Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình trung học phổ thông chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học

XÂY DỰNG HỆ THỐNG
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP
PHẦN PHẢN ỨNG HÓA HỮU CƠ
CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG CHUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: Th.S Trịnh Lê Hồng Phương
Người thực hiện

: Nguyễn Thị Diễm My

Thành phố Hồ Chí Minh – 5/2013


LỜI CẢM ƠN
Khi cầm trên tay quyển khóa luận này, tôi thật sự rất xúc động và sung
sướng, càng vui mừng tôi lại càng biết ơn thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong tổ Giáo học pháp, nhờ những tiết dạy của
quý thầy cô mà tôi có thêm hành trang, có cơ hội trau dồi vốn kiến thức hạn hẹp của
mình để ngày càng tiến bộ.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trịnh Lê Hồng Phương, người đã tận tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn
những lời nhận xét và góp ý chân thành của thầy.


Ngoài ra, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu và quý thầy cô trường
THPT Nguyễn Hữu Cầu, trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tập thể lớp Hóa 4A, khóa K35, các bạn đã đóng
góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm bản thân giúp khóa luận của tôi ngày một hoàn
thiện.
Quyển khóa luận này không chỉ là công sức của riêng cá nhân tôi mà nó là
công sức của một tập thể, một gia đình nhỏ trong ngôi nhà ấm cúng, khoa Hóa
trường Đại học Sư Phạm, tôi xin cảm ơn tất cả các thành viên trong gia đình ấy,
những người đã gắn bó và tiếp bước cho tôi trong suốt 4 năm đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BT

: bài tập

BTHH : bài tập hóa học
CTCT : công thức cấu tạo
ĐC

: đối chứng

ĐHSP : Đại học Sư phạm
GV

: giáo viên


HS

: học sinh

HSG

: học sinh giỏi

HTLT : hệ thống lý thuyết
KNPƯ : khả năng phản ứng


: phản ứng

SBT

: sách bài tập

SGK

: sách giáo khoa

TB

: trung bình

THPT : trung học phổ thông
TN


: thực nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Một số chuyển hóa theo cơ chế S N 2 .......................................................47
Bảng 2.2. Khả năng phản ứng tương đối ở các vị trí khác nhau trong mạch cacbon
khi halogen hóa 1-X-butan ......................................................................................52
Bàng 2.3. Tỉ lệ ortho/para khi nitro hóa và brom hóa các ankylbenzen khác nhau
C 6 H 5 R .....................................................................................................................60
Bảng 2.4. Tỉ lệ ortho/para khi thế một số hợp chất thơm bằng các tác nhân
electrophin khác nhau .............................................................................................61
Bảng 2.5. Hằng số tốc độ (l/mol–1.s–1) của PƯ E 2 trong dung dịch C 2 H 5 OH–
C 2 H 5 ONa 1N ở 250C ..............................................................................................68
Bảng 3.1. Các nhóm thực nghiệm và đối chứng .....................................................91
Bảng 3.2. Nhận xét của GV về tài liệu ....................................................................96
Bảng 3.3. Nhận xét của HS về tại liệu ..................................................................101
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp điểm bài kiểm tra .........................................................103
Bảng 3.5. Phân phối tần suất của bài kiểm tra ......................................................103
Bảng 3.6. Phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra .........................................104
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập của các lớp qua bài kiểm tra .......................105
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra ................................107


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc của quá trình dạy học..................................................................8
Hình 1.2. Tam giác thể hiện mối quan hệ của GV, HS và đối tượng .......................9
Hình 1.3. Tam giác sư phạm .....................................................................................9
Hình 1.4. Sơ đồ biểu thị quá trình tự học của trò ....................................................12

Hình 1.5. Sơ đồ biểu thị quá trình dạy của thầy......................................................13
Hình 2.1. Giản đồ năng lượng của phản ứng ..........................................................40
Hình 2.2. Giản đồ năng lượng của phản ứng một giai đoạn ...................................41
Hình 2.3. Giản đồ năng lượng của phản ứng hai giai đoạn.....................................42
Hình 2.4. Giản đồ năng của phản ứng S N 1 .............................................................45
Hình 2.5. Giản đồ năng lượng của phản ứng S N 2 ...................................................46
Hình 2.6. Giản đồ năng lượng của phản ứng clo hóa metan ...................................51
Hình 2.7. Giản đồ năng lượng của các phản ứng cộng và thế vào nhân benzen ....55
Hình 2.8. Giản đồ năng lượng của PƯ tách HBr từ 2–brombutan..........................59
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN1 và ĐC1 ..........................................104
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN2 và ĐC2 ..........................................105
Hình 3.3. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của lớp TN1 và lớp ĐC1 .................106
Hình 3.4. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của lớp TN2 và lớp ĐC2 .................106


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...........................6
1.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................6

1.2.

Một số vấn đề về dạy và học .........................................................................7

1.2.1. Quá trình dạy học ......................................................................................7

1.2.2. Cơ sở lí luận về tự học .............................................................................10
1.3. Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở bậc THPT chuyên ..................................15
1.3.1. Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi ............................15
1.3.2. Những phẩm chất và năng lực của HSG hóa học.....................................16
1.3.3. Một số biện pháp cơ bản trong quá trình bồi dưỡng HSG hóa học .........17
1.4. Thực trạng của việc dạy và học môn hóa học ở các trường THPT chuyên....17
1.4.1. Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng HSG ở các
trường THPT chuyên .........................................................................................17
1.4.2. Thực trạng, tình hình tự học của HSG, học sinh chuyên hóa học ............18
Chương 2: HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN PHẢN ỨNG HÓA
HỮU CƠ CHƯƠNG TRÌNH THPT CHUYÊN ...................................................20
2.1. Những định hướng khi biên soạn hệ thống lý thuyết chương trình THPT
chuyên ....................................................................................................................20
2.1.1. Những định hướng khi biên soạn hệ thống lý thuyết ...............................20
2.1.2. Quy trình biên soạn hệ thống lý thuyết ....................................................22
2.2. Những định hướng khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học chương trình
THPT chuyên .........................................................................................................25
2.2.1. Những yêu cầu khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học ...........................25
2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập ........................................................27
2.3. Phân tích chương trình chuyên hóa học phần phản ứng hóa hữu cơ ..............29
2.3.1. Giới thiệu chung .......................................................................................29
1


2.3.2. Các chuyên đề hóa học hữu cơ .................................................................30
2.4. Hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình THPT
chuyên ....................................................................................................................32
2.4.1. Mục tiêu biên soạn hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu
cơ chương trình THPT chuyên ...........................................................................32
2.4.2. Hệ thống lý thuyết phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình THPT

chuyên.................................................................................................................34
2.4.3. Hệ thống bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình THPT
chuyên ...............................................................................................................64
2.4.4.

Hóa học ứng dụng .................................................................................82

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................90
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................90
3.1.1. Tính khả thi ..............................................................................................90
3.1.2. Tính hiệu quả ............................................................................................90
3.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................90
3.3. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................91
3.4. Tiến hành thực nghiệm ...................................................................................91
3.4.1. Chuẩn bị ...................................................................................................91
3.4.2. Tiến hành giảng dạy trên lớp ....................................................................92
3.4.4. Xử lý kết quả thực nghiệm .......................................................................92
Các thông số thống kê đặc trưng gồm: ...............................................................93
3.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................96
3.5.1. Kết quả đánh giá về mặt định tính............................................................96
3.5.2. Kết quả đánh giá về mặt định lượng ......................................................103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................112
PHỤ LỤC ...............................................................................................................114

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục
và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người…”. Chính vì thế,
trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, GV
được bồi dưỡng trình độ chuyên môn, HS có nhiều điều kiện, cơ hội để phát triển
tiềm năng của bản thân. Bên cạnh những kiến thức cơ bản thì hệ thống những kiến
thức nâng cao đang được nhiều cán bộ, GV quan tâm. Ngành giáo dục đang từng
bước đầu tư, ươm mầm cho những tài năng trẻ của đất nước, chương trình giảng
dạy của các trường trung học phổ thông chuyên đã và đang được chú trọng. Tuy
nhiên, trên thực tế chất lượng giáo dục vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên sâu, gây khó khăn trong việc
tìm hiểu, giải quyết những vấn đề liên quan đến môn học.
- Nền giáo dục ở nước ta đa phần nghiêng về lý thuyết và bài tập, HS chưa có điều
kiện thực hành nhiều do vậy việc vận dụng kiến thức vào đời sống còn nhiều hạn
chế.
- GV chưa xây dựng hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết và bài tập để trang bị đầy đủ cho
HS trước khi bước vào các kì thi đòi hỏi trình độ cao như: kì thi HSG cấp quốc gia,
Olympic quốc tế…
- Trước mỗi kì thi, HS chưa đủ thời gian để nắm vững và thực hành nhuần nhuyễn
những kiến thức nâng cao.
- Tài liệu tuy phong phú nhưng chưa có sự chọn lọc, không đáp ứng nhu cầu nghiên
cứu, tìm hiểu của HS.

3


Để khắc phục những tồn tại trên người GV cần trang bị cho HS hệ thống lý
thuyết và bài tập phù hợp, thiết thực giúp các em nắm vững kiến thức, tự tin trong
những kì thi quốc gia và quốc tế.
Trong các kì thi HSG quốc gia, quốc tế nội dung phản ứng hóa hữu cơ luôn

chiếm một phần không nhỏ trong các đề thi. Bên cạnh đó, lý thuyết phần này mang
tính trừu tượng, khó hiểu vì vậy HS cảm thấy khó khăn khi giải các bài tập liên
quan đến nội dung trên. Từ những lý do đó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài:
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN PHẢN ỨNG HÓA
HỮU CƠ CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ - chương trình
THPT chuyên
3. Nhiệm vụ của đề tài
-

Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận cho đề tài:
+ Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng HSG hoá học;
+ Cơ sở lí luận về việc học và tự học;
+ Cơ sở lí thuyết phần phản ứng hóa hữu cơ.

-

Sưu tầm các đề thi, phân loại và hệ thống hoá các dạng bài tập hoá học phần
phản ứng hóa hữu cơ trong các kì thi HSG hoá học.

-

Biên soạn hệ thống bài tập điển hình dùng trong bồi dưỡng HSG hoá học (phần
phản ứng hóa hữu cơ) trong các trường THPT chuyên.

-

Nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu phần phản ứng hóa hữu cơ nhằm xây dựng hệ
thống lý thuyết theo hướng đơn giản, dễ nghiên cứu phát huy tính tích cực, tự

lực, tự giác của HS.

-

Xây dựng tài liệu học tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình THPT
chuyên.

-

Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả và khả thi của tài liệu.

-

Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm.

4


4. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông chuyên.
5. Đối tượng nghiên cứu
Việc xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ-chương
trình THPT chuyên.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu việc xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ
chương trình THPT chuyên có tính khả thi cao, hợp lý, khoa học, phát huy tốt tính
tích cực, tự giác và sáng tạo của HS thì sẽ nâng cao chất lượng dạy và học tại các
trường THPT chuyên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

-

Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống
hóa trong nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có liên quan.

-

Xây dựng giả thuyết, sử dụng toán học thống kê trong quá trình nghiên cứu.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-

Tìm hiểu thực trạng việc bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT chuyên.

-

Trao đổi ý kiến với HS và sinh viên tham gia kì thi HSG hoá học.

8. Phạm vi nghiên cứu
-

Nội dung: lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình THPT
chuyên.

-

Địa bàn: các trường chuyên, các trường có lớp chuyên trong Thành phố Hồ Chí
Minh.

5



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Từ xưa đến nay nhân tố con người luôn giữ vai trò quan trọng nhất trong sự

phát triển của xã hội. Con người có sự tiến bộ, được giáo dục hoàn thiện về nhân
cách và chuyên môn thì xã hội sẽ được xây dựng một cách có hệ thống, văn minh và
bền vững. Hiểu được vai trò trọng yếu của nhân tố con người, Đảng và nhà nước đã
có nhiều chiến lược, đẩy mạnh đầu tư hệ thống giáo dục, các trường THPT và các
trường đại học ngày càng chú trọng hơn về chất lượng, chuyên môn, xây dựng thêm
các trường THPT chuyên và các lớp chuyên ở các trường, hàng loạt cuộc thi học
sinh giỏi, Olympic quốc gia và Olympic quốc tế được hưởng ứng. Chính vì thế, việc
nghiên cứu các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng được chú trọng, số
lượng các công trình nghiên cứu đã tăng lên đáng kể, không những đa dạng về nội
dung, hình thức mà phạm vi nghiên cứu ngày một mở rộng.
Sau đây là một số khóa luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học
nghiên cứu về việc thiết kế và xây dựng các chuyên đề hữu cơ, chuyên đề bồi
dưỡng học sinh giỏi hóa học cho các trường THPT chuyên:
1.1.1. Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Trúc Phương (2004), Phân loại và phương pháp giải một
số dạng bài tập hóa hữu cơ trong chương trình THPT, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
1.1.2. Luận văn thạc sĩ
1. Lê Tấn Diện (2009), Nội dung và biện pháp bồi dưỡng HS giỏi hóa học
hữu cơ THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP. Hồ
Chí Minh.


6


2. Nguyễn Ngọc Bảo Trân (2010), Thiết kế E-book chương “ Lý thuyết về
phản ứng hóa học” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo dục
học, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
3. Trịnh Lê Hồng Phương (2011), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và
học phần cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa
học – chương trình THPT chuyên, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
Nhìn chung các khóa luận, luận văn đa phần nghiên cứu chương trình sách giáo
khoa nâng cao và đưa một số bài tập mang tính chất giới thiệu, giúp học sinh nâng
cao khả năng tự học và khám phá nền tri thức. Tuy nhiên, vẫn chưa có khóa luận
hay luận văn nào đi sâu nghiên cứu về hệ thống lý thuyết và bài tập phản ứng hóa
học hữu cơ chương trình THPT chuyên.
Một số vấn đề về dạy và học

1.2.

1.2.1. Quá trình dạy học [11]
1.2.1.1. Định nghĩa
Quá trình dạy học là quá trình hoạt động phối hợp giữa GV và HS, trong đó
GV thực hiện hoạt động dạy, HS thực hiện hoạt động học, hai hoạt động này được
tiến hành phối hợp, tương tác với nhau, mục đích cuối cùng là nhằm bồi dưỡng cho
HS hệ thống tri thức hiểu biết về mọi vấn đề diễn ra trong đời sống, hệ thống kĩ
năng sống để thông qua đó hình thành cho HS thái độ đúng đắn trong đời sống.
Quá trình dạy học được xác định bởi các dấu hiệu sau:
-


Thứ nhất: Dạy học là một dạng hoạt động đặc thù của xã hội, nhằm truyền
thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, trên cơ sở đó hình thành và phát triển
nhân cách của người học.

-

Thứ hai: Hoạt động dạy và hoạt động học đều phải được tiến hành trên bản
thể của quá trình dạy học đó là nội dung dạy học. Nội dung dạy học là yếu tố

7


khách quan, quyết định tiến trình và phương pháp hoạt động dạy và hoạt
động học.
-

Thứ ba: Kết quả của quá trình dạy học là làm biến đổi ở người học những
đặc tính nào đó đã được xác định từ trước, tương ứng với nội dung dạy học.
Nói cách khác, phải thực hiện được mục đích của chính quá trình dạy học đó.

-

Thứ tư: Một quá trình dạy học bất kì bao giờ cũng phải được tiến hành trong
khoảng không gian, thời gian nhất định (một tiết dạy, một bài, một khóa đào
tạo, bồi dưỡng,…). Nhìn chung, quá trình dạy học phải là quá trình học tập
có kiểm soát và điều khiển được.
1.2.1.2. Cấu trúc của quá trình dạy học
Cấu trúc của quá trình dạy học là cấu trúc - hệ thống. Cấu trúc của quá trình

dạy học bao gồm một hệ thống các thành tố vận động và phát triển trong mối quan

hệ biện chứng với nhau.
Một quá trình dạy học bao gồm các yếu tố: mục đích, nội dung dạy học, các
hoạt động dạy học và kết quả học tập. Trong quá trình dạy và học phải có phương
pháp phù hợp. Các yếu tố trên có quan hệ hữu cơ với nhau.
Cấu trúc của quá trình dạy học có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau

MĐDH
NDDH
G

H

PPDH
KQDH
Hình 1.1. Cấu trúc của quá trình dạy học

8

MÔI
TRƯỜNG


Xem xét về mối quan hệ giữa dạy và học trong quá trình dạy học, Jean Vial
(1986) đã cho rằng tế bào của quá trình dạy học là sự tác động của GV và HS và đối
tượng mà GV cần phải nắm vững để dạy còn HS cần nắm vững để học. Do đó xuất
hiện một tam giác thể hiện mối quan hệ của GV, HS và đối tượng.

ĐT

Tam giác này thể hiện 3 mối quan hệ cụ thể ( Hình 1.2):

1. Quan hệ giữa GV và ĐT
(GV nắm vững tri thức và cách dạy)

(2)

(1)

2. Quan hệ giữa HS và ĐT
(HS nắm được cách học, chiếm lĩnh tri thức)

GV

3. Quan hệ giữa GV và HS

(3)

HS

(Quan hệ sư phạm và cá nhân)
Hình 1.2. Tam giác thể hiện mối
quan hệ của GV, HS và đối tượng
Đối tượng có thể là mục tiêu (M), nội dung (N),

M

phương pháp và phương tiện dạy học (P).
Đối tượng còn có thể được gọi là khách thể hay
(1)

là tri thức (M: HS nắm được đối tượng hay tri thức


(2)

để làm gì? N: HS cần nắm đối tượng hay tri thức cụ
thể nào? Và P: Phương pháp nắm ra sao?).
Tế bào này được biểu thị bằng một tam giác, gọi là
tam giác sư phạm với 3 đỉnh M, N, P.

N

(3)

Hình 1.3. Tam giác sư phạm

(Hình 1.3)

9

P


1.2.2. Cơ sở lí luận về tự học [2]
1.2.2.1. Định nghĩa
Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001: “…tự học là quá
trình tự mình hoạt động, lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực
hành…”.
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng
được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học
trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu
bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học,

phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả
nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định”.
Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ
bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình
cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến
thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi
đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi,…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực, hiểu biết nào đó
của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe
radio, truyền hình, nghe nói chuyện báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem
phim, kịch, giao tiếp với những người có học thức, các chuyên gia và những người
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài
liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe,
phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt, làm đề cương, biết
cách tra cứu từ điển, sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện,… Đối với
HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, tham gia các câu

10


lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi
phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.2.2.2. Các hình thức của tự học
Theo tài liệu lí luận dạy học, tự học có 3 hình thức:
Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu và
vận dụng các kiến thức có trong tài liệu. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn
cho người học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự lập rất cao.
Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc
các phương tiện thông tin khác.

Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và có GV trực tiếp hướng dẫn
trong một số tiết học trong ngày, trong tuần sau đó HS về nhà tự học.
1.2.2.3. Chu trình của tự học
Theo tác giả Nguyễn Kỳ: “Quá trình dạy – tự học là một hệ thống toàn vẹn
gồm ba thành tố: thầy (dạy), trò (tự học), tri thức. Ba thành tố cơ bản này luôn
tương tác với nhau, quy định lẫn nhau theo những quy luật riêng nhằm kết hợp chặt
chẽ quá trình dạy của thầy với quá trình tự học của trò làm cho dạy học cộng hưởng
với tự học tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục cao.”

11


Chu trình dạy học gồm chu trình tự học của trò và chu trình dạy của thầy.
TỰ NGHIÊN CỨU:
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện
vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức
mới và tạo ra sản phẩm ban đầu, hay sản phẩm thô có tính
chất cá nhân.

QUÁ
TRÌNH
TỰ
HỌC
CỦA

TỰ THỂ HIỆN:
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói,
tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo
vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự
thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, tạo ra

sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.

TRÒ
TỰ KIỂM TRA, TỰ ĐIỀU CHỈNH:
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các
bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự
đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều
chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).

Hình 1.4. Sơ đồ biểu thị quá trình tự học của trò

12


HƯỚNG DẪN:
Thầy hướng dẫn cho người học về các tình huống
học, các vấn đề cần phải giải quyết, các nhiệm vụ
phải thự hiện trong cộng đồng người học.

TỔ CHỨC:

QUÁ
TRÌNH
DẠY
CỦA
THẦY

Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với
các bạn: Tổ chức các cuộc tranh luận, hội thảo, sinh
hoạt nhóm, các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà

trường nhằm tăng cường mối quan hệ giao tiếp trò –
trò, trò – thầy và sự hợp tác cùng nhau tìm ra kiến
thức, chân lí.
TRỌNG TÀI, CỐ VẤN, KẾT LUẬN, KIỂM
TRA:
Thầy là trọng tài, cố vấn kết luận về các cuộc tranh
luận, hội thảo, đối thoại,… để khẳng định về mặt
khoa học kiến thức do người học tự mình làm ra.
Cuối cùng, thầy là người kiểm tra đánh giá kết quả tự
học của trò, trên cơ sở trò tự kiểm tra,tự đánh giá.

Hình 1.5. Sơ đồ biểu thị quá trình dạy của thầy
1.2.2.4. Vai trò của tự học
Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người.
Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con
người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó
khăn của cuộc sống cá nhân.
Tự học khắc phục nghịch lý, học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có
hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho thầy không có cách nào truyền thụ hết kiến thức

13


cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo để không rơi vào tình trạng tụt hậu.
Đối với HS THPT, quỹ thời gian 3 năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn sẽ
không thể nào tiếp thu được hết khối lượng kiến thức khổng lồ trong chương trình.
Vì vậy, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẩn giữa khối lượng
kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi của nhà trường.
Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự
học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học

diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là
kết quả của sự hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc bền
lâu. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết
cách tự học, HS sẽ có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình,
tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Người học phải biết cách tự học vì học tập là một quá trình suốt đời. Đối với
HS THPT, nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi
đến các bậc cao hơn như đại học, cao đẳng,… HS sẽ khó thích ứng với cách học đòi
hỏi phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên do đó khó có thể thu được một kết
quả học tập tốt.
Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng với yêu cầu đổi mới giáo dục
và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường THPT. Với lối dạy theo
hướng nhồi nhét trong một số trường THPT, HS khó có thể có thời gian để tự học
hiệu quả. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri
thức khoa học. Vì vậy, tự học là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa
của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường
phổ thông.

14


Tóm lại: Tự học là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định khả năng của
chính mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi
người. Tuy tự học có vai trò hết sức quan trọng nhưng việc tự học của HS cũng
không thể đạt được kết quả cao nếu không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người thầy.
Chính vì vậy, trong nhà trường điều chủ yếu không phải là cung cấp cho HS vốn
kiến thức hỗn độn, nhồi nhét mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ,
phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập và phương pháp giải quyết vấn đề.

GV cần giúp cho HS tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp cho HS
những phương tiện tự học có hiệu quả.
1.3. Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở bậc THPT chuyên [6]
1.3.1. Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi
Việc phát triển tư duy cho HS trước hết là giúp HS nắm vững kiến thức hóa học,
biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và thực hành. Qua đó, kiến thức HS
thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn. HS chỉ thực sự lĩnh hội được tri
thức khi tư duy của họ được phát triển và nhờ sự hướng dẫn của GV mà HS biết
cách phân tích, khái quát tài liệu có nội dung, sự kiện cụ thể từ đó rút ra những kết
luận cần thiết.
Tư duy càng phát triển thì càng có khả năng lĩnh hội được tri thức nhanh và sâu
sắc, khả năng vận dụng tri thức nhanh và hiệu quả hơn. Như vậy, sự phát triển tư
duy HS diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ
tạo ra một kĩ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp, chuẩn bị
tiềm lực lâu dài cho HS trong hoạt động sáng tạo sau này.
Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển:
-

Có khả năng vận dụng các tri thức và kĩ năng để giải quyết tình huống mới.

-

Trong quá trình học tập, HS phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi liên tưởng
đến những kiến thức đã liên hệ trước đó. Nếu HS độc lập chuyển tải tri thức vào
tình huống mới thì chứng tỏ đã có biểu hiện tư duy phát triển.
15


-


Tái hiện nhanh chóng kiến thức, các mối liên hệ quan hệ cần thiết để giải quyết
các bài toán. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất của các sự vật,
hiện tượng.

-

Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng khác nhau, sự khác nhau
của các hiện tượng tương tự.

-

Có năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây là quá trình phát triển tổng hợp
của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt bài toán thực tế, đòi hỏi HS
phải có sự định hướng tốt, biết phân tích, suy đoán và vận dụng các thao tác tư
duy để tìm cách áp dụng thích hợp.
1.3.2. Những phẩm chất và năng lực của HSG hóa học
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy, một HSG hóa học cần có những

phẩm chất và năng lực sau đây:
-

Hiểu được sâu sắc những kiến thức cơ bản và có khả năng tiếp thu những kiến
thức mới. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo những kiến thức cơ bản
và hướng nhận thức đó vào tình huống mới, không theo đường mòn.

-

Có kiến thức cơ bản vững vàng, sâu sắc. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo
những kiến thức mình có trong những tình huống cụ thể.


-

Có khả năng tư duy sáng tạo, suy luận logic. Biết phân tích tổng hợp, so sánh,
khái quát hóa vấn đề, có khả năng sử dụng linh hoạt các phương pháp tư duy,
quy nạp, diễn dịch, loại suy,…

-

Có kĩ năng thực nghiệm tốt, biết nêu ra những lý luận cho các hiện tượng xảy ra
trong thực tế, biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng những kiến thức tích
lũy và dùng cơ sở lý thuyết để giải thích những hiện tượng đã kiểm chứng.

-

Ngoài ra, một người HSG cần có khả năng tự học tốt, có khả năng nhận thức
vấn đề nhanh, rõ ràng, luôn hứng thú trong các tiết học, đặc biệt là khi học bài
mới, luôn chủ động trong học tập và có ý thức vươn lên trong học tập.

16


1.3.3. Một số biện pháp cơ bản trong quá trình bồi dưỡng HSG hóa học
Hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản và sâu sắc nhất, đó là lý thuyết
chủ đạo, là các định luật, quy luật cơ bản của bộ môn. Hệ thống kiến thức phải phù
hợp với logic khoa học, logic nhận thức, đáp ứng sự đòi hỏi, phát triển nhận thức
một cách hợp lí.
Rèn luyện cho học sinh khả năng kết hợp hóa học với những môn học khác,
chọn hướng giải quyết vấn đề một cách logic, gọn gàng.
Rèn luyện cho học sinh biết phán đoán, quy nạp, diễn dịch một cách độc đáo,
sáng tạo giúp cho học sinh hoàn thành bài làm nhanh hơn, ngắn gọn hơn.

Hướng dẫn cho học sinh biết cách tự học, hình thành cho các em kĩ năng đọc tài
liệu. Ví dụ như xem mục lục, chọn những nội dung cần đọc, đọc đi đọc lại nhiều lần
hoặc tìm “chữ thần” trong những nội dung vừa đọc. Với học sinh giỏi việc đọc
nhiều tài liệu và biết cách đọc sẽ giúp làm tăng lượng chất trong vốn kiến thức của
các em.
Người GV hóa học phải thường xuyên sưu tầm tích lũy tài liệu bộ môn, cập nhật
thông tin, hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và xem đó là biện pháp không thể thiếu
trong việc giảng dạy.
1.4. Thực trạng của việc dạy và học bộ môn hóa học ở các trường THPT
chuyên
1.4.1. Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng HSG ở các
trường THPT chuyên [12]
1.4.1.1. Khó khăn
Nội dung chương trình hóa học THPT chỉ đề cập những kiến thức cơ bản,
còn thiếu nhiều so với lý thuyết chủ đạo, nhiều câu hỏi và bài tập mang tính chất giả
định, thiếu thực tế.

17


Không đủ tài liệu tham khảo, nếu căn cứ vào tài liệu giáo khoa chuyên hóa
thì bài luyện tập còn ít, nếu căn cứ vào tài liệu đề thi Olympic thì có nhiều bài tập
đề cập đến nhưng phần lớn là kiến thức ngoài chương trình.
Không xác định được kiến thức cần giảng dạy cho học sinh vì đề thi đề cập
đến kiến thức quá rộng, không giới hạn những phần quan trọng.
Trang thiết bị máy móc, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nhất là
đối với bộ môn hóa học.
Thời gian thực hiện bồi dưỡng cho học sinh có giới hạn nhưng bị tiêu tốn
nhiều trong quá trình nghiên cứu, soạn giáo án.
Kinh phí dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi theo quy định còn thấp.

1.4.1.2. Nhu cầu
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngà [12], giáo viên khi bồi dưỡng HSG hóa học có
những nhu cầu sau:
-

Nên giới hạn kiến thức trước mỗi kì thi HSG hóa học.

-

Bên cạnh SGK cần thêm nhiều SBT chuyên hóa, các trang web, tải liệu tham
khảo mở rộng, chuyên sâu.

-

Thường xuyên tổ chức (ở mức toàn quốc hoặc mức cụm) các lớp bồi dưỡng
hoặc các hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trực tiếp bồi
dưỡng học sinh giỏi.

-

Trang bị thêm nhiều phòng thí nghiệm hóa học ở các trường THPT chuyên.

-

Nên sớm có những chính sách cụ thể, rõ ràng để động viên kịp thời các GV
trực tiếp bồi dưỡng HSG. Nhất là những GV bồi dưỡng HSG đạt kết quả cao.

1.4.2. Thực trạng, tình hình tự học của HSG, học sinh chuyên hóa học
Hóa học là môn học có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi người học phải có tư
duy thích hợp, đó là các năng lực quan sát, phân tích các hiện tượng thực nghiệm,


18


năng lực khái quát, tổng hợp thành quy luật và phải có phong cách học tập độc đáo,
sáng tạo.
Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều [2], học không chỉ là quá trình ghi nhận, thu thập
thông tin. Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ và vận dụng. Nhờ liên hệ và vận dụng HS sẽ
hiểu bài sâu sắc hơn, nhớ bài lâu hơn. Trong thực tế một người có thể học theo
nhiều kiểu khác nhau nhưng dưới hình thức nào thì tự học cũng là cốt lõi của quá
trình học. Tự học đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu tri thức và hoàn
thiện nhân cách con người.
Nhưng trong thực tế, việc tự học của học sinh giỏi, học sinh chuyên hóa học
đang gặp phải không ít khó khăn:
-

Số lượng học sinh yêu thích giờ bài tập không cao, học sinh chưa chuẩn bị
cho tiết bài tập vì các em chưa biết nhận dạng, chưa nắm phương pháp giải
từng dạng, không giải được bài tập khiến các em cảm thấy chán nản.

-

Số lượng bài tập và số học sinh làm được bài tập ít, học sinh chưa có thói
quen tìm các bài tập tương tự làm ở nhà.

-

Thời gian dành cho việc theo dõi, ghi chép các bài tập ở lớp và tự rèn luyện
chưa nhiều, các em phải chịu sự chi phối của nhiều môn học.


-

Không có tài liệu tham khảo các bài tập liên quan đến kì thi học sinh giỏi,
khiến các em không thể rèn luyện khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, chủ
yếu chỉ giải bài tập trên lớp của giáo viên.

-

Chưa được sự hướng dẫn của giáo viên về khả năng tự học, rèn luyện và
nâng cao tri thức tuy các em đánh giá cao vai trò tự học đối với kết quả của
mình trong các kì thi học sinh giỏi, Olympic.
Học sinh đã nhận thức được để tự học tốt thì bản thân phải có niềm tin và sự

chủ động, các em đã và đang mong muốn giáo viên soạn tài liệu hướng dẫn cũng
như tổ chức hướng dẫn cụ thể hơn cho việc học tập.

19


Chương 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ
BÀI TẬP PHẦN PHẢN ỨNG HÓA HỮU CƠ
CHƯƠNG TRÌNH THPT CHUYÊN
2.1. Những định hướng khi biên soạn hệ thống lý thuyết chương trình THPT
chuyên
2.1.1. Những định hướng khi biên soạn hệ thống lý thuyết
Trước khi biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học, chúng tôi đã nghiên cứu các
nguyên tắc chung về việc xây dựng nội dung, cấu trúc chương trình, đồng thời xây
dựng các định hướng cho việc biên soạn tài liệu như sau:
2.1.1.1. Đảm bảo thực hiện đúng chuẩn kiến thức của Bộ GD và ĐT

Biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học phải dựa trên cơ sở là thực hiện theo
đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng. Vì mục tiêu của dạy học hóa học ở trường THPT là
cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực
và gắn liền với đời sống. Những nội dung này góp phần giúp HS có được kiến thức
kĩ năng phổ thông tương đối toàn diện để có thể giải quyết tốt một số vấn đề hóa
học có liên quan đến đời sống, sản xuất. Tài liệu là một trong những phương pháp
để tổ chức hoạt động của HS nhằm khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến
thức lý thuyết đã học, hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản góp phần phát
triển tư duy sáng tạo cho HS và đạt được mục tiêu dạy học.
2.1.1.2. Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống
Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống là định hướng chủ yếu của việc lựa
chọn nội dung. Theo định hướng này, cần phải đảm bảo tính cơ bản và tính hiện đại
của hệ thống kiến thức. Đảm bảo tính cơ bản là phải đưa vào tài liệu những kiến
thức cơ bản về hóa học, còn đảm bảo tính hiện đại là tài liệu phải cập nhật những
20


×