Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP CHỈ đạo THỰC HIỆN CÔNG tác TUYỂN SINH đại học, CAO ĐẲNG, TRUNG cấp CHUYÊN NGHIỆP năm học 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.83 KB, 16 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Phòng Giáo dục Chuyên Nghiệp
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP NĂM HỌC 2012-2013

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tố Hoa
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục: ………………
- Phương pháp dạy học bộ môn: .......................... 
- Lĩnh vực khác: ...................................................... 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2012-2013

SƠ LƯỢC LÝ LỊ

1


BM02-LLKHSKKN


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Tố Hoa
2. Ngày tháng năm sinh: 27 /07/1967
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 12/1 Khu phố 3 – Đường Hồ Văn Đại – Phường Quang Vinh TP.
Biên Hòa – Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0918215369 ( CQ) 0613847168 ( NR ): 0613847438 Fax:
E-mail:
6. Chức vụ: Chuyên viên
7. Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1991
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử - Đại học Sư phạm
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tuyển sinh
Số năm có kinh nghiệm: 16 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một số biện pháp chỉ đạo công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT
+ Nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ tuyển sinh
Đại học, Cao đẳng,

2


BM03-TMSKKN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYỂN

SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
NĂM HỌC 2012-2013
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực chỉ đạo quản lý công
tác tuyển sinh Đại học và Cao đẳng nhằm đảm bảo sự ổn định và nâng cao chất
lượng công tác tuyển sinh. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ về công tác tuyển
sinh, Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp - Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã tổ
chức triển khai các nội dung chỉ đạo và đề ra một số biện pháp đổi mới trong
công tác tuyển sinh nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thí sinh đăng ký
dự thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, và xét tuyển vào Trung cấp chuyên
nghiệp trên địa bàn tỉnh và cả nước nhằm để đáp ứng yêu cầu về phát triển về
nguồn nhân lực trong tỉnh nhà.
Tuy nhiên với tình hình thực tế hiện nay nhiều ngành nghề đào tạo ra dư
thừa, trong khi đó địa phương thì thiếu nguồn lao động đã qua đào tạo nghề. Để
phấn đấu đạt được những mục tiêu trong chương trình đào tạo phát triển nguồn
nhân lực giai đoạn 2011- 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, ngòai việc
nâng cao chất lượng và mở rộng các cơ sở đào tạo dạy nghề, công tác tuyển sinh
cũng cần được chú trọng quan tâm và đổi mới. Là chuyên viên phòng Giáo dục
chuyên nghiệp – Phụ trách công tác tuyển sinh, tôi đã mạnh dạn đề ra một số
biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác tuyển sinh sinh Đại học, Cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp năm học 2012-2013. Nhằm nâng cao chất lượng công tác
tuyển sinh.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Trong nhiều năm qua, công tác đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh được
thực hiện với nhiều cố gắng nhằm đạt mục tiêu giải quyết việc làm cho người
3


lao động, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Mục tiêu của chương trình đào

tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai đã xác định:
Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề: Phấn đấu đến năm 2015, có 90 cơ
sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: 06 trường cao đẳng nghề (01 cơ sở ngoài
công lập), 12 trường trung cấp nghề (06 cơ sở công lập), trung tâm dạy nghề và
cơ sở khác có dạy nghề là 72 đơn vị (ngoài công lập 55). Đến cuối năm 2015
trên địa bàn tỉnh có 01 trường cao đẳng nghề đạt chuẩn Quốc tế và đạt chuẩn
khu vực, 02 trường đạt chuẩn Quốc gia của một số nghề trọng điểm trên địa bàn
tỉnh được Bộ Lao động - TBXH, UBND tỉnh đầu tư.
Tuyển mới trong 05 năm (2011 - 2015), trên địa bàn tỉnh có 311.000
người được tuyển mới, trong đó trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 45.660 người,
đào tạo nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề) là 265.340 người, bình quân tăng hàng
năm khoảng 5% số học sinh tuyển mới.
Kết quả tốt nghiệp trong 05 năm (2011 - 2015), trên địa bàn tỉnh có
296.430 người tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề gồm: Trung cấp và cao đẳng
nghề là 41.094 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 255.336 người,
nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 là 65% (trong đó
đào tạo nghề là 50%).
Ngày 21 tháng 2 năm 2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công
văn số 1103/BGDĐT-KTKĐCLGD hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo và
các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước thực hiện công tác tuyển sinh đại
học, cao đẳng năm 2013.
Ngày 14 tháng 3 năm 2013 Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã có kế
hoạch số 465/KH-SGDĐT triển khai đến các đơn vị Trường THPT, TTGDTX
phối hợp thực hiện công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp năm 2013.

4



Những văn bản này là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện công tác tuyển
sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2013.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp.
2.1 Công tác tham mưu, phối hợp với các ban ngành liên quan.
- Tham mưu với UBND tỉnh ra các văn bản chỉ đạo về việc phối hợp
giữa các ban ngành đoàn thể trong công tác tuyển sinh và có chế độ hỗ trợ cho
học sinh dân tộc thiểu số và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Tham mưu với Hội Khuyến học tỉnh cấp học bổng cho học sinh đạt
thành tích cao trong kỳ thi tuyển sinh.
- Phối hợp với Báo Đồng Nai, Đài PTTH Đồng Nai, trường ĐH Lạc
Hồng, ĐH Đồng Nai và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong
tỉnh tổ chức tư vấn hướng nghiệp, hướng dẫn làm hồ sơ dự thi, cho các em học
sinh PTTH ở các huyện vùng sâu, vùng xa…
2.2 Tổ chức thực hiện
- Lập kế hoạch chuẩn bị cho công tác tuyển sinh: về nhân sự trưng tập ở
các cơ sở vào lúc cao điểm; máy móc thiết bị đủ phục vụ cho công tác xử lý hồ
sơ thí sinh, tài liệu hướng dẫn tuyển sinh; lập phương án bố trí nhân sự từ khâu
tiếp nhận hồ sơ đến bàn giao cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp….
- Phối hợp chặt chẽ với các trường ĐH, CĐ, TCCN để đảm bảo cho việc
trao đổi thông tin về hồ sơ dự thi cũng như việc thông báo kết quả trúng tuyển
của thí sinh.
- Tổ chức tập huấn cho các đơn vị đăng ký dự thi ( trường THPT,
TTGDTX các huyện, thị xã, thành phố…về nội dung công tác tuyển sinh: cách
ghi hồ sơ dự tuyển, các diện ưu tiên… nhằm thống nhất đồng bộ trong việc chỉ
đạo và thực hiện công tác tuyển sinh từ cấp Sở đến huyện, thị xã, thành phố đến
các đơn vị.
2.3 Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trong trường THPT.
5



Thực tế đáng báo động là những năm gần đây, việc đào tạo nguồn nhân
lực trung, cao cấp tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn thừa - thiếu, hiệu quả sử dụng
lao động thấp và không gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội.
Công tác hướng nghiệp có vai trò giúp HS có định hướng nghề nghiệp
đúng đắn, lựa chọn con đường lập nghiệp sau khi học xong phổ thông. Hướng
nghiệp trong trường phổ thông ngoài việc giáo dục nghề, tuyên truyền nghề, tư
vấn nghề thì hướng nghiệp phổ thông phải bao gồm cả tuyển chọn nghề sơ bộ.
Vì cấu trúc hướng nghiệp trong trường phổ thông phải nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ hình thành nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, trên cơ sở đó tư vấn
giúp họ chọn nghề phù hợp. Cái cần của học sinh chính là những thông tin cụ
thể về các ngành nghề phổ biến trong xã hội, không nên định hướng theo kiểu
học giỏi hay dở vì có những người học trung học phổ thông không giỏi nhưng
vào đại học thì rất khá. Vì thế nên định hướng theo lĩnh vực, để các em có thể
học lên được.Cần “tư vấn” đúng nghĩa, tức là với sức học, sở thích, năng lực cá
nhân như thế, học sinh nên chọn ngành nào thì vẫn còn bỏ ngỏ.
Chính vì thế các trường THPT cần chú trọng thực hiện công tác này, tổ
chức đa dạng các hoạt động hướng nghiệp, tổ chức nhiều chương trình tư vấn
mùa thi, định hướng ngành nghề cho học sinh từ những năm đầu của bậc THPT.
2.4 Cập nhật thông tin cần thiết về công tác tuyển sinh kịp thời.
Do thiếu thông tin dự báo chính xác về cơ cấu ngành nghề, nhu cầu thị
trường lao động nên vào mùa tuyển sinh, không ít học sinh và các bậc phụ
huynh bị động, thậm chí mất ăn, mất ngủ vì nỗi lo xác định vào ngành nào phù
hợp với năng lực bản thân và dễ tìm việc làm khi ra trường .. Để đáp ứng nhu
cầu đó tôi đã tra tầm những thông tin chỉ đạo mới của Bộ GDĐT cũng như các
trường ĐH-CĐ chuyển tải thông tin kịp thời về các trường PTTH cũng như các
cơ sở tuyển sinh như:
- Tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm
2013” cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh đại học (ĐH), cao
6



đẳng (CĐ) trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi;
Lịch công tác tuyển sinh; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành
phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi vãng lai;
Danh sách các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo
đề thi chung của Bộ GD&ĐT để xét tuyển; Những thông tin tuyển sinh của các
ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của
ngành học, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin cần thiết khác của
các trường. Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện
dự thi, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông,
vừa làm vừa học, giúp thí sinh lựa chọn trường, khối thi và ngành dự thi phù
hợp với nguyện vọng và năng lực học tập của mình.
- Những điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm
2013 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố trong Hội nghị tuyển sinh tổ chức hôm
22/1/2013 bao gồm:
+ Thí điểm tuyển sinh riêng ở 10 trường
Năm 2013, Bộ GD-ĐT phê duyệt Đề án tuyển sinh riêng thí điểm cho 10 trường
thuộc khối văn hóa - nghệ thuật.
Các trường có tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối văn hóa (khối C),
không tổ chức thi, chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ
GD-ĐT.
Các trường có tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối nghệ thuật (khối H,
N, S), chỉ tổ chức thi các môn năng khiếu; xét tuyển môn ngữ văn dựa vào kết
quả thi tốt nghiệp và điểm trung bình 3 năm học THPT.
Các trường thuộc khối văn hóa - nghệ thuật được giao thí điểm thi tuyển
sinh riêng xây dựng phương án trước ngày 31.1.
+ Mở rộng đối tượng ưu tiên
Năm nay, Bộ GD-ĐT bổ sung một số chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013.

7


Tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ những học sinh tham gia tập huấn
đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo
khoa học kỹ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp THPT.
Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3
năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy
định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27.12.2008 của Chính phủ và học
sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam bộ, được ưu
tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị 6 tháng.
Các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc,
Tây nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường
trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại
các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm và phải
học dự bị 6 tháng.
+ Bổ sung đối tượng dự thi tuyển sinh liên thông
Những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ
chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ
đăng ký dự thi có nguyện vọng học liên thông lên trình độ CĐ hoặc ĐH được
tham gia dự thi. Những thí sinh này phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng
khiếu theo quy định của khối thi tương ứng với ngành thí sinh đăng ký học liên
thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy.
+ Thay đổi chỉ tiêu tuyển sinh
Các ngành đang có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật,
công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật... được khuyến khích các
trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu.
Chỉ tiêu liên thông ĐH, CĐ chính quy được xác định trong tổng chỉ tiêu
ĐH, CĐ chính quy của trường và chiếm không quá 20% tổng chỉ tiêu này; chỉ
tiêu hệ vừa học vừa làm, liên thông, văn bằng 2 theo hình thức vừa học vừa làm

tiếp tục được xác định tối đa bằng khoảng 50% so với chỉ tiêu chính quy.
8


Tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc TCCN trong các trường ĐH
theo lộ trình giảm 20% /năm và chấm dứt đào tạo TCCN trong các trường ĐH
trước năm 2017.
Đối với tuyển sinh TCCN năm 2013, vẫn theo hình thức xét tuyển. Riêng
đối với các ngành năng khiếu, môn văn hóa được thực hiện theo hình thức xét
tuyển, môn năng khiếu do hiệu trưởng nhà trường quyết định thi tuyển hoặc xét
tuyển.
Thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào TCCN sẽ nộp hồ sơ và lệ
phí tuyển sinh về trường đăng ký dự tuyển. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu và tình
hình cụ thể của việc thu nhận hồ sơ và công tác tuyển sinh TCCN tại địa
phương, các sở GD-ĐT có thể tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển vào
TCCN của thí sinh trên địa bàn tỉnh (thành phố) và chủ động bàn giao cho các
trường theo kế hoạch và yêu cầu thu nhận hồ sơ của từng trường.
+ Mỗi đợt xét tuyển ít nhất 20 ngày

Bộ GD-ĐT cũng cho biết: việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
cho các trường ĐH, CĐ trong công tác xét tuyển, kéo dài thời gian xét tuyển
đến hết 30.11.2012 đã phát sinh những bất cập, đó là: một số trường còn lúng
túng bị động khi được giao quyền tự chủ; một số trường thông báo thời hạn
nhận hồ sơ quá ngắn đã gây không ít khó khăn và bức xúc cho thí sinh vùng
cao, vùng xa; đồng thời Bộ cũng nhận thấy một số quy định về xét tuyển chưa
thật hợp lý cần thiết phải điều chỉnh.
+ Cải tiến mạnh khâu chấm thi
Ở cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, công tác chấm thi sẽ
có nhiều giải pháp mạnh nhằm khắc phục hạn chế ở kỳ thi vừa qua. Cụ thể, với
kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ bổ sung quy định về việc chấm kiểm tra tối thiểu

5% bài thi các môn tự luận, đồng thời Bộ sẽ tổ chức hội đồng chấm thẩm định
bài thi tự luận.

9


Giảm chỉ tiêu ngành sư phạm; Siết chặt liên thông, hạn chế mở ngành Tài
chính Ngân hang; Các trường ĐH, CĐ khối H, N, S sẽ không tổ chức thi môn
Văn.
+ Mở thêm nhiều ngành học mới
- Năm 2013, ĐH Quốc gia Hà Nội mở chương trình thạc sĩ Quản trị an
ninh.
- ĐH Quốc gia TPHCM mở thêm 2 ngành mới là ngành Kỹ thuật tài
chính và quản trị rủi ro tại ĐH Quốc tế và ngành chuyên ngành An ninh thông
tin ĐH Công nghệ thông tin. Ngoài ra, ĐH Công nghệ thông tin bổ sung khối
thi A1.
- Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam mở thêm ngành học mới là Công
nghệ Vật liệu.
- Trường ĐH FPT mở thêm 3 ngành học mới là An ninh an toàn thông
tin; Thiết kế đồ họa ứng dụng; Quản trị khách sạn, mỗi ngành trường tuyển 200
chỉ tiêu.
- Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM mở thêm chuyên ngành kỹ
thuật nền móng và công trình ngầm thuộc ngành kỹ thuật công trình xây dựng.
Trường tách chuyên ngành Xây dựng cầu đường thành 2 chuyên ngành mới là
Xây dựng cầu hầm và Xây dựng đường bộ.
- Trường ĐH Kinh tế TP.HCM mở thêm 3 ngành mới là Kinh doanh quốc
tế, marketing và Kiểm toán.
- Trường ĐH Tài chính - Marketing dự kiến mở thêm 2 ngành là Quản trị
dịch vụ du lịch - lữ hành và Quản trị nhà hàng - dịch vụ ăn uống.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Qua quá trình thực hiện các biện pháp chỉ đạo thực hiện trên công tác
tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã đạt
được một số kết quả khả quan như sau:
10


Nhờ sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ và giúp đỡ
tích cực của các Sở, ban ngành, UBND các Huyện, thị xã và TP.Biên Hòa,các
Phòng Giáo dục và Trung tâm GDTX Huyện, TX,TP….và các trường THPT
trong tỉnh đã góp phần không nhỏ cho công tác tuyển sinh ĐH,CĐ và TCCN
của tỉnh ngày càng đạt chất lượng và hầu như không thay đổi về số lượng.
Số lượng thí sinh đăng ký dự thi các tỉnh thành khác đa số giảm từ 4.000
đến 16.000 bộ hồ sơ như Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải
Phòng ... nhưng ở Đồng Nai giảm không đáng kể 48.538 năm 2012 , năm 2013
là 48.448 thí sinh , giảm 90 bộ ( tỉ lệ 1% ).
Về tình hình hồ sơ sụt giảm cho thấy số lượng hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ
năm nay giảm là giảm số hồ sơ “ảo” nên không có thay đổi lớn. Số hồ sơ giảm
là do học sinh đã cân nhắc và thận trọng hơn. Thay vì nộp nhiều bộ hồ sơ vào
nhiều trường đại học hay cao đẳng, năm nay nhiều thí sinh chọn 1 trường để
nộp hồ sơ cho đỡ tốn tiền rồi xét tuyển sang trường khác. Đối với các trường
cao đẳng nhận được ít hồ sơ là do thay đổi chính sách liên thông thí sinh chỉ nộp
hồ sơ đại học và xét tuyển vào hệ cao đẳng. Năm nay các trường cao đẳng chỉ
chờ vào xét tuyển NV2, NV3”.
- Tín hiệu tích cực trong tuyển sinh
Kết quả tổng hợp hồ sơ đăng ký dự thi năm nay cho thấy có nhiều biến
động về số lượng lẫn xu hướng lựa chọn ngành nghề của thí sinh. Trước hết, các
trường đào tạo nhóm ngành kinh tế lẫn các ngành kinh tế ở các trường đều có
lượng hồ sơ giảm rõ rệt so với năm ngoái. Ngược lại, khối ngành sư phạm, công
nghệ, kỹ thuật, khối trường công an, quân đội có sự đảo chiều khi hầu hết các
trường có đào tạo những ngành này hồ sơ đều tăng.

- Nhận thức của học sinh và phụ huynh về hướng nghiệp, hồ sơ thủ tục
đăng ký dự thi được nâng lên nhờ sự nắm bắt các phương tiện thông tin đại
chúng qua các chương trình Tư vấn mùa thi, tư vấn tuyển sinh trực tuyến …của
11


Sở GDĐT phối hợp cùng các báo, đài, các đơn vị đăng ký dự thi. Nhờ đó đã
giảm bớt căng thẳng,tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội, có tác dụng tích
cực đến sự tự phân luồng của thí sinh làm giảm số thí sinh đăng ký “ảo” vào các
trường mà thí sinh không có khả năng thi, hạn chế việc học tủ, học lệch, dạy
thêm, học thêm tràn lan, giảm bớt căng thẳng cho thí sinh, tốn kém của gia đình
và xã hội về kinh phí tổ chức các kỳ thi và giảm thiểu ách tắc giao thông trong
các ngày thi.
- Do có sự thống nhất đồng bộ trong việc hướng dẫn làm hồ sơ dự tuyển
nên số lượng sai sót về hồ sơ dự thi của thi sinh giảm đáng kể từ 1% năm 2012
giảm xuống còn 0,2 % năm 2013.
- Được sự quan tâm chú ý của toàn xã hội về công tác tuyển sinh đã có
ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng lựa chọn ngành nghề ưa thích phù hợp
với năng lực thực tế của mỗi bản thân, từ đó việc đăng ký trường dự thi có sự
sàng lọc, lựa chọn kỹ càng chính xác hơn, có tác dụng tốt đến việc chọn trường,
chọn ngành của thí sinh qua đó góp phần nâng cao chất lượng tuyển chọn của
các trường.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh cần có sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể
nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng nhằm tạo nguồn lực lao động
được đào tạo chất lượng cao, đủ ở các nghề, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động
của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
- Có sự chỉ đạo tập trung, nhất quán và kịp thời từ Sở đến các đơn vị đăng
ký dự thi trong chủ trương chỉ đạo và biện pháp thực hiện.

- Cần thiết phải tổ chức tập huấn về công tác tuyển sinh cho các đơn vị cơ
sở và hướng dẫn cụ thể cách ghi hồ sơ dự tuyển cho thí sinh.
- Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cần được chú
trọng quan tâm. Có sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ban ngành,
12


báo, đài, các doanh nghiệp và các trường dạy nghề trong tỉnh nhằm thu hút và
đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương.
- Việc xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho công tác tuyển sinh là cần thiết,
tuy nhiên cần chú ý đến yếu tố nhân sự: Do số cán bộ được trưng tập từ các đơn
vị trực thuộc nên cần có sự đầu tư về nhân sự để đáp ứng cho yêu cầu của công
việc tuyển sinh.
- Kịp thời hoàn thiện, nâng cao và ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác tuyển sinh.
KẾT LUẬN:
Để đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, công tác đào tạo phát triển nhân lực cần được
sự chỉ đạo thống nhất, có mục tiêu toàn diện, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu
dài, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện; lồng ghép nhiều
giải pháp khả thi cùng với những chính sách khuyến học, khuyến tài để tạo ra
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động có chất lượng cao
ngang tầm với sự phát triển kinh tế - xã hội chung cả nước. Cần đẩy mạnh và
tiếp tục đổi mới công tác tuyển sinh, góp phần nâng cao chất lượng tuyển chọn
đầu vào và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hướng đến xây dựng một nền giáo dục
có hiệu quả ngày càng cao, phục vụ tốt nhất cho xã hội, đưa lại lợi ích cao cho
người dân, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
VII. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2012;

- Phương hướng nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 của Bộ
GDĐT ban hành.
- Tài liệu Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.

13


- Văn bản số 1130/BGDĐT-GDCN ngày 21/3/2013 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp năm 2013.
Biên Hòa, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Ý kiến của lãnh đạo

Người viết

Nguyễn Thị Tố Hoa

14


SỞ GDĐT ĐỒNG NAI
Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 29 tháng

5 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học 2012-2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác Tuyển sinh
Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp năm học 2012-2013.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tố Hoa Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị: Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp – Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ....................................................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng:Tại đơn vị Trong Ngành 
1.
Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
Có giải pháp hoàn toàn mới

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có

2.
Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3.
Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng,
có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn
vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

15

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


16



×