Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn nâng cao hiệu quả cho tiết trả bài làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 14 trang )

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành
giáo dục đã từng bước tiến hành cải cách giáo dục, đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy ở các cấp học phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào
tạo. Trong xu hướng chung ấy, tại hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn được
tổ chức hàng năm, chúng ta đã trao đổi, bàn luận, rút kinh nghiệm về đổi
mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
Hiện nay một trong những vấn đề gây khó khăn không nhỏ cho thầy và
trò của chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông là rèn luyện kĩ năng
làm văn cho học sinh.
Làm văn là một phân môn thực hành tổng hợp, học sinh vận dụng
nhiều kiến thức và kĩ năng từ các phân môn Tiếng Việt và Văn học, kết
hợp với những hiểu biết về đời sống và các môn khoa học khác. Bài viết
của học sinh là sản phẩm thể hiện kết quả của việc học văn, của quá trình
rèn luyện kĩ năng làm văn. Song song là công việc chấm và trả bài viết,
không chỉ để giáo viên đánh giá năng lực của học sinh mà còn giúp học
sinh nhận thức về khả năng của mình, rèn luyện, trau dồi nhằm hoàn
thành một bài văn đạt hiệu quả giao tiếp cao. Vì vậy tiết trả bài làm văn
đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh tiến bộ hơn, tuy nhiên
với lượng thời gian ngắn làm sao có thể thực hiện được một cách hiệu
quả việc trả bài là một băn khoăn, trăn trở đối với người làm công tác
giảng dạy văn học. Chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, đề xuất một hướng đi
nhằm giải quyết phần nào những khó khăn ấy.
B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
I. Cơ sở lí luận
 Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc
hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định
“đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu,
yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học
quy định trong luật giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của
chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực


hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân
văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp
với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và
phát triển của chương trình giáo dục”.Khuyến khích giáo viên tích hợp

1


trong giảng dạy, sử dụng các phương tiện dạy học, đổi mới phương
pháp nhằm đem lại hiệu quả học tập.
 Đặc trưng của phân môn làm văn trong nhà trường, ngoài phần lý
thuyết cùng với phần luyện tập gắn với từng nội dung còn có các tiết
bài viết . Khi xây dựng chương trình Ngữ văn PTTH, Bộ đã thiết kế các
tiết trả bài viết và sắp xếp, phân bổ theo chiều dài của chương trình với
thời lượng hợp lí. Tuy nhiên cần có phương pháp khắc phục được
những khó khăn, hạn chế trước mắt để tiết học đạt hiệu quả giáo dục
cao. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến để chúng ta cùng
bàn bạc, trao đổi tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề.
II. Nội dung, biện pháp thực hiện
I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thực tế giảng dạy tiết trả bài viết có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi
Phân bố thời gian trong chương trình giảng dạy hợp lý, có sự phối hợp chặt
chẽ, hệ thống với các tiết luyện tập làm văn, giúp học sinh có thêm kiến thức,
kinh nghiệm viết bài văn nghị luận.
Học sinh có ý thức học tập, tích cực tìm hiểu bài học, tìm tài liệu, soạn bài.
Kiến thức cơ bản về các kiểu bài làm văn trong chương trình Ngữ văn đã
được đưa vào giảng dạy từng bước, khá đầy đủ, có hệ thống từ chương trình
Ngữ văn THCS và tiếp được ôn luyện nâng cao qua chương trình Ngữ văn cấp
PTTH. Học sinh đã nắm được đặc trưng cơ bản của của các kiểu văn bản , biết

cách làm văn bản nghị luận, có thời gian học hỏi, tiếp thu, rèn luyện kĩ năng làm
văn...
Nhà trường có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt (thư viện, máy tính, máy
chiếu, nối mạng internet, phòng học, sách giáo khoa, sách giáo viên…)
2. Khó khăn
Về phía giáo viên, thời lượng trả bài viết hạn hẹp, nếu không có sự sắp xếp
hợp lí không thể đem lại hiệu quả, mục tiêu của tiết trả bài khó đạt được. Do
vậy trên thực tế, một số giáo viên đành chọn cách phát bài, đọc điểm, sửa một
số lỗi chung chung, dẫn đến hiện trạng học sinh không nhận thức được những
thiếu sót trong bài văn của mình, các lỗi mắc phải thường lặp lại nhiều lần.
Về phía học sinh, các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, ý thức sửa
chữa bài làm của bản thân, học tập những cái hay, cái đẹp trong diễn đạt của các
bạn khác. Tình trạng chép văn mẫu, căn bệnh trầm kha trong việc học văn cũng
là hệ quả từ việc thiếu rèn luyện này.

2


Vì vậy cần có phương pháp khắc phục được những khó khăn, hạn chế
trước mắt để tiết học đạt hiệu quả giáo dục cao. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin
đưa ra một số ý kiến để chúng ta cùng bàn bạc, trao đổi tìm ra phương hướng
giải quyết vấn đề:
Chuẩn bị:
a) Giáo viên:
Xây dựng dự án cho tiết trả bài viết này, bao gồm các bước như sau:
• Xây dựng đáp án và biểu điểm, tiến hành chấm, sửa bài cho học sinh chi
tiết, tỉ mỉ, đúng tiến độ theo phân phối chương trình.
Ví dụ:
BÀI VIẾT SỐ 2
Câu 1. Lý thuyết ( 3 điểm )

Điểm khác biệt về phương thức sáng tác và lưu truyền giữa văn học dân
gian và văn học viết là gì? (1 điểm )
Quá trình hóa thân của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám có ý
nghĩa gì? ( 2 điểm)
Câu 2. Làm văn ( 7 điểm)
Trong bài thơ Trước đá Mị Châu ( sáng tác khi đến thăm am Mị Châu ở
khu di tích Cổ Loa), nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
Em hóa đá ở trong truyền thuyết
Cho bao cô gái sau em
Không còn phải hóa đá trong đời […]
Người dân nào xưa đưa em về đây
Như muốn nhắc một điều gì […]
Qua kết cục bi thảm của nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, nhân dân ta muốn nhắc một điều gì cho các
thế hệ người dân Việt ?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
PHẦN LÍ THUYẾT:
Câu 1:
Điểm khác biệt về phương thức sáng tác và lưu truyền giữa văn học dân gian và
văn học viết:
VHDG sáng tác bắng ngôn ngữ nói, lưu giữ bắng trí nhớ, truyền lại qua hình
thức truyền miệng. VH viết sang tác bằng ngôn ngữ viết, ghi lại bằng chữ viết ,
truyền lại bằng văn bản ( in hoặc chép tay).
3


Cho trọn điểm nếu học sinh nêu được các ý cơ bản.
Câu 2:
Quá trình hóa thân của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám có ý nghĩa:
Phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái

ác, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện.
Cuối cùng cái thiện chiến thắng cái ác, thể hiện quan niệm ở hiền gặp lành, tinh
thần lạc quan yêu đời của nhân dân. ( 1đ cho hai ý )
Hạnh phúc phải do tự bản thân nỗ lực có được thì mới bền lâu.
Việc trở về với cuộc đời của Tấm cũng thể hiện quan niệm, lòng yêu đời và tinh
thần thực tế của người lao động về hạnh phúc: hạnh phúc đích thực ngay ở nơi
trần thế.( 1đ cho hai ý )
Học sinh có thể trình bày linh hoạt, không theo trình tự, song phải thể hiện được
các ý cơ bản nêu trên. Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm diễn đạt trôi chảy, mạch
lạc.
PHẦN LÀM VĂN:
Bài làm của học sinh cần có những ý sau:
1. Giới thiệu ý kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa và Truyện An Dương và
Mị Châu – Trọng Thủy, nhân vật Mị Châu ( 0,5đ )
2. Giải thích ý nghĩa của đoạn thơ trích: bàn về kết cục bi thảm của nhân vật
Mị Châu, đặc biệt là việc xác Mị Châu hóa thành ngọc thạch hàm chứa
bài học sậu sắc , nhắc nhở người sau. ( như muốn nhắc một điều gì)( 1đ )
3. Giới thiệu nhân vật Mị Châu và lí giải nguyên nhân dẫn đến kết cục bi
thảm ấy: tin yêu Trọng Thủy nên để cho hắn tiếp cận và đánh tráo nỏ
thần, lúc Triệu Đà tiến đánh vẫn không thức tỉnh, lại còn rắc lông ngỗng
cho kẻ thù theo dấu đuổi cùng giết tận ( 2đ )
4. Phân tích bài học giữ nước: tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù, ý thức
trách nhiệm công dân, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa riêng
và chung. Sai lầm của Mị Châu đã khiến cho nước mất nhà tan, bản thân
phải gánh lấy kết cục bi thảm: tan tành cơ nghiệp, bị kết tội là giặc, bị
chính vua cha chém chết, thân xác hóa thành đá – bia đá muôn đời cũng
là lời nhắc nhở với người sau… ( 2đ )
5. Rút ra bài học thực tế, liên hệ bản thân : nhận thức về trách nhiệm công
dân, vai trò của tuổi trẻ trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước ( 1đ )
6. Phát biểu cảm nghĩ về Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng

Thủy và nhân vật Mị Châu ( 0,5 đ )

4


Học sinh có thể kết hợp trình bày các ý nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề
tránh kể lể dài dòng, lan man ( xoáy vào kết thúc bi thảm của nhân vật MC, tập
trung vào chi tiết xác MC hóa đá ).
Chỉ cho điểm tối đa khi HS trình bày trôi chảy, có cảm xúc, không mắc các lỗi
diễn đạt. Cho nửa số điểm nếu học sinh chỉ kể lể, nêu mà chưa phân tích được
giá trị , ý nghĩa của luận đề.
Soạn giáo án trả bài viết, xác định mục tiêu cần đạt, mức độ, cần tập
trung vào những vấn đề cụ thể trong mức độ cho phép ở từng thời lượng.
Ví dụ:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
• Biết vận dụng các hình thức kết cấu, các thao tác nghị luận phù hợp để
viết một văn bản nghị luận.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
• Biết vận dụng các hình thức kết cấu, các thao tác nghị luận phù hợp để
viết một văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
• Biết cách viết bài văn nghị luận, không mắc lỗi diễn đạt
III - Tiến trình lên lớp
• Dạy bài mới.
Hoạt động của gv và hs
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs
trả lời câu hỏi giáo khoa

1) Điểm khác biệt về
phương thức sáng tác
và lưu truyền giữa văn
học dân gian và văn
học viết là gì? (1đ )
2) Quá trình hóa thân của
nhân vật Tấm trong
truyện cổ tích Tấm
Cám có ý nghĩa gì?

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
• VHDG sáng tác bằng ngôn ngữ nói, lưu
giữ bằng trí nhớ, truyền lại qua hình thức
truyền miệng. VH viết sáng tác bằng ngôn
ngữ viết, ghi lại bằng chữ viết , truyền lại
bằng văn bản ( in hoặc chép tay).
• Phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của
cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác,
đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt,
không thể bị tiêu diệt của cái thiện.
• Cuối cùng cái thiện chiến thắng cái ác, thể
hiện quan niệm ở hiền gặp lành, tinh thần
5


lạc quan yêu đời của nhân dân.
Nhận xét bài làm của học sinh:
• Không nắm được nội dung câu hỏi, trả lời
dài dòng.
• Kiến thức còn mơ hồ, lẫn lộn, không chính

xác.
• Trình bày kém kể cả hình thức lẫn diễn
đạt.
• Một số lưu ý
• Học bài kĩ hơn, phải nắm được đặc trưng
của VHDG. Củng cố các kiến thức cơ bản.
• Trình bày cần ngắn gọn, rõ ràng, tránh
bôi xóa, không được viết tắt, phải diễn đạt
thành văn.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs
xây dựng dàn bài cho bài viết
Thao tác 1:gv đưa đề bài và
yêu cầu hs tìm hiểu đề
Thao tác 2: hs tìm ý, sắp xếp
ý, xây dựng dàn bài.

I.

Hoạt động 2:Hướng dẫn hs
lập dàn ý đại cương cho bài
viết.

II.

Tìm hiểu đề
Trong bài thơ Trước đá Mị Châu ( sáng tác
khi đến thăm am Mị Châu ở khu di tích Cổ
Loa), nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
Em hóa đá ở trong truyền thuyết

Cho bao cô gái sau em
Không còn phải hóa đá trong đời
[…]
Người dân nào xưa đưa em về đây
Như muốn nhắc một điều gì […]
Qua kết cục bi thảm của nhân vật
Mị Châu trong Truyện An Dương Vương
và Mị Châu – Trọng Thủy, nhân dân ta
muốn nhắc một điều gì cho các thế hệ
người dân Việt ?

Dàn ý:
A. Mở bài
1) Truyền thuyết An Dương Vương và Mị
châu – Trọng Thủy nêu lên bài học về
dựng nước và giữ nước của nhân dân, sự
6


Thao tác 1:bố cục bài viết,
các ý chính, các ý chi tiết?
Trình bày những ý
nào trong bài viết?
Lựa chọn trình tự
nghị luận?
Em hiểu lời phát biểu
này như thế nào?
Dựa vào những kiến
thức nào, lấy dẫn
chứng gì để làm sáng

tỏ luận đề?
Bày tỏ quan điểm bản
thân như thế nào?

2)

B.
1)

Thao tác 2:Hs thảo luận,
nhận xét, gv bổ sung.





C.


cảm thương đối với nhân vật Mị Châu.
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị
châu – Trọng Thủy là một tác phẩm đặc
sắc tiêu biểu cho thể loại truyền thuyết của
văn học dân gian Việt Nam. Qua câu
chuyện không chỉ nêu cao bài học dựng
nước và giữ nước qua hình tượng vị vua
An dương Vương mà còn thấm đẫm giá trị
nhân văn sâu sắc qua nhân vật Mị Châu
khiến nhiều người không khỏi suy nghĩ.
Đề cập tới vấn đề này Trần Đăng Khoa có

viết: …
Thân bài:
Giải thích ý nghĩa của đoạn thơ: bàn về kết
cục bi thảm của nhân vật Mị Châu.
Giới thiệu nhân vật Mị Châu : vị trí và kết
cục bi thảm của nàng. Sai lầm của Mị
Châu đã khiến cho nước mất nhà tan, bản
thân phải gánh lấy kết cục bi thảm: tan
tành cơ nghiệp, bị kết tội là giặc, bị chính
vua cha chém chết, thân xác hóa thành đá
– bia đá muôn đời cũng là lời nhắc nhở với
người sau.
Liên hệ với một số ý kiến khác về nhân vật
Mị Châu để bàn luận thêm : (có ý kiến phê
phán hoặc cảm thông…)
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
( Tố Hữu)
Nhận thức về trách nhiệm công dân, vai
trò của tuổi trẻ trong hoàn cảnh hiện nay
của đất nước
Kết bài:
Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Mị
Châu,.Truyện An Dương Vương và Mị
7


Châu – Trọng Thủy .

• Sức sống của truyền thuyết dân gian trong
đời sống tâm hồn dân tộc.

Hoạt động 3: hướng dẫn hs III. Sửa lỗi bài làm:
sửa bài
Nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của hs:
Thao tác 1: nêu những lỗi
• Có bài làm dài dòng, giới thiệu lan man,
trong bài viết của hs, yêu cầu
không tập trung vào yêu cầu chính của đề
hs sửa lỗi
bài.
• Diễn đạt còn lủng củng, câu văn dài lê thê,
Thao tác 2:.Tuyên dương
ý không rõ ràng.
những bài làm hay.
• Nhận xét chung
• Phần lý thuyết: điểm cao nhất 2,75đ (7/29)
• Phần làm văn: điểm cao nhất 5,5 đ

Hoạt động 4:Hướng dẫn hs IV. Tổng kết:
tổng kết
Lưu ý : trọng tâm của bài NL:
Thao tác 1: hs tự sửa bài làm
• Kiến thức chính xác.
của mình
• Bố cục hợp lí.
• Thao tác 2: gv gợi dẫn
• Phương pháp LL thích hợp.
hs thảo luận, luyện tập

• Hành văn trong sáng, không phạm lỗi về
thêm.
chính tả, dùng từ, đặt câu.
• Sửa những sai sót
trong bài làm của
mình, tránh lặp lại
trong những bài viết
sau.
• Tập viết mở bài.
• Chuẩn bị làm bài viết
số 3 về ca dao – dân
ca.

8


• Ghi chú các lỗi sai, hệ thống lại thành từng nhóm lỗi về kỹ năng và lỗi về
kiến thức, tri thức. Kinh nghiệm cho thấy một số học sinh thường lơ
đễnh, không tập trung vào tiết trả bài, chưa ý thức về lỗi sai của chính
mình vì thế tôi chọn giải pháp vừa kết hợp ghi chú, vừa sao chép lại các
lỗi sai cụ thể của các em bằng những phương tiện như scan lại hoặc dùng
máy ảnh chụp lại lỗi.
Ví dụ: Lỗi kiến thức:

Lỗi trình bày:

9


Mục đích của việc này không chỉ nhằm nhắc nhở bản thân người viết bài mà

còn tác động đến nhận thức của các học sinh khác.
Chia nhóm cho HS sửa lỗi:
Tổ 1:
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị châu – Trọng Thủy nêu lên bài học về
dựng nước và giữ nước của nhân dân, sự cảm thương đối với nhân vật Mị
Châu.
Truyện An Dương Vương và Mị châu – Trọng Thủy là một câu chuyện hay, tiêu
biểu cho thể loại truyền thuyết. Truyện đi vào lòng người đọc không chỉ vì nó
hay, tái hiện lại một sự kiện quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta từ những
buổi đầu dựng nước và giữ nước mà còn thể hiện quan điểm của nhân dân về
sự kiện này đồng thời gửi gắm vào đó bao bài học cho thế hệ người Việt sau.
Và bài học đó được thể hiện rõ nhất qua kết cục bi thảm của Mị Châu – con gái
yêu của An Dương Vương.
Nhân dân đã lý tưởng hóa về chi tiết xác nàng bị hóa đá thực ra cũng chỉ là
cách làm nhẹ tội cho Mị Châu, được dựng nên để nhắc nhở con cháu đời đời
lấy đó làm gương để không bao giờ được tái phạm.
Tổ 2:
Hơn tất cả nhân vật Mị Châu để lại nhiều bài học hơn.
10


Kết cục bi thảm của Mị Châu vừa thể hiện thái độ giận mà thương của nhân
dân ta.
Mong ước một lời răn dạy trong truyện cổ tích lại để lại bài học trong thực tế.
Bài học dựng nước và giữ nước, sự phân định rạch ròi giữa cái chung và riêng
trong suy nghĩ và nhận thức mà kết cục bi thảm của Mị Châu đem lại như một
tiếng chuông cảnh tỉnh vẫn như còn vang vọng.
Tổ 3:
Nhẹ dạ, cả tin và thiếu sự quản giáo chặt chẽ của An Dương Vương, Mị Châu
đã cho Trọng Thủy xem nỏ thần.

Tổ 4:
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị châu – Trọng Thủy là một tác phẩm đặc
sắc tiêu biểu cho thể loại truyền thuyết của văn học dân gian Việt Nam. Qua
câu chuyện không chỉ nêu cao bài học dựng nước và giữ nước qua hình tượng
vị vua An dương Vương mà còn thấm đẫm giá trị nhân văn sâu sắc qua nhân
vật Mị Châu khiến nhiều người không khỏi suy nghĩ. Đề cập tới vấn đề này
Trần Đăng Khoa có viết: …
Không những thế nhà vua còn dung túng cho con gái tự do tiếp cận nỏ thần, tạo
điểu kiện thuận lợi cho Trọng Thủy lấy cắp bảo vật quốc gia.
• Thiết kế Phiếu học tập theo hệ thống các câu hỏi để học sinh điền vào
chuẩn bị tư liệu tham gia hoạt động học tập, khắc phục được hạn chế về
thời gian lên lớp (cần được kết hợp với các tài liệu học tập và phương tiện
dạy học khác như SGK, tranh ảnh, những tài liệu tham khảo cần thiết
khác,…) Vấn đề trên Phiếu học tập nên chia nhỏ, sắp xếp từ dễ đến khó
để tất cả HS trong lớp học với năng lực học khác nhau đều có thể tham
gia. Mỗi học sinh tìm hiểu đề bài trước: xác định luận đề, hệ thống luận
điểm, luận cứ của văn bản, điền vào Phiếu của mình. Tùy vào từng đề bài
cụ thể mà giáo viên soạn các câu hỏi gợi mở trong phiếu học tập giúp các
em từng bước rèn kỹ năng làm văn.

PHIẾU HỌC TẬP
11


Họ và tên học sinh:……………………..
Tổ ( nhóm ):…………………………….
Đánh giá của nhóm:…………………….
Một số yêu cầu
Xác định luận đề của đề bài
Trình bày những luận điểm nào?

Chọn những dẫn chứng gì? Vì sao?
Đề xuất dàn ý

Trả lời

• Thiết kế giáo án trả bài viết, chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cần thiết cho
mỗi tiết học như hình ảnh, phim tư liệu... nhằm tạo hứng thú cho hoạt
động học tập. Sử dụng các phần mềm trình chiếu bài học để học sinh tiện
theo dõi như Microsoft PowerPoint, khắc phục được những hạn chế về
mặt thời gian cũng như dẫn các tư liệu, học sinh cũng có thể căn cứ vào
đó chỉnh sửa, bổ sung nội dung trên Phiếu học tập của mình.
• Sau khi chấm bài, giáo viên ghi nhận ưu, khuyết của từng bài làm, điểm
số của từng học sinh. Lập file lưu trữ, trong mục bài viết ghi lại nhận xét
về kĩ năng làm bài và kiến thức của học sinh. Bảng thống kê này sẽ giúp
giáo viên theo dõi, đánh giá được quá trình học tập của các em học sinh.
STT Học sinh

Bài số 1 Điểm Bài số 2 Điểm Bài số 3 Điểm

b) Học sinh:
• Mỗi học sinh tìm hiểu đề bài và điền câu trả lời vào Phiếu học tập đã
được GV chuẩn bị , phát cho các em từ trước ( yêu cầu phần này ngay sau
tiết bài viết và sử dụng trong tiết trả bài viết). Tùy từng kiểu bài viết, theo
mục tiêu cần đạt mà có thêm phần phụ chuẩn bị như tài liệu dẫn chứng,
tranh ảnh, tư liệu khác…
• Trưởng nhóm họp nhóm gộp các ý kiến, đưa ra câu trả lời sau cùng của
nhóm.
Tiến trình thực hiện:
a) Giáo viên lên kế hoạch thực hiện và thông báo cụ thể để các nhóm chuẩn
bị tư liệu, giao công việc và những câu hỏi định hướng cho từng cá nhân

hoặc từng nhóm.

12


b) Giáo viên thiết kế tiết dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục.
Tiến hành các hoạt động học tập trả bài làm văn ( thời lượng theo phân
phối chương trình, thực hiện các hoạt động học tập đã chuẩn bị)
− Cho trình chiếu bài giảng đã soạn sẵn
− Sử dụng các tư liệu đã thống kê, yêu cầu học sinh sửa bài,
lập dàn ý, chữa lỗi diễn đạt kết hợp rèn luyện kỹ năng làm
văn cho học sinh.
− Nhận xét bài làm của học sinh, tuyên dương các bài làm tốt.
− Gợi ý thêm các đề bài tương tự, mở rộng, nâng cao vấn đề.
− Lập bảng thống kê tần suất các lỗi mắc phải của học sinh,
điểm số.
B. ĐÁNH GIÁ:
1. Hiệu quả:
Quá trình thực hiện phối hợp, vận dụng các phương tiện này đem đến một
số kết quả tích cực như sau:
• Trong thời lượng ngắn có thể sửa bài viết cho học sinh tỉ mỉ, toàn diện
hơn, khắc sâu những mặt mạnh và lưu ý những lỗi diễn đạt, có thời gian
để học sinh chữa lỗi, kiểm điểm lại những sai sót của bản thân.
• Kích thích các hoạt động học tập của học sinh, tránh được việc giáo viên
chỉ dẫn giảng. Nhờ đó kĩ năng làm văn nghị luận của học sinh được nâng
cao, ngày một tiến bộ hơn.
• Giáo viên có thể theo dõi quá trình học tập của từng học sinh, nắm được
điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh để bồi dưỡng, phát huy. Điều này
phục vụ tốt cho đối tượng là học sinh các lớp chuyên.
2. Hạn chế:

• Một số học sinh chưa chuẩn bị PHT ở nhà tốt nên việc đạt được mục tiêu
dạy học giữa các tiết học và các lớp không đồng đều.
• Việc thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm còn nhiều lúng túng, HS trong
nhóm chưa tham gia đồng đều.
• Đòi hỏi giáo viên phải sử dụng tốt nhiều phần mềm , có phương tiện máy
móc hiện đại.
D. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
• Muốn tiết dạy được hiệu quả cần có sự trang bị đầy đủ các phương tiện
trình chiếu, có sự chuẩn bị tốt từ cả hai phía giáo viên và học sinh.
• Bước đầu có thể sẽ rất vất vả nhưng về sau khi khung giáo án trình chiếu
đã có sẵn, việc theo dõi lưu trữ đã có hệ thống thì công việc trở nên nhẹ
nhàng
E. KẾT LUẬN:
13


Dạy học là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Trên
đây chỉ là những thực nghiệm bước đầu, tiến hành qua một quá trình chấm và
sửa bài cho học sinh còn mang tính tham khảo, tuy có một số ưu điểm nhưng
vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong sự đóng góp quí báu của quý thầy cô.
Biên Hòa, ngày 20 tháng 4 năm 2013
Người thực hiện,

Nguyễn Thị Thanh Phương

14




×