Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

truyện ngắn nguyễn huy thiệp – nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, hậu hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.21 KB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thúy Hằng

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY
THIỆP – NGUỒN MẠCH DÂN GIAN
TRONG BỐI CẢNH
HIỆN ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thúy Hằng

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY
THIỆP – NGUỒN MẠCH DÂN GIAN
TRONG BỐI CẢNH
HIỆN ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số
: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự chỉ bảo tận tâm của quý thầy cô, sự cổ vũ từ gia đình, bè bạn.
Bởi vậy, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn
Thành Thi – người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình
tôi thực hiện luận văn.
Cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô, những
người đã truyền cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích trong những năm học vừa
qua.
Cũng xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Ngữ văn và Phòng sau đại học của
trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành luận văn.
Từ đáy lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến bố mẹ của
tôi, hai em trai, người thân và bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ, khích lệ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2013

Nguyễn Thị Thúy Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học “TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP – NGUỒN MẠCH DÂN GIAN TRONG BỐI
CẢNH HIỆN ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI” là công trình nghiên cứu của cá nhân

tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không
trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2013

Nguyễn Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP: HÀNH TRÌNH
CỦA YẾU TỐ DÂN GIAN GIỮA THỜI HIỆN ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI . 11
1.1. Bối cảnh hiện đại, hậu hiện đại ................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm hiện đại, hậu hiện đại .................................................... 11
1.1.2. Hiện thực và con người trong quan niệm của chủ nghĩa hiện đại và
chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học....................................................... 22
1.1.3. Bối cảnh đan xen hiện đại, hậu hiện đại trong văn học Việt Nam. 25
1.2. Vị trí của yếu tố văn hóa dân gian trong bối cảnh hiện đại - hậu hiện đại ở
Việt Nam ......................................................................................................... 32
1.2.1. Khái quát về yếu tố văn hóa dân gian ............................................ 32
1.2.2. Yếu tố văn hóa dân gian giữa thời hiện đại, hậu hiện đại .............. 36
1.3. Con đường hiện đại hóa, hậu hiện đại hóa yếu tố dân gian trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................. 40
1.3.1. Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................ 40
1.3.2. Sự gặp gỡ giữa dân gian - hiện đại, hậu hiện đại trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................... 42
Chương 2: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP VỚI VIỆC HIỆN

ĐẠI HÓA, HẬU HIỆN ĐẠI HÓA QUAN NIỆM DÂN GIAN VỀ CON
NGƯỜI ........................................................................................................... 46
2.1. Con người và quan niệm về con người trong tâm thức dân gian............. 46


2.2. Con người trong tâm thức dân gian với cảm quan mang màu sắc hiện đại,
hậu hiện đại ..................................................................................................... 51
2.3. Con người trong tâm thức dân gian với thân phận giữa thời hiện đại, hậu
hiện đại ............................................................................................................ 60
2.4. Con người trong tâm thức dân gian với đời sống tâm linh thời hiện đại,
hậu hiện đại ..................................................................................................... 69
Chương 3: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP VỚI VIỆC HIỆN
ĐẠI HÓA, HẬU HIỆN ĐẠI HÓA YẾU TỐ KỲ ẢO DÂN GIAN VÀ
NGÔN NGỮ DÂN GIAN.. ........................................................................... 76
3.1. Hiện đại hóa, hậu hiện đại hóa yếu tố kỳ ảo dân gian ............................. 76
3.1.1. Khái quát về yếu tố kỳ ảo dân gian ................................................ 76
3.1.2. Không – thời gian kì ảo trong tâm thức dân gian đan xen sắc thái
hiện đại, hậu hiện đại............................................................................... 81
3.1.3. Nhân vật dân gian giữa thời hiện đại, hậu hiện đại ........................ 93
3.2. Hiện đại hóa, hậu hiện đại hóa ngôn ngữ dân gian ................................ 101
3.2.1. Tiếp thu và đổi mới ngôn ngữ dân gian theo hướng hiện đại hóa,
hậu hiện đại hóa...................................................................................... 101
3.2.2. Tiếp thu và đổi mới diễn ngôn tự sự dân gian theo hướng hiện đại
hóa, hậu hiện đại hóa .............................................................................. 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 119
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 128


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học “TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
HUY THIỆP – NGUỒN MẠCH DÂN GIAN TRONG BỐI CẢNH HIỆN
ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với bất
cứ công trình khoa học nào.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012

Nguyễn Thị Thúy Hằng



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Huy Thiệp được xem là một hiện tượng văn học độc đáo trên
văn đàn Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Sự cách tân táo
bạo về ngôn ngữ và kỹ thuật viết truyện ngắn của ông ở vào thời điểm văn
học nước nhà mới chập chững tiến vào thời kỳ đổi mới đã tạo ra những làn
sóng dư luận trái chiều sôi động. Bên cạnh những cách tân mới mẻ về thủ
pháp, người đọc còn nhận thấy vẻ đẹp của giá trị truyền thống thể hiện qua
cách ông vận dụng những thành phần của yếu tố văn hóa dân gian, đặc biệt là
thành tựu của văn học dân gian trong các truyện ngắn của mình. Truyện ngắn
của ông, do vậy, còn “bàng bạc” không khí của truyện cổ tích và truyền
thuyết. Tuy nhiên, không chỉ có Nguyễn Huy Thiệp là người duy nhất sử
dụng yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác, ông khác biệt ở chỗ đã mang đến
hơi thở mới của thời đại mình. Yếu tố văn hóa dân gian vì thế vừa quen, vừa
lạ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Khi Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của ông xuất hiện trên văn đàn,
người ta nhận thấy có sự xuất hiện của yếu tố dân gian trên nền tảng hiện đại

bên cạnh bóng dáng của một hệ hình thi pháp “lạ”. Về sau, sắc thái “lạ” này
có nhà nghiên cứu xem là đặc điểm của thi pháp hiện đại, có nhà nghiên cứu
lại cho rằng đó là là dấu ấn của thi pháp “hậu hiện đại. Sau khi những cuộc
tranh luận sôi nổi lắng lại, cùng tiếp nhận ngày càng cởi mở những lí thuyết
văn học đương đại thế giới, giới nghiên cứu đã đánh giá khách quan hơn về
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Những sắc thái “lạ” kể trên đã được các nhà
nghiên cứu soi chiếu ở nhiều góc độ, nhiều lí thuyết nghiên cứu để giải mã
hiện tượng. Tuy nhiên bối cảnh làm tiền đề lí giải sự xuất hiện những hiện
tượng trên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng là vấn đề đáng được


2

quan tâm và sự tồn tại trong thế kết hợp của yếu tố văn hóa dân gian với
những yếu tố được phỏng đoán thuộc về hệ hình thi pháp hiện đại hay hậu
hiện đại dường như vẫn còn để ngỏ.
Từ những lí do trên, và để tìm hiểu bản chất của sự kết hợp làm nên đặc
sắc này, chúng tôi lựa chọn hướng đi tìm và lí giải nguồn mạch dân gian
trong bối cảnh hiện đại, hậu hiện đại nơi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Từ khi xuất hiện đến nay, con số bài viết, tiểu luận, luận văn viết về
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được công bố trên báo chí khá nhiều. Khoảng
mười năm sau đó, dư luận chia làm hai luồng ủng hộ và phản đối, chủ yếu tập
trung vào chùm truyện giả lịch sử Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết và phê
bình về thái độ, cách tiếp cận lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Một bên, các
nhà nghiên cứu sử học, mĩ học như Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn Khang cho rằng
Nguyễn Huy Thiệp xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Nhưng ở luồng ý kiến ngược
lại, các nhà phê bình văn học như Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên,…
trên cơ sở nhìn nhận khách quan, phân tích thấu đáo những đóng góp về cả
nội dung và nghệ thuật đã khẳng định lịch sử trong văn học là một lịch sử đã

được hư cấu, được nhìn theo cách hiểu, cách nghĩ của người viết, phục vụ cho
mục đích thể hiện đề tài, chủ đề của tác phẩm. Ngoài ra, những truyện ngắn
viết đề tài đời sống như Tướng về hưu, Huyền thoại phố phường,…. nhận
được nhiều lời khen về cách khám phá hiện thực táo bạo, dữ dội.
Vượt qua khoảng thời gian sóng gió kể trên, truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp đã được tiếp nhận và đánh giá đúng giá trị của mình. Cộng với việc tiếp
thu nhiều lý thuyết phê bình văn học phương Tây, truyện ngắn của ông được
soi chiếu ở nhiều góc độ, từ nghệ thuật Ba – rốc , đến chủ nghĩa hiện sinh, phê


3

bình cổ mẫu, huyền thoại học, chủ nghĩa hậu hiện đại, thi pháp học, văn hóa
học…
Trong giới hạn phạm vi của đề tài, dưới đây chúng tôi chủ yếu đi khảo
sát những bài viết tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ lí thuyết văn
học hiện đại, hoặc hậu hiện đại và những bài viết, luận án xem xét ảnh hưởng
của yếu tố văn hóa dân gian lên truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Tác giả Cao Kim Lan trong bài Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp và những dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại [44] nhận định
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nằm trong “hệ quy chiếu những đặc
trưng chủ yếu của hư cấu hậu hiện đại” thể hiện chủ yếu qua những tác phẩm
“siêu hư cấu sử kí” với mục đích làm “méo mó lịch sử một cách có ý thức
phản tỉnh”. Khảo sát chủ yếu chùm truyện giả lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp,
người viết nhận thấy có những dấu hiệu vượt ra ngoài hệ hình văn hóa văn
học quen thuộc. Một mặt người viết tìm hiểu các truyện ngắn này từ góc độ
của hệ hình thi pháp cũ, mặt khác cố gắng giải mã những tín hiệu “sai lệch”
bằng một hệ hình thi pháp mới. Ở khía cạnh thứ nhất, tác giả bài viết đi vào
tìm hiểu ba truyện ngắn trong một cấu trúc thống nhất được tạo bởi mô hình
tự sự của ba phạm trù cái tài – cái tâm – cái đẹp ứng với Kiếm sắc – Vàng lửa

– Phẩm tiết. Trong phần còn lại của bài viết, tác giả đã chỉ ra những dấu hiệu
của thi pháp hậu hiện đại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện ở: kỹ
thuật ngụy tạo lịch sử trong tâm thế chối bỏ đại tự sự, người kể chuyện không
tin cậy và tâm thế bất tín nhận thức, phương thức đa kết phá vỡ kết cấu trung
tâm của tác phẩm. Bằng cách đánh giá thông qua việc đối sánh giữa đặc điểm
của hai hệ hình thi pháp cùng xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
tác giả bài viết đã chỉ ra những dấu hiệu của hệ hình thi pháp mới – thi pháp
hậu hiện đại. Tuy nhiên, người viết cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những dấu


4

hiệu của hệ hình thi pháp mới mà chưa đi tiếp vào nghiên cứu mở rộng ảnh
hưởng cũng như hoạt động của hệ hình thi pháp này đối với các yếu tố khác
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Soi chiếu từ lý thuyết văn học hậu hiện đại, qua bài viết Những dấu hiệu
của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài [32], nhà nghiên cứu La Khắc Hòa
cho rằng có thể tìm thấy “những câu chuyện thể hiện tâm trạng và cảm quan
hậu hiện đại” với những câu chuyện về một “thế giới vô nghĩa vô hồn” và lấy
“nguyên tắc lạ hóa theo kiểu câu đố” là kỹ thuật nền tảng. Cũng theo tác giả
bài viết, đó là thế giới nghệ thuật “phân mảnh, đứt gãy mạch lạc, hình tượng
được kiến tạo theo nguyên tắc lạ hóa, văn bản ngôn từ nổi trên bình diện thứ
nhất của văn bản văn học, “lời” và “nghĩa” xô đẩy, giễu nhại nhau”. Nó tạo
nên một tâm trạng “hồ nghi tồn tại” như một loại hình tâm trạng làm nên cảm
quan mới – cảm quan hậu hiện đại. Ở đây, những đặc điểm mang dấu hiệu
của thi pháp hậu hiện đại đều được tác giả điểm qua nhưng bài viết cũng chỉ
dừng lại ở việc chỉ ra những “dấu hiệu” của chủ nghĩa hậu hiện đại mà chưa
có một cái nhìn toàn cảnh và sâu rộng hơn về vị trí và vai trò cũng như cách
sử dụng yếu tố này trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Trong Cặp đôi nam/ nữ và quyền diễn giải lịch sử trong truyện ngắn
lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp [45] tác giả Phạm Ngọc Lan từ việc xác định
những yếu tố tạo điều kiện cho chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện trong văn học
Việt Nam đã đề cập đến kỹ thuật siêu hư cấu biên sử trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp. Theo người viết, bằng cách này, Nguyễn Huy Thiệp đã
“đặt diễn ngôn nam giới về phụ nữ và lịch sử bên trong sự diễn giải rộng lớn
hơn của phụ nữ, nhằm bóc trần những giới hạn và bất cập của diễn ngôn lịch
sử viết từ góc nhìn nam giới”. Điều này thể hiện “cảm thức hậu hiện đại độc


5

đáo của Nguyễn Huy Thiệp”. Trong bài viết, tác giả đã cung cấp một cái nhìn
cận cảnh về màu sắc hậu hiện đại xuất hiện trong cảm thức của tác giả trước
đời sống và con người. Nhưng cũng như những bài viết trước đó, người viết
cũng chỉ dừng lại ở một khía cạnh nhỏ trong cảm quan về con người của
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Trong cuốn sách Văn học hậu hiện đại: Lí thuyết và tiếp nhận mới
xuất bản đầu năm 2012, nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc khẳng định “Có một nền
văn chương hậu hiện đại Việt Nam, điều này không thể phủ nhận” [11, tr.
305]. Ông cho rằng, từ việc “tư duy bằng bàn phím”, dùng “bàn phím” để
sáng tác văn chương thì “sản phẩm đó đa phần thiên sang hậu hiện đại” [11,
tr. 306]. Tác giả này cũng đi vào tìm hiểu và khẳng định những đặc điểm
thuộc về chủ nghĩa hậu hiện đại trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
như tìm hiểu yếu tố “nhại” (chương 14), tính chất hỗn độn trong truyện ngắn
Không có vua (chương 15), và giải luận đề truyện Sang sông (chương 16).
Có thể nói, những đánh giá về chủ nghĩa hậu hiện đại và biểu hiện của nó
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được tác giả trình bày khá chủ quan,
nhưng cũng chỉ dừng lại ở một số ít các truyện ngắn mà ông cho rằng ở đó
các đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại được thể hiện nổi bật.

Nhìn chung, ngoài tác giả Lê Huy Bắc, các nhà nghiên cứu đều cho rằng
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp truyện của ông mới chỉ xuất hiện những “dấu
ấn”, “dấu hiệu”, mang “cảm thức” chủ nghĩa hậu hiện đại.
Dưới đây, chúng tôi tiếp tục khảo sát những bài viết, luận án về ảnh
hưởng của yếu tố văn hóa dân gian và sự kết hợp dân gian – hiện đại trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.


6

Nhà nghiên cứu văn học người Nga T.N. Filimonova trong bài Những
ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp như hình mẫu các truyền thuyết
văn học cho rằng “yếu tố dân gian chiếm một vị trí to lớn trong sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp”[57, tr. 65], ông không đơn giản là mượn hay trích đoạn
mà là “sự ảnh hưởng, cách điệu hóa chúng”. Tác giả bài viết đã đề cập đến
ảnh hưởng của truyền thuyết đến sáng tác của nhà văn. Trong phần tiếp theo,
người viết đã đi chứng minh chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát là
“truyền thuyết văn học” và kết luận Nguyễn Huy Thiệp đã “hiện đại hóa”
truyền thuyết, qua đó nêu bật những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện, cái ác, số
phận… [57, tr. 74].
Đặng Anh Đào, cũng từ góc nhìn của huyền thoại học, trong bài Biển
không có thủy thần, nhận thấy trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp “sự đan
cài dị dạng – bình thường, cái bi đát và cái khôi hài, lệch lạc và cân đối tiềm
tàng trong triết lý và nghệ thuật lành mạnh của dân gian” [57, tr. 394].
Cả hai tác giả trên đều đi vào tìm hiểu một khía cạnh chịu ảnh hưởng của
văn hóa dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhưng cũng chỉ dừng
lại chỉ ra ảnh hưởng riêng lẻ của một số yếu tố thuộc văn hóa dân gian lên
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Ngoài những bài viết trên, luận văn thạc sĩ Ảnh hưởng của văn hóa dân
gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là công trình nghiên cứu sâu về

yếu tố dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả luận văn,
Vương Thị Thu Hiền, đã khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố văn học, ngôn
ngữ, tín ngưỡng dân gian lên truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở các phương
diện cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. Tác giả luận văn cho hay,
Nguyễn Huy Thiệp đã thành công vận dụng yếu tố kì ảo vào xây dựng cốt


7

truyện tạo nên “dáng dấp của truyền thuyết, cổ tích dân gian” [29, tr. 11].
Người viết cũng khẳng định Nguyễn Huy Thiệp không chỉ tiếp thu mà còn có
ý thức sáng tạo, đổi mới cốt truyện dân gian tạo nên “ những đoạn kết “hiện
đại” như kết thúc ngược cổ tích, không có hậu, không khép kín mạch truyện”
[ 29, tr.101]. Người viết cũng nhận định Nguyễn Huy Thiệp đã “vận dụng khá
nhuần nhuyễn thành ngữ, tục ngữ nên gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt thường
ngày, mang đậm sắc thái ngôn ngữ dân gian” [29, tr.134] và kết hợp thành
công chất thơ với chất tự sự qua lối kể chuyện bằng văn xuôi lẫn văn vần tiếp
thu từ truyện cổ dân gian. Nhìn chung, luận văn đã chỉ ra những ảnh hưởng
chủ yếu của văn hóa dân gian lên truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Ở bài viết Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – hợp lưu giữa nguồn
mạch dân gian và tinh thần hiện đại, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung cho
rằng truyện ngắn của nhà văn một mặt đồng vọng với chủ nghĩa hiện sinh
khi“phơi bày đến tận cùng một hiện thực đang ly tán, phân rã, mất đi tính
bản nguyên thống nhất, vẹn toàn”, mặt khác lại “bàng bạc và bảng lảng một
sắc màu dân gian, dân tộc, mà chìm dưới bề sâu của những thiên truyện ấy là
hạt nhân triết học dân gian” [16]. Người viết đã khám phá truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp ở sự gặp gỡ giữa những lớp trầm tích của văn hóa dân
gian và tinh thần hiện đại. Một mặt, tác giả chỉ ra những khía cạnh thuộc về
văn hóa dân gian nằm trong sự tiếp nối có tính truyền thống của truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp trong việc thể hiện triết lí sống dung hòa với tự nhiên của

con người, với vẻ đẹp của nhân vật nữ như hình bóng của tín ngưỡng thờ mẫu
hay rất nhiều nhân vật mang màu sắc cổ tích với hình ảnh dị dạng, xấu xí, bất
hạnh. Người viết kết luận rằng đó là những yếu tố thuộc truyện cổ được
Nguyễn Huy Thiệp vay mượn và tái tạo lại làm nên thế giới con người và
nhân vật đặc sắc của mình. Ở phần tiếp theo của bài viết, tác giả đã chỉ ra hình


8

ảnh của một “thế giới đang phân rã đầy xáo trộn” được dựng lên trong
những truyện ngắn nổi bật của Nguyễn Huy Thiệp và khẳng định vang vọng
lên từ những thế giới ấy là “sự rạn vỡ niềm tin truyền thống về một hiện thực
hài hòa, vận động xuôi chiều và lạc quan” với nhiều “lo âu”và “bi quan” mà
trong đó con người “hoảng sợ và hoang mang” trước một thế giới thiếu vắng
trung tâm định hướng. Từ những đặc điểm trên, người viết kết luận “Khai
phá những chủ đề như cái phi lý, sự cô đơn, tha hóa…, Nguyễn Huy Thiệp đã
hòa vào dòng chảy của Chủ nghĩa hiện đại trong văn học thế giới thế kỉ XX”.
Có thể nói, hầu hết các bài viết đều khẳng định yếu tố dân gian góp phần
làm nên đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên chưa thấy có
bài viết chuyện sâu tìm hiểu sự gặp gỡ giữa những dấu hiệu hiện đại, hậu hiện
đại với yếu tố dân gian trong bối cảnh đan xen của thời hiện đại, hậu hiện đại.
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ đi vào tìm
hiểu đề tài Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – nguồn mạch dân gian trong
bối cảnh hiện đại, hậu hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát bốn mươi ba
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để tìm ra trong đó sự gặp gỡ, kết hợp
giữa yếu tố dân gian với yếu tố hiện đại, hậu hiện đại.
Các truyện được in chủ yếu trong:
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Trẻ, 2003.

Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội,
2001.
Ngoài ra, để phục vụ việc so sánh, đối chiếu với các truyện cổ dân gian,
chúng tôi cũng khảo sát hai mươi truyện cổ tích dân gian trích từ Hợp tuyển
truyện cổ tích Việt Nam, Lữ Huy Nguyên – Đặng Văn Lung (Biên soạn và


9

giới thiệu), Nxb Văn Học, Hà Nội, 1996 . Và hai mươi truyền thuyết dân gian
trích từ Truyền thuyết dân gian người Việt (Quyển 3): Truyền thuyết về thời
Lí và thời Trần, GS.TS. Kiều Thu Hoạch (chủ biên), Trần Thị An, Mai Ngọc
Hồng (biên soạn), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – nguồn mạch
dân gian trong bối cảnh hiện đại, hậu hiện đại, chúng tôi đã vận dụng
những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp loại hình: Giúp tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
từ đặc trưng của thể loại truyện ngắn.
Phương pháp so sánh – đối chiếu: Đây là phương pháp chính, nhằm
làm nổi bật sự tiếp thu và đổi mới theo hướng hiện đại, hậu hiện đại yếu tố
văn hóa dân gian của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Phương pháp liên ngành: Dựa trên các cứ liệu văn hóa dân gian và văn
học, tiếp cận một cách tổng hợp về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tìm ra sự
gặp gỡ giữa những yếu tố văn hóa dân gian với tinh thần của chủ nghĩa hiện
đại, hậu hiện đại.
Phương pháp hệ thống: Xem xét các yếu tố trong hệ thống tác phẩm,
sự tiếp thu và đổi mới ở những bộ phận chủ yếu của hệ thống nhằm tìm ra sự
thống nhất trong quá trình tiếp thu và đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp đối với yếu tố dân gian.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp cận và lí giải được nguyên nhân
cũng như biểu hiện của sự kết hợp giữa các yếu tố dân gian và hiện đại, hậu
hiện đại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, từ đó góp phần xác định


10

những đóng góp của nhà văn trong sự tiếp thu và thể hiện một hướng mới
trong sáng tác đối với nền văn học Việt Nam đương đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của luận văn gồm bốn chương:
Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: hành trình của yếu tố
dân gian giữa thời hiện đại - hậu hiện đại
Trong chương một, chúng tôi sẽ đi vào khái quát những vấn đề lí thuyết
của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại, xác định những điều kiện
dẫn đến sự tiếp thu và đổi mới theo hướng hiện đại, hậu hiện đại yếu tố văn
hóa dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Chương 2: Hiện đại hóa, hậu hiện đại hóa quan niệm dân gian về
con người
Chương hai là phần luận văn trình bày về sự tiếp thu và đổi mới quan
niệm dân gian về con người theo hướng hiện đại hóa trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3: Hiện đại hóa, hậu hiện đại hóa yếu tố kỳ ảo dân gian và
yếu tố ngôn ngữ dân gian
Tiếp nối các chương trên, chương ba trình bày sự đổi mới trong yếu tố
kì ảo dân gian và ngôn ngữ dân gian.



11

Chương 1
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP: HÀNH TRÌNH CỦA
YẾU TỐ DÂN GIAN GIỮA THỜI HIỆN ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI
1.1. Bối cảnh hiện đại, hậu hiện đại
1.1.1. Khái niệm hiện đại, hậu hiện đại
Các thuật ngữ hậu hiện đại (postmodern), thời hậu hiện đại
(postmodernity), chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) thường được tiếp
cận trong sự đối sánh với hiện đại (modern), thời hiện đại (modernity) và chủ
nghĩa hiện đại (modernism).
Thuật ngữ hiện đại, được viết thành chữ Modern và Moderne trong tiếng
Anh và tiếng Pháp. Từ này vốn xuất phát từ Modernus trong tiếng Latinh, có
hai nghĩa cận đại và hiện đại do “từ nguyên của nó có hai nghĩa là vừa mới
và bây giờ” [49, tr. 57] được dùng trong sự đối sánh với thời cổ đại. Theo nhà
nghiên cứu Lại Nguyên Ân, thuật ngữ này có nguồn gốc sâu xa từ việc các
đức cha của giáo hội Thiên Chúa giáo dùng từ modernus (mới, hiện tại) để chỉ
thế giới Thiên Chúa giáo (được chính thức công nhận vào thế kỉ thứ IV khi
Thiên Chúa giáo trở thành quốc giáo của đế chế La Mã) trong sự phân biệt
với thời kỳ đa thần trước đó được gọi là anticuus (cổ, cổ xưa). Khi thời kỳ
Ánh sáng xuất hiện ở Châu Âu (vào khoảng thế kỉ XV), Modernity, được bổ
sung thêm ý nghĩa chỉ tính chất bởi vậy cả hai thuật ngữ Modernity (thời hiện
đại), và Postmodernity (thời kỳ hậu hiện đại) là hai thuật ngữ “bao hàm ý
nghĩa thời gian và ngầm chứa ý nghĩa tính chất” [75, tr. 27], không tìm được
nghĩa tương đương khi được chuyển dịch sang tiếng Việt.
Về phương diện lịch sử, các nhà sử học lấy mốc chung là khoảng năm
1500 đến giữa thế kỷ XX để đánh dấu thời kỳ hiện đại (Modernity). Cũng có


12


ý kiến cho rằng thời hiện đại bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ
XX. Tuy nhiên, cho đến nay, việc thời kỳ hiện đại đã thực sự kết thúc hay
chưa vẫn đang là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Về mặt kinh tế xã hội, thời
kỳ hiện đại chứng kiến sự phát triển thần tốc của quá trình công nghiệp hóa
với phương thức và quan hệ sản xuất tư bản mà một trong những hệ quả của
nó là sự bùng nổ của đô thị hóa. Còn về mặt văn hóa, thời kỳ hiện đại “nuôi
dưỡng trong nó sự đột phá của khoa học và các dòng tư tưởng mới” [31].
Tính chất hiện đại được Baudelaire nhận thức trong khi chỉ ra những giá
trị cũng như những điều kiện và sự phức tạp của thời hiện đại như “tính nhất
thời, ngẫu nhiên, và phù du trong thời kỳ hiện đại” [75, tr. 28]. Còn Jane Flax
(trong luận văn Thinking Fragments;Psychoanalysis, Feminism, and
Postmodernism in the Contemporary ) [75, tr. 28], tính hiện đại đặc trưng cho
thời kỳ hiện đại, tương tự như vậy, tính chất hậu hiện đại sẽ thuộc về thời hậu
hiện đại – thời mà xét về mặt thời gian, nối tiếp ngay sau thời hiện đại. Nhắc
đến tính chất hiện đại, không thể bỏ qua đặc điểm nổi bật của triết học hiện
đại là lấy lí tính làm cơ sở để tìm kiếm chân lý. Lí tính (của thời Khai sáng)
trở thành nguyên lí định hướng mọi hoạt động từ nghiên cứu lí thuyết đến
thực tiễn cuộc sống. Mọi tiêu chuẩn từ lí thuyết đến thực hành đều được khám
phá và xây dựng dựa trên lí tính, dựa vào đó “tư tưởng và hành động của
từng cá nhân, cấu trúc xã hội, sẽ hình thành” [75, tr.29]. Tính chất của thời
hiện đại, bởi vậy, mang đậm tính duy lý và tiến trình hợp lí hóa nhằm hướng
tới việc xây dựng sự trật tự, ổn định trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Việc
xây dựng trật tự này sau đó được bảo vệ bằng cách giữ những tính chất ổn
định và trật tự ở thế “trấn áp” trong cặp đối lập nhị phân Trật tự/ Hỗn loạn, nó
lấn át gần như triệt để, đẩy phần còn lại lệch khỏi tâm vào vào một phạm trù
khác so với mình. Tính chất hiện đại được chuyển tải vào đời sống thường


13


nhật thông qua sức mạnh của những hoạt động của đời sống như nghệ thuật,
kinh tế, truyền thông của thời hiện đại. Việc này đẩy xã hội tiến vào quá trình
hiện đại hóa và hệ quả là những “thứ” thuộc về mặt “hỗn loạn” của cặp nhị
phân như thiếu văn minh, không hợp lý, không phải da trắng, không thuộc
Châu Âu… sẽ bị gạt ra khỏi trung tâm, trở thành những yếu tố cần được loại
trừ để “giữ ổn định”.
Để hợp thức hóa việc khai phóng cho phần còn lại của thế giới khỏi hỗn
loạn, nền văn minh hiện đại đã tạo ra những cỗ máy xâm lược khổng lồ của đế
quốc và thực dân. Hậu quả là, sự khủng hoảng thời hậu chiến (của cả hai cuộc
chiến tranh) và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các dân tộc bị trị đã trở thành một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng của thời hiện đại,
mở lối cho sự tiếp nối của thời hậu hiện đại về sau.
Mặc dù thời hiện đại xuất hiện từ khá sớm nhưng chủ nghĩa hiện đại
(modernism) chỉ chính thức ra đời trong lịch sử nhân loại vào khoảng nửa đầu
thế kỉ XX như là hệ quả của tư duy thời hiện đại.
Nếu như thời hiện đại chủ yếu ra đời do chủ nghĩa tư bản và công nghiệp
hóa thì chủ nghĩa hiện đại, xuất hiện vào những năm cuối thế kỉ XIX đến
khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, lại là tiếng nói “thể hiện mối lo ngại và
sự thù ghét…là hình thức phê phán thời kỳ hiện đại, do đó, chủ nghĩa hiện đại
chính là sự đối lập, phản kháng lại hiện đại, mặc dù nó là một phần không thể
tách rời khỏi hiện đại”[31]. Trong văn học nghệ thuật, chủ nghĩa hiện đại là
“quan niệm thẩm mĩ – và sáng tác văn học nghệ thuật thể hiện nó – hình
thành vào những năm 1910 và phát triển tăng tốc trong hai thập niên giữa
hai cuộc địa chiến thế giới I và II” [4, tr. 65]. Quan điểm chung của các nhà
nghiên cứu cho rằng việc ra đời của chủ nghĩa hiện đại là xuất phát từ việc
“xem xét lại” những cơ sở triết học và nguyên tắc sáng tác của văn hóa nghệ


14


thuật thế kỉ XIX. Việc xem xét này đã dẫn đến những trường phái, khuynh
hướng ra đời tại thời điểm đó như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa ấn tượng… dù
khác nhau ở nhiều phương diện nhưng lại có chung cảm nhận về thời đại của
mình như là thời của “những biến chuyển lịch sử kéo theo sự phá sản những
tín ngưỡng và giá trị tinh thần của những thế hệ tiền bối” [4, tr. 65]. Nhận
định này tất yếu dẫ đến yêu cầu đổi mới. Bởi vậy, người ta còn xem chủ nghĩa
hiện đại “phản kháng” đối với thực tại và là sự “nổi loạn” chống lại tư tưởng
bảo thủ trước đó, nhưng bản thân nó vẫn là sản phẩm của chính thời hiện đại,
bởi vậy nó đã gặp phải sự mâu thuẫn giằng xé giữa một bên là sự bế tắc và
một bên là sự kế thừa phát huy. Để thể hiện sự phản kháng, chủ nghĩa hiện đại
hướng tới “sự phủ định bằng những hình thức thể hiện khác biệt” [31] thông
qua việc phá vỡ những kết cấu, cách nhìn cũ, tạo ra hình thức trong các trào
lưu như chủ nghĩa đa đa, siêu thực, vị lai…. Dù thế, chủ nghĩa hiện đại vẫn
trở thành một phong trào lớn với sự ra đời của nhiều trường phái, trào lưu
nghệ thuật có ảnh hưởng không chỉ trong thời này mà còn lâu dài về sau.
Thuật ngữ hậu hiện đại (postmodern) được sử dụng gần như sớm nhất
bởi nhà phê bình P.D. Onise vào khoảng “năm 1934 trong tuyển tập thơ Tây
Ban Nha và Mĩ Latinh” [49, tr. 56] với nghĩa dùng để chỉ sự “vượt qua” chủ
nghĩa hiện đại (Modernismo – trào lưu văn học phát xuất từ châu Mĩ Latinh
năm 1980 [85, tr. 430], không có liên quan đến thuật ngữ Posmodern xuất
hiện trong các cuộc tranh luận triết học ở Pháp và sau đó được J. F. Lyotard
sử dụng trong cuốn La condition postmoderne. Khoảng từ những năm 70 – 80
của thế kỉ XX đến nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, được dùng trong
nhiều lĩnh vực: văn học nghệ thuật, kiến trúc, phim ảnh, truyền thông…cho
nên rất khó có được định nghĩa thật hàm súc, chính xác.


15


Postmodernity (thời hậu hiện đại) là thuật ngữ được các nhà nghiên cứu
dùng để chỉ thời hậu hiện đại ra đời ngay sau thời kỳ hiện đại với “những đặc
trưng về xã hội, triết học, khoa học, văn hóa, nghệ thuật tương phản gần như
hoàn toàn với thời hiện đại” [75, tr.16]. Thực chất, cho đến tận bây giờ, các
nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự đồng thuận về mốc thời gian đánh dấu bước
chuyển từ thời hiện đại sang hậu hiện đại. Quan điểm cho rằng thời kỳ hậu
hiện đại ra đời vào khoảng những năm cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX chiếm
được sự đồng thuận nhiều hơn cả. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận
định khó có sự phân định rõ ràng giữa hai thời hiện đại và hậu hiện đại. Chỉ
có thể nói, từ khoảng những năm cuối thập kỉ 70 trở đi, dấu hiệu của thời hậu
hiện đại ngày càng rõ nét và quan niệm về thời kỳ này cũng nhận được nhiều
sự đồng tình hơn của giới nghiên cứu văn hóa, xã hội, nghệ thuật, triết học….
Và, do những điều kiện phát sinh đặc thù, thời hậu hiện đại được xem là mới
chỉ thực sự xuất hiện ở Tây Âu. Anthony Gidden, nhà xã hội học người Anh
cho rằng thời hậu hiện đại ra đời từ “sự cấp tiến hóa của thời hiện đại” [72,
tr. 16]. Hay có thể nói, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại đã mang chủ nghĩa
hiện đại ra toàn thế giới đã góp phần dẫn tới sự ra đời của thời kỳ hậu hiện
đại. Do thời kỳ hậu hiện đại mới hình thành chưa được bao lâu, người ta vẫn
còn đang tranh luận về những chữ “hậu” (post-) sau đó nữa, cho nên việc
phân biệt tương đối giữa tính chất hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại khó có
thể thực hiện được như với thời hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại.
Thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) được dùng trong “sự
ảnh hưởng đối kháng với chủ nghĩa hiện đại” [9, tr. 157], chỉ một khuynh
hướng nghệ thuật xuất hiện nối tiếp chủ nghĩa hiện đại. Tuy nhiên, cũng như
khái niệm hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại là một khái niệm khó nhận
được sự đồng thuận chung của giới nghiên cứu. Dù chịu sinh tồn trong những


16


hoài nghi về sự tồn tại nhưng sự xuất hiện của các công trình nghiên cứu về
chủ nghĩa hâu hiện đại đã ở số hàng ngàn, cho nên sự tồn tại của chủ nghĩa
hậu hiện đại, ít ra là ở phương Tây, dẫu sao, cũng là hiện tượng khó có thể
chối cãi.
Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời từ những tiền đề kinh tế - xã hội, khoa học
tự nhiên và tư tưởng – lí luận phát sinh trong đời sống nhân loại thế kỉ XX.
Sự phát triển hồi phục của Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo
tiền đề cho sự phát triển của khoa học công nghệ nhất là công nghệ thông tin
và các ngành tự động hóa. Điều này khiến chủ nghĩa tư bản ngày càng khẳng
định sức mạnh to lớn của mình cả về kinh tế lẫn chính trị và vươn tầm ảnh
hưởng về văn hóa – xã hội ngày càng sâu rộng ra thế giới, tạo ra quá trình
toàn cầu hóa với đặc điểm nổi bật là sự tồn tại một thị trường tương đối thống
nhất với những “yếu tố chủ yếu là sản xuất, tiêu dùng và hưởng thụ” [75, tr.
10]. Sự phục hồi thần tốc của nền kinh tế dẫn đến những thay đổi trong đời
sống xã hội. Một mặt nó tạo ra sự xuất hiện của lối sống tiêu dùng mặt khác
người ta vẫn thấy sự tồn tại thậm chí không ngừng sinh sôi những mâu thuẫn
và bất công xã hội thể hiện qua những phong trào nhân quyền, nữ quyền,
phong trào phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như phong trào
biểu tình của sinh viên Pháp vào năm 1968. Hệ quả của tình trạng này là sự
đổ vỡ niềm tin dành cho những thiết chế xã hội vốn được xem là rất ưu việt
với những khẩu hiệu về tự do, bình đẳng, bác ái. Đặc biệt hơn nữa, sự bùng
nổ của công nghệ thông tin, truyền thông, với mạng internet đã tạo ra một thế
giới ảo gần như chỉ xuất hiện trong tưởng tượng trước đó. Việc con người có
thể “hoạt động” trong thế giới ảo này “làm gia tăng sự phân mảnh, đa dạng
về văn hóa” [75, tr. 11], làm thay đổi nhận thức về hiện thực, về con người.
Những biến đổi trên đã khiến xã hội Tây Âu chuyển sang một giai đoạn mới,


17


giai đoạn mà các nhà sử học gọi là thời hậu hiện đại kéo theo sự xuất hiện của
chủ nghĩa hậu hiện đại.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại còn có cơ sở từ thành tựu của
khoa học tự nhiên thế kỉ XX. Đó là sự phát hiện ra thuyết tương đối và cơ học
lượng tử vào thập kỉ 20 của XX cung cấp bằng chứng cho thấy thực tại khách
quan “tồn tại phi tuyến, bất định, xác suất, đa tầng” [75, tr. 19]; định lí bất
toàn trong toán học của Kurt Gưdel (1906 - 1978) vào đầu thập niên 30 với
việc “từ bỏ tham vọng đưa ra những lí thuyết phổ quát mang tính hệ thống,
nhất quán, tuyệt đối ” [75; tr. 19]; nối tiếp, vào thập niên 60, lý thuyết tai biến
của René Thomas (1923 - 2002) chỉ ra rằng khoa học nên đi tìm những quy
luật bộ phận trong từng tình huống hơn là quy luật bao quát cho từng tình
huống; và trong thập niên 70, Edward Lorenz đưa ra lý thuyết hỗn độn chỉ ra
hướng đi tìm các quy luật xác suất đằng sau các hiện tượng ngẫu nhiên thay vì
tìm những quy luật tất định như các lý thuyết động học cổ điển khác. Những
thành tựu về khoa học tự nhiên cung cấp cái nhìn khác về thế giới mà trước
đây toàn quy luật, trật tự và ổn định, tạo nên “chất liệu” cần thiết cho sự ra
đời của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Bối cảnh kinh tế, xã hội và những phát kiến mới về khoa học được tiếp
sức bởi những tư tưởng triết học có khuynh hướng “chống lại triết học truyền
thống, chống lại xu thế lấn át của mô hình lí tính, thực chứng” [75, tr. 22]. Đó
là tư tưởng của Friedrich Nietzsche (1844 - 1900) xem chân lý không phải là
cái “phổ quát, khách quan, tuyệt đối” mà là phụ thuộc vào từng môi trường,
hoàn cảnh, điều kiện nó phát sinh; là quy tắc trò chơi trong triết học ngôn ngữ
của Ludwig Wittgenstein (1889 - 1951) với tư tưởng chống tính hệ thống, quy
tắc này tạo nên từ sự đồng thuận giữa những người tham gia giao tiếp, theo
đó, không có một sự thống nhất nào giữa các trò chơi, chỉ có những “hệ


×