Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

skkn ỨNG DỤNG bản đồ tư DUY TRONG dạy học vật lý 12 CHƯƠNG TRÌNH cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.54 KB, 49 trang )

ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 12 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1.

Muốn học giỏi môn Vật Lý học sinh phải làm gì?

a.

Xây dựng thói quen học tập.
Học sinh cần có thói quen học tập sao cho khoa học, hợp lý, cụ thể là:

-

Trước khi đến lớp phải dành một lượng thời gian đọc và soạn bài kỹ. Các em

cần ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi
đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay
những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè …
-

Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và có thể

thêm một số bài nâng cao. Muốn vậy phải học đều tất cả các môn, đặc biệt môn
học không thể thiếu để bổ trợ việc giải bài tập của vật lý nhanh và tốt là môn Toán
- vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần
trong việc giải các bài tập Vật lý.
b.



Những điều cần chú ý ở người học.

-

Xây dựng lòng yêu thích môn học: Trước hết,các em cần xây dựng cho

chính mình lòng yêu thích môn học. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để
học tốt môn này. Vậy bằng cách nào giúp các em xây dựng lòng yêu thích? Để có
được lòng yêu thích môn học, các em hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham
gia các hoạt động liên quan đến vật lý như tham gia câu lạc bộ vật lý ở trường, trên
Internet, theo dõi các chương trình khoa học nói về những ứng dụng … Luôn đặt
câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là
đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần

1


dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp và cái kì diệu của bộ môn này
mà yêu thích nó.
-

Rèn luyện trí nhớ tốt: Các em hãy rèn luyện cho mình một trí nhớ tốt vì có

như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học
trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là : trước khi học bài mới chúng ta nên xem
lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là "Không" vì
những bài đó chúng ta đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được
tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn.
-


Thường xuyên mở rộng kiến thức: Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chương

trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải
thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên,
để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc
thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài
tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm
bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung
cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách, chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc
hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.
-

Thảo luận, trao đổi học nhóm: khi có điều kiện, các em nên thành lập nhóm

học tập từ 03 đến 05 học sinh để học chung, vì như thế rất giúp ích cho việc gỡ rối
những vướng mắc thông qua thảo luận, chia sẻ giữa các thành viên với nhau. Đồng
thời, khi học nhóm mà các em có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc
học sẽ đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó thì việc thường xuyên hỏi ý kiến giáo
viên, một học sinh giỏi một vật lý sẽ giúp em có những hướng giải quyết đối với
một số dạng bài tập hoặc câu hỏi.
2.

Thực trạng của việc học Vật lý.
Qua kết quả điều tra và với cái nhìn tổng quan nhất ta có thể thấy thái độ học

tập môn Vật Lý của học sinh THPT chưa được tốt. Có tới 20 % học sinh không
2



bao giờ làm bài tập về nhà, 35.1 % học sinh không bao giờ tìm đọc các tài liệu Vật
Lý, 42.7 % học sinh không có thời gian tự học môn Vật Lý, 33,5 % học sinh không
bao giờ giơ tay phát biểu và 22.7 % học sinh cho rằng việc học tập và nghiên cứu
môn Vật Lý ở phổ thông là không cần thiết. Đây là tình trạng đáng báo động, đòi
hỏi nhà trường và trực tiếp là các thầy cô giáo giảng dạy có biện pháp giáo dục, rèn
luyện và thúc đẩy để hướng các em tới một thái độ học tập tốt. [4]
Đối với học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số còn e dè, thiếu tự tin,
ngại tính toán, không muốn thay đổi, thiếu sự đam mê và ham muốn khám phá
những kiến thức mới. Hơn nữa những ứng dung của môn Vật lý vào thực tiễn cuộc
sống còn xa vời với các em. Do không hiểu sâu nên không thể huy động kiến thức
nhanh, nhiều để đáp ứng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và thi Đại học. Nên kết quả
các môn tự nhiên nói chung và môn Vật lý nói riêng của trường nhiều năm trước
đây còn hạn chế.
Kết quả điều tra với học sinh trường PT Dân Tộc Nội Trú tỉnh trước khi thực
hiện đề tài như sau: 28,5 % học sinh không bao giờ làm bài tập về nhà, 65.6 % học
sinh không bao giờ tìm đọc các tài liệu Vật Lý, 100 % học sinh có thời gian tự học
trong đó 43% không bao giờ tự học môn Vật lý , 42,3 % học sinh không bao giờ
giơ tay phát biểu và 37 % học sinh cho rằng việc học tập và nghiên cứu môn Vật
Lý ở phổ thông là không cần thiết.
3.

Muôn dạy tốt môn Vật lý Giáo viên phải làm gì?

-

Vật lý là một môn học khoa học tự nhiên. Đây là môn khoa học có tính ứng

dụng thực tế rất cao, có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển
tư duy của con người. Đồng thời môn học này cũng có tầm quan trọng trong việc
giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là môn

học thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong trường Trung
học. Học tốt môn Vật lý sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại,
các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Vật lý. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng
3


cường tính thực hành, gắn học với hành, gắn kiến thức lý thuyết với sự phong phú,
sinh động của các quy luật tự nhiên.
-

Trong dạy học để có kết quả cao ngoài việc phải có chuyên môn tốt, Giáo

viên thường phải sử dụng nhiều phương pháp và kết hợp các phương pháp đó một
cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc trưng môn học, bài học và đối tượng
người học. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa
vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy - phương pháp dạy học này
đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng
phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này
rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và việc học tập của học sinh. Bước đầu đã
giảm bớt được tâm lý ngại học Vật lý, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với
môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, phương pháp tư duy mới về
môn học Vật lý.
Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Sử dụng phương
pháp này như thế nào để có hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập môn Vật lý tại
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tỉnh? Đó là những vấn đề thôi thúc tôi thực
hiện đề tài từ tháng 9 năm 2011 để đi tìm câu trả lời, và mang lại những hiệu quả
nhất định mà tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh
nghiệm này.
II.


TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

1.

Cơ sở lý luận.

1.1.

Tổng quan về bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng

và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có
thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh,
đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não,
giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của não.
4


Bản đồ tư duy giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc
rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh
học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy,
học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau,
không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số
học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để
lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo
bản đồ tư duy trong dạy và học sẽ gúp học sinh có được phương pháp học, tăng
tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả
nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà

do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử
dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa
tiềm năng của bộ não. [3]
1.2.

Bản chất phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là kĩ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư duy giúp người

học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi được thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ
dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, mở rộng, đào sâu và
kết nối các ý tưởng, bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng. Dạy học
bằng Bản đồ tư duy - một giải pháp góp phần đổi mới cơ bản giáo dục.
a.

Bản đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng:

Sự hình dung: Bản đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về
kiến thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ
siêu đẳng. Đối với não bộ, bản đồ tư duy giống như một bức tranh lớn đầy hình
ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán.
Sự liên tưởng, tưởng tượng: Bản đồ tư duy hiển thị sự liên kết giữa các ý
tưởng một cách rất rõ ràng.
5


-

Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, bản đồ tư

duy cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử

dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc bản đồ tư duy dùng
rất nhiều màu sắc khiến giáo viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng
tạo đầy phong phú của mình. Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc
sặc sỡ thông thường, bản đồ tư duy giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận,
liên kết chặt chẽ về những gì được học.
b.

Bản đồ tư duy sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc:
Bản đồ tư duy thật sự giúp tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải

khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Nếu
vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong học
sinh, đưa các em lên một đẳng cấp mới.

[3]

1.3.

Các cách thường sử dụng và những hạn chế.

a.

Dùng bản đồ tư duy để dạy bài mới.
Qua thực tế sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tôi nhận thấy phương pháp

này thực sự phát huy tác dụng đối với những học sinh có tố chất, tiếp thu nhanh có
khả năng liên tưởng các vấn đề, nhạy bén phán đoán tình huống. Nhưng trước học
sinh là đồng bào dân tộc thiểu số đa số các em tư duy còn chậm, nên khi dạy ngay
một bài bằng bản đồ tư duy thì học sinh dễ hoang mang, không nắm được bản chất
của vấn đề, khó phát hiện ra sự liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong bài với nhau

và giữa bài này với bài khác.
b.

Giảng dạy như thông thường rồi yêu cầu học sinh trình bày lại bằng

bản đồ tư duy:
Phương pháp này cũng có rất nhiều tác dụng giúp học sinh củng cố nắm
chắc bài đã học nhận thấy được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong bài dễ
dàng và cũng dễ thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức trong một chương.
6


Nhưng phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định đó là: không phát huy
được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Đôi khi còn gò ép, học sinh thường cố
gắng nhớ lại kiến thức đã được nghe giảng để tìm mối liên hệ giữa chúng, nhiều
khi cũng gặp nhiều sai sót khi đưa ra những mối liên hệ, những kết luận không
đúng chỗ.
2.

Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
Ứng dụng bản đồ tư duy như thế nào trong dạy học Vật Lý ở trường PT

Dân Tộc Nội Trú tỉnh để mang lại hiệu quả cao?
2.1.

Nguyên tắc xây dựng bản đồ tư duy dưới dạng câu hỏi gợi mở.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã xây dựng bản đồ tư duy dưới dạng câu

hỏi gợi mở, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp bằng việc trả lời câu
hỏi trong bản đồ tư duy dựa trên nguyên tắc:

a.

Nguyên tắc khi giáo viên lập bản đồ:

-

Bám sát Chuẩn kiến thức kỹ năng.

-

Bám sát kế hoạch dạy học.

-

Nêu bật kiến thức trọng tâm của bài học.

-

Thể hiện rõ các đơn vị kiến thức trong bài.

-

Giúp học sinh khi trả lời câu hỏi dễ nhận thấy các mối liên hệ giữa các đơn

vị kiến thức.
-

Không làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của học sinh, không gò ép học

sinh theo khuôn mẫu cứng nhắc.

-

Giúp học sinh dễ tìm câu trả lời khi sử dụng sách giáo khoa.

b.

Nguyên tắc khi học sinh học tập:
7


-

Học sinh dựa vào bản đồ tư duy dưới dạng câu hỏi gợi mở của giáo viên

chuẩn bị bài (soạn bài) trước khi lên lớp.
-

Học sinh có thể chủ động sử dụng màu sắc, hình ảnh yêu thích để trình bày

cho dễ học, dễ nhớ.
-

Học sinh có thể chia nhỏ và chia thêm nhiều nhánh kiến thức, tìm mối liên

hệ gữa các kiến thức và thể hiện trên bản đồ tư duy của mình.
-

Sau khi nghe giảng học sinh sửa chữa, hoàn thiện lại bản đồ tư duy cho bài

học của mình.

-

Trong việc ôn tập chương không có bản đồ tư duy dưới dạng câu hỏi gợi mở

của giáo viên, học sinh phải tự lập bản đồ tư duy sau khi học xong mỗi chương.
-

Sau khi trao đổi nhóm, hoặc phát hiện kiến thức liên quan trong bài tập, hay

trong thực tế cuộc sống học sinh vẽ thêm các nhánh kiến thức nhằm hiểu sâu hơn
kiến thức bài học.
-

Trong vật lý có nhiều công thức, hình ảnh cần trình bày đầy đủ do đó học

sinh phải lựa chọn khổ giấy phù hợp.
2.2.

Lập bản đồ tư duy dưới dạng câu hỏi gợi mở Vật lý 12 chương trình

chuẩn.
Phần này dựa trên nội dung giảm tải để lập bản lập bản đồ tư duy dưới
dạng câu hỏi gợi mở của các bài học trong sách giáo khoa Vật lý 12 chương
trình chuẩn. Các bài được sắp xếp theo thứ tự từ bài số 1 đến bài số 39 (không
có bài thực hành) từ trang số 9 đến trang số 43.

8


9



10


11


12


13


14


15


16


17


18


19



20


21


22


23


24


25


×