Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn HƯỚNG dẫn tự ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO dục TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.33 KB, 36 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

Sáng kiến kinh nghiệm
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TỰ ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Hoàng Công Khảm
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: Quản lý hành chính Nhà nước




BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hoàng Công Khảm


2. Ngày tháng năm sinh: 22/02/1965
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trung Dũng – Biên Hòa – Đồng Nai
5. Điện thoại:

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ: 0985.247.838

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: chuyên viên
8. Đơn vị công tác: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ Hóa học
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa Vô cơ
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Hóa học
Số năm có kinh nghiệm: 17
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Synthesis of AlFe-Keggin by sol-gel method, 2011, Journal of Chemistry,
Vol. 49 (5AB), P.696-701;
2. Tổng hợp AlFe-Montmorillonite từ Bentonite Lâm Đồng, 2011, Tạp chí Hóa
học T.49 (6A),Tr. 393-402;
3. Giải quyết những khó khăn trong quá trình triển khai công tác kiểm định chất
lượng cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.(năm học 20112012)



BM03-TMSKKN

HƯỚNG DẪN TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG MẦM NON
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục
trường mầm non. Đây là quá trình nhà trường tự xem xét, kiểm tra, đánh giá trên cơ
sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non được quy định tại
Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân
lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó điều chỉnh các nguồn
lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục;
Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường
trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, cần dành
nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà
trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích,
nhận định, kết luận đưa ra phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng,
tin cậy. Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ nội dung các chỉ số của tiêu chí
trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non [1].
Để tập huấn cho lãnh đạo các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn toàn
tỉnh về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại đơn vị; Chúng tôi thực hiện biên
soạn “Hướng dẫn thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non”.
Đây là những đúc rút kinh nghiện dựa trên thực tế của các đơn vị làm thí điểm ở các
cấp học.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Giúp các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn toàn tỉnh có được tư liệu
đầy đủ, sát thực nhất để triển khai công tác tự đánh giá tại đơn vị bao gồm:
- Cách thức thành lập Hội đồng tự đánh giá, các nhóm công tác và nhóm thư

ký;
- Kế hoạch làm việc của Hội đồng tự đánh giá; thời gian, nguồn lực cần huy


động;
- Hoạt động của các nhóm công tác trong việc thu thập các thông tin minh
chứng và viết Phiếu đánh giá các tiêu chí;
- Viết Báo cáo tự đánh giá
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Điều 17, Luật Giáo dục 2005 quy định: Kiểm định chất lượng giáo dục là
biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội
dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất
lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ
sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã
hội biết và giám sát [2].
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành được hệ thống văn bản quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, bao gồm:
- Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT, ngày 17/02/2011, Thông tư Ban hành
Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non;
- Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11/10/2011, Thông tư Ban hành
Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non;
- Công văn số 7886/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/11/2011, của Bộ Giáo
dục Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá trường mầm non;
- Công văn số 1007/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 21/12/2011, của Cục Khảo
thí kiểm định chất lượng giáo dục về việc xác định nội hàm, tìm minh chứng theo
các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.
Như vậy, hệ thống văn bản quy định kiểm định chất lượng giáo dục trường
mầm non do Bộ GDĐT ban hành đã trang bị đầy đủ về mặt pháp quy và công cụ
cần thiết về kiểm định chất lượng giáo dục để các Sở GDĐT tiến hành triển khai

trên thực tế ở địa phương mình.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai công tác
tự đánh giá tại đơn vị


Thuận lợi:
Nhà trường đã được trang bị đầy đủ Thông tư và Công văn hướng dẫn, được
sự chỉ đạo cụ thể của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục về công việc tổ chức thực
hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
Mạng lưới trường, lớp của ngành học đã được đầu tư theo hướng kiên cố,
chuẩn hóa; đa dạng các loại hình hoạt động . Tỷ lệ trẻ học bán trú cao; tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng ngày càng giảm. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng đều hằng
năm. Chương trình giáo dục mầm non mới đã được triển khai, tạo chuyển biến tốt
về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Các trường đã làm tốt tuyên truyền về công tác kiểm định chất lượng giáo
dục, đã xác định được mục đích, mục tiêu, ý nghĩa của công tác này, tạo được sự
đồng thuận của hội đồng giáo viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và chính
quyền địa phương về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Khó khăn:
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục còn mới đối với ngành học mầm
non, còn nhiều chi tiết chưa hiểu hết nên không tránh khỏi những khó khăn, sai sót
trong quá trình thực hiện. Việc xác định đầy đủ hệ thống các thông tin minh chứng
của 5 năm học đảm bảo được yêu cầu của từng nội hàm trong từng tiêu chí là một
điều không dễ dàng.
Do đặc thù của ngành học mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ nên hầu hết
thời gian giáo viên dành để thực hiện theo lịch sinh hoạt chung của các cháu, quỹ
thời gian rất hạn hẹp nên việc huy động cán bộ, giáo viên thực hiện công tác thu
thập, sắp xếp các thông tin minh chứng gặp nhiều khó khăn.
Công tác tự đánh chất lượng giáo dục tại đơn vị đòi hỏi nhiều thời gian,

nhân lực, trí tuệ; nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện
kinh phí cho hoạt động này nên ảnh hưởng nhiều đến kết quả tự đánh giá của các
đơn vị.


Từ những khó khăn trên, ở mức độ quản lý của ngành đòi hỏi chúng tôi phải
có một hướng dẫn chuyên môn chi tiết, ngắn gọn, dễ thực hiện cho Hội đồng tự
đánh giá các đơn vị triển khai nhiệm vụ tự đánh giá.
2.2. Hướng dẫn thực hiện tự đánh giá tại đơn vị
2.2.1. Thành lập hội đồng tự đánh giá
Để thực hiện công tác tự đánh giá tại đơn vị, đầu tiên Hiệu trưởng và các
Phó Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu kỹ các Thông tư: 07/2011/TT-BGDĐT,
ngày 17/02/2011; 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11/10/2011 và các Công văn hướng
dẫn: 7886/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/11/2011; 1007/KTKĐCLGD-KĐPT
ngày 21/12/2011. Xác định rõ bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
mầm non gồm 5 tiêu chuẩn, 31 tiêu chí và 93 chỉ số. Trong đó, tiêu chuẩn 1 gồm 9
tiêu chí, tiêu chuẩn 5 gồm 7 tiêu chí là các tiêu chuẩn nhiều tiêu chí nhất và hệ
thống thông tin minh chứng nhiều nhất, các thông tin minh chứng ở tiêu chuẩn 1
được sử dụng lại trong các tiêu chuẩn tiếp theo. Xác định rõ như vậy sẽ giúp Chủ
tịch Hội đồng tự đánh giá thành lập các nhóm công tác phù hợp.
Bước 1:
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá của trường mầm
non. Thành phần Hội đồng tự đánh giá có ít nhất là 5 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng nhà trường;
- Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng nhà trường;
- Thư ký hội đồng là thư ký hội đồng trường hoặc giáo viên có năng lực của
nhà trường;
- Các ủy viên gồm: đại diện hội đồng trường đối với trường công lập hoặc hội
đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục; các tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ
văn phòng; đại diện cấp ủy Đảng (nếu có) và các tổ chức đoàn thể [3].

Theo kinh nghiệm thực tế, tùy theo quy mô của nhà trường, các đơn vị
thành lập Hội đồng tự đánh giá từ 8 đến 10 người, trong đó có từ 5 đến 7 ủy viên
sẽ là tổ trưởng của các nhóm công tác:
(Phụ lục I)


PHÒNG GDĐT ….
TRƯỜNG ….
Số:

/QĐ…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
………, ngày … tháng ….

năm 20….

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá trường ………….
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ………….
Căn cứ thông tư 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 10 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Quy trình và chu kỳ kiểm
định chất lượng giáo dục trường Mầm non;
Căn cứ thông tư 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường Mầm non;
Căn cứ ………………………………………………………………………;
Theo đề nghị của ……………………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá gồm các ông (bà) có tên trong danh
sách kèm theo.
Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ triển khai tự đánh giá trường ……………….
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành
nhiệm vụ.
Điều 3. Các ông (bà) có tên trong Hội đồng tự đánh giá chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phòng GDĐT (để b/c)
- Lưu: VT

HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)


DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
(Kèm theo Quyết định số ……./QĐ…. Ngày …. Tháng ….. năm …..)
STT
1
2
3
4
5
6
7


Họ và tên


Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ
Chủ tịch HĐ
Phó Chủ tịch HĐ
Thư ký HĐ
Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ

Bước 2:
Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác
và phân công nhiệm vụ.
- Thành lập nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người. Nhóm trưởng là một thành
viên trong hội đồng tự đánh giá;
- Thành lập các nhóm công tác, mỗi nhóm có từ 2 đến 4 người. Nhóm công
tác thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do chủ tịch hội đồng phân công. Nhóm trưởng là
một thành viên trong hội đồng tự đánh giá [4].
Chủ tịch hội đồng giao nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch hội đồng tự đánh giá, các
trưởng nhóm nhóm thư ký và các nhóm công tác. Nhóm thư ký phô tô các văn
bản có liên quan đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các nhóm công
tác. Ngoài ra mỗi nhóm tự tham khảo, nắm bắt cụ thể các văn bản về Điều lệ
trường mầm non, Thông tư, chế độ, quyết định, công văn chỉ đạo của các cấp... có
liên quan đến ngành học mầm non và nhiệm vụ năm học để làm căn cứ đánh giá
theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí khi được phân công.
Sau khi phân công các nhóm công tác, việc đầu tiên mỗi nhóm thực hiện là
nghiên cứu các công văn hướng dẫn đã được nhóm thư ký cung cấp để dự thảo kế
hoạch, phân công cho các thành viên thực hiện các tiêu chí của nhóm mình và dự
kiến thời gian, địa điểm tìm kiếm thông tin, trao đổi được ghi lại trong biên bản

họp nhóm [5].
2.2.2. Kế hoạch tự đánh giá
(Phụ lục II)


PHÒNG GDĐT ….
TRƯỜNG ….
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

/KH…

………, ngày … tháng ….

năm 20….

KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ
TRƯỜNG ………………………………………………….
1. Mục đích và phạm vi tự đánh giá
a) Mục đích của tự đánh giá là xác định cấp độ chất lượng giáo dục từ đó
thực hiện các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng của nhà trường; để giải trình
với các cơ quan chức năng, với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà
trường; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục.
b) Phạm vi tự đánh giá là toàn bộ các hoạt động của nhà trường theo các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Hội đồng tự đánh giá
a) Hội đồng tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số ….. ngày …..

tháng …. năm ……… của Hiệu trưởng trường …………………… Hội đồng gồm
có ……….. thành viên:
STT
1
2
3
4
5
6
7


Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ
Chủ tịch HĐ
Phó Chủ tịch HĐ
Thư ký HĐ
Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ

b) Chủ tịch hội đồng tự đánh giá đã thành lập nhóm thư ký và các nhóm
cộng tác.
Nhóm thư ký:
STT


Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ


1

Nhóm trưởng

Điều hành nhóm, viết dự
thảo “Báo cáo tự đánh
giá”.....

2

Thành viên

Tổng hợp các phiếu đánh
giá tiêu chí ....

3

Thành viên

Tổng hợp các phiếu đánh
giá tiêu chí ....

Các nhóm công tác:

TT

Nhóm 1

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

Nhóm trưởng

Thu thập thông tin minh
chứng, viết phiếu đánh giá
các tiêu chí 1 – 5 của tiêu
chuẩn 1

Thành viên
Thành viên
Nhóm trưởng

Nhóm 2

Thành viên
Thành viên
Nhóm trưởng

Nhóm 3

Thành viên

Thành viên
Nhóm trưởng

Nhóm 4

Thành viên
Thành viên
Nhóm trưởng

Nhóm 5

Thành viên
Nhóm trưởng

Nhóm 6

Thành viên
Thành viên

Thu thập thông tin minh
chứng, viết phiếu đánh giá
các tiêu chí 6 – 9 của tiêu
chuẩn 1
Thu thập thông tin minh
chứng, viết phiếu đánh giá
các tiêu chí tiêu chuẩn 2
Thu thập thông tin minh
chứng, viết phiếu đánh giá
các tiêu chí tiêu chuẩn 3
Thu thập thông tin minh

chứng, viết phiếu đánh giá
các tiêu chí tiêu chuẩn 4
Thu thập thông tin minh
chứng, viết phiếu đánh giá
các tiêu chí 1 – 4 của tiêu
chuẩn 5


Nhóm trưởng
Thành viên

Nhóm 7

Thành viên

Thu thập thông tin minh
chứng, viết phiếu đánh giá
các tiêu chí 5 – 7 của tiêu
chuẩn 5

3. Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động
a) Xác định các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính cần huy động.
- Con người: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; Ban đại diện cha mẹ học
sinh; Huy động và phối hợp các đoàn thể ngoài nhà trường, các mạnh thường quân
- Kinh phí: Dự kiến chi cho từng tiêu chuẩn trong việc thu thập thông tin
minh chứng, chi hỗ trợ cho các thành viên …
b) Xác định thời gian cần được cung cấp các nguồn lực
Tiêu
chuẩn
1


Tiêu chí

Các hoạt
động

Các nguồn lực cần được Thời điểm Ghi
huy động/cung cấp
huy động chú

1
….

2

1
….

3

1
….

4

1
….

5


1
….

4. Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí
(Trình bày bảng theo chiều ngang của khổ giấy A4)
Tiêu chuẩn,
tiêu chí

Các thông
tin, minh
chứng cần
thu thập

Nơi
thu
thập

Nhóm công
Thời
tác, cá nhân gian thu
thu thập
thập

Dự kiến
kinh phí
thu thập

Ghi
chú



5. Thời gian biểu
(Tùy theo điều kiện cụ thể của nhà trường, thời gian biểu để hoàn thành tự đánh
giá chất lượng giáo dục khoảng 12 đến 16 tuần)
5. Thời gian biểu[5]
Thời gian
Tuần 1
(…… - …..)

Tuần 2
(…… - …..)

Tuần 3 – 5
(…… - …..)

Tuần 6
(…… - …..)

Tuần 7+8
(…… - …..)

Tuần 9
(…… - …..)

Tuần 10
(…… - …..)

Tuần 11+ 12
(…… - …..)


Các hoạt động
- Họp hội đồng nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian
biểu và nhân sự Hội đồng tự đánh giá (TĐG);
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG; phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phân công dự thảo kế hoạch
TĐG.
- Phổ biến chủ trương triển khai TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên của nhà trường;
- Thảo luận với các thành viên của Hội đồng TĐG, giáo viên và
nhân viên.
- Xây dựng kế hoạch TĐG.
- Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG;
- Thu thập thông tin và minh chứng;
- Mã hoá các thông tin và minh chứng thu được;
- Cá nhân, nhóm công tác hoàn thiện các Phiếu đánh giá tiêu chí.
- Họp Hội đồng TĐG để:
- Thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các thông tin và minh
chứng thu được;
- Xác định những thông tin, minh chứng cần thu thập bổ sung;
- Hoàn thành kế hoạch TĐG.
- Điều chỉnh đề cương báo cáo TĐG và xây dựng đề cương chi tiết.
- Thu thập, xử lý thông tin, minh chứng bổ sung (nếu cần thiết);
- Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG.
- Dự thảo báo cáo TĐG;
- Kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo
TĐG.
- Họp Hội đồng TĐG để thảo luận dự thảo báo cáo TĐG;
- Hội đồng TĐG họp với các giáo viên, nhân viên trong trường để
thảo luận về báo cáo TĐG, xin các ý kiến góp ý;
- Tiếp tục thực thiện báo cáo TĐG.

- Họp Hội đồng TĐG để thông qua báo cáo dự thảo TĐG;
- Công bố báo cáo TĐG đã hoàn thiện (trong nội bộ nhà trường)
- Tập hợp các ý kiến đóng góp cho quy trình TĐG;
- Nộp áo cáo TĐG về Phòng Giáo dục-Đào tạo


Nơi nhận:

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

- PGD-ĐT (để b/c);
- Hội đồng TĐG;
- Lưu:VT.

(Ký tên và đóng dấu)

2.2.3. Hướng dẫn tìm kiếm và sắp xếp thông tin minh chứng
Dựa vào Công văn số 1007/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 21/12/2011, của Cục
Khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục làm nền tảng để xác định nội hàm, tìm
minh chứng theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.
Các lưu ý cần thiết:
+ Mỗi chỉ số thường có 1 hoặc 1 vài nội hàm.
+ Phải xác định đầy đủ nội hàm của các chỉ số.
+ Không mở rộng thêm các vấn đề khác ngoài nội hàm mà chỉ số đã thể
hiện. Cần chú ý những từ, cụm từ quan trọng trong mỗi chỉ số (từ khóa) để xác
định đúng nội hàm.
Thông tin, minh chứng được thu thập trong hồ sơ lưu trữ của trường mầm
non, của các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều tra, phỏng vấn những
người có liên quan và quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường;

Cần tập hợp, sắp xếp thông tin, minh chứng trong các hộp theo thứ tự mã
hóa để dễ tìm kiếm. Những minh chứng đang sử dụng cho công tác quản lý, công
tác dạy và học thì lưu trữ, bảo quản tại nơi đang sử dụng nhưng cần có bảng ghi
chú cụ thể để tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm;
Đối với thông tin, minh chứng phức tạp, cồng kềng (như hệ thống hồ sơ, sổ
sách; các văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn và số trang nhiều; các hiện vật,
…) nhà trường có thể lập các biểu, bảng tổng hợp, thống kê các dữ liệu, số liệu để
thuận tiện cho việc sử dụng [6].
Thí dụ [7]:
BẢNG THỐNG KÊ CÁC MINH CHỨNG
ST
T

Tên hồ sơ minh
chứng

Các
năm

Mã hóa

Nơi
lưu

Người
quản lý

Bổ sung,
thay đổi



1

2

3
4
5
6

Sổ đăng bộ học
sinh
Hồ sơ thu nhận trẻ:
Lớp:NT1; 2
Lớp:Mầm 1; 2
Lớp:Chồi 1; 2; 3; 4
Lớp:Lá 1; 2; 3; 4
Báo cáo công tác
Bán trú

Tủ số 2
2000
phòng
[H1.1.02.03]
Hiệu
2012
trưởng
Tủ số 2
phòng
2008

Hiệu
trưởng

……

2008
2012

Tủ hồ
……..
sơ Bán
trú
Giấy chứng nhận
Tủ hồ
2008 [H1.1.02.04]
…….
vệ sinh ATTP
sơ Bán
trú
Hợp đồng cung cấp 2008
thực phẩm
2012
Giấy chứng nhận
nấu ăn của cấp
2012
dưỡng
BẢNG THỐNG KÊ CÁC MINH CHỨNG

ST
T


1

2

3

Tên hồ sơ minh
chứng
Đồ dùng học tập của
trẻ: 11 lớp
- Lớp: NT
- Lớp: Mầm 1; 2
- Lớp: Chồi 1; 2; 3
- Lớp; Lá 1; 2; 3; 4; 5
Đồ dùng học tập của
trẻ: 13 lớp
- Lớp: NT 1; 2
- Lớp: Mầm 1; 2; 3
- Lớp: Chồi 1; 2; 3
- Lớp: Lá 1; 2; 3; 4; 5
Đồ dùng học tập của
trẻ: 12 lớp
- Lớp: NT 1; 2
- Lớp: Mầm 1; 2
- Lớp: Chồi 1; 2; 3; 4

Các
năm


Mã hóa

Nơi
lưu

Bổ
Người quản lý
sung,
thay đổi

Tủ số
2
2008- [H4.3.06.01]
phòng
2009
Hiệu
trưởng

……..

Tủ số
2
phòng
Hiệu
trưởng

……..

20092010
20102011


Tủ số
2
phòng
Hiệu
trưởng

……..


4

- Lớp: Lá 1; 2; 3; 4; 5
Đồ dùng học tập của
trẻ: 12 lớp
- Lớp: NT 1; 2
- Lớp: Mầm 1; 2
- Lớp: Chồi 1; 2; 3; 4
- Lớp: Lá 1; 2; 3; 4; 5

Tủ số
2
phòng
Hiệu
trưởng

20112012

………


2.2.4. Hướng dẫn cách mã hóa thông tin minh chứng
Mã thông tin minh chứng (MC) được ký hiệu bằng chuỗi có ít nhất 10 ký tự,
bao gồm 1 chữ cái (H), 3 dấu chấm (.) và 6 chữ số theo công thức sau: [Hn.a.bc.de]
Thí dụ 1:

Tiêu chí 1
MC số 1
[H1.1.01.01]
Tiêu chuẩn 1

Hộp số 1
Thí dụ 2:
- [H2.3.06.01]: Hộp số 2 chứa tiêu chuẩn 3, tiêu chí 6, minh chứng số 1
- [H2.3.07.04]: Hộp số 2 chứa tiêu chuẩn 3, tiêu chí 7, minh chứng số 4
Theo trên, nếu có 7 nhóm công tác sẽ có 7 hộp chứa thông tin minh chứng:
- Tiêu chuẩn 1: có 2 hộp
+ Hộp 1: [H1.1.01.01], [H1.1.01.02] … đến [H1.1.05.01], [H1.1.05.02]…
+ Hộp 2: [H2.1.06.01], [H2.1.06.02] … đến [H2.1.09.01], [H2.1.09.02]…
- Tiêu chuẩn 2: có 1 hộp (hộp số 3)
[H3.2.01.01], [H3.2.01.02] … đến [H3.2.07.01], [H3.2.07.02] …
- Tiêu chuẩn 3: có 1 hộp (hộp số 4)
[H4.3.01.01], [H4.3.01.02] … đến [H4.3.06.01], [H4.3.06.02] …
- Tiêu chuẩn 4: có 1 hộp (hộp số 5)
[H5.4.01.01], [H5.4.01.02] … đến [H5.4.02.01], [H5.4.02.02] …
- Tiêu chuẩn 5: có 2 hộp
+ Hộp 6: [H6.5.01.01], [H6.5.01.02] … đến [H6.5.04.01], [H6.5.04.02]…
+ Hộp 7: [H7.5.05.01], [H7.5.05.02] … đến [H7.5.07.01], [H7.5.07.02]…


Sau khi mã hóa xong, phần mã hóa được cắt dán vào từng minh chứng tương

ứng đựng trong các hộp.
Lưu ý:
+ Để dễ tìm kiếm và phân biệt giữa các tiêu chuẩn, phần mã hóa được cắt
dán nên chọn các màu khác nhau;
+ Nếu các minh chứng ở tiêu chí, tiêu chuẩn trước được dùng lại cho các
tiêu chí, tiêu chuẩn tiếp sau thì không cần mã hóa lại, nghĩa là một minh chứng chỉ
được mã hóa một lần. Thí dụ MC [H1.1.04.03] được dùng cho tiêu chí 1 của tiêu
chuẩn 2 (chứa trong hộp số 3) thì không cần mã hóa lại mà chỉ cần cắt MC
[H1.1.04.03] dán vào bìa lưu giữ thông tin minh chứng ở góc phải phía trên bìa hồ
sơ chứa trong hộp số 3 là được;
2.2.5. Hướng dẫn viết Phiếu đánh giá tiêu chí
Căn cứ vào các thông tin, minh chứng đã được nhóm công tác lựa chọn ( và
thông qua Hội đồng tự đánh giá) phù hợp với nội hàm của từng chỉ số trong mỗi
tiêu chí. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tự đánh giá, cá nhân hoàn thiện Phiếu
đánh giá tiêu chí.
Nội dung của Phiếu đánh giá tiêu chí được viết theo mẫu [4]

(Phụ lục IV)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
Trường............................
Nhóm..............................
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn: ............................................................................................................
Tiêu chí:
.…..…………………………………………………………………
a)…………………………………………………………………….


b).……………………………………………………………………
c).........................................................................................................

1. Mô tả hiện trạng (mục này phải có mã thông tin, minh chứng kèm theo):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Điểm mạnh:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Điểm yếu:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của
tiêu chí:
Chỉ số a: Đạt (hoặc không đạt)
Chỉ số b: Đạt (hoặc không đạt)
Chỉ số c: Đạt (hoặc không đạt)
5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt (hay không đạt).
Người viết (ký và ghi rõ họ tên): ...............................................
- Mô tả hiện trạng: Cần mô tả các hoạt động của trường liên quan đến các
nội hàm của chỉ số, tiêu chí, kèm theo các minh chứng được mã hóa, mỗi nội hàm
viết thành đoạn văn. ;
- Điểm mạnh: Đưa ra các nhận định về điểm mạnh, về những mặt cần được
phát huy và phải phù hợp với phần mô tả hiện trạng;
- Điểm yếu: Chỉ ra các tồn tại và giải thích các nguyên nhân;
- Kế hoạch cải tiến chất lượng: Đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng không
chỉ nêu các giải pháp khắc phục những tồn tại, điểm yếu mà phải có các giải pháp
duy trì, phát huy các điểm mạnh. Kế hoạch phải dự kiến được các nguồn lực và
thời gian thực hiện, người phụ trách. Cần đặc biệt chú ý đến kế hoạch cải tiến chất

lượng của từng tiêu chí để xác định chính xác các biện pháp, giải pháp, điều kiện
(nhân lực, tài chính, thời gian hoàn thành và tính khả thi,…);


- Tự đánh giá: So sánh, nhận định, đánh giá và dự kiến kết quả; Nhà trường
đã đạt hay chưa đạt các yêu cầu của tiêu chí?
+ Đạt yêu cầu: mọi nội hàm của tiêu chí, chỉ số đều ở mức đạt.
+ Chưa đạt yêu cầu: trong tiêu chí, chỉ số có từ một nội hàm trở lên được
nhận định là chưa đạt yêu cầu.
Lưu ý:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……….
TRƯỜNG …............................................................

+ Đánh giá đúng và đủ các yêu cầu/nội hàm của một tiêu chí
+ Các nhận định/đánh giá phải có MC để chứng minh
+ Đảm bảo tính nhất quán, hợp lý giữa các phần mô tả - điểm mạnh - điểm
yếu [6].
2.2.6. Hướng dẫn hoàn thành “Báo cáo tự đánh giá”
Sau khi các nhóm công tác hoàn thành các Phiếu đánh giá tiêu chí và gửi về
cho nhóm thư ký; Nhóm thư ký tổng hợp sắp xếp lại theo từng tiêu chuẩn, trình
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá các kế hoạch cải tiến chất lượng
của các nhóm công tác, sắp xếp có hệ thống thời gian thực hiện và người phụ trách,
đảm bảo tính thống nhất và tính khả thi của kế hoạch cải tiến chất lượng. Dưới sự
chỉ đạo của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá nhóm thư ký viết kết
luận của từng tiêu chuẩn và hoàn thành “Dự thảo báo cáo tự đánh giá”. Dự thảo
này được thông qua toàn trường để lấy ý kiến đóng góp, sau đó hoàn thành “Báo

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ


cáo tự đánh giá” và công bố trên các trang thông tin của nhà trường.
“Báo cáo tự đánh giá” được trình bày theo mẫu sau [4]:
MẪU BÌA CHÍNH VÀ BÌA PHỤ CỦA BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

…................., tháng …... năm …..........


DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ


(Theo Quyết định số …......, ngày ….. tháng …... năm …..)

TT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

MỤC LỤC


Nhiệm vụ

Chữ ký


Trang
Danh sách và chữ ký của các thành viên Hội đồng tự đánh giá

i

Mục lục

ii

Danh mục các chữ cái viết tắt

iv

Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của nhà trường

v

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA NHÀ TRƯỜNG

1

I. Thông tin chung nhà trường
II. Cơ sở vật chất, tài chính
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ

I. Đặt vấn đề
II. Tự đánh giá
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chí 8
Tiêu chí 9
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị


Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
III. KẾT LUẬN
Phần III. PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
(Sắp xếp theo thứ tự ABC)
Chuỗi ký tự viết tắt

Cụm từ, thuật ngữ được viết tắt

PHÒNG GDĐT …....

BẢNG TỔNG HỢP

TRƯỜNG …......................

KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ


Tiêu chuẩn 1:
Tiêu chí


Tổ chức quản lý nhà trường
Đạt

Không đạt Tiêu chí

Tiêu chí 1

Tiêu chí 6

Tiêu chí 2

Tiêu chí 7

Tiêu chí 3

Tiêu chí 8

Tiêu chí 4

Tiêu chí 9

Đạt

Không đạt

Tiêu chí 5
Tiêu chuẩn 2:
Tiêu chí

Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

Đạt

Không đạt Tiêu chí

Tiêu chí 1

Tiêu chí 5

Tiêu chí 2

Tiêu chí 6

Tiêu chí 3

Tiêu chí 7

Đạt

Không đạt

Đạt

Không đạt

Tiêu chí 4
Tiêu chuẩn 3:
Tiêu chí

Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Đạt


Không đạt Tiêu chí

Tiêu chí 1

Tiêu chí 4

Tiêu chí 2

Tiêu chí 5

Tiêu chí 3

Tiêu chí 6

Tiêu chuẩn 4:
Tiêu chí

Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Đạt

Không đạt Tiêu chí

Tiêu chí 1
Tiêu chuẩn 5:
Tiêu chí

Đạt

Không đạt


Đạt

Không đạt

Tiêu chí 2
Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ
Đạt

Không đạt Tiêu chí

Tiêu chí 1

Tiêu chí 5

Tiêu chí 2

Tiêu chí 6

Tiêu chí 3

Tiêu chí 7

Tiêu chí 4
Tổng số các chỉ số đạt: …... tỷ lệ: …......
Tổng số các tiêu chí đạt: …..... tỷ lệ: ….....

PHẦN I: CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên trường (theo quyết định mới nhất):………………………………….



Tên trước đây (nếu có): .............................................................................
Cơ quan chủ quản: .....................................................................................
Tỉnh / thành phố trực
thuộc Trung ương

Tên hiệu trưởng

Huyện / quận / thị xã /
thành phố

Điện thoại trường

Xã / phường / thị trấn

Fax

Đạt chuẩn quốc gia

Web

Năm thành lập trường
(theo quyết định thành
lập)

Số điểm
(nếu có)

trường


Công lập

Thuộc vùng đặc biệt khó khăn

Tư thục

Trường liên kết với nước ngoài

Dân lập

Loại hình khác (ghi rõ)......

1. Điểm trường (nếu có)
Số
TT

Tên
điểm
trường

Địa
chỉ

Diện
tích

Khoảng
cách với
trường

(km)

Tổng số
trẻ của
điểm
trường

Tổng
số lớp

Tên cán
bộ phụ
trách điểm
trường

2. Lớp học và trẻ
Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
Tổng
số
Số trẻ của trường
Trong đó

Chia ra theo nhóm lớp












- Trẻ nữ
- Trẻ dân tộc thiểu số
Số trẻ mới nhập học
- Trẻ nữ
- Trẻ dân tộc thiểu số
Trẻ thuộc diện chính sách
- Con liệt sĩ
- Con thương binh, bệnh binh
- Hộ nghèo
- Trẻ mồ côi cha hoặc mẹ
- Trẻ mồ côi cả cha, mẹ
- Diện chính sách khác
- Trẻ khuyết tật học hoà nhập
Số liệu của 5 năm gần đây:
Năm học
20...-20...

Năm học Năm học
20...-20... 20...-20...

Năm học
20...-20...

Năm học
20...-20...


Sĩ số bình quân
trẻ trên lớp
Tỷ
lệ
viên/trẻ

giáo

3. Thông tin về nhân sự
Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
Tổng
số

Nữ

Chia theo chế độ lao
động

Biên chế
Cán bộ, giáo viên,
nhân viên
Đảng viên

Hợp đồng

Dân tộc thiểu
số

Tổng
số


Nữ


×