Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.08 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
THANH TRA

Mã số: ………..

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra thi tốt nghiệp Trung học
phổ thông tại tỉnh Đồng Nai


Người thực hiện : Trần Trung Sơn
Lĩnh vực nghiên cứu:
Nghiệp vụ Thanh tra

Năm học: 2012 - 2013

1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I- THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Trung Sơn
2. Ngày tháng năm sinh: 01-04-1962.
3. Nam, nữ: nam.
4. Địa chỉ: G3 – KP3- phường Tam Hòa – thành phố Biên Hòa.
5. Điện thoại: 0913825350.
6. Email:
7. Chức vụ: Phó Chánh thanh tra Sở GD&ĐT.
8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.
II- TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân.


- Năm nhận Bằng: 1983, 2009.
- Chuyên ngành Đào tạo: Sư phạm Toán; Cử nhân Giáo dục Chính trị.
III- KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác Thanh tra.
- Số năm có kinh nghiệm: 06.

2


Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra thi tốt nghiệp
Trung học phổ thông tại tỉnh Đồng Nai
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm mục đích: Đánh giá, xác nhận
trình độ của người học theo mục tiêu giáo dục sau khi học hết chương trình
trung học phổ thông; Làm cơ sở để chuẩn bị cho người học tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Làm cơ sở
cho việc đánh giá kết quả dạy và học của trường phổ thông; đánh giá công tác
chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục. Kỳ thi yêu cầu phải đảm bảo diễn ra
nghiêm túc, an toàn, công bằng, chính xác, đánh giá đúng trình độ người học,
phản ánh đúng chất lượng dạy và học của trường phổ thông.
Trong những năm qua, việc tổ chức các kỳ thi theo quy chế thi của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn tình
trạng vi phạm quy chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi. Để khắc phục và
tiến tới chấm dứt cơ bản tình trạng trên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp,
trong đó có giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI.
1. Thuận lợi:
Các cấp quản lý Giáo dục, đội ngũ cán bộ Thanh tra và mỗi nhà giáo đều
nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của công tác Thanh tra trong các kỳ

thi. Đội ngũ cán bộ Thanh tra và Thanh tra kiêm nhiệm ổn định, được chọn lọc
từ những giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tâm
huyết với sự nghiệp Giáo dục, nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế; đa số có
nhiều kinh nghiệm trong công tác Thanh tra thi. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu
sát của các cấp Lãnh đạo, Ban giám đốc Sở, sự hỗ trợ tốt của các phòng, ban
trong Sở và các cơ quan quản lý Giáo dục, cơ sở giáo dục và các ban, ngành có
liên qua trong tỉnh.
2. Khó khăn:
Chất lượng đội ngũ Thanh tra kiêm nhiệm còn thiếu nhiều về số lượng
phục vụ cho kỳ thi. Do làm công tác Thanh tra kiêm nhiệm nên các cộng tác
viên Thanh tra không có nhiều thời gian đầu tư vào vào việc nghiên cứu rèn
luyện nghiệp vụ Thanh tra vì vậy khó có điều kiện nâng cao chất lượng Thanh
tra; việc điều động các cộng tác viên Thanh tra đi làm nhiệm vụ Thanh tra cũng
gặp nhiều khó khăn. Một số cộng tác viên Thanh tra chưa có nhiều kinh nghiệm
trong chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm về quản lý, nghiệp vụ Thanh tra;
3


trong khi Thanh tra, một số cộng tác viên Thanh tra còn nể nang, né tránh, ngại
va chạm khi nhận xét, đánh giá, hoặc chưa làm tốt khâu tư vấn, thúc đẩy nên
hiệu quả công tác Thanh tra chưa cao. Việc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, cải
tiến để nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra thi là việc làm thường xuyên,
nhưng để đề ra được các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp trong công tác
Thanh tra thi tốt nghiệp THPT là khó khăn.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Căn cứ pháp lý:
- Công tác Thanh tra thi được quy định Quyết định số 41/2006/QĐBGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy
định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi; Quy chế thi tốt nghiệp trung
học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06

tháng 3 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT
ngày 21 tháng 02 năm 2013, Thông tư số 06/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 273 /TTr-GDPT
ngày 16/4/2013 của Chánh Thanh tra Bộ về việc Hướng dẫn thanh tra thi tốt
nghiệp THPT năm 2013.
1.2. Mục đích:
Thanh tra thi là nhằm chủ động phòng ngừa tiêu cực, phát hiện, xử lý
hoặc kiến nghị xử lý sai phạm; thu thập thông tin chính xác, giúp cơ quan quản
lý, chỉ đạo kỳ thi kịp thời đề ra giải pháp khắc phục khó khăn, ứng phó với tình
huống bất thường, đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy
chế.
1.3. Yêu cầu:
Hoạt động thanh tra thi phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực,
công khai, dân chủ và kịp thời; đúng nội dung, đối tượng theo quyết định thanh
tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức và cá nhân
tham gia kỳ thi. Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trực
thuộc cơ quan quản lý, chỉ đạo kỳ thi (Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Bộ
GD&ĐT) được cử tham gia đoàn thanh tra phải đảm bảo các tiêu chuẩn và điều
kiện quy định tại Điều 9 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, ban hành
kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT và các yêu cầu sau:
+ Được tập huấn và nắm vững nghiệp vụ thanh tra thi;

4


+ Tuyệt đối không được mang và sử dụng các phương tiện thu, phát thông
tin cá nhân trong khu vực in sao đề thi, coi thi, chấm thi.
1.4. Nguyên tắc, phương pháp tiến hành thanh tra thi:
- Đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác
chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở tất cả các khâu của kỳ thi: công tác chuẩn bị thi,

in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra hoạt động độc lập không làm thay công tác của
Ban chỉ đạo thi (BCĐT), các Hội đồng coi thi (HĐCT), Hội đồng chấm thi
(HĐChT), Hội đồng phúc khảo (HĐPK). Khi thấy cần thiết, đoàn thanh tra, cán
bộ thanh tra kiến nghị với người có thẩm quyền khắc phục những vấn đề còn
thiếu sót để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế đồng thời
kiến nghị xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm và báo cáo kịp thời với
Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra Quyết định thanh tra.
- Khi xảy ra những vụ việc bất thường, phức tạp mà ý kiến của cán bộ
thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra không thống nhất với ý kiến của BCĐT, Chủ
tịch HĐCT, HĐChT thì lập biên bản, ghi rõ kiến nghị và báo cáo kịp thời với
người ra Quyết định thanh tra. Trong khi chờ ý kiến giải quyết của người ra
Quyết định thanh tra, mọi công việc vẫn tiến hành theo sự điều hành của BCĐT,
Chủ tịch HĐCT, HĐChT, không được để ảnh hưởng đến công việc của các
HĐCT, HĐChT.
1.5 Nội dung thanh tra
- Thanh tra công tác chuẩn bị thi
. Đối với công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi
. Đối với Hội đồng in sao đề thi
. Đối với các Trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX)
. Đối với các HĐCT
. Đối với HĐChT
- Thanh tra công tác coi thi
- Thanh tra công tác chấm thi
1.6. Lề lối làm việc
- Khi phát hiện thí sinh vi phạm quy chế, cán bộ thanh tra kiên quyết yêu cầu
giám thị xử lý theo quy định, lập biên bản ghi nhớ, theo dõi việc xử lý (theo mẫu số
14).
- Khi phát hiện lãnh đạo, giám thị, giám khảo, nhân viên của HĐCT, HĐChT vi
phạm quy chế thi hoặc có hành vi thiếu trách nhiệm yêu cầu lãnh đạo hội đồng, Giám

đốc Sở GD&ĐT, Cục trưởng Cục Nhà trường lập biên bản xử lý theo quy định và lập
5


biên bản ghi nhớ (theo mẫu số 15), chuyển biên bản về BCĐ thi của tỉnh, thành phố,
Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam để xử lý.

2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1. Nội dung thanh tra
2.1. 1. Thanh tra công tác chuẩn bị thi
a) Đối với công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi
- Kiểm tra việc quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi của Bộ
GD&ĐT; việc ban hành các văn bản chỉ đạo về kỳ thi của UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam;
việc xây dựng phương án, kế hoạch và kinh phí tổ chức thi của Sở GD&ĐT, Cục
Nhà trường- Bộ Quốc phòng; việc ban hành các công văn đề nghị chính quyền
địa phương các cấp, các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp bảo vệ, phục vụ
kỳ thi; phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi; tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi và
thanh tra thi; thành lập các Hội đồng coi thi (HĐCT); lập danh sách thí sinh theo
HĐCT; danh sách thí sinh theo phòng thi. Ra Quyết định thành lập Hội đồng in
sao đề thi, HĐCT và Hội đồng chấm thi (HĐChT), Hội đồng phúc khảo (gọi
chung là HĐChT);
- Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, in sao đề thi, coi
thi, chấm thi, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo về
thi. Tổng kết, đánh giá về công tác thanh tra thi ở địa phương.
b) Đối với Hội đồng in sao đề thi
- Kiểm tra việc tiếp nhận, bảo quản, bảo mật đề thi gốc của Bộ GD&ĐT do
Giám đốc sở chuyển đến;
- Việc bố trí lực lượng, thành phần tham gia Hội đồng in sao đề thi;
- Kiểm tra việc đảm bảo an toàn, kín đáo, biệt lập của địa điểm in sao đề

thi, công tác bảo vệ khu vực in sao đề thi;
- Kiểm tra cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị (kể cả máy phát điện dự phòng,
các phương tiện phòng chống cháy nổ, lụt, bão), văn phòng phẩm, phương tiện
bảo mật, thông tin liên lạc;
- Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu cách ly theo 3 vòng độc lập (chú ý việc
đảm bảo cách ly giữa các vòng và cách ly tuyệt đối với bên ngoài; việc đóng kín
và niêm phong các cửa sổ; việc sử dụng vật liệu bền, chắc che kín các khoảng
trống thông ra bên ngoài);

6


- Phương án đảm bảo an toàn, bảo mật trong các khâu giao, nhận đề thi in
sao và vận chuyển đề thi tới các HĐCT.
c) Đối với các Trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên
(GDTX)
- Kiểm tra việc hoàn thành chương trình và tổ chức ôn tập cho học sinh;
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh và các hồ sơ có liên quan đến
kỳ thi; - Xem xét điều kiện dự thi của thí sinh;
- Kiểm tra việc làm thẻ và lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo quy
định;
- Kiểm tra việc bảo quản hồ sơ và danh sách thí sinh đăng ký thi;
- Kiểm tra việc tổ chức học tập quy chế thi đối với cán bộ, giáo viên, học
sinh tham gia kỳ thi.
Lưu ý: Cần kiến nghị xử lý kịp thời những trường hợp quản lý lỏng lẻo dẫn
đến việc giáo viên tự ý sửa chữa, bổ sung, tẩy xoá điểm làm sai lệch kết quả học
tập của thí sinh (nếu có); yêu cầu nhà trường, Trung tâm GDTX bổ sung kịp thời
hồ sơ dự thi của thí sinh (nếu còn thiếu).
d) Đối với các HĐCT
- Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị, văn phòng phẩm, phương tiện thông tin

liên lạc, phương tiện bảo quản, bảo mật đề thi, bài thi. Bố trí các phòng thi,
phòng làm việc của HĐCT, thiết bị phòng cháy, chữa cháy; các điều kiện đảm
bảo an ninh trật tự, biện pháp phòng ngừa gây rối bên trong và bên ngoài khu
vực thi;
- Kiểm tra hồ sơ thi;
- Kiểm tra việc niêm yết danh sách thí sinh dự thi và nội quy thi tại các
phòng thi; - Kiểm tra việc sắp xếp thí sinh trong phòng thi theo quy định;
- Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của người tham gia HĐCT theo quy định,
xem xét việc bố trí số thành viên dự phòng;
- Kiểm tra việc bố trí nhân viên phục vụ (giáo viên giảng dạy các môn thi
không tham gia bộ phận phục vụ kỳ thi);
- Kiểm tra việc tổ chức cho các thành viên của HĐCT và thí sinh học tập
quy chế thực hiện các quy định của kỳ thi;
- Kiểm tra việc đảm bảo điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ cho thí sinh và
cán bộ, nhân viên tham gia công tác thi.
đ) Đối với HĐChT
7


- Kiểm tra việc bố trí nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi trong khu vực
chấm thi;
- Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của người tham gia HĐChT, biện pháp
đảm bảo an toàn bài thi, khu vực chấm thi;
- Kiểm tra cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, văn phòng phẩm, phương tiện
bảo quản, bảo mật bài thi, hồ sơ coi thi; bố trí phòng làm việc của lãnh đạo Hội
đồng, phòng giao, nhận bài thi, phòng chấm lần 1, lần 2 đối với các môn thi tự
luận, phòng chấm kiểm tra các môn thi tự luận, phòng chấm thi trắc nghiệm,
phòng làm phách;
- Kiểm tra việc tổ chức cho giám khảo và những người phục vụ HĐChT
học tập, nắm vững quy chế thi và các quy định về chấm thi;

- Kiểm tra các biểu mẫu, biên bản, phiếu chấm.
2.1.2. Thanh tra công tác coi thi
- Kiểm tra việc thực hiện quy định về lịch thi, thống nhất quy định về hiệu
lệnh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên HĐCT; phân công giám thị
phòng thi theo quy định;
- Giám sát công tác điều hành của Chủ tịch HĐCT và các thành viên trong
ban lãnh đạo HĐCT;
- Giám sát Chủ tịch HĐCT thực hiện việc lưu giữ các phương tiện thu, phát
thông tin cá nhân (nếu có) tại phòng trực của HĐCT và hướng dẫn việc kiểm tra
thiết bị ghi âm, ghi hình học sinh được phép mang vào phòng thi để tránh xảy ra
tiêu cực trong khi thi;
- Giám sát việc mở bì đựng đề thi và quy trình giao, nhận đề thi, phát đề thi
cho thí sinh, bàn giao đề thi thừa theo quy định;
- Giám sát việc giám thị tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra những vật dụng thí
sinh được phép mang vào phòng thi; việc đánh số báo danh theo quy định;
- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và quy chế thi của các đối tượng tham
gia kỳ thi. Qua chấm thi nếu phát hiện dấu hiệu thí sinh làm bài tập thể, tùy theo
mức độ vi phạm, cán bộ coi thi phải chịu trách nhiệm (cán bộ thanh tra chịu
trách nhiệm liên đới) và bị xử lý theo quy định;
- Kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn, trật tự trong và ngoài phòng thi,
khu vực thi, biện pháp khắc phục sự cố; giám sát việc quản lý khu vực thi,
không để người không có nhiệm vụ vào khu vực thi;
- Giám sát việc thu bài, quy trình giao, nhận, bảo quản bài thi của HĐCT;
8


- Giám sát việc xử lý vi phạm quy chế đối với các đối tượng tham gia kỳ
thi.
2.1.3. Thanh tra công tác chấm thi
- Giám sát việc thực hiện quy trình làm phách và công tác bảo mật;

- Giám sát quy trình quét phiếu trả lời trắc nghiệm, xử lý bài thi và chấm
thi; giám sát các thành viên của tổ chấm trắc nghiệm thực hiện các quy định
trong quá trình chấm thi;
- Giám sát chấm bài thi tự luận: việc bố trí chấm 2 vòng độc lập tại 2 phòng
riêng biệt; việc giao, nhận bài thi giữa lãnh đạo HĐChT với tổ chấm; việc thực
hiện quy trình, quy định về chấm thi; việc ghi điểm vào phiếu chấm, bài thi và
xử lý kết quả chấm; xử lý bài thi có dấu hiệu bất thường, bài chênh lệch điểm,
hồi phách, vào điểm. Giám sát việc thực hiện quy chế của HĐChT; việc chấm
kiểm tra 5% số bài.
2.2 Công tác tổ chức thanh tra
- Giám đốc Sở GD&ĐT đề nghị Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh. Thành lập các
đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi, sao in đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo
và gửi quyết định về Thanh tra Bộ trước ngày 30/5/2013.
- Tổ chức thanh tra công tác chuẩn bị thi (ở tất cả các HĐCT), in sao đề thi
(Lưu ý: thực hiện thanh tra cơ sở in sao đề thi trước khi Hội đồng in sao làm
việc); cử 01 cán bộ thanh tra giám sát tại vòng 2 trong thời gian tiến hành in sao
đề thi;
- Cử cán bộ thanh tra cắm chốt tại các HĐCT đảm bảo cứ 7 đến 10 phòng
thi bố trí 01 cán bộ thanh tra để giám sát việc triển khai nhiệm vụ và thực hiện
quy chế của HĐCT. Trong trường hợp đặc biệt, Giám đốc sở GD&ĐT quyết
định số lượng cán bộ thanh tra cắm chốt đối với HĐCT dễ xảy ra sự cố;
- Tổ chức các đoàn thanh tra lưu động để nắm tình hình tổ chức và biện
pháp bảo đảm an toàn cho kỳ thi (chú ý những nơi gặp khó khăn về cơ sở vật
chất, địa điểm thi không an toàn) và thực hiện quy chế của các HĐCT;
- Tổ chức đoàn thanh tra chấm thi: Đoàn thanh tra gồm có Trưởng đoàn, 01
cán bộ giám sát quy trình làm phách và công tác bảo mật (cán bộ giám sát không
tiếp xúc trực tiếp với bộ phận làm phách), 01 cán bộ giám sát chấm trắc nghiệm,
01 cán bộ giám sát tổ chấm kiểm tra, 02 cán bộ giám sát chấm thi ở mỗi môn tự
luận;


9


- Thanh tra phúc khảo: Căn cứ vào số bài thi và môn thi để bố trí cán bộ
thanh tra cho phù hợp.
- Công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi
Ban Chỉ đạo thi Trung ương, Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành phố, Thanh
tra giáo dục các cấp tổ chức tiếp nhận thông tin, bảo quản bằng chứng và xử lý
các vi phạm:
- Trường hợp khiếu nại về hồ sơ và điểm bài thi giải quyết theo quy chế;
- Trường hợp tố cáo vi phạm quy chế thi: Tổ chức xác minh hoặc đề xuất
với cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý theo quy định của quy chế thi, pháp
luật về tố cáo, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ về
xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 6/4/2012
của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường,
hoàn trả của viên chức. Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính
phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và Nghị
định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08/06/2011 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP.
2.3. Công tác tập huấn thanh tra thi
a) Sở GD&ĐT giao Thanh tra Sở tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên
tham gia thanh tra thi. Thời gian tổ chức tập huấn do các đơn vị tự bố trí trước
khi tiến hành thanh tra.
b) Tài liệu tập huấn
- Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư
số 10/2012/TT - BGDĐT ngày 06/3/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
- Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT ngày 21/02/2013 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TTBGDĐT ngày 06/3/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
- Thông tư số 06/2013/TT-BGDĐT ngày 01/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp
trung hoc phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày
6/3/2012 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 04/2013/TTBGDĐT ngày 21/02/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

10


- Quyết định số 41/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi;
- Công văn số 337/KTKĐCLGD-KT ngày 10/4/2013 của Cục trưởng Cục
Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về việc Hướng dẫn tổ chức thi tốt
nghiệp THPT năm 2013;
- Công văn số 273 /TTr-GDPT ngày 16/4/2013 của Chánh Thanh tra Bộ về
việc Hướng dẫn thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2013;
- Công văn số 260/TTr ngày 08/4/2009 của Chánh Thanh tra Bộ về việc
Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra thi tốt nghiệp THPT.
(Các tài liệu được đăng trên website của Bộ GD&ĐT)
2.4. Tổng kết đợt thanh tra thi
Kết thúc đợt thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp thống nhất ý
kiến, sau đó Đoàn làm việc với đại diện BCĐ thi cấp tỉnh, thành phố, Bộ Tổng
Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua biên bản (theo mẫu quy
định), nhận xét, đánh giá công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo của
địa phương.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ thực tiển của công tác Thanh tra thi tốt nghiệp Trung học phổ
thông tại tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy:
1. Cần chú trọng thực hiện tốt các khâu sau trong quá trình Thanh tra thi:
- Chuẩn bị đầy đủ các văn bản cần thiết cho đoàn thanh tra.
+ Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.
+ Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của địa phương về kỳ thi.

+ Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi.
+ Quyết định thanh tra của cơ quan có thẩm quyền (mỗi thành viên có 01
bản Quyết định).
+ Phù hiệu thanh tra thi.
+ Đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án.
+ Các biểu mẫu, biên bản cần thiết.
- Họp đoàn thanh tra

11


+ Thống nhất mục đích yêu cầu, kế hoạch và lề lối làm việc, quán triệt Quy
chế thi, Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi và các văn bản chỉ
đạo của các cấp quản lý giáo dục về kỳ thi, nghiệp vụ tổ chức thi, nghiệp vụ
thanh tra thi.
+ Thảo luận các vấn đề về nghiệp vụ tổ chức thi, nghiệp vụ thanh tra thi,
các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết của thanh tra.
+ Đối với thanh tra chấm thi cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn chấm, điều kiện
xét tốt nghiệp và tiêu chuẩn xếp loại tốt nghiệp.
- Tiến hành thanh tra
+ Đoàn Thanh tra trình Quyết định thanh tra.
+ Trưởng đoàn thanh tra nêu mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến
hành thanh tra.
+ Lãnh đạo đơn vị được thanh tra báo cáo công tác chuẩn bị, kế hoạch tổ
chức thực hiện nhiệm vụ kỳ thi đồng thời chuẩn bị hồ sơ, cử cán bộ cùng làm
việc với đoàn thanh tra.
+ Tiến hành thanh tra theo nhiệm vụ được giao. Đối với các HĐCT,
HĐChT có nhiều thành viên đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra cử 01
nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
thành viên. Sau khi kết thúc thanh tra tiến hành lập biên bản thanh tra với

HĐCT, HĐChT, HĐPK.
- Kết thúc thanh tra
+ Sau khi các thành viên của đoàn thanh tra đã hoàn thành nhiệm vụ được
phân công, Trưởng đoàn tổng hợp ý kiến xây dựng báo cáo kết quả thanh tra với
người ra Quyết định thanh tra (trước khi gửi báo cáo cần thống nhất ý kiến của
các thành viên. Thành viên đoàn thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến của mình khi
không nhất trí với kết luận của Trưởng đoàn và báo cáo với người ra Quyết định
thanh tra).
+ Hoàn thành biên bản thanh tra, thông báo kết quả thanh tra với BCĐT của
địa phương.
2. Phải thực hiện tốt công tác tập huấn cho cán bộ Thanh tra thi, phải
có quá trình chuẩn bị trước cho đội ngũ cán bộ làm công tác Thanh tra thi vì
để làm tốt công tác Thanh tra thi đòi hỏi phải có nhiều kiến thức về nghiệp
vụ thi không thể tiếp thu, lĩnh hội và thực hiện tốt trong thời gian ngắn.
3. Trong hoạt động Thanh tra thi, cần coi trọng các biện pháp về
tuyên truyền, giáo dục về việc chấp hành quy chế thi, dự đoán tốt để có biện
12


pháp ngăn chặn ngay từ khi chưa có hiện tượng tiêu cực xảy ra; nhưng khi
đã xảy ra thì phải xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe.
4.Tăng cường hoạt động Thanh tra thi tại những hội đồng thi có học
viên hệ Giáo dục thường xuyên vì các hội đồng này có tính chất phức tạp
hơn.
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Thanh tra thi là một khâu quan trọng trong công tác tổ chức thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông; việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác
này luôn được Lãnh đạo các cấp quản lý Giáo dục và Đảo tạo ở tỉnh Đồng Nai
quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện.
- Kiến Nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đúc rút kinh nghiệm về công tác

Thanh tra thi qua kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, phổ biến rộng rãi
trong đội ngũ làm công tác Thanh tra để không ngừng hoàn thiện, nâng cao
chất lượng Thanh tra thi cho các kỳ thi sau./.
Người thực hiện

Trần Trung Sơn

13


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị: Thanh tra Sở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, Ngày 23 tháng 05 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2012-2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra
thi tốt nghiệp Trung học phổ thông tại tỉnh Đồng Nai
Họ và tên tác giả: TRẦN TRUNG SƠN .
Đơn vị: Thanh tra Sở GD&ĐT
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn ………..
1.
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác ……………………
- Có giải pháp hoàn toàn mới

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu qủa hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt
Khá
Đạt
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nguyễn Đình Chiến

14




×