Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM về VIỆC GIẢNG dạy tác PHẨM tự sự THEO đặc TRƯNG THỂ LOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.35 KB, 22 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
VỀ VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT

Người thực hiện: NGUYỄN VĂN CÔNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2012 – 2013


2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Văn Công
2. Ngày tháng năm sinh: 17 – 04 – 1969


3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
5. Điện thoại: 0613866499 (CQ)/ 0613922048 (NR); ĐTDĐ: 0908875675
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ Văn học
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn
Số năm có kinh nghiệm: 19
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Một số vấn đề về việc đổi mới giờ dạy tác phẩm văn chương trong trường
phổ thông
Phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu các bài Đọc thêm trong chương
trình Ngữ văn THPT
Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc dạy kiểu bài
đọc – hiểu văn bản nghị luận, chính luận

_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


3


_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


4
Đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC GIẢNG DẠY
TÁC PHẨM TỰ SỰ THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN THPT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vì nhiều lí do, việc giảng dạy các tác phẩm văn xuôi tự sự ở trường phổ
thông hiện nay còn có một số bất cập, trong đó có vấn đề giảng dạy theo đặc trưng
thể loại. Phần lớn giáo viên, khi dạy bài đọc hiểu về một tác phẩm tự sự nào đó,
thường chưa có ý thức khai thác tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại. Chính vì
vậy, có thể dẫn đến sự đánh đồng hoặc xem nhẹ các yếu tố thuộc về thi pháp thể
loại trong quá trình phân tích. Một tác phẩm truyện trung đại vẫn được dạy như
một tác phẩm văn xuôi hiện đại hoặc một tác phẩm văn chính luận vẫn được dạy
như một truyện ngắn. Việc phân tích tác phẩm chắc chắn sẽ khó đạt được hiệu quả
cao.
Các tác phẩm tự sự được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay có
thể được tạm chia như sau:
Về loại hình lịch sử, có các tác phẩm tự sự thuộc về VHDG, văn học trung
đại và văn học hiện đại.
Về mặt cấu trúc thể loại, có truyền thuyết, truyện cổ tích, truyền kì, truyện
ngắn, truyện dài…
Mỗi tiểu loại có một đặc điểm riêng. Vì vậy, khi giảng dạy tác phẩm văn
xuôi tự sự, giáo viên cần ý thức được và có cách khai thác giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Điều này, một mặt giúp khai thác tác

phẩm sâu sắc và thỏa đáng hơn, mặt khác, giúp hình thành cho học sinh năng lực
tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng loại thể.
Trong quá trình dạy đọc – hiểu một tác phẩm văn xuôi nói chung, một tác
phẩm văn xuôi nghệ thuật nói riêng, giáo viên của trường THPT Ngô Sĩ Liên đã
bám sát các yêu cầu của bài dạy, khai thác được các nội dung cơ bản của tác phẩm.
Vận dụng Chuẩn kiến thức và kĩ năng, giáo viên đã bám chuẩn, hướng dẫn học
sinh đọc hiểu văn bản, về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu của bài dạy. Việc
bám chuẩn và vận dụng linh hoạt các yêu cầu của chuẩn đã giúp cho giáo viên dễ
dàng hơn trong việc giảng dạy, không còn tình trạng ôm đồm kiến thức hoặc xa rời
nội dung trọng tâm.
Các bước tiến hành thường là:
Hướng dẫn đọc, tóm tắt cốt truyện;
Phân tích nhân vật chính và các chi tiết nổi bật trong tác phẩm;
Rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật; khái quát chủ đề tư tưởng của
văn bản.
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


5
Tuy nhiên, như đã nêu, có nhiều giáo viên hoặc xem nhẹ, hoặc chưa ý thức
được tầm quan trọng của việc giảng dạy theo thể loại, nên trong quá trình giảng
dạy còn có nhiều bất cập.
Bất cập thứ nhất là đánh đồng các thể loại văn bản, dẫn tới phương pháp
khai thác bài dạy giống nhau, chủ yếu chỉ đi vào khai thác nội dung tư tưởng của
tác phẩm, từ đó nảy sinh sự nhàm chán, chưa chỉ ra hết được vẻ đẹp riêng của từng
thể loại.
Thứ hai, học sinh không có ý thức và kĩ năng đọc – hiểu theo đặc trưng thể
loại. Giáo viên khai thác bài dạy không sâu, nhất là phần nghệ thuật, máy móc tách

rời hai phần nội dung và nghệ thuật. Phần nội dung thì cảm nhận chủ quan, áp đặt,
phần nghệ thuật thì còn phân tích hời hợt qua loa…
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm qua, chúng tôi đã cố gắng vận dụng
các lí thuyết về thi pháp thể loại vào việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu, khai thác
văn bản và đã thu được một số thành công đáng kể.
Đặt vấn đề vận dụng lí thuyết thể loại vào việc giảng dạy các tác phẩm văn
xuôi tự tự, người viết muốn giáo viên cần ý thức được tầm quan trọng của việc
khai thác các giá trị của tác phẩm dưới góc độ thể loại, nâng cao kĩ năng đọc – hiểu
cho HS, khai thác tác phẩm sâu sắc và thỏa đáng hơn.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành, trong từng bài dạy về tác phẩm tự sự, luôn có yêu cầu về
mức độ cần đạt là giúp học sinh nắm vững và biết phân tích văn bản theo đặc
trưng thể loại.
Trong phạm vi của đề tài này, người viết chỉ đề cập đến kinh nghiệm giảng
dạy một số tác phẩm văn xuôi tự sự ( bao gồm một số truyện dân gian, truyện
trung đại và truyện ngắn hiện đại ) trong chương trình THPT. Các tác phẩm văn
xuôi khác như văn nghị luận, chính luận sẽ được đề cập trong một đề tài khác. Đề
tài này cũng chỉ đề cập đến những vấn đề nảy sinh trong thực tế giảng dạy môn
Văn ở trường THPT Ngô Sĩ Liên và những kinh nghiệm thu nhận được quá trình
giảng dạy thực tế của người viết.

_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


6
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận

1.1. Đặc trưng của tác phẩm tự sự và việc giảng dạy tác phẩm tự sự
theo đặc trưng thể loại:
Tự sự là một trong ba phương thức phản ánh hiện thực đời sống (cùng với
kịch và trữ tình) được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học.
Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành động của
con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một
cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn với cốt truyện là
một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt, phong phú và đa dạng…
Một phương diện cơ bản nữa của tác phẩm tự sự là trần thuật, tức là việc
giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện… theo cách
nhìn của một người trần thuật nào đó.
Về phương diện phân loại, có thể dựa vào nội dung phản ánh, dung lượng,
chủ thể sáng tạo… mà phân chia các tác phẩm tự sự thành các tiểu loại nhỏ hơn, ví
dụ như: anh hùng ca, truyện, tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn…
Những đặc trưng cơ bản nêu trên giúp chúng ta có thể phân biệt tác phẩm tự
sự với các tác phẩm trữ tình và kịch, mặt khác, việc nắm vững các đặc điểm thi
pháp của thể loại truyện cũng giúp xác định được hướng tiếp cận phù hợp khi
giảng dạy các tác phẩm loại này.
Bên cạnh việc nắm vững các đặc điểm thể loại của văn bản tự sự, giáo viên
cũng cần nắm vững các đặc điểm của văn bản thơ, kịch, kí… để vừa phân biệt vừa
thấy được những yếu tố tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thể loại. Ví dụ như
thấy được tính chất kịch hóa trong cốt truyện của truyện ngắn này hoặc tính chất
trữ tình hóa trong nghệ thuật miêu tả của một truyện ngắn khác…
Trong giới hạn của thời lượng lên lớp từ 1 tiết đến 2 tiết dạy, giáo viên cũng
không thể nào đi sâu phân tích tất cả các yếu tố thi pháp của một tác phẩm tự sự.
Vì vậy, tùy vào đặc điểm của từng tác phẩm cụ thể, giáo viên cần chọn những yếu
tố quan trọng và nổi bật nhất để tập trung phân tích, từ đó chỉ ra được vẻ đẹp riệng
của từng tác phẩm.
Đặc biệt, giáo viên phải nắm được những đặc trưng thể loại của truyện ngắn,
thể loại chiếm số lượng nhiều nhất trong các văn bản tự sự của chương trình, có ý

thức phân biệt được những điểm khác nhau giữa truyện trung đại và truyện ngắn
hiện đại.
Tóm lại, khi dạy một tác phẩm tự sự, do đặc trưng thể loại, cách phân tích,
khai thác văn bản phải khác với dạy các tác phẩm trữ tình và kịch. Trong phạm vi
tác phẩm văn xuôi, phải có sự khác biệt giữa dạy tác phẩm tự sự với dạy tác phẩm
văn chính luận. Ngay khi cùng là tác phẩm tự sự, dạy một truyện cổ tích cũng phải
khác với một truyện ngắn hiện đại.
1.2. Các phạm vi phân tích tác phẩm tự sự:
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


7
Nói đến tác phẩm tự sự là phải nói đến các yếu tố cơ bản như cốt truyện, sự
kiện, nhân vật, trần thuật… Chính vì vậy, khi phân tích tác phẩm tự sự, khác với
phân tích thơ, kịch hay tác phẩm chính luận, các phạm vi phân tích thường là:
+ Tóm tắt nội dung cốt truyện
+ Phân tích cốt truyện, các tình tiết, sự kiện nổi bật…
+ Phân tích nhân vật ( lai lịch, ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn
ngữ, số phận, tính cách… )
+ Phân tích nghệ thuật trần thuật
Tuy nhiên, trong từng thể loại nhỏ như truyện cổ tích, truyện cười, truyện
ngắn hiện đại,… cách phân tích không thể giống nguyên như nhau.
1.3. Yêu cầu định hướng cách phân tích cho từng tác phẩm tự sự cụ thể:
Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành, có các loại tác phẩm tự sự
như cổ tích (Tấm Cám), truyền thuyết (An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy), truyền kì (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên), tiểu thuyết chương hồi
(Tam quốc diễn nghĩa), truyện ngắn hiện đại (Chữ người tử tù, Chí Phèo, Hai đứa
trẻ, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa … )…

Số lượng các văn bản và số tiết dạy dành cho đọc – hiểu tác phẩm tự sự là
tương đối lớn. Vì vậy, việc định hướng phân tích cho từng văn bản tự sự trong
chương trình theo đặc trưng thể loại là điều hết sức cần thiết.
Khi giảng dạy tác phẩm tự sự, trên cơ sở nắm vững mục tiêu cần đạt, trọng
tâm kiến thức, kĩ năng của bài dạy (đã được nêu trong Tài liệu hướng dẫn của Bộ),
giáo viên sẽ xác định hướng khai thác tác phẩm theo một cách hợp lí nhất cho từng
tác phẩm cụ thể. Trong khâu này, việc bám vào đặc trưng thể loại sẽ giúp cho giáo
viên có một hướng khai thác tối ưu nhất.
Ví dụ, đối với tác phẩm này có thể phân tích theo bố cục và hệ thống sự kiện,
ở từng phần đi sâu phân tích số phận tính cách nhân vật, từ đó khái quát lên ý
nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Đối với tác phẩm khác, có thể tập trung phân tích
tình huống truyện, từ tình huống truyện mà thấy được giá trị nội dung và nghệ
thuật.
Ở các tác phẩm giàu kịch tính, có thể khai thác sâu các mối quan hệ mâu
thuẫn, các tính cách, hành động đối chọi, chiều hướng vận động của cốt truyện. Ở
các tác phẩm có tình huống truyện mờ nhạt, ít xung đột, ít sự kiện, giáo viên sẽ
phải phân tích bức tranh tâm trạng, các hình ảnh biểu tượng, các chi tiết tâm lí…
Tùy từng tác phẩm cụ thể, những hiểu biết về thể loại sẽ giúp cho giáo viên có
cách tổ chức bài dạy khác nhau, tránh ôm đồm, lan man, đồng thời cũng không rập
khuôn máy móc, đảm bảo trong một thời lượng giới hạn có thể đạt được những
yêu cầu cơ bản của Chuẩn. Đồng thời cung cấp cho HS những tri thức tối thiểu về
đặc điểm thể loại, đặt nền móng cho việc học sinh tự mình cảm thụ, đánh giá tác
phẩm văn chương.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


8

2.1. Về việc xác định đặc trưng thể loại và ý thức phân tích một tác
phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại
2.1.1. Trước khi dạy, giáo viên phải nắm vững và xác định
được những đặc trưng cơ bản của từng thể loại nhỏ,
như:
+ Truyền thuyết, cổ tích… ( những thể loại văn xuôi thuộc bộ phận
VHDG, có đặc điểm là những câu chuyện kể truyền miệng )
+ Truyền kì, tiểu thuyết chương hồi… ( những thể loại thuộc bộ phận
văn học viết trung đại, chịu sự quy định của thi pháp văn học trung đại )
+ Tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại
- Phân biệt đặc trưng của truyện trung đại và truyện hiện đại:
Về cốt truyện, truyện trung đại truyền thống thường đầy đủ các thành phần
(trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút ), dù là một hay nhiều sự kiện thì
vẫn chỉ được xâu chuỗi theo thời gian, không được mô tả trong quan hệ mở rộng
không gian… Trong cốt truyện của truyện hiện đại, mỗi sự kiện tham gia vào cốt
truyện thường được mô tả, phân tích, lí giải một cách cặn kẽ: từ đâu mà có, liên
quan đến sự kiện trung tâm như thế nào…
Về nhân vật, nhân vật trong truyện trung đại thường đơn giản, dễ hiểu vì là
kết quả của cái nhìn một chiều, ít có sự thay đổi, trái lại nhân vật trong truyện hiện
đại thường là “con người tâm lí”, phức tạp, đầy mâu thuẫn, là kết quả của cái nhìn
đa chiều ( Mị trong Vợ chồng A Phủ, người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền
ngoài xa…)
Các thành phần trần thuật cũng được cấu trúc khác nhau. Ở truyện truyền
thống, lời trần thuật là lời thông báo khách quan chiếm ưu thế; ở truyện hiện đại,
bên cạnh “lời khách quan” còn có sự gia tăng “lời chủ quan”, các đoạn trữ tình
ngoại đề…
Về hệ thống chi tiết, trong truyện trung đại là hệ thống chi tiết cốt truyện
không thừa, không thiếu, còn hệ thống chi tiết trong truyện hiện đại có thêm loại
“chi tiết phi cốt truyện”, và nhiều khi loại chi tiết này chiếm ưu thế…
Khi dạy truyện trung đại, cũng như truyện dân gian, nếu chúng ta không ý

thức về đặc điểm thể loại mà đi sâu phân tích tâm lí nhân vật thì thật là sai lầm,
ngược lại, dạy truyện hiện đại mà chỉ kể lại câu chuyện rồi rút ra bài học thì sẽ dẫn
đến đơn điệu và nhàm chán…
- Phân biệt đặc trưng của tiểu thuyết và truyện ngắn:
Cùng thuộc về loại hình tự sự hư cấu bằng văn xuôi, truyện ngắn và tiểu
thuyết tuy gần gũi nhưng vẫn có những đặc trưng thẩm mĩ khác nhau. Thế giới
nghệ thuật trong truyện ngắn ít nhiều bị hạn hẹp trong khuôn khổ của một không
gian, thời gian có tính giới hạn.
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


9
So với truyện ngắn, tiểu thuyết thường có cấu trúc phức tạp với nhiều nhân
vật trung tâm, nhiều chủ đề, nhiều tuyến cốt truyện đan xen nhau. Trong khi đó,
mỗi truyện ngắn thường xoay quanh một chủ đề tập trung, có xu hướng ưu tiên cho
những cốt truyện có quy mô nhỏ, có tính khám phá, gợi vấn đề, số lượng nhân vật
cũng ít hơn.
Chỉ là một “lát cắt đời sống”, nhiệm vụ chính của truyện ngắn cũng không
phải là trình bày đầy đủ một bức tranh xã hội rộng lớn mà chủ yếu là tập trung thể
hiện một khoảnh khắc, một bước ngoặt quan trọng nào đó của đời sống, của đời
người.
Do vì ngắn mà vẫn không phải là tiểu thuyết rút ngắn nên chất lượng nghệ
thuật của truyện ngắn thường được yêu cầu cao ở sự chọn lọc, cô đúc, tiết kiệm.
Một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn vẫn có thể có những đoạn tầm thường, những phần
dàn trải nhưng truyện ngắn thì không được phép như thế. Ở đây, mỗi chữ mỗi câu,
mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết đều phải đáng giá. Vì thế khi sáng tác truyện ngắn, nhà
văn cần chọn lựa ngôn từ, tìm kiếm các chi tiết tiêu biểu có giá trị biểu đạt cao
nhằm tạo nên một chiều sâu chưa nói hết cho nhân vật, cho tác phẩm. Kết cấu của

một truyện ngắn hay đòi hỏi phải có sự chặt chẽ, đảm bảo sự thống nhất cao độ để
có thể tạo nên một hiệu quả nghệ thuật duy nhất, từ đó tạo nên một ấn tượng sâu
đậm trong lòng người đọc. Nói như Nguyễn Minh Châu: “Chỉ cần ít trang văn
xuôi… có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ người đọc những điều rất sâu
xa và da diết của con người, khiến người đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi
đọc lại vẫn không thấy chán” (Trang giấy trước đèn).
Vì vậy, khi dạy truyện ngắn, nhất thiết người dạy phải chú ý đặc biệt đến
việc phân tích tình huống truyện và các chi tiết, hình ảnh đặc sắc liên quan đến
cảnh ngộ, cuộc đời, tính cách nhân vật…
2.1.2. Kết hợp cung cấp các kiến thức về thể loại qua việc
khai thác nội dung bài dạy.
+ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy:
Truyền thuyết về An Dương Vương là một truyền thuyết nổi tiếng của dân
tộc Việt, được xem như là gạch nối các truyền thuyết thời vua Hùng và các truyền
thuyết đời sau. Truyền thuyết này có nhiều bản kể với nhiều tên gọi khác nhau.
Khi soạn sách Ngữ văn 10 (2006), các soạn giả ghi là Truyệnt An Dương Vương
và Mị Câu – Trọng Thủy.
Như ta đã biết, kết cấu của truyện có hai phần chính: phần một kể về An
Dương Vương xây thành Cổ Loa, chế nỏ thần, chống giặc Triệu Đà, phần hai tập
trung kể về mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.
Cần cho học sinh thấy được cốt lõi lịch sử của câu chuyện ( một tiêu chí
quan trọng để phân biệt với cổ tích ). Cốt lõi lịch sử này chủ yếu nằm ở phần một
của truyện. Với việc xây dựng thành Cổ Loa, nhân vật An Dương Vương mang
dáng dấp của một nhân vật anh hùng văn hóa nhưng với việc chế nỏ, chống giặc,
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


10

An Dương Vương là một nhân vật anh hùng lịch sử. An Dương Vương – dưới cái
nhìn của nhân dân – là người có công lao lớn đối với đất nước nên được ngưỡng
mộ và tôn thờ như một anh hùng
Ở phần hai của truyện, chất truyền thuyết đã có sự biến đổi do sự xâm nhập
của yếu tố cổ tích vào cốt truyện, cùng với đó là sự đan cài thêm chủ đề quan hệ
gia đình vào chủ đề giữ nước, chống giặc ngoại. Sự đan cài này làm cho ý nghĩa
của truyện không chỉ là một bản anh hùng ca dựng nước, giữ nước mà còn đặt vấn
đề về mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và vận mệnh đất nước.
Lưu ý học sinh là các yếu tố lịch sử ở đây đã được phản chiếu qua cách nhìn
nhận của dân gian, việc sáng tạo các chi tiết hư cấu cho thấy một cách nhìn, một
quan niệm hết sức sâu sắc của nhân dân về bài học giữ nước, về việc xử lí mối
quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
Một ý nữa là, trong ba nhân vật chính, Trọng Thủy là nhân vật đời thường
nhất, có chất cổ tích nhiều nhất. Vì vậy, khi phân tích nhân vật Trọng Thủy, cần
xem đây như một kiểu nhân vật chức năng. Và cũng như đối với các nhân vật
trong truyện cổ nói chung, càng không nên đi sâu vào phân tích tâm lí Trọng Thủy
như một nhân vật trong tác phẩm tự sự hiện đại.
+ Tấm Cám:
Đây là một truyện cổ tích thần kì tiêu biểu. Khi giảng dạy, cần cho học sinh
thấy vai trò hết sức quan trọng của lực lượng thần kì (nếu không có yếu tố này, cốt
truyện sẽ không phát triển được); thấy được nhân vật (Tấm) thuộc kiểu nhân vật
chính là nạn nhân, trải qua nhiều thử thách, cuối cùng có được hạnh phúc; các
nhân vật đều thuộc loại nhân vật chức năng, được phân tuyến rõ nét; thấy được
mô hình vận động của cốt truyện đặc biệt ở phần kết cục (câu chuyện về một cô
gái bất hạnh cuối cùng lấy được hoàng tử, trở thành hoàng hậu, có được hạnh
phúc), qua đó thể hiện tư tưởng “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” theo quan niệm
của nhân dân.
+Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: cần cho học sinh thấy được đặc
điểm nhân vật (thuộc loại nhân vật tính cách) có tính cách nguyên phiến, ít tâm lí;
kết cấu truyện chặt chẽ, có đủ 5 thành phần cốt truyện; có các yếu tố kì ảo…

+Ở các truyện ngắn hiện đại như Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Vợ nhặt, Chiếc
thuyền ngoài xa…:
Câu chuyện mô tả đời sống như một thực tại đang tiếp diễn, không phải
thuộc về một quá khứ đã được đóng khung; cốt truyện linh hoạt, biến hóa; nhân vật
thường là “con người tâm lí” đầy phức tạp, không dễ hiểu…
Đặc sắc của từng truyện còn gắn với phong cách nghệ thuật của từng tác giả,
mang đậm dấu ấn sáng tạo của người viết. Khác với Tinh thần thể dục của Nguyễn
Công Hoan giàu kịch tính, bất ngờ, Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một kiểu truyện
ngắn – trữ tình hóa, có cốt truyện tâm lí, là kiểu “truyện không có truyện”. Nếu Vợ
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


11
nhặt của Kim Lân nổi bật ở một tình huống truyện bất ngờ, độc đáo thì Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành lại hấp dẫn bởi một câu chuyện đậm màu sắc sử thi,
mang âm hưởng anh hùng ca… Việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện, cách đan xen,
kết hợp, dịch chuyển điểm nhìn trần thuật… còn tạo cho từng truyện một giọng
điệu riêng.
Việc phân tích các truyện hiện đại vì thế cũng trở nên khó hơn, phạm vi
phân tích cũng phong phú hơn.
2.2. Vận dụng thi pháp thể loại vào khai thác bài dạy: phân tích các
yếu tố cốt truyện, tình huống, nhân vật…
2.2.1. Đối với các truyện dân gian và thể loại truyền kì:
Nội dung tác phẩm thường kể lại, thuật lại theo trình tự thời gian một câu
chuyện nào đó, không đi sâu vào việc miêu tả, tái hiện. Cốt truyện thường đầy đủ
các thành phần, sử dụng “thời gian sự kiện một chiều” chứ không phải là “thời
gian tâm lí nhiều chiều”. Nhân vật thường đơn giản, dễ hiểu, thường là “con người
hành động”, tính cách khá nhất quán, chưa được đi sâu vào thế giới nội tâm.

Vì vậy, khi giảng dạy các tác phẩm như Tấm Cám hay Chuyện chức phán sự
đền Tản Viên…, giáo viên cần hướng dẫn HS thực hiện các bước:
+ Đọc và tóm tắt cốt truyện dựa trên sườn sự kiện, sự việc vốn được thuật lại
theo trình tự thời gian.
VD: Ở Tấm Cám, cần xác định truyện có hai tiến trình chính, trước và sau
khi Tấm trở thành hoàng hậu. Ở mỗi phần có các sự việc chính ( các lần Tấm bị
mẹ con Cám ngược đãi, các lần Tấm bị hãm hại và hóa thân, kết cục…)
VD: Ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, truyện xoay quanh nhân vật Ngô
Tử Văn với ba sự việc chính: đốt đền, xuống Diêm phủ vạch trần bộ mặt thật của
tên tướng giặc họ Thôi, nhận chức phán sự đền Tản Viên.
+ Phân tích ý nghĩa của cốt truyện:
Cốt truyện thường có chức năng tái hiện đời sống vừa khẳng định cho một lí
tưởng, một quan niệm nào đó. Cốt truyện thường phát triển thông qua cuộc đấu
tranh giữa hai thế lực đối lập, mâu thuẫn càng lúc càng gay gắt, truyện kết thúc với
phần thắng thuộc về cái Thiện, cái chính nghĩa. Có thể thấy rất rõ điều này qua sự
vận động cốt truyện ở hai tác phẩm nêu ở trên. Tuy nhiên, khác với Tấm Cám,
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên không chỉ nhấn mạnh ý nghĩa “chính thắng tà”
mà còn triển khai và tô đậm chủ đề yêu nước và tinh thần dân tộc.
+ Phân tích hành động, tính cách nhân vật trong mối quan hệ với cốt truyện:
Qua các sự việc mà khái quát về tính cách, số phận nhân vật. Tính cách nhân
vật nhất quán, các chi tiết cốt truyện có vai trò khẳng định ngày càng rõ nét hơn
cho tính cách nhân vật chính (vốn là hình mẫu lí tưởng cho một quan niệm của tác
giả).
Không nên sa đà vào việc bình tán những đặc điểm tâm lí vốn không có
hoặc rất ít ở các nhân vật, cũng không nên gán cho nhân vật những ý nghĩa xã hội
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên



12
học dung tục…Ví dụ như biến cuộc xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám thành cuộc
đấu tranh giữa hai giai cấp địa chủ và cố nông.
+ Phân tích ý nghĩa của các yếu tố nghệ thuật có liên quan đến đặc điểm thể
loại.
VD: các yếu tố thần kì trong Tấm Cám được xem như là phương tiện để giải
quyết xung đột, thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, qua đó thể hiện ước mơ hạnh
phúc, niềm tin vào công lí của nhân dân.
VD: các yếu tố li kì, hoang đường trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
có tác dụng tạo nên không khí huyền thoại, tăng tính hấp dẫn đồng thời chuyển tải
ý nghĩa ẩn dụ của câu chuyện.
+Cuối cùng, khái quát giá trị tư tưởng của tác phẩm.
2.2.2. Đối với các truyện ngắn hiện đại
*Tóm tắt truyện:
So với truyện trung đại, việc tóm tắt cốt truyện của truyện hiện đại có khó
hơn. Ở các truyện hiện đại, kết cấu truyện có nhiều sáng tạo đa dạng với các thủ
pháp đảo lộn, đồng hiện, thu hẹp hoặc nới rộng thời gian, không gian… Câu
chuyện có khi được triển khai với nhiều mạch chuyện xen kẽ nhau, không theo
trình tự tuyến tính.
Cần hướng dẫn học sinh tóm tắt các bước phát triển của cốt truyện dựa vào
những sự kiện nổi bật, những diễn biến của số phận các nhân vật chính.
Khi tóm tắt cốt truyện, cần bám vào nhân vật chính để làm nổi rõ từng giai
đoạn phát triển của nó. Mặt khác, khi tóm tắt cốt truyện cần quan tâm đến những
chi tiết, sự kiện tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật.
Một cách hiệu quả khác là sơ đồ hóa cốt truyện.
*Những điều cần lưu ý khi phân tích cốt truyện:
Cốt truyện được hiểu là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến
của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính
cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm
làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm. Việc phân tích các xung đột trong cốt

truyện sẽ giúp cho thấy rõ chủ đề tư tưởng của truyện.
-Đối với các truyện như Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ…, cốt truyện được xây
dựng trên cơ sở xung đột giai cấp.
Ở Chí Phèo, lần theo diễn tiến số phận của Chí từ một anh nông dân hiền
lành đến lúc trở thành một “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, sau đó thức tỉnh muốn
hoàn lương nhưng rồi kết thúc cuộc đời một cách bi thảm, học sinh sẽ dễ dàng
nhận ra ý nghĩa tố cáo và ý nghĩa nhân đạo của truyện.
Ở Vợ chồng A Phủ, diễn tiến số phận của Mị và A Phủ qua hai giai đoạn
cuộc đời, một mặt cho thấy số phận của người dân dưới ách thống trị tàn bạo của
bọn chúa đất miền núi, đồng thời cho thấy khát vọng sống cùng tinh thần đấu tranh
của họ. Kết cấu của truyện mở ra chiều hướng đổi đời cho nhân vật, còn giúp
khẳng định con đường đến với cách mạng là con đường tất yếu của họ.
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


13
- Khác với các trường hợp trên, Hai đứa trẻ thuộc loại truyện trữ tình hóa
nên không có cốt truyện, hay đúng hơn là chỉ có cốt truyện tâm lí, không có cốt
truyện hành động.
Phân tích truyện này thì phải chú ý đến không gian, thời gian nghệ thuật.
Các hình ảnh “bóng tối” và “ánh sáng” đặt trong thế tương hỗ với nhau có ý nghĩa
biểu tượng hết sức rõ nét. Diễn tiến câu chuyện trùng khít với diễn biến tâm lý
nhân vật. Toàn bộ mạch truyện được dẫn dắt bởi suy nghĩ và tâm trạng của nhân
vật Liên: buồn- vui, chờ đợi, hoài niệm và tiếc nuối. Theo trình tự thời gian, Hai
đứa trẻ được bố cục thành 3 cảnh: phố huyện lúc chiều xuống, phố huyện lúc đêm
về, phố huyện lúc đoàn tàu đêm đi qua. Toàn bộ bức tranh phố huyện được cảm
nhận qua thế giới nội tâm của Liên - một nhân vật tâm trạng hướng nội nhiều hơn
là hướng ngoại. “Sự kiện nội tâm” gắn với sự vận động tâm lí của nhân vật. Vì

vậy, khi dạy bài này, giáo viên cần khai thác diễn biến tâm trạng nhân vật Liên thể
hiện qua ba đoạn tương ứng với ba sự kiện:
Đó là một nỗi buồn man mác của Liên trước thời khắc của ngày tàn.
Đó là nỗi buồn trong sự chờ đợi, hoài niệm.
Đó là một nỗi buồn sâu thẳm sau khi ngắm chuyến tàu đêm đi qua.
- Kết cấu truyện hiện đại hết sức đa dạng. Có truyện tập trung vào một tình
huống nổi bật như Vợ nhặt, có truyện lại trải dài theo lịch sử cả cuộc đời con người
như Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo.
Trong các truyện có ý định dựng lại toàn bộ cuộc đời của nhân vật như Vợ
chồng A Phủ hay Chí Phèo, vì không phải là tiểu thuyết nên nhà văn buộc phải
tóm lược một số đoạn, chỉ tập trung vào một vài chặng đường quan trọng nhất.
Chuyện của một đời nhưng lịch sử chỉ là cái nền mờ nhạt để tác giả dừng lại ở một
vài tình huống tiêu điểm như thâu tóm toàn bộ cuộc đời nhân vật.
Trong vòng tròn bi kịch từ Chí Phèo cha đến Chí Phèo con, giữa những triền
miên những lần say của Chí, Nam Cao đã chọn một tình huống có tính bước ngoặt.
Một tình huống đặt ở thì hiện tại. Đó là cái tình huống Chí say hơn bình thường để
rồi vô tình gặp Thị Nở trong đêm trăng bên vườn chuối. Tình huống đột xuất này
chính là cơ hội để cho Chí tỉnh ra. Tỉnh ra để mà biết cái mùi vị cháo hành – mùi vị
của tình yêu thương. Tỉnh ra để biết thế nào là buồn, là cái nỗi lo sợ cô độc, ốm
đau khi tuổi già kéo đến. Tỉnh ra để mà ước ao, hi vọng... Rồi từ sau cơn tỉnh dài
(đến năm, sáu ngày ), Chí lại say, đi giết Bá Kiến và kết thúc đời mình. Đây là tình
huống quan trọng nhất và cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất của truyện. Dạy tác
phẩm Chí Phèo, giáo viên cần lấy việc phân tích tình huống trên làm trọng tâm cho
bài dạy của mình.
Tương tự như dạy Chí Phèo, khi phân tích đoạn trích Vợ chồng A Phủ, giáo
viên cần dành nhiều thời gian để phân tích hai tình huống quan trọng của cuộc đời
Mị lúc ở Hồng Ngài: thời điểm tết đến, Mị muốn đi chơi và lúc Mị cứu A Phủ.
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên



14
Ở hai truyện trên, chọn cách giới thiệu nhân vật hay cách mở đầu cho truyện
như thế nào là hết sức quan trọng. Nam Cao mở đầu Chí Phèo bằng hình ảnh :
“Hắn vừa đi vừa chửi…”. Như vậy, nhà văn vào truyện lúc tính cách của Chí Phèo
đã trải qua một bước ngoặt (đã bị lưu manh hóa). Từ thời điểm này, câu chuyện có
thể phát triển về tương lai hoặc hồi cố về quá khứ. Trọng tâm của truyện Chí Phèo
không phải kể về quá trình lưu manh hóa mà là về quá trình thức tỉnh vỡ lẽ của
nhân vật. Cách vào truyện như vậy không chỉ giúp gây ấn tượng đặc biệt về nhân
vật mà còn hướng sự tập trung của người đọc vào bi kịch thứ hai của Chí – bi kịch
thức tỉnh nhưng bị cự tuyệt quyền làm người.
Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài vào truyện với hình ảnh cô Mị lúc đã ở nhà
thống lí, lúc nào “cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Hình ảnh cô Mị xuất hiện
đầu truyện giúp gây ấn tượng bất ngờ cho người đọc về một thân phận bi thảm.
Chọn thời điểm vào truyện như vậy, có lẽ nhà văn không chỉ muốn dừng lại ở việc
tái hiện nỗi bất hạnh của Mị mà cái chính là muốn nhấn mạnh đến khát vọng sống
tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên của nhân vật qua các trường đoạn tiếp
theo của truyện.
- Ở trên ta đã nêu một số trường hợp cụ thể khi phân tích cốt truyện và hệ
thống chi tiết trong truyện ngắn hiện đại. Tuy nhiên, nếu phân tích tỉ mỉ theo cốt
truyện thì sẽ không đủ thời gian, bài dạy còn có nguy cơ lan man, sa vào cả những
điều vụn vặt. Vì vậy, giáo viên cần tập trung vào tình huống truyện và các chi tiết
nổi bật.
Ví dụ khi dạy Vợ chồng A Phủ, cần tập trung vào các chi tiết nghệ thuật như
hình ảnh căn buồng của Mị, chi tiết về tiếng sáo đêm tình mùa xuân, chi tiết tâm lí
của Mị khi cởi trói cho A Phủ… Đối với Hai đứa trẻ, cần tập trung vào hình ảnh
bóng tối và ánh sáng của bức tranh phố huyện, đặc biệt chú ý đến tâm trang chị em
Liên và hình ảnh chuyến tàu đêm…
*Về việc phân tích tình huống truyện:

Phân tích truyện ngắn hiện đại, nhất thiết phải chú ý đến tình huống truyện.
Trong một số truyện như Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa…, tác giả đã xây dựng
được những tình huống giàu ý nghĩa, có khả năng chuyển tải được nhiều thông
điệp thẩm mĩ của truyện. Tập trung vào việc phân tích tình huống truyện sẽ giúp
cho giáo viên khai thác được ý đồ nghệ thuật của tác giả, đồng thời giúp cho bài
dạy dễ làm nổi bật trọng tâm.
-Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống
truyện độc đáo: Nhân vật Tràng, một anh nông dân nghèo xấu xí, lại là dân ngụ cư,
thế mà đã lấy được vợ đúng vào lúc nạn đói đang hoành hành. Chỉ qua hai lần gặp
mặt, với vài lời chọc ghẹo vu vơ, sau đó là bốn bát bánh đúc, thế là Tràng có vợ,
thậm chí là vợ theo.

_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


15
Tình huống của truyện là một tình huống bi thảm – sự bi thảm do cái đói gây
nên. Đây là một tình huống truyện éo le, vui buồn lẫn lộn, một tình huống nghịch
lí, bất thường. Nhưng qua đó tác giả đã thể hiện được nhiều ý nghĩa sâu sắc:
Lấy vợ là một việc quan trọng trong đời. Thế mà ở đây, vợ lại có thể dễ
dàng nhặt được như cái rơm, cái rác ven đường. Từ đây ta thấy được thân phận
nhỏ nhoi bi thảm của con người trong nạn đói năm 1945. Người đàn bà ấy chấp
nhận theo Tràng trước hết chẳng qua là để chạy trốn cái đói. Qua đó phơi bày hiện
thực đói khổ của người dân nước ta trước CMT8 dưới ách thống trị của thực dân,
phát xít. Tình huống truyện cũng cho thấy được quan điểm nhân đạo sâu sắc của
nhà văn: trong hoàn cảnh bi đát, con người yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn
khao khát hạnh phúc và vươn lên, hướng về sự sống, luôn hi vọng vào tương lai.
Từ tình huống truyện, ta có thể phân tích để thấy được số phận, tính cách và

vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật, thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện.
- Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu cũng có một tình
huống truyện bất ngờ, nghịch lí. Truyện tập trung kể lại chuyến đi thực tế của một
nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của anh về nghệ thuật và cuộc
đời. Ở một vùng biển miền Trung, anh tình cờ chụp được một bức ảnh tuyệt vời
như một thứ quà tặng “trời cho” nhưng cũng chính tại đây anh cũng tình cờ chứng
kiến được một sự thật nghiệt ngã trong một gia đình lao động ngư dân.
Trong truyện có hai tình thế nghịch lí nổi bật. Thứ nhất, đó là sự việc người
đàn bà chài lưới bị chồng hành hạ, đánh đập một cách tàn nhẫn “ ba ngày một trận
nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng lại không muốn bỏ chồng, đồng thời từ chối
sự giúp đỡ của ông chánh án và người bạn của ông ta. Thứ hai, đó là nghịch lí giữa
vẻ đẹp toàn bích của bức ảnh chụp chiếc thuyền trong sương sớm và cái hiện thực
trần trụi, đau đớn đằng sau vẻ đẹp lãng mạn ấy.
Xét về bề mặt của sự kiện, tình huống truyện được cấu tạo từ hai tình thế
nghịch lí như đã nêu. Nhưng về tổng thể, tình huống truyện là một tình huống nhận
thức. Những nghịch lí của đời sống đã làm nhân vật có sự “bừng ngộ” để rồi từ đó
nhận thức được nhiều vấn đề sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật.
Nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa là một nghệ sĩ nhiếp ảnh đồng
thời là người kể chuyện, đã trực tiếp chứng kiến toàn bộ câu chuyện đau lòng của
gia đình hàng chài. Cảm xúc ban đầu ở anh là sự bất ngờ đến kinh ngạc, không thể
hiểu nổi. Tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ và bản tính kiên cường của một
người lính không cho phép anh đứng ngoài câu chuyện nhưng ngay cả sau khi
xông vào đánh người đàn ông vũ phu kia, anh cũng không thực sự hiểu được
những uẩn khúc đằng sau sự việc. Đến khi gặp lại người đàn bà hàng chài tại
phòng của chánh án Đẩu, chứng kiến sự từ chối giúp đỡ của người đàn bà ấy, được
chị ta khai phá cho một vài điều, Phùng mới nhận ra được sự phức tạp của cái đời
sống mà mình tưởng chừng đã hiểu hết. Giống như Đẩu vừa có “một cái gì mới
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên



16
vừa vỡ ra trong đầu”, trong nhận thức của Phùng cũng vỡ ra biết bao điều vừa
nghiêm túc vừa xót xa. Sự thức tỉnh ở Phùng không phải đến từ chiêm nghiệm về
bản thân mà có được do trải nghiệm trong sự va chạm trực tiếp với cuộc sống.
Nghịch cảnh éo le cùng với diễn biến dồn dập của sự kiện đã dồn ép, thúc đẩy làm
bật lên những phát hiện ở người nghệ sĩ.
Đằng sau những cảnh đời trái ngang đầy éo le tồn tại một thứ qui luật hiển
nhiên của cuộc sống. Không thể giải quyết một vấn đề nào đó chỉ bằng lòng tốt
hoặc ý chí chủ quan mang tính một chiều. Cũng như để giải quyết cái ác không thể
chỉ dùng mỗi một phương cách là lấy bạo lực diệt trừ hay cách li nó. Từ người đàn
bà lam lũ kia, anh học được thêm một bài học vỡ lòng về cách nhìn nhận cuộc đời :
“Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là
nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…”, “vả lại, ở
trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ”.
Cuộc sống phức tạp không thể chỉ được nhìn nhận qua những biểu hiện bên ngoài.
Từ đó, Phùng phát hiện ra một điều quan trọng, đằng sau cái vẻ đẹp lãng mạn của
bức ảnh chụp chiếc thuyền còn có một hiện thực ở bề sâu đáng được quan tâm
hơn: “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên
cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng
hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra
khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô
kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ
đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm
trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”. Và nghệ thuật không thể chỉ
dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài, nghệ thuật cần vươn tới được bề sâu phức tạp của cuộc
đời mà tâm điểm là con người với biết bao cảnh ngộ éo le, vất vả nhưng cũng đầy
ý nghĩa.
*Về nhân vật: cần chú ý hướng dẫn học sinh các phương diện như lai lịch,

ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, hành động…
-Ví dụ khi phân tích nhân vật Chí Phèo, cần chú ý: ngay từ khi được sinh ra
Chí đã bị vứt ra khỏi cuộc sống, là một đứa trẻ hoang không biết bố mẹ. Hoàn cảnh
xuất thân ấy đã góp một phần tạo nên số phận thê thảm của nhân vật – cuộc đời
của Chí có thừa bất hạnh, tủi nhục, chỉ thiếu tình thương.
Khi phân tích người “vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân, chú ý lai
lịch mơ hồ, ngay cái tên cũng không có của nhân vật cũng là một nét nghĩa quan
trọng, cho thấy thân phận nhỏ nhoi của con người trong nạn đói.
- Các chi tiết về ngoại hình cũng nói lên được nhiều điều: ngoại hình của
người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa, của người vợ trong Vợ nhặt
cho thấy được số phận lam lũ, vất vả của nhân vật… Cũng vậy, ngoại hình đặc biệt
với các chi tiết đầy ấn tượng của nhân vật Chí Phèo hay Thị Nở là điều không thể
bỏ qua khi phân tích nhân vật.
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


17
-Trong những cốt truyện giàu tâm trạng như Hai đứa trẻ, phân tích nội tâm
nhân vật là điều hết sức quan trọng. Cần tập trung phân tích những diễn biến tâm
trang của Liên. Sống giữa một phố huyện nghèo nàn, thưa thớt, giữa một cảnh đời
hiu hắt nhưng Liên vẫn yêu cuộc sống bằng một tâm hồn thuần phát, nhân hậu.
Liên cảm thương, xót xa cho những kiếp người nhỏ bé, sống lay lắt nơi phố huyện
( những đứa trẻ nhặt rác bãi chợ, mẹ con chị Tí, gia đình bác Xẩm, bác Siêu, bà cụ
Thi điên…). Nhìn họ âm thầm kiếm sống, Liên thầm nhủ trong lòng “chừng ấy
con người trong bóng tối mong đợi một cái tươi sáng cho sự nghèo khổ hằng ngày
của họ”. Và cũng có lúc Liên hồi hộp, náo nức, hoài niệm rồi mơ mộng bâng
khuâng. Hồi hợp chờ chuyến tàu đêm chạy qua vì đó là hoạt động cuối cùng của
đêm khuya và chỉ có nó mới làm khuây khỏa nỗi hắt hiu, đơn điệu nơi phố huyện

buồn tẻ này.
* Về nghệ thuật trần thuật:
Đối với một tác phẩm tự sự, nghệ thuật kể chuyện đóng vai trò hết sức quan
trọng. Cách lựa chọn ngôi kể, lựa chọn điểm nhìn trần thuật, sử sụng ngôn ngữ trần
thuật… là những phương thức cơ bản để để nhà văn xây dụng và tái hiện câu
chuyện. Đây cũng là một vấn đề rất khó dạy và khó tiếp nhận. Trong thực tế, người
dạy ít đi sâu vào các vấn đề này trong bài dạy, hoặc nếu có thì chỉ là những nhận
xét áp đặt được nêu ra lúc gần kết thúc tiết dạy. Ví dụ: truyện có lối kể chuyện sinh
động, truyện có nghệ thuật trần thuật độc đáo… Rõ ràng nếu không đi sâu phân
tích thì học sinh không hiểu, chỉ biết lặp lại một cách máy móc nhận xét của thầy
cô.
Khi dạy tác phẩm tự sự, giáo viên nên chọn một số đặc điểm nổi bật trong
nghệ thuật trần thuật của tác phẩm để kết hợp phân tích khi tìm hiểu cốt truyện
hoặc nhân vật.
Khi dạy Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, cần chỉ cho học
sinh thấy tác dụng nghệ thuật của cách lựa chọn điểm nhìn trần thuật đặc biệt trong
truyện. Truyện kể ở ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mặt) nhưng chủ yếu được
thuật lại qua dòng hồi tưởng miên man khi đứt khi nối của nhân vật Việt trong tình
huống anh bị trọng thương nằm lại ở chiến trường. Cách thức trần thuật qua điểm
nhìn của “người trong cuộc” làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn; mặt khác,
nhà văn có thể dễ dàng đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật… Diễn biến câu chuyện trở
nên linh hoạt, không phụ thuộc vào thời gian tự nhiên, có thể thay đổi đối tượng,
không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình… Những hồi ức sống động của
nhân vật Việt còn giúp người đọc hình dung rõ về một gia đình giàu truyền thống
cách mạng, từ thế hệ cha ông đến thế hệ trẻ hôm nay…
Khi phân tích đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, cùng với
sự xuất hiện đầy ấn tượng của nhân vật, giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn cho
học sinh thấy được đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn nổi tiếng
này. Đặc biệt hơn cả trong phương thức kể chuyện của Nam Cao là sự kết hợp đan
_________________________________________________________________

Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


18
xen các điểm nhìn trần thuật. Người kể chuyện đang trong vai trần thuật khách
quan bỗng nhập nhanh vào kiểu trần thuật theo quan điểm nhân vật: “Hắn vừa đi
vừa chửi. Bao giờ cũng vậy, cứ rượu vào là hắn chửi. Tức thật ! Tức thật ! Thế này
có phí rượu không cơ chứ?... Trời ơi ! hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa
với mọi người biết bao…”. Cách mở đầu truyện và lối trần thuật độc đáo như trên
giúp tạo nên một ấn tượng mạnh về tính cách nhân vật, gợi nên một số phận éo le,
đầy bi kịch. Hoặc ở đoạn Chí Phèo tỉnh rượu sau khi gặp Thị Nở, quá trình tự ý
thức của Chí được diễn tả hết sức hiệu quả bằng kiểu lời văn nửa trực tiếp độc đáo
và một khung cú pháp lặp lại theo mô hình: hắn + động từ tâm lí ( “Hắn thấy
miệng đắng, lòng mơ hồ buồn...”, “Hắn sợ rượu...”, “Hết ngạc nhiên thì hắn thấy
mắt hình như ươn ướt...”, “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện...”...). Cứ mỗi lần như
vậy, cõi lòng thầm kín của nhân vật được bộc lộ hết sức sinh động và cũng thật xúc
động.
* Như đã nói, truyện hiện đại thường có tính đa dạng, phong phú về phong
cách nghệ thuật nên khi phân tích, tùy thuộc từng tác phẩm mà giáo viên có cách
khai thác phù hợp, có thể nhấn mạnh vào tình huống truyện, chi tiết, hình ảnh nổi
bật, ngoại hình, diễn biến tâm trạng nhân vật hay ngôn ngữ kể chuyện… Điều cốt
yếu là từ sự phân tích yếu tố nghệ thuật, học sinh khái quát và chỉ ra được những
thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến cho người đọc.
2.3. So sánh những văn bản có những điểm gần gũi
Trong quá trình giảng dạy, thông qua việc so sánh đối chiếu đặc điểm thể
loại giữa các văn bản có điểm gần gũi, giáo viên có thể khắc sâu thêm cho học sinh
về nội dung bài học.
Ví dụ như so sánh đặc điểm của truyền thuyết và cổ tích (Truyện An Dương
vương và Mị Châu – Trọng Thủy, Tấm Cám),

So sánh đặc điểm của sử thi nước ngoài và sử thi Việt Nam (Ô đi xê và Đăm
Săn)…
Ở cấp độ nhỏ hơn, có thể so sánh đặc điểm nhân vật chính trong các truyện
ngắn sử thi hóa ( Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình ) với những truyện
ngắn tiểu thuyết hóa ( Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội ),
So sánh tình huống nhận thức trong Chiếc thuyền ngoài xa và Một người Hà
Nội (một bên là quá trình “bừng ngộ”, một bên là quá trình “tiệm ngộ”)…
So sánh thủ pháp tương phản trong Hai đứa trẻ và trong Chữ người tử tù…
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã giúp cho giáo viên giảng dạy có ý thức rõ ràng về việc giảng dạy
tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại, đáp ứng được yêu cầu của Chuẩn kiến thức,
kĩ năng do Bộ GD&ĐT ban hành. Vận dụng kiến thức về thể loại giúp cho việc
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


19
khai thác bài dạy sâu sắc và thỏa đáng hơn, giờ dạy củng hấp dẫn hơn. Từ đó, học
sinh một mặt nắm thêm được kiến thức thể loại vừa nâng cao được năng lực cảm
thụ tác phẩm văn chương.
Trong quá trình giảng dạy của bản thân, chất lượng các giờ dạy tác phẩm tự
sự được nâng lên thấy rõ. Học sinh biết cách phân tích tác phẩm một cách hợp lí.
Nếu trước đây học sinh rất lúng túng khi đứng trước yêu cầu phân tích một tác
phẩm tự sự cụ thể thì nay đã có tiến bộ hơn nhiều.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi ĐH,CĐ
thường có những câu hỏi yêu cầu học sinh phải nắm vững văn bản, hiểu được ý
nghĩa của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm truyện. Việc giảng dạy
tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại đã góp phần giúp học sinh nâng cao kiến
thức để thực hiện tốt các bài tập dạng này. Kết quả các bài nghị luận văn học phân

tích tác phẩm văn xuôi của học sinh nhà trường cao hơn nhiều so với trước.
Kết quả giảng dạy môn Văn cuối năm của các lớp kể từ năm học 2010 –
2011đến nay đã có nhiều tiến bộ rõ nét. Tỉ lệ bộ môn của cả Tổ cũng đạt trên 70 %
(so với trước chỉ đạt 55%).
Kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Văn của trường Ngô Sĩ Liên ở các năm
trước là tương đối ổn định nhưng không cao, thường chỉ đạt bằng tỉ lệ chung của
tỉnh. Năm học 2010 – 2011, tỉ lệ tốt nghiệp ở các lớp đã dạy đạt 67% ( so với tỉ lệ
53% của tỉnh ). Năm học 2011 – 2012, tỉ lệ tốt nghiệp các lớp đã dạy là 96%, tỉ lệ
chung của cả tổ Văn cũng đạt 95%.
Trong năm học 2012 – 2013, kết quả giảng dạy cuối năm ở các lớp 12 cũng
đạt xấp xỉ 75%.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài đã được người viết vận dụng trong quá trình giảng dạy của bản thân
những năm gần đây, sau đó triển khai áp dụng rộng rãi trong phạm vi tổ Văn của
trường THPT Ngô Sĩ Liên. Giáo viên trong tổ tiếp tục triển khai trong giờ dạy của
mình và cũng đã thu được những kết quả khá tốt, đặc biệt rất có ích cho những
giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm giảng dạy.
Tuy nhiên, do mới được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian chưa lâu, lại
ở một phạm vi nhỏ là một trường phổ thông, nên đề tài chưa có được rút kinh
nghiệm nhiều, mức độ đầu tư còn chưa tương xứng với yêu cầu đề ra. Hi vọng
được sự góp ý của các cấp quản lí và đồng nghiệp, người viết sẽ tiếp tục đầu tư
nghiên cứu để đề tài ngày càng có chất lượng hơn.
NGƯỜI THỰC HIỆN
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


20


Nguyễn Văn Công

_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên


21
V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
2. Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm, Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2004.
3. LÍ LUẬN VĂN HỌC, Phương Lựu (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2004.
4. Truyện ngắn Việt Nam, lịch sử - thi pháp – chân dung,Phan Cự Đệ (chủ
biên), Nxb Giáo dục, 2007.
5. Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử,Trần Đình Sử (chủ biên), Nxb
ĐHSP, 2004.
6. Truyện ngắn-những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Bùi Việt Thắng,
Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000.
7. Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, Bùi Mạnh Nhị (chủ biên),
Nxb Giáo dục, 2006.
8. Văn học trung đại, những công trình nghiên cứu, Lê Thu Yến (chủ biên),
Nxb Giáo dục, 2006.

_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên



22
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Ngô Sĩ Liên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trảng Bom, ngày 25 tháng 05 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về việc giảng dạy tác phẩm tự sự theo
đặc trưng thể loại trong chương trình môn Ngữ văn THPT
Họ và tên tác giả:

Nguyễn Văn Công

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn
Đơn vị: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn





- Lĩnh vực khác: .................................... 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới



- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 

Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA BAN CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công
Trường THPT Ngô Sĩ Liên



×