BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Hồng Nhiên
TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU GIỮA CÁC PHƯƠNG NGỮ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Hồng Nhiên
TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU GIỮA CÁC PHƯƠNG NGỮ)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60. 22. 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG NGỌC LỆ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tác giả đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của rất nhiều
người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả:
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn - PGS.TS.
Đặng Ngọc Lệ - đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn,
giúp tôi hoàn thành luận văn.
Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là PGS.TS. Hoàng Dũng đã
tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, luôn ủng hộ và tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
0.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 8
0.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................... 10
0.3. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 12
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 12
0.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 13
0.6. Những đóng góp của luận văn ............................................................. 15
0.7. Cấu trúc luận văn ................................................................................. 16
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ VÀ PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT . 17
1.1. TỪ TIẾNG VIỆT ................................................................................. 17
1.1.1. Khái niệm....................................................................................... 17
1.1.2. Cấu tạo ........................................................................................... 19
1.1.3. Ngữ âm - ngữ nghĩa ...................................................................... 21
1.2. PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT ............................................................ 24
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................... 24
1.2.2. Sự hình thành ................................................................................ 25
1.2.3. Phân vùng ..................................................................................... 29
Chương 2. TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ
TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO ....................................................... 32
2.1. TỪ ........................................................................................................ 32
2.1.1. Phương ngữ Bắc ............................................................................ 32
2.1.2. Phương ngữ Trung ........................................................................ 33
2.1.3. Phương ngữ Nam .......................................................................... 33
4
2.2. NGỮ ..................................................................................................... 36
2.2.1. Phương ngữ Bắc ........................................................................... 36
2.2.2. Phương ngữ Trung ........................................................................ 38
2.2.3. Phương ngữ Nam .......................................................................... 41
Chương 3. TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ
TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT NGỮ ÂM - NGỮ NGHĨA .............................. 48
3.1. TỪ NGỮ VỪA CÓ SỰ BIẾN THỂ VỀ NGỮ ÂM VỪA CÓ SỰ
TƯƠNG ĐỒNG VỀ NGHĨA ...................................................................... 48
3.3.1. Biến thể phụ âm đầu ...................................................................... 48
3.3.2. Biến thể phần vần .......................................................................... 51
3.3.3. Biến thể thanh điệu ........................................................................ 55
3.2. TỪ NGỮ CÓ SỰ BIẾN THỂ VỀ MẶT NGỮ ÂM VÀ CÓ BIẾN ĐỔI
ÍT NHIỀU VỀ NGHĨA................................................................................ 57
3.3. TỪ NGỮ CÓ HÌNH THỨC NGỮ ÂM TRÙNG NHAU NHƯNG
NGHĨA KHÁC NHAU ............................................................................... 60
3.4. TỪ NGỮ CÓ NGHĨA GIỐNG NHAU NHƯNG HÌNH THỨC NGỮ
ÂM KHÁC NHAU ...................................................................................... 64
3.4.1. Lựa chọn những thuộc tính không giống nhau làm cơ sở khu biệt
khi định danh ........................................................................................... 65
3.4.2. Xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau .................................... 73
3.4.3. Lưu giữ từ ngữ cổ, từ ngữ địa phương ......................................... 77
3.5. MỞ RỘNG HOẶC THU HẸP DUNG LƯỢNG NGHĨA CỦA TỪ
NGỮ ............................................................................................................ 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88
PHỤ LỤC I...................................................................................................... 94
PHỤ LỤC II .................................................................................................... 96
5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Âm
Ký hiệu
Âm
Ký hiệu
1. Nguyên âm đơn
5. Phụ âm
i
i
k/c
k
ê
e
b
b
e
ɛ
m
m
a
��/a
v
v
ư
ɯ
t
t
ơ
ɤ
th
ť
â
ɤ�
d
đ
ă
ǎ
n
n
u
u
x
s
ô
o
l
l
o
ɔ
ch
c
p
p
2. Nguyên âm đôi
iê/ ia
i�e
tr
ʈ
ươ/ưa
���
ng
ŋ
uô/ua
u�o
nh
ɲ
kh
x
3. Bán nguyên âm
u/o
ṷ
gi/d
z
i/y
j
g
γ
r
ʐ
s
ʂ
4. Âm đệm
o/u
w
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT
:
danh từ
ĐT
:
động từ
TT
:
tính từ
ĐP
:
địa phương
PN
:
phương ngữ
PNB
:
phương ngữ Bắc
PNN
:
phương ngữ Nam
PNT
:
phương ngữ Trung
TD
:
toàn dân
YT
:
yếu tố
YTPN
:
yếu tố phương ngữ
YTTD
:
yếu tố toàn dân
Từ ngữ TD
:
từ ngữ toàn dân
Từ ngữ ĐP
:
từ ngữ địa phương
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng và tỉ lệ các tiểu loại từ giữa các PN
34
Bảng 2.2: Số lượng và tỉ lệ từ TD và ĐP giữa các PN
35
Bảng 2.3: Số lượng và tỉ lệ từ và ngữ giữa các PN
43
Bảng 2.4: Số lượng và tỉ lệ các tiểu loại ngữ giữa các PN
43 - 44
Bảng 2.5: Số lượng và tỉ lệ các tiểu loại ngữ láy giữa các PN
44
Bảng 2.6: Số lượng và tỉ lệ ngữ láy TD và ĐP giữa các PN
45
Bảng 2.7: Số lượng và tỉ lệ YT tạo ngữ của ngữ ghép giữa các PN
45 - 46
Bảng 2.8: Số lượng và tỉ lệ YT từ loại theo sau DT chỉ loại giữa các PN
46 - 47
Bảng 3.1: Sơ đồ sự đối ứng các từ ngữ vần mở
54
Bảng 3.2: Thống kê từ ngữ có hình thức ngữ âm trùng nhau nhưng nghĩa khác
nhau giữa các PN
60 - 63
Bảng 3.3: Số lượng và tỉ lệ các đặc trưng được chọn định danh thực vật giữa
các PN
67 - 69
Bảng 3.4: Số lượng, tỉ lệ và hạng các đặc trưng được chọn định danh thực vật
giữa các PN
69 - 71
Bảng 3.5: Thống kê từ ngữ TD, từ ngữ ĐP, từ ngữ cổ giữa các PN
77 - 79
Bảng 3.6: Số lượng và tỉ lệ các tiểu loại từ ngữ có nghĩa giống nhau nhưng
hình thức ngữ âm khác nhau giữa các PN
80
Bảng 3.7: Thống kê từ ngữ có sự mở rộng hoặc thu hẹp dung lượng nghĩa
giữa các PN
82
8
MỞ ĐẦU
0.1.
Lí do chọn đề tài
Thực vật có vai trò quan trọng trong đời sống con người và xã hội. Từ
khi xuất hiện, loài người đã tiếp xúc với thực vật. Con người đã biết tận dụng
chúng để phục vụ nhu cầu vật chất hàng ngày như ăn, mặc, ở đi lại,… dần dần
họ còn biết tận dụng chúng để trang trí, thưởng thức và nhiều loại đã trở thành
những biểu tượng tinh thần cao quý. Cũng từ đó, loài người đã phải tìm cách
gọi tên để ghi nhớ và phân biệt các loại cây cối với nhau.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, địa hình có sự phân
hóa đa dạng. Do đó, giới thực vật ở đây đa dạng về chủng loại, nhiều về số
lượng và có giá trị về chất lượng. Mỗi loại có những thuộc tính, công dụng
khác nhau. Khi đặt tên cho những loại thực vật này, người Việt Nam thường
dựa vào một hoặc một số thuộc tính nào đó của chúng, làm căn cứ để hiểu,
phân biệt. Vì vậy, định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con
người. Nếu đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người
sẽ không phân biệt được đâu là A, đâu là B và sẽ ảnh hưởng đến quá trình
giao tiếp và tư duy. Đỗ Hữu Châu đã từng nhận định: “Con người cần đến các
tên gọi các đối tượng xung quanh như cần đến không khí” vì “mất cái tên gọi
con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh
mình” [10; 192].
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia thống nhất, là ngôn ngữ chung cho cả
54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam. Xét ở mặt bất biến, ngôn ngữ
quốc gia là thống nhất cho toàn xã hội vì “là cái chung cho mọi người trong
một xã hội, không thể nào mảy may vi phạm nó được, vi phạm nó lập tức sự
giao tiếp bị chặn lại, người nói và người nghe sẽ không hiểu nhau” [12; 34].
Nhưng trong phạm vi cái bất biến đó, vẫn có những độ xê dịch khá lớn, cho
từng YT, từng cấu trúc. Vì vậy, tiếng Việt thống nhất trong sự đa dạng. Tính
9
đa dạng của tiếng Việt thể hiện trên nhiều mặt, ở phong cách thể hiện, ở hiệu
quả thể hiện, ở tính phân tầng xã hội, ở khu vực dân cư. Xét trên bình diện địa
lý, như chúng ta đã biết, lịch sử phát triển của Việt Nam luôn phải trải qua
những biến động với những giai đoạn lịch sử khác nhau. Lịch sử văn hóa Việt
Nam gắn liền với quá trình Nam tiến của dân tộc. Vì vậy, ở mỗi vùng miền
khác nhau, có những đặc điểm về mặt lịch sử - tự nhiên khác nhau. Sự giao
lưu, tiếp xúc các giá trị văn hóa cũng có sự khác nhau rõ rệt. Điều đó được thể
hiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngôn ngữ - một thành tố quan trọng của
văn hóa.
Những người Việt Nam ở các khu vực địa lý khác nhau, do ảnh hưởng
bởi những điều kiện tự nhiên – xã hội, sự giao lưu, tiếp xúc khác nhau như
vậy nên cũng cùng một loại thực vật, họ có thể có những cách nhìn nhận, đặt
tên khác nhau. Sự khác nhau đó không chỉ đơn thuần là sự khác nhau về cách
phát âm, từ ngữ mà đằng sau nó còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, cách tri
nhận mang đậm đặc điểm tâm lý của người dân từng vùng. Sự khác nhau này
tuy góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng nhưng cũng gây ra
nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau của những người ở các
vùng miền khác nhau.
Nhưng hiện nay lại chưa có công trình nào quan tâm nghiên cứu một
cách có hệ thống, để khám phá ra những đặc điểm có tính quy luật, những
khác biệt chủ yếu về mặt cấu tạo, ngữ âm - ngữ nghĩa trong cách định danh từ
ngữ chỉ thực vật.
Mặt khác, đối chiếu từ ngữ chỉ thực vật cũng có thể giúp chúng ta thấy
rõ hơn vai trò của từ ngữ ĐP trong một vài lĩnh vực về mặt sử dụng, như
trong sáng tạo văn học nghệ thuật, trong công cuộc giữ gìn sự trong sáng và
chuẩn hóa ngôn ngữ; là cơ sở khoa học cho sự phân vùng PN tiếng Việt.
10
Xuất phát từ yêu cầu lí luận và thực tiễn như trên, thiết nghĩ đề tài: “Từ
ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)” được
thực hiện sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, đóng góp cùng các tác giả đi
trước nghiên cứu từ ngữ chỉ thực vật trong các PN tiếng Việt một cách toàn
diện hơn.
0.2.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển văn minh nhân loại, thực vật luôn giữ một vai
trò quan trọng. Vì vậy, một hệ thống từ ngữ chỉ thực vật được ra đời từ rất
sớm trong ngôn ngữ loài người. Chính điều này cũng đã thu hút sự chú ý của
các nhà khoa học nghiên cứu về từ ngữ chỉ thực vật. Trong tiếng Việt, chúng
ta có thể kể đến đóng góp của các nhà nghiên cứu với các công trình tiêu biểu
theo thời gian như sau:
Năm 1999, trong công trình “Vai trò của thực vật trong đời sống văn
hóa Việt Nam và Đông Nam Á”, Trần Ngọc Thêm [54] đã đi sâu phân tích
vai trò của thực vật trong ăn uống, trồng trọt (văn minh cây cỏ); ở, đi lại, đồ
dùng (văn minh tre gỗ) và trong tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật (đời sống tinh
thần) của người Việt Nam .
Bốn năm sau, Trong Luận án Từ ngữ chỉ động thực vật trong tiếng Việt
và tiếng Anh [70], Nguyễn Thanh Tùng đã so sánh từ ngữ chỉ thực vật tiếng
Việt và tiếng Anh trong từ điển giải thích, trong thành ngữ và tục ngữ dựa
trên cơ sở phân loại từ ngữ chỉ thực vật dùng theo nghĩa đen và nghĩa bóng.
Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa
của hai dân tộc Việt và Anh với hai loại hình ngôn ngữ và văn hóa khác biệt
nhau.
Hồ Văn Tuyên (2005) trong Đặc điểm định danh từ vựng trong
phương ngữ Nam Bộ” [71; 95 - 99], tác giả có đề cập đến cách định danh thực
11
vật ở Nam Bộ xét về mặt cấu tạo, phương thức biểu thị và ngữ nghĩa. Qua
cách định danh này, tác giả cho ta thấy rõ nét văn hóa rất đặc trưng trong tư
duy của người Việt nói chung và người Nam Bộ nói riêng.
Năm 2008, với công trình “Văn minh cây cỏ trong văn hóa Việt Nam”,
Triệu Thế Hùng [29] lại một lần nữa bàn về vai trò của thực vật trong đời
sống văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, quan niệm văn minh cây cỏ của tác giả
bao hàm cả văn minh cây cỏ, văn minh tre gỗ và đời sống tinh thần theo quan
niệm của Trần Ngọc Thêm. Cách quan niệm tuy có khác nhau nhưng nhìn
chung bài viết cũng không có phát hiện gì mới so với những phát hiện của
Trần Ngọc Thêm.
Trong công trình “Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến
thực tiễn tiếng Việt” [53; 247-254], Lý Toàn Thắng đi sâu vào việc nghiên
cứu ngữ nghĩa của từ “cây” và sự phân loại dân dã thực vật ở người Việt”.
Ông xác định có 11 ý nghĩa và cách dùng của từ cây và sự phân loại dân dã
thực vật của người Việt, về cơ bản, không phải là nguyên lý “phân loại sinh
học” mà quan trọng là tính chất về tri giác và văn hóa, và trong đó chủ yếu là
nguyên lý “lấy con người làm trung tâm”.
Năm 2010, trong công trình Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy, Nguyễn Đức Tồn [65; 281 - 283] đã trình bày 18 loại đặc trưng
được chọn làm cơ sở để định danh thực vật trong tiếng Việt có sự đối chiếu
với tên gọi trong tiếng Nga, Cadắcstan, Anh. Thông qua bảng đối chiếu và
cách tính hệ số tương quan về tư duy giữa các dân tộc, tác giả nhận thấy bộ lí
do của tiếng Việt phong phú hơn các ngôn ngữ khác và khi định danh thực
vật, tư duy người Việt gần với người Cadắcstan hơn, sau đó là người Anh.
Trong công trình “Văn minh vật chất của người Việt” [60; 324], Phan
Cẩm Thượng đã đề cập đến vai trò của thực vật trong mối quan hệ với sự phát
triển nền văn minh vật chất của người Việt. Dựa trên mục đích sử dụng, ông
12
chia thế giới thực vật của người Việt thành “bốn loại rõ ràng: cây cho quả,
cây cho gỗ, cây làm cảnh và cây hoa màu để ăn”.
Tóm lại, từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt được các tác giả đi trước
đề cập đến ở nhiều góc độ: văn hóa, tri nhận, đối chiếu. Tuy nhiên, ở đây các
tác giả đối chiếu tiếng Việt với một hay một vài ngôn ngữ khác, chứ chưa đối
chiếu từ ngữ chỉ thực vật trong nội bộ ngôn ngữ với nhau. Vì vậy, có thể nói
rằng, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về từ ngữ chỉ thực vật nhằm tìm ra những khác biệt giữa các PN. Luận
văn kế thừa và phát triển những thành tựu nghiên cứu liên quan đến từ ngữ
chỉ thực vật của những người đi trước và xem chúng như chỗ dựa về mặt lý
thuyết cho những miêu tả, lý giải và nhận định trong công trình nghiên cứu
này.
0.3.
Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm những mục đích sau:
1. Thông qua khảo sát các từ điển thường dùng và thực tế điền dã,
người viết cố gắng thu thập từ ngữ chỉ thực vật có sự khác nhau trong định
danh giữa các PN, sau đó thống kê, phân loại;
2. Đối chiếu từ ngữ chỉ thực vật giữa các PN xét về mặt cấu tạo, ngữ
âm - ngữ nghĩa để làm rõ cách tri nhận, cũng như YT văn hóa, địa lý có ảnh
hưởng đến quy luật định danh của từng PN nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Bên cạnh đó, thông qua đối chiếu nhóm từ ngữ chỉ thực vật giữa các
PN, người viết rút ra những đặc trưng, những nét khác biệt chủ yếu về mặt
cấu tạo, ngữ âm - ngữ nghĩa giữa các PN, có sự so sánh với ngôn ngữ TD.
0.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng
Việt. Nói đến từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt, chúng ta có thể đề cập đến
13
nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, trong công trình này, chúng tôi chỉ nghiên
cứu từ ngữ chỉ thực vật trên các phương diện: đối chiếu cấu tạo, ngữ âm - ngữ
nghĩa giữa các PN.
Thực vật được người viết quan niệm ở đây là các loại cây cỏ. Các thực
vật được chọn để đối chiếu phải là những thực vật có quan hệ gần gũi trong
thực tiễn và có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần của người
dân.
Tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được chúng tôi thu thập từ
hai nguồn chủ yếu sau:
Từ điển
• Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên [45]
• Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh của Nguyễn Nhã Bản [3]
• Từ điển từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín [62]
• Từ điển tranh về các loại củ, quả của Lê Quang Long [37]
• Từ điển tranh về các loài hoa của Lê Quang Long [38]
• Từ điển tranh về các loài cây của Lê Quang Long [39]
Điền dã
Do giới hạn thời gian, chúng tôi không thể khảo sát hết tất cả các tỉnh
mà chỉ chọn khảo sát điểm. Cụ thể như sau:
• PNB, khảo sát các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội;
• PNT, khảo sát các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh;
• PNN, khảo sát các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh.
0.5.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau:
14
Phương pháp thống kê ngôn ngữ học
Phương pháp thống kê được chúng tôi sử dụng để thống kê tất cả từ
ngữ chỉ thực vật trong các từ điển thường dùng của Việt Nam, kết quả điền
dã. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành phân loại theo các nhóm từ nhất định.
Các số liệu được phân tích theo tần suất, tỷ lệ nhằm tìm ra tính nổi trội của
việc định danh và mối liên hệ giữa các đối tượng.
Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được chúng tôi sử dụng để làm rõ diện mạo và
đặc điểm riêng của các từ ngữ chỉ thực vật trong ba PN tiếng Việt xét trên các
bình diện: cấu tạo, ngữ âm - ngữ nghĩa.
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Đây là phương pháp đặc trưng rất quan trọng trong việc miêu tả đối
tượng trên bình diện ngữ nghĩa, để từ đây xác định được đặc điểm của từ ngữ
chỉ thực vật từng vùng miền khác nhau.
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Các đối tượng khảo sát được chúng tôi đối chiếu trên bình diện cấu tạo,
ngữ âm – ngữ nghĩa nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của từ
ngữ chỉ thực vật giữa các PN. Đây là phương pháp quan trọng bậc nhất trong
quá trình nghiên cứu.
Phương pháp điều tra – điền dã
Phương pháp điều tra – điền dã được thực hiện nhằm hai mục đích cơ
bản:
Thứ nhất, thu thập thêm số liệu về từ ngữ chỉ thực vật giữa các PN;
Thứ hai, kiểm tra, đối chiếu mức độ chính xác về từ ngữ chỉ thực vật
được thu thập từ các từ điển thường dùng.
15
Như đã trình bày, chúng tôi tiến hành chọn và khảo sát điền dã ở một số
tỉnh theo ba vùng PN. Ở mỗi tỉnh, chúng tôi chọn từ 15 đến 20 nhân chứng
cho điều tra cách định danh về thực vật. Điều kiện về nhân chứng được chọn
điều tra là:
- Những người đã lớn tuổi (từ 45 tuổi trở lên);
- Có trình độ văn hóa từ cấp 1 đến cấp 3;
- Cư dân địa phương, cư trú ổn định tại địa bàn các tỉnh trên.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp trên được vận dụng kết
hợp; có khi tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể
mà sử dụng ưu tiên một phương pháp linh hoạt thích hợp trong từng trường
hợp cụ thể.
0.6.
Những đóng góp của luận văn
Khi chọn đề tài này, luận văn hướng đến các trọng tâm sau:
Về phương diện lý luận
Luận văn góp phần làm rõ cách gọi tên về từ ngữ chỉ thực vật ở các PN;
Lí giải những cách định danh thực vật khác nhau nhằm làm rõ đặc điểm
của PN từng vùng, nhất là những loại thực vật mà cả ba vùng định danh khác
nhau;
Chỉ ra những quy luật, các YT ảnh hưởng đến quá trình định danh thực
vật giữa các vùng miền khác nhau.
Về phương diện thực tiễn
Luận văn sẽ có những đóng góp thiết thực cho việc định hướng sử dụng
ngôn ngữ TD để đáp ứng nhu cầu giao tiếp nói chung;
Cung cấp tư liệu cho những nhà nghiên cứu về từ ngữ chỉ thực vật, hay
đối chiếu giữa các PN;
16
Cung cấp dữ liệu cho việc biên soạn các từ điển đối chiếu giữa các PN
một cách chính xác.
0.7.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, chính văn của luận văn gồm ba
chương.
Chương một trình bày một số vấn đề chung về từ và PN tiếng Việt.
Trên cơ sở đúc kết những thành tựu của các nhà nghiên cứu trước đó, chúng
tôi sẽ đưa ra quan niệm về từ tiếng Việt: khái niệm, cấu tạo, đặc trưng về mặt
ngữ âm - ngữ nghĩa; PN tiếng Việt: khái niệm, sự hình thành, phân vùng. Đó
sẽ là những tiền đề cơ sở lí luận quan trọng để chúng tôi khảo sát ở các
chương tiếp theo.
Chương hai đối chiếu cấu tạo về từ ngữ chỉ thực vật trong các PN tiếng
Việt. Từ đó, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo giữa các
PN.
Chương ba đối chiếu ngữ âm - ngữ nghĩa về từ ngữ chỉ thực vật trong
các PN tiếng Việt. Từ đó, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về mặt
ngữ âm - ngữ nghĩa giữa các PN.
17
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ VÀ PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT
1.1. TỪ TIẾNG VIỆT
1.1.1. Khái niệm
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nhưng vấn đề nhận diện và định
nghĩa từ cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất. F. de Saussure đã viết “vì từ,
mặc dầu khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà trí tuệ buộc phải chấp nhận,
một cái gì đó có địa vị trung tâm trong cơ thể của ngôn ngữ” [17; 214]. Ở
Việt Nam, cho đến nay, vấn đề ranh giới từ vẫn đang là vấn đề gây nhiều
tranh cãi. Trên đại thể, chúng tôi nhận thấy có hai khuynh hướng khác nhau
trong cách giải quyết vấn đề ranh giới từ trong tiếng Việt.
Khuynh hướng thứ nhất coi tiếng là từ. Đại diện tiêu biểu là Nguyễn
Tài Cẩn [6], Nguyễn Thiện Giáp [18],... Nguyễn Tài Cẩn cho rằng tiếng là
đơn vị cơ bản trong truyền thống ngữ văn Việt Nam. Trong hệ thống đơn vị
ngữ pháp “có thể coi tiếng như một đơn vị đứng ở điểm giao nhau của hai hệ
thống nhỏ” [6; 368]. Hai hệ thống nhỏ ấy là:
Hệ thống 1, nửa tổ chức, nửa chức năng, có từ, cú vị, câu;
Hệ thống 2, đơn thuần tổ chức, có tiếng, tổ hợp cố định (bao gồm từ
ghép) và tổ hợp tự do (bao gồm đoản ngữ).
Về hệ thống 2, tác giả viết “khi đi từ tiếng lên tổ hợp tiếng, tách tổ hợp
cố định nói chung, tách từ ghép nói riêng với tổ hợp tự do, tách tổ hợp tự do
thành đoản ngữ, mệnh đề,… lại là đi theo con đường đơn thuần tổ chức [6;
368].
Xét về mặt khối lượng và quan hệ nội tại giữa tiếng, từ ghép và đoản
ngữ, tác giả cho rằng tiếng chặt hơn từ ghép, từ ghép chặt hơn đoản ngữ, và
ngược lại, đoản ngữ lớn hơn từ ghép, từ ghép lớn hơn tiếng. Tác giả viết
18
“trong tiếng Việt, đi từ tiếng lên từ ghép hay từ từ ghép lên đoản ngữ rõ ràng
là đi từ một từ bé lên một từ lớn hơn” [6; 352]. Có thể hình dung quan niệm
của ông qua sơ đồ sau:
chặt
Tiếng
↓
Từ ghép
Đoản ngữ
bé
→
lỏng
lớn
Trong hệ thống này, tác giả cho rằng: từ ghép thuộc tổ hợp cố định,
đoản ngữ thuộc tổ hợp tự do.
Điểm khác biệt giữa hai tác giả này là ở chỗ: Nguyễn Thiện Giáp [18]
không thừa nhận từ ghép là từ, còn tiếng được Nguyễn Thiện Giáp coi là từ
(bao gồm cả những từ điển hình và những từ không điển hình). Từ đó, ông kết
luận: “đường ranh giới rành mạch nhất, hiển nhiên nhất bao giờ cũng là
đường ranh giới độc lập một bên là “tiếng” (từ điển hình, từ không điển hình)
và một bên là “tổ hợp tiếng” (bao gồm từ ghép và các tổ hợp cố định còn lại)”
Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng thứ hai là các tác giả: Nguyễn Kim
Thản [52], Đái Xuân Ninh [43], Hồ Lê [36], Hữu Đạt [16], Hoàng Văn Hành
[22], Đỗ Hữu Châu [9], Nguyễn Văn Tu [67],... Nhìn chung, các tác giả đều
cho rằng:
1. Để nhận diện từ, nhất thiết phải dựa vào ba tiêu chí:
- Tính nhất thể về ngữ âm
- Tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa
- Tính độc lập về cú pháp
2. Tuy còn tồn tại những khó khăn nhất định, song có thể chấp nhận và
vận dụng khái niệm hình vị vào để phân tích cấu trúc của từ tiếng Việt.
19
3. Dù còn có sự phức tạp trong sự phân định ranh giới, nhưng từ vẫn
luôn là một thực thể, tồn tại với tư cách là một từ cơ bản của tiếng Việt, và khái
niệm từ vẫn luôn là một khái niệm trung tâm của Việt ngữ học.
4. Từ tiếng Việt về cơ bản có thể phân thành: từ đơn, từ phức (bao gồm
từ ghép và từ láy).
Tuy nhiên, giữa các tác giả thuộc khuynh hướng thứ hai này vẫn còn tồn
tại những điểm khác biệt về hệ thống phân loại, tiêu chí phân loại, sử dụng hệ
thống thuật ngữ,…
Có thể nói, mỗi khuynh hướng đều có những ưu nhược điểm riêng.Tuy
nhiên, trong luận văn này, chúng tôi thống nhất theo quan niệm thứ hai, xem
hình vị là đơn vị cơ bản để cấu tạo từ tiếng Việt. Đây cũng là quan điểm được
nhiều nhà Việt ngữ học đồng tình. Từ đó, chúng tôi hiểu: từ là đơn vị ngôn
ngữ nhỏ nhất có nghĩa, hoạt động tự do, dùng để đặt câu.
1.1.2. Cấu tạo
Hiện nay, xung quanh vấn đề cấu tạo từ ngữ tiếng Việt vẫn tồn tại nhiều
quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, như đã xác định, chúng tôi chọn “hình vị” là
đơn vị cơ bản cấu tạo từ ngữ tiếng Việt. Trên cơ sở kế thừa quan niệm của các
nhà Việt ngữ học ở khuynh hướng thứ hai, chúng tôi cho rằng tiếng Việt có từ
và ngữ.
Phương thức sử dụng một hình vị độc lập để tạo một từ. Ứng với
phương thức cấu tạo này, ta có từ đơn tiết. Ví dụ: cây, hoa, nhà, trâu, ngựa,
cười, vui, buồn, đẹp,…
Phương thức sử dụng hai hay nhiều âm tiết không độc lập để tạo một
hình vị độc lập. Ứng với phương thức cấu tạo này, ta có từ đa tiết. Ví dụ như
a ti sô, ti gon, cà phê,…
20
Phương thức tổ hợp các hình vị lại theo một quan hệ nào đó để tạo từ.
Ứng với phương thức cấu tạo, ta có ngữ. Dựa vào quan hệ ngữ âm hay ý
nghĩa, có thể phân ngữ thành hai loại chính.
Tổ hợp hai hoặc hơn hai hình vị lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.
Ứng với phương thức cấu tạo này, ta có ngữ ghép. Ngữ ghép được chúng tôi
chia làm hai loại: ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Ngữ ghép đẳng lập là
những ngữ ghép mà giữa các hình vị trong ngữ có quan hệ bình đẳng với
nhau. Ví dụ: nhà cửa, cha mẹ, quần áo,…
Ngữ ghép chính phụ là ngữ ghép mà ở đó có ít nhất một hình vị cấu tạo
nằm ở vị trí phụ thuộc vào một hình vị cấu tạo khác, tức trong kiểu ngữ ghép
này thường có một hình vị chính và một hình vị phụ về mặt ngữ pháp. Ví dụ:
sân bay, xanh lè, dưa đỏ,…
Tổ hợp hai hoặc hơn hai hình vị lại với nhau dựa trên quan hệ ngữ âm
có tác dụng tạo nghĩa. Ứng với phương thức cấu tạo ngữ này, ta có ngữ láy.
Ngữ láy được chúng tôi chia làm ba loại: láy hai, láy ba và láy tư.
Ngữ láy đôi là ngữ láy gồm có hai hình vị. Có các dạng cấu tạo láy đôi
sau: Ngữ láy bộ phận: ngữ giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu. Ví dụ:
sạch sẽ, đông đúc, chói lọi, khéo léo,… Ngữ láy hoàn toàn gồm các dạng sau:
giống nhau cả phần vần phụ âm đầu và thanh điệu. Ví dụ: xanh xanh, vàng
vàng,…; giống nhau phần vần, phụ âm đầu, khác nhau về thanh điệu. Ví dụ:
đo đỏ, tim tím,…; giống nhau phụ âm đầu và âm chính, khác nhau ở thanh
điệu và phụ âm cuối do sự chi phối của quy luật dị hóa. Ví dụ: đèm đẹp, bàng
bạc,…
Ngữ láy ba: chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, kết hợp việc thay
đổi thanh điệu. Ví dụ: con − cỏn còn con
sạch − sạch sành sanh
21
Ngữ láy tư: phần lớn dựa trên cơ sở láy đôi, kết hợp với đổi vần, thay
đổi thanh điệu. Ví dụ: hớt hải – hớt hơ hớt hải,…
1.1.3. Ngữ âm - ngữ nghĩa
1.1.3.1. Từ đồng nghĩa
Đồng nghĩa là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong các ngôn ngữ nói
chung và trong tiếng Việt nói riêng. Đồng thời, nó có thể xảy ra ở khắp các
cấp độ ngôn ngữ. Tuy nhiên, vấn đề được các nhà Việt ngữ học quan tâm
nhiều nhất chính là hiện tượng đồng nghĩa ở cấp độ từ ngữ. Có thể nói, đến
nay, quan niệm về từ đồng nghĩa chưa phải đã thống nhất.
Theo cách hiểu truyền thống, từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa gần
nhau hay giống nhau. Nhìn chung, quan điểm này đúng nhưng chưa đủ vì còn
quá chung chung không quan tâm tới từ đồng nghĩa giống nhau về nghĩa biểu
vật hay biểu niệm và không tính tới một cách nghiêm túc hiện tượng đa nghĩa.
Trên cơ sở kế thừa những quan niệm truyền thống, các nhà ngôn ngữ
học hiện đại đã dựa vào các tiêu chí khác nhau để nhận diện từ đồng nghĩa.
Trong công trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, dựa vào sắc thái nghĩa
hoặc sắc thái phong cách, Vũ Đức Nghiệu cho rằng “từ đồng nghĩa là những
từ tương đồng với nhau về nghĩa; khác nhau về âm thanh và có phân biệt với
nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách… nào đó, hoặc
đồng thời cả hai” [13; 195].
Dựa vào tương quan ngữ cảnh, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Trong vốn từ
hội của bất cứ một ngữ ngôn nào cũng thường có những từ mặc dù hình thức
ngữ âm hoàn toàn khác nhau nhưng từ nghĩa lại giống nhau do đó trong
nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể, có thể thay thế cho nhau được. Những từ
này là những từ đồng nghĩa [73; 346].
22
Dựa vào nghĩa biểu vật và sự vật, hiện tượng được gọi tên, Nguyễn
Văn Tu cho rằng: “Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.
Đó là nhiều từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động
nào đó. Đó là những tên khác nhau của cùng một hiện tượng. Những từ đồng
nghĩa có một chỗ chung là việc định danh” [67; 95].
Dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Nguyễn Thiện Giáp viết:
“Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự
giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho
từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh,
biểu thị các sắc thái của một khái niệm” [19; 191-192]
Dựa vào ý kiến của các tác giả trên, chúng tôi hiểu khái niệm từ đồng
nghĩa như sau: Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, có âm thanh
khác nhau, cùng thuộc về một từ loại, nhưng khác nhau về các sắc thái thể
hiện của cùng một khái niệm.
1.1.3.2. Từ đa nghĩa
Khảo sát vấn đề từ đa nghĩa trong giới Việt ngữ học, chúng tôi nhận
thấy, về cơ bản có hai quan điểm.
Quan điểm thứ nhất chỉ dựa vào số lượng nghĩa trong một từ đa nghĩa.
Đại diện tiêu biểu là Nguyễn Văn Tu và Vũ Đức Nghiệu. Nguyễn Văn Tu cho
rằng: “Khi nói về từ nhiều nghĩa là nói về một từ có nhiều nghĩa khác nhau”
[67; 81]. Trong giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Vũ Đức Nghiệu
viết “Từ đa nghĩa là từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính
khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của
thực tại” [13; 172]. Nhìn chung, các quan niệm này đúng nhưng chưa đủ, đặc
biệt là chưa quan tâm đến mối quan hệ giữa các nghĩa trong một từ đa nghĩa.
23
Quan điểm thứ hai dựa trên hai tiêu chí: “số lượng nghĩa” và “quan hệ
giữa các nghĩa” trong một từ đa nghĩa. Đại diện tiêu biểu cho quan niệm này
có Đỗ Hữu Châu và Hoàng Dũng. Đỗ Hữu Châu quan niệm: “từ đa nghĩa là
một từ, có sự thống nhất về nội dung và hình thức. Trong một giai đoạn lịch
sử nhất định các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa vẫn có liên hệ chặt chẽ
với nhau và không thoát li nghĩa chính” [73; 337]. Trong Giáo trình dẫn luận
ngôn ngữ học, Hoàng Dũng viết: “đa nghĩa là hiện tượng một từ có hai nghĩa
(hay nhiều hơn hai) có liên quan với nhau” [14; 125].
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm trên, chúng tôi hiểu khái niệm từ
đa nghĩa như sau: Từ đa nghĩa là hiện tượng một từ có từ hai nghĩa trở lên và
giữa các nghĩa này có liên quan với nhau.
1.1.3.3. Từ đồng âm
Khảo sát các quan niệm trong giới Việt ngữ học về từ đồng âm, chúng tôi
nhận thấy, về cơ bản có thể phân thành ba quan điểm.
Quan điểm thứ nhất, xác định từ đồng âm bằng ba tiêu chí như giống
nhau về văn tự, giống nhau về âm thanh, khác nhau về nghĩa, đại diện cho quan
điểm này là Trần Trọng Kim. Ông cho rằng “tiếng đồng âm là những tiếng viết
giống nhau và đọc đồng một âm như nhau nhưng cái nghĩa thì khác mà không
có liên lạc gì với nhau cả” [34; 16].
Quan điểm thứ hai, xác định từ đồng âm bằng các tiêu chí như giống
nhau về hình thức âm thanh, khác nhau về nghĩa và có thể khác cả về các
phương diện ngữ pháp, đại diện cho quan điểm này có Hà Quang Năng, Hữu
Đạt, Bùi Minh Toán. Tác giả Hà Quang Năng trong Từ tiếng Việt: hình thái –
cấu trúc – từ láy – từ ghép – chuyển loại đưa ra khái niệm từ đồng âm như sau:
“hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt là hiện tượng đồng nhất về mặt biểu
hiện, nghĩa là trùng nhau về âm thanh, đồng thời khác nhau dù chỉ ở một
24
trong những thành tố của bình diện được biểu hiện – đó là ý nghĩa từ vựng và
ý nghĩa ngữ pháp” [22; 200]. Tác giả Hữu Đạt viết: “từ đồng âm là các từ có
cùng vỏ âm thanh nhưng nội dung ý nghĩa khác nhau” [16; 119]. Bùi Minh
Toán quan niệm: “từ đồng âm là những từ có hình thức âm thanh hoàn toàn
giống nhau nhưng lại khác hẳn nhau về ý nghĩa và có thể khác nhau cả về các
phương diện khác như bản chất ngữ pháp, chức năng trong giao tiếp, sắc thái
phong cách” [64; 61].
Quan điểm thứ ba, xác định từ đồng âm dựa trên hai tiêu chí cơ bản là
giống nhau về âm thanh và khác nhau về ý nghĩa, đại diện cho quan điểm này
có Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn Tu. Tác giả Vũ Đức Nghiệu (Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, 1997) cho rằng: “những từ đồng âm là những từ giống
nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa” [13; 188]. Nguyễn
Văn Tu viết: “từ đồng âm là những từ hoàn toàn khác nhau về nghĩa mà chỉ
trùng nhau về âm thanh” [67; 126].
Chúng tôi, thống nhất theo quan điểm thứ ba, cho rằng: Từ đồng âm là
những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng giữa các nghĩa không có mối
liên hệ nào.
1.2. PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT
1.2.1. Khái niệm
Phương ngữ học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu một hay
nhiều PN của quốc gia. Trước đây, khi đọc các tài liệu nghiên cứu về PN
tiếng Việt, ta thấy các nhà nghiên cứu thường dùng từ “phương ngôn” theo
cách dùng của Trung Quốc [48], [50]. Nhưng vì từ “phương ngôn” ở trong
tiếng Việt đã được dùng để chỉ “tục ngữ ở địa phương” (Từ điển Văn Tân –
Hà Nội, 1967) cho nên dùng từ này dễ gây lẫn lộn. Nên sau này, các nhà
nghiên cứu thay từ “phương ngôn” thành phương ngữ, tiếng địa phương, thổ