Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn kinh nghiệm xây dựng mô hình ban công tác thanh niên ở trường TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.72 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Xuân Thọ
Mã số: …………………..
(do HĐKH Sở GDĐT ghi)
---------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SƯ PHẠM
ỨNG DỤNG
Đề tài:

Kinh nghiệm xây dựng mô hình
Ban công tác thanh niên
ở trường
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

- Người thực hiện: gv ĐOÀN ĐÌNH THUẤN
( nguyên Bí thư Đoàn ngành giáo dục Xuân Lộc)
- Lĩnh vực nghiên cứu: DOANDOI
- Có đính kèm đĩa 7 CD; bản in 7 bộ.

Năm học: 2012-2013


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: ĐOÀN ĐÌNH THUẤN (nguyên Bí thư Đoàn ngành giáo dục Xuân


Lộc)
2. Năm sinh: 1966
3. Nam
4. Địa chỉ: trường THPT Xuân Thọ ( huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
5. Điện thoại: 01684757402; Facebook:
6. Email:
7.Chức vụ: tổ trường tổ Văn; Chủ tịch hội Chữ thập đỏ THPT Xuân Thọ; cán bộ
chuyên trách khuyến học.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Tốt nghiệp Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh
- Năm nhận bằng: 1992
- Chuyên ngành đào tạo Ngữ văn
III . KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: nghiên cứu khoa học về tư duy
- Số năm kinh nghiệm: 21 năm
- Các công trình khoa học và sáng kiến kinh nghiệm
1. Chuyên luận khoa học
TƯ DUY HÀM SỐ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TOÀN CẦU- Bản
quyền khoa học số 2331/2006 do Cục bản quyền quốc gia cấp ngày 23-10.2006
2 Chuyên luận khoa học
SƠ THẢO LỊCH SỮ ĐẤT PHƯƠNG NAM Bản quyền khoa học số 2332/2006 do Cục bản quyền quốc gia cấp ngày 23-10.2006
3. Chuyên luận khoa học ( tri thức mới)
THẾ KỶ 21 – QUYỀN NĂNG BÀN TAY HÀM SỐ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ TOÀN CẦU - Bản quyền khoa học số 3062 /2007 do Cục bản
quyền quốc gia cấp ngày 18-12.- 2007
4. HỌC SINH SOẠN VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY (sáng kiến kinh nghiệm –
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm 2009-2010)
5. HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN (sáng kiến kinh nghiệm – Chiến sĩ
thi đua cấp cơ sở năm 2010-2011)
6. MỘT VÀI ĐIỂM GIAO THOA VĂN HÓA GIỮA ĐƯỜNG THI VỚI

CHINH PHỤ NGÂM VÀ TRUYỆN KIỀU (sáng kiến kinh nghiệm – Chiến sĩ
thi đua cấp cơ sở năm 2011-2012)

-2-


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

MỤC LỤC
- Sơ lược Lý lịch khoa học
(trang 2)
- Mục lục
tr3
A. Tóm tắt
tr4
B. Giới thiệu
tr5
C. Phương pháp nghiên cứu
tr5
I. HIỆN TRẠNG
1.Mô tả vấn đề
tr5
2 Liệt kê các nguyên nhân gây ra vấn đề
tr5
3. Lựa chọn nguyên nhân tìm giải pháp thay thế
tr6
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ

1. Tìm hiểu lịch sử vấn đề
tr6
2. Thiết kế giải pháp thay thế
tr7
3. Mô tả quy trình và khung thời gian thực hiện
tr7
III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu mô hình BCH ĐOÀN TRƯỜNG
tr7
2. Mô hình BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN
tr7
IV. THIẾT KẾ
Mô hình phối hợp BCH ĐOÀN TRƯỜNG và BAN CÔNG TÁC THANH
NIÊN
1. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy và Ban giám hiệu
tr8
2. Công tác tổ chức
tr8
3. Phân công nhiệm vụ
tr8
4. Quy trình thực hiện
tr9
5. Chế độ báo cáo
tr10
V. ĐO LƯỜNG
1 Thu thập dữ liệu
tr13
2 Sử dụng công cụ đo
tr13
3 Kiểm chứng độ giá trị

tr14
4. Kiểm chứng độ tin cậy
tr14
VI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
( lựa chọn phép kiểm chứng thông kê phù hợp)
tr14
VII. KẾT QUẢ
D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
tr16
E. . TÀI LIỆU THAM KHẢO
tr17
F. PHỤ LỤC
- Nguồn minh chứng
- Biên bản họp xét Đề tài KHSPU7D và Sáng kiến kinh nghiệm của tổ
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

-3-


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

Đề tài:

Kinh nghiệm xây dựng mô hình
Ban công tác thanh niên
ở trường

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
A.Tóm tắt đề tài
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng hiện nay đang là xu thế chung
cùa nghiên cứu khoa học giáo dục ở thế kỷ XXI.
Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin và làn sóng toàn cầu hóa. Đó là thế kỷ của nền kinh tế tri thức đòi
hỏi mỗi cá nhân; mỗi tập thể; mỗi quốc gia; phải vươn lên mạnh mẽ hơn để
xây dựng một nền kinh tế thông minh có hàm lượng chất xám cao hơn. Muốn
như vậy, phải tư duy thật chính các chuẩn giá trị.
Thực trạng giáo dục ở nước ta dù đạt được nhiều thành tựu nhưng còn
ngỗn ngang nhiều vấn đề; nhiều hiện trạng cần có giải pháp thay thế hợp lý.
Trên cơ sơ nghiên cứu từ thực tiễn sinh động, luôn vận động và biến đổi
không ngừng.
Thực tế ở mô hình trường THPT, công tác Đoàn; công tác thanh niên
đang gặp nhiều khó khăn mà các chính sách chưa theo kịp với thực tế. Vấn
đề tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên đang là vần đề nóng của xã hội.
Những năm gần đây, ta thường nghe các thuật ngữ như: giám thị; quản
sinh; quản nhiệm; trợ lý thanh niên…Những chức danh này không hề có
trong ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG nhưng lại tồn tại
trong thực tế. Các loại hình trường tư thục; dân lập; bán công, bán trú, song
ngữ, trường chất lượng cao, trường chuyên, trường năng khiếu, trường thực
nghiệm… thì các chức danh trên tồn tại thực tế như một viên chức giáo dục.
Cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp quy nào quy định rõ các chức danh
nói trên kể cả Luật Giáo dục; Điều lệ; thông tư hiện hành. Tùy theo từng
trường mà có những quy định mang tính nội bộ. Họ là những người trợ giúp
cho Ban giám hiệu; Đoàn trường, Giáo viên chủ nhiệm là tốt hơn trong công
tác giáo dục quản lý học sinh.
Đề tài này nghiên cứu xây dựng mô hình Ban công tác thanh niên ở
trường THPT và rút ra những kinh nghiệp cần thiết.
Đề tài này xuất phát từ thực tế của trường THPT Xuân Thọ và bố cục

văn bản dựa vào Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Cục nhà giáo và
cán bộ quả lý cơ sở giáo dục- Nhà xuất bản Đại học quốc gia hà Nội
-2011. Đồng thời cũng dựa và tài liệu tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo
Đồng Nai -2012.

-4-


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

Đây là vấn đế khó nhưng lại thường gặp trong thực tế. Tác giả dù rất cố
gắng vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Cũng là lần đầu tiên viết đề tài nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng nên bỡ ngỡ, khác rất xa so với các sáng
kiến kinh nghiệm trước đây. Kính mong quý đồng nghiệp góp ý xây dựng
hoàn thiện hơn. Lượng thứ cho tác giả những sơ sót nếu có và chắc chắn có.
B.Giới thiệu
Đề tài này đi sâu vào việc xây dựng mô hình Ban công tác thanh niên ở
trường THPT.
Ban công tác thanh niên này do Cấp ủy; Ban giám hiệu; Ban đại diện Cha
mẹ học sinh thành lập từ nhu cầu thực tế.
Ban công tác thanh niên này không làm việc độc lập mà phối hợp với
BCH Đoàn trường và GVCN. Làm rõ trách nhiệm: phối hợp cái gì?; Phối
hợp với ai? Phối hợp như thế nào? Trách nhiệm cụ thể của từng thành viên
trong mối quan hệ với cấp ủy- Ban Giám hiệu- Ban đại diện Cha mẹ học
sinh- Giáo viên chủ nhiệm…
Đề tài đi sâu vào thực nghiệm. Lấy hiệu quả thực tế làm cơ sở dữ liệu để
đo lường phân tích dữ liệu trên cơ sơ khoa học. Đồng thời kiểm chứng lại độ

tin cậy và độ giá trị.
C.Phương pháp nghiên cứu
I. HIỆN TRẠNG
1.Mô tả vấn đề
Trường THPT Xuân Thọ mới được thành lập vào năm 2009 theo Quyết
định của UBND tỉnh Đồng Nai. Đây là ngôi trường mới nên mọi cái đều mới.
Phần lớn Giáo viên mới ra trường. Chỉ có 7 giáo viên có thâm niên công tác
từ 10 trở lên.
Ban giám hiệu cũng mới được bổ nhiệm lần đầu nên kinh nghiệm quản lý
cũng chưa nhiều.
Trường nằm ở vùng sâu, đa số học sinh là con em nông dân nghèo nên
điều kiện hc5 tập còn nhiều hạn chế. Xã Xuân Thọ lại nằm ở vùng giáp ranh
với Long Khánh- Suối Nho- Suối Cao- Suối Cát nên rất phức tạp về vấn đề
tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Xã Xuân Thọ lại là điểm nóng về hình
sự như ma túy; đá gà đánh nhau… có hơn 200 đối tượng hình sự ở tù ra tái
hòa nhập cộng đồng. Những năm gần đây có nhiều vụ án lớn gây chấn động
dư luận mà hung thủ chỉ vừa đủ 18 tuổi.
Ban chấp hành Đoàn trường đều rất trẻ, nhiệt tình nhưng còn hạn chế về
kinh nghiệm và nghiệp vụ. Bí thư Đoàn trường có năng lực và nhiệt tình
nhưng mới chỉ có 3 năm giữ chức vụ Bí thư nên kinh nghiệm chưa phong
phú.
Hai phó bí thư mới làm lần đâu nên khả năng xử lý tình huống chưa kinh
nghiệm.
Giáo viên chủ nhiệm phần lớn đều trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề nên việc
quản lý học sinh chưa sâu sát. Chưa có những biện pháp nghiệp vụ đặc thù
với học sinh cá biệt. Thông tin về BGH và gia đình học sinh còn chậm.
Năm học 2011-2012
-5-



ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

Có 79 GV – CNV; 32 lớp; 1. 397 học sinh.
Năm học 2012 -2013
Có 80 .GV; 33 lớp; 1400 học sinh.
2 Liệt kê các nguyên nhân gây ra vấn đề
Thực trạng:
- Học sinh trốn học cúp tiết, la cà ở các quán cà phê gần trường còn phổ
biến. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục.
- Tình trạng học sinh để xe ngoài trường nhiều mà GVCN không kiểm
soát được. Ban thi đua nhà trường khó khăn khi xử lý vấn đề này. Ý thức tổ
chức kỷ luật của học sinh từ đơn vị lớp còn yếu. Mạng lưới cộng tác viên
của GVCN và của Đoàn trường không phát huy được hiệu quả. Sự phối hợp
với cảnh sát giao thông và công an xã; chính quyền địa phương về vấn đề này
còn yếu. Một số phụ huynh còn dung túng bao che cho con em mình bỏ xe
ngoài trường học dẩn đến nề nếp về vấn đề này chưa tốt.
- Khâu đồng phục; giày ba ta; tóc tai; nói tục; chửi thề; hút thuốc; đánh
nhau… còn nhiều tồn tại.
- Tình trạng học sinh học chính khóa; học phụ đạo; học tăng tiết; học Thể
dục –GDQP… còn lẫn lộn chưa nghiêm túc cả về tác phong lẫn động cơ học
tập.
- Một số học sinh còn làm mất vệ sinh tường phòng học; nhà vệ sinh
nhiều tàn thuốc lá; viết bậy lên tường; phá các ổ điện; hộp PCCC; hộp thư
góp ý…
3. Lựa chọn nguyên nhân tìm giải pháp thay thế
Qui mô trường có từ 20 lớp trở xuống thì Ban chấp hành Đoàn trường
mới quán xuyến được công việc quản lý học sinh. Nếu qui mô trường có hơn

30 lớp thì công việc quá tải với Đoàn trường.
Phải tìm hướng hỗ trợ cho Đoàn trường bằng cơ chế thành lập thêm BAN
CÔNG TÁC THANH NIÊN phối hợp với Đoàn trường. Nhiều trường Tư
thục; dân lập ( kể cả công lập)… đã phá rào… tuyển thêm các giám thị- quản
sinh- quản nhiệm và họ làm có hiệu quả.
Chế độ đãi ngộ mà nhà nước quy định: Bí thư Đoàn trường miễn huấn
15 tiết; phó bí thư 7,5 tiết là rất thấp. Không còn phù hợp với mô hình
trường có hơn 30 lớp. Đồng thời cũng không bù đắp được công sức mà các
bộ Đoàn bỏ ra. Thực tế là vậy nhưng tìm nguồn chi cho làm việc ngoài giờ
cho các cán bộ Đoàn là rất khó khăn.
Lâu nay cơ chế phối hợp với GVCN chưa rõ ràng nên rất khó quy trách
nhiệm cho GVCN. Cần tìm ra cơ chế cụ thể về trách nhiệm. GVCN làm tốt
được thưởng nóng, làm không tốt phải làm tự kiểm, nếu cần là thay ngay
GVCN kịp thời.
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ
1.Tìm hiểu lịch sử vấn đề
Tổ chức Đoàn TNCS HCM là tổ chức chính trị nên luôn đóng vai trò
thường trực trong công tác thi đua với học sinh.
-6-


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều trường tuyển dụng thêm các chức danh:
giám thị, quản sinh… để hỗ trợ cho Đoàn trường. Nhu cầu thực tế là có thật.
Một số trường lại có chức danh trợ lý thanh niên là trợ lý của Hiệu trưởng
chỉ chuyên làm công tác thanh niên giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch

công tác.
2.Thiết kế giải pháp thay thế
Năm học 2012 -2013, trường THPT Xuân Thọ thành lập BAN CÔNG
TÁC THANH NIÊN, vừa giúp việc cho Ban giám hiệu vừa phối hợp với
Đoàn trường và GVCN. Vừa làm công tác tham mưu; vừa trực tiếp làm
việc với Giáo viên - học sinh – phụ huynh theo ủy quyền và chỉ đạo của
Hiệu trưởng.
3.Mô tả quy trình và khung thời gian thực hiện
ĐOÀN TRƯỜNG
PHỤ HUYNH
CẤP ỦY
BAN GIÁM HIỆU
GVCN
BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN
HỌC SINH
Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 15.8.2012 đến hết năm học dự kiến vào
ngày 20 .4.2013
III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Nghiên cứu mô hình BCH ĐOÀN TRƯỜNG ( trong công tác phối hợp)
- Đoàn trường, ngoài công tác thực hiện theo Điều lệ Đoàn TNCS HCM;
Điều lệ trường Trung học phổ thông; Luật Giáo dục và thường trực ban thi
đua của nhà trường còn có công tác phối hợp với BAN CÔNG TÁC THANH
NIÊN của trường THPT Xuân Thọ trong giáo dục và quản lý học sinh.
- Bí thư Đoàn trường phụ trách chung; phối hợp với các trợ lý thanh niên để
làm tốt công tác quản lý học sinh và nghiệp vụ Đoàn.
- 1 phó bí thư chuyên trách khối sáng
- 1 phó bí thư chuyên trách khối chiều
2. Mô hình BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN
Gồm 3 trợ lý thanh niên và các thành viên tăng cường.
- Trợ lý 1: phụ trách chung theo chỉ đạo của Hiệu trưởng (hoặc

thành viên BGH trực) và chuyên trách khối sáng; phối hợp với Bí
thư Đoàn trường xây dựng kế hoạch cụ thể từng tuần công tác. Phối
hợp với phó bí thư chuyên trách khối sáng giải quyết công tác sự
vụ. Cuối tháng tổng hợp báo cáo cho Hiệu trưởng trước kỳ họp Hội
đồng sư phạm ít nhất 1 ngày.
- Trợ lý 2; chuyên trách khối chiều; phối hợp với phó bí thư chuyên
trách khối chiều giải quyết công tác sự vụ.
- Trợ lý 3: chuyên trách công tác cựu học sinh; tiến tới thành lập
Hội CỰU HỌC SINH trường THPT Xuân Thọ trong năm 2012.

-7-


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

- Thành viên tăng cường gồm các GV dạy chưa đủ số tiết tiêu
chuần 17 tiết /tuần thì được phân công làm thêm công tác ngoại
khóa cho đủ số tiết quy định. Dựa vào công tác này sẽ giúp các GV
trẻ trưởng thành hơn. Hiệu trưởng ra quyết định phân công lao
động. Trợ lý 1 và Bí thư Đoàn trường sẽ phân công công tác cụ thể
cho GV đó theo yêu cầu lịch công tác phối hợp.
IV. THIẾT KẾ
Mô hình phối hợp BCH ĐOÀN TRƯỜNG và BAN CÔNG TÁC THANH
NIÊN
1. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy và Ban giám hiệu
- Sau khi được sự đồng thuận của cấp ủy; Hiệu trưởng sẽ ra quyết định thành
lập BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN; quy định rõ trách nhiệm của các trợ lý

thanh niên trong công tác phới hợp với Đoàn trường và GVCN.
- Thành viên BGH trực khối sáng (hoặc khối chiều) sẽ là người trực tiếp chỉ
đạo công tác thanh niên của buổi trực đó và chịu trách nhiệm trước cấp ủy và
Hiệu trưởng.
- BGH có trách nhiệm liên hệ với Công an huyện Xuân Lộc (đội cảnh sát
giao thông và cơ động) Công an xã Xuân Thọ và chính quyền địa phương về
việc xử phạt hành chính các bãi giữ xe trái phép gần trường. Đây là nguyên
nhân chính khiến HS cúp tiết bỏ học, đánh nhau gây mất trật tự và nề nếp.
2. Công tác tổ chức
- Việc tuyển chọn các trợ lý thanh niên sẽ do cấp ủy quyết định trên cơ sở đề
nghị của Hiệu trưởng. Chọn trong số những cựu cán bộ Đoàn có nhiều kinh
nghiệm và thành tích; nhiệt tình và muốn cống hiến cho nhà trường; còn tha
thiết gắn bó với công tác Đoàn với tư cách một người cộng sản.
- Trợ lý 1 sẽ giao ban với Hiệu trưởng ở trước lễ chào cờ đầu tuần; xin ý
kiến chỉ đạo các công tác sự vụ.
- Trợ lý 1 sẽ hội ý với Bí thư Đoàn trường về công tác trong tuần, sau đó
thống nhất triển khai cho trợ lý 2-3 và và 2 phó Bí thư chuyên trách 2 khối.
Thống nhất phân công công việc cho các thành viên tăng cường.
- Cuối tháng, trợ lý 1 sẽ tổng hợp báo cáo tháng bằng văn bản cho Hiệu
trưởng để hiệu trưởng quán triệt trong phiên họp Hội đồng sư phạm hàng
tháng.
- 3 trợ lý thanh niên sẽ được mời dự Đại Hội Đoàn trường với tư cách là Đại
biểu khách mới, góp xây dựng công tác Đoàn.
- Kế hoạch tháng của Đoàn trường sẽ được gởi cho các trợ lý thanh niên
nghiên cứu phối hợp để thành chương trình hành động chung.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm xử lý ban đầu những thông tin do Ban
thi đua
( thường trực là Đoàn trường và Ban công tác thanh niên) chuyển đến. Phối
hợp nhanh với phụ huynh học sinh vi phạm để giáo dục; giáo dưỡng tại gia.
3. Phân công nhiệm vụ

a. GVCN
-8-


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo nhanh hàng tuần. Số liệu phải chính
xác.
- Ngoài mạng lưới cán bộ lớp; cán bộ Đoàn xây dựng thêm hệ thống công
tác viên bí mật, kịp thời báo cáo nhanh với GVCN những vấn đề nóng.
- Giao cho GVCN thu tiền gởi xe hàng tháng, vì chỉ GVCN mới biết chính
xác HS nào đi xe gì, gởi xe ở đây. Giá vé tháng thấp hơn giá vé ngày, để
mang tính cạnh tranh, khuyến khích HS gởi xe vé tháng. Nếu quản lý tốt thì
giúp nhà trường biết chính xác nguồn thu để đưa giá sàn khi đấu thầu bãi xe
hoặc mướn người làm trả lương cơ bản theo công việc.
- Khi có thông tin từ Ban thi đua thì GVCN có trách nhiệm xử lý ngay. Kịp
thời báo cáo ngay kết quả xử lý với Đoàn trường và trợ lý thanh niên trực để
có hướng xử lý tiếp theo. Mục đích chính là ngăn ngừa và răn đe. Tránh tình
trạng vụ việc đã xảy ra mới xử lý bị động.
b. Đoàn trường
- Bí thư Đoàn trường phân công nhiệm vụ cụ thể cho 2 phó bí thư trực theo
buổi. Kiểm tra thường xuyên sổ trực để biết theo dõi, chỉ đạo kịp thời.
- Đoàn trường và Ban công tác thanh niên phối hợp giải quyết nhanh từng vụ
việc.
- Đoàn trường phải xây dựng mạng lưới cộng tác viên tình nguyện bí mật tiệp
cận những địa điểm mà Giáo viên không thể hiện diện.
c. Ban công tác thanh niên

Sẽ được phân công công việc cụ thể theo Quyết định và công tác tổ chức ở
trên. Tùy theo số thành viên cơ hữu được tăng cường mà Trợ lý 1 sẽ phân
công theo tuần.
4. Quy trình thực hiện
a. Khối sáng
Tiết 1: Trợ lý 1 cùng Phó bí thư trực; GV tăng cường nắm bắt kịp thời: sĩ
số; học sinh vắng; cúp tiết; hs gởi xe ngoài trường; vi phạm đồng phục…
Đầu tiết 5 sẽ kiểm tra thêm 1 lần nữa.
Thông tin sẽ được xử lý như sau:
+ Báo gấp cho GVCN xử lý ban đầu.
+ Thông tin nóng công khai lên trang Web của trường cho phụ huynh và học
sinh theo dõi.
+ Ghi giấy báo về gia đình học sinh. Mẫu giấy báo dự kiến như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY BÁO
Hiệu trưởng trường THPT Xuân Thọ, thông báo đến phụ huynh
Học sinh:…………………………………….lớp: ………..
Địa Chỉ: ……………..ấp………….… Xã………………..
Nội dung:………………………………………………….
……………………………………………………………..
-9-


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình


………………………………………………………………
Đề nghị quý phụ huynh học sinh có biện pháp xử lý kịp thời, phối hợp tốt với
Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường trong việc giáo dục con em.
Xin gởi lại hồi báo cho Giáo viên chủ nhiệm.
Trân trọng kính chào.
Xuân Thọ, ngày……. tháng …..năm 2013
HIỆU TRƯỞNG
PHẦN HỒI BÁO (của phụ huynh gởi nhà trường)
Ý KIẾN PHỤ HUYNH
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
Chữ ký của PHHS
+ GVCN báo cáo nhanh việc xử lý ban đầu với Đoàn trường và Ban công tác
thanh niên.
+ Đoàn trường và Ban công tác thanh niên sẽ xử lý tiếp tục và báo cáo lại
hiệu quả cho Hiệu trưởng theo tuần.
+ Trợ lý thanh niên sẽ ghi sổ trực ở phòng Hội đồng để mọi người tiện theo
dõi.
b. Khối chiều ( trợ lý 2 và một phó bí thư phụ trách).
Quy trình thực hiện như khối sáng.
c. Trợ lý 3: phụ trách công tác Cựu học sinh có kế hoạch riêng.
5. Chế độ báo cáo:
a. GVCN: Cuối tuần GVCN có báo cáo nhanh cho Hiệu trưởng và Ban thi
đua. GVCN không nộp báo cáo sẽ bị trừ điểm thi đua của cá nhân và điểm thi

đua của tập thể lớp chủ nhiệm.
Mẫu báo cáo dự kiến như sau ( văn phòng sẽ phát 4 mẫu báo cáo trong
tháng) :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO NHANH TUẦN…. THÁNG
- GVCN………………………….. lớp………….
Báo cáo nhanh công tác trong tuần cụ thể như sau:
- 10 -


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Tuần

Đoàn Đình

Học sinh vi phạm

Hướng


xử Kết quả

Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6

Thứ 7
Tổng
hợp
*Kiến nghị:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………
GVCN
- Cuối HKI và cuối năm có báo cáo tổng hợp. Các báo cáo này phải lưu vào Sổ
chủ nhiệm. Nội dung làm việc với phụ huynh phải ghi chép rõ ràng và có chữ ký
của GVCN và phụ huynh.
b. Đoàn trường và Ban công tác thanh niên
- Chào cờ đầu tuần, phó bí thư trực có báo cáo tổng hợp xếp loại thi đua hàng
tuần. Đồng thời gởi báo cáo này cho trợ lý thanh niên trực theo buổi để phối
hợp.
Mẫu báo cáo tuần dự kiến như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- 11 -


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

BÁO CÁO TUẦN….
Khối Lớp

12

Nội dung thi đua

Điểm
đua

thu Xếp
hạng

C1
C2
C3
C4


11

10

B1
B2
B3
B4

A1
A2
A3

Tm. Ban thi đua

Phó bí thư trực

- Cuối tháng, trợ lý 1 và 2 có báo cáo tổng hợp cho hiệu trưởng để quán triệt
trong họp hội đồng sư phạm hàng tháng.
- Cuối học kỳ I và cuối năm Bí thư Đoàn trường và Trợ lý 1 sẽ có báo cáo tổng
hợp cho Hiệu trưởng và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
V. ĐO LƯỜNG
1. Thu thập dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi dựa vào thang điểm thi
đua do Đoàn trường xếp loại thi đua hàng tuần là 100đ/ lớp/ tuần.
Điểm trừ cụ thể như sau:
+ Cúp tiết trừ 2đ/HS/ lần
+ Vắng không phép trừ 3đ; có phép trừ 0,5đ
+ Để xe ngoài phạm vi trường trừ 3đ/HS /lần
+ Không thuộc bài trừ 2đ/HS/lần
- 12 -


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

+ Đi trễ trừ 1đ/ HS / lần
+ Đánh nhau trừ 5đ/HS/ lần
+ Không đeo bảng tên; Huy hiệu Đoàn trừ 2 đ/HS/lần
….
2 Sử dung công cụ đo
- Đo hành vi của học sinh qua thu thập sự liệu từ ban công tác thanh niên –
Đoàn trường và Giáo viên chủ nhiệm…

- Đo thái độ của học sinh qua tần suất vi phạm; tính cập nhật, tính tức thì,
tính thiết thực…
Ở đây chúng tôi lựa chọn thiết kế so sánh tác động
nhóm ngẫu nhiên và nhóm đối chứng.
- Nhóm thực nghiệm là các lớp khối 12 – ca sáng
- Nhóm đối chứng là các lớp khối 10 - ca chiều
- Thang điểm thi đua là 100/tuần/lớp (trường hơp HS vi phạm
sẽ bị điểm trừ theo thang đểm thi đua đã được thông qua
trong Đại hội đoàn trường.)
KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG VỚI 2 NHÓM NGẪU
NHIÊN
ĐIỂM THI ĐUA /TUẦN 4
NHÓM THỰC NGHIỆM
STT
HỌ TÊN
Ghi chú
Trước TĐ
Sau TĐ
60
70
1
Lớp 12C1
60
70
2
Lớp 12C2
60
70
3
Lớp 12C3

60
70
4
Lớp 12C4
60
70
5
Lớp 12C5
60
75
6
Lớp 12C6
60
70
7
Lớp 12C7
60
75
8
Lớp 12C8
50
65
9
Lớp 12C9
50
60
10
Lớp 12C10
50
65

11
Lớp 12C11
ĐIỂM THI ĐUA/TUẦN
STT

HỌ TÊN

1
2
3
4

Lớp 10A1
Lớp 10A2
Lớp 10A3
Lớp 10A4

NHÓM ĐỐI CHỨNG
Trước TĐ
Sau TĐ
60
75
60
70
60
60
50
60
- 13 -


Ghi chú


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

5
6
7
8
9
10
11

Đoàn Đình

60
55
70
54
50
50
50

Lớp 10A5
Lớp 10A6
Lớp 10A7
Lớp 10A8
Lớp 10A9
Lớp 10A10

Lớp 10A11

60
60
60
60
65
65
65

3 Kiểm chứng độ giá trị
Độ giá trị là tính xác thực của dữ liệu thu được qua hồ sô sổ sách ghi chép của
Ban công tác thanh niên hàng tuần.
4. Kiểm chứng độ tin cậy
Độ tin cậy là tính nhất quan có sự thống nhất của các dữ liệu giựa các lần đo
khác nhau hàng tuần.
Độ tin cậy và độ giá trị liên hệ chặt chẽ với nhau.
VI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
So sánh dữ liệu giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ta có kết quả sau:
NHÓM THỰC NGHIỆM
MÔ TẢ DỮ LIỆU
Mode
Trung vị
Giá trị TB cộng
Độ lệch chuẩn

NHÓM ĐỐI CHỨNG

Điểm TĐ trước TĐ ĐiểmTĐ sau TĐ ĐiểmTĐ trước TĐ ĐiểmTĐ sau TĐ


60
60
57.27
4.67

70
70
69.09
4.37

60
55
56.27
6.39

KIỂM CHỨNG T-TEST
p<= 0,05 : Có ý nghĩa, chênh lệch điểm không xảy ra ngẫu nhiên
p>0,05 : Không có ý nghĩa, chênh lệch điểm xảy ra ngẫu nhiên

T-TEST ĐỘC LẬP (2 NHÓM)
p trước tác động
KẾT LUẬN

0.68004136
2 nhóm tương đương

- 14 -

60
60

63.64
5.05


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

p sau tác động

0.013621198388619100000

KẾT LUẬN

Chênh lệch điểm là do tác động

T-TEST THEO CẶP (THEO TỪNG NHÓM )
NHÓM THỰC NGHIỆM
P
KẾT LUẬN

0.000005578815632372
Có ý nghĩa, kết quả không ngẫu nhiên
NHÓM ĐỐI CHỨNG

P
KẾT LUẬN

0.00736781387178

Có ý nghĩa, kết quả không ngẫu nhiên

MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG (ES)
Bảng tiêu chí Cohen
Giá trị mức độ ảnh
hưởng
> 1,00
0,8-1.00
0,5-0,79
0,20-0,49
<0.20

Chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD

Ảnh hưởng
Rất lớn
Lớn
Trung bình
Nhỏ
Rất nhỏ

So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Điểm TB cộng

Thực nghiệm

Đối chứng

69.09


63.64

- 15 -


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

Độ lệch chuẩn

4.37

5.05
0.013621198388619100
00

Giá trị p xủa T-test
Mức độ ảnh hưởng

1.0811

VII. KẾT QUẢ
Kết quả điểm thi đua /tuần giữa 2 nhóm sau tác động là lớn. . Chênh lệch
điềm là do tác động hoạt động của Ban công tác thanh niên .
Chênh lệch giá trị trung bình SMD 1.0811 > 1,00 là rất lớn, có hiệu quả thiết
thực.
D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua thực tế thực hiện MÔ HÌNH BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN ở trường

THPT Xuân Thọ năm học 2012-2013, hoạt động hiệu quả, có tác dụng giáo
dục hành vi, kỵ năng sông cho học sinh. Hạn chế thấp nhất những sai phạm
không đáng có.
Ban công tác thanh niên giúp cho Đoàn trường rất nhiều trong công tác quản
lý học sinh trong và ngoài trường học.
Ban công tác thanh niên là nhựng trợ lý tin cậy của Hiệu trưởng, vì họ vốn là
những cựu cán bộ Đoàn… tuy quá tuổi Đoàn nhưng những kinh nghiệm của
họ rất cấn thiết giúp cho các cán bộ Đoàn đương nhiệm còn rất trẻ. Có một
câu nói ấn tượng của một vị Huấn luyện viên bóng đá “ phong độ là nhất
thời nhưng đẳng cấp mới là vĩnh cửu”.
Ban công tác thanh niên là người bạn đồng hành của Giáo viên chủ nhiệm.
Ban công tác thanh niên là cái cầu ngắn nhất tiếp giáp với phụ huynh học
sinh.
Khuyến nghị Bộ Giáo dục nghiên cứu lại Thông tư 28, cần có chế độ đãi ngộ
hợp lý cho cán bộ Đoàn; nghiên cứu bổ sung giám thị; quản sinh… cho mô
hình trường THPT
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng- cục nhà giáo
và cán bộ quản lý cơ sờ giáo dục/ Bộ Giáo dục; NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.
- Thông tư 28 của Bộ Giáo dục
- Điều lệ Đoàn TNCS HCM
F. PHỤ LỤC ( nguồn minh chứng)
Xuân Thọ ngàu 16 tháng 5 năm 2013
Tác giả
Với lòng tự trọng của một giáo viên lâu năm và một
Cựu cán bộ Đoàn, tôi cam đoan không sao chép đề
- 16 -



ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

tài này từ bất cứ nguồn nào. Tự viết.

ĐOÀN ĐÌNH THUẤN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA TỒ VĂN
( trích biên bản họp tổ - xét thi đua cuối năm ngày 18.5.2013)
- Thời gian: vào lúc 14h ngày 18.5.2013
- Địa điểm: phòng thư viện
- Thành phần pham dự: gồm toàn thể 8 thầy cô trong tổ văn
- Vắng cô Lê Thị Tố nga đang học Cao học tại ĐHSP- TPHCM; cô
Nông Thị Diễm Trang – nghỉ Hộ sản.
- Chủ trì: thầy Đoàn Đình Thuấn – tồ trưởng chuyên môn
- Đồng chủ trì : cô Trương Mỹ Nga – Bí thư Đoàn trường ( vì có điề
tài về Đoàn Đội)
- Nội dung chính: sơ khảo xem xét các đề tài Sáng kiến kinh nghiệm;
4 sáng kiến đã được niêm yết công khai cho các thành viên trong tổ
góp ý từ tháng 1 năm 2013; có sử chữa điều chỉnh.
- Cả tổ đã biểu quyết, có 100% thành viên thống nhất nội dung sau:
1. Đề tài nghiên cứ khoa học sư phạm ứng dụng
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH BAN CÔNG TÁC THANH
NIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Tác giả : thầy Đoàn Đình Thuấn
- Lĩnh vực nghiên cứu: Đoàn Đội
- Ý kiến thống nhất: Đề tài này không sao chép từ các giải pháp đã

có; mang tính khoa học và hiệu quả trong thực tế. Hệ thống công
cụ đo và lực chọn phép kiểm chứng theo đúng tài liệu hướng dẫn
của Bộ; Sở Giáo dục.
- Xếp loại chung: Xuất sắc
2. Sáng kiến kinh nghiệm
TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ ĐỌC VĂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CHO HỌC SINH SẮM VAI NHÂN VẬT
- Tác giả;: cô Nguyễn Thị Thanh Tâm
- Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn
- Ý kiến thống nhất : Đề tài này không sao chép từ các giải pháp đã
có, có tìm tòi nghiên cứu thực nghiệm hiệu quả; có tính sáng tạo và
tính khoa học; có hiệu quả thiết thực.
- Xếp loại chung : Xuất sắc
3 . Sáng kiến kinh nghiệm
- 17 -


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ ĐỌC VĂN BẰNG
KHAI THÁC ĐẶC TRƯNG THI TRUNG HỮU HỌA
- Tác giả; Thầy Nguyễn Tấn Trình
- Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn
- Đề tài này không sao chép từ các giải pháp đã có, có tìm tòi nghiên
cứu thực nghiệm hiệu quả; có tính sáng tạo và tính khoa học; có
hiệu quả thiết thực. Phù hợp với lứa tuổi.
4. Sáng kiến kinh nghiệm

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC
HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HỌC SINH THPT
- Tác giả; Cô Trương Mỹ Nga (thạc sĩ)
- Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn
- Đề tài này không sao chép từ các giải pháp đã có. Dây là một công
trình nghiên cứu công phu. Có tìm tòi nghiên cứu thực nghiệm hiệu
quả; có tính sáng tạo và tính khoa học; có hiệu quả thiết thực. Phù
hợp với lứa tuổi.
- Xếp loại chung: Xuất sắc
Biên bản này được trích gởi Hội đồng thi đua khen thưởng của
trường và của Sở Giáo dục theo yêu cầu. Tổ văn thống nhất nội
dung trên.
Xuân Thọ ngày 18.12.2013
Tổ trưởng chuyên môn
thư ký

ĐOÀN ĐÌNH THUẤN

- 18 -

TRƯƠNG MỸ NGA


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

1- Tên đề tài:
Kinh nghiệm xây dựng mô hình
Ban công tác thanh niên ở trường
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2-Người tham gia thực hiện: ĐOÀN ĐÌNH THUẤN
- Đơn vị công tác: trường THPT Xuân Thọ - Xuân lộc – Đồng Nai
( nguyên là Bí thư Đoàn ngành Giáo dục Xuân Lộc)
3 - Họ và tên người đanh giá:…Hội dồng xét thi đua khen thưởng THPT Xuân
Thọ
4 - Đơn vị công tác: THPT Xuân Thọ
5 - Ngày họp: 21.5.2013
6 - Địa điểm: phòng họp Hội đồng
Tiêu chí đánh giá
Điểm
Điểm Nhận xét
tối đa
đánh
giá
1. Tên đề tài
5
5
- Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động.
- Có ý nghĩa thực tiễn.
2. Hiện trạng
5
5
- Nêu được hiện trạng.
- Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng.
- Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết.
3. Giải pháp thay thế

10
9
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế.
- Giải pháp khả thi và hiệu quả.
- Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề
tài.
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên
5
5
cứu.
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng
câu hỏi
- Xác định được giả thuyết nghiên cứu.
5. Thiết kế
5
5
Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của
- 19 -


ĐTKHSPƯD 2013
Thuấn

Đoàn Đình

nghiên cứu
6. Đo lường
- Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp
để thu thập dữ liệu.
- Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá

trị.
7. Phân tích dữ liệu và bàn luận
- Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp
với thiết kế.
- Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu.
8. Kết quả
- Kết quả nghiên cứu: đã giải quyết được các vấn
đề đặt ra trong đề tài đấy đủ, rõ ràng, có tính
thuyết phục.
- Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: Mang
lại hiếu biết mới về thực trạng, phương pháp,
chiến lược…
- Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại
địa phương, cả nước, quốc tế.
9. Minh chứng cho các hoạt động nghiên
cứu của đề tài
Kế hoạch bài học, bài kiếm tra, bảng kiểm, thang
đo, băng hình, ảnh, dữ liệu thô…
10.Trình bày báo cáo
- Văn bản viết
( cấu trúc khoa học, hợp lí, diễn đạt mạch lạc,
hình thức đẹp)
- Báo cáo kết quả trước hội đồng
( rõ ràng mạch lạc, có sức thuyết phục)
Tống cộng
XẾP LOẠI CHUNG: XUẤT SẮC
Tổ chuyên môn
21.5.2013
Đề tài này không sao chép từ các giải pháp đã có


- 20 -

5

5

5

5

20

19

35

34

5

5

100

97
Xuân Thọ ngày
HIỆU TRƯỞNG


ĐTKHSPƯD 2013

Thuấn

Đoàn Đình

- 21 -



×