Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 164 trang )



0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


ĐƢỜNG TÚ TRÂN


KHẢO SÁT THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ
THỰC VẬT TRONG TIẾNG HÁN
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)


Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số : 60.22.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. TRẦN TRÍ DÕI


Hà Nội. 2007




1
Lời cảm ơn

Luận văn này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của
GS.TS Trần Trí Dõi. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy. Thầy đã
dành nhiều thời gian để chỉ bảo tận tình, hƣớng dẫn cách làm và đóng góp
những ý kiến quý báu giúp cho em hoàn thành luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em sang học tại Việt Nam.
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập tại Việt Nam.















2



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn

Đƣờng Tú Trân














3
Mục Lục
Trang
- Lời cảm ơn 1
- Lời cam đoan 2
- Mở đầu 6

1. Lí do chọn đề tài 6
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Phƣơng pháp và tài liệu nghiên cứu .10
5. Cấu trúc của luận văn .13
Chƣơng I: Những cơ sở đã thu nhận đƣợc về thành ngữ trong tiếng
Hán và tiếng Việt .14
1.1 Khái niệm về thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt …………….14
1.1.1. Khái niệm về thành ngữ trong tiếng Hán .14
1.1.2. Khái niệm về thành ngữ trong tiếng Việt .17
1.2 Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ tƣơng đƣơng………21
1.3 Phân loại thành ngữ .25
1.4 Tiểu kết .28
Chƣơng II: Khảo sát một số đặc điểm thành ngữ có yếu tố chỉ
thực vật trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt)……………… 30
2.1 Khái quát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán……… 30
2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ…………………………………34
2.2.1 Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật có gắn liền với
môi trƣờng tự nhiên sinh trƣởng của cây thực vật……… 34


4
2.2.1.1. Những cây thực vật do điều kiện địa lý ở Trung Quốc có mà Việt
Nam không có và đƣợc dùng trong thành ngữ 35
2.2.1.2. Những cây thực vật ở Việt Nam có mà Trung Quốc không có hay
ít thấy đƣợc dùng trong thành ngữ………………………………… 38
2.2.2. Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật có gắn liền
với phong tục tập quán của mỗi dân tộc…………………… 39
2.2.2.1 Hai dân tộc có sự khác biệt về cách ví màu
sắc đƣợc thể hiện trong thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật………… 40

2.2.2.2. Hai dân tộc có sự khác biệt về cách đặt tên gọi cây thực vật đƣợc
thể hiện trong thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật………………………42
2.2.3 Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật
trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt)………………… 45
2.2.3.1 Căn cứ môi trường sinh thái cây thực vật để gửi gắm một ý
muốn……………………………………… 46
2.2.3.2.Căn cứ hình thái bên ngoài của cây thực vật để gửi gắm một ý
muốn……………………………………… , 48
2.2.3.3. Căn cứ mùi vị và màu sắc của cây thực vật để gửi gắm một ý
muốn………………….………………… … 50
2.2.3.4. Căn cứ tên danh của cây thực vật để gửi gắm một ý
muốn………………………………………… ….54
2.2.3.5. Căn cứ những hiện tượng đặc thù của cây thực vật để gửi gắm
một ý muốn 55
2.2.4. Những nét chung về nội hàm của thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật
trong tiếng Hán và tiếng Việt……………… … 57


5
2.3. Đặc điểm kết cấu thành ngữ……………………………………… 61
2.3.1 Quan hệ đẳng lập………………………………………………….61
2.3.2. Quan hệ chính phụ……………………………………………… 64
2.3.3 Quan hệ chủ vị…………………………………………………….65
2.3.4 Quan hệ động tân………………………………………………….66
2.3.5 Quan hệ mục đích……………………………………………… 68
2.3.6 Một dạng kết cấu đặc thù trong thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật ở
tiếng Hán và tiếng Việt…………………… 69
2.4. Tiểu kết…………………………………………………………… 74
Chƣơng III: Những kinh nghiệm giảng dạy và học thành ngữ trong
tiếng Hán .77

3.1 Dùng cách kể chuyện để tăng trí nhớ .78
3.2 Dùng cách chơi tiếp sức .79
3.3 Dùng cách chơi câu đối .80
3.4 Một số chú ý trong dịch thuật .81
Kết luận .83
Tài liệu tham khảo .85
Phụ lục: Danh sách các thành ngữ tiếng Hán có yếu chỉ thực vật .91



6
MỞ ĐẦU
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong mấy thập kỉ gần đây, ngành ngôn ngữ học thế giới bƣớc sang
một giai đoạn mới. Việc nghiên cứu khoa học không dừng lại ở bản thể
ngôn ngữ mà tiến tới nghiên cứu những nhân tố bên ngoài có ảnh hƣởng
trực tiếp đến bản thể ngôn ngữ và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Chính vì vậy mà xu hƣớng nghiên cứu liên ngôn ngữ và xuyên văn hoá đã
trở thành bình diện không thể thiếu đƣợc đối với bất cứ một quốc gia nào
trên thế giới trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nƣớc có tiếp xúc văn hoá từ xa xƣa,
do đó có quan hệ mật thiết với nhau. Giữa hai dân tộc có nhiều điểm gần
và giống nhau, nhƣng do sự đa dạng về đặc thù, về điều kiện tự nhiên, văn
hoá, xã hội, kinh tế, quân sự, phong tục tập quán, quan điểm, thẩm mĩ
của mỗi dân tộc khác nhau, đã tạo nên cho mỗi dân tộc có một cách sống
riêng, một tƣ duy riêng, một ngôn ngữ với những phƣơng diện diễn đạt
mang đậm nét sắc thái của dân tộc. Có thể nói: “Ngôn ngữ là tâm hồi của
dân tộc”. Hai dân tộc cũng có những nét khác biệt của mình, và những nét
khác biệt đó thể hiện rõ nét nhất ở ngôn ngữ trong đó có thành ngữ.
Thành ngữ là một trong những kho tàng văn hoá của nhân loại. Dân

tộc Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng vạn năm với các triều đại phong
kiến nổi tiếng thế giới. Nếu coi ngôn ngữ là một bộ phận của văn hoá thì
trong di sản văn hoá văn minh Trung Quốc có cả ngôn ngữ là tiếng Hán,
trong đó thành ngữ là một bộ phận cấu thành không thể thiếu đƣợc của
ngôn ngữ.


7
Trong lịch sử phát triển của mình, Trung Quốc và Việt Nam đều là
một nƣớc có nền sản xuất nông nghiệp là chính. Trung Quốc với trên 70%
là nông dân và Việt Nam cũng có khoảng 80% là nông dân. Các loại cây
thực vật đều rất quen thuộc đối với ngƣời dân Trung Quốc và Việt Nam
nhƣ cỏ, cây, hoa, lá, tre Hơn nữa những cây thực vật này còn đi sâu vào
nền văn hoá của hai dân tộc, đặc biệt là cỏ, cây, hoa, lá, tre, thóc, gạo
Chúng đi vào tiếng Hán cũng nhƣ tiếng Việt bằng lối tƣ duy liên tƣởng để
tạo ra những thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Những thành ngữ này đều
đƣợc sử dụng rộng rãi trong giao tiếp, trong thơ ca, truyện và trong các
tác phẩm văn học nổi tiếng , chúng phản ánh đậm nét những đặc trƣng
về văn hoá và tƣ duy của dân tộc. Chính vì vậy, nghiên cứu khảo sát, so
sánh thành ngữ của hai ngôn ngữ Trung – Việt, ngƣời ta có thể tìm ra
những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa nền văn hoá này với nền văn hoá
khác, tìm ra những cái tƣơng đồng và khác biệt về tƣ duy liên tƣởng của
dân tộc, để góp phần vào việc giao lƣu về văn hoá, xã hội, kinh tế, quân
sự, tập quán, thẩm mĩ
Chính vì lí do trên, trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sỹ,
chúng tôi tiến hành khảo sát một cách cơ bản về thành ngữ tiếng Hán có
yếu tố chỉ thực vật. Chúng tôi sẽ khảo sát chúng ở bình diện cấu trúc và ngữ
nghĩa gắn với những đặc trƣng văn hoá và lối tƣ duy liên tƣởng với mong
muốn giúp giáo viên giảng dạy và sinh viên hai nƣớc có những hiểu biết nhất
định về thành ngữ. Từ đó giúp họ khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ và

văn hoá, sử dụng thành ngữ chính xác trong việc giao lƣu, dịch thuật, biên
soạn sách, biên soạn từ điển giữa hai thứ tiếng Hán và Việt.


8
2.MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận văn là tìm hiểu những nét đặc trƣng ngôn ngữ văn
hoá của các thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Nét đặc trƣng ở đây là chỉ những gì chỉ riêng xuất hiện ở thành ngữ tiếng
Hán, mà thành ngữ tiếng Việt không có hay ngƣợc lại. Thông qua đó để
tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt về ngôn ngữ văn hoá, về tƣ duy
liên tƣởng của hai dân tộc, giúp cho việc hiểu chính xác, vận dụng đúng
các thành ngữ trong việc giao tiếp, dịch thuật, biên soạn sách và biên soạn
từ điển
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tiếp thu một số quan niệm của
các nhà nghiên cứu thành ngữ của Trung Quốc và Việt Nam. Trên cơ sở
đó khảo sát miêu tả, so sánh ngữ nghĩa và cấu trúc của thành ngữ có yếu
tố chỉ thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. Để làm đƣợc điều này chúng
tôi sẽ tìm hiểu môi trƣờng sinh sống và đặc trƣng sinh trƣởng của cây
thực vật ở hai nƣớc đƣợc thể hiện trong ngôn ngữ nói chung và thành ngữ
có yếu tố chỉ thực vật nói riêng. Đồng thời chúng tôi từ cấu trúc, ngữ
nghĩa của thành ngữ đó, qua phân tích so sánh để tìm ra những nét tƣơng
đồng và khác biệt về ngôn ngữ văn hoá, và tƣ duy liên tƣởng của hai dân
tộc.
3.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với những mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện những
nhiệm vụ sau:
(1). Trình bày một số kết luận liên quan đến thành ngữ mà các nhà
ngôn ngữ học hai nƣớc đã đạt đƣợc nhƣ khái niệm thành ngữ, cấu trúc

×