Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn CÁCH SOẠN GIẢNG bài đọc THÊM môn học NGỮ văn ở bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.25 KB, 18 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : TRỪƠNG THPT TRẦN PHÚ
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁCH SOẠN GIẢNG BÀI ĐỌC THÊM
MÔN HỌC NGỮ VĂN Ở BẬC THPT

Người thực hiện: Danh Kiều Oanh
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn.
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2012 - 2013

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Danh Kiều Oanh
2. Ngày tháng năm sinh: 02/12/1979
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 121/1 Thôn Xây Dựng, Giang Điền, Trảng Bom, Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0909590359
6. Fax:

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 8 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
2. Mối tình của Chí Phèo và Thị Nở.
3. Ứng dụng bài Lí luận văn học vào phân tích nhân vât trong truyện.


CÁCH SOẠN GIẢNG BÀI ĐỌC THÊM

MÔN HỌC NGỮ VĂN

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình học đối với môn học Ngữ văn số bài đọc thêm tương
đối nhiều so với tổng số bài trong chương trình học. Nhưng với thời gian hạn
hẹp theo phân phối chương trình thì không đủ để chúng ta truyền đạt tất cả nội
dung bài học cho học sinh hiểu. Vả lại những tác phẩm ấy theo tôi đó cũng là
những tác phẩm hay, nó giúp học sinh hiểu biết củng cố thêm về những tác giả
văn học, về những giai đoạn văn học, về trào lưu văn học… Vậy làm thế nào để
truyền tải hết nội dung cơ bản trong thời gian cho phép. Đó là trăn trở của giáo
viên khi giảng dạy các bài đọc thêm. Hơn nữa, theo chương trình năm 10111012 lại cắt một số bài chính trong chuyền sang đọc thêm- những bài ấy lại là
những bài hấp dẫn. Ví dụ: Đoạn trích “Ra ma buộc tội”(Lớp 10) “Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn”(lớp 10) “Ba cống hiến vĩ đại của Mác”(lớp 11)…nếu
bỏ qua thật đáng tiếc.
Mặc khác nói đến hai chữ “đọc thêm” thì dường như học sinh xem nhẹ
nếu như không nói là không muốn học. Vậy làm thế nào để học sinh không có
suy nghĩ đó. Từ những lí do trên bản thân tôi nghĩ ra cách soạn giảng các bài học
thêm đối với môn học Ngữ văn. Hy vọng đề tài này là sự chia sẻ kinh nghiệm
của cá nhân với đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng
nghiệp để đề tài tôi được hoàn thiện hơn, ứng dụng vào công tác giảng dạy.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lí luận
Luật giáo dục nêu rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp
học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”. Tôi chú trọng đến một trong những yếu tố mà luật giáo dục đã đề



cập-tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui ,hứng thú cho học sinh. Với những
suy nghĩ trên, bản thân tự nhận thấy cần thiết có một cách soạn giảng phù hợp
với nội dung các bài đọc thêm mặc dù chưa có tài liệu để tham khảo.
Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú cho học sinh là phương
pháp chủ yếu mà bản thân hay sử dụng trong quá trình giảng dạy. Muốn cho học
sinh hoạt động tích cực, giáo viên phải khơi gợi nguồn cảm hứng và tác động
đến tinh thần tự giác của học sinh để học sinh chuẩn bị tốt bài soạn ở nhà. Học
sinh chuẩn bị bài xong các em sẽ hứng thú học hơn.
Hơn nữa các bài đọc thêm có rất nhiều bài hay như: Rama buộc tội trích
Ramayana, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên, Nỗi
thương mình trích Truyện Kiều cũa Nguyễn Du ( lớp 10 ).Vịnh khoa thi hương
của Tú Xương, Chay giặc của Nguyễn Đình Chiểu, Lai Tân của Hồ Chí Minh,
Nhớ Đồng của Tố Hữu,…(Ngữ văn 11)Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Đất
nước của Nguyễn Khoa Điềm, . . .( Ngữ văn 12 ) mà các bài đọc thêm này chỉ
dành thời gian từ 10 đến 20 phút để hướng dẫn cho học sinh. Nếu như không có
cách soạn giảng cho phù hợp thì không tài nào giáo viên truyền tải hết nội dung
cần thiết và học sinh cũng khó để khai thác hết những yếu tố đặc sắc trong tác
phẩm.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy trong nhiều năm gần đây các bài đọc thêm chỉ được hướng dẫn
cho học sinh trên lớp chứ không có thời gian giảng dạy. Nhưng đối với tình hình
chung của trường Trần Phú, đa phần học sinh trung bình-yếu mà chỉ hướng dẫn
thì học sinh sẽ lờ đi. Vậy là giá trị của các bài đọc thêm không có tác dụng.Tất
cả các yếu trên là là cơ sở thực tiễn của đề tài.
1.2.1. Thuận lợi
- Về giáo viên
Như đã nói ở trên đề tài này đã được khá nhiều giáo viên quan tâm. Điều đó giúp
cho tôi có tâm huyết hơn và dễ dàng trao đổi khi gặp khó khăn trong quá trình
thực hiện



Về bản thân, tôi cũng đam mê văn học nên các bài đọc thêm trong chương
trình cũng là tâm điểm gây sự tìm tòi khám phá của tôi. Vì vậy mà việc xác định
nội dung cần đạt trong các bài đọc thêm tương tối dễ dàng.
- Về học sinh, nhìn chung ở mỗi lớp học ít nhiều đều có những học sinh
tích cực và hứng thú học văn. Việc kết hợp giữa giáo viên và học sinh trong việc
dạy và học giờ đọc thêm hết sức thuận lợi, tiện cho việc nắm bắt mức độ đọc
hiểu của học sinh. Từ đó người giáo viên có cách soạn giảng phù hợp.
1.2.2.Khó khăn
- Về giáo viên
Hiện nay có rất ít tài liệu đề cập đến nội dung và kiến thức của các bài đọc thêm.
Nên nguồn tài liệu hổ trợ đề tài không tìm ra, đặc biệt là những tài liệu nói về
cách soan giảng.
Với nguồn hiểu biết hạn hẹp cộng với lòng đam mê, tôi mạo muội viết đề tài
này bằng những quan niệm suy nghĩ cá nhân do vậy đề tài khai thác sẽ chưa đầy
đủ, sâu sắc.
Với những khó khăn trên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi sai sót. Tôi mong
chờ nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô.
- Về học sinh
Mặc dù có học sinh đam mê học văn nhưng đó chỉ là số ít còn lại đa phần
học sinh trung bình - yếu nên khả năng đọc hiểu và cảm nhận các bài đọc
thêm là rất thấp.Đồng thời đa phần học sinh đều xem nhẹ bài đọc thêm vì
không nằm trong yêu cầu của đề thi.Vì vậy trong quá trình giảng dạy dù
người giáo viên hết sức cực lực mà kết quả vẩn chưa cao.
2. Nội dung thực hiện đề tài
2.1. Cách soạn
Soạn là một khâu quan trọng quyết định kết quả của tiết dạy và học, giáo
viên soạn tốt bài dạy sẽ dễ dàng thực hiện, học sinh soạn tốt học rất dễ hiểu. Với
những nội dung có sẳn đến khi dạy giáo viên chỉ cần dựa vào đó mà trình bày
theo hệ thống logic, học sinh dựa vào đó trả lời câu hỏi.

2.1.1 Học sinh


Để thực hiện có hiệu quả bài dạy thì cần có sự chuẩn bị của học sinh. Việc
chuẩn bị bài trước giúp học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản –
không cần đọc lại. Mặc khác học sinh cũng sẽ chủ động hơn trong việc khai thác
vấn đề trên lớp( giáo viên dành 1 đến 2 phút sau tiết học trước để dặn dò học
sinh soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa)
2.1.2 Giáo viên
Giáo viên thể hiện phần chuẩn bị của mình trên giáo án trong cột hoạt
động giáo viên và học sinh.
- Phần hoạt động của giáo viên và học sinh
+ Cách đặt câu hỏi gợi mở để tạo hứng thú cho học sinh:
Thông thường tâm lí học sinh thường xem nhẹ các bài đọc thêm từ đó các
em lơ là, không quan tâm. Việc tạo tâm thế cho giờ học là rất quan trọng. Với
thời gian hạn hẹp giáo viên tận dụng ngay vào giời học bằng những câu hỏi gợi
mở. Điều ấy còn có tác dụng khích lệ tinh thần chủ động tích cực của một số học
sinh yếu kém. Khi trả lời được các câu hỏi học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn và
tiết đọc thêm nó sẽ trở nên nhẹ nhàng đơn giản. Muốn làm được những điều đó
thì giáo viên chuẩn bị thật cẩn thận một hệ thống câu hỏi trong giáo án của mình.
Ví dụ: để khích lệ tinh thần xung phong tạo hứng thú trong giờ học bài
Lai Tân của Hồ Chí Minh, giáo viên có thể đặt câu hỏi sau:
Câu hỏi: Năm 1942, Bác Hồ sang Trung Quốc để làm gì. Kết quả như thế nào?
Đây là câu hỏi mang tính chất gợi mở nên chỉ cần những ý nhỏ để học sinh xác
định câu trả lời.(Có lẽ tất cả học sinh đều trả lời được câu hỏi trên vì các em đã
được học bài Chiều Tối) Với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng
minh hội và phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ Chí Minh sang
Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Người bị chính quyền Tưởng
Giới Thạch bắt giam vô cớ.
Khi học sinh trả lời được câu hỏi đó, phần nào các em đã có nhận định sơ

về xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch nếu như không nói các em sẽ có
cái nhìn phản cảm về xã hội Trung Quốc. Từ đó đặt tiếp các câu hỏi có liên quan
để tìm hiểu nội dung văn bản.


Câu hỏi: Trong những ngày bị giam cầm tác giả cảm nhận điều gì về nhà tù
Trung Quốc?
Học sinh trả lời : đó chính là thực trạng đen tối thối nát của xã hội Trung Quốc
mà mọi người tưỡng là yên ấm tốt lành.
Câu hỏi : Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu cuối( Trời đất Lai Tân
vẫn thái bình)
Học sinh trả lời: Châm biếm mỉa mai sự yên ấm tốt lành chỉ là cái vỏ để che đậy
thực trạng thối nát bên trong.
Trả lời được câu hỏi gợi mở bên trong thì hai câu hỏi còn lại trong sách
giáo khoa không khó khăn gì với học sinh. Trong phần câu hỏi sách giáo khoa đã
gợi cho các em hiểu được bộ máy quan lại ở Lai Tân không làm tròn trọng trách
của mình-kẻ thì lo đánh bạc, kẻ thì tham ô hối lộ, kẻ thì làm việc riêng qua việc
soạn bài ở nhà. Nắm được các ý trên là học sinh đã hiểu được nội dung của bài.
Qua ví dụ ta thấy chỉ với hai câu hỏi xoáy sâu vào nội dung và những câu
hỏi gợi mở đã giúp học sinh nắm được nội dung và tư tưởng văn bản trong thời
gian hạn hẹp.
Một ví dụ khác: Khi dạy đoạn trích Rama buộc tội- sử thi Ramayana của
Vanmiki (lớp 10)nội dung cần đạt: thấy được vẻ đẹp tinh thần của nhười Ấn Độ
cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu.
Đối với đoạn trích này buộc học sinh phải đọc trước ở nhà và nắm vững cốt
truyện để hiểu được lời lẽ buộc tội và ruồng bỏ vợ của nhân vật Rama cũng như
những mâu thuẫn trong tâm trạng của một nhân vật anh hùng cổ đại. Từ đó đặt
câu hỏi gợi mở:
Câu hỏi 1: Trong những lí do mà Rama đưa ra để giải cứu Xita có lí do nào xuất
phát từ tình yêu của chàng dành cho Xi ta kông?

Câu trả lời: Tất cả những lí do mà Rama giải cứu Xi ta là vì danh dự, vì tài năng
vì bảo vệ tiếng tâm của dòng tộc.
Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về nhân vật Rama?.


Câu trả lời: Đó là một nhân vật anh hùng trọng danh dự vì bản thân là một đức
vua nên phải đặt lợi ích cộng đồng lên tình cảm cá nhân mình. Phải hi sinh tình
yêu để bảo vệ oai danh của dòng tộc.
Câu hỏi 3: Thế thì Rama có yêu vợ không. Vì sao chàng làm như vậy?
Trả lời được câu hỏi trên học sinh đã nhận ra sự mâu thuẫn trong tâm trạng của
nhân vật Rama- cuộc chiến vì danh dự, ngĩa vụ và tình yêu.
+ Kết hợp hệ thống câu hỏi gợi mở với câu hỏi sách giáo khoa để làm nổi
bật nội dung cơ bản:
Đa phần câu hỏi sách giáo khoa đã đủ làm nổi bật nội dung tư tưởng nên
việc sử dụng câu hỏi sách giáo khoa rất tiện lợi cho việc soạn giảng bài đọc
thêm.
Cũng ví dụ từ bài Lai Tân-Hồ Chí Minh (lớp 11).Để đạt được nội dung yêu cầu
như đã nói ở trên giáo viên có thể sử dụng nguyên văn câu hỏi 1 và 2 trang 45
sách giáo khoa kết hợp với những câu hỏi gợi mở tạo hứng thú cho học sinh đủ
làm sáng tỏ dung yêu cầu của bài đọc thêm trên lớp.
Để dạy bài Lai Tân chỉ cần hai câu hỏi gợi mở và hai câu hỏi sách giáo khoa đủ
làm nổi bật nội dung tư tưởng của văn bản:
Ví dụ :
Câu hỏi gợi mở: Năm 1942, Bác Hồ sang Trung Quốc để làm gì. Kết quả như
thế nào?
Câu trả lời: Với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh hội và
phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc
để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch
bắt giam vô cớ.
Câu hỏi gợi mở: Trong những ngày bị giam cầm tác giả cảm nhận điều gì về nhà

tù Trung Quốc?
Câu trả lời : đó chính là thực trạng đen tối thối nát của xã hội Trung Quốc mà
mọi người tưỡng là yên ấm tốt lành.


Câu hỏi sách giáo khoa: Trong ba câu đầu bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được
miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức
năng của những người đại diện cho pháp luật không?
Câu trả lời: Họ không làm đúng chức trách của mình, ban trưởng thì lo đánh bạc
Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ, cảnh trưởng thì lo tham lam tiền phạm
nhân bị giải Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền, còn huyện trưởng thì làm
việc riêng Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự.
Câu hỏi sách giáo khoa: Phân tích sắc thái châm biếm, mĩa mai ở câu thơ cuối?
Câu trả lời: Từ vẫn thái bình thể hiện sắc thái châm biếm, mĩa mai xã hội Trung
Quốc thời Tưởng Giới thạch, sự yên ấm tốt lành chỉ là cái vỏ để che đậy thực tế
thối nát bên trong.
Đó là một số câu hỏi ví dụ để thấy được sự kết hợp ngững câu hỏi gợi mở
với những câu hỏi sách giáo khoa là rất tiện lợi trong việc soạn giảng bài đọc
thêm- tiết kiệm được thời gian, lớp học sinh động, kiến thức cô đọng.
Chú ý khi đặt câu hỏi cần dựa vào những hình ảnh then chốt và những từ
ngữ đăc sắc mà trong thơ gọi là "thi nhãn".Đây là yếu tố rất quan trọng giáo viên
đặc biệt quan tâm để tiết kiệm được tthời gian tiết học. Những hình ảnh then
chốt góp phần quan trọng không kém vào việc thể hiện chủ đề của tác phẩm nếu
giáo viên dựa cào đó đặt câu hỏi thì nội dung bài học hiện lên một cách rõ nét
hơn.
Ví dụ: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình
(Lai Tân-Hồ Chí Minh)

Khi đọc những từ ngữ gạch chân ở trên ngoài việc hiểu nghĩa đen còn phải
hiểu sắc thái nghĩa mà từ ngữ biểu đạt.Ví dụ từ chuyên ngoài nghĩa chuyên môn,
chuyên làm, chuyên nghiệp còn có nghĩa công việc đó làm nhiều lần thành
chuyên môn mục đích châm biếm việc chuyên đánh bạc.Hay từ quanh ngoài
nghĩa quanh năm suốt tháng quanh quẩn còn có nghĩa là cứ quanh quẩn lo thu


gom tiền hối lộ của phạm nhân hoặc tìm cách để thu thêm tiền phạt quên hết
nhiệm vụ cai tù của mình.
Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật lúc nào ta cũng hiểu cho được hai chức năng
cơ bản của nó- chức năng thông tin và chức năng thẩm mĩ. Nên ngoài nghĩa gốc
mà từ ngữ thể hiện còn có một lớp nghĩa nữa là nghĩa phái sinh. Từ đó ta kết
luận nội dung tư tưởng văn bản.
Với bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn như vậy, giáo viên chỉ cần 5 phút
hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung một cách dễ dàng thông qua những câu
hỏi có tính chất quyết định.
- Phần nội dung cần đạt
Ở phần này giáo viên chỉ ghi những ý cơ bản, còn lại trong quá trình giảng
thầy cô sẽ diễn giải thêm.(Xem phần giáo án minh họa)
2.2.Cách giảng
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Khi đổi mới phương pháp dạy và học, người ta đã chú trọng đến vấn đề
này. Đọc hiểu là khâu quan trọng để học sinh nắm được nội dung cơ bản. Vậy
thì đọc như thế nào hiểu ra làm sao giáo viên cần hướng dẫn một cách cụ
thể(nếu cần giáo viên giải thích cho học sinh những từ ngữ khó hiểu trước khi
đọc văn bản trên lớp).Tùy theo độ dài văn bản mà giáo viên có thể cho học
Đọc hiểu là hai yếu tố đi đôi với nhau. Nhưng “đọc” là vấn đề thông
thường còn “hiểu” thì tùy thuộc vào năng lực cảm thụ văn học của từng học sinh
và đa phần học sinh gặp khó khăn trong vấn đề này.Hơn nữa đây là bài đọc thêm
không có thời gian đọc trên lớp học sinh tự đọc hiểu nên càng khó khăn hơn. Để

hiểu được nội dung văn bản thì phải dựa vào đâu?Làm thế nào để hiểu đúng mục
đích mà tác giả sử dụng ngôn ngữ đó? Đó là vấn đề mà học sinh thường thắc
mắc. Vậy thì giáo viên nên hướng dẫn học sinh cụ thể những yếu tố quan trọng
trong văn bản là đều dựa vào những ngôn từ nghệ thuật, ngô ngữ nghệ thuật là
phương tiện chuyển tải nội dung văn bản nên khi khai thác một tác phẩm văn
học ta dựa vào hai yếu tố: nội dung và nghệ thuật để thấy được giá trị tư tưởng


của tác phẩm. Từ nghệ thuật làm nỗi bật nội dung nên giáo viên hướng dẫn học
sinh chú ý vào những từ ngữ hình ảnh mà tác giả đã sữ dụng trong văn bản.
Bước 2: Giảng những từ ngữ, hình ảnh then chốt
Phần soạn bài ở nhà giáo viên đà chuẩn bị các câu hỏi. Khi lên lớp giáo
viên chú ý đến việc khích lệ tinh thần xung phong của học sinh tạo không khí
sinh động trong giờ học và phân bố thời gian cho hợp lí.
Ví dụ : Vào đầu giờ giáo viên có thể kiểm tra việc chuẩn bị bài học thêm
của học sinh ở nhà bằng những câu hỏi đơn giản để học sinh lấy điểm cộng và
những câu hỏi đó phải liên quan đến nội dung bài sắp học. Sau đó đặt các câu
hỏi đã chuẩn bị sẵn trong phần soạn để học sinh trả lời. Giáo viên hướng dẫn và
giảng những từ ngữ then chốt rồi chốt lại nội dung một cách ngắn ngọn.
Ví dụ : Dạy bài Nhớ đồng của Tố Hữu ( lớp 11 ). Đặc điểm bài thơ tương
đối dài nên giáo viên chọn yếu tố đặc sắc để giảng. Cũng từ phương pháp đặt câu
hỏi gợi mở kết hợp với câu hỏi sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
hiểu nội dung văn bản và giảng giải những từ ngữ khen chốt điển hình như điệp
khúc " Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, hiu quạnh bên trong một tiếng hò ".
Trong câu đó có từ ngữ cần giải thích là những trưa, tiếng hò . Từ những chỉ số
nhiều, sự việc lập lại nhiều lần kết hợp với từ trưa, tức là buổi trưa – không phù
hợp lắm cho tiếng lòng thổn thức. Ấy vậy mà trong lòng tác giả lại gợi lên nỗi
nhớ khi tiếng hò vang vọng. Chắc hẳn nỗi nhớ ấy luôn luôn rạo rực trong lòng,
một nỗi nhớ da diết triền miên. Từ đó ta khẳng định tác giả là người luôn tha
thiết với cuộc đời, khao khát được sống cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Làm rõ yếu tố ấy học sinh đã hiểu được tâm trạng của nhà thơ, một tâm
hồn tha thiết với đời, niềm khát khao yêu cuộc sống.
Tương tự từ tiếng hò giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu tại sao
tiếng hò gợi tác giả bao nổi nhớ. Tố Hữu lớn lên trong vòng tay của mẹ, giấc ngủ
của người được ru bởi lời ru ngọt ngào của mẹ. Hơn nữa quê hương của người là
nơi nổi tiếng về làn điệu dân ca nên tiếng hò với tác giả là hai yếu tố gắn bó với
nhau từ thời thơ ấu. Đó là nguyên nhân tại sao tiếng hò lại gợi cho tác giả bao
nỗi nhớ.


Soạn giảng là hai yếu tố không thể tách rời nhau, soạn là xác định những
nội dung cơ bản cần giảng còn giảng là làm sáng tỏ nội dung đã soạn. Tuy nhiên
do thời lượng của bài đọc thêm ít nên giáo viên chỉ cần giảng những từ ngữ then
chốt, không nên ôm tất cả nội dung thì giờ dạy bài đọc thêm sẽ nhẹ nhàng và
không phải chạy đua với thời gian.
Bước 3: Giáo viên cho học sinh ghi chép những nội dung cơ bản. Phần
này chỉ chốt lại cho học sinh một cách ngắn gọn đáp ứng nội dung cần đạt(Xem
giáo án minh hoạ)
Bước 4: Củng cố và dặn dò bằng những câu hỏi(Xem giáo án minh hoạ)
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Khi thực hiện phương pháp này đảm bảo được thời gian cho phép.
- Học sinh tích cực hoạt động, không còn phân biệt bài đọc thêm với bài
học chính thức.
- Hiệu quả tiết học cao: học sinh hiểu bài, giáo viên truyền tải hết nội dung
cần đạt.
Bảng thống kê số liệu
Sau khi áp dụng phương pháp
Lớp
11a2
11a7

11a8
10a9

Mức độ hứng thú
90%
85%
80%
90%

Mức độ hiểu bài
80%
70%
75%
85%

IV. KẾT LUẬN
Sau khi xác định được phương pháp soạn giảng bài đọc thêm, bản thân đã
không còn lo sợ như trước đây – sợ không kịp giờ, sợ học sinh nhàm chán, . . .
mà soạn giảng các bài đọc thêm rất nhẹ nhàng. Đầu tư vào việc soạn- giảng các
bài đọc thêm sẽ làm cho người giáo viên thêm yêu văn chương hơn, từ đó khích
lệ tinh thần làm việc và ta sẽ thấy được niềm vui khi sáng tạo ra một cái gì đó
mới mẻ.
Tuy nhiên tất cả những vấn đề vừa trình bày ở trên hoàn toàn xuất phát từ
những suy nghĩ chủ quan nên tôi chân thành mong đợi nhận được sự đóng góp


nhiệt tình của quý thầy cô để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và
thiết thực hơn.
V.ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1.Đề xuất

- Để áp dung được đề tài này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc hiểu
văn bản trước khi kết thúc tiết học trước đó, học sinh phải soạn bài ở nhà.
- Giáo viên phải linh hoạt trong quá trình tổ chức các khâu lên lớp để tiết
kiệm được thời gian.
- Nên có sưu tầm các hình ảnh minh họa (nếu có) để giờ học thêm hấp dẫn
- Không nên căn thẳng gây áp lực cho học sinh mà phải tạo không khí lớp
vui tươi, sinh động thì các em mới thích học.
2.Kiến nghị
Hiện tại thư viện trường có rất ít tư liệu đa phương tiện như đĩa CD, phim
ảnh,...đề nghị sưu tầm thêm đề phục vụ cho việc dạy và học môn Ngữ văn có
hiệu quả hơn.

Giáo án minh họa
Tiết: 90

Đọc thêm- Bài 1: LAI TÂN
-Hồ Chí MinhBài 2: NHỚ ĐỒNG
-Tố Hữu A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Bài Lai Tân
-Thấy được hiện thực nhà tù Tưởng Giới Thạch và tính chiến đấu của bài
thơ.
- Nhận thức được đặc sắc của bút pháp trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh.
Bài Nhớ đồng
- Thấy được cách lựa chọn hình ảnh miêu tả và diễn diến tâm trang của
nhà thơ.


- Hiểu được nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài nhà tù, đó là sự khao khát cuộc
sống tự do.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức
Bài Lai Tân
- Thực trạng thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân.
- Thái độ châm biếm của tác giả.
Bài Nhớ đồng
- Tâm trạng nhớ đồng của nhà thơ
- Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ
2. Kĩ năng
Đọc-hiểu văn bản
C.TIÊN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn

Nội dung cần đạt
Bài 1: LAI TÂN –Hồ Chí Minh -

CH:Em hãy cho biết bài thơ được

I. TÌM HIỂU CHUNG

sáng tác trong hoàn cảnh nào?

( sgk)

CH:Năm 1942, Bác Hồ sang Trung

II. ĐỌC –HIỂU


Quốc để làm gì?Kết quả như thế

1. Nội dung

nào(nhớ lại bài học trước)?

a. Bộ máy cai tù ở Lai Tân

CH: Trong quá trình bị giam cầm

- Ban trưởng: lo đánh bạc

tác giả đã nhận thấy điều gì ở nhà

- Cảnh trưởng: tham lam, hối lộ

tù Tưởng Giới Thạch?

- huyện trưởng: hút thuốc phiện

GV: Chuyển ý sang đọc hiểu văn

=>Không làm tròn trách nhiệm, vi

bản (Có hình ảnh minh họa).

phạm pháp luật. Đó là hiện trạng

CH: Bộ máy quan lại ở Lai Tân


đen tối, thối nát của xã hội Trung

được tác giả miêu tả như thế nào?

Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

CH: Ban trưởng, cảnh trưởng,

b. Sắc thái châm biếm của tác giả


huyện trưởng họ làm gì?

Sự thái bình yên ấm chỉ là cái vỏ

CH: Qua đó ta hiểu thêm điều gì xã

vô thực bên ngoài che đậy thực

hội Trung Quốc thời Tưởng Giới

trạng đen tối.

Thạch?

2. Nghệ thuật

CH: Phân tích sắc thái mĩa mai

- Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết


châm biếm ở câu thơ cuối( vẫn thái

- Tạo điểm nhấn ở tiếng cuối câu.

bình nghĩa là gì?

3. Ý nghĩa của văn bản

CH: Em có nhận xét gì về kết cấu

Thực trang đen tối thối nát của xã

của bài thơ. Tác giả đã sử dụng

hội tưởng như là yên ấm, tốt lành.

nghệ thuật gì để thể hiện ý nghĩa

Bài 2: NHỚ ĐỒNG

văn bản?

-Tố HữuI. TIỂU DẪN
( SGK)
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

CH: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

1.Nội dung


CH: Vì sao tiếng hò lại có sức gợi

a. Tiếng hò đối với tác giả

cảm như vậy đối với nhà thơ?

- Tiếng hò quê hương (Sông

CH: Chỉ ra những câu thơ được

Hương)

dùng làm điệp khúc trong bài thơ?

- Lời ru ngọt ngào của mẹ

CH: Xác định những hình ảnh hiện
về trong nỗi nhớ của tác giả.

b. Nỗi nhớ của tác giả

CH: Tất cả những hình ảnh đó thể

- Nhớ quê hương : vùng quê nghèo

hiện nỗi nhớ gì?

- Nhớ mẹ quê, những người nông


CH: Phân tích những hình ảnh mà

dân chất phát thật thà.

tác giả dùng để miêu tả nỗi nhớ

- Nhớ về quảng đời của mình

quê.

=>Tác giả là người dạt dào tình

CH: Hình ảnh trung tâm của nỗi

cảm

nhớ là hình ảnh gì?

c. Khát vọng tự do và hành động

CH: Nỗi nhớ da diết nhất và sâu

của người chiên sĩ.

năng nhất làm đau lòng tác giả nhất

Muốn thoát khỏi chốn lao tù để


đó là gì?


thực hiên lí tưởng cao đẹp – hoạt

CH: Những từ ngữ nào thề hiện

động cách mạng.

điều ấy.

2. Nghệ thuật

CH: Cụm từ chao ôi gợi cảm giác

- Sử dụng hình ảnh gần gũi quen

gì.

thuộc

CH: Khát vọng tự do, khát vọng

- Giọng thơ da diết, khắc khoải

hành động là lí tưởng say mê của

trong nỗi nhớ.

tác giả, điều đó được thể hiện qua

3. Ý nghĩa của văn bản


những câu thơ nào?

Tiếng lòng của tác giả: khát vọng

CH: Em có nhận xét gì về các hình

tự do, tình yêu nhân dân, đất nước,

ảnh mà tác giả dùng để thể hiện

yêu cuộc sống của chính mình.

trong nỗi nhớ của mình?
CH: Ngôn ngữ và giọng thơ như
thế nào?
D.CỦNG CỐ -DẶN DÒ
( Ý nghĩa của từng bài )
Học sinh về học thuộc những dòng thơ mình yêu thích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn –

NXBGD&ĐT Năm 2010.
2.


Sách giáo khoa, sách giáo viên –Ngữ văn lớp 10,11,12

3.

Sách Hướng dẫn học Ngữ văn, nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ

Chí Minh.

Người thực hiện: Danh Kiều Oanh


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Trần
Phú

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long Khánh, ngày

tháng

năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 -2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm: CÁCH SOẠN GIẢNG BÀI ĐỌC THÊM
MÔN HỌC NGỮ VĂN - THPT
Họ và tên tác giả: Danh Kiều Oanh

Chức vụ: Giáo viên


Đơn vị: Trường THPT Trần Phú
Lĩnh vực: - Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ................... 

- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ............................................ 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có





2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh

nghiệm.



×