Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

tóm tắt giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.7 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THÁI LẬP

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH
NIÊN HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2015


Công trình đã được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP

Phản biện 1 : TS. LỂ BẢO

Phản biện 2 : TS. ĐỖ NGỌC MỸ

Luận văn được bảo về trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 12 tháng 9 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan
trọng đối với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát
triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm
cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền
đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích
cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận
dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới.
Gần 30 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn về
tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng đạt được những kết quả quan
trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống
người lao động trong đó có tầng lớp thanh niên được cải thiện rõ rệt.
Thanh niên là lực lượng tiên phong trong phát triển chính trị, kinh tế
và xã hội, đồng thời cũng là lực lượng mang lại sự thay đổi và đổi
mới. Tuy nhiên, tính trung bình, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao
hơn từ hai đến ba lần so với nhóm dân số lớn tuổi hơn, nhất là thanh
niên ở nông thôn, những vùng khó khăn.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, ở khu vực
huyện Đăk Mil, quá trình đô thị hoá đang diễn ra khá nhộn nhịp. Đây
là quy luật phát triển tất yếu, đem lại một cuộc sống văn minh, hiện
đại, một nền kinh tế phát triển. Song, bên cạnh những biến đổi tích
cực đó còn những vấn đề xã hội khác đang cần quan tâm giải quyết.
Điển hình hơn cả là vấn đề việc làm của thanh niên vùng nông thôn.
Điều này được phát huy hiệu quả hay không phụ thuộc một phần vào

chính sách và sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ
quan chức năng.


2
Điều đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ
bản, có hệ thống vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện
Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, đảm bảo kinh tế có thể tăng trưởng cao, ổn
định trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới và khu vực. Để góp phần vào những nghiên cứu chung đó, tôi
chọn vấn đề “Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Đăk Mil,
tỉnh Đăk Nông” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế
Phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là góp phần làm rõ thêm những vấn
đề lý luận và thực tiễn của vấn đề lao động, việc làm, giải quyết việc
làm cho thanh niên trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta
nói chung và huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông nói riêng. Trên cơ sở
đó, đề xuất những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên
địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
Đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về lao
động, việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên trong điều kiện kinh
tế thị trường.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho
thanh niên trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
- Xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp giải quyết
việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận, thực tiễn liên
quan đến việc làm và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện


3
Đăk Mil.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề tạo
việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Đăk Mil giai đoạn 2010 2014, đề xuất các giải pháp tạo việc làm đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó.
- Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng
kết của các phòng, ban, ngành của tỉnh Đăk Nông và huyện Đăk Mil.
- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như: Báo chí, internet.
- Kết hợp các phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số
liệu để có dữ liệu nghiên cứu, phân tích đầy đủ.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về việc làm,
giải quyết việc làm cho thanh niên, đánh giá thực trạng giải quyết việc
làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Đăk Mil, giai đoạn 2010-2014;
đề xuất giải pháp tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Đăk
Mil đến năm 2020.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho thanh
niên.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên
huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
Chương 3: Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên
địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


4
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN

1.1. VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1.1. Khái niệm và phân loại việc làm
Khái niệm việc làm
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh
tế, xã hội và nhân khẩu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của toàn
bộ đời sống xã hội.
Khái niệm việc làm của Bộ luật Lao động Việt Nam được cụ
thể hoá, có thể hiểu dưới ba dạng hoạt động sau:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền
mặt hoặc hiện vật.
- Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân.
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được
trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó.
Phân loại việc làm
- Việc làm đầy đủ
- Việc làm năng suất
- Việc làm hợp lý
- ………………..
1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của giải quyết việc làm cho
thanh niên
a. Khái niệm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình

thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ


5
làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả
người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được
mục tiêu phát triển đất nước.
b. Nội dung cơ bản của giải quyết việc làm
Một là, dự báo nguồn lao động.
Hai là, phân tích thực trạng nguồn lao động
Ba là, ban hành chính sách việc làm.
c. Đặc điểm của lao động thanh niên
Để đảm bảo cho việc phân tích được thống nhất, chính xác,
phù hợp với các nhóm lứa tuổi theo quy định trong thống kê, điều tra
hằng năm tại Đăk Nông, trong phạm vi đề tài này, thanh niên được
hiểu là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến 29 tuổi.
- Điểm mạnh của lao động thanh niên là: lực lượng lao động
trẻ, có thể lực, có trình độ, tiếp cận nhanh với công việc, nhiệt huyết
và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp đối với
những công việc cần nhân lực trẻ khoẻ hoặc công việc dùng sức là
chính. Việc làm cho thanh niên thường đòi hỏi sự năng động, sáng
tạo vì thanh niên thường có xu hướng thích khám phá cái mới.
- Hạn chế của lao động thanh niên là: ý thức kỷ luật lao
động, tác phong lao động công nghiệp còn yếu, kén việc. Đối với lao
động thanh niên không qua đào tạo thì việc gia nhập vào thị trường
lao động không dễ dàng. Đối với lao động thanh niên qua đào tạo thì
chưa đáp ứng được thực tiễn công việc đòi hỏi vì kiến thức, kỹ năng
có được qua quá trình được đào tạo còn có khoảng cách lớn với thực
tiễn. Đối với lao động thanh niên chưa có việc làm thường thì tính
năng động trong tìm việc làm còn hạn chế, lệ thuộc nhiều vào các trợ

giúp từ bên ngoài.


6
d. Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho thanh niên
Giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch hợp
lý thì sẽ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội nói chung và bản thân
thanh niên nói riêng. Nhưng, nếu không có sự sắp xếp, giải quyết hợp
lý, thì giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo cho bản thân thanh niên
tính ỷ lại, trông chờ vào sự sắp xếp công việc của Nhà nước, là thói
quen ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN
1.2.1. Tạo việc làm mới cho thanh niên
Tiêu chí:
- Số lượng việc làm mới tạo ra trong một thời kỳ
- Tỷ lệ tăng việc làm mới so với tổng việc làm
- Cơ cấu việc làm mới được tạo ra
1.2.2. Kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động
Các tiêu chí
- Số lượng việc làm tạo ra trong một thời kỳ từ kết nối
- Tỷ lệ tăng việc làm do hoạt động kết nối
- Cơ cấu việc làm và ngành nghề được kết nối
- Số lượng cơ sở được kết nối
Tỷ lệ cơ sở kết nối thu nhận lao động/tổng cơ sở kết nối
1.2.3. Đào tạo nghề cho thanh niên
- ĐTN cho người LĐ là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người
LĐ để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm ĐTN mới,
ĐTN bổ sung, đào tạo lại nghề, cụ thể như sau: ĐTN mới và đào tạo
lại nghề.



7
Các tiêu chí
- Số lượng thanh niên qua đào tạo nghề có việc làm tạo
- Tỷ lệ tăng việc làm sau khi đào tạo nghề
- Cơ cấu việc làm và ngành nghề được kết nối
- Số lượng cơ sở được kết nối
Tỷ lệ cơ sở kết nối thu nhận lao động/ tổng cơ sở kết nối
1.2.4. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động trong nước ra
nước ngoài làm việc.
Các tiêu chí
- Số lượng thanh niên được xuất khẩu lao động
- Tỷ lệ tăng việc làm nhờ XKLĐ
- Cơ cấu việc làm đi xuất khẩu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO THANH NIÊN
Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh
niên nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau. Sau đây sẽ
đề cập đến một số nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động tạo
việc làm.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên các vùng có tác động đến sự phân bố LĐ,
chất lượng LĐ từ đó có ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm.
Thông thường giữa các vùng, miền trong một nước cũng có sự phân
bổ LĐ không đều. Vùng đồng bằng dân số, LĐ thường cao hơn vùng
miền núi. Những vùng có số dân và LĐ ít chủ yếu rơi vào các vùng
cao, vùng xa, vùng sâu, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống lại thường có trình độ phát triển thấp hơn so với các vùng KT

khác.


8
1.3.2. Điều kiện kinh tế
Sự phát triển của kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển
của những lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trong đó có công tác giải
quyết việc làm cho thanh niên. Trình độ phát triển kinh tế có tác động
trực tiếp tới công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, tăng trưởng
kinh tế và thu nhập của dân cư trong quá trình đô thị hóa, không những
tạo điều kiện vật chất, mà còn giúp cho thanh niên có thêm nhiều cơ
hội để tìm kiếm việc làm.
1.3.3. Điều kiện xã hội
Các yếu tố về dân số, văn hóa, y tế, giáo dục có tác động
không nhỏ đến giải quyết việc làm cho thanh niên.
Thanh niên là lực lượng lao động trẻ có tiềm năng rất lớn.
Tiềm năng lao động thanh niên thể hiện ở thể chất, trí tuệ và tinh
thần của từng cá nhân và cộng đồng thanh niên đang độ sung sức và
phát triển nhanh. Tiềm năng đó phụ thuộc vào các nhân tố bên trong
và bên ngoài rất đa dạng, tác động qua lại đan xen nhau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN HUYỆN ĐĂK MIL

2.1. TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN ĐĂK MIL
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Sau khi thành lập tỉnh Đăk Nông, Đăk Mil là huyện nằm về
phía tây bắc của Tỉnh với diện tích tự nhiên 682,99 km2, cách trung



9
tâm tỉnh lỵ Đăk Nông 60 km theo đường quốc lộ 14. Phía Bắc giáp
huyện Cư Jút; Đông giáp huyện Krông Nô; Phía Nam giáp huyện
Đăk Song tỉnh Đăk Nông; Tây giáp tỉnh Muldulkiri, Vương quốc
Campuchia.
Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Thủy văn
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên rừng
Tài nguyên cảnh quan sinh thái
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua giá trị sản xuất các ngành kinh tế của
huyện tăng khá nhanh, giá trị sản xuất (giá thực tế) tăng từ 2.004.779
triệu đồng năm 2010 lên 2.379.000 triệu đồng năm 2014; tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất của huyện bình quân giai đoạn 2010 - 2014
đạt 12,5%/năm.
Bảng 2.1. Tình hình thu-chi ngân sách huyện qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Nội dung

2010

2011

2012

2013


2014

Tổng thu NS

293.745 393.135 492.936 465.099 470.013

Tổng chi NS

254.328 258.644 393.694 386.894

319.819

Nguồn: Niên giám thống kế huyện Đăk Mil năm 2014
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch
theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ;
giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.


10
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện qua các năm
ĐVT: %
Năm

2010

2011

2012


2013

Nông, lâm, thủy sản

64,2

62,18

58,22

51,06 50,84

Công nghiệp, XD

10,5

11,46

12,75

16,23 16,96

Thương mại, dịch vụ

25,3

26,36

29,03


32,71 32,20

Ngành

2014

Nguồn: niên giám thống kế huyện năm 2014
2.1.3. Điều kiện xã hội
Dân số năm 2014 là 99.500 người, mật độ dân số 145,68
người/km2, so với tỉnh Đăk Nông, huyện Đăk Mil là một trong
những huyện có mật độ dân số khá cao. Số người trong độ tuổi lao
động 55.310 người, trong đó, 43.589 người có việc làm, 11.721
người không có việc làm thường xuyên. Theo số liệu thống kê của
huyện, dân số năm 2010 là 90.480 người đến năm 2014 tăng lên
99.500 người, giai đoạn 2010-2014, dân số của huyện tăng 9.020
người.
Lực lượng lao động của huyện có chiều hướng gia tăng, giai
đoạn 2010-2014, nguồn lao động tăng từ 46.416 người năm 2010 lên
55.310 người năm 2014 (tăng 8.894 người), tỷ lệ người trong độ tuổi
lao động chưa có việc làm tăng đáng kể.


11
Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động 2010-2014
I. Dân số
II. Tổng số
lao động
Lao
động/dân số
Trong đó:

1.
Nông,
lâm, thủy sản
2.
Công
nghiệp, xây
dựng
3.
Thương
mại, dịch vụ
III. Cơ cấu
lao động
1. Nông, lâm
nghiệp

thủy sản
2.
Công
nghiệp và xây
dựng
3.
Thương
mại, dịch vụ

ĐVT

2010

2011


2012

Người

90.480

92.130

95.040

97.248 99.500

Người

46.416

47.078

51.796

53.486 55.310

%

51,3

53,1

54,5


Người

23.208

22.456

24.945

25.234 27.130

Người

10.211

11.722

12.135

12.772 10.435

Người

12.997

12.900

14.716

15.480 17.745


100

100

100

100

100

%

58

53,2

45,6

38,5

50

%

18

21

24,4


27,1

17

%

22

25,8

30

34,4

33

2013

55

2014

55,6%

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện năm 2010; 2011; 2012; 2103; 2014

Năm 2014, lao động nông – lâm nghiệp – thuỷ sản chiếm
50% tổng số lao động có việc làm, lao động công nghiệp - xây dựng
chiếm 17% và lao động thương mại – dịch vụ chiếm 33%.



12
Bảng 2.4. Lực lượng lao động
Đơn vị

2010

2011

2012

51.408

52.804

53.980

54.470 54.725

Người

42.010

43.052

43.896

44.187 44.393

Người


40.390

41.578

42.296

43.387 43.589

42.010

43.052

43.896

44.187 44.393

24.659

22.903

20.016

17.012 22.036

7.897

9.040

10.710


11.974 7.622

9.454

11.109

13.170

15.026 14.735

tính
I.

Nguồn

lao

động
1. Lực lượng lao
động
2. Lao động có
việc làm
II. LĐ chia theo
ngành nghề
1. Nông - Lâm Thủy sản
2. Công nghiệp,
xây dựng
3. Thương mại,
dịch vụ


2013

2014

Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kê Huyện năm 2014
2.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH
NIÊN HUYỆN ĐĂK MIL
2.2.1. Thực trạng giải quyết việc làm từ tạo việc làm mới cho
thanh niên
Giải quyết việc làm cho thanh niên thông qua phát triển kinh
tế. Bảng 2.5 cho thấy tổng việc làm mới tạo ra chung hàng năm khá
lớn. Nếu năm 2010 là 1.200 chỗ làm mới thì năm 2014 chỉ còn
1.150, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì điều này cũng
đáng ghi nhận.


13
Số việc làm tăng thêm cho thanh niên là khá lớn và có xu thế
như tình hình chung, năm 2010 có 384 thì năm 2014 chỉ còn 330 chỗ
làm mới. Số việc làm tăng thêm cho thanh niên thường chiếm
khoảng trên 32%.
Bảng 2.5. Tình hình tạo việc làm mới cho thanh niên
Đơn vị
tính

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số việc làm tăng Người
thêm


1.200 1.188

718 1.091 1.150

Tổng VL tăng thêm cho Người
TN

384

380

230

327 330

Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kê Huyện năm 2014
Việc làm mới được tạo ra ở tất cả các ngành kinh tế nhưng
ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 15-20% nhưng giảm dần.
Công nghiệp và dịch vụ tạo ra hơn 70% việc làm mới.
Bảng 2.6.Cơ cấu việc làm mới cho thanh niên theo ngành
Đơn vị
tính
Số việc làm mới tạo ra cho

2010 2011 2012 2013 2014

VL

TN


384

380

230

327

330

Nông nghiệp

%

15

13

12

11

15

Công nghiệp

%

46


43

47

44

42

Dịch vụ

%

39

44

41

45

43

Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kê Huyện năm 2014


14
2.2.2. Thực trạng kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng
lao động
Bảng 2.7. Việc làm cho TN nhờ kết nối

ĐVT
Số lượng VL nhờ kết nối

VL

Hoạt động giới thiệu việc

%

làm
Hội chợ việc làm

%

2010 2011 2012 2013 2014
346

271

195

274

300

75

70

82


73

80

25

30

18

27

20

Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kê Huyện năm 2014
Bảng 2.8. Hoạt động tư vấn việc làm cho thanh niên
Năm 2012
Tổng
số

Trong đó
Nghề

VL

1640

1240


400

Năm 2013
Tổng
số
1900

Trong đó
VL

Nghề

1400 500

Năm 2014
Tổng

Trong đó

số

VL

Nghề

2.100 550

1.550

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội Huyện Đăk Mil

2.2.3. Thực trạng tạo việc làm thông qua đào tạo, dạy
nghề cho thanh niên
Mỗi năm số thanh niên được đào tạo tuy không tăng nhưng
khoảng trên dưới 500 người. Điều đáng nói ở đây chính là tỷ lệ tìm
được việc làm cao nhất là 38% còn chỉ trên dưới 30%.
Bảng 2.9: Việc làm nhờ đào tạo nghề
ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
Số thanh niên được đào tạo nghề Người

600

571

488 620

650

Số TN có được việc làm

Người

224

219

132

230

%


37

38

27

% tìm được việc

211

34 35,4

Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kê Huyện năm 2014
2.2.4. Thực trạng tạo việc làm thông qua đẩy mạnh xuất


15
khẩu lao động cho thanh niên
Bảng 2.10. Số việc làm nhờ xuất khẩu lao động
Năm
Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013
Tổng số việc làm
Người
261
132
92
90
nhờ XKLĐ


2014
98

% LĐ XK theo
%
77
81
80
75
83
chương trình của
nhà nước
Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kê Huyện năm 2014
Về hỗ trợ kinh phí cho công tác xuất khẩu lao động giai đoạn
2010-2014: Đối với ngân sách nhà nước, thông qua đào tạo, giáo dục
định hướng và dạy nghề đã hỗ trợ cho 226 học viên với số tiền 99
triệu đồng; Ngân hàng chính sách xã hội cho 200 lao động (hộ
nghèo, hộ chính sách) vay để đi xuất khẩu lao động với số tiền trên
1,529 tỷ đồng.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN HUYỆN ĐĂK MIL
2.3.1. Một số kết quả đạt được về giải quyết việc làm cho
thanh niên huyện Đăk Mil
- Trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, lãnh đạo
huyện cũng đã tham mưu UBND tỉnh Đăk Nông ban hành nhiều
chính sách về tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là thanh
niên. Trong đó phải kể đến là Đề án giải quyết việc làm đến năm
2020 của tỉnh Đăk Nông.
- Huyện đoàn, Tỉnh đoàn đã khai thác và sử dụng có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia về tạo việc làm; sử dụng và quản lý

tốt các nguồn vốn cho vay, hỗ trợ trực tiếp cho nguồn lao động trong
độ tuổi thanh niên để giúp họ có điều kiện cần thiết, có nhiều cơ hội
tìm kiếm được việc làm phù hợp.


16
Công tác tạo việc làm cho thanh niên luôn được lãnh đạo
huyện, chính quyền và các hội đoàn thể huyện quan tâm, cùng với
việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách chung của tỉnh đã ban hành,
huyện Đăk Mil chủ động tạo điều kiện thuận lợi để lao động thanh
niên được tạo việc làm thông qua các chương trình xúc tiến việc làm,
dạy nghề, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp và khuyến
khích thanh niên lập thân, lập nghiệp.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
- Quy mô tạo việc làm chưa đáp ứng nhu cầu có việc làm
của thanh niên.
- Tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm
và hoạt động xuất khẩu lao động đạt kết quả chưa cao.
- Công tác đào tạo nghề cho thanh niên chưa gắn với nhu cầu
thị trường, hoạt động giới thiệu việc làm đạt hiệu quả chưa cao.
- Hoạt động định hướng nghề nghiệp, khuyên khích thanh
niên lập nghiệp hiệu quả chưa cao.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Thông tin thị trường lao động chưa phát triển, còn yếu,
thiếu và ít, chưa đến được với nhiều thanh niên; hình thức giao dịch
việc làm còn cổ điển, chưa phát triển; hệ thống trung tâm giới thiệu
việc làm cho người lao động hoạt động hiệu quả chưa cao.
- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn bất hợp lý,
tâm lý chọn các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, chưa mặn
mà với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề dẫn đến tình trạng

thừa thầy thiếu thợ.
- Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, các ngành nghề
truyền thống trên địa bàn huyện hầu như không còn hoặc còn rất


17
nhỏ lẻ. Lao động thanh niên phải thay đổi công việc do bị giải toả
cộng với tình trạng lao động ngoài tỉnh tự phát chuyển về huyện
tìm việc mà phần lớn lao động này chưa qua đào tạo càng gây sức
ép đối với việc quản lý và tạo việc làm cho số thanh niên này.
- Cơ chế, chính sách thị trường lao động còn mới, chưa hoàn
thiện và đồng bộ, việc cụ thể hoá các chính sách, cơ chế này vào thực
tiễn gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK MIL

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN ĐĂK MIL
3.1.1. Một số quan điểm chung
- Giải quyết việc làm đi đôi với việc đào tạo nghề là một cấu
phần quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội
ngũ lao động có tay nghề cao là giải pháp đột phá để phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Đăk Nông và huyện Đăk
Mil.
- Giải quyết việc làm phải xuất phát từ đào tạo nghề theo yêu
cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với Đề án giải quyết
việc làm tỉnh Đăk Nông.
- Phát triển đào tạo nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá

một cách toàn diện, đồng bộ về mục tiêu, nội dung chương trình đào
tạo, phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá kết quả học tập, đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Trong giai


18
đoạn 2015-2020, tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo nghề; có một
số cơ sở đào tạo nghề và một số nghề tiếp cận với chuẩn khu vực và
thế giới.
- Đầu tư cho đào tạo nghề là đầu tư cho phát triển. Huyện cần
tập trung đầu tư trung tâm dạy nghề và một số nghề trọng điểm.
Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động đào tạo nghề, huy động
sự tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội cho phát triển đào
tạo nghề.
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương
trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực, tạo ra nhiều việc làm.
- Đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, vay
vốn giảm nghèo để hỗ trợ cho lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao
động vùng di dời giải toả tự tạo việc làm thông qua các hoạt động
sản xuất nhỏ, hoạt động dịch vụ ở khu vực phi kết cấu. Hỗ trợ cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn phát triển sản xuất, tạo công
ăn việc làm cho lao động nghèo, ưu tiên lao động vùng giải toả.
- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thị
trường lao động tại các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm giải quyết
tốt hơn mối quan hệ về cung - cầu lao động; đồng thời, thường xuyên
thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao
động về vấn đề lao động - việc làm.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu giải quyết việc làm của
huyện Đăk Mil đến năm 2020

Một số định hướng cơ bản
Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên địa bàn
phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đăk Mil


19
Phải đảm bảo vừa phát huy được thế mạnh của lao động thanh
niên, vừa giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao
động
Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên cơ sở pháp
luật và đảm bảo thực hiện bình đẳng giới
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK MIL
3.2.1. Giải pháp tạo việc làm mới cho thanh niên
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, kế hoạch
phát triển kính tế - xã hội của huyện nhằm tạo thêm nhiều việc làm
mới cho người lao động. Phấn đấu đến năm 2020 huyện Đăk Mil là
một huyện trung tâm có kinh tế - xã hội phát triển bền vững, kinh tế
- xã hội phát triển, bảo đảm an ninh quốc phòng, tạo nhiều việc làm
cho người lao động trong đó có lao động thanh niên.
3.2.2. Tăng cường kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng
lao động
- Phát triển các Trung tâm giới thiệu, xúc tiến việc làm cho
thanh niên.
- Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc
làm thanh niên của huyện và tỉnh. Đây là nơi tìm đến của thanh niên
về thị trường lao động và tìm kiếm việc làm. Phát triển hệ thống môi
giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để làm cầu nối cho cung cầu lao
động gặp nhau. Phát triển các hình thức thông tin thị trường lao

động; phối kết hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tổ chức
hội chợ việc làm, webside việc làm trên internet, thông tin và quảng
cáo việc làm...


20
- Có cơ chế hiệu quả trong nghiên cứu xử lý, cung ứng thông
tin thị trường sức lao động trong nước và ngoài nước để phục vụ cho
việc đào tạo và xuất khẩu lao động. Ngoài ra, đa dạng hoá các kênh
giao dịch trên thị trường lao động để thu thập thông tin đầy đủ, kịp
thời. Có như vậy lao động thanh niên mới có đầy đủ thông tin thị
trường lao động và cơ hội đến với nghề nghiệp, tìm việc làm tốt hơn.
- Đoàn Thanh niên trong nhà trường THCS và THPT phải
tham gia tuyên truyền làm thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp
của thanh niên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tích cực
tham gia vào phân luồng học sinh ở bậc phổ thông đi vào thị trường
lao động hoặc học nghề, không nhất thiết chỉ có con đường duy nhất
là thi vào đại học, chạy theo bằng cấp.
3.2.3. Hoàn thiện và đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề cho
thanh niên huyện Đăk Mil
- Uỷ ban nhân dân huyện tiếp tục đề nghị sửa đổi, bổ sung và
đề xuất ban hành các chính sách sau: Chính sách đối với giáo viên và
cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với thanh niên tham gia học
nghề;…
- Đổi mới cơ chế kế hoạch và tài chính đào tạo nghề từ ngân
sách huyện, tỉnh theo hướng tập trung vào cơ sở trọng điểm, ngành
nghề trọng điểm cho thanh niên.
- Đổi mới cách làm đối với đề án “có việc làm” của huyện
theo hướng xây dựng chiến lược việc làm cho từng ngành, từng lĩnh
vực kinh tế; xây dựng các chiến lược về phát triển nguồn nhân lực,

dạy nghề, phát triển thị trường lao động cho từng thời kỳ phát triển
của huyện.
- UBND huyện cần xây dựng các chiến lược đào tạo lao động


21
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện; tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn thực hiện
liên kết đào tạo với các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp,
đại học, cao đẳng, đào tạo phải gắn liền với sử dụng để tránh sự lãng
phí trong quá trình đào tạo.
- Tăng cường quản lý Nhà nước bằng các chính sách, pháp
luật đối với mọi hoạt động liên quan đến các vấn đề tạo mở việc làm.
Đồng thời tiến hành một loạt các biện pháp sau đây trong
đào tạo nghề cho thanh niên:
Tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo
nghề
Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế trong đào tạo
nghề
Giải pháp về đầu tư cho đào tạo nghề
3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động xuất
khẩu lao động.
- Tổ chức tốt việc đào tạo, đa dạng hoá ngành nghề, chuẩn bị
nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế.
- Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào
tạo người lao động xuất khẩu.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý
xuất khẩu lao động, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối

với người đi xuất khẩu lao động.
- Xây dựng cơ chế cho vay tín dụng từ các nguồn quốc gia
giải quyết việc làm; có chính sách ưu đãi đối với người lao động như


22
cho vay với lãi suất thấp, hỗ trợ rủi ro, thông báo rộng rãi, đồng thời
phổ biến rõ các thủ tục cho người lao động.
- Cần phải tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát huy tốt khả
năng của mình. Mở rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - Trung
tâm giới thiệu việc làm - địa phương để tuyển dụng lao động, đặc
biệt là lao động thanh niên.
3.2.5. Các giải pháp khác
a. Thực hiện các chương trình mục tiêu giải quyết việc làm
cho thanh niên
Chương trình thanh niên lập thân, lập nghiệp
Chương trình thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo
Chương trình thanh niên tham gia xuất khẩu lao động
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay hỗ trợ
thanh niên tạo việc làm
- Tạo việc làm cho lao động thanh niên qua Quỹ quốc gia
giải quyết việc làm
- Tạo việc làm thông qua đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn và giới thiệu việc làm của huyện Đăk Mil
b. Mở rộng xã hội hoá, nâng cao vai trò của chính quyền và
tổ chức đoàn thanh niên các cấp trong việc giải quyết việc làm cho
thanh niên
c. Tăng cường vai trò của chính quyền huyện Đăk Mil



23
KẾT LUẬN

Giải quyết việc làm cho thanh niên luôn là nhiệm vụ quan
trọng của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, là vấn đề bức
xúc của xã hội và của chính thanh niên. Giải quyết việc làm cho
thanh niên cũng chính là sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động to lớn,
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề tạo việc làm cho thanh niên, trong
những năm qua, các cấp, các ngành huyện Đăk Mil đã có nhiều chủ
trương, chính sách để giải quyết việc làm cho thanh niên, số việc
làm tạo ra tăng qua các năm, tạo điều kiện thuận lợi để lao động
thanh niên được tạo việc làm thông qua các chương trình xúc tiến
việc làm, dạy nghề, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp và
khuyến khích thanh niên lập thân, lập nghiệp. Khai thác và sử dụng
khá hiệu quả chương trình quốc gia về tạo việc làm, chú trọng phát
triển đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ qua đó
tạo được nhiều việc làm cho thanh niên.
Tuy nhiên, vấn đề tạo việc làm cho thanh niên vẫn còn hạn
chế như: Quy mô tạo việc làm chưa đáp ứng nhu cầu có việc làm
của thanh niên; tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc
làm và hoạt động xuất khẩu lao động đạt kết quả chưa cao; công tác
đào tạo nghề cho thanh niên chưa gắn với nhu cầu thị trường, hoạt
động giới thiệu việc làm đạt hiệu quả chưa cao; hoạt động định
hướng nghề nghiệp, khuyên khích thanh niên lập nghiệp hiệu quả
chưa cao; ý thức, kỹ năng trong việc tự tạo việc làm cho bản thân
thanh niên còn rất thấp…Để giải quyết việc làm cho thanh niên hiệu
quả hơn trong thời gian đến, luận văn đề ra một số giải pháp: tạo việc



×