Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn sáng kiến kinh nghiệm “vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.8 KB, 15 trang )

BM01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Mã số : ..............

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁNG TẠO
TRONG TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH
BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”

Người thực hiện : TRỊNH THỊ THU TRANG
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn : VĂN
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác :
Có đính kèm :
 Mơ hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học : 2012 – 2013







 Hiện vật khác


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁNG TẠO TRONG TÁC PHẨM
THƠ TRỮ TÌNH BẬC TRUNG HỌC PHỔ THƠNG”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, một thế kỉ đánh dấu sự phát triển không
ngừng của nhân loại. Trong xu hướng phát triển đó, mỗi con người dù ở lĩnh vực
nào cũng không thể đứng n nhìn thời cuộc. Cần phải có sự thay đổi hay nói đúng
hơn là sự đổi mới tồn diện mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Ngành giáo dục
cũng đang từng bước đổi mới để phù hợp với yêu cầu của thời đại nói chung và
đất nước nói riêng . Mỗi một môn học, mỗi một ngành học, mỗi một cấp học phải
có những sáng tạo mới để nâng cao hiệu quả giáo dục.
Xét riêng về môn Ngữ văn ở trường THPT thì đây là một mơn học khơng kém
phần quan trọng. Bởi mơn văn ngồi mục đích là tập trung bồi dưỡng những phẩm
chất phù hợp với lứa tuổi học sinh như lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, niềm
tin … , thì Ngữ văn cịn phải giáo dục học sinh lối sống văn hoá lành mạnh, cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết theo yêu cầu của thời đại mới.
Tất cả những mục đích ấy đều phần lớn tập trung ở phân môn Ngữ văn và được
phản ánh qua tác phẩm văn học kể cả thơ, văn xi,…
Do đó việc giảng dạy các tác phẩm văn học của người giáo viên là rất quan
trọng và cần thiết. Muốn hiểu hết nội dung ý nghĩa của một tác phẩm văn học và
muốn chuyển tải nó đến học sinh để mong nhận được sự phản hồi một cách có hiệu
quả từ học sinh là một điều rất khó bởi thực tế giảng dạy ở trường THPT đã tạo
cho giáo viên kết quả không như mong muốn, học sinh hầu như thờ ơ với môn
Văn. Các em chưa có ý thức học tập, cho nên đã xem nhẹ mơn học này. Vì vậy kết
quả cuối năm cịn rất thấp.

Vậy thì ngun nhân từ đâu? Phải chăng là sự thờ ơ, không hứng thú học môn
Văn của học sinh hay tại người dạy chưa phát huy hết khả năng của mình, chưa tìm
tịi sáng tạo trong giảng dạy, chắc hẳn là từ cả hai phía. Là giáo viên giảng dạy
nhiều năm tôi đã từng trăn trở và ln tự đặt cho mình câu hỏi phải làm gì đây để
khơi gợi tình yêu, niềm đam mê hứng thú học Ngữ văn của các em, nhất là tiết đọc
văn.
Qua những năm đứng lớp, nhiều lần dự giờ rút kinh nghiệm với đồng nghiệp,
tôi đã tâm đắc một điều “Chỉ có hiểu biết mới khơi gợi sự hiểu biết, chỉ có tình u
mới khơi gợi tình u”. Đã là giáo viên Văn thì phải hiểu và yêu Văn học. Muốn
vậy người giáo viên phải ln tìm tịi sáng tạo và làm hết khả năng của mình đối
với việc giảng dạy. Theo tôi việc đầu tiên cần thiết nhất để tác động trực tiếp đến
tâm hồn học sinh, sự chú ý của học sinh đối với tác phẩm văn học đấy chính là
khâu đọc tác phẩm của người giáo viên. Giáo viên không thể đọc tác phẩm một
cách qua loa, bình thường, tùy tiện hoặc khơng cần đọc mà ở đây phải là đọc sáng
Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 2


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

tạo, đọc làm sao để toát lên được cái hồn của tác phẩm, để làm sống dậy cho học
sinh những cảm xúc thiêng liêng, những rung động thực sự về tát cả những điều
mà thi sĩ gửi gắm qua tác phẩm và tơi đã vận dụng phương pháp này rất có hiệu
quả.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1.Cơ sở lí luận :
Để phù hợp với việc đổi mới dạy học theo theo hướng tích hợp, việc dạy học
của thầy phải có phương pháp mới, cải tiết tiết day phù hợp và gây hứng thú học
tập cho học sinh là một vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.

Khi đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm chủ thể sáng tạo, người
giáo viên phải lui về sau, là người tổ chức cho HS tiếp xúc cho đến khi chiếm lĩnh
toàn bộ tác phẩm như để thu hút sự chú ý về một vấn đề nào đó có tính then chốt,
có tác dụng mở một lối đi, một hướng nhìn, hướng suy nghĩ về tác phẩm thì giáo
viên giúp học sinh tìm kiếm những cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Đây cũng là
một yêu cầu rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Cần xây dựng một tiết học để từ đó thực hiện đề tài một cách triệt để và có
hiệu quả cao hơn. Như vậy để đạt được kết quả giảng dạy như mong muốn thì phải
tìm ra được phương pháp thích hợp. Đó chính là điều tơi đang thực hiện trong đề
tài của mình .
2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo và tổ chuyên môn.
- Chương trình đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy là
một trong những yếu tố thuận lợi để việc hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm
bằng phưng pháp đọc sáng tạo đạt kết quả tối ưu.
-Một vấn đề thuận lợi nữa là đặc điểm tâm sinh lí của học sinh cấp III, các
em đang từng bước trưởng thành, nên thích mở rộng tính độc lập, muốn khẳng
định mình trước bạn bè, thầy cơ, muốn được bạn bè tin tưởng công nhận năng lực,
hoặc thổ lộ tình cảm một cách gián tiếp thơng qua các tác phẩm thơ về chủ đề tình
yêu.
- Đọc sáng tạo sẽ giúp học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp, diễn
xuất và rèn luyện cách phát âm chuẩn mực.
2.2. Khó khăn:
- Lối học thụ động của nhiều học sinh xem nhẹ, ngại học văn, đến lớp học
sinh chỉ ngồi nghe và ghi chép kiến thức do thầy truyền đạt, thiếu chủ động trong
vấn đề cảm nhận tìm tịi kiến thức, thiếu tư duy sáng tạo (chỉ trừ học sinh có năng
khiếu cảm thụ văn chương)
- Theo trào lưu xã hội hiện nay đa số phụ huynh và học sinh chưa chú trọng
đến môn Văn mà chỉ quan tâm đến các môn thuộc lĩnh vực tự nhiên. Bởi lẽ môn

Văn là môn học rèn luyện về giao tiếp, diễn đạt, giáo dục tư tưởng và nhân cách
Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 3


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

con người nên khơng thể học giỏi nhanh và khơng có tính thiết thực trong xã hội
ngày nay như các môn tự nhiên khác.
- Trong các tác phẩm thơ trữ tình ở chương trình THPT, nhất là lớp 12 dung
lượng thơ khá dài, mặt khác phân phối chương trình chỉ cho phép khai thác tác
phẩm đó với thời lượng 2 hoặc 3 tiết nên tất nhiên sẽ tạo cho giáo viên sự gị bó về
thời gian, có khi phải chạy đua với nó, nên giáo viên phải xem xét kĩ những đoạn
thơ hay, đặc sắc, toát lên chủ đề tư tưởng để đọc sáng tạo.
- Học sinh trong độ tuổi trưởng thành, cịn bồng bột hay qn, đơi khi khơng
đem sách giáo khoa lên lớp nhìn chung hai, ba em một cuốn. Điều này làm ảnh
hưởng đến việc theo dõi khi đọc tác phẩm.
- Sĩ số học sinh của lớp còn nhiều từ 35 - 42 em, nên sẽ gây khó khăn cho
giáo viên khi quan sát sự chú ý của học sinh.
2. 3. Số liệu điều tra ban đầu.
Được sự phân công của nhà trường, tôi đã từng dạy Văn qua nhiều khối lớp,
tôi nhận thấy rằng, học sinh tuy chưa nhiều em hứng thú học Văn nhưng nếu giáo
viên tạo hứng thú tốt cho các em trong quá trình giảng dạy thì kết quả sẽ được
nâng lên một cách rõ rệt.
* Số liệu thống kê trước khi thực hiện chuyên đề .

Lớp

Số

HS

11A7

40

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

0

0%

10

25%

22

55%

7

17.5%

1

2.5%

Đây mới là số liệu khảo sát ban đầu, nhưng cũng là cố gắng của học sinh.
Kết quả chưa cao vì giáo viên chưa có hướng khắc phục cho bản thân vì chưa tìm
ra phương pháp giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm.
Tất cả những khó khăn trên cũng khơng gây trở ngại lớn cho tiến trình học

tập của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt
trong một giờ dạy Văn thì giáo viên cần phải vận dụng phương pháp đọc sáng tạo
trong giảng dạy tác phẩm Văn học.
3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
3.1 Đối tượng – Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Học sinh THPT.
- Nội dung chương trình những tiết dạy tác phẩm thơ trữ tình.
- Các ví dụ vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm văn học ở
trường THPT.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.

Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 4


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

- Chọn những nội dung kiến thức phù hợp với chương trình, trình độ học
sinh.
- Những tác phẩm Văn học ở trường THPT.
3.3. Biện pháp thực hiện .
a/ Yêu cầu đối với giáo viên:
Trước tiên, giáo viên cần nắm được đặc trưng thể loại của tác phẩm vì trong
chương trình THPT có nhiều thể loại thơ như : Cổ phong, Đường luật, Lục bát,
Song thất lục bát, thơ tự do( thơ mới). Đó chính là sự phong phú của thơ ca Việt
Nam.
Giáo viên cần nắm chắc đặc trưng thể loại để vận dụng cách đọc tốt nhất. Bởi
thơ là một hình thái nghệ thuật đặc biệt, hình tượng thơ hình thành trong một cấu
tạo đặc biệt, nên thơ có tác dụng truyền cảm riêng, sức mạnh riêng. Ngôn ngữ thơ

dệt nên những hình tượng kết tinh, lắng đọng, có sức khêu gợi sâu xa, lâu dài trong
tâm tư người đọc. Mỗi câu thơ hay, mỗi bài hay đều gợi lên những mối liên tưởng
khác nhau.
Từ những mối liên tưởng mà sinh ra chiều sâu của sự rung động, cảm thụ về
thơ. Có nhiều câu thơ, bài thơ đã sống mãi với thời gian.
Chẳng hạn như câu thơ của Nguyễn Khuyến:
Rượu ngon không có bạn hiền
Khơng mua, khơng phải khơng tiền khơng mua.
Hay “ Truyện Kiều” viết bằng thơ lục bát của Nguyễn Du. Nhà thơ Sóng
Hồng đã nói: “thơ là sự thể hiện của con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ
là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và
lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ của lời thơ trong sáng vang
lên một điệu nhạc khác thường”.
Đã là thơ phải có vần, có nhịp điệu, có tiết tấu và khi đọc thơ người đọc phải
tuân thủ điều đó. Nếu đọc sai nhịp, sai từ, nhấn giọng khơng đúng chỗ thì sẽ phá
vỡ âm thanh của thơ, sẽ làm mất hình tượng trong thơ. Đặc biệt là trong thơ lục bát
và song thất lục bát có cấu trúc vần, luật hài hoà tạo cho bài thơ có âm hưởng, tiết
tấu du dương dễ đi sâu vào lòng người. Cho nên giáo viên cần phải nắm chắc để có
cách đọc tốt nhất, nên ngắt nhịp, ngừng nghỉ đúng chỗ, nên nhấn giọng ở những từ
ngữ nào, đọc lướt từ nào….
b/ Yêu cầu đối với học sinh :
Trước hết học sinh phải có ý thức rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm Văn
học bằng cách lắng nghe giáo viên đọc để liên tưởng, để bắt chước, để cảm nhận.
Sau đó tự luyện bằng cách đọc thầm rồi đến đọc nhỏ và sau đó đọc to, rõ ràng, tập
phát âm thật chuẩn, quen mặt chữ để tránh đọc sai âm và sai từ.
c/ Yêu cầu chung.

Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 5



Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

Đọc là biến hình thức chữ viết thành âm thanh, nhất là thơ. Bởi: “Thơ là lời
nói được nhạc hóa”, thơ lại liên quan đến mặt âm thanh của tiếng nói dân tộc. Do
đó cần vận dụng triệt để giá trị của âm học, của hệ thống âm thanh này.
Khi đọc thơ phải làm cho mỗi tiếng trong thơ sáng lên hình, ngân lên nhạc vì
thơ truyền cảm khơng những ở từng bài mà ngay trong từng âm, từng thanh, từng
nhịp, từng vần.
Người đọc cần có giọng đọc tự nhiên bình tĩnh, có sức rung động từ bên
trong, lúc lên, lúc xuống, lúc bổng lúc trầm, lúc ngắt quãng ngập ngừng, có như thế
mới gây được ấn tượng, cảm xúc từ phía người nghe (học sinh). Nếu giáo viên chỉ
đọc đều đều một kiểu giọng từ đầu đến cuối bài thơ hoặc đọc quá nhỏ, quá to, quá
nhanh thì sẽ gây buồn tẻ, gây căng thẳng, mệt nhọc cho người nghe (HS). Cho nên
tuỳ vào nội dung, hình thức thể hiện của từng tác phẩm mà chọn cách đọc phù hợp.
Muốn đọc tốt, người đọc phải đi từ đọc đúng đến đọc hay, đọc diễn cảm và
cuối cùng là đọc sáng tạo.
* Đọc đúng : Phải phát âm chuẩn, phải rõ ràng, phải ngắt nghỉ đúng dấu câu,
phải có ý thức phân biệt phụ âm đầu, âm cuối và âm đệm. Bởi lẽ một số giáo viên
vùng Bắc bộ thường đọc sai phụ âm đầu “l” thành “n” hoặc “tr” thành “ch” hoặc
“s” thành “x”. Và học sinh cũng thường đọc sai những âm này.
* Đọc hay: Nếu đọc đúng là đạt u cầu về ngữ âm và chính tả thì đọc hay là
phải làm chủ được giọng đọc, biết ngắt nghỉ , cao hoặc thấp giọng đúng nhịp điệu,
tiết tấu, âm hưởng của bài thơ, câu thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả. Khi đọc
cần kết hợp ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt nhằm tác dụng đến người đọc.
* Đọc diễn cảm: Là cách đọc đòi hỏi người đọc phải hiểu về tác phẩm để điều
khiển giọng đọc làm nổi lên cái hồn của tác phẩm, đối với tác phẩm truyện phải
hiểu tâm lí, hành động của nhân vật để đọc đúng lời văn đối thoại làm tốt lên tính
cách, tâm lí của nhân vật. Người đọc phải làm sống dậy những cảm xúc ngủ yên

trong chữ nghĩa để truyền đến học sinh những cảm xúc thẩm mĩ để trái tim học
sinh cùng ngân lên những âm thanh, những hơi thở của cuộc sống, của con người
mà tác phẩm mang lại.
* Đọc sáng tạo: Đây là bước nâng cao của đọc diễn cảm. Người đọc phát huy
cao độ năng lực liên tưởng, tư duy, sáng tạo của mình, để tiếp xúc với thế giới
nghệ thuật mà nhà văn đã gửi gắm tâm hồn mình vào tác phẩm.
Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, khi đọc đến những câu thơ:
“Dốc lên khúc khủy, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai pha luông mưa xa khơi”
Người đọc cần nhấn giọng mạnh mẽ bởi đoạn thơ có nhiều hình ảnh, từ ngữ
tạo hình gân guốc, bạo khỏe. Trong tưởng tượng của người đọc, đoàn quân như
đang leo trèo trên những cồn mây, mũi súng chạm đỉnh trời. Chữ ngửi đọc phải
diễn tả được cái bạo, cái tinh nghịch của người lính. Nhưng sang câu thơ “Nhà ai
Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 6


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

pha lng mưa xa khơi”thì tứ thơ đã chuyển biến . Sau sự mất thăng bằng, đứt
đoạn của câu trước, câu thơ này lâng lâng, êm đềm như một chỗ dừng chân. Tất cả
đều chùng lại và trên cái nền của câu thơ ấy, Quang Dũng đã tạc nên tư thế buông
thả tự nhiên của người chiến sĩ ở một phút nào đó trong cuộc hành quân mệt mỏi.
Nên khi đọc câu thơ chúng ta phải chuyển giọng đột ngột, hạ thấp giọng, nhẹ
nhàng, dịu dàng, êm ái. Phải thổi được cái hồn vào trong từng từ ngữ của câu thơ.
Tóm lại, đọc sáng tạo là đặc biệt nhất đối với văn học, với đặc trưng là mơn
học nghệ thuật. Mục đích và đặc thù của mơn học này chính là nhằm cảm thụ nghệ

thuật, hình thành những thử nghiệm nghệ thuật, những khuynh hướng và năng
khiếu nghệ thuật cho học sinh. Vận dụng phương pháp này vào giảng dạy tác phẩm
văn học là con đường ngắn nhất đưa học sinh đến với tình yêu văn học, tình yêu
nghệ thuật.
4. Phương pháp cụ thể và thực hành:
Trong nhiều năm giảng dạy, tôi đã vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào
các tiết dạy thơ trữ tình. Tơi xin trình bày cách tiến hành đọc sáng tạo ở một số loại
thơ cơ bản: thơ lục bát, thơ đường luật, thơ tự do.
a/Thơ lục bát: Trong chương trình bậc THPT, thơ lục bát có ở: Ca dao, các
đoạn trích trong Truyện Kiều, “Lẽ ghét thương” trích tác phẩm “Lục Vân Tiên”
(truyện viết bằng thơ lục bát – truyện thơ). Lớp 12 có bài “Việt Bắc”, “Bác ơi!”
của Tố Hữu,…
Đây là một thể thơ cổ truyền của dân tộc, khơng gị bó về niêm luật, vần. Vần
gồm có vần chân và vần lưng, thanh điệu, tiết tấu hài hồ nhẹ nhàng, tự nhiên và
biến hố phóng khống nên người ta có thể phát triển dài để tự sự. Trong thơ lục
bát lượng thanh bằng nhiều hơn thanh trắc và vần được gieo chủ yếu là vần bằng.
Chính âm điệu nhẹ nhàng đấy mà thơ lục bát đã đi vào lòng người từ bao đời nay.
Nhà thơ Chế Lan Viên từng nói : “Hồn thơ dân tộc thích biểu hiện trong hình
thức mới, nhưng lại càng thích hiện lên ở những chỗ hẹn hị cũ. Thơ lục bát chính
là chỗ hẹn nghìn đời ấy”.
Quả thật chính chỗ “hẹn nghìn đời ấy” là nơi hội tụ đỉnh cao rực rỡ của thơ
Việt Nam như: “Truyện Kiều của Nguyễn Du, một áng thơ bất hủ, hay giọng thơ
tâm tình ngọt ngào của Tố Hữu thể hiện qua tác phẩm “Việt Bắc”
Tiêu chuẩn ngắt nhịp trong thơ lục bát: thông thường là nhịp chẵn mà nhịp đôi
là cơ bản, với mơ hình :
2/2/2
2/2/2/2
2/2/2
4/4
Có khi ngắt nhịp 3/3

Ví dụ:
“Cậy em / em có / chịu lời,
Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 7


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

Ngồi lên cho chị/ lạy rồi sẽ thưa.
(truyện Kiều – Nguyễn Du)
“ Ôi Kim lang!/ Hỡi Kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây ! "
(truyện Kiều – Nguyễn Du)
Nhưng nhịp thơ dù tính theo đơn vị nào cũng tính đến cảm xúc và tư duy được
diễn đạt qua lời thơ. Các nhà thơ ln tạo cho mình những biến nhịp độc đáo để
thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Do đó, cách đọc phải linh động, khơng nên ngắt
nhịp giữa hai từ láy và từ ghép.
Ví dụ:
“ - Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ,/ bồn chồn bước đi”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Quả thật là cách ngắt nhịp trong thơ lục bát đem lại cho người đọc những
ấn tượng, cảm xúc đặc biệt. Điều này đã thực sự có từ xa xưa, đã truyền đi gửi lại
biết bao đời nay với đầy rẫy chỗ ngắt nhịp của lời nhưng đã biến thành những chỗ
ngập ngừng của trái tim. Cũng có khi những điều lặp lại mà không hề dư thừa,
những khúc quanh không hề thiếu vắng được.
b/Thơ đường luật.
Đây là thể thơ mô phỏng thơ ca Trung Quốc. Các nhà thơ Việt nam sử dụng
thể này nhưng có sự sáng tạo đặc biệt. Trong những bài thơ thất ngôn bát cú, thất

ngôn tứ tuyệt tưởng chừng rất gị bó về niêm luật chặt chẽ nhưng vẫn thấp thống
giai điệu dân gian quen thuộc. Hình ảnh thơ không chỉ ước lệ tượng trưng mà rất
gần gũi với người Việt Nam. Từ quả cau, miếng trầu, khóm trúc, cây chuối, bờ
ao… đã đi vào thơ đường luật một cách tự nhiên như thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến hay Nguyễn Trãi đã đưa vào trong thơ những sự vật hết sức bình thường
đó là: “bèo, muống, cỏ, sen”. Tất cả đã tạo nên một hồn thơ Việt Nam đậm đà,
duyên dáng.
Khi đọc giáo viên cần lưu ý tới hình ảnh, đến nhịp điệu của bài thơ, đến thanh
điệu của từ ngữ và phải đọc đúng nhịp, đúng giọng điệu theo mơ hình bước thơ là
4/3 hoặc 2/2/3.
Ví dụ:
Ao thu/ lạnh lẽo/ nước trong veo
Một chiếc thuyền câu/ bé tẻo teo
( Thu Điếu – Nguyễn Khuyến)
Khi đọc chú ý phát âm đúng từ “lạnh lẽo” nếu phát âm sai, âm “l” thành âm
“n”, dấu ngã thành dấu hỏi thì sẽ khơng cịn giá trị của câu thơ.
Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 8


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

Nếu vậy thì câu thơ: “Làn ao lóng lánh bong trăn loe” sẽ thành “nàn ao nóng
nánh bóng trăng noe” như vậy sẽ khơng cịn là thơ nữa và sẽ khơng cảm nhận được
cảm giác của một người say đang ngắm nhìn cảnh vật trong đêm thu thơ mộng,
huyền ảo nơi đồng quê Bắc bộ. Cũng như các loại thơ khác, thơ Đường luật cũng
có những biến nhịp độc đáo.
Ví dụ câu thơ :
“Trơ cái hồng nhan với nước non”

(Tự tình- Hồ Xn Hương)
Nếu đọc theo nhịp 4/3 thì sẽ khơng thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình
đã mất hồn toàn cảm giác, trơ ra, chai lỳ đi trước cuộc đời. Mặt khác sẽ không
thấy được sự mỉa mai, rẻ rúng đến xót xa một cảm giác bẽ bàng của chủ thể trữ
tình. Vì thế khi đọc phải ngắt nhịp: “Trơ/cái hồng nhan /với nước non” thì chúng
ta mới đồng cảm được nỗi niềm với nữ sĩ.
c/Thơ tự do
Gọi là thơ tự do nhưng hồn tồn khơng phải tự do, phủ định mọi luật lệ của
thơ. Gọi là thơ tự do vì nó bao gồm các loại thơ khơng theo một thể thức cố định
nào cả. Số chữ trong từng câu, số câu từ trong từng bài, cũng như cách ngắt nhịp,
hiệp vần hồn tồn phóng khống tuỳ theo nội dung của bài thơ, xúc cảm của
người sáng tác. Tuy vậy nó vẫn tuân theo quy luật cơ bản về âm thanh, vần luật,
nhịp điệu của nó và của cả câu thơ Việt Nam. Thơ tự do mở rộng khả năng diễn đạt
của thi pháp Việt Nam, làm giàu thêm nhịp điệu cho câu thơ Việt Nam.
Chính loại thơ tự do địi hỏi ở người đọc tính sáng tạo rất cao. Người đọc phải
xác định nhịp thơ sao cho phù hợp để có thể đem tiếng nói “từ trái tim đến trái
tim”, chuyển được tiếng lòng từ thi nhân đến nội tâm người nghe, gây cảm xúc sâu
sắc. Khi đọc về nhịp thơ cũng cần đặc biệt chú ý, bởi nếu ngắt nhịp khơng chính
xác thì sẽ khơng lột tả được điều mà tác giả muốn thể hiện.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo. đây là một bài
thơ tác giả làm theo thể thơ tư duy siêu thực tượng trưng cả bài thơ không có dấu
chấm, phẩy ngặt câu. Nên khi đọc diễn cảm cần chú ý giọng đọc phóng khống,
khi cơ đơn, khi đau đớn, khi tha thiết, đặc biệt câu thơ mô phỏng tiếng hát, tiếng
đàn: li-la-li-la-li-la cần đọc nhanh, âm thanh ríu rít.
* Cách Tiến hành:
Sau khi nắm vững những đặc điểm cơ bản nói chung và từng loại thơ nói
riêng, cũng như nắm vững nội dung yêu cầu của từng bài, GV sẽ áp dụng cách đọc
phù hợp trong từng bài cụ thể của từng tiết dạy. Phải vận dụng linh hoạt chứ khơng
máy móc, rập khn. Tức là phải sáng tạo trong cách đọc của mình. Có người cho
rằng: “Đọc tốt coi như truyền được cảm xúc bài thơ đến học sinh một phần lớn mà

chưa cần giảng dạy” hoặc “Đọc tốt coi như thành công một nửa”.
Thông thường khi dạy một tác phẩm thì giáo viên đọc trước, sau đó học sinh
đọc. Đó là cách định hướng cho học sinh, dẫn dắt học sinh. Nhưng cũng có thể cho
Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 9


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

học sinh đọc trước, giáo viên nhận xét đánh giá, uốn nắn điều chỉnh rồi giáo viên
đọc lại. Tất nhiên giáo viên đọc trước mà hay, hấp dẫn hơn thì học sinh sẽ có
“bảng đối chiếu đi lên” và sẽ tiếp nhận hào hứng hơn. Giáo viên đọc trước hay sau
là tuỳ vào nội dung tác phẩm, tuỳ vào sự linh động sáng tạo của mình, cốt lõi là
làm sao gây được hứng thú, lôi cuốn HS ngay từ đầu vào bài giảng.
Trong tiết học thao tác đọc được tiến hành nhiều lần:
Đọc trước khi phân tích.
Đọc trong khi phân tích
Đọc sau khi phân tích
Đọc diễn cảm để củng cố bài.
Đọc là tạo âm thanh và sự tác động của âm thanh là rất lớn, bởi nó đọng lại và
ngân vang mãi trong tâm hồn học sinh, giọng đọc của giáo viên có thể làm rung
động trái tim học sinh, thu hút mọi sự chú ý của các em và học sinh có thể sẽ bắt
chước và nhớ mãi. Bởi thế mà đã có nhiều bài thơ nằm trong lịng các em, nó sống
mãi với thời gian khơng chỉ bởi nội dung, ý nghĩa mà vì bằng cả giọng đọc truyền
cảm sáng tạo của giáo viên
Ví dụ minh hoạ cụ thể: đọc bài thơ “Thương Vợ”- Ngữ Văn 11(tập 1).
Vì thời gian không cho phép nên tôi chỉ đưa ra một số ví dụ cụ thể: đọc sáng
tạo trong bài thơ “Thương Vợ” của Tú Xương.
Đây là bài thơ hay nhất trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương. Ông đã

từng gọi vợ mình là “mẹ đĩ” là “mình” là “mẹ mày” là “con bu nó”, rất âu yếm, rất
tự nhiên và đưa bà vào thơ như một nhân vật sống động, có ngoại hình, có tính
cách, có cảm xúc… Dường như Bà Tú đã trở thành nguồn cảm hứng trữ tình phong
phú hấp dẫn cho thơ của ơng Tú.
Riêng đối với bài thơ “Thương Vợ” là một bài thơ trữ tình pha chút hóm hỉnh,
trào lộng rất Tú Xương, bộc lộ tình cảm yêu thương quý trọng của nhà thơ đối với
bà vợ tần tảo, đảm đang, giàu sức hy sinh của mình. Về thể loại thì đây là một bài
thơ làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, rất hoàn chỉnh về mặt kết cấu và
nhịp điệu.
Giáo viên cần nắm vững các nội dung, đặc trưng trên để có cách đọc phù hợp
nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhằm toát lên được nội dung của nó.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ giới thiệu bà Tú bằng cách kể công lao vất vả của bà
với gia đình của mình:
“Quanh năm bn bán ở mom sơng”
Cơng việc bn bán là một cơng việc bình thường mà hầu hết phụ nữ Việt
Nam tần tảo xưa kia đều ít nhiều quen thuộc. Tự nó sẽ chưa nói được gì nếu khơng
có cái bối cảnh thời gian và khơng gian mà câu thơ gợi mở: “Quanh năm”, “mom
sông”. Cho nên ta cần đọc ngắt nhịp 2/2/3 và nhấn giọng ở từ “quanh năm”, “mom
sông”.
“Quanh năm/ buôn bán/ ở mom sông”
Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 10


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

Cách đọc ấy đã gợï lên được cả một thời gian dài đằng đẵng nối tiếp nhau
ngày này qua ngày khác và cả một nơi buôn bán, đầy bất trắc cho bà Tú, mới cảm
nhận hết nỗi vất vả, tần tảo của bà.

Và bà Tú tần tảo như vậy là để:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Ơng Tú đã tính tốn rất chi li, rặt rịi, khơng thể cộng cả ơng chồng vào với 5
đứa con được, bởi như thế quả là bất công đối với bà, đáng ra bà đâu phải nuôi
ông, đằng này ông Tú lại suốt đời “làm quan tại gia, ăn cơm vợ” nên đã trở thành
gánh nặng cho bà, bà ni ơng đâu có dễ như ni con. Chẳng gì ơng cũng là ơng
Tú, lại nổi tiếng tài hoa, nên ơng đã tách mình ra. Như vậy ơng đã coi mình là kẻ
“vơ tích sự” thật là hóm hỉnh. Và đây cũng là cách ơng tri ân bà. Hiểu được điều đó
ta sẽ đọc câu thơ như sau:
“Nuôi đủ/ năm con/ với/ một chồng”.
Đọc như vậy sẽ làm toát lên ý nghĩa của câu thơ.
Tiếp theo ở hai câu thực;
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng”
Nhà thơ đã dùng hình ảnh “con cị”, một hình ảnh quen thuộc của ca dao Việt
Nam để nói về bà vợ của mình, cách so sánh ví von thật là độc đáo và đầy sáng tạo.
Nhà thơ dùng từ “thân cị” mà khơng dùng “con cò” nên đã nâng cao hẳn giá trị
gợi cảm của hình ảnh nhà thơ, dùng từ “lặn lội”, “eo sèo” để đặc tả nỗi vất vả gian
truân của bà Tú, gợi niềm thương cảm của một thân phận , một số kiếp con người
thật tội nghiệp. Nhà thơ còn dùng từ “khi quãng vắng” chứ không phải là “nơi
quãng vắng”. Như thế mới gợi được sự liên tưởng cả về thời gian và không gian
mà bà Tú buôn bán thật mênh mông, rợn ngợp, quạnh hiu lúc đầu hôm sớm mai
đầy bất trắc, hiểm nguy. Hiểu được điều đó ta sẽ đọc hai câu thơ như sau:
Lặn lội/ thân cò/ khi/ qng vắng
Eo sèo/ mặt nước/ buổi/ đị đơng.
Cách đọc như thế sẽ gây được rung cảm sâu sắc trong tâm hồn HS về bà Tú,
một người phụ nữ đảm đang chịu khó.
Sang hai câu luận:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”.

Tú Xương không chỉ thương vợ mà dường như cịn cảm thơng đến tận cùng
tâm hồn bà Tú nên đã nói thành lời những suy nghĩ thầm lặng của bà. Vợ chồng là
cái duyên cái số, và cái phúc cái phần bao giờ cũng đi liền với nhau.
Bà Tú hiểu đựơc điều đó nên rất vui vẻ, sẵn sàng hy sinh tất cả vì chồng vì
con , câu thơ vừa bộ lộ sự cảm thơng vừa có sự ngợi ca về đức hạnh , công lao của

Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 11


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

bà Tú . Hiểu được điều đó, ta sẽ đọc hai câu thơ này với giọng điệu vui hơn, tự tin
hơn, nhẹ nhàng hơn.
Một duyên / hai nợ/ âu đành phân
Năm nắng /mười mưa/dám quản công
Đọc như thế sẽ tạo đựơc âm hưởng trử tình sâu lắng cho câu thơ.
Khép lại bài thơ là hai câu kết :
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như khơng.”
Hai câu này có điều đặc biệt là nếu ta ngắt nhịp sai sẽ hiểu sai ý nghĩa của câu
thơ. Bởi lẽ cụm từ “Cha mẹ thói đời” đây là một tiếng chửi đổng , một cách chửi
đời mà người xưa ở vùng Bắc bộ hay dùng.
Nếu giáo viên đọc 2/2/2 thì sẽ dẫn đến cáh hiểu hoàn toàn sai, học sinh sẽ cho
rằng Tú Xương oán trách cha mẹ và oán trách cuộc đời .
“Cha mẹ /thói đời/ăn ở bạc
Có chồng /hờ hững/cũng như khơng.”
Nếu ngắt : 2/2/3 cả hai câu thì ở câu cuối bà Tú là người “ hờ hững” với
chồng , với ông Tú chứ không phải ông Tú là ông chồng “hờ hừng”. Thật là một sự

nhầm lẫn đáng tiếc.
Ta cần phải hiểu được ý nghĩa sâu sắc của hai câu thơ kết bài là : ông Tú
mượn lời bà Tú đề nói về mình, để bộc lộ cảm hứng của mình khi nó đã trào dâng
đến tột cùng, vừa giận thân đã hờ hững không chia sẻ những gánh nặng cuộc đời
với vợ ,vừa thương vợ đến xót xa mà khơng biết làm sao để bày tỏ hết tình thương.
Ơng đã mượn lời để chửi những kẻ bạc bẽo, cũng chính là để bộc lộ sự cảm thơng
với vợ, mà vẫn có ý vị vui đùa hóm hỉnh . Hiều được như vậy ta mới đọc đúng hai
câu thơ.
“Cha mẹ thói đời /ăn ở bạc
Có chồng hờ hững / cũng như không .”
Cần nhấn giọng ở cụm từ “ Cha mẹ thói đời” đặc biệt là từ “ Cha mẹ “ bởi đây
là tiếng chửi . Ngắt nhịp đúng ,ngừng nghỉ ,nhấn gịong đúng chổ mới toát lên được
ý nghĩa câu thơ, mới thấu hiểu tấm lòng của Tú Xương đối với bà Tú chân thành
sâu nặng biết chừng nào.
Tóm lại, “Thương vợ “ là một bài thơ trữ tình xuất sắc, mặc dù sáng tác theo
thể thơ Đường luật nhưng Tú Xương đã có sự sáng tạo lớn : vận dụng ca dao tục
ngữ một cách tài tình, độc đáo đã tạo nên những câu thơ tuyệt hay, tạo nên âm
hưởng trầm lắng cho bài thơ và đã gây được ấn tượng cảm xúc sâu sắc đối với học
sinh . Cùng với giọng đọc tốt có tính sáng tạo của giáo viên chắc hẳn bài thơ sẽ
được ghi nhớ mãi trong tâm hồn các em .Với hình ảnh của một người phụ nữ chịu
thương chịu khó, giàu đức hy sinh sẽ được các em cảm phục và yêu mến.

Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 12


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

III . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI :

Sau nhiều năm giảng dạy Văn học với phương pháp đọc sáng tạo và do có khả
năng khá diễn cảm về chất giọng, tơi đã thu được những kết quả khả quan. Đó là
học sinh những lớp tơi dạy rất thích giờ Văn. Các em cịn phát biểu “chúng em rất
thích học văn và rất thích nghe cơ đọc thơ”. Nhiều em đã bắt chước, cố gắng rèn
luyện và đã có giọng đọc rất tốt. Đó chính là niềm vui là động lực thúc đẩy người
giáo viên phải ln tìm tịi sáng tạo trong giảng dạy. Giờ học Văn thực sự đã có
hiệu quả , thu hút được sự chú ý của học sinh .Các em đã không chán nản và thờ ơ
với môn học này như trước đây nữa. Từ chỗ yêu thích nên sự hiểu biết về Văn học
của học sinh cũng tăng lên và khả năng cảm thụ văn học , khả năng thực hành cũng
cao hơn và kết quả cuối năm của học sinh về môn Ngữ văn cũng đạt từ 85 % trên
TB.
Qua thực tế vận dụng tôi thấy đạt hiệu quả rõ rệt như mong muốn , học sinh
đã có hứng thú học mơn Ngữ văn hơn.
*Số liệu thống kê sau khi thực hiện chun đề.

Lớp
11A7

Giỏi
Số SL %
40
3
7.5

Khá
SL
%
15 37.5

TB

SL
%
18
45%

Yếu
SL %
4 10
%

Keùm
SL %
0
0

IV . KẾT LUẬN
Người ta thường bảo “Được học Văn là điều hạnh phúc, dạy Văn còn hạnh
phúc hơn nhiều”. Quả thật như vậy, dạy Văn và học Văn là một điều lý thú, nếu
như ta biết yêu thích nó , biết rung động trước những điều mà tác phẩm văn học
mang lại. Đúng là “chỉ có hiểu biết mới khơi gợi sự hiểu biết và chỉ có tình yêu
mới khơi gợi được tình yêu”. Muốn vậy người giáo viên cần phải phát huy hết mọi
khả năng của mình, phải vận dụng một cách linh họat và đầy đủ sáng tạo mọi
phương pháp. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu của GD –ĐT nhất là trong
giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. Phải làm cho văn học thực sự đi sâu vào tâm
hồn học sinh , tác động trực tiếp đến nhân cách và tâm hồn các em, in dấu ấn đậm
nét trong tâm hồn đọng lại trong trí nhớ con người là do được đọc, được học ,được
nghe trong thời cắp sách đến trường. Tấm bảng đen viên phấn trắng , cánh phượng
đỏ, tiếng ve kêu cùng với những vần thơ, những giong đọc truyền cảm, những lời
giảng ngọt ngào say sưa của thầy cơ vẫn cịn văng vẳng nhiều năm sau, vẫn cịn
rộn rã và khó phai mờ trong tâm khảm của mỗi người, dù họ đã trưởng thành, ở

đâu và làm gì đi nữa. Văn học trong nhà trường đã tác động vun xới và bồi đắp tâm
hồn cao đẹp, góp phần hình thành nhân cách cho người học sinh hồn thành quy
luật “mưa dầm thấm lâu”.
* Bài học kinh nghiệm: Qua thực tế vận dụng tôi thấy đạt hiệu quả rõ rệt
như mong muốn , học sinh đã có hứng thú học môn Ngữ văn hơn. Khi thực hiện
Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 13


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

phương pháp này cũng khơng tốn nhiều kinh phí. Đây là một phương pháp giáo
dục thích hợp với đặc trưng mơn học cũng như yêu cầu phát triển giáo dục hiện
nay của đất nước
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thực hiện và rút ra.
Chắc hẳn sẽ cịn nhiều thiếu sót. Kính mong Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng
chuyên môn và các giáo viên trong tổ, đóng góp ý kiến để tơi có những phương
pháp giảng dạy tốt nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy .
* Đề xuất:
Đồ dùng giảng dạy cho bộ môn Văn cịn ít, đặc biệt là phần nghe, nhìn,
phần tiểu sử tác giả dùng cho giáo viên tham khảo còn hạn chế nhất là các tác giả
nước ngoài. Rất mong cấp trên bổ sung những đồ dùng dạy học để môn Ngữ văn
đạt hiệu quả cao hơn.
* Khuyến nghị khả năng áp dụng
Khi thực hiện phương pháp này không tốn nhiều kinh phí. Đây là một
phương pháp giáo dục thích hợp với đặc trưng môn học cũng như yêu cầu phát
triển giáo dục hiện nay của đất nước.
Với đề tài này giáo viên có thể áp dụng khi giảng dạy tác phẩm thơ trong
chương trình THPT.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thực hiện và rút ra.
Chắc hẳn sẽ cịn nhiều thiếu sót. Kính mong q đồng nghiệp đóng góp ý kiến để
tơi và chúng ta có những phương pháp giảng dạy tốt nhằm đạt hiệu quả cao trong
giảng dạy.
Long Thành, ngày 17 tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Trịnh Thị Thu Trang

Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 14


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong tác phẩm thơ trữ tình bậc THPT”

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 10, 11,12 - Nhà xuất bản Đại
học quốc gia TP. Hồ Chí Minh- Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên)
Bồi dưỡng Ngữ văn 10, 11, 12- Nhà xuất bản giáo dục
Thiết kế ngữ văn 10, 11, 12 – Nhà xuất bản Hà Nội, Chủ biên : Nguyễn Văn
Đường.
Thể tài và tác gia Văn học Việt Nam trung đại
Sử dụng sách giáo khoa , sách giáo viên môn Ngữ văn ở Trường THPT - Nhà
xuất bản giáo dục.

Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang

Trang. 15




×