán lại cổ
phần nhà nước cho CBCNV của công ty , với lý do đây là doanh nghiệp CPH không cần thiết có vốn nhà
nước . Cơ Điện Lạnh là DNNN đầu tiên của TP HCM thực hiện CPH (1993), với vốn điều lệ là 16 tỷ và
Nhà nước giữ lại 30% vốn . Đến cuối năm 1999, vốn nhà nước trong công ty đã tăng từ 4,8 tỷ đồng lên
37,4 tỷ đồng (tăng 7,8 lần, chưa kể mức chia cổ tức hàng năm khoảng 24%/năm) ( * )

Ở một số DNNN làm ăn có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận cao, cổ phần không đủ bán ra bên ngoài
, nên các công ty này có điều kiện lực chọn khách hàng để bán cổ phần .Thứ tự ưu tiên bán cổ phần ra
bên ngoài đối với công ty Đầu tư – Xây dựng Bình Chánh là ưu tiên cho những người nào trong tương lai
có khả năng đóng góp cho sự phát triển của công ty . Và những nhà đầu tư được chọn đa phần là những
người hoạt động trong ngành xây dựng và đầu tư. Đối với công ty WEC Saigon là đầu tiên cho những
người gắn bó với công ty và có điều kiện hổ trợ cho sự phát triển của công ty . Tương tự như vậy ở công
ty Mỹ phẩn Sàigòn thứ tự ưu tiên là các đại lý, nhà phân phối , nhà cung cấp , người hổ trơ cho công ty
về thò trường xuất khẩu .. do số cổ phần các nhà đầu tư bên ngoài đăng ký gấp đôi số dự kiến bán ra.
Còn ở công ty cao su Saigon KYMDAN thì ngoài chuyện chọn lựa nhà đầu tư còn có thêm một khống
chế là mỗi người chỉ được mua cổ phần trò giá tối đa là 20 triệu đồng.

Những thành tựu trên của Thành phố phải nói là đáng khích lệ, càng chứng minh thêm rằng chủ
trương CPH đang đi đúng hướng. Nhưng đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì thật là quá nhỏ so với
một chủ trương lớn như CPH mà Đảng và Nhà nước ta cố gắng làm cho bằng được. Chúng ta có thể khái
quát lại tiến độ CPH tại TP HCM như sau :


- Trước hết , TP HCM đã triển khai công tác CPH DNNN vào năm 1992, bắt đầu từ việc thí
điểm thành công CPH XN Cơ Điện Lạnh thuộc Sở Công nghiệp, nhưng sau 7 năm , tính dến hết tháng
8/99 chỉ mới có 18 DNNN được quyết đònh chuyển thể, nếu so với Hà Nội chỉ mới triển khai từ cuối năm

(*)

Báo TT ngày 13/1/200
-

21 -


1997 nhưng đã hoàn tất được việc CPH cho 30 DNNN và chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 1999, con số
DNNN chuyển thành công ty cổ phần ở Hà Nội tăng lên là 40.

Được biết, năm 1998 TP.HCM đăng ký với Trung ương sẽ CPH 20 DN nhưng chỉ hoàn tất được
4, còn năm nay 1999 đăng ký CPH 43 DN nhưng chỉ hoàn tất được 40 ( Theo Báo SGGP ngày 24/2/00
con số này là 42). Như vậy so với kế hoạch đề ra vốn đã rất thấp, nhưng Thành phố vẫn không đạt được.

Ngoài những nguyên nhân nêu ở phần trên , tốc độ CPH của TP HCM chậm là do những ách tắc
xãy ra hầu hết ở các khâu của công tác cổ phần hoá.

Trước hết là khâu lập hồ sơ cho công tác thẩm đònh, hiện nay công việc này phải mất từ 120
ngày – 180 ngày.

Kế đến là công tác thẩm đònh, phải thường xuyên làm đi làm lại nhiều lần, có đơn vò không
thống nhất được với Ban ĐM QL DN thành phố, phải trình ra Bộ Tài chính quyết đònh như Cty Mỹ phẫm
Sài gòn .

Sau cùng là khâu bán cổ phần và tổ chức đại hội cổ đông , có đơn vò đã có quyết đònh chuyển

thể nhưng không được cổ phần, phải trì hoãn ngày tổ chức đại hội cổ đông như Cty may Thêu Phú
Nhuận , điều này gây ức chế không tốt cho hoạt động doanh nghiệp.

Trước đây, trong tổng số 78 doanh nghiệp được chọn CPH thì có 42 doanh nghiệp chưa lập hồ
sơ để thẩm đònh và trong số này đã có đến 22 doanh nghiệp đề nghò chậm lại với nhiều lý do khác nhau
như phải di dời mặt bằng nằm trong diện giải toả, mới sáp nhập, khó khăn về thò trường, công nợ phức
tạp, hoặc chính Giám đốc doanh nghiệp đề nghò chậm lại với nhiều lý do khác.

Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 13/7/1999, UBND TP có nêu lên 4 nguyên
nhân là CPH chậm là :

- DN có công nợ phải thu nhưng thuộc diện khó đòi
- Khó khăn trong việc chuyển đổi hoặc giao nhà đất với DN
- DN CPH có cùng chung nhà, đất với DN không CPH, có nhà xưởng xây dựng trên diện tích cho thuê
của DNNN khác
- Các tổ chức tư vấn xác đònh tỷ lệ % còn lại của tài sản thực tế tại DN và các tổ chức thẩm tra giá trò
tài sản này thường có ý kiến khác nhau.

-

22 -


Theo ông Nguyễn Minh Thông , phó Ban ĐM QL DN trung ương nhận xét rằng tại thành phố có
nhiều ý kiến khác nhau khi giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác CPH, những ý kiến này
thường dẫn đến “ những cuộc tranh cải không có trọng tài “ , làm kéo dài thời gian CPH. Câu hỏi đặt ra
là nếu do cơ chế , do thiếu hướng dẫn thì tại sao những đòa phương khác như Hà Nội, Hải Phòng … lại
không bò trở ngại. Một thành viên trong Ban ĐM QL DN trung ương nhận xét thêm :”CPH chậm ở TP
HCM còn do khâu tổ chức thực hiện “


Ngày 18/9/1999 , UBND TP.HCM đã ra quyết đònh chọn 11 doanh nghiệp của TP đủ điều liện CPH
trong năm 2000 gồm: Công ty Liksin, Giấy Vónh Huê , Legamex, Công ty đầu tư và phát triển hạ tầng,
Cty Thiết bò phụ tùng cơ khí nông nghiệp, Bến xe miền Đông, Bến xe miền Tây, CT Cơ khi ô tô Saigon,
xí nghiệp công trình giao thông Củ Chi, CT Vật liệu và Trang trí nội thất,CT Vật tư tổng hợp. Và dự
kiến kế hoạch năm 2000 TPHCM tiếp tục CPH 50 DNNN và cho nhiều DNNN khác có qui mô nhỏ vào
diện bán, khoán, cho thuê.

Bước vào năm 2000, khi mà cả nước đang đón chào thiên niên kỷ mới với những bước đột phá
mạnh mẽ , mà thành phố cũng chỉ mới chọn được có 11 DNNN đủ điều kiện để CPH trong số 50 doanh
nghiệp dự kiến, thì đây là một con số đáng buồn chứng tỏ tốc độ CPH sẽ diễn ra cũng vẫn chậm, chứ
không phải theo cấp số cộng hay cấp số nhân như chúng ta mong đợi.

CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN CỦA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

-

23 -


×