Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn tạo hứng thú trong giờ học văn bằng hình thức liên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.35 KB, 11 trang )

Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC
VĂN BẰNG HÌNH THỨC LIÊN MÔN
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là một trong những bộ môn

được sự quan tâm từ mọi bộ phận có liên quan bởi không chỉ vai trò, tác
dụng, ý nghĩa của nó đối với sự hình thành và phát triển trí lực, tâm lực, thẩm
mỹ cho học sinh mà còn bởi vì thái độ của học sinh dành cho bộ môn này.
Gần đây, hầu như các giáo viên bộ môn Ngữ văn đều nhận thấy và
thừa nhận một thực tế là học sinh càng ngày càng tỏ thái độ thờ ơ với môn
này. Lượng kiến thức nhiều, nặng, có phần khó hiểu cảm (nhất là một số văn
bản thuộc thời kì trung đại), khả năng và kĩ năng của các em có phần còn hạn
chế trong việc lĩnh hội và hệ thống kiến thức, cộng thêm cách giảng dạy theo
kiểu “nhả chữ”, đọc – chép, không chịu sáng tạo về phương pháp truyền thụ
nên gây sự nhàm chán trong tiết học Ngữ văn.
Môn Ngữ văn bao gồm ba phân môn: Tiếng Việt, Giảng văn và Làm
văn. Cả ba phân môn đều quan trọng và hỗ trợ nhau trong việc rèn luyện cho
các em cả về tri thức lẫn kì năng. Về thực tế, trong ba phân môn, đa số các
tiết Giảng văn thường gây hứng thú hơn cả vì sự liên quan sâu rộng với nhiều
vấn đề cuộc sống, tiếp đến là Tiếng Việt, riêng với Làm văn nếu không có sự
chuẩn bị tốt và khéo léo vận dụng các phương pháp giảng dạy sẽ khiến học
sinh mất hứng thú trong giờ thực hành. Như thế sẽ có sự khập khiễng và thiếu
đồng bộ trong việc tái hiện kiến thức và thực hành kĩ năng. Điều đó có nghĩa
là giáo viên thất bại trong công việc giảng dạy của mình.

1


GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên


Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

Về việc tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn, đã có nhiều hội thảo, bài
viết bàn bạc sâu kỹ chứng tỏ sự quan tâm của toàn ngành. Ý thức về sự quan
trọng của vấn đề, cũng như xin đóng góp một phần suy nghĩ nhỏ bé của mình,
người viết đề xuất phương pháp tạo sự hứng thú trong giờ học Ngữ văn để
nâng cao chất lượng dạy học bằng hình thức liên môn.
Hình thức, phương pháp này thật ra rất quen thuộc, đã được nhắc đến
trong các tài liệu, công trình giáo dục học và cũng được nhiều đồng nghiệp đề
cập trong các sáng kiến. Riêng cá nhân tôi, bài viết nhỏ này chưa là một sáng
kiến, chỉ là một chút kinh nghiệm mà bản thân rút ra được trong quá trình học
hỏi từ các bậc tiền bối, tổng kết và thử vận dụng trong quá trình giảng dạy
của mình.
II.

NỘI DUNG
1. Phạm vi tiến hành:
Hình thức liên môn sẽ được vận dụng cả trong cả ba phân môn: Tiếng

Việt, Giảng văn, Làm văn để có được sự đồng bộ trong quá trình giảng dạy
của giáo viên và hình thành thói quen, kĩ năng cho học sinh. Ở đây, người
viết vận dụng vào các bài sau:
- Với phân môn Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Với phân môn Giảng văn: Tỏ lòng, Nhàn, Phú sông Bạch Đằng, Đại
Cáo bình Ngô, Nguyễn Du, Trao duyên.
- Với phân môn Làm văn: Các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
- Bài Viết Quảng cáo

2. Hệ thống hóa hình thức liên môn:
Trong quá trình giảng dạy, người viết đã tìm hiểu và áp dụng thử thuật
ngữ của các bộ môn khác nhằm giúp học sinh vừa nhớ kiến thức của các bộ

2

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên


Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

môn đó, vừa thông qua các thuật ngữ quen mà lạ (vì lại dùng cho Ngữ văn) để
nhớ lâu, rồi nhớ sâu (vì gây ấn tượng) kiến thức, kĩ năng.
Người viết xin liệt kê một số bộ môn có thể vận dụng cho việc dạy –
học Ngữ văn:
- Toán: phản đề.
- Lý: Quy luật bàn tay (trái)
- Sinh học: cơ thể người với các bộ phận
- Lịch sử: tri thức về các triều đại và các cuộc chiến đấu giữa ta và
địch
- Địa lý: hệ thống các đường vẽ, bảng biểu sinh động giúp trực quan.
- Giáo dục công dân: tình yêu, tình cảm gia đình
- Công nghệ thông tin: truy cập, sử dụng mạng internet cũng như các
công cụ đa phương tiện
3. Cách thức tiến hành:
- Bước một: Gv tìm hiểu kỹ về nội dung bài dạy: mục tiêu cần đạt,
nội dung yêu cầu, kĩ năng.
- Bước hai: Gv lựa chọn các hình thức, phương tiện, phương pháp
quen thuộc, phù hợp để chuyển tải tri thức. Trên cơ sở đó, Giáo viên sẽ sáng
tạo, thay đổi hoặc kết hợp cho có phần mới lạ so với những cách thức các học

sinh đã quen từ trước.
- Bước cuối cùng: Kiểm tra bài cũ để đánh giá học sinh hệ thống
được kiến thức ở mức độ nào, ra bài tập cho các em để các em thử vận dụng
sáng tạo những cách thức đã được.

3

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên


Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

4. Ứng dụng qua một số bài học cụ thể:
4.1. Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
Với bài này, sau khi hướng dẫn học sinh phân tích trả lời các câu hỏi
trong sách giáo khoa, Gv có thể hệ thống lại các yếu tố của hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ thông qua quy luật bàn tay:
- Giao tiếp : liên tưởng đến khái niệm này như hình ảnh của bàn tay
con người.
- Từ ngón tay cái của quy luật bàn tay trái, yếu tố của hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ có thể được ví như năm ngón tay của bàn tay gồm: đối
tượng giao tiếp (who), hoàn cảnh giao tiếp (when – where), mục đích giao
tiếp (purpose), cách thức giao tiếp (how). Ta viết bốn chữ cái đầu (WWPH)
lên bốn ngón tay.
Có thể giúp HS nhớ yếu tố đầu tiên bằng một cách liên hệ: Giao tiếp
này của hoạt động của con người -> ai (who) -> yếu tố: đối tượng giao tiếp.
* Hình thức này giúp các em nhớ lại một thuật ngữ vật lý, bổ sung vào
vốn từ anh văn và hơn hết, cách thức “là lạ” này giúp các em nhớ bài rất
nhanh.
4.2. Bài Tỏ lòng, Phú sông Bạch Đằng, Đại cáo bình Ngô:

Với những bài này, chúng ta vận dụng tri thức lịch sử là liên môn phổ
biến nhất. Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị tìm hiểu các sự kiện lịch sử cụ thể sau:
- Tỏ lòng: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần một và bối
cảnh thời đại cùng sự chuẩn bị chiến tranh của cuộc kháng chiến lần hai. Từ
đó hiểu được thử thách ghê gớm của lịch sử và tầm vóc vòi vọi của con người
và dân tộc thời Trần.

4

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên


Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

- Phú sông Bạch Đằng: hệ thống lại kiến thức lịch sử ở bài Tỏ lòng,
hào khí của dân tộc qua thời đại nhà Trần để hiểu được ý nghĩa cao cả của
chuyến đi thực tế của tác giả, tâm trạng của tác giả, tính chất của cuộc chiến,
kết quả của cuộc chiến cũng như quy luật tất yếu tác giả rút ra từ minh chứng
lịch sử.
- Đại cáo bình Ngô: tìm hiểu những biến cố của lịch sử thời Trần –
Hồ: sự suy tàn và chuyển giao của hai triều đại, giọng điệu và tội ác kẻ thù,
quá trình chiến đấu của nghĩa quân Lê Lợi. Học sinh có thể lập bảng biểu để
hệ thống lại tri thức lịch sử để nắm trọn vẹn chuỗi sự kiện được thể hiện trong
một văn bản dài, khó nhớ:
Dẫn chứng văn học
(trong ĐCBN)
- Nhà Trần suy tàn, nhà Hồ cướp Nhân họ Hồ chính
Bối cảnh lịch
sử


ngôi gây bất bình trong nhân dân

sự phiền hà

…………

Để trong nước lòng

dân oán hận
- Chưa dứt dã tâm xâm lược phương Bọn cuống
nam
Sự chuẩn bị
của giặc

Minh

thừa cơ gây họa

- Lợi dụng nội bộ Đại Việt náo loạn
chưa có chuẩn bị chiến tranh và đưa
ra luận điệu “Phù Trần diệt Hồ” xảo
trá

5

Tình hình của

…………………….
- Gặp nhiều khó khăn về mọi mặt


ta trước cuộc

- Những tiền đề có được

chiến
Diễn biến trận

………………………………
- Địch hung tàn với tội ác man rợ ……………….

……………

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên


Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

nhưng nhanh chóng bị đánh bại liên
đánh

tiếp
- Ta xuất trận với tình yêu, ý thức
và khí thế hào hùng
- Ta thắng, địch thua

Kết quả

…………………

- Nền thái bình mở ra

- Trân trọng thành quả và sự giúp
đỡ của tổ tiên, trời đất

4.3. Bài Nguyễn Du:
Với bài tác gia này, chúng ta sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống lại
luận điểm lớn:
Gv vẽ hình người tượng trưng cho Nguyễn Du với hai cánh tay: một
cánh tay đề tên Cuộc đời, tay còn lại đề tên Sự nghiệp văn học. Gv có thể chỉ
ra những ý nhỏ cần nhớ bằng cách vẽ sau:
- Cánh tay Cuộc đời có năm ngón gồm: văn hóa vùng quê, gia đình,
thời đại, hoạn lộ và danh tiếng.
- Cánh tay Sự nghiệp văn học có năm ngón gồm năm tác phẩm:
Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Đoạn
trường tân thanh, Văn chiêu hồn.
Còn nội dung và nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Du, Gv có thể vẽ
bằng các hình ảnh kèm theo như cái quạt, cuốn vở nhỏ… Điều này tùy vào sự
sáng tạo và óc hài hước của mỗi giáo viên.
4.4. Bài Trao duyên:
Với bài Trao duyên, ta có thể chú ý những cách sau:

6

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên


Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

- Phản đề: Cách này ta có liên quan với một thuật ngữ khác là Câu hỏi
tình huống có vấn đề. Có điều khi gọi hình thứ này bằng một tên gọi khác
thuộc Toán học, các em sẽ có ấn tượng lâu hơn. Phản đề ở đây nhằm đặt ra

những câu hỏi có ý trái ngược nhằm muốn các em tư duy để phản bác lại.
Phản đề được sử dụng trong các sự việc sau:
+ Lời mở đầu của Thúy Kiều khác biệt thế nào so với đối tượng và
hoàn cảnh bình thường? Phải chăng là Thúy Kiều thiếu hiểu biết về đối tượng
giao tiếp? Sau khi nghe HS trả lời, Gv giảng giải về hoàn cảnh và mục đích
trong lối xưng hô đặc biệt của Thúy Kiều.
+ Tại sao khi trao kỉ vật cho em, Thúy Kiều lại có những câu nói “lạ
lùng” về quyền sở hữu và mối quan hệ tình cảm với chàng Kim? Phải chăng
Kiều cố ý làm Vân buồn lòng?
+ Thúy Kiều đang đối thoại với em, tại sao sau đó lại độc thoại với
mình rồi hướng đến đối thoại với chàng Kim (vắng mặt)? Phải chăng đó là
việc Kiều thiếu tôn trọng người em?
-> Chốt lại, GV lý giải thái độ hiện tại của Thúy Kiều không thể dùng
lý trí thông thường để bình giá mà phải xét đến tính hợp lý của diễn biến tâm
trạng nhân vật. Tuy nhiên ở những trường hợp này, Gv lưu ý phải thật khéo
léo định hướng HS và nhấn mạnh ý đánh giá tổng kết: Ngược lại với những
suy nghĩ bình thường và thiển cận, Kiều hiện lên là người con gái thông
minh, nhạy bén, chân thành, hiếu nghĩa đủ đường.
4.5. Bài Viết Quảng cáo:
Bài này sẽ giúp học sinh vận dụng và sáng tạo trên những kiến thức về
internet để phục vụ cho bài thực hành về quảng cáo.
Gv sẽ yêu cầu các em làm những công việc sau:
- Phân chia HS làm theo nhóm/ tổ.

7

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên


Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn


- Lựa chọn lĩnh vực, sản phẩm để làm quảng cáo
- Xác định công dụng của sản phẩm quảng cáo
- Tìm trên mạng (YouTube, Facebook, Yahoo…) những hình ảnh
hoặc những clip quảng cáo về sản phẩm, lĩnh vực tương tự của nhóm/tổ.
- Lên kịch bản cụ thể gồm nội dung (lời thoại của diễn viên, nội dung
về sản phẩm và chọn câu slogan cho thương hiệu) và hình thức chuyển tải nội
dung (âm thanh, hình ảnh, địa điểm…)
- Tiến hành quay MV, clip quảng cáo thực tế trên kịch bản đã soạn
thảo
- Tìm những phần mềm xử lý hình ảnh để chỉnh sửa những cảnh
quay, hình ảnh của nhóm /tổ.
- Cuối cùng hoàn tất thành sản phẩm trọn vẹn.
- Gv chấm, nhận xét và cho điểm.
5. Những điều cần lưu ý:
- Đây là hình thức liên môn, nếu Gv không cẩn thận sẽ sa đà qua bộ
môn khác hoặc làm cho HS thay vì nhớ kiến thức Ngữ văn thì lại chỉ nhớ mỗi
thuật ngữ của bộ môn khác.
- Khi vận dụng Gv cần lưu ý về thời gian, tránh sử dụng hình ảnh,
bảng biểu quá nhiều hoặc quá kỳ công trong việc sáng tạo hình ảnh, bản đồ
nhiều màu sắc, hình dạng khiến cho bài bị loãng và mất thời gian.
6. Kiểm tra:
Để kiểm tra mức độ khả thi, hiệu quả của hình thức này, Gv cần tiến
hành những việc sau:

8

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên



Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

- Kiểm tra bài cũ: yêu cầu Hs hệ thống bài học bằng lời nói hoặc
bằng cách thức khác (hát, đọc rap, vẽ Mindmap, hình ảnh…) mà Gv đã từng
hướng dẫn ở tiết học trước.
- Nếu còn thời gian, Gv có thể yêu cầu HS tái hiện ngay tại lớp hoặc
biến tấu bằng nhiều cách khác nhau nội dung bài học.
- Thực tế bản thân tôi khi vận dụng hình thức liên môn, các em đã rất
tích cực, chủ động và sáng tạo muôn vàn hình ảnh đặc biệt, thậm chí gây cười
và gây bất ngờ vì những liên tưởng, tưởng tượng của các em. Những việc mà
HS nghĩ chỉ có ở các công ty lớn hay các nhà chuyên nghiệp mới có thể làm,
cụ thể như làm một MV quảng cáo, thì nay các em đã tự tay làm được, dù vẫn
còn non nớt. Đó là bài thực hành vô giá mà các em trải nghiệm được, biến
kiến thức thành kĩ năng và cả kinh nghiệm nghề nghiệp về sau.
III.

LỜI KẾT
Việc tạo hứng thú trong giờ Ngữ văn là một trong những mối quan

tâm hàng đầu hiện nay của các Gv trực tiếp đứng lớp. Việc này cần phải tiến
hành thường xuyên, bền vững, tác động qua mọi hình thức. Nếu được thì cần
phải tiến hành trong mọi bài dạy, mọi tiết dạy, mọi phân môn.
Muốn làm được điều đó đòi hỏi tri thức, khả năng, sự chuẩn bị, nhiệt
tình muốn cải tạo tình hình và cả tấm gương đạo đức, tác phong, thái độ với
HS từ phía GV. Tất yếu, tất cả vẫn cần phải có sự cộng hưởng của mọi nhân
tố: giáo viên, học sinh, nhà trường, xã hội. Cho nên đây vẫn còn là một thử
thách cho những GV tâm huyết với nghề.
Với mong muốn chia sẻ, đóng góp và được góp ý, người viết hi vọng
mình bài viết có ý nghĩa nào đó với những người trong nghề, dù rất nhỏ bé.
Bài viết nhỏ này không phải là một sáng kiến, chỉ là một những kinh nghiệm


9

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên


Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

được tổng hợp ở mộ chừng mực nhất định. Vì đây là những thử nghiệm cá
nhân dựa trên sự học hỏi nên có thể còn những thiếu sót, hạn chế, ở mặt nào
đó có thể chưa thực sự khả thi hoặc đạt hiệu quả cao nhất. Cho nên rất mong
và vô cùng trân trọng những ý kiến của các bậc tiền bối, các bạn đồng nghiệp
để công việc giảng dạy chung, sự nghiệp chung được tốt hơn.

10

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên


Tạo hứng thú trong giờ học Văn bằng hình thức liên môn

MỤC LỤC

I.

Lý do chọn đề tài.............................................................................1

II.

Nội dung đề tài................................................................................2

1. Phạm vi tiến hành.......................................................................2
2. Hệ thống hình thức liên môn......................................................2
3. Cách thức tiến hành....................................................................3
4. Ứng dụng qua một số bài học cụ thể..........................................4
5. Những điều lưu ý........................................................................8
6. Kiểm tra .....................................................................................9

III.

11

Lời kết.............................................................................................9

GV: Hồ Thị Hương Mai – THPT Trấn Biên



×