Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.06 KB, 19 trang )

LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ
KIỂM SOÁT NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
Võ Văn Tân(1), Lê Thị Anh Thư(2), Nancy White(3)
Tóm tắt:
Nhiễm trùng bệnh viện mắc phải (NTBVMP) là vấn đề quan trọng trong
quản lý chất lượng chăm sóc và chi phí điều trị ở các quốc gia cũng như
Việt Nam.
Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa kiến thức và hành vi thực hành
của điều dưỡng (ĐD) trong kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện (KSNTBV).
Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang mô
tả thông qua phỏng vấn 200 ĐD Nội và Ngoại khoa tại Bệnh viện Tiền Giang;
quan sát các cơ hội rửa tay, quy trình rửa tay, quy trình tiêm tĩnh mạch và quy
trình thông tiểu liên quan tới KSNTBV.
Kết quả: Kiến thức của ĐD về KSNTBV đạt 78,7%; hành vi của họ về
KSNTBV đạt 87,8%. Kết quả về kỹ năng thực hành của ĐD như: tuân thủ rửa
tay (56,7%), thực hiện đúng quy trình rửa tay thường quy (5%), các thao
tác vô khuẩn trong tiêm tĩnh mạch (9,1%) và thông tiểu liên quan đến
nguyên tắc vô trùng (10,6%). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có mối liên
quan tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và hành vi thực hành
của ĐD trong KSNTBV (r=0,7233; p<0,0001), và có sự khác biệt về kiến thức
của ĐD Nội khoa và Ngoại khoa (p=0,006). Ngoài ra, còn có những khác biệt
trong kết quả khi phỏng vấn về kiến thức và hành vi với thực hành thực tế
của ĐD.
Kết luận: Nâng cao kiến thức và tăng cường giám sát các kỹ năng chuyên môn
của ĐD là những vấn đề cần quan tâm của những nhà quản lý y tế và ban hành các
chính sách y tế liên quan.
Từ khóa: Điều dưỡng, kiến thức, hành vi, kiểm soát nhiễm trùng.

1



Abstract
RELATIONSHIP BETWEEN KNOWLEDGE AND BEHAVIORS OF NURSES
IN HOSPITAL INFECTION CONTROL
Vo Van Tan
Background: This article examines nurses’ relationship between
knowledge and behaviors in hospital infection control (HIC). Hospital
acquired infections have been recognized as a significant problem in terms
of quality of care and cost for hospitals in most countries as well as in
Vietnam.
Methods: Research design cross-sectional. Data were colleted through
interview 200 nurses who are working at medical and surgical units of
Tiengiang hospital and unobstrusive observation hand washing opportunities,
regular hand washing process, Intravenous (IV) injection process and Urinary
Catheter Insertion (UCI) process regarding to HIC.
Results: The level of knowledge of nurses related to HIC was 78.7% and
their behaviors were 87.8%; and nurses’ practice such as compliance on
hand washing (56.7%); regular hand washing follow of Ministry of Health’
guideline (5%);compliance related to aseptic principles of nurses in IV
injection were 9.1% and UCI process were 10.6%. Study results were also
revealed that there were the correlated posi [1]tively and significantly
between the knowledge and behaviors of nurses in the HIC (r=0.7233;
p<0.0001) and there were differences on knowledge of nurses who are
working at medical and surgical units (p=0.006). Beside, there were
differences in results when interview on knowledge and behaviors with
reality practices of the nurses.

2


Conclution: This study suggests that the enhance knowledge and to

strengthen supervise nurses’ professtional skills are need to interest to health
managements and develop policies.
Key words: Nurse, Knowledge, Behavior, Infection Control.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng bệnh viện mắc phải (NTBVMP) là vấn đề quan trọng trong
quản lý chất lượng chăm sóc và chi phí điều trị của bệnh viện (BV) cũng
như người bệnh ở các quốc gia. NTBVMP chiếm từ 5-10% số bệnh nhân
(BN) nằm viện, làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử
dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị. Theo ước
tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), có
khoảng 2,4 triệu trường hợp NTBVMP và gần 99.000 trường hợp tử vong
hàng năm ở Mỹ [9].
Theo CDC, nhiễm trùng BV lan truyền bằng nhiều đường như bề mặt
(đặc biệt là tay), nước, không khí, đường tiêu hóa và phẫu thuật. Nhiều
NTBVMP được gây ra bởi sự lan truyền từ BN này sang BN khác thông qua
nhân viên y tế (NVYT) [8]. Theo Haley, một phần ba NTBVMP có thể phòng
ngừa được. Vì vậy, cần có những biện pháp can thiệp thích hợp để giảm tỉ
lệ NTBVMP như ban hành những văn bản hướng dẫn [10], cung cấp kiến
thức cho NYVT và tăng cường giám sát nhằm tăng sự tuân thủ KSNT cũng
như làm tăng tỉ lệ thực hành KSNT trong BV [10, 14].
Tại Việt Nam, từ năm 1997, Bộ Y tế (BYT) đã ban hành “Quy chế
KSNTBV” nhưng vấn đề KSNTBV chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
Một số điều tra cắt ngang (point prevalence) nghiên cứu về MKBVMP được
BYT thực hiện vào các năm 1998, 2001 và 2005 cho thấy tỉ lệ NKBV lần lượt
là 11,5%; 6,8% và 5,7% [1].

3


Hầu hết các nghiên cứu về KSNTBV ở Việt Nam đều tập trung xác định

tình hình NKBVMP, trong khi đó có rất ít nghiên cứu về KSNTBV liên quan
đến công tác chăm sóc ĐD. Chính vì thế, nghiên cứu liên quan đến kiến thức
và thực hành của ĐD thì rất cần thiết ở các BV Việt Nam. Đánh giá nhận
thức và hành vi của ĐD liên quan tới KSNT trong BV nhằm giúp các nhà
quản lý y tế có những dữ liệu cần thiết để phát triển những biện pháp
KSNTBV và đưa ra những khuyến cáo tốt hơn trong thực hành ĐD, góp
phần làm giảm tỉ lệ NTBVMP khi điều trị BN.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá mức độ kiến thức, hành vi của ĐD và mối liên quan giữa kiến
thức và hành vi ĐD trong KSNTBV.
Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định mức độ kiến thức và hành vi của ĐD trong KSNTBV.
- Đánh giá tỉ lệ tuân thủ các quy trình chuyên môn của ĐD thông qua
các kỹ năng thực hành (như rửa tay, sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân),
xử lý dụng cụ và thực hành các quy trình chuyên môn (như tiêm tĩnh mạch,
thông tiểu).
- Xác định mối liên quan giữa kiến thức và hành vi của ĐD trong
KSNTBV.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang mô tả với dân
số mục tiêu là ĐD đang làm việc tại BV Đa khoa Tiền Giang.
Biến số nghiên cứu bao gồm biến số nền (tuổi, giới, trình độ chuyên
môn, nơi làm việc, thâm niên công tác); các biến số về kiến thức; biến số về
hành vi; và quan sát một số hoạt động chuyên môn của ĐD như: các cơ hội

4


rửa tay, sự tuân thủ quy trình rửa tay thường quy; sự tuân thủ nguyên tắc

vô trùng trong quy trình tiêm tĩnh mạch và quy trình thông tiểu.
Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ danh sách ĐD đang làm việc tại các khoa
Nội và khoa Ngoại BV để đưa vào phỏng vấn trực tiếp và quan sát. Cở mẫu
được chọn dựa vào nghiên cứu thử trên 15 ĐD đang làm việc tại 14 khoa
(gồm 6 khoa Nội và 8 khoa Ngoại). Kết quả phân tích cho thấy mức độ kiến
thức chung của ĐD là 85% và tỉ lệ tuân thủ về hành vi của họ là 89%. Vì
thế, giá trị p được chọn cho nghiên cứu này là 85%; sai số cho phép là 5%.
Cỡ mẫu được chọn cho nghiên cứu là 200.
Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi
soạn sẵn. Sau đó quan sát kín đáo một số hoạt động chuyên môn của ĐD.
Các dữ liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0. Giá trị
p<0.05 được xem như là mức thống kê có ý nghĩa.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc tính mẫu
Bảng 1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu(*) (n=200)
Đặc tính mẫu
Tuổi (trung bình, ĐLC), (năm)
Thâm niên (trung bình, ĐLC)
Nhóm tuổi

Nhóm thâm niên công tác

Giới
Nơi làm việc

5

< 30

Tần số (%)

36,5± 9,9
14,2± 10,3
68 (34,0)

30 – 44

66 (33,0)

45+
< 6 năm

66 (33,0)
63 (31,5)

6 - 15 năm

39 (19,5)

16 +
Nam

98 (49,0)
23 (11,5)

Nữ
Nội khoa

177 (88,5)
124 (62,0)


Ngoại khoa

76 (38,0)


Trình độ chuyên môn

Trung cấp

190 (95,0)

Đại học

10 (5,0)

(*) Dữ liệu được trình bày theo tần số và (%), ngoại trừ tuổi và thâm
niên. ĐLC = độ lệch chuẩn
Đa số đối tượng trong nghiên cứu này là nữ (88,5%); tuổi trung bình thì
trẻ (36,5 tuổi). ĐD có nhiều năm làm việc tại BV, trung bình 14,2 năm; gần
phân nửa ĐD (49%) có thâm niên công tác từ 16 năm trở lên, cho thấy họ
có nhiều kinh nghiệm nên rất thuận lợi trong việc hỗ trợ lẫn nhau trong
công tác chuyên môn. Gần 2/3 ĐD đang làm việc ở các khoa Nội (62%), còn
lại ở các khoa Ngoại. Hầu hết ĐD (95%) có trình độ trung cấp điều này phù
hợp với tình hình thực tế tại các BV tuyến tỉnh ở ViệtNam.
Kiến thức của ĐD về NTBVMP
Bảng 2. Kiến thức của ĐD về NTBVMP, (n=200)
Trung

Độ


Tối thiểu,

%

Điểm số kiến thức

bình
23,6

lệch chuẩn
1,98

tối đa
20 – 30

điểm số
78,7

chung
Kiến thức tổng quát
Rửa tay
Phòng ngừa cá nhân
Quản lý vật sắc nhọn
Phân loại rác thải
Phòng ngừa cách ly
Tiệt khuẩn dụng cụ và

4,2
3,8
2,8

2,8
2,0
4,4
3,1

0,90
0,79
0,44
0,47
0,0
1,26
0,73

1–5
2–5
1–3
1–3
2–2
1–7
0–4

84,8
76,0
92,7
92,3
100,0
62,9
76,3

Loại kiến thức


quản lý nguy cơ
Xử lý đúng tai nạn

112 (56,0)

nghề nghiệp
Kiến thức tổng quát về KSNK của ĐD là cao (84,8%). Kiến thức về rửa
tay khá tốt (76%). Trong nội dung hỏi về “5 khoảnh khắc rửa tay” (5
moments hand washing) theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có
6


khoảng 50% ĐD đã trả lời đúng. Hầu hết ĐD được huấn luyện về KSNTBV
nhưng nói về “khoảnh khắc rửa tay” hay “thời điểm rửa tay” thì họ bỡ ngỡ khi
nói về những cụm từ này. Vì thế, huấn luyện về rửa tay cần quan tâm đến
những thuật ngữ này.
Khi hỏi về DCPHCN như găng tay, khẩu trang và kính đeo mắt để bảo vệ
cho ĐD và BN tránh nguy cơ nhiễm trùng chéo thì các ĐD đã trả lời rất tốt
(92,7%). Họ biết rằng găng tay được mang tay khi có khả năng dính máu
hay dịch cơ thể BN khi tiếp xúc vào vùng da không nguyên vẹn; nhưng vẫn
còn 17% ĐD cho rằng mang găng tay có thể thay thế cho rửa tay. Theo
WHO [15], găng tay nên được mang ngay trước khi thực hiện thao tác
chuyên môn, tháo găng và hủy ngay khi hoàn thành quy trình và phải luôn
luôn rửa tay ngay sau khi tháo găng.
Kiến thức quản lý vật sắc nhọn đạt 92,3%. Nhiễm khuẩn chính do tai
nạn bởi vật sắc nhọn là virus lây truyền qua đường máu. Có 1.550 báo cáo
về phơi nhiễm lây qua đường máu ở NVYT, trong đó, 42% ở đối tượng ĐD
và nữ hộ sinh [9]. Hầu hết ĐD biết rằng đường lây truyền chính của tai nạn
bởi vật sắc nhọn là viêm gan B, C và HIV. Thêm vào đó, kiến thức về phân

loại rác BV của ĐD thì hoàn toàn đúng (100%). Sở dĩ ĐD trả lời rất đúng
nội dung này là do đây là một trong những nội dung thuộc chương trình
huấn luyện và giám sát định kỳ của BV. Trong kiến thức thực hiện các biện
pháp thông thường để phòng ngừa cách ly nhằm ngăn ngừa NTBV chỉ
62,9% ĐD trả lới đúng. BV cần quan tâm vấn đề này khi huấn luyện cho ĐD.
Theo khuyến cáo của CDC, phòng ngừa chuẩn được áp dụng cho tất cả
các BN nội trú với mọi chẩn đoán [8]. Tuy nhiên, hơn một phần tư ĐD
(26,5%) đã trả lời không đúng nội dung này. Họ cho rằng, phòng ngừa
chuẩn chỉ áp dụng cho các BN nhiễm trùng với các vi sinh vật quan trọng
như HIV, SARS. Khái niệm “phòng ngừa chuẩn” được sử dụng ở hầu hết các

7


quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tuy nhiên, qua khảo sát chúng
tôi thấy cần phải nhấn mạnh thêm về khái niệm này trong chương trình
huấn luyện tại BV.
Kiến thức về tiệt khuẩn dụng cụ và quản lý nguy cơ của các ĐD thì khá
(76,3%). Cần lưu ý là kiến thức đúng về xử lý tai nạn nghề nghiệp của ĐD chỉ
đạt ở mức độ trung bình (56%). Điều này có thể là do ĐD ít quan tâm việc xử
lý tai nạn nghề nghiệp. Tuy nhiên, một giả thuyết khác có thể đưa ra là ĐD
không hiểu thấu đáo về xử lý tai nạn nghề nghiệp và họ đã không báo cáo khi
có tai nạn xảy ra. Một nghiên cứu của Hội ĐD Mỹ về “Khảo sát sức khỏe và an
toàn nghề nghiệp”, 70% ĐD cho biết họ “đã không có bất kỳ tai nạn bởi vật
sắc nhọn nào” hoặc “đã không nghĩ tai nạn là quan trọng” (16,4%), nhưng
6,3% ĐD đã không báo cáo tai nạn của họ [7]. Cần có nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề này.
Hành vi của ĐD về KSNTBV
Hành vi của ĐD về thực hành KSNTBV
Bảng 3. Hành vi của ĐD về thực hành KSNTBV, (n=200)

Loại hành vi
Hành vi chung
Thực hành rửa tay
Phòng ngừa cách ly
Phòng ngừa cá nhân
Quản lý vật sắc nhọn
Phân loại chất thải và

Trung

Độ lệch

Tối thiểu, tối

%

bình
70,2
18,8
16,4
12,9
11,1
11,6

chuẩn
6,2
1,4
3,0
2,5
1,4

0,9

đa
50 – 80
14 – 20
6 – 20
5 – 16
6 – 12
8 – 12

điểm số
87,8
94,0
81,9
80,9
92,1
96,8

tiệt khuẩn dụng cụ
Hành vi của ĐD được đánh giá thông qua phỏng vấn thái độ và thực
hành của họ liên quan đến các yếu tố như: thực hành rửa tay, phòng ngừa
cách ly, phòng hộ cá nhân, quản lý vật sắc nhọn, phân loại rác thải BV và
tiệt khuẩn dụng cụ; đồng thời quan sát các cơ hội rửa tay, thực hành rửa
8


tay, thực hành quy trình tiêm tĩnh và thông tiểu, những yếu tố này liên quan
đến tỉ lệ NTBVMP khi BN điều trị nội trú.
Vệ sinh tay được xem là cách đơn giản nhất để giảm sự lan truyền
bệnh [15]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ĐD đã có thái độ tốt trong thực

hành rửa tay, điểm số cao hơn khi phỏng vấn kiến thức về rửa tay (94% so
với 76%). Tuy nhiên, điều quan trọng chính là ĐD thực sự rửa tay của họ
theo khuyến cáo của WHO (trước và sau khi tiếp xúc BN, hoặc sau khi tháo
găng, hay giữa hai quy trình khác nhau trên cùng một BN). Kết quả này gợi
ý cách huấn luyện ĐD rửa tay một cách hữu hiệu hơn.
Liên quan đến nội dung phòng ngừa cách ly và phòng hộ cá nhân, các
ĐD đã trả lời rất tốt (94% và 80,9%) do có một số khoa đã áp dụng các
biện pháp phòng ngừa chuẩn hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa
chuyên biệt đối với BN nhiễm HIV, cúm A/H5N1. Các điểm số về hành vi
quản lý vật sắc nhọn và phân loại chất thải thì rất cao (lần lượt là 92,1%
và 96,8%). Kết quả trên cho thấy ĐD đã có nhận thức tốt về quản lý vật sắc
nhọn, phân loại chất thải và tiệt khuẩn dụng cụ.

9


Các cơ hội rửa tay và hành động rửa tay của ĐD
Bảng 4. Các cơ hội rửa tay và hành động rửa tay của ĐD, phân bố theo tần
số và (%)
Hành động của ĐD
Tỉ lệ
Không
Vẫn
Rửa tay Rửa tay với
Quan
tuân
Tình huống
làm gì cả mang
nhanh xà phòng và
sát

thủ
rửa tay
găng cũ
nước
(%)
Tần số Tần số Tần số (%) Tần số (%) chung
(%)
(%)
(%)
Trước khi tiếp 109
74
16
7
12
17,4
xúc BN
(67,9) (14,7)
(6,4)
(11,0)
Trước quy
84
28
9
12
35
trình vô
khuẩn
Sau khi tiếp

(33,3)


(10,7)

(14,3)

(41,7)

0

0

5

62

(0,0)

(0,0)

(7,5)

(92,5)

106

12

5

13


76

84

(11,3)
45

(4,6)
2

(12,4)
6

(71,7)
31

(53,6)

(2,4)

(7,1)

(36,9)

67

xúc dịch cơ
thể
Sau khi tiếp

xúc BN
Sau khi sờ vào
môi trường

57,6

100,0

84,4

44,0

quanh BN
Quan sát kín đáo “5 khoảnh khắc rửa tay” trong suốt thời gian chăm
sóc BN theo hướng dẫn của WHO [15], và hành động của ĐD để đáp ứng
những tình huống này (Bảng 4). Khi quan sát 200 ĐD đang làm việc chúng
tôi đã ghi nhận được 450 cơ hội rửa tay; trong đó 60,7% ĐD đang làm việc
ở các khoa Nội và 39,3% ĐD đang làm việc ở các khoa Ngoại; trong đó nữ
chiếm 85,1% .

10


Kết quả tỉ lệ tuân thủ rửa tay là 57,6%. Tỉ lệ tuân thủ các cơ hội rửa tay
của ĐD cao nhất là sau khi tiếp xúc dịch cơ thể (100%), kế đến là sau khi tiếp
xúc BN và thấp nhất là trước khi tiếp xúc BN (17,4%). Nghiên cứu về tuân
thủ rửa tay tại BV Chợ Rẫy ở đối tượng là NVYT, tác giả Đặng Thị Vân Trang
đã quan sát 1.467 cơ hội rửa tay, tỉ lệ tuân thủ rửa tay là 43,4% [2]. Ngoài ra,
theo nghiên cứu về hiệu quả của việc thực hiện rửa tay theo hướng dẫn của
Larson, tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT là 56,5% [11]. Kết quả này tương

đương với nghiên cứu của chúng tôi. Một nghiên cứu sự tuân thủ về rửa tay
của NVYT tại BV Bạch Mai [5], tỉ lệ tuân thủ rửa tay dưới 50% trong tất cả
các cơ hội rửa tay. Các tác giả khuyến cáo: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
việc rửa tay của NVYT, đó là sự kém nhận thức về tầm quan trọng của việc
rửa tay, không tuân thủ quy trình rửa tay, thiếu nhân viên và quá tải
BN [2, 4, 11]…
Sự tuân thủ về kỹ thuật rửa tay của ĐD
Bảng 5. Sự tuân thủ về kỹ thuật rửa tay thường quy của ĐD
Biến số
Thời gian rửa tay trung bình

Kết quả
51,3±34,4 nhanh nhất 3 giây, chậm nhất 120

(giây)
giây
ĐTB ĐD đạt được khi thực hiện 6,3± 2,7, thấp nhất 1 điểm, cao nhất 12
kỹ thuật rửa tay
Nhóm điểm

điểm
Tần số (%)
(N=200)

12

10 (5,0)

10 – 11


11 (5,5)

6–9

104 (52,0)

<6

75 (37,5)

Tốt = 12 điểm, Khá = 10 – 11 điểm, Trung bình = 6 – 9 điểm, Kém < 6
điểm.
11


Quan sát ĐD thực hiện quy trình rửa tay thường quy theo hướng dẫn của
BYT, thời gian rửa tay trung bình 51,3±34,4 giây. Một số ĐD rửa tay quá
nhanh (3 giây), vì thế, họ đã không tuân thủ đúng quy trình. Số điểm mà ĐD
đạt được cho quy trình rửa tay là thấp (trung bình 6,3±2,7 điểm), tỉ lệ ĐD đạt
điểm tốt là 5%. Điều đó đã chứng minh rằng sự tuân thủ về quy trình rửa tay
thường quy của ĐD là không tốt. Theo một nghiên cứu đánh giá số lượng vi
khuẩn trên tay của NVYT tại BV Chợ Rẫy [3], cho thấy gần như toàn bộ tay
của NVYT đều có vi khuẩn. Các tác giả đã khuyến cáo sau khi chăm sóc BN,
hầu hết tay của NVYT đều chứa một số lớn vi khuẩn, điều này góp phần vào
nhiễm trùng chéo trong BV. Vì lẽ đó, làm sạch tay trước và sau chăm sóc BN
là rất cần thiết.
Sự tuân thủ về nguyên tắc vô trùng trong tiêm tĩnh mạch
Bảng 6. Sự tuân thủ về nguyên tắc vô trùng trong tiêm tĩnh mạch
Biến số
Thời gian TB để thực hiện quy trình

(phút)
ĐTB thực hiện quy trình

Kết quả
4,9±1,3; nhanh nhất 2 phút
và lâu nhất 8 phút
10,2±2,1; thấp nhất 6 điểm, cao nhất 14
điểm

Nhóm điểm

Tần số (%)
(n=198)

14

18 (9,1)

12 – 13

34 (17,2)

10 – 11

71 (35,9)

< 10

75 (37,5)


Tốt = 14 điểm, Khá = 12 – 13 điểm, Trung bình (TB) = 10 – 11 điểm,
Kém < 10 điểm.

12


Quan sát 198 ĐD về sự tuân thủ các nguyên tắc vô trùng trong quy
trình tiêm tĩnh mạch (Bảng 6) điểm trung bình ĐD đạt được khi thực hiện
quy trình này là 10,2±2,1 điểm (72,9%). Thời gian trung bình ĐD thực hiện
quy trình này là 4,9±1,3 phút, nhanh nhất 2 phút và chậm nhất là 8 phút.
Trong quy trình này yêu cầu người thực hiện có hai lần rửa tay (trước và
sau khi hoàn thành quy trình) phải mất gần 2 phút, nhưng chỉ 9,1% ĐD
tuân thủ đúng bảy bước thao tác kỹ thuật liên quan đến nguyên tắc vô
trùng. Điều này góp phần làm gia tăng tỉ lệ nhiễm trùng cho BN trong BV.
Sự tuân thủ về nguyên tắc vô trùng trong quy trình thông tiểu
Bảng 7. Sự tuân thủ về nguyên tắc vô trùng trong quy trình thông tiểu
Biến số
Thời gian thực hiện quy trình thông

Kết quả
8,7±1,7; nhanh nhất 5 phút,

tiểu trung bình (phút)
ĐTB ĐD đạt được khi thực hiện quy

chậm nhất 10 phút
11,9 ±1,7; thấp nhất 6 điểm

trình thông tiểu
Nhóm điểm


và cao nhất 16 điểm
Tần số (%)
(n=66)

16

7 (10,6)

14 – 15

21 (31,8)

10 – 13

21 (31,8)

≤ 10

17 (25,8)

Tốt = 16 điểm, Khá= 14 – 15 điểm, Trung bình = 11 – 13 điểm, Kém ≤
10 điểm.
Quan sát 66 ĐD về sự tuân thủ nguyên tắc vô trùng trong quy trình
thông tiểu (Bảng 7) điểm trung bình ĐD đạt được khi thực hiện quy trình
này là 11,9±1,7 điểm (74,3%), cao nhất 16 điểm và thấp nhất 6 điểm. ĐD
thực hiện đúng các nguyên tắc vô trùng trong quy trình này đạt 10,6%. Kết
13



quả nghiên cứu còn cho thấy hơn phân nửa ĐD (58,6%) đã không rửa tay
hoặc rửa tay không đúng trước khi chuẩn bị BN cho quy trình thông tiểu;
77,3% ĐD đã không rửa tay sau khi chuẩn bị BN, và 83,8% ĐD đã rửa tay
sau khi tháo găng. Một nghiên cứu của Morris và cộng sự [12] cho biết
khoảng 80-95% nhiễm trùng niệu mắc phải có nguồn gốc từ thông tiểu,
khoảng 15% nhiễm trùng niệu ở BV có liên quan tới việc rửa tay không
đúng và kỹ thuật sát khuẩn không đạt khi sát trùng lỗ tiểu, chèn ống thông
và chăm sóc ống thông tiểu.
Mối quan hệ giữa kiến thức và hành vi
Mối quan hệ giữa kiến thức và hành vi của ĐD về KSNTBV theo đặc tính
mẫu
Bảng 8. Mối quan hệ giữa kiến thức và hành vi của ĐD về KSNTBV phân bố theo
đặc tính mẫu
Biến số
Giới
Khoa
Trình độ

Nam
Nữ
Nội khoa
Ngoại khoa
Trung cấp
Đại học

chuyên môn
Nhóm tuổi < 30
30 - 44
45+
Thâm niên < 6 năm

6 -15
công tác
16 +

23
177
124
76
190
10

Kiến thức
%
P
78,3
0,697
78,8
77,8
0,006
80,4
78,6
0,208
81,3

68
66
66
63
39
98


78,6
79,2
78,5
78,5
78,1
79,2

Tần số

Hành vi
%
P
88,2
0,898
88,4
88,9
0,224
87,6
88,6
0,224
85,5

88,8
0,621 86,9
89,5
0,932 88,5
88,0
88,5


0,224
0,360

Có sự khác biệt về kiến thức của ĐD Nội khoa và Ngoại khoa (p=0,006)
(Bảng 8). ĐD Ngoại khoa có kiến thức tốt hơn ĐD Nội khoa (80,4% so với
77,8%). Đối với hành vi, không có sự khác biệt giữa ĐD Nội khoa và Ngoại
14


khoa (p=0,224). Tương tự, không có sự khác biệt giữa kiến thức và hành vi
ở nam và nữ, trình độ chuyên môn, nhóm tuổi cũng như thâm niên công tác
của ĐD.
Mối tương quan giữa kiến thức và hành vi của ĐD về KSNTBV
Bảng 9. Mối tương quan giữa kiến thức và hành vi của ĐD về KSNTBV
Biến số
Kiến thức

Quan sát
200

chung
Hành vi chung

200

ĐTB (%)
23,63 (78,8)

P


R

<0,0001

0,7233

70,72 (87,8)

Xác định mối tương quan giữa kiến thức và hành vi của ĐD (Bảng 9) bằng
hệ số tương quan Pearson (0 đến 1- mạnh nhất) cho thấy kiến thức chung của
ĐD về KSNTBV có liên quan mạnh với hành vi (n=200, r=0,7233, P<0,0001) và
có ý nghĩa thống kê.
Kiến thức, hành vi của ĐD và sự tuân thủ về KSNTBV
Bảng 10. Mối liên hệ giữa kiến thức, hành vi ĐD và sự tuân thủ nguyên tắc
vô trùng

Nội dung
Rửa tay
Các yếu tố làm tăng
nguy cơ NTBVMP
Áp dụng các biện pháp

Tỉ lệ tuân thủ (%)
Tiêm
Kiến thức Hành vi
Rửa
tĩnh Thông tiểu
(%)
(%)
tay

mạch
76,0
94,0
5,0
81,0
80,9
9,1
10,6
73,5

91,0

9,1

10,6

phòng ngừa chuẩn
Từ Bảng 9 cho thấy, tổng số điểm của kiến thức của ĐD có tương quan
tích cực với tổng số điểm của hành vi ĐD. Điều này gợi ý rằng ĐD có kiến
thức tốt sẽ có hành vi tốt. Tuy nhiên, trong thực tế, đã có sự khác biệt đối
với kiến thức, hành vi và thực hành của ĐD (Bảng 10). Kiến thức của ĐD về
15


rửa tay thì khá tốt (76%), hành vi về rửa tay thì rất cao (94%), trong khi
đó tỉ lệ tuân thủ rửa tay thì ở mức trung bình (57,6% - Bảng 4) và tuân thủ
đúng về quy trình rửa tay thường quy thì rất thấp (chỉ 5%). Tương tự, hầu
hết ĐD (81%) đã biết các yếu tố làm gia tăng nguy cơ NTBVMP và biết các
biện pháp phòng ngừa chuẩn trong chăm sóc BN (73,5%), đồng thời tỉ lệ
đáp ứng kiến thức về hành vi của họ đối với những vấn đề này cũng cao

(89% và 91%), nhưng tỉ lệ tuân thủ thực tế khi thực hiện các quy trình
chuyên môn (như tiêm tĩnh mạch, thông tiểu) liên quan đến nguyên tắc vô
trùng chỉ đạt 9,1-10,6%. Một báo cáo của BV Chợ Rẫy về vệ sinh tay đã chỉ
ra rằng, 96,3% ĐD có nhận thức đúng rửa tay là biện pháp quan trọng
nhất để ngăn ngừa NTBV; 97,3% ĐD cho biết cần thiết phải rửa tay trước
và sau khi chăm sóc BN, nhưng thực tế chỉ 14,5% ĐD đã rửa tay khi thực
hành thao tác chuyên môn của họ [6].

16


KẾT LUẬN
Kiến thức và hành vi của ĐD về KSNTBV thì cao. Khi thực hành các quy
trình chuyên môn như: kỹ thuật rửa tay, tiêm tĩnh mạch và thông tiểu liên
quan với nguyên tắc vô trùng thì ĐD thực hiện chưa tốt. Có mối liên quan
tích cực giữa kiến thức và hành vi của ĐD trong KSNTBV. Có sự khác biệt về
kiến thức của ĐD Nội khoa và Ngoại khoa. Ngoài ra, còn có sự khác biệt
trong kết quả khi phỏng vấn về kiến thức và hành vi với thực hành thực tế
của ĐD. Mặc dù ĐD có kiến thức và thái độ của họ về KSNT cao nhưng sự
tuân thủ các kỹ năng thực hành chuyên môn thì thấp hơn mong đợi. Đây là
vấn đề cần quan tâm của những quản lý y tế và ban hành các chính sách y tế
liên quan.
Nghiên cứu còn đề nghị rằng việc tăng cường giám sát của người quản
lý sẽ giúp duy trì được kiến thức, hành vi và thực hành đúng ở ĐD. Điều này
sẽ giúp ĐD thực hiện tốt hơn các chiến dịch phòng ngừa NTBVMP trong BV.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Ban chống nhiễm khuẩn Bộ Y tế (2005). Tình hình nhiễm khuẩn
BV của 19 BV ở VN. Báo cáo trong Hội nghị chống nhiễm khuẩn toàn
quốc 2005.

2.

Đặng Thị Vân Trang và Lê Thị Anh Thư (2001). Đánh giá nhận
thức về Kiến thức thái độ và thực hành của nhân viên y tế về Kiểm
soát nhiễm trùng BV tại BV Chợ Rẫy. Y học thực hành, Số 518, tr.117121.

3.

Nguyễn Phúc Tiến và cộng sự (2001). Đánh giá số vi khuẩn trên
tay nhân viên y tế. Y học TP. Hồ Chí Minh. Số 5/2, 2001.

4.

Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Lê Thị Thanh Thuỷ, Hiroshi
Ohara (2006). Đánh giá phương tiện, nhận thức tuân thủ rửa tay ở
nhân viên y tế tay tại một số cơ sở y tế của Việt Nam. Báo cáo trong
hội nghị quốc tế JICA về chống nhiễm khuẩn tổ chức tại Hà Nội 2006.

5.

Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2006). Tình hình kiểm soát nhiễm
trùng bệnh viện ở một số BV TP. Hà Nội. Báo cáo Hội nghị khoa học
về Kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện, Hà Nội, 2006.


6.

Thái Thị Kim Nga (2008). Vệ sinh tay. Huấn luyện về KSNTBV.
Bệnh viện Chợ rẫy, tr. 2.

7.

Americam Nurses Assiciation (2001). Health and Safety Survey.
Nursing world.org.

8.

Centers for Disease Control and Prevention (1992). Public health
focus: surveillance, prevention, and control of nosocomial infections.
MMWR; 41: 783-787.

9.

Centers for Disease Control and Prevention (2007). Standard
Precaution. From www.cdc.gov/standard precaution

18


10.

Haley, R.W., Schaberg, D.R., Crossley, K.B, Von, Allmen, S.D,
McGowan, J.E. (1981). Extra charges and prolongation of stay
attributable


to

nosocomial

infections:

a

prospective

interhospital comparison. Am J Med.; 70; 51-58.
11.

Larson, E.L. (1995). APIC guideline for handwashing and hand
antisepsis in health care settings. Am J Infect Control; 23: 251-269.

12.

Morris, E., Fuad, S., Hassan, Abdulrazzak, A.N, Sugathan,
(1995). Infection Control Knowledge and Practices in Kuwait -A survey
on oral health care workers.

13.

World Health Organization (2003). Standard precaution for
hospital infection.

14.

World


Health

Organization

(2005). Guideline

prenvent of

acquired infections
15.

World Health Organization (2009). Guidelines for hand washing.

19



×