- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU
Sau giải phóng, Đắk Lắk đã có những bước phát triển to lớn về kinh tế, xã hội. Trong
sự phát triển đó, ngành cà phê trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của Tỉnh. Cà
phê Đắk Lắk có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế, và còn
nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hết. Năng suất cao thuộc loại nhất thế giới, chất
lượng có khả năng đạt tiêu chuẩn quốc tế, cà phê Đắk Lắk chiếm trên 50% diện tích sản
xuất, gần 60% sản lượng và khoảng 48% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Nó quyết đònh cà
phê Việt Nam từ chỗ trước kia có vò trí thấp kém, nay trở thành một trong những quốc gia
sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới và là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà
phê vối (Robusta). Cà phê góp phần giải quyết công ăn việc làm và đem lại cuộc sống no
ấm cho hàng vạn người dân các dân tộc sinh sống tại Đắk Lắk.
Nhưng thực tế luôn đặt ra những vấn đề cần nhận thức và giải quyết, từ mùa vụ 97-98
tình hình sản xuất kinh doanh của ngành cà phê Tỉnh Đắk Lắk diễn biến rất phức tạp, sản
xuất phát triển tự phát và đi vào thế không ổn đònh, chất lượng giảm sút, giá cả biến động
thất thường, Doanh nghiệp kinh doanh bò lỗ tăng dần, ngành cà phê không có khả năng
khắc phục tính chu kỳ của giá cả, phòng ngừa rủi ro, không có khả năng “tự vệ” trước tác
động của cơ chế thò trường nhất là khi giá cả xuống thấp dưới mức giá thành.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy hàng loạt khiếm khuyết dần dần bộc lộ hạn chế khả
năng phát triển của ngành cà phê Đắk Lắk. Tuy nhiên, về phương diện chủ quan là do sự
phát triển chưa đồng bộ, còn tuỳ tiện, tự phát và không theo qui hoạch, chưa nghiên cứu
tường tận tình hình thò trường thế giới, chưa kết hợp được các nguồn lực nhằm tạo ra sản
phẩm có tính cạnh tranh cao. Từ những vấn đề đặt ra như trên, chúng tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất
và xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010”.
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các hoạt động liên quan đến sản xuất và xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk
Lắk trong bối cảnh chung của Việt Nam và thế giới nhằm xác lập mối quan hệ mật
thiết giữa các chủ thể tham gia vào thò trường.
- Đánh giá một cách tương đối vai trò quản lý của Nhà nước như một nhân tố quyết đònh
sự thành công của ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Đề ra các giải pháp mang tính đồng bộ để đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất
và xuất khẩu cà phê của Tỉnh Đắk Lắk nhằm tạo nên nhân tố tích cực, chủ động có
tính quyết đònh trong việc tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện phát triển bền vững
đối với ngành cà phê Đắk Lắk từ nay đến năm 2010.
- 2 -
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động liên quan sản xuất–xuất khẩu cà phê của Tỉnh
ĐakLak và Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của tình hình sản xuất, giá cả, cung-cầu cà phê thế
giới. Những chính sách và hoạt động của Nhà nước tác động đến ngành cà phê.
Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu
cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Đặc biệt là giai đoạn 1991 trở lại đây,
thời điểm bắt đầu những “bước ngoặt” của ngành cà phê và Đắk Lắk thực sự tham gia vào
hoạt động xuất khẩu cà phê.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lòch sử là chính. Áp dụng phân tích + tổng hợp:
những đặc trưng chung sẽ che dấu những khác biệt không phải là quan trọng, số liệu có
những lúc không nhất quán do được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không ảnh
hưởng đến kết luận. Cần tìm ra những nhân tố chủ yếu tác động đến giá mang tính liên tục,
tính thời vụ, tính tạm thời, tính quá khứ hoặc tính tương lai.
Phương pháp hệ thống: hoạt động “sản xuất và xuất khẩu” là một hệ thống thống nhất
của các chủ thể trong quá trình tái sản xuất: trồng trọt, chăm sóc thu hoạch trong hộ dân,
thu mua và chế biến, xuất khẩu của các đại lý hoặc doanh nghiệp. Các chủ thể “sản xuất và
kinh doanh” lại phát triển trong mối quan hệ với ngành cà phê Đắk Lắk, với ngành cà phê
Việt Nam và thế giới.
Kết cấu nội dung của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 : Những lý luận cơ bản về thương mại quốc tế – tình hình thương mại cà
phê thế giới và bối cảnh Việt Nam
Chương 2 : Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê
của Việt Nam và Tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất và
xuất khẩu cà phê của tỉnh Đăk Lăk đến năm 2010
Đề tài có tính thực tiễn cao, thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn đóng góp
nghiên cứu của mình cho ngành cà phê Đắk Lắk, tuy vậy các giải pháp có thể chưa mang
tính lý luận cao. Vì đề tài có phạm vi rộng và ý nghóa tương đối sâu, mặc dù đã làm việc rất
nghiêm túc với nỗ lực cao nhưng với thời gian và kiến thức có hạn, đề tài không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Thầy Cô và các bạn
để đề tài này được hoàn thiện hơn.
- 3 -
Chương 1 :
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:
1.1.1 Lý thuyết về thương mại quốc tế:
Vào cuối thế kỷ XV các nhà kinh tế học cổ điển đã phát hiện ra vai trò rất quan trọng
của thương mại quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia. Kể từ đó đến nay các
nhà khoa học nhiều thế hệ tiếp theo sau đã nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước về
mặt lý luận của vấn đề này. Các nước đang bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hoá, phát triển
nền kinh tế hàng hóa có thể vận dụng tốt hơn vào thực tế phát triển nền kinh tế của mình.
Sau đây là một số nội dung cơ bản của hệ thống lý luận về thương mại quốc tế dựa trên lý
thuyết lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
1.1.1.1 Thuyết trọng thương:
Chủ nghóa trọng thương (Mercantilism) ra đời vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI ở Anh
và Pháp, trong bối cảnh trình độ sản xuất đã được nâng cao, công nghiệp phát triển, sản
xuất ra nhiều hàng hóa, … tạo điều kiện cho hoạt động thương mại phát triển. Vai trò của
giới thương nhân được đề cao và chính họ đề ra lý thuyết cơ bản của trường phái trọng
thương. Họ coi trọng xuất nhập khẩu và cho rằng chính xuất nhập khẩu là con đường đem lại
phồn vinh cho đất nước. Tuy nhiên, quan điểm của phái trọng thương còn hạn chế và rất cực
đoan khi coi thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không (Zero-sum
game), tức là giữa hai quốc gia giao thương nếu bên này có lợi thì bên kia sẽ thiệt hại tương
ứng, do đó họ đòi hỏi trong quan hệ thương mại quốc tế để lợi ích quốc gia được đảm bảo,
xuất khẩu phải lớn hơn nhập khẩu (xuất siêu). Từ đó họ chủ trương kêu gọi Chính phủ bảo vệ
mậu dòch và sản xuất trong nước bằng các hàng rào thuế quan và cấm ngặt việc xuất khẩu
nguyên liệu, bảo đảm độc quyền kinh doanh nội dòa để dành ưu thế cạnh tranh với nước
ngoài, tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, … Nhưng dẫu sao thì thuyết trọng thương cũng
nêu lên được quan điểm rất tiến bộ thời bấy giờ là biết coi trọng thương mại quốc tế và cho
rằng Chính phủ có vai trò can thiệp nhất đònh vào hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động
ngoại thương mở đường cho các tư tưởng tiến bộ trong thương mại quốc tế sau này.
1.1.1.2 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Đến giữa thế kỷ XVIII công nghiệp phát triển mạnh ở Châu Âu, mậu dòch phát triển
sâu rộng, tiền tệ được phát hành và hệ thống ngân hàng ra đời. Trong bối cảnh đó nhà kinh
tế học lỗi lạc người Anh là Adam Smith đã đưa ra quan điểm mới về thương mại quốc tế đó
là lý thuyết về lợi thế tuyệt đối. Quan điểm của A.Smith đề cao vai trò của cá nhân, ông cho
- 4 -
rằng mỗi người khi làm điều gì đều nghó đến tư lợi của mình và điều đó cũng có lợi cho tập
thể và xã hội, vì thế Chính Phủ không cần can thiệp vào hoạt động của cá nhân và doanh
nghiệp, cứ để cho họ phát triển sẽ có lợi cho nền kinh tế….
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith cho rằng 2 quốc gia giao thương với nhau thì
hai bên đều có lợi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia. Lợi thế tuyệt đối được coi là
sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để
cùng sản xuất ra một loại sản phẩm. Mỗi quốc gia chỉ nên xuất khẩu các sản phẩm mà
mình có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu các sản phẩm mà mình không có lợi thế tuyệt đối.
Theo lý thuyết này, sự chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối
sẽ giúp tài nguyên kinh tế của một đất nước được khai thác hợp lý hơn và thông qua trao đổi
mậu dòch quốc tế, tổng khối lượng sản phẩm tiêu dùng sẽ tăng cao hơn và chi phí rẻ hơn so
với các trường hợp phải tự sản xuất toàn bộ trong nước.
Ưu điểm của lý thuyết này: mỗi quốc gia phải chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm
có lợi thế tuyệt đối, đồng thời trao đổi sản phẩm có lợi thế tuyệt đối của các nước khác,
thông qua đó để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Điểm cốt lõi của khái niệm này cho
rằng các quốc gia giao thương đều có lợi trong các hoạt động thương mại quốc tế.
1.1.1.3 Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo
Trong tác phẩm “Những nguyên lý kinh tế chính trò và thuế” xuất bản năm 1817,
David Ricardo cho rằng trong mối quan hệ thương mại quốc tế không nên đặt vấn đề lợi ích
hai bên phải bằng nhau, mà căn bản là hai bên có lợi hơn so với trường hợp không có trao
đổi mậu dòch. Cơ sở của luận điểm trên là lý thuyết về lợi thế so sánh với nội dung căn bản
là: “mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi
thế so sánh và nhập khẩu trở lại các sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh”. Khác
với lợi thế tuyệt đối của A.Smith, lợi thế so sánh của D.Ricardo được hiểu là sự khác biệt
tương đối về năng suất lao động (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để làm ra cùng
một loại sản phẩm. Lý thuyết lợi thế so sánh chỉ ra rằng: dù một quốc gia dù không có lợi
thế tuyệt đối, nhưng lại có lợi thế so sánh (tương đối) về một số loại sản phẩm nhất đònh và
biết cách khai thác tốt các lợi thế này thông qua việc chuyên môn hóa sản xuất và thương
mại quốc tế thì vẫn có thể nâng cao hiệu quả nền kinh tế của mình. Điều này đã khắc phục
được nhược điểm cơ bản về lợi thế tuyệt đối của A.Smith và được coi là một trong những qui
luật quan trọng nhất của kinh tế học phát triển.
1.1.1.4 Lý thuyết về chi phí cơ hội của Haberler:
Theo Haberler, chi phí cơ hội của một sản phẩm X là số lượng sản phẩm loại khác mà
người ta hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vò sản phẩm X. Đồng thời
Haberler cho rằng chi phí cơ hội không đổi cho mỗi quốc gia, nhưng lại khác nhau giữa các
- 5 -
quốc gia khác. Sự khác biệt này là cơ sở làm nảy sinh ra sự trao đổi mậu dòch quốc tế. Nó
cho phép mỗi quốc gia có thể tập trung chuyên môn hóa sản xuất hoàn toàn vào lọai sản
phẩm có chi phí cơ hội thấp nhất, sau đó tiến hành trao đổi hành hóa. Điều này sẽ làm lợi
thế kinh tế của từng quốc gia và toàn thế giới đều nâng cao.
Luận điểm này cho rằng các nước có qui mô nền kinh tế nhỏ bé vẫn có thể chuyên
môn hóa sản xuất hoàn toàn các sản phẩm có lợi thế so sánh, thông qua trao đổi mậu dòch
quốc tế vẫn nâng cao hiệu quả nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, họ sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn do nền kinh tế bò phụ thuộc nhiều vào ngoại thương trong khi giá cả và tỷ giá trao đổi
hàng hóa do các nước có qui mô sản xuất lớn quyết đònh.
1.1.1.5 Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế của Heckscher – Ohlin:
Trong thế kỷ 20, nhiều lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế lần lượt xuất hiện,
nhằm khắc phục các nhược điểm của những lý thuyết cổ điển, nổi bật là tác phẩm “Thương
mại liên khu vực và quốc tế” của 2 nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin
xuất bản năm 1933. Lý thuyết này cho rằng để làm ra sản phẩm cần kết hợp các yếu tố
sản xuất theo những tỷ lệ cân đối khác nhau nhất đònh. Trong điều kiện của nền kinh tế mở,
mỗi nước sẽ hướng đến chuyên môn hóa sản xuất vào những ngành mà nước mình có thể
sử dụng các yếu tố sản xuất một cách thuận lợi nhất, có nguồn cung cấp đồi dào, chi phí rẻ,
chất lượng hàng hóa sản xuất ra tốt hơn các nước khác.
Như vậy, theo qui luật tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất thì sự dư thừa hay khan hiếm
các yếu tố sản xuất quyết đònh đến mô hình thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Một quốc
gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà
quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc
gia đó khan hiếm tương đối, một quốc gia hoàn toàn có thể dựa vào các lợi thế so sánh của
mình để xây dựng chiến lược phát triển cho phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế cần phải
nghiên cứu khai thác các lợi thế so sánh của mình thông qua hoạt động thương mại quốc tế
sao cho hợp lý và hiệu quả nhất trong từng giai đoạn phát triển kinh tế để duy trì và phát
huy lợi thế so sánh một các triệt để nhất, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam.
1.1.1.6 Lợi thế cạnh tranh quốc gia – “Mô hình kim cương của Porter”
Từ trước đến nay, năng lực cạnh tranh quốc tế của một quốc gia thường được giải thích
bằng lý thuyết thương mại quốc tế bắt nguồn từ A.Smith. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu
ngày nay quá phức tạp nên khó giải thích đầy đủ bằng những lý thuyết cũ được. Năm 1990,
Giáo sư Micheal Porter của trường Harvard đã giới thiệu một lý thuyết cạnh tranh mới, mô
hình Porter. Ông phân biệt mô hình của mình với lý thuyết thương mại truyền thống ở chỗ sự
trù phú của một quốc gia không phải được thừa hưởng từ tài nguyên thiên nhiên mà chính là
- 6 -
nhờ vào những quyết đònh mang tính chiến lược. Theo Porter, một quốc gia đạt được lợi thế
cạnh tranh nếu những Doanh nghiệp của nước này xây dựng được năng lực cạnh tranh.
Doanh nghiệp sẽ có tính cạnh tranh thông qua những hoạt động đổi mới sáng tạo, bao gồm
cải tiến công nghệ trong qui trình sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ I.1: MÔ HÌNH KIM CNG CỦA PORTER
Nghiên cứu của Michael Porter nêu bốn thuộc tính của một quốc gia hình thành môi
trường theo đó các Doanh nghiệp đòa phương cạnh tranh, và những thuộc tính này khuyến
khích hoặc kìm hãm việc tạo nên lợi thế cạnh tranh. Bốn thuộc tính đó là:
Yếu tố thâm dụng (factor endowment): vò thế của quốc gia theo đó là những yếu tố đầu
vào cần thiết cho qui trình sản xuất như lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn và
cơ sở hạ tầng. Trong đó, những yếu tố sản xuất “chủ yếu” như lao động có tay nghề, vốn
và cơ sở hạ tầng là những yếu tố được tạo ra chứ không phải thừa hưởng, cần phải được
đầu tư và duy trì mạnh mẽ vì chúng khó sao chép bắt chước và có giá trò dẫn đến lợi thế
cạnh tranh. Những yếu tố thông dụng không xây dụng lợi thế cạnh tranh bền vững được.
Điều kiện nhu cầu (demand conditions): bản chất của nhu cầu nước nhà trong ngành
công nhiệp sản phẩm hay dòch vụ. Thò trường nội đòa khó tính và tinh tế sẽ là một nhân
tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh.
Liên kết và hỗ trợ công nghiệp (relating and supporting industies): sự hiện diện hay vắng
mặt trong một quốc gia của các nhà cung cấp và những ngành công nghiệp liên quan là
sự cạnh tranh có tính quốc tế.
Chiến lược Doanh nghiệp, cấu trúc và sự cạnh tranh (firm stratergy, structure and rivalry):
điều kiện kiểm soát trong một quốc gia theo đó các Doanh nghiệp hình thành, tổ chức,
quản lý và bản chất cạnh tranh nội đòa.
Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cơ hội và vai trò của chính phủ trong mô hình.
Cơ hội
Chiến lược doanh
nghiệp, cấu trúc
và sự cạnh tranh
Liên kết và hỗ
trợ công
nghiệp
Điều kiện nhu
cầu
Yếu tố thâm
dụng
Chính phủ
- 7 -
- Những sự kiện ngẫu nhiên như : đột phá hay phát minh trong công nghệ; chiến tranh,
thiên tai; biến động tỷ giá hối đoái, biến dộng các yếu tố đầu vào, nhu cầu hay sở thích
người tiêu dùng có thể có lợi hay có hại cho vò thế cạnh tranh của Doanh nghiệp.
- Ông cho rằng “vai trò đúng đắn của chính phủ phải là một tác nhân hay yêu cầu; chính
phủ phải khuyến khích hay cả thúc đẩy Doanh nghiệp tăng cường động cơ và xây dựng vò
thế cạnh tranh cao hơn…”. Chính phủ có thể tác động đến “4 thuộc tính” trên thông qua
các biện pháp như : tài trợ trực tiếp hay gián tiếp cho Doanh nghiệp; áp dụng các luật
thuế; qui đònh hay không qui đònh đối với thò trường vốn và kiểm soát hối đoái; chính sách
giáo dục, dạy nghề; những tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, kể cả những qui đònh về
môi trường; chính phủ mua sắm hàng hoá/dòch vụ; ban hành luật chống độc quyền. Quan
hệ hợp tác giữa Doanh nghiệp và chính phủ sẽ không hiệu quả nếu chỉ hợp tác từng
Doanh nghiệp riêng lẻ. Muốn mối quan hệ này đạt được hiệu quả tăng cường sức cạnh
tranh, các Doanh nghiệp cần phải hợp tác liên kết với nhau trong ngành, chú ý đến giải
pháp toàn diện với tầm nhìn chiến lược, ưu tiên lựa chọn những lónh vực quan tâm và tăng
cường chất lượng đối thoại giữa chính phủ và Doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu và phân
tích.
1.1.2. Đặc trưng cạnh tranh của một ngành trong kinh tế thò trường:
1.1.2.1 Môi trường cạnh tranh trong một ngành – “Mô hình 5 áp lực cạnh tranh”
Sơ đồ I.2 : MÔ HÌNH NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH
Theo Michael Porter, bản chất và mức độ cạnh tranh trong một ngành xoay quanh 5
lực lượng, tạo thành bối cảnh cạnh tranh của các Doanh nghiệp. Ông cho rằng bản chất của
việc xây dựng chiến lược là để thích nghi với cạnh tranh. Mục đích của doanh nghiệp là tìm
kiếm những phần nào trong ngành mà họ có thể tự bảo vệ mình tốt nhất trước những lực
lượng cạnh tranh hoặc có thể tác động tới các lực lượng ấy theo cách có lợi cho mình.
1.1.2.2 Các loại hình cạnh tranh chính
Sức mạnh thương
lượng của người bán
Sức mạnh thương
lượng của người
Những người
nhập ngành
Những sản
phẩm thay thế
Những người
mua
Những người
cung cấp
Những nhà cạnh tranh
trong ngành
Mức độ cạnh tranh trong
ngành
Đe dọa của những người nhập ngành
Đe dọa của sản phẩm thay thế
- 8 -
Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế thương mại và chu chuyển trên
phạm vi quốc tế và khu vực đã làm cho thò trường gần như là một thể thống nhất giữa các
quốc gia. Mức độ cạnh tranh không còn bó buộc trong phạm vi của một quốc gia, thò trường
lúc này đã trở thành thò trường quốc tế và là nơi hội tụ các đối thủ cạnh tranh không hề
châm trước hoặc khoan nhượng. Hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói
riêng là cuộc cạnh tranh diễn ra giữa các chủ thể tham gia trên thò trường. Căn cứ vào nội
dung các lý thuyết về thương mại quốc tế, đặc biệt là “mô hình 5 áp lực cạnh tranh” của
Michael Porter có thể rút ra 3 loại hình cạnh tranh chính sau đây:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua: là cuộc cạnh tranh theo qui luật mua rẻ-bán đắt.
Người mua muốn mua rẻ, người bán muốn bán được giá cao. Sự cạnh tranh diễn ra dưới tác
động của nhiều áp lực từ mỗi bên cho đến khi đạt được sự cân bằng chung về giá cả, lợi
ích.
Cạnh tranh giữa các người mua: là cuộc cạnh tranh diễn ra theo qui luật cung cầu. Khi
hàng hóa khan hiếm sẽ làm cung nhỏ hơn cầu, cuộc cạnh tranh giữa các người mua sẽ trở
nên gay gắt và giá cả được đẩy lên ở mức cao, lợi thế lúc này thuộc về người bán. Ngược
lại, khi cầu thấp hơn cung, mức cạnh tranh sẽ không cao, lợi thế thuộc về người mua nào trả
giá tốt hơn.
Cạnh tranh giữa các người bán: là cuộc cạnh tranh cơ bản nhất trên thò trường. Nó được
thực hiện nhằm tranh giành các lợi ích. Trong nền kinh tế thò trường, cuộc cạnh tranh này
ngày càng quyết liệt, kết quả cuối cùng phù hợp với qui luật đào thải.
1.1.2.3 Các chiến lược cạnh tranh cơ bản:
Cạnh tranh trong một ngành trên thò trường quốc tế thực chất là sự cạnh tranh giữa
các thành phần tham gia vào ngành dưới tác động của các yếu tố ngoại vi, các tổ chức,
Doanh nghiệp chính là các chủ thể tham gia vào cuộc cạnh tranh này. Bàn về năng lực
phân biệt và lợi thế cạnh tranh hay những điểm mạnh và những điểm yếu của một ngành
tức là nói tới sự so sánh các mặt, các hoạt động của chủ thể so với các đối thủ cạnh tranh
trong ngành đó. Trên cở sở này, chiến lược cạnh tranh của ngành có thể coi là một chương
trình hành động tổng quát của các tổ chức, Doanh nghiệp trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình giành ưu thế so với đối thủ để thực hiện một số mục
tiêu cụ thể. Bí quyết thành công trong cạnh tranh là phải biết tập hợp các biện pháp giải
quyết sự thích nghi của môi trường bên trong (các nguồn lực) và sự thay đổi thường xuyên
của môi trường bên ngoài (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
…). Trong kinh doanh có nhiều phương thức thực hiện chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên tạm
thời có thể phân ra 3 loại chiến lược cạnh tranh cơ bản mà các tổ chức có thể áp dụng kết
hợp hoặc riêng lẻ:
- 9 -
Chiến lược dẫn đầu hạ giá thành: là loại chiến lược ngày càng phổ biến. Các tổ chức
giành ưu thế trước đối thủ bằng cách áp dụng hàng loạt các biện pháp kinh tế để đạt
được mức chi phí sản xuất thấp nhất. Chiến lược này đòi hỏi các tổ chức khi xây dựng
điều kiện vật chất phải xem xét kết hợp giữa yếu tố qui mô và tính hiệu quả, nó cho
phép tổ chức có giá thành thấp hơn. Để đạt được mục tiêu, tổ chức cần chú ý tăng
cường các biện pháp kiểm soát nhằm tiết kiệm chi phí nhưng không thể xem nhẹ các
yếu tố chất lượng của hàng hóa/dòch vụ hoặc các giá trò đã cam kết với khách hàng.
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: mục tiêu của chiến lược là làm khác biệt hóa sản
phẩm, dòch vụ. Các sự khác biệt này phải được khách hàng chấp nhận về các đặc tính
ưu thế mà đối thủ cạnh tranh không có, không theo kòp hoặc bắt chước được. Các
phương pháp khác biệt hoá sản phẩm được biểu hiện như: sự đòa danh đặc biệt, điển
hình về thiết kế, kiểu dáng, công nghệ sản xuất tiên tiến, các dòch vụ kèm theo, mạng
lưới phân phối, … Việc đầu tư tạo sự khác biệt hoá sản phẩm thường khá cao, các tổ
chức cần phải chú ý vào yếu tố chi phí. Ngoài ra, chiến lược này đôi khi lại loại trừ khả
năng nâng cao thò phần, bởi tính riêng biệt thường không đi đôi với việc phát triển mở
rộng thò trường.
Chiến lược trọng tâm hóa sản phẩm: chủ thể tập trung cung ứng các sản phẩm, dòch
vụ cho một hoặc một nhóm khách hành cụ thể. Chiến lược này chủ yếu sử dụng cho các
tổ chức qui mô vừa và nhỏ hoặc các đơn vò thành viên của các tổ chức có qui mô lớn vì
thường chỉ áp dụng được trong các thò trường có sức ép cạnh tranh yếu, ít sự tấn công
của đồi thủ, qui mô thò trường thường nhỏ.
1.2 TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ BỐI CẢNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Hoạt động thương mại quốc tế của một ngành hay một quốc gia ngoài việc chòu sự
quản lý và chi phối của các chính sách về ngoại thương của Chính phủ thường được xây
dựng trong một bối cảnh kinh tế cụ thể, mà các chính sách này còn liên hệ trực tiếp với thò
trường khu vực và thế giới. Để hiểu rõ hoạt động thương mại cà phê, chúng ta cần xem xét
thực trạng và những diễn biến thương mại của ngành cà phê thế giới, các bối cảnh kinh tế
và sự tác động của chính sách ngoại thương của Việt Nam lên hoạt động xuất khẩu cà phê.
1.2.1 Thực trạng ngành cà phê thế giới
1.2.1.1 Tình hình sản xuất của ngành cà phê thế giới (phụ lục 1)
Hiện trên thế giới có khoảng 75 nước có điều kiện phù hợp để trồng cà phê, với diện
tích tổng cộng khoảng 12 triệu ha, đa số diện tích thuộc sở hữu tư nhân. Mười quốc gia có
diện tích trồng và sản xuất cà phê lớn nhất thế giới (bao gồm 2 loại cà phê chính là Arabica
và Robusta) chiếm khoảng 70% diện tích và gần 80% sản lượng cà phê toàn cầu.
- 10 -
Bảng 1.1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA 10 QUỐC GIA HÀNG ĐẦU
Nước
Trung bình
84 - 88
26,484 602 11,370 6,163 2,685 5,107 2,890 4,288 2,742 2,787
89 - 93
26,384 1,813 14,103 7,133 2,742 4,575 3,619 3,281 2,814 2,261
94 - 98
26,109 5,412 11,996 3,752 3,752 4,834 4,285 3,311 2,866 3,157
99 - 03 35,048 12,472 11,079 6,179 4,839 4,757 4,299 3,933 3,611 3,096
Brazil Vietnam
Colom
bia
Indone
sia
Ethiopia Ugandan Độ Mexico
Guate
mala
Bờ Biển
Ngà
ĐVT: sản lượng = 1.000 bao (60kg/bao) (Nguồn: Tổng hợp số liệu của ICO)
Năng xuất bình quân trên thế giới trong những thập niên 80 trở về trước không cao,
trung bình 600-700 kg/ha. Từ giữa thập niên 90 đến nay, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ
thuật vào lai tạo giống, canh tác, … nên từng bước đã đưa năng suất tăng lên đáng kể, năng
suất bình quân của thế giới đã đạt xấp xỉ 1 tấn/ha kể từ năm 1999.
Bảng 1.2: NĂNG SUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
Quốc Gia Bờ Biển Ngà Uganda Indonesia Thái Lan Ấn Độ Brazil Việt Nam
Năng suất (kg/ha) 450 630 850 950 1,050 1,100 1,700
Chi phí sản xuất trên
mỗi tấn/ha (USD)
1,490 1,322 687 1,056 850 1,321 700
(Nguồn: Neumann Kaffee Gruppe- 2000)
Đặc trưng của sản xuất cà phê toàn cầu là sản lượng theo chu kỳ năm trồi năm sụt và
giai đoạn sau tăng hơn giai đoạn trước, chủng loại cà phê robusta tăng cao hơn so với
arabica và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tổng sản lượng. Năng suất và diện tích
đều tăng, mức độ tăng của diện tích cao hơn trong 10 năm gần đây là nguyên nhân làm cho
sản xuất phát triển quá nhanh, đẩy ngành cà phê thế giới vào tình trạng mất cân đối cung
cầu.
1.2.1.2 Giao dòch thương mại
Nguồn cà phê giao dòch trên thò trường thế giới xuất phát từ khoảng 50 quốc gia sản
xuất có đủ năng lực tham gia xuất khẩu, những quốc gia sản xuất khác chỉ đủ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước. Cà phê nhân thô là mặt hàng xuất chiếm tỷ trọng tuyệt đối
(khoảng 92- 95%) trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của các nước sản xuất. Nhìn chung, do sản
xuất phát triển và tồn kho cao nên xuất khẩu của các nước sản xuất tăng đều hàng năm, cá
biệt năm 1994 và 1995 số lượng giảm là do hạn hán gây mất mùa tại Brazil. (Xem phụ lục
2A)
Biểu đồ I.1: SẢN LƯNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÁC NƯỚC SẢN XUẤT
- 11 -
87.3 85.190.289.285.579.980.377.667.670.575.078.2
5.40
9.47
8.18
11.43
12.88
10.06
11.58
10.15
5.87
5.46
5.25
5.64
0
20
40
60
80
100
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
0
2
4
6
8
10
12
14
Số lượng (triệu bao) Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
Tổng giá trò xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất hàng năm không ổn đònh, kim
ngạch tăng giảm theo nhu cầu tiêu dùng và phụ thuộc rất nhiều vào giá giao dòch. Trung
bình giai đoạn 1997-2003 giá trò kim ngạch giảm 11,3%/năm. Mặc dù lượng tồn kho tại các
nước sản xuất liên tục giảm, đặc biệt giai đoạn 99-03 được xem là mức thấp nhất từ trước
đến nay nhưng cũng không tác động được đến việc tăng giá trò kim ngạch. (Xem phụ lục
2B)
Chỉ riêng 25 quốc gia phát triển gồm Châu Âu, Mỹ, Nhật và Singapore đã nhập khẩu
khoảng 95% lượng cà phê xuất khẩu của các quốc gia sản xuất. Việc nhập khẩu cà phê do
các tập đoàn chế biến chi phối nên chủ yếu chỉ nhập cà phê nhân thô để chế biến phục vụ
nhu cầu tiêu dùng trong nước và tái xuất khẩu sang các nước khác. Mặt khác tổng tồn kho
của các nước nhập khẩu có xu hướng tăng giảm theo giá cả. Giá giảm mạnh từ năm 1999 là
lúc tồn kho liên tục tăng và hiện đang đạt mức cao nhất từ trước đến nay. (Xem phụ lục 3A)
Tổng lượng cà phê tái xuất (đã được tinh chế) trung bình 10 năm gần đây chỉ bằng
khoảng 25,2% so với lượng cà phê xuất khẩu của các nước sản xuất nhưng giá trò lại bằng
41,8%. Vào những năm giá cả xuống thấp, mức chênh lệch này càng cao (giai đoạn 1999-
2003, tỉ lệ này là 27,4% và 53%). Sự chênh lệch này nói lên mức lợi nhuận cao thu được
khi cà phê được chế biến sâu và sự thiếu công bằng trong giao dòch (chỉ nhập cà phê nhân
thô, hạn chế nhập cà phê qua chế biến sâu bằng các hàng rào thuế quan). (Xem phụ lục
3B)
Thông thường giá cả hình thành trên quan hệ cung cầu nhưng giá giao dòch cà phê thế
giới hiện nay hầu như chỉ căn cứ vào giá của những quốc gia nhập khẩu và chế biến cà phê
hàng đầu trên thế giới. Giá có tính quyết đònh trong giao dòch chính thức xuất phát từ giá
Robusta thò trường LIFFE của Luân Đôn và giá arabica thò trường CSCE của New York. Giá
thể hiện tính bất ổn, biên độ dao động lớn, mức độ biến động của giá Arabica ít hơn so với
giá Robusta, giá biến động theo một chu kỳ lớn khoảng 10 năm (72-81, 82-91; 92-2001) và
chu kỳ sau thường thấp hơn chu kỳ trước. (Xem phụ lục 4A)
- 12 -
Biểu đồ I.2: DIỄN BIẾN GIÁ PHỨC HP ICO, ARABICA NEW YORK & ROBUSTA LONDON
65.24
58.86
85.63
145.54
57.02
60.29
34.11
25.88
23.92
49.45
39.56
47.15
118.31
0
25
50
75
100
125
150
175
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Gíá Arabica New York Giá Robusta London Giá phức hợp ICO
Trong khi thò trường cà phê diễn biến theo chiều hướng xấu đối với người sản xuất, giá
bán lẻ tại các quốc gia Châu Âu, Mỹ và Nhật trong 20 năm qua không nhiều biến động và
cao gấp nhiều lần giá bán của người sản xuất. Giá giao dòch xuất nhập khẩu gần đây liên tục
giảm với mức độ ngày càng trầm trọng, tuy nhiên nghòch lý là giá bán lẻ hầu như không
giảm hoặc có giảm nhưng không đáng kể. (Xem phụ lục 4B)
1.2.1.3 Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới (phụ lục 5A và 5B)
Tốc độ tăng của tiêu thụ cà phê thế giới 15 năm gần đây (giai đoạn 1989-2003) rất
thấp, bình quân tăng khoảng 1,3%/năm. Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới sau nhiều năm sút
giảm đang có dấu hiệu phục hồi khả quan, giai đoạn 90-99 tiêu thụ bình quân toàn cầu
97,38 triệu bao/năm thì sang giai đoạn 2000-2003 đã tăng lên 108,5 triệu bao/năm. Tuy
nhiên mức tăng của nhu cầu vẫn thấp so với mức tăng sản xuất cộng với lượng dự trữ khá
lớn đủ sức đáp ứng nhu cầu dù có bất kỳ sự thay đổi nào trong sản xuất. Nhìn chung, tình
hình tiêu thụ cà phê toàn cầu tuy có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn chưa thể tháo
gỡ ngay được.
Bảng 1.3: CÁN CÂN CÀ PHÊ THẾ GIỚI THEO ƯỚC TÍNH CỦA ICO
- 13 -
Chỉ tiêu
TB 90-99 2000 2001 2002 2003 TB 00-03
(1) Tổng sản lượng (*)
97,377
112,334 109,952 119,947 102,477
111,177
(2) Tổng tồn kho toàn cầu
52,756
37,876 39,541 39,661 41,243
39,580
(3) Tổng tiêu thụ toàn cầu
98,393
104,490 108,297 109,329 111,712
108,457
Các nước sản xuất (*)
22,525 25,939 26,829 27,196 27,658 26,906
Châu Âu, Mỹ, Nhật
60,379 60,488 61,283 61,166 62,992 61,482
Các nước khác (**)
15,489 18,063 20,185 20,967 21,062 20,069
Khả năng/tiêu thụ
{(1)+(2)}/(3)
152.6%
143.8% 138.0% 146.0% 128.7%
139.0%
Sản xuất/tiêu thụ
[(1)/(3)]
99.0%
107.5% 101.5% 109.7% 91.7%
102.5%
Tồn kho/tiêu thụ
[(2)/(3)]
53.6%
36.2% 36.5% 36.3% 36.9%
18.1%
Tồn kho/sản xuất
[(2)/(1)]
54.2%
33.7% 36.0% 33.1% 40.2%
35.6%
(Ghi chú: (*) 51 nước sản xuất và xuất khẩu cà phê thuộc ICO; (**) Các nước không thuộc ICO)
ĐVT: lượng-1.000 bao (60kg/bao), tỷ lệ - % (Nguồn: Tổng hợp số liệu của ICO)
Với mức tiêu dùng cà phê bình quân đầu người cao, Mỹ, Nhật và các quốc gia Châu Âu
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiêu dùng cà phê thế giới. Tuy nhiên từ năm 2000 đến
nay mức tiêu dùng có chiều hướng giảm so với thập niên 90. Mặt khác, do mức tiêu dùng cà
phê bình quân đầu người quá thấp của các quốc gia sản xuất và vẫn không có nhiều cải
thiện trong những năm gần đây (bình quân 0,62 kg/người giai đoạn 90-99 tăng lên
0,66kg/người giai đoạn 2000-2003) càng làm cho tình trạng khủng hoảng thừa kéo dài hơn.
Gần đây ICO đã kêu gọi người sản xuất và rang xay thuyết phục người tiêu dùng trên toàn
thế giới uống cà phê nhiều hơn nữa, đặc biệt ở những thò trường chưa khai thác (có truyền
thống uống trà), đồng thời thông qua “Nghò quyết 407” mà nội dung chủ yếu là “Chương
trình nâng cao chất lượng cà phê”, cố gắng loại bỏ cà phê dưới tiêu chuẩn khỏi thò trường,
nhằm giảm tình trạng cung thừa và thúc đẩy cầu, cứu ngành cà phê thế giới thoát khỏi cuộc
khủng hoảng toàn cầu.
1.2.2 Tự do hóa thò trường cà phê thế giới:
Những thay đổi trong thương mại thường bắt nguồn từ sự phát triển và tăng trưởng của
sản xuất. Nhu cầu mở rộng sản xuất cà phê đã làm gia tăng nhu cầu giao dòch, dẫn đến yêu
cầu đòi hỏi sự tự do hóa thương mại. Chính vì thế, ngày 04/9/1989 hệ thống quota của ICO –
Hiệp hội cà phê thế giới tan rã, ICO không còn khả năng áp đặt sản lượng sản xuất và xuất
khẩu lên các quốc gia thành viên mà chỉ đóng vai trò liên kết, chỉ dẫn là chính. Sự kiện này
đánh dấu một bước phát triển mới của ngành cà phê thế giới, đã tác động rất lớn đến nhiều
quốc gia sản xuất cà phê, thúc đẩy sự tự do hóa thương mại cà phê toàn cầu.
Trước ngày 04/9/1989 trong 51 nước sản xuất cà phê thuộc ICO có 25 quốc gia bán cà
phê thông qua các Doanh nghiệp độc quyền do nhà nước quản lý, 11 quốc gia tiêu thụ thông
- 14 -
qua Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, 15 quốc gia còn lại việc tiêu thụ cà phê hoàn toàn
do khu vực tư nhân đảm trách. Hiện nay chỉ còn 3 nước xuất khẩu cà phê thông qua các
Doanh nghiệp độc quyền nhà nước. Các quốc gia còn lại, trong đó 38 quốc gia đều do các
Doanh nghiệp tư nhân đảm trách, các Doanh nghiệp nhà nước có tham gia hoạt động trong
lónh vực này cũng không được ưu tiên và phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh
tế khác.
Tự do hoá thương mại thò trường cà phê toàn cầu kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của
ngành cà phê thế giới trong mười năm gần đây, gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các quốc
gia sản xuất cà phê là chính, sự thiếu công bằng trong giao dòch thương mại có dòp bộc lộ
rõ nét, đồng thời hoạt động thương mại cà phê toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp và khó
dự đoán. Sự gia tăng liên tục về diện tích và sản lượng cà phê toàn cầu làm thay đổi cán
cân cung cầu, mức cung liên tục tăng trong khi nhu cầu không có nhiều thay đổi; các quốc
gia phát triển có tiềm lực tài chính gần như nắm vai trò chủ đạo trong giao dòch cà phê thế
giới; giá cả biến động phức tạp và theo chiều hướng ngày càng xấu, giá cả ngang bằng hoặc
xuống thấp hơn giá thành trong 5 năm gần đây đã khiến ngành cà phê thế giới rơi vào một
cuộc khủng hoảng được xem là trầm trọng nhất trong lòch sử của ngành.
1.2.3 Hệ thống thò trường xuất khẩu cà phê thế giới
Hiện nay các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê sử dụng nhiều hệ thống thò trường
khác nhau nhưng nhìn chung có 4 loại hệ thống thò trường cơ bản sau:
1.2.3.1 Hệ thống thò trường tự do: Trong hệ thống thò trường này, giá bán của người
sản xuất cà phê được quyết đònh trên cơ sở tiêu thụ cà phê trên thò trường thế giới, hiệu
quả của ngành sản xuất cà phê tùy thuộc vào tác động có lợi hoặc bất lợi của tình hình
cung cầu cà phê thế giới. Các tổ chức, hiệp hội cà phê giữ vai trò quản lý về chất lượng
trên cơ sở bắt buộc người sản xuất phải tuân thủ dưới các mức độ khác nhau, được sự
giám sát, hỗ trợ của Nhà nước bằng nhiều chính sách điều tiết chung. Loại hình này
được áp dụng ở một số quốc gia như Brazil, Mexico, Indonesia, Việt Nam, Madagascar.
1.2.3.2 Hệ thống thò trường tự do với các qui đònh của chính phủ: Trong hệ thống
thống thò trường tự do với các qui đònh của chính phủ, thò trường tự do được quyết đònh
bởi giá cả thế giới nhưng chính phủ đóng vai trò lớn hơn như có thể qui đònh việc giám
sát giá cả, kiểm soát chất lượng, cấp giấy phép xuất khẩu và thực hiện các nghiên cứu,
các dự án nhằm mở rộng và phát triển ngành cà phê. Hệ thống này được áp dụng với
mức độ thành công khác nhau tại các nước: Uganda, Cameroon, Papua New Guinea.
1.2.3.3 Hiệp hội các Doanh nghiệp sản xuất cà phê thuộc chính phủ: Loại hình này
thường phổ biến ở các nước Châu Mỹ La tinh, trong đó chính phủ nắm khu vực hiệp hội
sản xuất, chế biến cà phê. Các hiệp hội đóng vai trò hỗ trợ cho sản xuất, chế biến, xuất
- 15 -
khẩu, … mặc dù không áp đặt những bắt buộc về pháp lý đối với người sản xuất là phải
bán cà phê cho các Doanh nghiệp do Chính phủ quản lý hay bán với giá bảo đảm tối
thiểu, nhưng loại hình này đã khẳng đònh được vai trò của Hiệp hội.
1.2.2.4 Hệ thống đấu giá, sàn giao dòch: Hệ thống đấu giá thường được áp dụng để có
được giá xuất khẩu cao và áp dụng đối với các loại cà phê cao cấp hoặc có chất lượng
vượt trội (được sản xuất với công nghệ chăm sóc đặc biệt, trồng ở khu vực có điều kiện
tự nhiên đặc thù, …, xếp hạng cao trong các cuộc thi xếp hạng cà phê được tổ chức
hàng năm). Kenya là nước áp dụng hệ thống này thành công, khích lệ nhiều nước sản
xuất khác như Ấn Độ, Burundi, Ethiopia, Tanzania, Brazil, Colombia, … đưa hệ thống này
vào thò trường xuất khẩu cà phê của mình.
1.2.4 Những chính sách ổn đònh giá cả thò trường và thu nhập cho người sản xuất:
1.2.4.1 Vai trò của Nhà nước:
Hỗ trợ sản xuất: Tự do hóa thương mại thò trường cà phê thế giới đã làm tăng vai trò
điều hành xuất khẩu cà phê của Nhà nước. Nhà nước tham gia điều hành xuất khẩu cà
phê bằng nhiều biện pháp, quan trọng nhất là vấn đề qui hoạch và phát triển cà phê
hướng đến xuất khẩu, đònh hướng sản xuất chất lượng và bền vững. Ngoài ra việc ban
hành và kiểm soát chất lượng, sắp đặt nguồn hàng xuất khẩu, … góp phần rất lớn vào
việc ổn đònh thò trường đồng thời đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người sản xuất.
Kiểm soát ngoại tệ và giá cả: hầu hết chính phủ của các nước sản xuất và xuất khẩu
cà phê đều đã thành lập một hệ thống hành chính để kiểm soát nguồn ngoại tệ thu
được từ hoạt động xuất khẩu cà phê, qui đònh mức giá tối thiểu nếu thấy cần thiết, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của người sản xuất thông qua các chính sách ruộng đất.
Kiểm soát khu vực xuất khẩu: Vai trò của một quốc gia khi tham gia vào xuất khẩu cà
phê được thể hiện qua việc trực tiếp hoặc gián tiếp qui đònh chỉ có các Doanh nghiệp
có đủ điều kiện về tài chính, nghiệp vụ, … mới được tham gia kinh doanh cà phê.
Thuế/trợ giá: giá cả thấp trong những năm đầu thập niên 90 đã buộc nhiều chính phủ
can thiệp bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi hay trợ giá cho người sản xuất. Tiền
vay sẽ được trả khi giá cà phê được cải thiện. Năm 1994 do sương giá ở Brazil, giá cà
phê tăng vọt sau đó cho phép nhiều chính phủ bắt đầu cắt giảm các q này. Đồng
thời khi giá tăng, chính phủ áp dụng thu phí/thuế xuất khẩu đối với cà phê, nhằm ổn
đònh nền kinh tế vó mô và cũng là một biện pháp thu lợi tức.
1.2.4.2 Vai trò của Hiệp hội và các Doanh nghiệp chuyên doanh cà phê:
Trách nhiệm chính của các Doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong môi trường tự do
hoá thương mại ngoài việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu còn ổn đònh giá cả cà phê trên
- 16 -
thò trường nhằm ổn đònh và phát triển sản xuất, bảo đảm lợi nhuận cho người sản xuất-kinh
doanh cà phê. Vai trò của Hiệp hội/Doanh nghiệp chuyên doanh cà phê gồm:
Tiếp cận thò trường trong nước và xuất khẩu: tự do hóa thò trường cà phê trong nước
tại các quốc gia sản xuất cà phê đã làm tăng nhanh sự cạnh tranh giữa việc thu mua
và xuất khẩu của các Doanh nghiệp chuyên doanh cà phê. Cà phê được tiêu thụ nhiều
hơn, người sản xuất cà phê nhận được mức giá bán cao hơn so với trước đây. Điều này
kích thích cả người mua và người bán tập trung phát triển ngành cà phê.
Xúc tiến tuân thủ chất lượng: Hiệp hội liên kết các Doanh nghiệp, hỗ trợ công nghệ
sản xuất và chế biến, đề xuất và giám sát việc thực hiện đúng tiêu chuẩn chất lượng,
… nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các quốc gia trên thò trường cà phê thế giới.
Những nổ lực cân đối giá cả: sau khi hệ thống quota của ICO tan rã, nhiều nước vẫn
dùng “giá chỉ đạo” kết hợp xem xét giá trên các thò trường lớn như New York, London
để áp dụng vào giá giao dòch. Mặc dù giá này thường thay đổi và đôi khi bất lợi, nhưng
các Doanh nghiệp cố gắng tối đa, xu hướng giảm lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu ngày
càng phổ biến nhằm để đảm bảo được giá thuận lợi hơn cho người sản xuất.
Đặt giá tối thiểu: giá cả đôi khi thay đổi bất lợi cho người sản xuất, một số nước mà
điển hình như Colombia áp dụng việc đặt giá sàn thu mua, hệ thống này đảm bảo thu
mua cà phê với giá tối thiểu căn cứ vào giá thành sản xuất, có tác dụng khuyến khích
xuất khẩu đồng thời nhằm kiểm soát tình hình thò trường.
1.2.5 Chính sách ngoại thương tác động đến ngành cà phê của Việt Nam:
Tương ứng với bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới, chính sách ngoại thương của
Việt Nam cũng luôn được điều chỉnh cho phù hợp. Tính từ thập niên 80 trở lại đây, chính
sách ngoại thương của Việt Nam có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn Nhà nước giữ độc quyền tuyệt đối về ngoại thương: kéo dài từ trước năm
1975 đến cuối thập niên 80, về căn bản chính sách này mang dáng dấp của chiến lược sản
xuất thay thế hàng nhập khẩu. Nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển. Cơ chế quản lý độc
quyền và tập trung cao độ của nhà nước không phát huy được tính chủ động, sáng tạo và
chòu trách nhiệm của các ngành, các cấp, các Doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng các nguồn
lực trong hoạt động xuất nhập khẩu kém nên nhòp độ tăng trưởng kim ngạch thấp, cán cân
thanh toán quốc tế thường xuyên mất cân đối, chủ yếu là nhập siêu. Những đặc điểm chính
là:
- Toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu và cung ứng, phân phối hàng hóa đều do các Doanh
nghiệp độc quyền nhà nước đảm nhận.
- 17 -
- Quan hệ ngoại thương mang đậm tính chất quan hệ nhà nước thông qua các Hiệp đònh,
Nghò đònh thư, chủ yếu với Liên Xô và các nước XHCN thuộc Đông Âu.
- Công tác quản lý Nhà nước về ngoại thương thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh về số lượng,
kế hoạch giao cho các ngành, các Doanh nghiệp và được chỉ đạo tập trung thống nhất từ
trung ương đến đòa phương.
Giai đoạn chuyển tiếp từ chiến lược thay thế hàng nhập khẩu sang khuyến khích xuất
khẩu: kéo dài từ cuối thập niên 80 đến năm 1998, bắt đầu từ quyết đònh 217/HĐBT ngày
14/11/1987 phản ánh xu thế chuyển hướng nền kinh tế sang sản xuất hành hóa gắn với thò
trường tiêu thụ, thực hiện hạch toán kinh doanh, thống nhất giá cả,… tiếp đó quyết đònh số
19/HĐBT ngày 12/12/1989 đã chuyển hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống kế
hoạch hướng dẫn gián tiếp, cho phép việc phát triển thò trường và thương mại theo hướng tự
do hóa và cơ chế một giá, chấp nhận nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích liên doanh
liên kết kinh tế, đa phương hoá, đa dạng hóa ngoại thương.
Trong xuất nhập khẩu, Chính phủ ban hành nghò đònh 114/HĐBT ngày 07/4/1992 và
sau đó là nghò đònh 33/CP ngày 19/4/1994 đổi mới quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu theo
hướng đảm bảo sự quản lý thống nhất đối với hoạt động xuất nhập khẩu, nới lỏng cơ chế
quản lý để khuyến khích xuất khẩu ở các vùng khó khăn, mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu
của các Doanh nghiệp sản xuất. Những chính sách và biện pháp cải cách đã góp phần đẩy
lùi tình trạng siêu lạm phát, ổn đònh được nền kinh tế, tạo điều kiện thực hiện tự do hoá
thương mại, làm cho hàng hóa đầy đủ, phong phú, giá cả phản ánh đúng thực trạng nền
kinh tế, sự cạnh tranh xuất hiện làm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển theo hướng có hiệu
quả hơn. Đặc điểm chính của giai đoạn này là:
- Nhà nước chỉ nắm và cân đối các mặt hàng quan trọng thông qua hoạch đònh và phân bổ
một tỷ lệ lớn nhiệm vụ cho các Doanh nghiệp trọng điểm, phần còn lại điều tiết theo cơ
chế thò trường.
- Nhà nước bắt đầu thực hiện cải cách toàn diện hệ thống giá cả, tự do hóa thương mại,
bãi bỏ hầu hết giá nông sản và đa số các loại vật tư hàng hóa, tỷ giá hối đoái được thống
nhất lại và thả nổi theo giá thò trường, lãi suất tiền gởi và vay đều tăng, …
- Hoạt động xuất khẩu được mở rộng hơn, ngoài các Doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trước
đây, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu có doanh số trên
200.000 USD/năm, có thể được Nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp không
phải ủy thác qua các công ty xuất nhập khẩu độc quyền như trước nữa….
Giai đoạn từ tháng 7/1998 đến nay: toàn bộ nền kinh tế đã được tổ chức và cũng cố lại
để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế mở, hướng đến xuất khẩu. Theo nghò đònh
57/1998/NĐ ngày 31/7/1998, tất cả các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp thuộc mọi
- 18 -
thành phần kinh tế, có đăng ký kinh doanh đều được trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hoá và vật tư cần thiết phục vụ sản xuất. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng tiến
đến tự do hoá thương mại hoàn toàn, không phân biệt ngoại thương hay nội thương.
Đồng thời với các chính sách kinh tế trên, các thủ tục quản lý xuất nhập khẩu được
thay đổi cơ bản, các doanh nghiệp có đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu, sau khi ký
hợp đồng ngoại thương đến thẳng Hải quan cửa khẩu nơi trú đóng làm thủ tục thông quan
hàng hoá, riêng các loại hàng hoá xuất nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc phải có giấy phép
(quy đònh riêng của Chính phủ) thì phải kèm theo văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy
phép của Bộ Thương Mại… Ngoài ra, Chính phủ đã thành lập quỹ thưởng xuất khẩu áp dụng
cho mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, sản xuất được thêm nhiều mặt
hàng mới, chất lượng cao hoặc mở rộng thêm thò trường xuất khẩu mới.
Nhìn chung, từ năm 1992 đến nay chính sách ngoại thương của Việt Nam đã có
chuyển biến khá mạnh mẽ và đúng hướng, nhằm thực hiện việc xây dựng nền kinh tế hướng
mạnh đến xuất khẩu, tạo cho các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi, nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh không chỉ ở thò trường trong nước mà còn
vươn đến cả thò trường thế giới và khu vực khác, chuẩn bò tiến tới hội nhập.
Bối cảnh tự do thương mại cà phê thế giới, chính sách ngoại thương thông thoáng, sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cà phê Việt Nam hội
nhập và phát triển mạnh mẽ chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Tuy nhiên, những tiêu cực của sự tự do hoá thương mại cà phê đã dần dần bộc lộ và
ngày càng khó khắc phục. Mặc dù giá cà phê thấp hơn giá thành đã gây khốn đốn cho
người sản xuất nhưng ảnh hưởng không nhiều đến sản lượng toàn cầu bởi vì nhiều nước có
rất ít cây trồng thay thế. Tuy khó có thể chấp nhận, nhưng duy nhất để có được giá hợp lý
là cần những hành động tích cực của các quốc gia sản xuất nhằm điều chỉnh sản lượng phù
hợp với nhu cầu, kết hợp đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ và khuyến khích tiêu dùng cà phê. Như
vậy, để vượt qua cuộc khủng hoảng cà phê toàn cầu, hướng đến phát triển ngành bền vững
đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ không chỉ sự nỗ lực trong phạm vi riêng lẻ mà rất cần sự
phối hợp hành động trong phạm vi các quốc gia trên toàn cầu.
Chương 2 :
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 THỰC TRẠNG NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM.
2.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển
- 19 -
Trong lòch sử phát triển cà phê toàn cầu thì ngành cà phê Việt Nam thuộc loại “sinh
sau, đẻ muộn”, hàng loạt các nước đều đã bắt đầu trồng cà phê từ thế kỷ 18. Cây cà phê
được người Pháp mang đến và trồng thử ở khu vực các nhà thờ Thiên Chúa giáo thuộc Miền
Bắc từ năm 1857. Việt Nam chỉ chính thức sản xuất cà phê từ sau năm 1920, các đồn điền
cà phê rộng khoảng 200-300 ha nằm rải rác từ Bắc vào Nam, do những người Pháp làm
chủ.
Đến năm 1960, Việt Nam chủ trương phát triển ngành trồng cà phê ở Miền Bắc, chủ
yều trồng cà phê chè (arabica) trên các vùng đất bazan ở Tỉnh Nghệ An và cho năng suất
thấp, từ 400-600kg/ha. Vào năm cao điểm, diện tích trồng cà phê ở Miền Bắc đạt khoảng
14.000 ha với sản lượng khoảng 5.000 tấn. Cũng trong thập niên 60, cây cà phê ở Miền Bắc
bò dòch bệnh tấn công. Đây là lần đầu tiên cây cà phê bò chặt bỏ và thay bằng loại cây
khác.
Ở miền Nam, điều kiện chiến tranh kéo dài đã làm cho các đồn điền cà phê không
phát triển được. Trước năm 1975, tổng diện tích cà phê khoảng 15.000 ha với sản lượng
khoảng 7.000 tấn, phần lớn tập trung ở các Tỉnh Tây Nguyên. Số lượng ngày nắng nhiều hơn
và nhiệt độ cao hơn ở Miền Nam thích hợp với loại cà phê vối (robusta) và được trồng tập
trung ở các tỉnh cao nguyên Miền Trung như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum.
Sau ngày hoàn toàn giải phóng, thấy được lợi ích lớn lao của cà phê, Đảng và Nhà
nước chủ trương phát triển loại cây trồng này, ngành cà phê đã thực sự hình thành và phát
triển rất mạnh mẽ. Các số liệu thống kê cho thấy chỉ trong vòng 25 năm (1976-2001) diện
tích đã tăng hơn 37 lần và 147 lần về sản lượng (năm 2001 đạt đỉnh điểm 530.000 ha và
930.000 tấn). Ngoài ra, nhằm tăng lợi ích và đa dạng hoá mặt hàng cà phê, Đảøng và Nhà
Nước có chủ trương và kế hoạch trồng 30.000-40.000 ha cà phê chè (arabica) ở Miền Bắc
và khoảng 30.000 ha ở Miền Nam trước năm 2005 ở những vùng có khí hậu và độ cao thích
hợp.
Từ một quốc gia chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng cà phê trong nước là chính,
trong vòng 10 năm (1990-1999) Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà
phê thứ 2 trên toàn thế giới, riêng cà phê robusta đứng số 1 thế giới. Năng suất cao, sản
lượng nhiều, giá trò kim ngạch xuất khẩu lớn, cây cà phê thực sự giúp nông dân Việt Nam
đổi đời. Có thể khẳng đònh: cây cà phê đã góp phần đắc lực trong công cuộc xoá đói, giảm
nghèo, đặc biệt thúc đẩy kinh tế-xã hội Tây Nguyên phát triển.
Biểu đồ II.1: CẤU TRÚC SẢN LƯNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI (Nguồn: tổng hợp số liệu của ICO)
- 20 -
GIAI ĐOẠN 1994 - 1998
Các nước
khác,
42.6%
Brazil,
26.9%
Mexico,
5.0%
Việt Nam,
5.6%
Indonesia
, 7.6%
Colombia,
12.4%
GIAI ĐOẠN 1999 - 2003
Các nước
khác,
37.8%
Brazil,
31.3%
Mexico,
4.3%
Indonesia
, 5.5%
Colombia,
9.9%
Việt Nam,
11.2%
2.1.2 Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam (Phụ lục 6)
Kể từ năm 1986, nhà nước thực hiện đổi mới kinh tế theo cơ chế thò trường, phát huy
thế mạnh của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, ngành cà phê thực sự bước qua
một thời kỳ mới. Chỉ sau 10 năm mở của, cà phê Việt Nam đã có những bước nhảy vọt về
diện tích (tăng hơn 3 lần) và sản lượng (tăng hơn 11 lần).
Giá cà phê đã tuột xuống mức thấp vào năm 1992, sau đó phục hồi dần và đạt tới
đỉnh cao vào năm 1994-1995 đã tạo nên một cơn sốt cà phê trên toàn Việt Nam. Diện tích
và sản lượng tăng trưởng quá nhanh (giai đoạn 1995-2000 diện tích tăng bình quân
19,8%/năm; sản lượng tăng 27%/năm) đã vượt khỏi tầm kiểm soát của ngành cà phê và
thực tế chúng ta phải trả một giá khá đắt cho sự phát triển quá mức này (hàng ngàn ha
rừng nguyên sinh bò chặt phá tùy tiện, nguồn nước ngầm thiếu hụt và ô nhiễm, góp phần
đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thò trường thế giới, …).
Bản kế hoạch đầu tiên về cà phê được xây dựng năm 1980 đặt mục tiêu cho ngành cà
phê Việt Nam đến năm 2000 chỉ có 180.000 ha với sản lượng 200.000 tấn. Sau nhiều lần
điều chỉnh, con số cũng chỉ nhích lên đến 350.000 ha và 450.000 tấn. Nhưng thực tế hoàn
toàn khác xa, thống kê điều tra năm 2001 gây sửng sốt cho nhiều người kể cả trong ngành
cà phê Việt Nam, diện tích cà phê cả nước đã lên đến 530.000 ha với sản lượng xấp xỉ 1
triệu tấn. Ngược lại với mong đợi, giá cà phê xuống thấp kỷ lục đã làm cho ngành cà phê
thiệt thòi vì sản lượng càng lớn thua lỗ càng nhiều. Giá thấp hơn chi phí sản xuất đã làm
sản lượng sụt giảm, diện tích ngày một thu hẹp, mùa vụ 2001/2002 chỉ còn 470.000 ha và
tiếp tục giảm xuống 450.000 ha vào mùa vụ 2002/2003.
Do điều kiện tự nhiên nước ta phù hợp với giống cà phê robusta nên tỷ lệ loại này rất
cao và chiếm trên 96% trong tổng diện tích cà phê, tập trung phần lớn ở Tây Nguyên, còn
lại là cà phê arabica (năm 2000 khoảng 20.000 ha, trong đó 15.000 ha được trồng tại các
tỉnh phía Bắc, số còn lại rải rác tại khu vực Tây Nguyên). Trong tổng diện tích cà phê, Nhà
nước chỉ quản lý trực tiếp hoàn toàn hoặc một phần khoảng 80.000 ha tức chỉ chiếm chừng
15%, còn lại 85% diêïn tích thuộc thành phần kinh tế tư nhân của hộ gia đình, trang trại.
- 21 -
2.1.3 Chế biến và tiêu thụ cà phê nội đòa
Chế biến cà phê phục vụ xuất khẩu được thực hiện thông qua 2 công đoạn: sơ chế và
chế biến sâu. Công đoạn sơ chế có 3 phương pháp chính: chế biến khô, chế biến ướt và bán
ướt. Phần lớn cà phê thuộc sở hữu tư nhân nên phương pháp chế biến khô thường được sử
dụng vì công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thấp, nhưng chất lượng không đồng đều và phụ
thuộc nhiều vào thời tiết. Phương pháp chế biến ướt và bán ướt đảm bảo chất lượng và lợi
ích tiêu thụ sản phẩm nhưng công nghệ phức tạp, vốn đầu tư lớn và đòi hỏi các biện pháp
xử lý chất thải nên chỉ có một số Doanh nghiệp, nông trường lớn đủ khả năng áp dụng.
Sau năm 1975, chúng ta mới có một ít xưởng chế biến cũ kỹ, chắp vá với công suất
rất thấp. Giữa những năm 90, nhu cầu xuất khẩu cà phê tăng vọt, ngoài việc nhập khẩu hơn
10 dây chuyền chế biến của Brazil, chúng ta cũng đã tự lắp ráp chế tạo nhiều máy móc,
thiết bò sao chép theo mẫu của nước ngoài nhưng công suất còn rất hạn chế. Do năng lực
chế biến quá thấp (toàn quốc có khoảng 40 dây chuyền chế biến hiện đại thuộc các DNNN
cà phê hàng đầu) nên giá xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp so với các nước khác trong khu
vực như Indonesia, n Độ, Thái Lan, … từ 50-100 USD/tấn/loại. Những năm gần đây, nhiều
công ty, nông trường đã đầu tư xây dựng các xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh với các
thiết bò nhập từ Brazil, Đức. Tuy vậy, mức độ đầu tư vào chế biến đã không theo kòp mức độ
tăng sản lượng, phần lớn các đầu mối thu gom cà phê nhân từ các hộ nông dân rồi sơ chế
hoặc tái chế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu để xuất khẩu. Với năng lực chế biến hiện
tại, chúng ta chỉ đủ khả năng đáp ứng 70%-80% sản lượng cà phê đạt yêu cầu chất lượng
xuất khẩu.
Việt Nam chỉ có 2 loại cà phê được chế biến sâu là cà phê rang xay và cà phê hòa
tan. Trước đây chỉ có một số Doanh nghiệp nhà nước và các cơ sở tư nhân tiến hành rang
xay cà phê bằng phương pháp thủ công chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội đòa. Hiện chỉ có 3
nhà máy chế biến cà phê thuộc Công ty cà phê Biên Hòa thuộc Vinacafe, Nestlé Thái Lan,
Công ty Cà phê Trung Nguyên có thể sản xuất cà phê uống ngay nhưng công suất nhỏ
(khoảng vài nghìn tấn/năm), sản phẩm phần lớn được bán ở thò trường trong nước và xuất ra
nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và nhiều nước Đông Âu.
Tiêu thụ cà phê trên thò trường nội đòa hiện nay đang tăng, song mức tăng rất thấp.
Khối lượng cà phê tiêu thụ mỗi năm ước đạt 30-35 nghìn tấn, mức thấp so với một nước sản
xuất cà phê hàng đầu thế giới. Tuy vậy, khác xa truyền thống uống trà trước đây, giới trẻ
hiện đang thích nghi với thói quen uống cà phê. Trước đây vấn đề tinh chế cà phê ít được
quan tâm do chưa đủ điều kiện hoặc nhu cầu tiêu dùng chưa rộng rãi, khoảng vài năm gần
đây vấn đề cà phê chế biến hay cà phê có giá trò gia tăng đã nổi lên thu hút dư luận rất
nhiều. Thấy rõ cà phê nhân qua chế biến đã nâng cao giá trò lên nhiều lần, nhiều Doanh
nghiệp đã tham gia đầu tư chế biến sâu như Phước An, Thắng Lợi, Highland, Thu Hà, … đẩy
- 22 -
mạnh sự tích cực đa dạng hoá và cải thiện chất lượng, góp phần làm sôi nổi thò trường cà
phê trong nước.
2.1.4 Giá cả, Xuất khẩu & dự trữ cà phê (Phụ lục 7)
Vào những năm 1994, 1995 đến 1998, cũng như nhiều quốc gia sản xuất cà phê khác,
thò trường cà phê Việt Nam được giá cả kích thích đã trở nên hết sức sôi động. Giá cà phê
Robusta trên thế giới có lúc đạt đến 3.600-4.000 USD/tấn. Giá cà phê xuất khẩu đạt mức
bình quân trên dưới 2.000 USD/tấn Robusta, giá bán cà phê trong nước dao động từ 20-35
triệu đồng/tấn đã làm người ta đổ xô trồng cà phê, đua nhau mua bán, xuất khẩu cà phê.
Trong vòng 10 năm (1992-2001) lượng cà phê xuất khẩu tăng đều đặn với mức tăng
bình quân 26,8%/năm. Tuy nhiên, do phụ thuộc quá lớn vào tình hình cung-cầu và giá cả cà
phê thế giới nên kim ngạch không ổn đònh. Từ năm 1999 đến nay, trong bối cảnh thò trường
cà phê thế giới bò khủng hoảng thừa, ngành cà phê Việt Nam không những không được
hưởng thành quả đầu tư như mong muốn, mà thậm chí còn rơi vào giai đoạn cực kỳ khó
khăn. Giá cà phê xuất khẩu năm 2001 chỉ bằng 1/6 so với năm cao điểm 1995. Điển hình
chỉ trong vòng 3 năm (1999-2001), giá cao điểm năm 1999 là 1.400 USD/tấn có lúc xuống
chỉ còn 340 USD/tấn vào năm 2001. Năm 2002 giá có nhích lên chút ít nhưng không đáng
kể do sản lượng cà phê toàn cầu đã kòp đạt mức cao nhất trong lòch sử.. Giá có cải thiện
vào năm 2003 nhưng vẫn thấp hơn chi phí sản xuất và chưa đủ kích thích người sản xuất và
xuất khẩu.,
Tham gia vào “sân chơi” cà phê thế giới, Việt Nam bước đầu đã quan tâm đến lượng
tồn kho nhằm bình ổn tình hình giá cả và xuất khẩu nhưng với khả năng tài chính hạn hẹp,
lượng dự trữ còn rất thấp so với mức cần thiết (thông thường khoảng 20%- 30% lượng xuất
khẩu hàng năm). Điều này rất bất lợi cho việc hoạch đònh chiến lược xuất khẩu của ngành.
2.1.5 Chính sách cho ngành cà phê Việt Nam
Ngày 04/01/1990, Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam (VICOFA) ra đời, là tập hợp và đại
diện cho các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và thể nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh
nhằm phối hợp có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thò trường trong nước và
ngoài nước. Là cầu nối giữa các Doanh nghiệp, hội viên và Nhà nước.
Ngày 26/3/1991, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức cà phê thế giới. Đồng
thời Việt Nam đã thông qua Hiệp đònh cà phê quốc tế vào năm 2001, có hiệu lực trong 6
năm.
Đến nay, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành 5 bản tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN) đối với mặt hàng cà phê nhân. Để trợ giúp Doanh nghiệp trong việc trực tiếp
xuất khẩu cà phê, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê nhân TCVN 4193-86 ra đời năm 1986
- 23 -
dựa trên 3 tiêu chí chính là hàm lượng nước, tỷ lệ hạt đen/vỡ và hình thức bên ngoài. Để
tăng cường vò thế của ngành cà phê Việt Nam trên thò trường quốc tế, TCVN 4193-86 đã
được điều chỉnh thành TCVN 4193-93 năm 1993, năm 2001 TCVN 4193-2001 ra đời phù
hợp hơn với các tiêu chuẩn của quốc tế, từ chỗ căn cứ vào một vài chỉ tiêu đơn giản chuyển
sang xếp hạng theo phương pháp tính lỗi trong một mẫu cà phê nhân.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã cam kết thực hiện “Nghò quyết 407 của ICO: Chương
trình nâng cao chất lượng cà phê” bắt đầu áp dụng từ 01/01/2003. Mục đích của chương
trình này là hạn chế đưa cà phê chất lượng kém vào tiêu thụ nhằm cân đối cung cầu cà phê
thế giới và cải thiện tình hình khủng hoảng cà phê hiện nay.
2.1.6 Đánh giá hiện trạng ngành cà phê của Việt Nam
Sự tăng trưởng về diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam quá ồ ạt, mang tính tự
phát và có sự mất cân đối giữa sản xuất và chế biến. Mặc dù đã có những qui đònh về tiêu
chuẩn cà phê nhân xuất khẩu nhưng nhìn chung lâu nay việc mua bán không theo tiêu chuẩn
nhà nước, việc qui đònh chất lượng trong các hợp đồng mua bán còn đơn giản và mang tính
thõa thuận giữa người mua và người bán nên chưa tạo thành sức ép thúc đẩy việc đầu tư, cải
tiến công nghệ chế biến. Chế biến phần lớn bằng phương pháp thủ công nên cà phê nhân
thường có chất lượng chưa cao, giá bán thường thấp, ảnh hưởng xấu đến thu nhập của ngành
và gây nên phản ứng bất lợi cho Việt Nam ở một số nước sản xuất cà phê truyền thống.
Trên 95% sản lượng dành cho xuất khẩu, lượng tiêu dùng nội đòa của Việt Nam còn rất
thấp. Tuy là một quốc gia có truyền thống uống trà nhưng những năm gần đây xu hướng tiêu
dùng cà phê đã cải thiện đáng kể. Bên cạnh chế biến các loại cà phê nhân xuất khẩu, Việt
Nam chỉ có 2 loại cà phê được chế biến sâu là cà phê hòa tan và cà phê rang xay.
Môi trường cạnh tranh khốc liệt, giá cà phê diễn biến phức tạp và ngày càng bất lợi
đối với nhà sản xuất lẫn Doanh nghiệp khi tham gia vào thò trường cà phê thế giới. Mặc dù
là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta, bên cạnh thiệt thòi vì bò ép giá so với những
quốc gia xuất khẩu khác, Việt Nam không có khả năng khắc phục tính chu kỳ của giá cả,
phòng ngừa rủi ro, không tác động được giá xuất khẩu của thò trường thế giới. Mạng lưới
thông tin liên lạc vẫn còn yếu, thông tin thương mại điện tử chưa phổ biến. Công tác nghiên
cứu và dự báo thò trường, đặc biệt là sự quan tâm tích cực của Nhà nước trong vấn đề tài
trợ, xúc tiến thương mại đóng một vai trò quan trọng nhưng chưa mạnh. Thiếu khả năng tài
chính để có thể trữ hàng bình ổn xuất khẩu và chờ giá; tranh mua tranh bán, xuất ồ ạt vào
thời điểm thu hoạch góp phần đáng kể vào sự giảm sút của kim ngạch xuất khẩu cà phê.
Chiếm lượng lớn trong tổng nguồn cung toàn cầu cho dù sản lượng cà phê trong những
năm gần đây đã được “điều chỉnh”, sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam có ảnh hưởng
lớn đến thò trường cà phê thế giới, do vậy một mặt không những tăng cường sự bền vững
- 24 -
cho mình, cà phê Việt Nam cần phải góp phần cùng các nước sản xuất lớn khác ổn đònh thò
trường thế giới. Muốn vậy, ngành cà phê cần nhanh chóng hội nhập với cà phê quốc tế
thông qua việc tiêu chuẩn hóa mặt hàng cà phê nhằm hạ giá thành sản phẩm và bảo đảm
các tiêu chuẩn về chất lượng, đẩy mạnh thâm nhập vào các thò trường lớn, mặt khác cần có
chiến lược liên kết với các nhà rang xay cà phê, những người đang ảnh hưởng đến mắt xích
thò trường để có được giá cả ổn đònh, đồng thời tạo được nhóm liên kết với nông dân.
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
2.2.1 Đôi nét khái quát về Tỉnh Đắk Lắk (phụ lục 8)
Đắk Lắk là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, nằm phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, có độ
cao trung bình 400-800 m so với mực nước biển, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây
Bắc. Phía Bắc giáp Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía Nam giáp Lâm
Đồng và Bình Phước, phía Tây giáp Tỉnh Mundunkiri (Campuchia) với đường biên giới dài
240km. Hệ thống giao thông khá phát triển so với các tỉnh miền núi khác trong cả nước, có
quốc lộ 14 chạy qua nối các tỉnh Tây Nguyên với nhau và với các tỉnh Miền Trung, Đông
Nam Bộ và TP.Hồ Chí Minh, sân bay Buôn Mê Thuột trong hệ thống hàng không quốc gia.
Tỉnh Đắk Lắk có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng khác nhau tạo khả năng cho phát
triển công nghiệp. Có hai nhóm đất chính chiếm ưu thế cả về diện tích và ý nghóa sử dụng
là nhóm đất xám (Acrisols) và nhóm đất đỏ bazan (Ferrasols). Đặc biệt khoảng 550.000 ha
đất đỏ Bazan có độ dốc nhỏ hơn 15
0
, tầng dày lớn hơn 20cm là nguồn tài nguyên rất quý
giá, thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày (chiếm gần 60% diện tích ngành trồng
trọt, giá trò sản xuất thường chiếm tỷ lệ trên 70% của ngành trồng trọt, trên 60% giá trò
ngành nông lâm nghiệp, trên 90% giá trò kim ngạch xuất khẩu và trên 50% GDP của Đắk
Lắk).
Tài nguyên rừng hiện đang được quản lý và khai thác theo hướng sử dụng bền vững và
xã hội hóa nghề rừng. Chú trọng làm giàu và tái sinh rừng, ưu tiên khoanh nuôi, quản lý và
bảo vệ rừng, tổ chức sản xuất nông lâm kết hợp theo kiểu trang trại. Đẩy mạnh và tạo môi
trường thông thoáng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào việc trồng rừng.
Toàn tỉnh có ba hệ thống sông chính: sông Sêrêpốk (2 nhánh chính: sông Krông Ana
và sông Krông Nô); sông Ba (gồm 2 nhánh: sông Krông Năng và sông Krông Hinh) và sông
Đồng Nai. Đắk Lắk có trên 833 suối với chiếu dài hơn 10 km. Nguồn nước ngầm tương đối
lớn, ngoài ra gần 400 hồ tự nhiên và nhân tạo có diện tích mặt thoáng trên 6.000 ha, độ
sâu từ 3-25 m với tổng dung tích 250-450 triệu m
3
nước. Đây có thể coi là kho chứa nước
phục vụ nhu cầu dân sinh, tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản, tham quan du lòch, bảo vệ môi
trường.
- 25 -
Trước năm 1975, tỉnh chỉ có 5 công trình thủy lợi phục vụ tưới cho 200 ha lúa nước.
Sau năm 1975 nhà nước đã chú ý đầu tư phát triển thủy lợi ở Tây Nguyên nói chung và ở
Đắk Lắk nói riêng. Đến năm 2000 đã xây dựng được 485 công trình thủy lợi với tổng dung
tích khoảng 325 triệu m
3
nước. Thuỷ lợi ngoài việc phục vụ dân sinh, công nghiệp còn góp
phần điều hoà khí hậu, ổn đònh sinh thái, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất.
Hiện nay, Đắk Lắk có gần 43 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó dân tộc ít
người chiếm khoảng 30%, dân tộc kinh chiếm 70%. Mức tăng dân số bình quân của Đắk
Lắk cao hơn so với trung bình cả nước, một mặt do tỷ lệ tăng tự nhiên cao, mặt khác số dân
đến Đắk Lắk do sự điều động của nhà nước và di cư tự do đã làm tăng lượng dân số đáng
kể. Nguồn lao động năm 2002 là 1.021.511 người (51% dân số); lực lượng lao động trong
ngành nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm bình quân 70-80%/tổng lao động.
Kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất là giai đoạn 1991-1995, tốc độ tăng bình quân
75%/năm, giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng kim ngạch bình quân 10,9%/năm. Từ năm 2000
đến 2002 do giá nông sản liên tục giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể. Cơ
cấu sản phẩm xuất khẩu của Tỉnh Đắk Lắk trong suốt thời kỳ 1991-2003 phụ thuộc quá
nhiều vào sản phẩm nông nghiệp, hàng qua chế biến rất ít, trong đó Cà phê nhân là mặt
hàng chủ lực trong tổng giá trò xuất khẩu của Đắk Lắk, chiếm tỷ trọng trung bình 95% cơ
cấu giá trò xuất khẩu của tỉnh, còn lại là hạt tiêu, điều nhân, cao su, mật ong, gỗ, …
Kinh tế–xã hội của Đắk Lắk thời kỳ 1990–2003 tuy có nhiều khó khăn, thách thức
nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (11,34%/năm) vẫn cao so với mức tăng trưởng
bình quân của cả nước, đặc biệt đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa được cải thiện khá
tốt.
Với 80% dân số sản xuất, thu nhập từ nông lâm nghiệp nên Đắk Lắk được xem là Tỉnh
có nền kinh tế thuần nông. Nông lâm nghiệp Đắk Lắk trong thời gian qua là một ngành kinh
tế lớn, có mức độ tăng trưởng bình quân cao nhất, được chú trọng đầu tư mạnh và chiếm tỉ
trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Sản xuất nông nghiệp tuy đã phát triển toàn diện,
sản lượng lương thực và nông sản hàng hóa ngày càng nhiều đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng
và xuất khẩu, nhưng sản xuất chưa thực sự gắn kết với thò trường, chất lượng nông sản còn
thấp, sức cạnh tranh chưa cao, một số cây trồng mở rộng diện tích quá nhanh, đất đai sử
dụng không hợp lý, tài nguyên rừng và tài nguyên nước suy giảm cả về số lượng và chất
lượng, cân bằng sinh thái, môi trường diễn biến theo chiều hướng xấu, hạn hán lũ lụt và các
hiện tượng thời tiết bất thường, … đã và đang gây rất nhiều khó khăn cho người dân.
Đắk Lắk hoàn toàn phù hợp để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú
với năng suất và chất lượng cao. Song để tiếp cận một nền nông nghiệp hiện đại hoá cần