Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn giáo dục tiểu học các cấp ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.13 KB, 16 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
Giáo dục Tiểu học các cấp ở cơ sở”

Người thực hiện: NGUYỄN ĐẠT
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2012 - 2013


 Hiện vật khác

1


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN ĐẠT
2. Ngày tháng năm sinh: 11 – 4 - 1958
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 1L Cư xá Phúc Hải, P. Tân Phong, Tp. Biên Hoà
5. Điện thoại:
6. Fax:
7. Chức vụ:

3842439 (CQ) / 3826878(NR); ĐTDĐ: 0913.755855
/

E-mail:

Trưởng phòng

8. Đơn vị công tác: Phòng GDTH – Sở GD&ĐT Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
1. Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
2. Năm nhận bằng: 1985, 2005
3. Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn Anh, Giáo dục chính trị
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lí giáo dục tiểu học
- Số năm có kinh nghiệm: 30 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng trong trường tiểu học
(2009-2010)
2. Tham mưu chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hội thi GVDG các cấp ở
giáo dục tiểu học (2010-2011)
3. Xây dựng nền nếp và nâng cao chất lượng thực hiện SKKN ở cấp Tiểu học
(2011-2012)

2


BM03-TMSKKN

Tên sáng kiến kinh nghiệm :

“Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
Giáo dục Tiểu học các cấp ở cơ sở”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhiều năm qua, công tác sinh hoạt chuyên môn (SHCM) ở các trường phổ
thông nói chung và trường tiểu học nói riêng đã được tổ chức thực hiện và duy trì
khá thường xuyên theo định kì quy định. Chất lượng của nội dung, hình thức và tần
suất tổ chức SHCM các cấp ở cơ sở giáo dục luôn là một trong những trọng tâm
chủ yếu của các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lí giáo dục.
Từ kết quả của nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên môn, chúng ta hoàn
toàn có thể khẳng định rằng những thành quả về chất lượng giáo dục toàn diện của
một đơn vị bao giờ cũng có phần đóng góp quan trọng và trực tiếp từ chất lượng
các buổi SHCM tiến hành tại đơn vị ấy. Tuy nhiên, trên bình diện chung và do
nhiều nguyên nhân khác nhau, chất lượng SHCM các cấp tổ, khối và nhà trường

thường được ghi nhận trong các văn bản kết luận thanh tra, kiểm tra là nặng tính
hành chính, thông báo sự vụ hay thông tin một chiều, thiếu tính chuyên sâu về
nghiệp vụ, chưa tạo điều kiện để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi học
thuật, nghiệp vụ chuyên môn. Những tồn tại trên đã kéo dài khá nhiều năm ở một
số địa phương và ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau, tại những thời điểm khác
nhau.
Với lí do trên, nội dung SKKN với đề tài “ Biện pháp nâng cao chất lượng
sinh hoạt chuyên môn Giáo dục Tiểu học các cấp ở cơ sở” là đúc kết kinh nghiệm
mà tôi đã nghiên cứu và phối hợp với các phòng ban chức năng liên quan và các
phòng Giáo dục-Đào tạo để tham mưu Lãnh đạo Sở kiên trì chỉ đạo đổi mới công
tác chỉ đạo, quản lí chuyên môn để từng bước nâng cao chất lượng SHCM Giáo
dục Tiểu học các cấp ở cơ sở trong những năm gần đây.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Thuận lợi – Nguyên nhân
a) Sinh hoạt chuyên môn đã là một hoạt động nghiệp vụ rất quen thuộc đối
với mỗi người giáo viên bởi lẽ đó là một việc làm thường xuyên trong hoạt động
của nhà trường. Hầu hết các cơ sở giáo dục đều tiến hành SHCM theo đúng quy
định về tần suất với nhận thức đây là một trong các hình thức bồi dưỡng nâng cao
năng lực cho giáo viên và hy vọng có thể góp phần nâng cao chất lượng học tập
của học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
b) Nội dung SHCM được các cấp quản lí giáo dục hướng dẫn và cụ thể hóa
trong từng chu kì Bồi dưỡng thường xuyên (5 năm/lần) và hàng năm thông qua
3


Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học ở cấp Tiểu học, cũng như trong nội dung
tập huấn của các Chương trình, Dự án,.. như Chương trình Nâng cao chất lượng
dạy học tiểu học của Bộ GD&ĐT phối hợp Tổ chức Oxfarm (Vương quốc Anh),
Chương trình Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học của Tổ chức Cứu trợ Nhi

đồng Úc, Dự án Phát triển giáo viên tiểu học, Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn, Dự án Trường học mới Việt Nam,... Các tài liệu tập huấn
từ những Chương trình, Dự án này là nguồn tư liệu rất quý giá và bổ ích cho cán
bộ, giáo viên tiểu học nghiên cứu, học tập, chia sẻ trong các buổi SHCM các cấp
và vận dụng vào thực tiễn soạn giảng.
c) Các cơ quan và cán bộ quản lí giáo dục các cấp đều có những nỗ lực liên
tục nhằm đổi mới phương thức tổ chức SHCM ở cơ sở. Trong những năm qua,
các phòng GD&ĐT và Sở đã có nhiều hội nghị chuyên đề về quy trình tổ chức
SHCM và các lớp tập huấn bồi dưỡng năng lực quản lí, điều hành hoạt động
chuyên môn cho cán bộ quản lí cấp trường và các tổ khối trưởng.
2. Tồn tại – Nguyên nhân
a) Nội dung nhiều buổi SHCM chưa bám sát nhu cầu học tập, rèn luyện của
giáo viên cũng như yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo chỉ đạo
chung của ngành, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy
học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Nhiều buổi SHCM có nội
dung hầu như trùng lặp với nội dung cũ trong các năm trước (tại cùng thời điểm,
cùng nội dung công việc) nên không thu hút được sự quan tâm thực sự của giáo
viên. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên có tâm lí xem nhẹ tác dụng của
SHCM, chưa thực sự say mê với chuyên môn, nên ít tham gia ý kiến hoặc ít quan
tâm đến nội dung sinh hoạt.
b) Chất lượng thực hiện hai nội dung quan trọng và thường xuyên trong
SHCM là thăm lớp - dự giờ, trao đổi ý kiến về tiết dạy và về sáng kiến-kinh
nghiệm/đề tài khoa học (SKKN) của đồng nghiệp thường không đảm bảo tính khoa
học, khách quan nên chưa thật sự có tác dụng hỗ trợ nhau cùng tiến bộ trong nghề
nghiệp.
- Do xuất phát từ quan điểm chưa đúng đắn về mục đich của tiết dự giờ là để
đánh giá kĩ năng dạy học, năng lực chuyên môn của giáo viên và mục đích việc
trao đổi nhận xét về SKKN là để xếp loại danh hiệu thi đua, nên trong thực tế ở cơ
sở khó tránh khỏi việc hình thành một áp lực tâm lí khá tiêu cực cho cả người
dạy/trình bày SKKN và người dự.

Trong quá trình trao đổi ý kiến, thông thường có hai thái độ trái chiều nhau
trong mỗi vai trò:
+ Đối với người dạy: (1) chỉ ngồi nghe, thụ động hoặc khiêm tốn tiếp thu,
hoặc (2) phản kháng tiêu cực đối với những phán xét, đánh giá của người dự.
+ Đối với người dự: khi được mời phát biểu, (1) nếu chỉ toàn khen lại sợ
người khác nghĩ mình kém cỏi; (2) nếu có nhiều ý kiến góp ý thì lại sợ làm tổn
thương và ảnh hưởng đến kết quả xếp loại của đồng nghiệp.
4


Từ những suy nghĩ và thái độ như trên, nhiều giáo viên thực sự tin rằng họ chỉ
có thể học được rất ít từ đồng nghiệp. Quan điểm phổ biến là hầu hết giáo viên khi
dạy học (hoặc làm SKKN) đều bám sát vào sách giáo viên và các tài liệu hướng
dẫn khác, do vậy cấu trúc bài học, tiến trình lên lớp (hoặc SKKN) gần như giống
nhau nên cảm thấy nhàm chán. Họ đi dự giờ cốt để đủ số tiết theo quy định và họ
tham gia ý kiến về SKKN của đồng nghiệp một cách chiếu lệ cho đủ thủ tục bình
xét danh hiệu thi đua. Động cơ và mục đích khoa học giáo dục trong hai hoạt động
quan trọng này của quá trình SHCM hầu như rất mờ nhạt.
c) Hình thức tổ chức SHCM còn đơn điệu, chậm được cải tiến. Rất nhiều buổi
SHCM được tổ chức theo phương thức “họp” với một tiến trình phổ biến là tổ,
khối trưởng hoặc người được phân công trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các
thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế). Sau đó lấy ý kiến của tập thể (hầu như là
nhất trí). Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát
biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Trong chừng mực nào đó, hình thức tổ chức SHCM cũ đã gần như rơi vào chủ
nghĩa hình thức, “họp” để có họp và để ghi biên bản (mà trong đó, nội dung chủ
yếu là sao chép nội dung tài liệu chuyên môn đã phổ biến) nhằm đảm bảo đủ tần
suất SHCM theo quy định và có tính đối phó với công tác thanh kiểm tra của cơ
quan cấp trên hơn là vì sự tiến bộ của đội ngũ.
d) Việc quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc và

kiểm tra thường xuyên của cán bộ quản lí cấp cơ sở.
Nhiều hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chưa có sự đầu tư đúng mức về nội dung,
nhân lực và các điều kiện hỗ trợ khác cho các buổi SHCM ở trường; chưa chỉ đạo,
hướng dẫn sâu sát nội dung SHCM cấp tổ, khối; một bộ phận không nhỏ cán bộ
quản lí cơ sở không thường xuyên tham dự các buổi SHCM cấp tổ khối.
Tổ trưởng tổ chuyên môn chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm
lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp;
chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ
động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến
để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
e) Cá biệt ở một số trường do cơ sở vật chất không đảm bảo, hoặc thiếu giáo
viên (số lượng GV quá thấp) nên không đủ thời gian, điều kiện về nhân lực để tổ
chức SHCM đảm bảo chất lượng.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. Cơ sở lý luận
1) Về thuật ngữ
- “Sinh hoạt chuyên môn” là gì?
5


Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học – Viện Khoa học xã hội Việt
Nam – 1992) thì “sinh hoạt’ là:
Danh từ chỉ: (a) Những hoạt động thuộc về đời sống hằng ngày của một
người hay một cộng đồng người (nói tổng quát); (b) Những hoạt động tập thể của
một tổ chức.
Động từ chỉ: (a) Sống cuộc sống riêng hàng ngày; (b) Họp để tiến hành
những hoạt động tập thể.
Vậy, “sinh hoạt chuyên môn” là những hoạt động có hai tính chất chính rõ
rệt sau đây:
- tính tập thể của một tập hợp người trong một tổ chức;

- tính chuyên môn nghiệp vụ đặc thù và cụ thể.
2) Về pháp lí
Đơn vị cơ sở tiến hành SHCM là Tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn được quy
định rõ về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể tại Điều 18 Điều lệ Trường tiểu học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), theo đó:
(1) Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện,
thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu
có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
(2) Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
(a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
(b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành
viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
(c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
(3) Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác
khi có nhu cầu công việc.
B. Cơ sở thực tiễn
1) Thực tiễn cho thấy, ở trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo chuyên
môn có hiệu quả thì SHCM có nền nếp, nội dung sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục
tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụ năm học, tháo gỡ
kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo
viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinh từng bước
được nâng lên. Ngược lại, trường nào công tác quản lí thiếu khoa học, buông lỏng
quản lí chuyên môn thì SHCM không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ
sài, không thu hút được giáo viên và từ đó, nền nếp và chất lượng ở trường đó
không cao.
2) Giáo viên tiểu học vừa làm công tác chủ nhiệm vừa dạy các môn học của

6


một lớp nên thường không có nhiều thời gian nhàn rỗi nếu thực tâm muốn hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Do đó, yêu cầu thực tế đối với công tác quản lí chuyên môn
trong nhà trường là làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia SHCM, làm cho
giáo viên thấy cần phải tham gia SHCM và có nhu cầu SHCM vì nhận thức được
đầy đủ rằng:
- Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho người giáo viên nói chung và giáo viên cấp Tiểu
học nói riêng, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực
hiện nhiệm vụ năm học.
- Sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực
chuyên môn cho bản thân mà SHCM còn là môi trường để tình đồng nghiệp nảy
nở và phát triển giữa tất cả giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình
thành môi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của
mỗi nhà trường.
C.

Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

Trên cơ sở nắm vững cơ sở khoa học và mục đích, yêu cầu về nội dung và
hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn (SHCM), việc tổ chức SHCM các cấp ở
các cơ sở giáo dục cần phải được tiến hành đảm bảo các yêu cầu và biện pháp như
sau:
1. Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của SHCM
a) Những nguyên tắc cơ bản
- Nguyên tắc 1 - SHCM phải đảm bảo chức năng quản lí chuyên môn:
Chức năng quản lí chuyên môn được thực hiện thông qua vai trò, nhiệm vụ
của cán bộ quản lí và các tổ, khối trưởng tổ chuyên môn ở cơ sở giáo dục; qua đó,

tình hình thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch công tác chuyên môn và thực hiện
quy chế chuyên môn, nền nếp, chất lượng giáo dục được đánh giá, đề ra kế hoạch
và giải pháp để phát huy mặt tốt và khắc phục kịp thời những yếu kém. Thực hiện
chức năng quản lí chuyên môn là để đảm bảo:
+ Tính xuyên suốt và nhất quán trong việc triển khai thực hiện các chỉ đạo
chuyên môn của ngành; nhất là các chỉ đạo về đổi mới nội dung chương trình, sách
giáo khoa và phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá, đổi mới quản lí giáo dục,...
+ Khả năng thực hiện thành công kế hoạch dạy học theo biên chế năm học,
nhiệm vụ năm học cụ thể của cấp học theo hướng dẫn của các cấp quản lí có thẩm
quyền;
+ Quy chế chuyên môn được thực thi nghiêm túc và đầy đủ từ mỗi giáo viên
đến các tổ khối và các trường học trên một địa phương theo chỉ đạo của Bộ và Sở.
- Nguyên tắc 2 - SHCM phải đảm bảo chức năng bồi dưỡng năng lực chuyên
môn nghiệp vụ cho đội ngũ:
Chức năng bồi dưỡng năng lực đội ngũ được thực hiện thông qua năng lực
và uy tín chuyên môn của cán bộ quản lí và các tổ, khối trưởng; qua đó, những khó
khăn, vướng mắc về chuyên môn nghiệp vụ được thảo luận và tháo gỡ, những đề
xuất về giải pháp đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cu thể được
7


trao đổi, nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm, suy ngẫm để từng bước nâng cao tay
nghề của đội ngũ. Thực hiện chức năng bồi dưỡng đội ngũ phải đảm bảo:
+ Phát huy khả năng tự học, tự rèn của mỗi thành viên. Điều quan trọng là
sau mỗi buổi SHCM, từng giáo viên nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu và xác
định được cụ thể nhu cầu học tập, bồi dưỡng của bản thân và từ đó lập kế hoạch tự
học, tự rèn luyện.
+Tăng cường hiệu quả sự hợp tác, làm việc tập thể và tinh thần đồng đội của
tất cả các thành viên trong tổ, khối và cả đơn vị.
b) Những yêu cầu cơ bản

- Yêu cầu về nội dung: Nội dung SHCM phải xuất phát từ các chỉ đạo của
ngành và có đối chiếu, vận dụng phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị và đáp ứng
sát sườn với nhu cầu học tập, bồi dưỡng cụ thể của đội ngũ. Trên cơ sở nghiên cứu
thấu đáo các chỉ đạo của ngành và nắm vững tình hình thực tế về chất lượng của
đội ngũ thông qua quá trình dự giờ, thăm lớp cũng như tham dự các buổi SHCM,
người CBQL cần có sự nhạy cảm khoa học để có thể đề xuất và xác định nội dung
SHCM phù hợp ở mỗi giai đoạn cụ thể trong năm học. Nội dung trọng tâm SHCM
lần sau cần phải được dự kiến, công khai cụ thể và tập thể thảo luận, nhất trí trong
SHCM lần kề trước. Có như vậy thì nội dung SHCM mới đảm bảo được chất
lượng nhờ huy động được sự chuẩn bi tích cực và có hiệu quả của mọi thành viên
liên quan.
- Yêu cầu về hình thức tổ chức: Tuy cũng cần phải tuân theo các nguyên tắc
như trên đã trình bày, SHCM vẫn không phải là một hội nghị hay một cuộc họp với
đầy đủ các nghi thức gò bó, cứng nhắc. SHCM nhất thiết phải tổ chức một cách
linh hoạt nhất về hình thức và tiến trình sao cho SHCM thật sự là buổi gặp gỡ, trao
đổi thân tình và chia sẻ thẳng thắn của những người có cùng một niềm say mê
chuyên môn, có tình yêu nghề và mến trẻ. Vai trò người chủ trì và người tham dự
SHCM sẽ hoàn toàn không quá cứng nhắc một khi mọi ý kiến thảo luận đều được
trân trọng lắng nghe, suy ngẫm và ý kiến thuyết phục nhiều người nhất là ý kiến có
dẫn chứng cơ sở khoa học và thực tiễn hợp lí nhất. Tùy thời điểm, nội dung và tình
hình cụ thể, SHCM có thể tổ chức ở trong phòng họp, kết hợp với liên hoan nhẹ
(văn nghệ và ẩm thực) hoặc kết hợp một buổi dã ngoại, thực địa ngoài trời. Mục
đích chính là tạo không khí thân mật, nhẹ nhàng và thoải mái cho mọi thành viên
có thể cởi mở hơn trong trao đổi ý kiến và qua đó, dần dần tăng thêm sự yêu thích,
hứng thú tham dự SHCM của giáo viên; đồng thời, giúp đội ngũ cán bộ-giáo viên
có cơ hội thể hiện, trải nghiệm và chia sẻ nhau về một số kĩ năng mềm rất cần thiết
để hỗ trợ cho các kĩ năng sư phạm.
- Yêu cầu về thời lượng: SHCM chỉ nên gói gọn trong một buổi làm việc;
trong đó, không dành quá 1/3 thời lượng để thực hiện chức năng quản lí; phần còn
lại tập trung dành cho việc thực hiện chức năng bồi dưỡng đội ngũ.

- Yêu cầu về thời điểm: SHCM nhất thiết phải tổ chức đủ tần suất quy định
để đảm bảo hiệu quả tác động và đồng thời phải đảm bảo yếu tố thời điểm:
+ Không tổ chức ngay liền sau buổi sinh hoạt hội đồng hay một phiên họp
khác trong cùng ngày vì sẽ tạo áp lực về nội dung và thời gian cho người tham dự;
8


+ Đáp ứng kịp và đúng lúc đối với yêu cầu về nội dung SHCM cụ thể ở cơ
sở; vì nếu không đúng thời điểm thì nội dung SHCM sẽ mất tính chất cần thiết và
do đó cũng sẽ không thể duy trì được tính hấp dẫn, không thu hút được sự quan
tâm của người dự.
2. Một số biện pháp chỉ đạo, tổ chức SHCM
a) Cải tiến phương thức chỉ đạo, quản lí quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu
thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung SHCM cho cả năm học. Tập trung chỉ
đạo đổi mới trước hết từ khâu lập kế hoạch đến quản lí, điều hành bằng kế hoạch;
làm giảm tối đa việc tổ chức các hoạt động chuyên môn tuỳ hứng, thiếu cân nhắc
về tính cấp thiết của nội dung hoạt động và hình thức tổ chức tuỳ tiện, thiếu khoa
học, kém hấp dẫn.
- Đối với cấp Sở: Kèm theo văn bản triển khai hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ năm học hàng năm, kế hoạch khung thời gian các hoạt động chuyên môn trọng
tâm của Giáo dục Tiểu học được ban hành, xác định cụ thể nội dung và thời gian
tiến hành các hoạt động chuyên môn chủ yếu sẽ được tổ chức thực hiện với quy
mô toàn bậc học trong tỉnh.
- Đối với cấp Phòng: Căn cứ Khung kế hoạch hoạt động chuyên môn trọng
tâm của Sở và tinh hình, yêu cầu thực tế tại mỗi địa phương, các Phòng GD&ĐT
ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học ở cấp Tiểu học và kèm
theo Kế hoạch hoạt động chuyên môn GDTH trọng tâm của địa phương.
- Đối với các cơ sở giáo dục: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm cụ thể
các hướng dẫn của cấp trên, xác định các hoạt động trọng tâm của đơn vị sao cho
phù hợp với tình hình và yêu cầu nhiệm vụ thực tế của cơ sở; tổ chức xây dựng,

quán triệt và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhà trường đối với các bộ
phận, tổ chức đoàn thể và các cá nhân trong Hội đồng nhà trường.
b) Tăng cường và thường xuyên tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều
hành cho đội ngũ tổ khối trưởng, những người chủ trì các buổi SHCM vì thực tế
cho thấy một buổi SHCM thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và chuyên
môn của người điều hành và ý thức nhiệt tình tham gia của đội ngũ giáo viên.
+ Đối với Hiệu trưởng:
Chia sẻ tầm nhìn đối với giáo viên, giúp giáo viên nhận thấy những vấn đề
về giờ dạy có liên quan đến nội dung và tác dụng của SHCM. Khuyến khích và
làm mẫu về sự thay đổi thói quen quan sát, thu nhận thông tin khi dự giờ, trao đổi
ý kiến chuyên môn. Tạo tâm lý thoải mái cho giáo viên. Xây dựng mối quan hệ
lắng nghe trong khi chia sẻ, suy ngẫm về bài học. Phá vỡ thói quen chia sẻ cũ có
tính chất phê phán tiêu cực và nặng tính đánh giá, xếp loại. Xây dựng kế hoạch tổ
chức chuyên môn tại trường, kiên định triển khai thực hiện các hình thức tổ chức
sinh hoạt chuyên môn mới, linh hoạt.
+ Đối với Phó Hiệu trưởng:
Tham mưu hiệu trưởng về kế hoạch SHCM hàng năm/tháng và điều chỉnh
lịch, nội dung SHCM của nhà trường; Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành thực
hiện SHCM cấp trường và chỉ đạo, theo dõi nội dung và chất lượng SHCM các tổ
9


khối. Gương mẫu đi đầu thực hiện giờ dạy minh họa. Thuyết phục, động viên và
nhắc nhở các giáo viên khác tích cực tham gia SHCM. Thực hiện nghiêm túc các
yêu cầu của SHCM mới.
+ Đối với Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán:
Lập kế hoạch và chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành SHCM cấp tổ; Làm
nòng cốt khi thảo luận trong SHCM và hiện thực hóa hiệu quả SHCM trong các
bài học hàng ngày. Trực tiếp cùng giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy.
Truyền đạt sự đồng thuận và quyết định của nhà trường cho tổ khối của mình cũng

như truyền đạt lại các ý kiến của các giáo viên cho các nhóm.
+ Đối với giáo viên:
Tất cả các giáo viên đều phải được tham gia SHCM vì mục đích của SHCM
là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường và tạo ra cơ
hội học tập cho tất cả mọi người. Trong SHCM, từng bước ghi nhận và khuyến
khích giáo viên có thái độ và hành động sau: Tích cực chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp
chuẩn bị bài dạy minh họa chuyên đề hay đề tài/SKKN; Tác phong đúng mực khi
dự giờ, tránh những hành động làm phiền học sinh trong giờ học; Có nỗ lực rèn
luyện để có cách quan sát, thu nhận thông tin đầy đủ trong từng hoạt động học tập
của học sinh và hỗ trợ học sinh trong giờ học. Tôn trọng, tin tưởng và sẵn lòng học
hỏi đồng nghiệp. Khi chia sẻ ý kiến trong SHCM, giáo viên thể hiện ý thức lắng
nghe đồng nghiệp, nêu được các ý kiến tập trung xoay quanh ý định của giáo viên
và việc tham gia vào các hoạt động của học sinh đáp lại sự hướng dẫn của giáo
viên; Nói lên được những điều học được từ giáo viên dạy và từ hoạt động học tập
của học sinh trong giờ học và những vấn đề giáo viên dự cần làm rõ. Biết rút ra bài
học kinh nghiệm cho bản thân sau khi chia sẻ và suy ngẫm.
c) Các cấp chỉ đạo chuyên môn, Ban giám hiệu tăng cường quản lý chặt chẽ
nội dung các buổi SHCM, có sự hướng dẫn, định hướng nội dung và hình thức tổ
chức SHCM phù hợp tình hình thực tế của địa phương, nhà trường hay từng khối
lớp; Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, GV được
phân công báo cáo cần chuẩn bị nội dung chu đáo, chủ động giải quyết các ý kiến
mà đồng nghiệp đưa ra một cách thấu đáo, thuyết phục.
Định hướng nội dung và hình thức SHCM theo hướng chuyển từ SHCM
kiểu truyền thống sang SHCM mới, để sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, GV
thấy được những gì mình còn thiếu, còn yếu và từ đó có nhu cầu tự học, tự bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Để thực hiện được việc này,
cán bộ quản lí các cấp cần thường xuyên, kiên trì thực hiện các giải pháp cơ bản
sau đây:
- Giải pháp 1: Chia sẻ tầm nhìn, giúp người tham gia nhận thức được ý
nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn mới. Sinh hoạt chuyên môn là

một quá trình các giáo viên tham gia vào các khâu từ chuẩn bị nội dung và hình
thức tổ chức SHCM, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thể nghiệm, dự giờ suy ngẫm và
chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của học sinh. Đây
là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải
nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực
10


tế. Trong quá trình học tập đó, giáo viên sẽ học được nhiều điều để phát triển năng
lực chuyên môn mới. Cần tránh để giáo viên có suy nghĩ coi đó chỉ là việc làm
hình thức thông thường mà họ đã và đang thực hiện từ trước đến nay và không học
tập được nhiều. Cần tạo động lực cho GV tham gia SHCM để học tập lẫn nhau,
nâng cao năng lực chuyên môn và cũng chính là nâng cao chất lượng các bài học
của học sinh. Để đạt được mục đích đó giáo viên cần biết: Học cách quan sát tinh
tế, nhạy cảm đối với học sinh; Hình thành khả năng quan sát, phán đoán và phản
ứng trước thông tin thu được về học sinh – đây là một năng lực mới đặc biệt quan
trọng đối với giáo viên.
- Giải pháp 2: Đào sâu hiểu biết về công việc của mỗi giáo viên, làm cho họ
hiểu sâu, rộng hơn về học sinh, đồng nghiệp, về bản thân trước các yêu cầu luôn
thay đổi trong hoạt động dạy học. Hình thành sự chấp nhận lẫn nhau giữa các giáo
viên và giữa giáo viên với học sinh. Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hóa nhà
trường: cộng tác giải quyết các vấn đề đặt ra (ví dụ: các thắc mắc về chương trình
– sách giáo khoa, về việc học tập của học sinh) giữa các giáo viên; xây dựng tình
đông nghiệp, mối quan hệ nhà trường thân thiện, học tập lẫn nhau. Tạo động lực sư
phạm tích cực, sự quan tâm, nêm say mê chuyên môn của tất cả các giáo viên. Tạo
cơ hội cho mọi cán bộ quản lý, giáo viên hiểu biết về mối quan hệ giữa các quy
định, chính sách của ngành (Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa –
đổimới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá,…) và công việc hàng
ngày của mỗi cá nhân.
- Giải pháp 3: Khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của tất cả các giáo

viên khi tham gia SHCM, chuẩn bị bài dạy minh họa và áp dụng vào việc dạy học
hàng ngày. Trên cơ sở quan sát suy ngẫm về việc học và các vấn đề liên quan đến
việc học của học sinh, mỗi cá nhân giáo viên đều có ý kiến riêng; ý kiến phải cụ
thể, tỉ mỉ; biết lắng nghe và tôn trọng các ý kiến khác nhau, trái chiều nhau; không
đặt nặng vấn đề xếp loại giờ dạy; không phê bình, chỉ trích (giáo viên và học sinh).
Suy ngẫm gắn liền với thảo luận và chia sẻ ý kiến. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít,
tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát
triển năng lực của tất cả những người tham gia SHCM. Tuy nhiên đây là khâu khó
và phức tạp nhất nhưng đặc biệt thú vị, rất cần có tinh thần cộng tác, xây dựng của
người tham gia và đặc biệt là vai trò, năng lực của người chủ trì. Suy ngẫm khác
đánh giá ở chỗ không có tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể nào. Suy ngẫm là những
phán đoán về những thực tế vừa xảy ra trong giờ dự và đã từng xảy ra với bản thân
người dự giờ. Mọi thành viên tham dự đều huy động hết năng lực, hiểu biết, kinh
nghiệm vốn có để suy ngẫm.
- Giải pháp 4: Xây dựng và thực thi kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ
khối và nhà trường đồng bộ và cụ thể, thiết thực. Kế hoạch và nội dung SHCM cấp
tổ khối phải là sự nối tiếp triển khai cụ thể kế hoạch và nội dung SHCM cấp trường
và kết hợp nội dung bám sát yêu cầu thực tế dạy học của tổ khối. Hiệu trưởng/phó
hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng Kế hoạch và
nội dung SHCM của tổ khối; và trên tinh thần đồng thuận với tập thể giáo viên, Tổ
khối trưởng lập kế hoạch và đề xuất nội dung cụ thể và tổ chức thực thi nội dung
SHCM.
11


Mỗi buổi SHCM cần thực hiện đảm bảo tối thiểu 3 bước với các yêu cầu
như sau:
*Bước 1: Thảo luận về những việc đã làm được và chưa làm được theo kế
hoạch và nội dung SHCM (của tổ khối và nhà trường) đã đề ra; bàn bạc giải pháp
khắc phục các tồn tại.

*Bước 2: Thảo luận về nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện các chỉ đạo
chuyên môn của cấp trên (triển khai thực hiện văn bản chỉ đạo), cụ thể hoá nội
dung kế hoạch chuyên môn của trường thành kế hoạch hoạt động chuyên môn của
tổ khối; phân công, phân nhiệm giữa các thành viên trong tổ để có sự chuẩn bị chu
đáo trong việc thực hiện nội dung kế hoạch công tác trong 2 tuần sau.
Bước 1 và 2 là thực hiện chức năng quản lí chuyên môn với không quá 1/3
thời lượng buổi sinh hoạt. Những thông tin có tính chất thông báo chỉ cần phổ biến
ngắn gọn (hoặc bằng Sổ thông báo của nhà trường gửi đến các giáo viên), không
nhất thiết đưa vào nội dung bàn bạc, thảo luận trong SHCM.
*Bước 3: Chia sẻ học thuật; thảo luận và tìm giải pháp cho những khó khăn,
vướng mắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là hoạt động thực hiện
chức năng bồi dưỡng đội ngũ và chiếm nhiều thời gian nhất trong buổi SHCM.
Trên cơ sở phân công, phân nhiệm thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn (đã
thống nhất ở phiên SHCM trước), người nhận phần việc có trách nhiệm báo cáo về
nội dung nghiên cứu và chủ động tổ chức việc trao đổi ý kiến trong tập thể.
Nội dung các việc cần thực hiện trong bước 3 này có thể liệt kê như sau:
(1) Nghiên cứu và đề xuất thực hiện điều chỉnh dạy-học;
(2) Trao đổi và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn
cụ thể trong tổ chức dạy-học/ hoạt động giáo dục, soạn giảng,… đã và
sẽ thực hiện;
(3) Báo cáo kết quả nghiên cứu tài liệu hướng dẫn chuyên môn; báo cáo
tiến trình, tiến độ và kết quả thực hiện đề tài/SKKN;
(4) Tổ chức dự giờ tiết dạy minh hoạ chuyên đề, thể hiện kết quả nghiên
cứu khoa học/SKKN;
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tổ chức đưa cán bộ cốt cán thuộc
Hội đồng bộ môn Giáo dục tiểu học cấp tỉnh và cấp huyện trực tiếp tham gia một
số buổi SHCM các cấp ở cơ sở.
Trong liên tục trong hai năm học 2011-2012 và 2012-2013 vừa qua, Phòng
GDTH đã kiên trì tham mưu Lãnh đạo Sở thực hiện biện pháp huy động một số
thành viên cốt cán thuộc Hội đồng bộ môn Giáo dục Tiểu học (HĐBM-GDTH) cấp

tỉnh tham dự một số buổi SHCM (hoặc Sinh hoạt chuyên đề) các cấp ở cơ sở và tại
một số địa phương trong tỉnh; trong đó, tập trung nhiều vào các địa phương sẽ
được thanh tra toàn diện. Biện pháp này đã được nhiều địa phương nhất trí tán
thành và triển khai áp dụng, một số phòng GD&ĐT cũng đã cử cán bộ HĐBM cấp
huyện về tham dự các buổi SHCM/SHCĐ ơ cơ sở. Biện pháp quản lí này đã tạo
nên một số tác động tích cực như sau:
- Cán bộ, giáo viên ở cơ sở đã có sự chuẩn bị chu đáo hơn về nội dung và
hình thức tổ chức SHCM/SHCĐ;
12


- Tạo được thêm một kênh trao đổi trực tiếp giữa cán bộ cốt cán chuyên môn
với đội ngũ cán bộ, giáo viên ở cơ sở; từng bước làm giảm sự khác biệt trong nhận
thức và hành động không chỉ trong đội ngũ ở cơ sở tại các địa phương khác nhau
mà còn cho chính đội ngũ cán bộ cốt cán chuyên môn – những người có trách
nhiệm thanh tra, đánh giá năng lực của nhiều cán bộ, giáo viên ở cơ sở.
- Qua báo cáo phản hồi của cán bộ cốt cán, cơ quan quản lí giáo dục có
những thông tin khá chính xác và cụ thể về chất lượng các buổi SHCM/SHCĐ hay
Sinh hoạt hội đồng được tổ chức định kì tại các cơ sở giáo dục; và qua đó, có một
cái nhìn khá sâu sát về nhuyên nhân của một số thành tựu hay tồn tại trong công
tác quản lí, chỉ đạo chung của cơ quan quản lí giáo dục ở cấp địa phương và cơ sở.
IV. KẾT QUẢ
Sau nhiều năm học kiên trì chỉ đạo đổi mới phương thức tổ chức SHCM ở
cấp Tiểu học, có thể ghi nhận được một số chuyển biến tích cực như sau:
1. Phương thức SHCM đổi mới đã bước đầu góp phần xây dựng văn hóa
trong nhà trường, trong đó mọi thành viên đều tôn trọng, tin tưởng và sẵn lòng học
hỏi đồng nghiệp; mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường ngày càng thân
thiện gần gũi hơn, tạo dựng niềm tin, sự tôn trọng, tinh thần học hỏi, sự hợp tác và
ý thức lắng nghe giữa các thành viên trong nhà trường; giáo viên có hiểu biết sâu
sắc hơn về học sinh, biết được những khó khăn mà học sinh mắc phải trong quá

trình học tập, từ đó mỗi người tự suy ngẫm để tìm cách giúp đỡ học sinh tốt hơn và
nhờ đó đã nâng cao năng lực dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có ý thức tích cực hơn về SHCM. Sinh hoạt
chuyên môn theo phương thức mới đã góp phần làm dày thêm vốn kinh nghiệm
dạy học cho giáo viên để từng bước cải tiến cách dạy, nâng cao chất lượng học tập
của học sinh qua các hoạt động có ý nghĩa. Số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp đã
được tăng dần qua các năm học, góp phần cụ thể và thiết thực vào nỗ lực xây dựng
và duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia ở nhiều địa phương và trong toàn tỉnh.
Nếu trong năm học 2011-2012 toàn tỉnh có 59 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
thì trong năm học 2012-2013, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia đã tăng lên
thành 74 (tăng thêm 16 trường).
3. Trong những năm học gần đây, chất lượng của các buổi SHCM/SHCĐ đã
được cải thiện một cách đáng kể. Giáo viên đã tham gia ý kiến sôi nổi hơn và chia
sẻ tích cực hơn; thời gian sinh hoạt thường kéo dài cả buổi với sự hào hứng thực sự
và hiệu quả. Nhiều ý kiến tập trung vào vào tình huống dạy học và giáo dục cụ thể
xuất phát từ những hiểu biết sâu sắc hơn về học sinh cũng về chuyên môn nghiệp
vụ. Nhiều buổi SHCM ở cơ sở đã hình thành được bầu không khí tin tưởng, tôn
trọng đồng nghiệp, làm kích thích gia tăng sự hiểu biết và kinh nghiệm dạy học để
có thể cải tiến được phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên.
4. Qua quá trình cử cán bộ HĐBM về dự SHCM/SHCĐ ở cơ sở, Phòng
GDTH đã kịp thời phát hiện và chỉ đạo điều chỉnh sự lệch lạc trong chỉ đạo và tổ
chức SHCM ở một đơn vị cấp huyện. Địa phương này đã hướng dẫn cơ sở tổ chức
SHCM theo phương thức “họp” nặng nề tính phổ biến văn bản hành chính và qua
13


nhiều bước phức tạp; không tạo điều kiện thời gian, tâm lí cho giáo viên tham gia
trao đổi ý kiến, chia sẻ chuyên môn.
V.


BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1) Nâng cao chất lượng SHCM là một quá trình lâu dài, có tính kế hoạch, tổ
chức nhân lực phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế ở cơ sở, chỉ đạo sát sao và
thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Muốn cho chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
được nâng lên thì người cán bộ quản lí phải kiên trì, không thể nóng vội, phải thực
hiện dần dần từng chút một, mưa dầm thấm sâu chứ không thể đốt cháy giai đoạn,
không thể làm cho năng lực của đội ngũ giáo viên ngay lập tức nâng cao ngay
được. Phải tổ chức, hướng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu kế hoạch đến nội
dung thực hiện từng buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Quản lí cả về thời gian, thời
lượng, quan tâm từ nội dung đến cách tiến hành và quan trọng nhất là kết quả cuối
cùng thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh.
2) Để thực hiện đổi mới phương thức SHCM thì cần thực sự đổi mới cơ chế
quản lí, trao quyền chủ động cho tổ trưởng để tránh sự chỉ đạo chồng chéo làm
giảm hiệu lực quản lí, xác định rõ trách nhiệm của tổ trưởng và những công việc cụ
thể. Cung cấp cho tổ trưởng và giáo viên đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các
văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện để phát huy tính dân chủ trong nhà trường. Định
hướng cho tổ trưởng nội dung sinh hoạt mà không áp đặt, càng không buông lỏng
quản lí, tổ trưởng và giáo viên muốn thảo luận về vấn đề gì cũng được. Cần tạo ra
không khí thi đua tích cực, thu hút mọi giáo viên tự giác tham gia và tham gia nhiệt
tình, đó cũng là một biện pháp quản lí và có lẽ đó chính là biện pháp quản lí có
hiệu quả cao nhất.
3) Tiếp tục và kiên trì thực hiện biện pháp huy động cán bộ cốt cán thuộc
HĐBM Giáo dục Tiểu học cấp tỉnh và huyện tham dự SHCM/SHCĐ và sinh hoạt
hội đồng ở các cơ sở giáo dục tại địa phương khác; tạo điều kiện cho giáo viên
được tiếp cận nguồn thông tin, hướng dẫn và tư vấn trực tiếp từ cán bộ cốt cán, và
ngược lại, cán bộ cốt cán có thêm thực tiễn sinh động từ các cơ sở giáo dục khác
nhau để phản hồi về cấp quản lí, qua đó, có thể định hướng kịp thời nội dung và
hình thức tổ chức một số chuyên đề nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trên quy mô toàn tỉnh.

VI. KẾT LUẬN
Năm học 2012 - 2013 là năm toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán
triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, triển khai thực
hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục-đào tạo nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Để thực hiện được nhiệm
vụ trên đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi cấp quản lí giáo dục cần có sự đổi mới mạnh
mẽ, sâu sắc trong công tác quản lý, chỉ đạo, trong đó có đổi mới công tác SHCM
bởi chất lượng giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũ giáo viên. Nâng
14


cao chất lượng các buổi SHCM là việc làm thiết thực và trực tiếp góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên, làm thay đổi tích cực chất lượng giáo dục-đào
tạo ở mỗi nhà trường, mỗi địa phương trong tỉnh./.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO – PHỤ LỤC
1) Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục cấp Trưởng phòng (Học viện
Cán bộ quản lí giáo dục – 2005)
2) Điều lệ trường tiểu học; ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT
ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo .
3) Các Quyết định của Giám đốc Sở về việc cử cán bộ tham dự các
SHCM/SHCĐ ở cơ sở và kế hoạch dự SHCM/SHCĐ ở cơ sở trong các năm học
2011-2012 và 2012-2013.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Đạt

15



BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị: Phòng GD Tiểu học.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày

tháng 6 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 – 2013.
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
Giáo dục Tiểu học các cấp ở cơ sở”
Họ và tên tác giả: Nguyễn Đạt

Đơn vị (Tổ):.....................................

Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ........................... 

Phương pháp giáo dục




Lĩnh vực khác: .................................................... 

1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới



- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 
Khá 

Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

16



×