Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

vấn đề giáo dục con người trong thơ văn nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON NGƢỜI
TRONG THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 5.0433

Người thực hiện: HUỲNH THỊ LÀNH
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN

Tp. Hồ Chí Minh tháng 02 năm 2000


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON NGƢỜI
TRONG THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 5.0433

Người thực hiện: HUỲNH THỊ LÀNH
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN

Tp. Hồ Chí Minh tháng 02 năm 2000



LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ và tri ân sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường
Đại học sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học, tập
thể thầy, cô giáo Khoa Ngữ Văn cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn
thành luận án.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng Tiến sĩ Đoàn Thị Thu Vân - một cô giáo gương
mẫu đã chịu khó nhọc tận tuy hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu - học tập và hoàn
thành luận án.
Tuy chỉ được nghiên cứu trong một thời gian ngắn, nhưng với nỗ lực của bản thân và
sự giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô, tôi đã tiếp thu được một số kiến thức vô cùng quý báu.
Kết quả này không những nói lên được sự tận tâm, tận lực của quý thầy, cô, mà còn thể hiện
được nguyện vọng và hoài bão của người nghiên cứu.
Vấn đề của đề tài đã được một số nhà nghiên cứu qua nhiều thế kỷ bàn luận và đánh
giá. Luận án đã kế thừa và phát triển những ý kiến, công trình đi trước để xây dựng một hệ
thống luận điểm tương đối hoàn chỉnh về những quan điểm và nội dung giáo dục của Nguyễn
Trãi. Nguyện vọng của người viết là mong sao truyền đạt đến người đọc một số thông điệp
cần thiết để suy ngẫm và vận dụng.
Rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy, cô và các anh, chị, các bạn đồng học, tôi
xin ghi nhận và tiếp tục nghiên cứu.
Một lần nữa xin chân thành cảm tạ và tri ân.
Đầu Xuân, năm Canh Thìn - 02/2000
Huỳnh Thị Lành


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 4

2. Nhiệm vụ của Luận án ............................................................................................... 5
3. Phạm vi Luận án ........................................................................................................ 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 9
6. Kết Cấu Luận án ...................................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 12
CHƢƠNG I : THỜI ĐẠI VÀ CON NGƢỜI NGUYỄN TRÃI........................................... 12
I. Thời đại Nguyễn Trãi ................................................................................................... 12
1. Truyền thống lịch sử - tƣ tƣởng - giáo dục từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV ................. 12
1.1. Truyền thống lịch sử - tƣ tƣởng ........................................................................ 12
1.2. Giáo dục ............................................................................................................ 15
2. Thế kỷ XV................................................................................................................ 24
2.1. Bối cảnh xã hội ................................................................................................. 24
2.2. Thời đại thịnh trị của Nho giáo và tƣ tƣởng giáo dục của Nho gia .................. 26
2.3. Giai đoạn khôi phục kinh tế - xã hội - chính trị của đất nƣớc. Thời đại vai trò
nhân dân đƣợc đề cao. .............................................................................................. 29
II. Con ngƣời Nguyễn Trãi .............................................................................................. 31
1. Cuộc đời: .................................................................................................................. 31
2. Sự nghiệp ................................................................................................................. 35
3. Nhân cách và sự tu dƣỡng nhân cách....................................................................... 39
CHƢƠNG II : VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON NGƢỜI TRONG THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI
.............................................................................................................................................. 42
I. Nền tảng tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi .............................................................. 43
1. Nhân tố truyền thống gia đình ................................................................................. 43
2. Sự tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc ........................................................... 48

Trang 2


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi


II. Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về con ngƣời và quan điểm giáo dục của Nguyễn Trãi ......... 54
1. Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về con ngƣời ................................................................. 54
1.1. Thực chất tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ............................................. 54
1.2. Con ngƣời ái quốc, ƣu dân, anh hùng ............................................................... 56
1.3. Con ngƣời quân tử ............................................................................................ 57
1.4. Bản sắc Việt Nam trong quan niệm về con ngƣời của Nguyễn Trãi ................ 58
2. Quan điểm giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi .................................... 61
2.1. Một quan điểm giáo dục mang tính nhân văn ................................................... 61
2.2. Một quan điểm giáo dục tích cực thể hiện tinh thần thời đại............................ 67
III. Nội dung giáo dục con ngƣời trong tơ văn Nguyễn Trãi ........................................... 74
1. Đối tƣợng giáo dục .................................................................................................. 74
2. Nội dung giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi ....................................... 75
2.1. Giáo dục con ngƣời trong đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc. .............................. 75
2.2. Giáo dục con ngƣời đời thƣờng ........................................................................ 87
2.3. Giáo dục và tự giáo dục .................................................................................. 101
CHƢƠNG III : Ý NGHĨA, TÁC DỤNG GIÁO DỤC CON NGƢỜI CỦA THƠ VĂN
NGUYỄN TRÃI ĐỐI VỚI LỊCH SỬ VÀ NGÀY NAY .................................................. 109
I. Những ý nghĩa lớn ...................................................................................................... 109
II.Tác dụng đối với lịch sử ............................................................................................. 110
III. Tác dụng đối với ngày nay....................................................................................... 115
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................ 122
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 128

Trang 3


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cùng thời, đánh giá cao về Nguyễn Trãi có Nguyễn Mộng Tuân -"Kinh bang hoa
quốc cổ vô tiền" - và Lê Thánh Tông - vị anh quân nổi tiếng vế thơ văn - "Ức Trai tâm
thƣợng quang Khuê Tảo". Vâng Nguyễn Trãi nhƣ một vầng sao Khuê lung linh tỏa sáng trên
bầu trời, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông cũng là linh hồn, là trụ cột của quốc gia. Chúng
ta thành kính xin đƣợc "cúi đầu ngƣỡng phục trƣớc một con ngƣời anh hùng và nghiêng tâm
hồn để cảm mến một tấm lòng cao đẹp": Nguyễn Trãi - một danh nhân văn hóa thế giới.
Thế hệ hôm nay biết đến Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà chính trị, quân sự, ngoại
giao, nhà văn, nhà thơ... mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại.
Giáo dục là một trong những vấn đề cơ bản nhất sau quá trình đấu tranh giành độc lập
và xây dựng đất nƣớc. Là một trong những nhân tố quan trọng, là quốc sách hàng đầu xây
dựng một quốc gia giàu đẹp và hùng mạnh. Tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi đã xuyên
thấm trong toàn bộ sự nghiệp thơ văn của ông, tuy có lúc đậm, lúc nhạt, nhƣng nhìn chung
vẫn là một tƣ tƣởng giáo dục mang tính toàn diện. Trong điều kiện lịch sử xã hội hết sức
phức tạp: ngoại xâm, nội loạn; tƣ tƣởng Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, chi phối toàn bộ
những suy nghĩ và hành động của ngƣời Nho sĩ, nhƣng tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi vô cùng
rộng mở, mang đậm tinh thần nhân văn cao đẹp. Tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi tuy xuất
phát từ Nho giáo chính thống với những quan niệm "Tam cƣơng, Ngũ thƣờng", "Tam tòng,
Tứ đức", giáo dục con ngƣời "Chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", nhƣng ở ông
Nho giáo đã vƣợt ra khỏi khuôn khổ, hòa nhập với tinh thần nhân đạo và tƣ tƣởng yêu nƣớc
Việt Nam, tạo nên một sự trung dung cao độ. Những giáo điều, luân lý, những định kiến khắt
khe của Nho giáo vào thơ văn Nguyễn Trãi đã trở nên mềm mại, giáo dục con ngƣời hƣớng

Trang 4


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

đến cuộc sống hài hòa, giải phóng con ngƣời ra khỏi những sự ràng buộc chật hẹp và hòa vào
thiên nhiên tƣơi đẹp với một tâm hồn phóng khoáng. Tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi là

sự kết tinh chọn lọc giữa truyền thống giáo dục dân tộc và một tƣ tƣởng tiến bộ của thời đại.
Triết học biện chứng khẳng định cái mới bao giờ cũng xuất hiện và phát triển trên nền
cái cũ. Cái cũ không hề bị mất đi mà đƣợc kế thừa và phát triển cao hơn. Nền giáo dục hiện
đại đã phát triển dựa trên nền móng của giáo dục truyền thống. Điều này khẳng định rằng cái
tinh hoa trong tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi đã sống và trƣờng tồn qua hơn sáu thế kỷ.
Nó là viên ngọc quý mà chúng ta cần trân trọng trong quá trình kế thừa và phát triển.
Giáo dục bao giờ cũng xuất phát từ nền tảng tƣ tƣởng đạo lý dân tộc. Giáo dục nhằm
xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện và giáo dục giúp cho con ngƣời nâng cao nhận thức
trong cuộc sống. Là một nhà kinh bang tế thế hiếm có trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi
không thể không quan tâm đến yếu tố con ngƣời khi tính đến các kế sách bảo vệ, phát triển
triều đại, quốc gia mà mình đang phụng sự. Tuy không chuyên tâm làm một nhà giáo dục,
ông không có sách lý luận, triết học giáo dục để lại, nhƣng sự nghiệp thơ văn của ông đã ẩn
chứa những bài học vô cùng thâm thúy, sâu sắc. Nguyễn Trãi đã hiểu đƣợc những suy nghĩ,
trăn trở của con ngƣời, lời văn, lời thơ giáo dục nhẹ nhàng, giản dị, mộc mạc, nhƣng lại có
sức xuyên thấm vào tâm hồn, buộc ngƣời ta phải suy nghiệm, rồi nhớ mãi. Đó là vì sao tôi
chọn đề tài "Vấn đề giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi".
2. Nhiệm vụ của Luận án
Đi vào vấn đề vừa nêu trên, Luận án có nhiệm vụ giải quyết một số yêu cầu sau:
Tìm hiểu, trình bày một cách khái quát thời đại và con ngƣời Nguyễn Trãi; Tìm hiểu
vấn đề giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi.

Trang 5


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi
3. Phạm vi Luận án
3.1. Giới thuyết về vấn đề giáo dục
- Giáo dục đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Đức dục, trí dục và mỹ dục.
Trong luận án này ngƣời viết tập trung nghiên cứu ở góc độ "đức dục" hay còn gọi là
giáo dục phẩm chất đạo đức con ngƣời.

- Đề tài nghiên cứu là khoa học ngữ văn, chính vì thế luận án chỉ giới hạn phạm vi
khảo sát là thơ văn.
- Bản thân văn học nhất là văn học Trung đại đã mang chức năng giáo dục, bởi lời
văn, lời ngƣời xƣa quan niệm "văn dĩ tải đạo".
Để việc khảo sát trong luận án đƣợc cụ thể, luận án chỉ tập trung khảo sát những bài
văn, bài thơ của Nguyễn Trãi trực tiếp nói đến vấn đề giáo dục.
Những bài văn trực tiếp mang nội dung giáo dục chủ yếu là những bài chiếu (thay vua
làm để dạy bảo thái tử, khuyên răn các quan ...) những bài thơ trực tiếp mang nội dung giáo
dục thì khá nhiều, nhất là thơ nôm và tập trung không chỉ trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới
61 bài mà còn rải rác trong tất cả các chủ đề khác. Tín hiệu để nhận biết không chỉ là các khái
niệm đạo đức đƣợc dùng trong các bài thơ mà còn ở kết cấu ngôn ngữ của bài thơ với đặc
trƣng là loại câu cầu khiến cùng lớp từ ngữ cầu khiến nhƣ: hãy, tua, đừng, chớ, mựa, mựa
nỡ...thƣờng xuyên đƣợc sử dụng.
3.2. Luận án tìm hiểu tất cả thơ, văn chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Trãi còn lại đến
nay nói về vấn đề giáo dục để thấy đƣợc sự cống hiến của Nguyễn Trãi đối với nền giáo dục
nƣớc nhà, đồng thời Luận án còn là một tƣ liệu quan trọng, giúp ích cho công tác giảng dạy
thơ văn Nguyễn Trãi.
Bằng vốn kiến thức có hạn cùng với những hạn chế của điều kiện khách quan, ngƣời
viết xin trình bày đề tài xoay quanh các vấn đề: Thời đại và con

Trang 6


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

ngƣời Nguyễn Trãi; Vấn đề giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi; ý nghĩa, tác dụng
giáo dục Nguyễn Trãi đối với lịch sử và thời đại ngày nay. Tuy đã cố gắng nhiều trong việc
nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhƣng Luận án cũng không tránh khỏi "lực bất tòng tâm", chỉ
mong đƣợc ghi lại đôi điều về sự nghiệp giáo dục, tƣởng niệm một nhân cách, một tâm hồn
của Ức Trai tiên sinh:

"Công giúp hồng đồ cao nửa núi
Danh ghi thanh sử sáng bằng gương "
(Thơ Hà Nhiệm Đại)
4. Lịch sử vấn đề
Nhân loại biết đến Nguyễn Trãi không chỉ ở tài năng mà còn ở nhân cách cao đẹp.
Cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời của một nhân vật đầy những ƣu ái luôn "lo trƣớc cái lo
của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ" và nó chứng minh rằng ông là một đấng "Nam nhi
đại trƣợng phu" xứng đáng với câu" Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất
năng khuất". Ông không thể cam tâm, bình thản ngồi nhìn cơ nghiệp nhà Lê - sự nghiệp mà
ông và dân tộc đã đổ bao xƣơng máu để giành lại, tạo lập đƣợc từ tay kẻ thù xâm lƣợc, sẽ bị
bọn gian thần xu nịnh làm cho suy sụp. Nguyễn Trãi đã đem hết tâm huyết, trí tuệ, tài năng,
tình cảm của mình để cống hiến, phụng sự cho đất nƣớc, cho nhân dân, những mong xây
dựng một đất nƣớc giàu mạnh. Tiếc thay danh vọng, địa vị và quyền lực đã làm cho lòng
ngƣời đổi thay. Thảm án " Lệ Chi Viên" đã chấm dứt một cuộc đòi, kết thúc một lý tƣởng
chƣa thực hiện đƣợc trọn vẹn, vị anh hùng dân tộc đã vĩnh viễn ra đi.
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi để
lại cho chúng ta hôm nay chỉ là một phần trong toàn bộ trƣớc tác đồ sộ của ông. Đi vào
nghiên cứu tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi, có thể thấy rải rác các công trình nghiên cứu
cũng nhƣ một số ý kiến, nhận định về thơ văn ông:

Trang 7


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

Cùng thời Nguyễn Trãi có Nguyễn Mộng Tuân, Lý Từ Tấn, Lê Thánh Tông, Hoàng
Đức Lƣơng, Phan Phu Tiên.
Thế kỷ XVIII có Lê Quý Đôn, Nguyễn Hoàng, Vũ Miên.
Thế kỷ XIX có Dƣơng Bá Cung, Bùi Huy Bích, đặc biệt các nhà nghiên cứu nhƣ Ngô
Thế Vinh nhân định về thơ văn Nguyễn Trãi "...văn chương có đủ sức sửa sang việc đời";

"...văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế"- Phan Huy Chú; "văn
chương của Tiên sinh tinh vi thâm thúy, rộng rãi, chính đáng, cứng rắn... Tiên sinh vốn
không có ý đúc chuốc văn chương, nhưng một khi lời nói thổ lộ đều sáng sủa, đẹp đẽ, mạnh
mẽ, dồi dào, không có cái gì cố thể che lấp được... Những lời ấy đều có thể làm bài học dạy
cho đời bấy giờ và lưu truyền mãi mãi về sau" - Nguyễn Năng Tĩnh.
Đến thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi xuất hiện phong phú, đi
vào cả diện rộng lẫn chiều sâu, các vấn đề về nhân cách, tƣ tƣởng, sự nghiệp, tài năng của
Nguyễn Trãi, nhƣng điều đặc biệt quan trọng là một trong nhiều giá trị đẹp nhất của nhân
cách Nguyễn Trãi đƣợc nhiều ngƣời khám phá, thống nhất nhận định, là tài văn chƣơng của
ông, một loại văn chƣơng tải "đạo", "văn chương mạnh như vũ bảo, sắc như gươm đao".
Trong chuyên luận "Văn chƣơng Nguyễn Trãi" (Nxb. ĐH & THCN -H.1984), Bùi
Văn Nguyên đã nhận định lý tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi rất uyên thâm, vĩ đại và phóng
khoáng, mang đậm tinh thần nhân văn, Tiên sinh mãi mãi là tấm gƣơng sáng của bậc làm
thầy, làm cha đối với chúng ta.
Trong quyển "Nguyễn Trãi, một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam" (Nxb
Sử Học - H.1962), Trần Huy Liệu viết "Nguyễn Trãi tỏ ra đặc biệt chú trọng về giáo dục, ông
hy vọng và tin tƣởng sẽ đào tạo đƣợc hàng loạt nhân tài cho đất nƣớc".
Lê Trí Viễn - Đoàn Thị Thu Vân với "Học tập thơ văn Nguyễn Trãi" -(Nxb.GD 1994)
đã có những ý kiến khẳng định đóng góp của Nguyễn Trãi đối với vấn đề giáo dục con ngƣời.

Trang 8


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

Võ Xuân Đàn -"Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam" (Nxb.VHTT - H.1996) đã đƣa ra nhận định tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi đã góp phần
đƣa tƣ duy của dân tộc lên một bƣớc mới, để lại nhiều bài học quý báu cho chúng ta hôm nay.
Nguyễn Tiến Doãn -"Nguyễn Trãi nhà giáo dục Việt Nam" -(Nxb.GD.1997) đã nhận
định tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi là đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục con
ngƣời Việt Nam.

Có thể nhìn một cách khái quát, công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi có trên 200 (kể
cả những bài tạp chí), trong số đó những công trình nêu trên đã đề cập đến những tƣ tƣởng
giáo dục của Nguyễn Trãi một cách đầy đủ và tập trung nhất. Tuy nhiên viết về vấn đề giáo
dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi là một việc làm từ trƣớc đến nay chƣa có một công
trình nghiên cứu nào nói đến một cách có hệ thống, Luận án đã dựa trên những ý kiến nằm rải
rác ở một số công trình nghiên cứu, đồng thời tìm tòi, sáng tạo, đóng góp thêm một số vấn đề
về giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi. Đó là: Nền tảng tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Trãi; Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về con ngƣời và quan điểm giáo dục của Nguyễn
Trãi; Nội dung giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi, để khẳng định tài năng và giá
trị tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi đối với nền giáo dục hiện đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng phƣơng pháp luận nghiên cứu Mác xít với quan điểm lịch sử cụ thể để làm
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, Luận án đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau:
Thống kê, phân loại, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa và so sánh đối chiếu để đi
đến kết luận về vấn đề nghiên cứu. Tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc,
bổ sung những luận điểm mới để khẳng định những đóng góp của Nguyễn Trãi.

Trang 9


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

6. Kết Cấu Luận án
Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Nhiệm vụ Luận án
3. Phạm vi Luận án
4. Lịch sử vấn đề
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Kết cấu Luận án

Phần Nội dung
Chƣơng I: Thời đại và con ngƣời Nguyễn Trãi
I.Thời đại Nguyễn Trãi
1. Truyền thống lịch sử - tƣ tƣởng - giáo dục từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIV
1.1. Truyền thống lịch sử - tƣ tƣởng
1 .2. Giáo dục
2. Thế kỷ XV
2.1. Bối cảnh xã hội
2.2. Thời đại thịnh trị của Nho giáo và tƣ tƣởng giáo dục của
Nho gia
2.3. Giai đoan khôi phục kinh tế - chính trị của đất nƣớc. Thời
đại vai trò nhân dân đƣợc đề cao
II. Con ngƣời Nguyễn Trãi
1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp
3. Nhân cách, sự tu dƣỡng nhân cách của Nguyễn Trãi
Chƣơng II: Vấn đề giáo dục con ngƣời thơ văn Nguyễn Trãi
I. Nền tảng tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi
1. Nhân tố truyền thống gia đình
2. Sự tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc
II. Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về con ngƣời và quan điểm giáo dục của Nguyễn
Trãi

Trang 10


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

1. Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về con ngƣời

1.1. Thực chất tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
1.2. Con ngƣời ái quốc, ƣu dân, anh hùng.
1.3. Con ngƣời quân tử
1.4. Bản sắc Việt Nam trong quan niệm về con ngƣời của
Nguyễn Trãi.
2. Quan điểm giáo dục của Nguyễn Trãi
2.1. Quan điểm giáo dục phóng khoáng mang đậm tính
nhân văn.
2.2. Quan điểm giáo dục tích cực thể hiện tinh thần thời đại
III. Nội dung giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi
1. Đối tƣợng giáo dục
2. Nội dung giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi
2.1. Rèn luyện con ngƣời trong đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc.
2.2. Tu dƣỡng con ngƣời trong đời thƣờng
2.3. Giáo dục và tự giáo dục
Chƣơng III: Ý nghĩa, tác dụng giáo dục con ngƣời của thơ văn Nguyễn Trãi trong lịch
sử và thời đại ngày nay
I. Những ý nghĩa lớn
II. Tác dụng trong lịch sử
III. Tác dụng đối với ngày nay (vấn đề kế thừa tƣ tƣởng Nguyễn Trãi trong
giáo dục con ngƣời Việt Nam hiện đại)
Phần Kết luận
PHỤ LỤC
THƢ MỤC THAM KHẢO
-------------------

Trang 11


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I : THỜI ĐẠI VÀ CON NGƢỜI NGUYỄN TRÃI
I. Thời đại Nguyễn Trãi
1. Truyền thống lịch sử - tƣ tƣởng - giáo dục từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV
1.1. Truyền thống lịch sử - tư tưởng
Bắt đầu sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đầu thế kỷ X, các triều đại Ngô, Đinh,
Tiền lê đặt ra những nền móng đầu tiên cho một quốc gia phong kiến độc lập, triều đại nhà
Lý thực sự mở ra một kỷ nguyên mới của nƣớc Đại Việt hùng mạnh.
Tƣ tƣởng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc là vốn liếng quy báu không tự đánh mất của đất
nƣớc sau khi phá bỏ ách đô hộ đè nặng suốt mƣời thế kỷ của phong kiến phƣơng bắc. Những
triều đại phong kiến tự chủ ban đầu đi lên từ cơ sở vật chất nghèo nàn, yếu kém, sức dân mòn
mỏi và đời sống tinh thần chịu ảnh hƣởng nặng nề từ nền văn hóa áp đặt, một sự giao lƣu bất
bình đẳng với âm mƣu đồng hóa.
Nhiệm vụ đặt ra cho dân tộc là một mặt khôi phục lại những giá trị văn hóa truyền
thống, một mặt lấy mình làm chủ đón nhận những tinh hoa văn hóa nƣớc ngoài, chuyển hóa
nó, dung hòa với cái vốn của mình để làm thành một nền văn hóa phong phú, có bản sắc, thúc
đẩy sự phát triển của đất nƣớc.
Gần một trăm năm sau ngày giành độc lập, Đại Việt đã lớn mạnh chƣa từng thấy, dân
tộc Đại Việt đã ba lần đánh Tống, ba lần đẩy lùi Nguyên Mông -một đế chế vĩ đại đã gồm
thâu gần trọn Châu Á và nửa Châu Âu. Thế cân bằng về mặt ngoại giao giữa ta và phƣơng
bắc đã đƣợc thiết lập, ta dứt khoát từ chối những yêu sách của họ và buộc họ trả lại kỳ hết đất
đai đã chiếm dọc biên giới. Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, hàng loạt ngành nghề truyền thống
nhƣ dệt, gốm,

Trang 12


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi


rèn sắt, đúc đồng, in... đƣợc khôi phục và phát triển tinh xảo trên cơ sở một nền kinh tế nông
nghiệp phát triển có sự quan tâm đúng mức của Nhà nƣớc. Nhiều công trình kiến trúc, tác
phẩm điêu khắc nổi tiếng xuất hiện nhƣ "An nam tứ đại khí (tháp Báo Thiên, tƣợng Phật chùa
Quỳnh Lâm, chuông chùa Quy Điền, vạc chùa Phổ Minh). Sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân
gian đƣợc ƣa chuộng từ vua cho đến thứ dân. Nền giáo dục và chế độ thi cử đòi hỏi ngƣời
học phải có một kiến thức sâu rộng, thiết thực và có óc sáng tạo; dám bài bác ngƣời đi trƣớc.
Những thành tựu này thuộc giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV hay còn gọi là thời đại Lý Trần. Điểm nổi bật trong tinh thần thời đại này là hình ảnh con ngƣòi tự tin, hào hùng, phóng
khoáng và trong sáng mà đời sau khó gặp lại, dù trình độ văn minh phát triển ngày càng cao
hơn.
Dƣới thời Lý - Trần, Phật giáo chiếm địa vị quan trọng và trở thành quốc giáo, bên
cạnh có sự hòa quyện của Nho giáo và Lão giáo để trở thành tam giáo đồng nguyên đặc trƣng
Việt Nam thể hiện một sự tích hợp cao độ. Tuy nhiên sự tích cực của Phật giáo đã làm nên
tinh thần đặc trƣng của thời đại này.
Tiếp thu và chọn lọc những tinh hoa của Phật giáo Ấn độ và Trung Hoa, Phật giáo Lý
- Trần thể hiện rõ sự dung hợp Thiền, Mật và Tịnh tuy Thiền vẫn là yếu tố chủ đạo. Đó là
một Đạo Phật rất đại chúng, đã góp phẩn vào sự hƣng thịnh của các triều đại Lý - Trần, thu
phục đƣợc thổ dân các miền biên giới, dẹp yên sự quấy nhiễu ở phƣơng nam, chính trị thân
dân, kinh tế tự cƣờng, văn hóa giàu bản sắc.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn thƣ của Ngô Sĩ Liên thì dƣới hai triều đại này Phật giáo
rất thịnh hành, việc xây dựng chùa chiền và xuất gia tu Phật trong dân gian là một việc làm
rất phổ biến. Một tầng lớp sƣ tăng tham gia tích cực vào công cuộc cứu nƣớc và dựng nƣớc
nhƣ Sƣ Vạn Hạnh, Sƣ Không Lộ, Sƣ Mãn Giác... nhà chùa đƣợc xem là nhà trƣờng dạy học,
mặt khác cũng không ít những nhà vua, những nhà quý tộc uyên thâm về giáo lý Phật giáo.
Lê Quát một Nho sĩ dƣới đời Trần có viết "...Cố tự nội kinh thành cập ngoại châu phủ cùng

Trang 13


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi


thôn tịch hạng, bất lệnh nhi tùng, bất minh nhi tín, hữu nhân gia xứ tất hữu phật tự, phế nhi
phục hưng, hoại nhi phục tu, chung cổ lâu đài, dữ nhân cư đãi bán. Kỳ hưng thậm thị, nhi tôn
sùng thậm đại dã. Dư thiếu độc thư, chi ư cổ kim, thô diệc minh thánh nhân chi đạo, dĩ hóa
tư dân, nhi tốt vị năng tín cơ nhất hương. Thường du lãnh sơn xuyên, túc tích bán thiên hạ,
cầu sở vi học cung văn miếu, vị thường nhất kiến, thử ngô sở dĩ thâm hữu quy cơ Phật thi chi
đồ viễn hĩ, triếp bộc ngô dĩ thư" (Bắc Giang Bái thôn Triệu phúc Tự bi ký)(96).
Dịch nghĩa:
"...Cho nên từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng
ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin; hễ nơi nào có nhà ở,
là ắt có chùa chiền, bỏ rồi lại dựng, hỏng rồi lại sửa, số chuông trống lâu đài chiếm gần một
nửa dân cư. Đạo Phật rất dễ thịnh hành và rất được người ta tôn sùng. Ta ngày còn trẻ đi
học, dốc chí vào việc cổ kim, cũng biết qua về đạo Thánh, muốn lấy đó để giáo hóa nhân dân,
nhưng rốt cục chưa có thể làm cho một hướng nào tin theo cả. Ta cũng thường dạo chơi nơi
sông núi, dấu chân đã để lại trong hầu nửa thiên hạ, thế mà chưa từng tìm thấy một trường
học hay một văn miếu nào. Chính vì vậy mà ta rất lấy làm hổ thẹn khi so sánh với tín đồ nhà
Phật. Bèn viết ra đây để giãi bày lòng ta" (Bài văn bia chùa Triệu Phúc ở thôn Bái, tỉnh Bắc
Giang)
Mặt khác, trên vũ đài chính trị, thời kỳ này cũng đã xuất hiện một lực lƣợng xã hội
mới, những Nho sĩ Khổng giáo với tôn chỉ nêu cao ngọn cờ "Tam cƣơng, Ngũ thƣờng" nhƣ
Chu An, Phạm Sƣ Mạnh, Lê Quát.. gắn trách nhiệm làm ngƣời theo tƣ tƣởng Nho gia, với
đạo trung hiếu, lẽ xuất xử, hành tàng, và cả hoài bão lập công giúp nƣớc. Sự tồn tại song song
của Khổng giáo và Phật giáo tuy trong một chừng mực nào đó có sự mâu thuẫn nhƣng chúng
đã hòa hợp với những tín ngƣỡng địa phƣơng làm nên cơ sở thế giới quan đặc thù của thời
đại.
Việc sáng tác chữ viết dân tộc - chữ Nôm - trên cơ sở chữ tƣợng hình của Trung Quốc
có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Từ

Trang 14



Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

thế kỷ XIII đã có những tài liệu về văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Lê Tắc, một tác giả
cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV cho biết "ngƣời ta làm thơ, phú bằng tiếng mẹ đẻ thành ra dễ
ngâm vịnh hơn: vui, buồn đều có cả trong những dòng văn đó" (69)
Chế độ khoa cử dƣới triều đại Lý - Trần cũng đƣợc đặt ra theo quy định chặt chẽ. Đặc
biệt việc chú trọng khoa thi "Tam giáo"(Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo) dƣới hai triều đại
này, chứng tỏ Phật giáo có vai trò tích cực trong việc xây dựng nền tự chủ dân tộc, phục vụ
đất nƣớc, phục vụ nhân dân, tu dƣỡng nhân cách con ngƣời.
Có thể nói đây là một thời đại của sự phục hƣng và tinh thần nhân văn cao đẹp. Bên
cạnh nhân tố cơ bản là tƣ tƣởng yêu nƣớc, Phật giáo - trào lƣu tƣ tƣởng hƣng thịnh lúc đó
cũng nhƣ Tam giáo đồng nguyên - sản phẩm văn hóa thông minh và phù hợp với điều kiện
lịch sử phát triển của xã hội Đại Việt đã tạo nên đặc trƣng cơ bản của thời đại này.
1.2. Giáo dục
Trong điều kiện lịch sử xã hội vừa đấu tranh chống ngoại xâm, vừa xây dựng củng cố
nền độc lập tự chủ phong kiến, tƣ tƣởng Đại Việt phát triển trong điều kiện du nhập văn hóa
của các trung tâm văn hóa lớn (Ấn Độ - Trung Quốc). Mặt khác sự xuất hiện của nhiều hệ tƣ
tƣởng dƣới hai triều đại này đã tạo ra những tầng lớp tri thức khác nhau. Trong đó có những
con ngƣời phi thƣờng về nhân cách và tƣ tƣởng - vừa làm vua làm tƣớng đuổi giặc, lại vừa
làm thiền sƣ, ẩn sĩ, nhà thơ, viết hịch kêu gọi đánh giặc mà dám nêu gƣơng trung nghĩa của
nƣớc giặc, làm đến vƣơng hầu mà coi công danh nhƣ phù vân, lìa bỏ ngai vàng nhƣ trút bỏ
chiếc giầy rách...., đó là những Nho sĩ luôn chú tâm xây dựng đất nƣớc theo khuôn mẫu hệ tƣ
tƣởng Nho giáo, luôn đề cao trách nhiệm, mục đích của con ngƣời từ cách sống, việc làm cho
đến mỗi cử chỉ, thái độ.
Sự tồn tại song song giới trí thức sƣ tăng và Nho sĩ làm cho hệ tƣ tƣởng

Trang 15


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi


dƣới hai triều đại này ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Tuy đứng trong cùng một vị
trí, nhƣng với các bậc sƣ tăng sự nhìn nhận, răn dạy về cuộc sống nhân sinh mang tinh thần
phóng khoáng "vô ngã" của Phật giáo Thiền Tông. Giáo dục con ngƣời theo khuôn mẫu Phật
giáo, nhƣng điều đáng nói là con ngƣời ở đây không phải là con ngƣời thoát ly thế tục, chỉ lo
cầu Phật, cầu Thiền... mà con ngƣời phá bỏ cái "chấp ngã" để đạt đến sự tự do tuyệt đối, thoát
khỏi mọi lệ thuộc vào giáo điều để có bản lĩnh tự tìm lấy cách sống, hành động phù hợp với
mình. Giữa thời kỳ loạn lạc cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI lời dạy của các nhà tu hành đã
gây đƣợc nhiều tiếng vang. Nét đặc sắc trong những Thiền sƣ thời đại này chính là quan niệm
về nhân sinh, về thái độ tích cực, lạc quan của các nhà sƣ trƣớc cuộc sống.
"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hưu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô"
(Thị Đệ Tử - Sƣ Vạn Hạnh)
Dịch nghĩa:
"Thân như bóng chớp có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não lòng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông"
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Hay ở nhà sƣ Mãn Giác, đó là:
"Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.

Trang 16



Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
(Cáo tật thị chúng - Sƣ Mãn Giác)
Dịch nghĩa:
"Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân tới trăm hoa nở.
Sự vật đuổi nhau qua trước mắt,
Cái già sùng sục tới trên đầu.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một nhành mai''
Có thể nói, tƣ tƣởng giáo dục Phật giáo dƣới hai triều đại Lý và đầu Trần luôn muốn
cho con ngƣời đƣợc giải thoát khỏi những cái ràng buộc hữu hạn của thế giới chính ngay ở
trần thế. Để thực hiện đƣợc mục đích, con ngƣời cần phải có một dũng khí mạnh mẽ tin vào
sức của chính mình, một "xung thiên chí” để khỏi "dẫm lại vết mòn của Như Lai" (Hƣu
hƣớng Nhƣ Lai - Quảng Nghiêm) nhƣ hoài bão của Quảng Nghiêm đời Lý, hay một lời cảnh
tỉnh ngƣời đi sau "Bảo cho anh chớ nên dựa vào cửa của người khác, một điểm sáng mùa
xuân bừng dậy là khắp nơi hoa nở'' (Thị Học - Tuệ Trung) của Tuệ Trung đời Trần.
Mặt tích cực trong cuộc sống đƣợc nhà sƣ khẳng định với một nguyên lý cứng rắn,
quyết định sự thành bại của con ngƣời, đồng thời thể hiện bản lĩnh, niềm tin và cái nhìn bao
quát toàn diện rộng lớn, phóng khoáng.
"Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư.
Hữu thời trực thượng cô phong đính,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư"
(Ngôn hoài - Không Lộ)

Trang 17



Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

Dịch nghĩa:
"Chọn được kiểu đất long xà rất hợp có thể ở được,
Tình quê suốt ngày vui không chán.
Có lúc lên thẳng đỉnh núi trơ vơ,
Kêu dài một tiếng, lạnh cả bầu trời.''
Ở các nhà sƣ tinh thần giáo dục cởi mở, pha lẫn sự tự do, tự tại, nhìn cuộc đời nhƣ
áng phù vân và theo quy luật sinh diệt của vạn vật tự nhiên. Chính vì vậy việc hành đạo giúp
đòi cứu nƣớc nhƣ là một việc hành đạo chánh pháp, không vi phạm giới luật mà còn là một
giá trị biểu hiện cao đẹp của Phật giáo trong suốt thời kỳ dựng nƣớc và giữ nƣớc dƣới hai
triều đại này. Tinh thần từ bi, bác ái, hỉ xả của Phật giáo đã kết tinh những giá trị nhân văn
cao đẹp của con ngƣời Việt Nam, đó là những con ngƣời "tự do", "vô ngã", "vô ngôn"... là
con ngƣời phần nào có sự dung hòa giữa Phật và Lão.
"Cũng chẳng gây ác
Cũng chẳng làm lành
Buồn ngủ thì ngủ
Đói bụng thì ăn
Tuy nó nhiễu nhương
Mặc bay bề bộn
Xưa nay vẫn vậy
Là chủ càn khôn"
(Gửi Phổ Tuệ tôn giả, bài I - Trần Anh Tông)
Trong điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ, quốc gia vừa trút bỏ ách nô lệ, dân tộc
luôn phải đấu tranh chống ngoại xâm, tinh thần thần dân tộc, ý thức độc lập, dân chủ là yếu tố
chủ đạo trong việc giáo dục con ngƣời có ích cho quốc gia. Đào tạo và giáo dục ngƣời Việt
Nam lúc này, trƣớc hết là đòi hỏi phải có một lòng yêu nƣớc thiết tha, ý chí căm thù giặc sâu
sắc và ý thức độc lập, tinh


Trang 18


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

thần dân tộc cao cả mới có thể trở thành con ngƣời Đại Việt chân chính. Đó là tinh thần bài
thơ của Lý Thƣờng Kiệt:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư."
(Nam quốc sơn hà)
Cũng trong không khí hoành tráng ấy, "Thiên đô chiếu" của Lý Thái Tổ là một áng
văn mang phong cách trang trọng, khẳng định sự lớn mạnh của quốc gia Đại Việt, đồng thời
toát lên cái bản lĩnh tự tin của vị hoàng đế biết nhìn xa trông rộng trong sự nghiệp bảo vệ và
xây dựng tổ quốc. Và trong cái hào khí đó "Tụng giá hoàn kinh sƣ" - Trần Quang Khải đã để
lại cho đời sau một tinh thần lạc quan, một phong thái uy nghiêm của vị tƣớng trƣớc chiến
thắng quân thù, nói lên đƣợc sức mạnh chính nghĩa của dân tộc.
"Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san"
Tƣơng tự, thơ Phạm Ngũ Lão cũng đã khắc họa hình ảnh ngƣời thanh niên Đại Việt
hiên ngang dũng mãnh, lồng lộng giữa sông núi đất trời trong tƣ thế cầm vũ khí chiến đấu
chống giặc thù bảo vệ đất nƣớc.
"Múa giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân khí mạnh nuốt sao Ngưu..."
(Thuật hoài - Bùi Văn Nguyên dịch)
Tinh thần cao đẹp này đƣợc coi nhƣ kinh điển đƣa vào hồi ức lịch sử. Sự trong sáng
cao đẹp của tâm hồn Đại Việt đƣợc các nhà văn, nhà thơ diễn tả qua một số tác phẩm đáng

chú trọng nhƣ: "Bạch Đằng giang" (Trần Minh Tông),

Trang 19


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

"Qua Hàm Tử quan" (Trần Lâu)... Nhƣ vậy tinh thần yêu nƣớc, chống ngoại xâm và ý
thức dân tộc là mạch tƣ tƣởng hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nƣớc từ thời Hùng
Vƣơng. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đến Lý -Trần nó đã trở thành một trong
những tiêu chí quan trọng hàng đầu khẳng định con ngƣời Việt Nam chân chính.
Đến cuối thế kỷ XIV, triều đại Nhà Trần bắt đầu suy thoái tầng lớp Nho giáo ngày
càng lớn manh, tầng lớp này muốn cứu vãn trật tự xã hội theo tƣ tƣởng của học thuyết Nho
giáo Khổng - Mạnh, chính vì thế giáo dục chuyển dần theo tƣ tƣởng của nhà Nho, đề cập
nhiều đến trách nhiệm xã hội của ngƣời công dân. Đạo trung hiếu, lẽ xuất xử, hành tàng, hoài
bão lập công, giúp nƣớc, lo đời lo dân của một nhà Nho đƣợc đề cao. Tiêu biểu cho xu hƣớng
giáo dục theo quan niệm Nho gia lúc này là Chu An (Chu Văn An).
Trong tác phẩm còn lại của Chu An đến nay, chƣa tìm thấy bài văn, bài thơ nào trực
tiếp nói về vấn đề giáo dục. Nhƣng theo chính sử, ông lại là một nhà giáo dục đại tài với một
tƣ tƣởng trong sáng, thiết tha vì dân, vì nƣớc, vì sự sống còn của Đại Việt. Tƣ tƣởng giáo dục
của ông đƣa ra không theo một hệ thống nhất định, nhƣng hành động can vua, giúp vua trong
việc sửa sang triều nội, đối sách với các nƣớc lân bang, đó là những việc làm có ý nghĩa quan
trọng. Lịch sử chứng minh Chu An là nhà giáo dục lớn với lòng yêu dân, yêu nƣớc sâu sắc,
muốn đem sự học của mình rải khắp muôn dân, nhƣng tiếc thay ông cũng chỉ thực thi đƣợc
phần nào sở học của mình. Rời khỏi triều đình về quy ẩn nhƣng Chu An mang đầy ắp tâm sự
trƣớc cuộc sống. Đó là tâm trạng bùi ngùi, niềm tiếc nhớ vua xƣa và nỗi bất bình vì bọn tiểu
nhân khuynh loát triều đình, lấn áp ngƣời hiền.
"Ngư du cổ chiểu long hà tại?
Vân mãn không sơn, hạc bất quy.
Quế lão tuy phong hương thạch lộ,

Nộn đài trước thủy một tùng phi..."
(Miết trì - Chu Văn An)

Trang 20


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

Dịch nghĩa:
"Cá bơi ao cũ, rồng ở nơi đâu?
Mây phủ núi vắng, hạc không về.
Cây quế già theo gió đưa hương thơm ngát con đường đá,
Đám rêu non dẫm nước che lấp mất cánh cửa tùng"
Tác phẩm của ông để lại đến ngày nay chỉ là những bài thơ nói lên nỗi buồn nhớ về
triều xƣa, nhƣng chúng ta có thể hiểu đƣợc tƣ tƣởng giáo dục của ông thông qua các học trò
nhƣ Phạm Sƣ Mạnh, Lê Quát. Đó là những nhà Nho tiêu biểu với một tinh thần nhập thế, tƣ
tƣởng trung quân, ái quốc luôn xuyên thấm trong mọi thái độ cử chỉ, kể cả đi đứng hay ngắm
nhìn thiên nhiên đều gắn liền với bổn phận, trách nhiệm làm ngƣời theo lý tƣởng Nho gia.
Tuy học tập từ học thuyết Nho giáo Khổng - Mạnh, nhƣng Phạm Sƣ Mạnh và Lê Quát là
những nhà Nho rất Việt Nam, gắn liền với dân tộc, thời đại, là thƣớc đo của con ngƣời trí
thức chân chính lúc bấy giờ.
Đối với những nhà nho này, tấm lòng trung là nguồn cảm hứng bất tận:
"Duột vân ngũ sắc ủng cung vi,
Tuyên triệu Nho thần xuất điện tri.
Nhũ yến minh cưu đương ngọ hậu,
Tế chiên quảng hạ thiết hương di.
Thần tâm nhị để tam vương cổ,
Văn thể Tiên Tần Lưỡng Hán kỳ.
Trắc thính thị thần truyền nội chỉ,
Kỳ hòa đại xã định tân nghi"

(Xuân nhật ứng chế - Phạm Sƣ Mạnh)
Dịch nghĩa:
"Mây lành năm sắc phủ quanh cung cấm,
Chiếu vua truyền gọi Nho thần đến trước thềm điện.

Trang 21


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

Sau buổi trưa, chim yến, chim cưu kêu,
Dưới tua cờ nhỏ trong ngôi nhà rộng, đặt đỉnh hương.
Tấm lòng của vua như Nhị đế Tam vương khi xưa,
Văn thể của người kỳ diệu như Tiên Tần, Lưỡng Hán.
Lắng nghe thị thần truyền chiếu chỉ của nội điện,
Định nghi thức mới cho lễ đại xá cầu được mùa."
trách nhiệm của kẻ sĩ đƣợc Phạm Sƣ Mạnh nêu lên nhƣ là thƣớc đo trí tuệ, lòng thƣơng dân,
lo cho dân của những kẻ làm "phụ mẫu" của dân, nhƣng cũng không tách khỏi quan niệm
"trung quân".
"Ngã cự triều đình phỏng dân mịch,
Sản trừ đố tệ, cách gian tham."
(An Thao Giang lộ - Phạm Sƣ Mạnh)
Dịch nghĩa:
"Ta vì triều đình đến thăm hỏi sự khổ của dân,
Trừ tệ sâu mọt, diệt tận gian tham"
(Đi kinh lý Lộ Thao Giang - Phạm Sƣ Mạnh)
Hay ở đó chí khí của kẻ sĩ gắn liền với ơn "mƣa móc", tấm khăn "Nho giáo" luôn luôn
là mục đích để ngƣời trí thức trong giai đoạn này phấn đấu vƣơn lên lập thân, giúp đời, cứu
nƣớc.
"Thư xa vạn lý biên trầm tĩnh,

Vũ trụ thiên nhiên thế sự đa.
Ngã hạnh mông ân khai chế khổn,
Khu nhương đạo tặc, tức can qua."
(Hành quận - Phạm Sƣ Mạnh)
Dịch nghĩa:
"Nay muôn dặm thống nhất, bụi bặm nơi biên cương đã yên,
Vũ trụ nghìn năm, đời có nhiều thay đổi.

Trang 22


Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

Ta may mắn đội ơn vua, mở nơi cõi ngoài,
Xua trừ trộm cướp, dập tắt can qua."
(Đi kinh lý trong quận - Phạm Sƣ Mạnh)
Và trong cái khí khái ấy, ngƣời Nho sĩ luôn là cánh tay đắc lực giúp vua trong việc
hƣớng dẫn cho muôn dân học hành, an cƣ lạc nghiệp, giúp vua trong việc chế định kỷ cƣơng
triều đình, phục vụ vua trung thành tuyệt đối.
"Nhất song đồng hổ cứ thành ngang,
Thủ hộ thiên hôn kỷ độ thu.
......................................................
Cáp tự trung thần tâm thiết thạch,
Uy thanh lẫm lẫm ngoa biên đầu."
(Đồng hổ - Lê Quát)
Dịch nghĩa:
"Một đôi hổ đồng ngồi ở góc thành,
Canh gác cung điện đã mấy thu.
..........................................................
Hổ hệt như kẻ trung thần, lòng sắt đá,

Uy danh lừng lẫy, nằm trấn ở chốn biên thùy."
(Con hổ bằng đồng - Lê Quát)
Nhƣ vậy, dƣới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần thơ văn đã có tính chất triết lý giáo
dục con ngƣời về tinh thần yêu nƣớc, tƣ tƣởng nhân đạo và những hoạt động để hình thành
nhân cách con ngƣời, một nam nhi "làm trai có chí xông trời thẳm". Dƣới hai triều đại ấy có
biết bao vị vua anh minh, những anh hùng xuất chúng với những tƣ tƣởng cao cả. Nhƣng để
có một nhân vật thật sự là một nhà giáo dục - có hệ thống tƣ tƣởng giáo dục hoàn chỉnh, thì
chƣa thể khẳng định. Ở đây cần nhấn mạnh rằng đó là hệ tƣ tƣởng do một cá nhân hệ thống
lại trên cơ sở truyền thống dân tộc và thiên tài của cá nhân. Trong thời đại này có thể nói

Trang 23


×